Luận văn Phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế đất nước, tiềm năng phát

triển kinh tế còn rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại trong và ngoài nước.

Thị trường xuất khẩu có nhiều tiềm năng phát triển. Số lượng doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng tăng. Nhưng chỉ số ít

doanh nghiệp có thể tiếp cận được với nguồn vốn tài trợ của ngân hàng. Do đó,

thiếu những điều kiện cần thiết để phát triển. Điều này đòi hỏi ngành tài chính,

ngân hàng cần phải có những nghiệp vụ mới đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

pdf84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4780 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t. Doanh số nghiệp vụ bao thanh toán của Đức chủ yếu xuất phát từ khách hàng ngành sản xuất (46%) và bán buôn (35%). - Kinh nghiệm thành công của Mỹ: Để tồn tại và phát triển, phải đáp ứng các yêu cầu của thị trường, do đó, nhiều công ty bao thanh toán của Mỹ cung cấp tất cả các nghiệp vụ truyền thống cũng như không truyền thống. Các dịch vụ truyền thống gồm: bao thanh toán, bảo đảm tín dụng, kế toán các khoản phải thu, dịch vụ nhờ thu, tài trợ trên cơ sở các khoản phải thu và kho thành phẩm. Các dịch vụ không truyền thống bao gồm: quản lý các khoản phải thu, bán buôn các khoản phải thu, bao thanh toán xuất / nhập khẩu, bảo đảm vốn lưu động xuất khẩu (đối với hàng sẽ được xuất khẩu), tài trợ các đơn mua hàng (purchase order financing), L/C. - Kinh nghiệm của Trung Quốc: 38 Nghiệp vụ bao thanh toán quốc tế được thực hiện trên cơ sở miễn truy đòi, trong khi bao thanh toán nội địa chủ yếu là có truy đòi. Các ngành thép, xe đạp, dệt may hiện đang là những khách hàng lớn nhất của nghiệp vụ bao thanh toán Trung Quốc. Các ngân hàng đang trăn trỡ để tìm ra một cách thức tốt nhất để phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trong mô hình tổ chức của mình. Theo ông Jiang Xu, Tổng giám đốc Bank Of China, cách thức tốt nhất có lẽ là một phòng bao thanh toán bán độc lập (semi-independent) trong ngân hàng hoặc một công ty con trực thuộc ngân hàng với điều kiện tiên quyết là có quyền độc lập tiến hành các hoạt động tiếp thị và công tác đánh giá tín dụng khách hàng. - Kinh nghiệm của Nga: Vào giữa những năm 1980, Ngân hàng Trung ương Soviet đã từng đưa nghiệp vụ bao thanh toán ra áp dụng để đẩy mạnh thanh toán nhưng không thành công. Năm 1998, một số ngân hàng có tiếng của Nga bước đầu thâm nhập thị trường này. Tuy nhiên họ đã thất bại vì hai lý do sau: (i) Các ngân hàng này đã coi nghiệp vụ bao thanh toán như một phương thức thay thế cho tín dụng thư hoặc một cơ chế tài trợ ngoại thương bất kỳ; (ii) Vào thời điểm đó, nền kinh tế Nga giữ chính sách đồng Rúp giá trị cao, khiến cho dầu khí là ngành duy nhất còn có thể chịu đựng được tỷ giá như vậy và duy trì xuất khẩu có lãi. Hiện nay, mặc dù bao thanh toán nhập khẩu có cơ hội phát triển nhưng các ngân hàng lại không dám chấp nhận một phương thức có vẻ kém phần đảm bảo hơn các phương thức truyền thống. - Kinh nghiệm của Ấn Độ: Đạo luật về nghiệp vụ bao thanh toán các khoản nợ theo hoá đơn thương mại và công nghiệp của Ấn Độ được ban hành, quy định quyền của đơn vị bao thanh toán là người được chuyển nhượng khoản nợ và được pháp luật bảo vệ. Các ngành 39 phụ tùng ô tô, hoá chất, giấy và bao bì, dệt may, thương mại, phần cứng máy tính, điện, điện tử… là khách hàng sử dụng nghiệp vụ bao thanh toán. Những nguyên nhân khiến cho nghiệp vụ bao thanh toán Ấn Độ chưa phát triển mạnh là: (i) Đơn vị bao thanh toán chưa tiếp cận được với bảo hiểm tín dụng để dựa vào đó cung cấp nghiệp vụ bao thanh toán miễn truy đòi cho khách hàng; (ii) Khuôn khổ luật Ấn Độ chưa buộc được người mua phải thanh toán tiền hàng cho công ty bao thanh toán; (iii) Các ngân hàng có thái độ coi các đơn vị bao thanh toán là đối thủ cạnh tranh của họ; (iv) Các đơn vị bao thanh toán phải vay vốn của ngân hàng để tài trợ nên chi phí nghiệp vụ bao thanh toán cao hơn phí các dịch vụ ngân hàng khác. - Kinh nghiệm của Nhật Bản: Nhiều năm nay, nghiệp vụ bao thanh toán ở Nhật Bản được coi là một sản phẩm cung cấp bởi các công ty con của các ngân hàng, hoạt động theo các quy định của luật pháp về ngân hàng. Qua những cuộc sáp nhập mới đây của các ngân hàng lớn ở Nhật Bản, các công ty bao thanh toán cũng được tái cơ cấu lại và sẽ trở nên tập trung hơn. Mỹ là thị trường bao thanh toán xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản (31%). Thị trường lớn nhất của các công ty bao thanh toán Nhật Bản ở Châu Á là Hàn Quốc (8%) và Đài Loan (4%). Sự chuyển đổi từ các điều kiện thanh toán thương mại trên cơ sở chứng từ truyền thống như L/C, D/A, D/P sang ghi sổ là một dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, Hiệp hội bao thanh toán Nhật Bản mới chỉ giới hạn ở chỗ trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, chứ chưa thực sự phát huy vai trò của nó. - Kinh nghiệm của Đài Loan: 40 Phương thức thanh toán ghi sổ trở nên phổ biến là tiền đề tốt để phát triển nghiệp vụ bao thanh toán. Đặc biệt với một vùng lãnh thổ chuyên xuất khẩu như Đài Loan, nghiệp vụ bao thanh toán quốc tế có điều kiện phát triển vững chắc. - Kinh nghiệm của Thái Lan: Nghiệp vụ bao thanh toán của Thái Lan được hỗ trợ bởi luật pháp sở tại. Nghiệp vụ này được điều chỉnh bởi Đạo luật Bao thanh toán (Factoring Bills), trong đó quy định cho phép thông báo về việc chuyển nhượng dưới bất kỳ hình thức nào thay cho quy định phải bằng văn bản như trước đây. Các đơn vị bao thanh toán cũng được tính phí như các tổ chức tài chính khác. Nghiệp vụ bao thanh toán Thái Lan phát triển một phần nhờ thái độ thận trọng của các ngân hàng trong nghiệp vụ cho vay. Doanh nghiệp quy mô vừa đã nhìn nhận bao thanh toán như một nguồn tài trợ linh hoạt. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu Thái Lan vẫn quen với phương thức tín dụng chứng từ truyền thống hơn. Từ những kinh nghiệm trên, chúng ta có thể tóm tắt thành những bài học kinh nghiệm sau cho sự phát triển nghiệp vụ bao thanh toán ở nước ta: - Bài học 1: Phải thực hiện tiếp thị để tất cả các thành phần trong nền kinh tế nhận thức được lợi ích của nghiệp vụ bao thanh toán. Phương thức thanh toán ghi sổ càng trở nên phổ biến thì nghiệp vụ này sẽ càng phát triển. - Bài học 2: Luật pháp cho phép chuyển nhượng nợ và người được chuyển nhượng nợ có quyền đối với tài sản phát mãi khi người chuyển nhượng nợ và con nợ bị phá sản. Ngoài ra, luật cần buộc người mua phải thanh toán tiền hàng cho công ty bao thanh toán, chứ không phải trực tiếp cho người bán. 41 - Bài học 3: Khi các ngân hàng quá cẩn trọng trong xét duyệt tín dụng hoặc thậm chí không cấp tín dụng cho một bộ phận nào đó của nền kinh tế thì đây là cơ hội tốt cho nghiệp vụ bao thanh toán phát triển. - Bài học 4: Các đơn vị bao thanh toán phải cung cấp đầy đủ các loại hình nghiệp vụ bao thanh toán để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - Bài học 5: Tư nhân có thể mở công ty bao thanh toán. Nghiệp vụ bao thanh toán không nhất thiết phải gắn với ngân hàng. Nếu ngân hàng mở một phòng bao thanh toán trong khuôn khổ tổ chức của mình thì phải tạo điều kiện cho phòng đó được độc lập về hoạt động tiếp thị và công tác đánh giá tín dụng khách hàng. - Bài học 6: Các đơn vị bao thanh toán phải thường xuyên nâng cao nghiệp vụ để tránh bị lừa. Không nên tách rời chức năng bảo hiểm hoặc tài trợ với chức năng theo dõi và thu nợ. - Bài học 7: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những khách hàng trọng tâm của nghiệp vụ bao thanh toán, trong khi vẫn phải quan tâm đến những doanh nghiệp có khối lượng hàng bán / xuất khẩu lớn. - Bài học 8: Các đơn vị bao thanh toán cần áp dụng triệt để công nghệ hiện đại để tăng khả năng cạnh tranh. E-invoice sẽ là tương lai của nghiệp vụ bao thanh toán. - Bài học 9: Cần có nguồn vốn như quỹ bảo hiểm tín dụng để hỗ trợ đơn vị bao thanh toán. - Bài học 10: Cần xây dựng Hiệp hội bao thanh toán quốc gia. 2.2 Thực trạng hoạt động nghiệp vụ bao thanh toán ở Việt Nam 2.2.1 Cơ sở pháp lý để thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam 42 Hiện nay, ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại và công ty tài chính có thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán chịu sự chi phối chủ yếu của các hệ thống văn bản sau: − Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997. − Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004. − Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001. − Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng số 127/2005/QĐ-NHHH ngày 3 tháng 2 năm 2005. − Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng số 1096/2004/QĐ- NHNN ngày 6 tháng 9 năm 2004. − Công văn số 676/NHNN-CSTT ngày 26 tháng 6 năm 2005 về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, ngoài quy chế hoạt động bao thanh toán thì các hệ thống văn bản khác chỉ quy định phạm vi, đối tượng, cách thức hoạt động chung cho các tổ chức tín dụng mà không đề cập cụ thể đến một loại hình nghiệp vụ cụ thể nào cả, đặc biệt là đối với nghiệp vụ bao thanh toán. 2.2.2 Khái quát về nghiệp vụ bao thanh toán ở Việt Nam theo Quyết định 1096 43 - Các hình thức bao thanh toán được phép: Bao thanh toán nội địa và bao thanh toán quốc tế. - Các loại hình bao thanh toán được phép: Bao thanh toán có truy đòi và bao thanh toán miễn truy đòi. - Phương thức bao thanh toán: Bao thanh toán từng lần; Bao thanh toán theo hạn mức và Đồng bao thanh toán (hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán cho một hợp đồng mua bán hàng, trong đó, một đơn vị bao thanh toán làm đầu mối thực hiện việc tổ chức đồng bao thanh toán). - Các tổ chức tín dụng được thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán gồm: Ngân hàng thương mại nhà nước; Ngân hàng thương mại cổ phần; Ngân hàng liên doanh; Ngân hàng 100% vốn nước ngoài; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Công ty tài chính. - Các khoản phải thu không được bao thanh toán: (i) Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hoá có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày; (ii) Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hoá bị pháp luật cấm; (iii) Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận bất hợp pháp; (iv) Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận có tranh chấp; (v) Phát sinh từ các hợp đồng bán hàng dưới hình thức ký gửi; (vi) Các khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp; (vii) Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng. - Bảo đảm cho nghiệp vụ bao thanh toán: Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thỏa thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho nghiệp vụ bao thanh toán. Các hình thức bảo đảm bao gồm: ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật. 44 2.3 Tình hình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Thực sự thì không phải đến thời điểm ban hành quy chế bao thanh toán chúng ta mới thực hiện nghiệp vụ này. Trên thực tế, năm 2001, ngân hàng Techcombank đã thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. Tuy nhiên, lúc đó, Techcombank chỉ thực hiện bao thanh toán cho duy nhất một doanh nghiệp đó là nhà sản xuất và xuất khẩu Foocosa và cũng chỉ giới hạn một mặt hàng duy nhất là mì tôm. Foocosa là doanh nghiệp xuất khẩu thường xuyên vào thị trường Nga. Đây có thể là một điều kiện tốt để Techcombank thực hiên thí điểm nghiệp vụ bao thanh toán. Vì Nga là nước có quan hệ thương mại với Việt Nam lâu dài. Các doanh nghiệp nhập khẩu Nga có uy tín lớn trong giới doanh nghiệp thế giới, và đặc biệt là có rất nhiều doanh nghiệp của người Việt Nam hoạt động trên đất Nga. Tuy nhiên, lúc đó, Techombank đã thực hiện nghiệp vụ này rất hạn chế. Techcombank chỉ thực hiện hình thức tài trợ truy đòi, hợp đồng tài trợ phải được tiến hành ba bên trên cơ sở hợp đồng ngoại thương. Ngoài ra, Techcombank chỉ mới áp dụng bao thanh toán trả ngay, thời hạn tài trợ giới hạn từ 30-45 ngày, bằng khoảng thời gian vận chuyển từ cảng Việt Nam sang Nga. Trong khi đó, lẽ ra, bao thanh toán phải là phương thức cho thanh toán trả chậm. Hơn nữa, phí bao thanh toán lại quá cao, khoảng 6-10% / năm. Tất cả những điều này đã làm cho doanh nghiệp không mấy mặn mà với nghiệp vụ bao thanh toán. Sau một thời gian thực hiện thì nghiệp vụ bao thanh toán đã không thể hiện được những ưu việt của nó mà ngược lại còn làm cho các doanh nghiệp chán nản, mất lòng tin. May thay, nhờ xu thế hội nhập nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính tín dụng nói riêng, đã khơi ngòi cho nghiệp vụ bao thanh toán phát triển. 45 Cho đến thời điểm hiện nay, đã có rất nhiều ngân hàng thương mại trong nước được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện cung cấp nghiệp vụ bao thanh toán, điển hình như các ngân hàng Ngoại Thương (VCB), Á Châu (ACB), Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIM Bank), Phương Đông (OCB), Nam Á, Việt Á… và Công ty tài chính dầu khí (PVFC). Ngoài ra, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng đã lần lượt được cấp giấy phép thực hiện nghiệp vụ này như như Citi Bank, Deusche Bank, HSBC, ANZ, FENB, UFJ Bank… Tuy đã được cấp giấy phép thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, thế nhưng, đa số các ngân hàng vẫn chưa chính thức triển khai nghiệp vụ này, hoặc nếu có cũng chỉ là những hoạt động cầm chừng và nặng về hình thức hơn là chất lượng dịch vụ. Cho đến nay, chỉ có một số tổ chức tín dụng trong nước tham gia vào mạng lưới bao thanh toán quốc tế. Còn doanh số giao dịch thì vẫn còn rất khiêm tốn, đối tượng khách hàng thì hạn chế trong phạm vi một số khách hàng quen thuộc. Thực trạng này là do còn tồn tại nhiều khó khăn và bất cập đã hạn chế sự phát triển của nghiệp vụ bao thanh toán trên thị trường tài chính Việt Nam. 2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 2.4.1 Thuận lợi - Bất cứ một sản phẩm nào ra đời cũng phải trãi qua quá trình nghiên cứu và vận dụng. Một sản phẩm áp dụng thành công khi nó thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng. Sản phẩm tài chính cũng thế, muốn tồn tại và phát triển, sản phẩm đó phải thật sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sử dụng. 46 Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế đất nước, tiềm năng phát triển kinh tế còn rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại trong và ngoài nước. Thị trường xuất khẩu có nhiều tiềm năng phát triển. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng tăng. Nhưng chỉ số ít doanh nghiệp có thể tiếp cận được với nguồn vốn tài trợ của ngân hàng. Do đó, thiếu những điều kiện cần thiết để phát triển. Điều này đòi hỏi ngành tài chính, ngân hàng cần phải có những nghiệp vụ mới đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. - Việc giao thương hàng hoá giữa các quốc gia cũng gặp không ít khó khăn về ngôn ngữ, văn hoá, tập quán kinh doanh… Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ đã bộc lộ dần những hạn chế riêng của nó. Nghiệp vụ bao thanh toán ra đời đã đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp. - Hành lang pháp lý: Cơ sở để nghiệp vụ bao thanh toán ra đời và hoạt động đã được quy định rõ ràng và cụ thể trong quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN đã tạo hành lang pháp lý đầu tiên điều chỉnh nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam. 2.4.2 Khó khăn 2.4.2.1 Vế quy chế áp dụng Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy chế 1096, nhưng nội dung của quy chế này còn quá chung chung. Quy chế chỉ đề cập đến những khái niệm, nguyên tắc, điều kiện thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán… mà không quy định cụ thể đến những trường hợp phát sinh thực tế. Cho đến nay vẫn chưa có những văn bản quy định cụ thể hay hướng dẫn thi hành quyết định này. Điều này đã dẫn đến nhiều hạn chế nhất định cho việc triển khai nghiêp vụ bao thanh toán ở nước ta. Cụ thể như: 47 + Các đơn vị bao thanh toán sẽ phải hạch toán kế toán cho nghiệp vụ này như thế nào khi chưa có văn bản hướng dẫn những chuẩn mực hạch toán kế toán chung cho nghiệp vụ bao thanh toán, làm cho các tổ chức tín dụng lúng túng trong cách thức thực hiện. Điều này dẫn đến kết quả là tuy cùng một bản chất sự việc nhưng cách phản ánh của các đơn vị trên sổ sách kế toán lại khác nhau. Từ đó, gây khó khăn cho các cơ quan ban ngành hữu quan trong việc kiểm soát nghiệp vụ bao thanh toán. + Quy định về các khoản phải thu phát sinh từ giao dịch, thỏa thuận đang có tranh chấp (khoản 3 điều 19 quy định các khoản phải thu không được bao thanh toán “phát sinh từ giao dịch thỏa thuận không có tranh chấp”). Theo điều khoản quy định này thì điều hiển nhiên là tổ chức bao thanh toán sẽ không chấp nhận thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán cho những khoản phải thu đang bị tranh chấp. Nhưng quy định lại không nêu rõ trường hợp: Nếu khoản phải thu này sau khi đã được ngân hàng tài trợ lại phát sinh tranh chấp khi đó ai sẽ là người chịu trách nhiệm rủi ro này. Đây là một trong những vấn đề gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng khi đưa nghiệp vụ bao thanh toán vào áp dụng. + Điều quan trọng nhất khi thực hiện sản phẩm bao thanh toán là phải xác định được “giá mua khoản phải thu”. Tuy nhiên, quy chế bao thanh toán hiện tại lại không đề cập vấn đề này. Khi không có văn bản hướng dẫn cụ thể thì các tổ chức tín dụng thực hiện bao thanh toán sẽ định giá mua các khoản phải thu hoàn toàn dựa trên tình hình thực tế và mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống. Nghĩa là các đơn vị bao thanh toán khác nhau sẽ định “giá mua các khoản phải thu” khác nhau trong cùng một giao dịch. Điều này sẽ hạn chế khả năng cung cấp vốn cho bên bán 48 hoạt động đồng thời cũng tạo nên sự không nhất quán trong tiến trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. 2.4.2.2 Về sản phẩm Nghiệp vụ bao thanh toán đã được các nước trên thế giới áp dụng khá lâu và chiếm doanh số rất lớn trong GDP. Nghiệp vụ này đã trở thành thói quen trong thanh toán của một số quốc gia trên thế giới. Đối với Việt Nam, nền kinh tế của chúng ta phát triển sau các quốc gia khác, một thời gian dài phải khôi phục nền kinh tế do chiến tranh. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của chúng ta đã có những khởi sắc với những bước tiến đáng kể. Nghiệp vụ bao thanh toán là một nghiệp vụ còn rất mới mẻ trong kinh doanh tài chính. Các tổ chức kinh tế và cá nhân thường chỉ biết đến ngân hàng qua các nghiệp vụ gởi tiền, chuyển tiền, cho vay, tín dụng chứng từ, nhờ thu… nhưng lại chưa được biết đến nghiệp vụ bao thanh toán là gì? Thậm chí là nhiều nhân viên làm việc trong hệ thống tài chính ngân hàng cũng chưa có nhận biết rõ về nghiệp vụ này. Đây thật sự là một khó khăn cho ngân hàng trong việc đưa nghiệp vụ bao thanh toán ra phục vụ khách hàng. Thị trường bao thanh toán đầy tiềm năng, nhưng người tiêu dùng chưa hiểu rõ về nghiệp vụ bao thanh toán là như thế nào. Liệu rằng nghiệp vụ tài chính này có được người tiêu dùng chấp nhận? 2.4.2.3 Về thông tin Hiện nay, đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều không công khai thông tin trong quá trình hoạt động. Chính thông tin không đầy đủ này đã gây khó khăn cho các ngân hàng cũng như chủ nợ khi đánh giá khách hàng. Điều này là một trong những rào cản trong việc phát triển nghiệp vụ bao thanh toán. 49 Song song với việc không công khai thông tin, doanh nghiệp Việt Nam còn chưa có thói quen thực hiện việc kiểm toán. Việc kiểm toán sẽ giúp các đơn vị bao thanh toán có cái nhìn xác đáng hơn về đơn vị được bao thanh toán, cũng như đánh giá đúng được khả năng thu hồi của khoản nợ. Chính khó khăn này đã góp phần hạn chế việc áp dụng nghiệp vụ bao thanh toán trong các ngân hàng thương mại. 2.4.2.4 Về quy mô ngân hàng Việc sử dụng nghiệp vụ bao thanh toán đòi hỏi tổ chức bao thanh toán phải nắm rõ được khách hàng cả người xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động xuyên biên giới nên rất khó cho đơn vị bao thanh toán thẩm định khách hàng. Đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, việc thẩm định khách hàng ngoài lãnh thổ là rất khó. Do đó, rủi ro khi cung ứng nghiệp vụ này của tổ chức bao thanh toán rất cao. Trong khi đó, hầu hết các ngân hàng nước ngoài đều có mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên các quốc gia, việc thẩm định khách hàng của họ sẽ ít gặp khó khăn hơn. Vì lý do này, ngay khi quyết định 1096 của Ngân hàng Nhà nước ra đời, ngay lập tức đã có nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài đưa vào sử dụng nghiệp vụ này. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam lại chưa quan tâm nhiều đến nghiệp vụ này. Về nguồn vốn để thực hiện: Tiềm lực về vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn yếu hơn rất nhiều so với hệ thống các ngân hàng nước ngoài. Vốn điều lệ của bốn ngân hàng thương mại Việt Nam lớn nhất tại thời điểm hiện nay cũng chỉ là: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 5.190 tỷ đồng; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển: 3.746,3 tỷ đồng; 50 Ngân hàng Ngoại Thương: 3.428,8 tỷ đồng; Ngân hàng Công thương: 2.940,5 tỷ đồng. 2.4.2.5 Về khả năng quản lý Nghiệp vụ bao thanh toán đã được các nước khác sử dụng rất nhiều, nhưng đối với chúng ta thì đây là một dịch vụ khá mới mẽ và do đó kinh nghiệm quản lý còn chưa có. Việc thiếu kinh nghiệm quản lý có thể sẽ gây thiệt hại cho quá trình hoạt động của ngân hàng và sẽ làm gia tăng rủi ro. 2.4.2.6 Về trình độ nhân viên Nhân viên là người trực tiếp thực hiện công việc liên quan từ khâu lựa chọn khách hàng, quyết định tài trợ rồi đến thu hồi nợ, là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Do đó, yêu cầu đối với một nhân viên thực hiện nghiệp vụ là phải hiểu biết và am tường về nghiệp vụ mà mình phụ trách. Tuy nhiên, hiện nay, do nghiệp vụ bao thanh toán còn khá mới mẽ, nên hầu hết các nhân viên trong ngân hàng đều hiểu rất ít hoặc còn rất mới lạ đối với nghiệp vụ bao thanh toán này. 2.5 Nghiên cứu điển hình thực trạng nghiệp vụ bao thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Trong các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam có tham gia thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán thì Á Châu được xem là ngân hàng có hoạt động khá nhất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf46770.pdf
Tài liệu liên quan