Sản phẩm thuỷ sản cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất, để tạo điều kiện tăng lợi nhuận và mở rộng qui mô sản xuất. Từ đó giải quyết được nhiều lao động. Hiện nay, tại Đà Nẵng lao động giản đơn thừa nhiều và thiếu nhiều lao động có trình độ. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuỷ sản Thành phố phải có những chính sách đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của xã hội nói chung và ngành thuỷ sản nói riêng
110 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2016 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển Xuất khẩu thủy sản ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững ý kiến đóng góp cùng Hiệp hội Thuỷ sản Việt Nam và nhận thông tin giải quyết vấn đề từ hiệp hội chung. Những vấn đề cần đề xuất hoặc cần giải quyết từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn, Hội chưa làm được. Hiệp hội thuỷ sản tại Đà Nẵng và các doanh nghiệp cần bàn luận và có hướng giải quyết để hướng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Đà Nẵng chuẩn bị hành trang bước thời kỳ mới hội nhập WTO.
2.1.3.4. Chủng loại hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu ở Đà Nẵng
* Sản phẩm tôm:
Trong cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, tôm ngày càng trở thành sản phẩm chủ lực. Do nhu cầu ngày càng tăng nhưng sản lượng đánh bắt ngày càng ít đi, chính vì vậy tôm nuôi ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổng lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu của Đà Nẵng. Năm 1998 sản lượng sản phẩm tôm xuất khẩu chiếm tỷ trọng 16,5% sản lượng, chiếm 35,8% giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Đến năm 2005, giá tôm giảm mạnh nhưng sản lượng tôm xuất khẩu trong năm vẫn tăng, đạt 3.275 tấn với giá trị 27,462 triệu USD, chiếm tỷ trọng 50,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố.
Bảng 2.8: Cơ cấu sản lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu TP Đà Nẵng
Đơn vị tính: Tấn
Mặt hàng
2003
2004
2005
SL
%
SL
%
SL
%
Tổng s.lượng
10.600
100
13.600
100
19.000
100
Tôm Đ.Lạnh
2.300
40
3.000
45,5
4.400
50,1
Nhuyển thểĐ.L
2.250
21,3
2.700
18,6
3.500
17,1
Cá Đ.LCác loại
3.650
18,7
4.000
15,3
5.200
14,1
H.khô các loại
950
12,8
1.500
10,2
2.000
9,1
s.p phối chế (Surimi)
600
3,1
900
3,4
1.200
3,4
Thuỷ sản khác
950
4,1
1.500
5,1
2.000
5,2
Giá trị xuất khẩu thuỷ sản thành phố Đà Nẵng (ĐVT: triệu USD)
2003
2004
2005
Tổng GTXK
39
48
66
Tôm Đ.L
15,6
18
25
Nhuyển thểĐ.L
8,3
11
15
CáĐ.L các loại
7,3
8
10,4
H.khô các loại
5
6
8
s.p phối chế (Surimi)
1,2
2
3
Thuỷ sản khác
1,6
3
4,6
Nguồn: Sở Thuỷ sản Nông - Lâm Đà Nẵng-2005.
* Sản phẩm cá:
Cá đông lạnh tuy có tăng về sản lượng nhưng tỷ trọng giá trị xuất khẩu của cá trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Thành phố có chiều hướng giảm dần từ 18,7% năm 2003 xuống còn 14,1% năm 2005.
* Nhuyễn thể:
Sản phẩm có thị trường tiêu thụ lớn, đặc biệt là thị trường Eu mặt hàng này có nhiều tiềm năng phát triển nhưng nguồn nguyên liệu hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên, nên mức tăng trưởng không cao. Nếu Nhà nước có chính sách quản lý chặt chẽ hạn chế được đánh bắt bừa bãi thì khả năng nhuyễn thể không bị cạn kiệt và phát triển mạnh.
* Sản phẩm hàng khô:
Mặt hàng khô là thế mạnh của Thành phố như: Cá Bò khô tẩm gia vị các loại, ruốc khô, mực khô, mực xà... ngày càng được nâng cao trong tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản, sự tăng nhanh về sản lượng và giá trị do hàm lượng công nghệ của sản phẩm được thay đổi theo qui trình hiện đại.Mặt hàng ăn liền, mặt hàng giá trị gia tăng, hàng IQF tăng trưởng cả về giá trị và số lượng lẫn chủng loại. Cơ cấu sản phẩm ngày càng cải thiện đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường (vừa tươi sống,an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn liền và tiện lợi)phù hợp với thị trường thế giới nhất là hai thị trường EU và Mỹ.
Qua tổng kết tình hình XKTS của các doanh nghiệp, cho thấy doanh nghiệp nào quan tâm đầu tư đúng mức về thiết bị và đi dúng qui trình từ khâu thu mua nguyên liệu, chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là qui trình HACCP, tiến dần đến ISO 9000, đều có sản lượng và giá trị xuất khẩu tăng nhanh, thị trường được mở rộng và thị phần được nâng lên.Cụ thể như Công Ty Thuỷ sản Thương Mại Thuận Phước, Xí nghiệp chế biến thuỷ dặc sản số 10,Công Ty chế biến xuất khẩu thuỷ sản Thọ Quang thuộc Seaprodex Đà Nẵng
2.1.4. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Đà Nẵng
Thị trường xuất khẩu thuỷ sản Đà Nẵng ngày càng được mở rộng, và nay đã có mặt trên 20 quốc gia. Việc mở rộng thị trường đã giảm phần lệ thuộc vào các thị trường truyền thống và hạn chế việc rủi ro do sự biến động thị trường hải sản của các nước, cũng như sức ép từ chính sách giá bảo hộ mậu dịch tự do cạnh tranh của một số nước đưa ra gần đây.
Thị trường thuỷ sản Đà Nẵng chuyển biến theo hướng tích cực, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh ngày càng được nâng cao, đãxâm nhập vào được các thị trường khó tính như: EU, Mỹ. Hàng thuỷ sản Đà Nẵng chủ yếu xuất sang Nhật (đây là thị trường truyền thống của Việt Nam nói chung và của Đà Nẵng nói riêng) chiếm 49,5% tổng giá trị xuất khẩu trong năm 1998 và đến năm 2002 giảm xuống còn 48.5% bên cạnh đó thị trường Mỹ: sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu tăng từ 4,3% năm 1998 lên 21,8% năm 2002. Điều này chứng tỏ Đà Nẵng ngày càng cố gắng đưa sản phẩm thuỷ sản ngày càng tiến sâu vào thị trường Mỹ khó tính nhưng đầy tiềm năng này với những sản phẩm chất lượng cao, chủng loại phong phú, đa dạng
Bảng 2.9: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của thành phố Đà Nẵng
Đơn vị tính:1.000 USD
Thị
Trường
2000
2001
2002
2003
2004
2005
GT
%
GT
%
GT
%
GT
%
GT
%
GT
%
1. Nhật
14.794
50,1
1.516
49,5
16.572
48,5
16.995
45,2
18.955
44,6
20.437
42,4
2. EU
2.451
8,3
2.921
9,2
3.246
9,5
4.136
11,0
5.653
13,3
6.025
12,5
3. Mỹ
4.784
16,2
66
19,4
7.449
21,8
8.535
22,7
8.976
21,1
10.007
22,2
4.T.Quốc
4.443
15,0
4.540
14,3
4.374
12,8
4.362
11,6
4.888
11,5
5.639
11,7
5.ASEAN
207
0,7
318
1,0
478
1,4
978
2,6
1.360
3,2
1.687
3,5
5.TTkhác
2.864
9,7
2.095
6,6
2.324
6,8
2.594
6,9
3.102
7,3
3.711
7,7
Tổng
29.530
100
31.750
100
34.170
100
37.600
100
42.500
100
48.200
100
Nguồn: Sở Thuỷ sản Nông - Lâm Đà Nẵng-2005.
2.1.4.1. Thị trường EU
Là thị trường lớn có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản đa dạng có chất lượng và tiêu chí đầu tiên phải đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm cao, chất lượng được kiểm tra nghiêm ngặt, nhất là dư lượng kháng sinh. Là thị trường khó tính luôn yêu cầu công nghệ chế biến rất cao, mức tiêu thụ bình quân đầu người vào những năm cao nhất là 80kg/người /năm. Bình quân nhập khẩu mỗi năm là 2.745.000tấn sản phẩm thuỷ sản các loại.Hiện nay là một thị trường lớn của các nhà xuất khẩu Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Tính đến 2006 đã có 6/10 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Thành phố đã được thanh tra thú y EU cấp giấy phép vào thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản qua các năm tăng về giá trị từ 3,246 triệu USD năm 2002 lên đến 6,025 triệu USD năm 2005.
2.1.4.2. Thị trường Mỹ
Đây là thị trường lớn nhất thế giới về tiêu thụ thuỷ sản. Là thị trường đầy tiềm năng, với sức mua lớn, giá cả tương đối cao và ổn định so với các thị trường khác, có xu hướng tăng dần so với mặt hàng tôm sú cở lớn (16-20 pound trở lên). Hàng thuỷ sản vào thị trường Mỹ so với thị trường Nhật giá cao hơn và tăng nhanh. Năm 2002 chiếm 21,8% tổng giá trị thuỷ sản xuất khẩu (7,449 triệu USD) đến năm 2005 đạt được 22,2% về tỷ trọng tương ứng với 10,007 triệu USD về giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Thành phố vào thị trường này.
2.1.4.3. Thị trường Nhật
Đây là thị trường truyền thống của Thành phố Đà Nẵng. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực năm 1997, mức tiêu thụ hàng thuỷ sản trên đầu người Nhật có sự giảm sút, người dân có hướng chuyển sang tiêu thụ sản phẩm có giá trị thấp hơn nhưng phải đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, Nhà nước tăng thuế nhập khẩu với các quốc gia xuất khẩu hàng thuỷ sản vào Nhật. So với năm 1998 thì năm 1999 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật có tăng nhưng thấp và giảm dần vào những năm sau, đến năm 2002 giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tuy có cao về số lượng nhưng về tỷ trọng lại bị giảm xuống còn 48,5% và năm 2005 giảm 42,4%. Những sản phẩm tiêu thụ chính mà Đà Nẵng xuất khẩu vào thị trường Nhật gồm: Tôm đông lạnh các loại, hàng tươi sống, hàng khô các loại và cá ngừ đại dương.
2.1.4.4. Thị trường Hàn Quốc
Những sản phẩm hải sản khô các loại như cá bò khô, mực khô, cá cơm mờm, ruốc khô... được người tiêu dùng Hàn Quốc rất thích. Hàng năm Đà Nẵng xuất vào thị trường này giá trị từ 2 - 3 triệu USD.
2.1.4.5. Thị trường Trung quốc
Tuy thị trường lớn và dễ tính nhưng hàng thuỷ sản nước ta vào thị trường này còn rất ít, chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Hiện nay quan hệ thương mại và thanh toán quốc tế giữa hai nước còn gặp nhiều khó khăn, hàng thuỷ sản chủ yếu đi bằng đường tiểu ngạch, qua biên giới và bán buôn với các tỉnh Đông Nam còn các tỉnh phía Đông Bắc Trung Quốc hàng thuỷ sản nước ta còn rất ít.Các loại sản phẩm chủ yếu Mực khô đen (Mực Xà) và các loại nguyên liệu tươi sống dưới dạng ướp đá. Riêng thị trường Tây Nam Trung Quốc xa biển và mức thu nhập còn thấp, dân số đông, đây cũng là thị trường đầy tiềm năng mà chúng ta chưa khai thác triệt để, sản phẩm thị trường này tiêu thụ là các mặt hàng khô và các loại cá nỗi nhỏ ở Miền Trung trong đó có Đà Nẵng.
2.1.4.6. Thị trường Đông Nam á
Thị trường này chủ yếu nhập sản phẩm tươi sống sơ chế hoặc nguyên liệu thô, giá trị trên một đơn vị sản phẩm rất thấp, thị trường này thu hút khá lớn nguồn nguyên liệu có chất lượng sản phẩm không khắt khe, phù hợp với vùng nguyên liệu miền Trung và của Đà Nẵng. Thị trường này mua nguyên liệu thô và chế biến cùng cạnh tranh xuất khẩu đi các nước trên thế giới. Hiện nay giá trị xuất khẩu vào thị trường này chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 1% giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Thành phố.
2.1.4.7.Thị trường khác
Các thị trường mà các doanh nghiệp đang chuẩn bị để hướng tới trong tương lai như: Trung Đông, Nga, Đông Âu, và châu Phi... Các sản Phẩm cá nỗi như cá trích, cá nục, cá khô, và một số loài cá đóng hộp rất thuận lợi vào thị trường châu Phi đầy tiềm năng với nhu cầu rất lớn hàng năm khoảng 800.000 tấn, nhưng là thị trường thuỷ sản ít tiền.
Phương thức xuất khẩu thuỷ sản của Đà Nẵng:
Có nhiều hình thức XKTS, các doanh nghiệp tại Đà Nẵng sử dụng các hình thức xuất khẩu như sau:
+ Các doanh nghiệp chủ động sản xuất các sản phẩm tuỳ theo khả năng sản xuất của doanh nghiệp (đòi hỏi phải mạnh về tài chính), sau đó qua giao dịch và chào hàng tuỳ theo khách hàng nước ngoài yêu cầu số lượng hàng, chủng loại... Hình thức này doanh nghiệp tuy chủ động về mặt tổ chức sản xuất lợi nhuận cao nhưng ngược lại tồn kho lớn.Tại Đà Nẵng những doanh nghiệp sử dụng hình thức này như: Công ty thuỷ sản thương Mại Thuận Phước, Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Miền Trung (đây là những doanh nghiệp nhà nước tồn tại trên 20 năm, đầy đủ kinh nghiệm và bản lĩnh xử lý các tình huống giữa các đối tác kinh tế nước ngoài buôn bán thuỷ sản với Đà Nẵng).
Bên cạnh đó, một số đối tác nước ngoài chủ động qua giao dịch, đàm phám, tiến hành mua hàng và các hợp đồng được ký. Tuy nhiên, với một số kinh nghiệm buôn bán với đối tác nước ngoài đã giúp cho các doanh nghiệp Đà Nẵng luôn chủ động trong giao dịch, buôn bán và giới thiệu sản phẩm hải sản của doanh nghiệp mình.
+ Bán sản phẩm theo hợp đồng gia công:
Hình thức này là các doanh nghiệp ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài với các điều khoản đã ký,và doanh nghiệp tổ chức thu mua nguyên liệu để chế biến hoặc thu gom sản phẩm từ các đơn vị sản xuất chế biến khác cùng sản xuất mặt hàng như doanh nghiệp mình.Sao cho đúng số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng.
Phương thức kinh doanh này thường bị động cho nhà sản xuất do ảnh hưởng của mùa vụ, thời tiết, điều kiện giá cả và thị trường, đồng thời điều kiện đặt hàng lại khắc khe nên chi phí thu mua cao, lợi nhuận không cao. Phương thức này thường các doanh nghiệp nhỏ như: Công ty TNHH Đại Thuận, Hải Vy, Bắc Đẩu, Nhật Hoàng...
+ Bán lại hoặc uỷ thác xuất khẩu:
Hiện nay có một số doanh nghiệp chưa có code vào thị trường EU hoặc vào thị trường Mỹ nên có sự liên kết chào hàng giữa các doanh nghiệp, hỗ trợ nhau để xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản, đồng thời một số doanh nghiệp nhỏ chưa đủ sức đứng ra đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng kinh tế hoặc chưa đủ sức để mở rộng xuất khẩu nên phải xuất uỷ thác.
+ Xuất khẩu tại chỗ:
Là hình thức cung cấp hàng cho các đối tượng người nước ngoài đang sinh sống tại Đà Nẵng, cho khách du lịch quốc tế... phương thức này hàng chưa ra khỏi biên giới nhưng ý nghĩa kinh tế nó tương tự như hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu tại chổ sẽ giảm được nhiều chi phí như giao dịch, đóng gói, cước vận chuyển, bảo quản...thời gian thu hồi vốn nhanh và mang hiệu quả cao.
+ Tái xuất khẩu:
Do nhu cầu lượng hàng thuỷ sản lớn các doanh nghiệp không đủ đáp ứng cho thị trường, do thiên tai, hoặc do hiệu quả nhập khẩu hàng thô thuỷ sản của nước ngoài về chế biến hiệu quả hơn hay do chính sách ưu đãi của Nhà nước nên các doanh nghiệp tạm nhập hàng thuỷ sản ở các nước về chế biến lại và xuất khẩu, nhiều lý do để các doanh nghiệp nhập khẩu hàng.
Kết quả hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Đà Nẵng:
Xuất khẩu thuỷ sản đạt được những thành tựu lớn. Tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản thời kỳ 2001-2005 là 454,071 triệu USD, so với tổng giá trị xuất khẩu của toàn Thành phố là: 1.400,432 triệu USD, chiếm tỷ lệ 32,42%, với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm:10,41% [23].
- Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản
Bảng 2.10: Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản qua các năm của TP Đà Nẵng
Đơn vị tính: 1000 USD
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
1Tổngkimngạch XKTP
235.326
249.030
260.824
309.824
346.009
2.Kim ngạch XKTS
85.000
87.389
88.639
93.100
99.943
- Doanh ngiệp TW
46.460
46.121
44.270
43.459
44.963
- Doanh ngiệp ĐP
31.750
34.170
34.170
42.520
47.460
-Doanh ngiệp VĐTNN
5.640
6.768
6.869
7.120
7.520
Tỷ trọng XKTS trong cơ cấu KNXH thành phố
36,12
35,09
33,98
30,01
28,89
Nguồn: Sở Thuỷ sản Nông - Lâm Đà Nẵng-2005.
Qua bảng 2.10 trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm giá trị năm sau cao hơn năm trước.Tuy nhiên về tỷ trọng thì có phần giảm, do Thành phố đang mở rộng và khuyến khích đầu tư nhiều ngành nghề phát triển và kim ngạch của Thành phố cũng tăng dần đều. Chứng tỏ Đà Nẵng đầu tư đúng hướng và đang phát huy tốt vai trò xuất khẩu. Sự giảm dần tỷ trọng Thuỷ sản tăng tỷ trọng trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, nhiều khu vực đã phát triển mạnh các ngành công nghiệp nhẹ phục vụ cho xuất khẩu thu hút nhiều lao động như dệt may, giày da, hàng thủ công mỹ nghệ... Có thể nói, hoạt động xuất khẩu đang được coi là giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Thuỷ sản luôn chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu của Thành phố và một trong những mũi nhọn chủ lực đóng một vai trò quan trọng của nguồn thu ngoại tệ rất lớn và tạo công ăn việc làm cho ngưòi lao động đồng thời góp phần thay đổi trang thiết bị công nghệ cho Ngành hải sản trên địa bàn Đà Nẵng.
- Hiệu quả kinh tế - xã hội:
Hiệu quả từ xuất khẩu thuỷ sản được tính bằng các hình thức như sau:
* Về lợi ích tài chính: Doanh số ngành ngày một tăng dần đảm bảo được hiệu quả kinh doanh (lấy thu bù chi có lợi nhuận thực), ngành thuỷ sản ngày càng mở rộng về chiều rộng lẫn chiều sâu, và doanh nghiệp ngày càng đầu tư thay đổi công nghệ từ đánh bắt cho đến nuôi trồng và chế biến. Người công nhân hoạt động trong ngành thuỷ sản cuộc sống ngày được cải thiện. Mức thu nhập mỗi người lao động ngành thuỷ sản cao hơn một số ngành khác. Đóng góp một phần đảm bảo nguồn ngoại tệ cho chính phủ trong chi tiêu Nhà nước.
* Về lợi ích xã hội: Giúp cho các doanh nghiệp dần tiếp cận thương mại ngoại thương và hiểu được luật hoạt động ngoại thương thế giới và tầm nhìn ngày càng mở rộng, nâng cao năng lực trang thiết bị công nghệ cho các doanh nghiệp, ngày càng nhiều sản phẩm giá trị gia tăng trong sản lượng hàng xuất khẩu. Nâng cao trình độ kiến thức cho người lao động bắt kịp kiến thức trong khu vực và thế giới, tạo công ăn việc làm cho ngưòi lao động, mức sống ngày càng cao, đóng góp rất tích cực đối với công tác xã hội nhất là chương trình xoá đói giảm nghèo.
* Lợi ích về đối ngoại: Xuất khẩu là bước đi đầu tiên của quan hệ kinh tế giữa các nước, là cầu nối của các mối quan hệ về sau. XKTS đã quan hệ buôn bán từ rất lâu với quốc tế tạo tiền đề cho những quan hệ xuất khẩu cho những thành phần kinh tế khác và các mặt hàng xuất khẩu khác. Nâng cao vị thế Quốc gia trên thương trường thế giới, làm ấm lên các mối quan hệ khác giữa hai quốc gia, hiểu biết về nhau nhiều hơn đồng thời tương hỗ nhau khi có những sự kiện xãy ra và các vụ kiện đều được quốc tế hoá hạn chế phần cá lớn nuốt cá bé.
- Công ăn việc làm cho người lao động:
Sản phẩm thuỷ sản cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất, để tạo điều kiện tăng lợi nhuận và mở rộng qui mô sản xuất. Từ đó giải quyết được nhiều lao động. Hiện nay, tại Đà Nẵng lao động giản đơn thừa nhiều và thiếu nhiều lao động có trình độ. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuỷ sản Thành phố phải có những chính sách đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của xã hội nói chung và ngành thuỷ sản nói riêng.
Nộp ngân sách nhà nước:
Ngành thuỷ sản không những góp phần tạo việc làm cho người lao động mà một trong những ngành góp phần đáng kể trong việc nộp ngân sách cho Nhà nước thông qua các khoản thuế, và tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển....
Dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ở Đà Nẵng:
Hiện nay có nhiều doanh nghiệp đề nghị nhà nước cung cấp đầy đủ thông tin cho họ. Thực ra các doanh nghiệp cần kết quả phân tích thông tin. Doanh nghiệp rất ít khi hỏi thuế nhập khẩu vào thị trường này là bao nhiêu, giá tôm là bao nhiêu...,các câu hỏi của doanh nghiệp thường xuyên đặt ra là nên chọn giống nào, nên đầu tư vào mặt hàng thủy sản gì...thị trường nào? liệu sản phẩm này tiêu thụ tốt hay xấu tại thị trường đó...
Trong hoàn cảnh dịch vụ phân tích thị trường và tư vấn cho các doanh nghiệp chưa phát triển, Nhà nước có thể làm thay để đáp ứng nhu cầu bức xúc của các doanh nghiệp.Tuy nhiên việc làm thay đó không thể kéo dài bởi sẽ gây tâm lý ỷ lại của phía doanh nghiệp, tư duy thụ động chờ đợi thị trường, chờ đợi khách hàng ngày càng phát triển.
Hiện nay, Đà Nẵng đã và đang có chủ trương mạnh, tập trung hỗ trợ công tác xuất khẩu được nhanh, gọn, và kịp thời, từ khâu thủ tục, ngân hàng, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, vận chuyển, thương mại và các dịch vụ khác.
Bưu chính viễn thông: thường xuyên nhận thông tin và trả lời thông tin cho các doanh nghiệp về thị trường, giá cả, khách hàng kể cả tỷ giá và từng loại hàng... đó là sự phối kết hợp giữa các bên liên quan tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp xuất khẩủ tránh rủi ro vì thiếu thông tin.
Ngân hàng: nếu doanh nghiệp đủ mọi điều kiện, có nhu cầu vay, hoặc thuê vốn thì ngân hàng phải sớm xác định và hỗ trợ cho các doanh nghiệp kịp thời được vay vốn đồng thời những ngân hàng mà doanh nghiệp xác định mở và thanh toán L/C qua ngân hàng đó phải nhanh chóng giúp đỡ, phục vụ, tránh gây khó khăn với các doanh nghiệp
Bảo hiểm: Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử khuyến khích mở rộng việc dùng các loại thẻ điện tử (Visa Card, MASTER card...)và các loại dịch vụ bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu. Kể cả loại hình mua bảo hiểm cho người nuôi trồng thuỷ sản rất dễ rủi ro nhưng từng bước khắc phục khó khăn tạo điều kiện cho người nuôi được mua bảo hiểm.
Mở rộng kho bãi chứa hàng, trang bị các phương tịên bốc dỡ hiện đại công suất lớn, nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý, theo dõi hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Xây dựng mức giá hợp lý như cước phí qua cảng, kho bãi, cước phí vận tải. Hình thành kho ngoại quan phục vụ cho hàng hoá trung chuyển, quá cảnh,tạm nhập- tái xuất...
2.2. Đánh giá chung về xuất khẩu thuỷ sản Đà Nẵng từ năm 2000 đến nay
Đà Nẵng có một vị trí kinh tế, xã hội quốc phòng quan trọng của khu vực Miền Trung, có điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế văn hoá với các địa phương trong nước và quốc tế. Trong những năm qua lãnh đạo Thành phố và ngành thuỷ sản đã tập trung đầu tư nhiều cho ngành thuỷ sản. Đây là chủ trương đúng đắn. Đội tàu đánh bắt thuỷ sản ngày càng phát triển nhanh không những về số lượng mà còn cả về chất lượng cho sự đầu tư kỹ thuật khai thác và trang thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. Nghề nuôi trồng thuỷ sản đã có nhiều tiến bộ, đã nâng cao công nghệ và phát triển rộng hướng nuôi các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, đồng thời phương thức nuôi đã chuyển mạnh từ nuôi cổ truyền sang nuôi công nghiệp hiện đại nghĩa là từ nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến sang nuôi bán thâm canh và thâm canh, hạn chế lệ thuộc vào thiên nhiên, đảm bảo nguồn hàng cho sản xuất chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu, góp phần vào mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế chung của Thành phố. Song song với đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản thì công nghệ chế biến thuỷ sản của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng được đầu tư mới, cải tiến kỹ thuật đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho thị trường trong nước và xuất khẩu trong những năm qua. Từng bước Thuỷ sản Đà Nẵng đã nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế về chất lượng và giá cả.
2.2.1. Thành công và bài học kinh nghiệm
Qua thực tiễn xuất khẩu thuỷ sản tại Thành phố Đà Nẵng, có thể thấy được những thành công của ngành thuỷ sản Thành phố như sau:
Nhận thức được tầm quan trọng công tác xuất khẩu trong đó xuất khẩu thuỷ sản là một trong những vai trò chủ lực, đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế được tham gia đầu tư và phát triển ngành, sớm định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Qui hoạch phát triển các vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm
Tăng cường hướng dẫn ngư dân ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất, sử dụng thức ăn công nghiệp để tăng chất lượng và rút ngắn thời gian nuôi, tạo ra nguyên liệu sạch, hạn chế tác động nuôi trồng và phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, từng bước áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật nuôi các loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao.
Tư vấn, đầu tư cho các doanh nghiệp về thiết bị công nghệ và cải tiến những thiết bị sẵn có, nhằm nâng cao năng xuất chế biến, nâng dần cấp độ hàng xuất khẩu từ sơ chế sang tinh chế, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hệ thống quản lý chất lượng (ISO, HACCP...) đăng ký nhãn hiệu cho hàng hoá thuỷ sản để có cơ hội xâm nhập vào các thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng. khai thác các thị trường dễ tính của các nước trong khu vực để xuất khẩu thẳng hàng hoá thuỷ sản tươi sống nhằm tiêu thụ hết sản phẩm cho ngư dân.
Đóng góp vào ngân sách nhà nước góp phần đẩy mạnh các ngành kinh tế và dịch vụ khác phát triển, đồng thời góp phần đáng kể vào việc hoàn thành cơ bản các mục tiêu kinh tế xã hội của Thành phố, tạo nhiều việc làm, kích thích GDP tăng trưởng ổn định và góp phần hoàn thiện một số chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước.
Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, không chỉ ở thị trường Châu á mà đã xâm nhập được vào các thị trường lớn như: EU, Mỹ, Trung Quốc,...Trong thời gian chuẩn bị gia nhập WTO các doanh nghiệp đã có cơ hội và thời gian học hỏi kinh nghiệm về giao dịch, thương mại, luật quốc tế, như vậy sẽ hạn chế được những sai sót trong kinh doanh trên thương trường quốc tế khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 7/11/2006.
Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn:
+ Lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng cần dựa vào chủ trương chính sách của Nhà nước sớm đơn giản hoá các hệ thống văn bản pháp lý có liên quan đến xuất khẩu thuỷ sản đồng thời sớm ban hành những chủ trương chính sách ưu tiên và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản.
+ Nội lực và tiềm năng về con người rất quan trọng. Thành phố đưa ra những chủ trương chính sách đổi mới nhằm kích thích, khơi dậy tính sáng tạo, thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển và tăng thu nhập cho dân cư, tích luỹ sản xuất, nâng cao chất lượng và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu.
Thành phố hỗ trợ các doanh nghiệp mở lớp đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, trình độ tay nghề cho người lao động và mở cửa đón các nhà khoa học... về với Thành phố.
Cần khuyến khích và huy động nguồn vốn từ trong dân và đội ngũ Việt Kiều, đồng thời đây là cầu nối với các doanh nghiệp nước ngoài sớm tham gia đầu tư và mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường.
+ Về phía doanh nghiệp cần tham gia nhiều các chương trình xúc tiến thương mại, quảng cáo sản phẩm, đăng ký thương hiệu. giữ gìn và bảo vệ uy tín coi trọng chất lượng sản phẩm.
+ Nguồn nguyên liệu thuỷ sản ngày càng cạn kiệt nên Thành phố phải có chính sách quản lý nghiêm cấm không cho đánh bắt bừa bãi và có chương trình hỗ trợ cho ngư dân sớm đầu tư mới các công nghệ đánh bắt xa bờ, bên cạnh đó hướng dẫn cho ngư dân phương pháp kỹ thuật quản lý nguyên liệu một cách đồng bộ từ bảo quản sau thu hoạch vận chuyển, chế biến, tiêu thụ.
Thành phố cần đề nghị cấp trên quan tâm và có chương trình trợ cấp, trợ giá, lập quĩ hỗ trợ và thành lập các trung tâm giới thiệu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tại nước ngoài.
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
+ Qui mô xuất khẩu thuỷ sản còn nhỏ, độ tăng trưởng chưa cao, hiệu quả chưa đạt được mục tiêu đề ra (tăn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van Thac si - in ngay 06-12-06-2.doc
- bia.doc