MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 3
1. Lý do chọn đề tài . 3
2. Lịch sử vấn đề . 4
3. Mục đích nghiên cứu . 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 7
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn . 7
6. Phạm vi nghiên cứu của luận văn . 7
7. Phương pháp nghiên cứu . 7
8. Bố cục của luận văn . 8
Chương I . 9
CƠ SƠ ̉ LI ́ LUÂ ̣ N . 9
Chương 2 . 32
PHÉP LẶP TỪ VỰNG VÀ LẶP NGỮ PHÁP TRONG THƠ HỮU THỈNH . 32
2.1. Lí thuyết về hiện tượng lặp. 32
2.1.1. Hiện tượng lặp . 32
2.1.2. Phép lặp từ vựng . 34
2.1.3. Phép lặp ngữ pháp . 39
2.2. Đôi nét về ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh . 41
2.3. Kết quả khảo sát và thống kê phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh . 44
2.3.1. Kết quả phép lặp từ vựng trong thơ Hữu Thỉnh . 44
2.3.2. Kết quả phép lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh . 57
2.4. Tiểu kết . 60
Chương 3 . 62
GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA PHÉP LẶP TỪ VỰNG VÀ LẶP NGỮ
PHÁP TRONG THƠ HỮU THỈNH . 62
3.1. Giá trị nghệ thuật của phép lặp từ vựng trong thơ Hữu Thỉnh . 62
3.1.1. Lặp từ vựng góp phần tạo nên giá trị nhận thức . 62
3.1.2. Lặp từ vựng góp phần tạo nên giá trị miêu tả . 72
3.1.3. Lặp từ vựng tạo giá trị biểu cảm . 74
3.1.4. Lặp từ vựng góp phần tạo nên nhạc điệu cho thơ . 77
3.1.5. Lặp từ ngữ góp phần tạo nên giá trị liên kết. 79
3.2. Giá trị nghệ thuật của phép lặp ngữ pháp . 86
3.2.1. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên tính nhạc cho thơ . 86
3.2.2. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên giá trị nhận thức . 90
3.2.3. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên giá trị miêu tả . 97
3.2.4. Lặp ngữ pháp tạo giá trị biểu cảm. 100
3.2.5. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên giá trị liên kết . 102
3.3. Tiểu kết . 107
PHẦN KẾT LUẬN .
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 110
113 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5055 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu, đáng lẽ ra thường viết dài để giãi bày
được nhiều song Hữu Thỉnh cũng sử dụng ngôn từ rất ngắn gọn:
“Chúng ta buồn cũng vì nhau
Trời thấy vậy cho mùa xuân trở lại”
Nói đến ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh không thể không nhắc đến những vần
thơ tình chan chứa cảm xúc nhưng lại chất chứa chuyện nhân tình thế thái:
“Trái đất chẳng rộng đâu
Ta hoang dại, dƣới mặt trời
Lấy tình yêu làm mái nhà che chở”
Hay:
“Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồn một chút đã cô đơn”
Hữu Thỉnh vẫn tiếp tục con đường thơ của mình bằng một bản lĩnh sống
và một bản lĩnh sáng tạo. Chính vì thế, nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
nghệ thuật tạo hình, sử dụng ngôn ngữ, và tài cấu trúc bài thơ của tác giả. Con
đường thơ của Hữu Thỉnh chắc chắn sẽ vẫn còn tiếp tục, bởi khi suy nghĩ về
thơ tác giả có bộc bạch: “Tôi rất tin: Thơ là kinh nghiệm sống”.
2.3. Kết quả khảo sát và thống kê phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp
trong thơ Hữu Thỉnh
2.3.1. Kết quả khảo sát phép lặp từ vựng trong thơ Hữu Thỉnh
2.3.1.1. Lặp từ
Như đã trình bày ở cơ sở lí luận hiện tượng lặp từ vựng được các tác giả
phân loại khác nhau bởi họ nhìn nó ở các góc độ khác nhau. Trong đề tài này
để hướng tới tính liên kết của văn bản chúng tôi tiến hành khảo sát theo tiêu
chí của Trần Ngọc Thêm:
- Tiêu chí cấu tạo ngữ pháp
- Tiêu chí về vị trí của yếu tố lặp
Căn cứ vào cấu tạo ngữ pháp của yếu tố lặp, chúng tôi phân loại, thống
kê hiện tượng lặp trong thơ Hữu Thỉnh thành 2 loại: lặp từ và lặp ngữ. Số liệu
cụ thể được thống kê qua bảng dưới đây:
Phân loại Lặp từ Lặp ngữ Tổng
Số phiếu 225 152 377
Tỉ lệ % 59,7% 40,3% 100%
Lặp từ
Căn cứ vào đặc điểm ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của từ chúng tôi tiếp
tục phân chia hiện tượng lặp từ thành các tiểu loại sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
- Lặp danh từ
Danh từ là những từ gọi tên sự vật, sự việc. Sự vật có thể là người hoặc
các sự vật hiện tượng trong tự nhiên.
Chúng tôi nhận thấy lặp danh từ là một hiện tượng phổ biến trong thơ
Hữu Thỉnh. Số lượng chứa lặp danh từ là 107/225 lần chiếm 47,6%
Ví dụ:
“Anh giở bức hình chụp những năm còn trẻ
Anh ngó ngơ nhƣ một kẻ xa lạ”
(Một lần lỡ hẹn)
Ví dụ:
“Ƣớc gì gửi cát cho em nhỉ
Để cát mang về những dấu chân
Những đêm xô cát đi tuần đảo
Gió cát lùa ngang trắng áo quần”
(Gửi từ đảo nhỏ)
- Lặp động từ.
Động từ là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ hoạt động, trạng thái của
người, của vật hay sự việc.
Trong thơ Hữu Thỉnh sau danh từ thì lặp động từ được sử dụng với số
lượng lớn thứ hai: 35/225 lần chiếm 15,5%
Ví dụ:
“anh tôi mất sau loạt bom tọa độ
mất chỉ còn cách nƣớc một vài gang”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
(Phan Thiết có anh tôi)
Ví dụ:
“các chiến sĩ quen nghĩ bằng trận đánh
quen hi sinh, quen đột biến từng giờ
họ làm nên những chiến trƣờng giông bão”
(Xuân 1975)
- Lặp tính từ
Tính từ là những thực từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự việc.
Theo thống kê số phiếu thu được của hiện tượng lặp tính từ khiêm tốn chỉ
có 6/225 lần chiếm 2,6%.
Ví dụ:
“Đƣờng ngổn ngang đƣờng đất còn cháy khét
Cây mát cho ngƣời , ngƣời mát cho nhau”
(Tiếng hát trong rừng)
- Lặp phó từ
Phó từ là hư từ, hầu như không có ý nghĩa từ vựng cụ thể. Chúng thường
diễn đạt các ý nghĩa phạm trù, ý nghĩa thời thể, ý nghĩa mức độ, ý nghĩa số
lượng…
Chúng tôi thống kê có 19/225 lần lặp chiếm 8,4%.
Ví dụ:
“suối cứ âm thầm nuôi lớn biển
cứ âm thầm chảy xiết với thời gian”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
(Khúc một: Bàn đạp)
Ví dụ:
“đời vật vờ trôi nổi
những nén nhang, những mâm bông mâm trái
nƣớc lã đổ đi, nƣớc lã lại đem thờ”
(Chương 5: Tự do)
- Lặp kết từ
Kết từ là những hư từ cú pháp chuyên dùng để nối kết các từ, các câu và
biểu hiện mối quan hệ ngữ pháp giữa các thành phần được nối kết ấy.
Trong thơ Hữu Thỉnh chúng tôi thống kê có 15/225 lần lặp, chiếm 6,6%.
Ví dụ:
“Tôi với chiến sĩ xe tăng cầu Chaki tắm mát
Một số anh thì đuổi nhau trên cát
Một số anh thì đổ dế hái hoa”
(Sau trận đánh)
Ví dụ:
“cánh lính trẻ lại tha hồ đƣợc dịp
tƣởng tƣợng bằng cái vốn mang theo
tất cả bắt đầu bằng nhịp chèo cắt nƣớc
đồng chí quê mạn ngƣợc
quả quyết ngƣời lái đò có vạt áo chàm tƣơi”
(Chuyến đò đêm giáp ranh)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
- Lặp trợ từ
Trợ từ là những từ có mặt trong câu để nhấn mạnh hay biểu lộ tình cảm,
cảm xúc cho người nói.
Qua quá trình khảo sát chúng tôi thống kê có 9/225 hiện tượng lặp sử
dụng kết từ chiếm 4,0%.
Ví dụ:
“những chiếc xe tăng đòi anh nguyên vẹn
những vết thƣơng đòi anh lành lặn”
(Một lần lỡ hẹn)
Ví dụ:
“mang thơm nức những triền sông cây quả
đến những đảo xa
những quả trứng giập giờn giữa sóng
những nhớ thƣơng không ở ngoài tầm”
(Hồi âm)
- Lặp số từ
Số từ là những từ biểu thị ý nghĩa số. Xét theo đối tượng phản ánh trong
nhận thức và tư duy, ý nghĩa số vừa có tính chất thực (khái niệm số thường
gắn với khái niệm thực), vừa có tính chất hư (không tồn tai như những thực
thể hay quá trình)
Kết quả khảo sát có 9/225 lần lặp số từ, chiếm 4,0%.
Ví dụ:
“Tƣ lệnh đạp rừng cho lái xe nhận hƣớng”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
hai vết thương vì rừng, ba vết thương vì pháo
trong cái đêm mở đƣờng máu phá kìm”
(Một lần lỡ hẹn)
Bảng 2: Kết quả tổng hợp hiện tượng lặp từ trong tập thơ
“Từ chiến hào tới thành phố ” của Hữu Thỉnh
Tiểu
loại
Lặp
danh
từ
Lặp
động
từ
Lặp
tính
từ
Lặp
đại từ
Lặp
phó
từ
Lặp
kết từ
Lặp
số từ
Lặp
trợ
từ
Tổng
số
Số
lần
lặp
107 35 6 25 19 15 9 9 225
Tỉ lệ
%
47,6% 15,5% 2,6% 11,1% 8,4% 6,6 4,0% 4,0% 100%
2.3.1.2. Lặp ngữ
Ngữ là tổ hợp các từ kết hợp với nhau theo một qui tắc ngữ pháp nhất
định trong đó có một thành tố chính gọi là thành tố trung tâm. Có một hay
nhiều thành tố phụ đứng quanh trung tâm để bổ nghĩa cho thành tố trung tâm.
Thành tố trung tâm thuộc loại nào thì ngữ mang loại từ đó.
Lặp ngữ có 152/377 lần lặp ngữ, chiếm 40,3%. Trong thơ Hữu Thỉnh ngữ
danh từ và ngữ động từ chiếm tỉ lệ lớn còn các từ loại khác chiếm tỉ lệ ít hơn
nên chúng tôi không đưa vào bảng thống kê.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Có hai kiểu mô hình lặp ngữ là: lặp hoàn toàn và lặp bộ phận. Song trong
thơ Hữu Thỉnh chủ yếu là lặp hoàn toàn.
Xét về cấu tạo của ngữ, chúng tôi thống kê được 152/377 số lượng phiếu
có chứa lặp ngữ. Trong đó ngữ danh từ 80/152 lần, chiếm 52,6% và ngữ động
từ là 72/152 lần chiếm 47,4%
Lặp ngữ danh từ.
Ngữ danh từ là một tổ hợp từ trong đó có danh từ là từ trung tâm
Ví dụ:
“Nhạc làm trong rừng em hát giữa Trƣờng Sơn
Người sốt rét hát cho người sốt rét
Cây mát cho ngƣời ngƣời mát cho nhau”
(Tiếng hát trong rừng)
Trong ví dụ trên ngữ danh từ là “ngƣời sốt rét” được lặp lại hoàn toàn
một lần.
Ngữ động từ
Ngữ động từ gồm có một bộ phận trung tâm do động từ đảm nhiệm và
các thành tố phụ.
Ví dụ:
“Tôi thấy rõ nhân dân lẫn vào cây chàm cây đƣớc
nhân dân tự do
triệu bàn tay dằng dịt ôm bờ
ghì lấy từng con tôm con tép
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
ghì lấy dấu chân ai khỏa thƣợng nguồn”
(Hồi âm)
Ví dụ:
“Em ở đâu cây thƣa và bến rộng
Rƣợu nào cho người nhớ, áo nào cho người xa”
(Trở lại mùa xuân)
Bảng 3: Bảng tổng kết hiện tượng lặp ngữ trong tập thơ
“Đường tới thành phố ” của Hữu Thỉnh
Tiểu loại Lặp ngữ danh từ Lặp ngữ động từ Tổng số
Số lần lặp 80 72 152
Tỷ lệ (%) 52,6% 47,4% 100%
2.3.1.3. Căn cứ vào vị trí của các yếu tố lặp, chúng tôi chia lặp từ ngữ
trong thơ Hữu Thỉnh thành:
- Lặp nối tiếp
- Lặp cách quãng
- Lặp vòng tròn
- Lặp đầu - cuối
- Lặp đầu
- Lặp cuối
Lặp nối tiếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Là hiện tượng lặp mà yếu tố lặp đứng cạnh kề với yếu tố được lặp. Lặp
nối tiếp có thể xảy ra ở những từ gần kề nhau trong phạm vi câu hoặc ngoài
phạm vi câu.
Hiện tượng lặp nối tiếp xảy ra không nhiều lắm trong thơ Hữu Thỉnh có
15/282 chiếm 5,3%.
Ví dụ:
“tiếng bền bỉ xa vào ai tát nƣớc
tiếng đều đều đâu đang kéo sa
tiếng giục giã, tiếng cồn cào nóng bỏng
nhƣng không phải tiếng em, không phải tiếng em mà”
(Khúc ba: Thần tốc)
Trong ví dụ trên cụm từ “không phải tiếng em” được lặp lại và đứng liền
kề nhau.
Lặp cách quãng
Lặp cách quãng là hiện tượng lặp mà yếu tố lặp đứng cạnh yếu tố được
lặp một hoặc một số đơn vị ngôn ngữ.
Đây là một hiện tượng phổ biến trong tác phẩm với 181/282 lần lặp,
chiếm 64,2%.
Lặp cách quãng có thể diễn ra ở phạm vi trong câu, tức là các yếu tố lặp
nằm cạnh nhau một khoảng đơn vị ngôn ngữ ở trong câu. Tổ hợp các yếu tố
được lặp lại và các đơn vị ngôn ngữ tạo nên khoảng cách giữa các yếu tố.
Chính điều này tạo nên cấu trúc của một đoạn thơ.
Ví dụ:
“chào ngọn lửa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
xòe bàn tay lạnh cóng
chúng tôi hơ
chúng tôi sƣởi một chặng đƣờng bất tận
ngày mai lại nhớ về nơi này
lại nhớ nhau
ngƣời còn
ngƣời mất
lại nhớ mình
có lúc
ngồi thảnh thơi nhƣng chẳng bận điều gì”
(Những người mới đến)
Trong ví dụ trên cụm từ được lặp lại là “lại nhớ” và lặp cách quãng trên
một đoạn thơ.
Mặt khác, lặp cách quãng cũng diễn ra ở trong phạm vi ngoài câu, nghĩa
là các yếu tố nằm trong những đoạn tách biệt nhưng có quan hệ với nhau. Các
yếu tố lặp có thể ở đầu đoạn thơ, giữa đoạn hay cuối đoạn nhưng nhất thiết
yếu tố lặp phải được giãn cách bằng một số câu thơ nhất định.
Ví dụ:
“…Sƣ đoàn 18 đƣợc tâng bốc tận mây
Vì nó cần đi làm bia Xuân Lộc
Xuân Lộc
Tôi gọi những căn nhà trơ trọi hàng hiên
Xiêu vẹo đỡ một hoàng hôn rách rƣới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
………………………………………
Xuân lộc
tôi gọi những cánh rừng cao su
rừng cao su bật gốc
chân nhang la liệt đất
kẻ thù từ đó hiện ra”
(Khúc ba: Thần tốc)
Ở ví dụ trên từ “Xuân Lộc” được lặp lại trong phạm vi ngoài đoạn thơ.
Bên cạnh hai trường hợp trên, cũng có tường hợp sử dụng cả lặp cách
quãng trong phạm vi câu và lặp cánh quãng ngoài phạm vi câu.
“ngày mai chúng ta đánh trận cuối cùng
một nửa nhân dân ngày mai ta nhận mặt
nhân dân trở về từ bên kia mặt trăng
lại vằng vặc những bến bờ thƣơng nhớ
………………………………………….
ngày mai chúng mình tiến vào thành phố
đêm nay mẹ lại nhắc chúng mình đây”
(Tờ lịch cuối cùng)
Lặp vòng tròn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
Là dạng lặp có giá trị tu từ lớn. Nó thể hiện ở chỗ chữ cuối của câu trước
lặp lại ở chữ đầu của câu sau (còn gọi là lặp cuối - đầu) và cứ thế làm cho câu
văn liền nhau tạo tính nhịp nhàng.
Qua khảo sát chúng tôi thống kê có 17/282 lần lặp vòng tròn chiếm
6,02%
Ví dụ:
“Xuân Lộc
tôi gọi những cánh rừng cao su
rừng cao su bật gốc
chân nhang la liệt đất
kẻ thù từ đó hiện ra”
(Khúc ba: thần tốc)
Ở ví dụ trên cụm từ “rừng cao su” ở cuối của câu trên được lặp lại ở đầu
câu thơ dưới tạo nên sự nhịp nhàng và nhấn mạnh vấn đề được nói tới.
- Lặp đầu cuối
Là dạng lặp mà yếu tố được lặp đứng ở đầu câu còn yếu tố lặp đứng ở
cuối câu
Chúng tôi thống kê có 13/282 lần lặp lặp đầu cuối chiếm 4,6%.
Ví dụ:
“em cứ tô đậm nữa đi em
tô thật đậm để nhận ra đất nƣớc
hiện ra ngày chúng ta hằng mong ƣớc”
(Tờ lịch cuối cùng)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
Ở ví dụ trên từ “em ” ở đầu câu được lặp lại ở cuối câu để nhấn mạnh.
- Lặp đầu
Là việc lặp lại một vài yếu tố ở đầu câu trong một số câu tiếp theo
Ví dụ:
“chị đợi chờ quay mặt vào đêm”
hai mươi năm mong trời chóng tối
hai mươi năm cơm phần để nguội”
(Tờ lịch cuối cùng)
Qua khảo sát chúng tôi thống kê có 45/282 lần lặp đầu chiếm 16,0%.
- Lặp cuối
Là việc lặp lại một vài yếu tố ở cuối câu trong một số câu tiếp theo
Qua khảo sát chúng tôi thống kê có 11/282 lần lặp cuối chiếm 3,9%.
Ví dụ:
“ngƣời thâm trầm như đêm
Ngƣời tinh nhạy như đêm”
(Khúc một: bàn đạp)
Ở ví dụ trên từ “nhƣ đêm” ở đầu câu được lặp lại ở cuối câu
Bảng 4: Kết quả tổng kết phép lặp từ vựng căn cứ vào vị trí của các yếu
tố lặp trong tập thơ “Đường tới thành phố” của Hữu Thỉnh.
Phân
loại
Lặp
nối tiếp
Lặp
cách
quãng
Lặp
vòng
tròn
Lặp
đầu
cuối
Lặp
đầu
Lặp cuối Tổng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Số
phiếu
15 181 17 13 45 11 282
Tỉ lệ% 5,3% 64,2% 6,02% 4,6% 16,0% 3,9% 100%
2.3.2. Kết quả phép lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh
So với lặp từ vựng thì lặp ngữ pháp được sử dụng ít hơn trong thơ Hữu
Thỉnh. Chúng tôi thống kê có 108/767 lần sử dụng lặp ngữ pháp chiếm
14,08%.
Tùy theo mức độ lặp cấu trúc ở kết ngôn so với cấu trúc ở chủ ngôn mà
chúng ta chia lặp ngữ pháp thành 4 kiểu loại sau: lặp đủ, lặp thừa, lặp thiếu,
lặp cấu trúc.
- Lặp đủ
Là toàn bộ cấu trúc của chủ ngôn với đầy đủ thành phần của nó được lặp
lại hoàn toàn ở kết ngôn.
Lặp đủ trong thơ Hữu Thỉnh chiếm tỉ lệ cao nhất có 65/103 lần chiếm
63,1%
Ví dụ:
“hạt thóc nhằn ấm cả đêm suông
đất rừng mênh mông
đất núi mênh mông
đất nhiều thế mà hiếm hoi hạt thóc”
(Thứ hoa đẹp nhất)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
Ở đoạn thơ trên cấu trúc ở câu thứ (2) và (3) được lặp lại hoàn toàn giống
nhau (A là B)
Dưới đây là một ví dụ tương tự.
Ví dụ:
“ta nhìn lên trời, trời dậy ta khát khao
ta đi trong rừng, rừng nuôi ta dài rộng
mẹ dõi theo ta thức khuya dậy sớm
nắm cơm chiến hào xúc động quá, sao mai”
(Đêm chuẩn bị)
Trong hai ví dụ vừa dẫn, cấu trúc cú pháp của chủ ngôn là A là B được
lặp lại hoàn toàn ở kết ngôn.
- Lặp thiếu
Là cấu trúc của chủ ngôn chỉ có một bộ phận trong kết ngôn.
Lặp thiếu là một tiểu loại của lặp ngữ pháp được sử dụng ít nhất trong
các tiểu loại của lặp ngữ pháp mà chúng tôi khảo sát. Lặp thiếu chỉ xuất hiện
7/103 lần chiếm 6,8% tổng số lần lặp ngữ pháp.
Ví dụ:
“chúng tôi còn biết xoay sở ra sao
gạo chỉ mang đủ mười ngày còn dành mang súng
còn mang thuốc
còn mang nhau”
(Những người mới đến)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
Trong ví dụ này, các câu còn lại liên kết với những câu trên bằng phép
lặp thiếu.
- Lặp thừa
Là ngoài cấu trúc của chủ ngôn, trong kết ngôn còn chứa thêm một bộ
phận nào đó mà chủ ngôn không có.
Qua khảo sát chúng tôi thấy lặp thừa có 11/103 lần lặp chiếm 10,7%.
Ví dụ:
“Sao đếm đƣợc các trung đoàn hành quân, trung đoàn tăng gia, trung
đoàn vây lấn, trung đoàn luồn sâu vu hồi đánh úp, xẻ kẻ thù trong thế cài
răng lƣợc khắp Tây Nguyên”.
(Văn xuôi một người lính)
- Lặp khác:
Là cấu trúc của chủ ngôn chỉ có một bộ phận được lặp lại trong kết
ngôn.
Qua khảo sát chúng tôi thống kê 20/103 lần lặp khác, chiếm 19,4%.
Ví dụ:
“địch kinh hoàng nguy hiểm cũng nhiều hơn
cửa mở
đồng đội qua đi để tới chiến công mình
trận đánh qua đi thành bản tin giờ chót”
(Khúc 2: Mở cửa)
Trên đây là toàn bộ kết quả khảo sát mà chúng tôi thu được về hiện tượng
lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh. Chúng tôi sẽ cố gắng thu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
thập và tiến hành phân loại, miêu tả về từng hiện tượng lặp để làm nền tảng
cho phần sau của luận văn.
Bảng 5: Kết quả tổng kết phép lặp ngữ pháp trong tập
thơ “Đường tới thành phố” của Hữu Thỉnh.
Tổng số Phép đủ Phép Thiếu Phép thừa Phép khác Tổng
Số phiếu 65 7 11 20 103
Tỉ lệ% 63,1 6,8 10,7 19,41 100%
2.4.Tiểu kết
Mặc dù sự thống kê chỉ dừng lại trong tập thơ “Từ chiến hào tới thành
phố” song bước đầu đã cho ta cái nhìn tổng quát về phép lặp từ vựng và lặp
ngữ pháp được Hữu Thỉnh sử dụng trong thơ của mình.
Kết quả khảo sát cho thấy số lượng của phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp
mà Hữu Thỉnh sử dụng là:
Lặp từ vựng: 659/762 lần
Lặp ngữ pháp: 103/762 lần
Có thể thấy lặp từ vựng chiếm một số lượng cao so với lặp ngữ pháp.
Trong lặp từ vựng, tác giả sử dụng lặp từ vựng dưới nhiều hình thức song
chủ yếu là kiểu lặp cách quãng, lặp đầu và lặp từ. Còn lặp vòng tròn, lặp đầu
cuối và lặp ngữ chiếm một tỉ lệ nhỏ hơn. Và phần lớn ở khối lượng thực từ
với tần số cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
Đối với phép lặp ngữ pháp, tác giả sử dụng lặp đủ với số lượng nhiều
nhất. Còn lặp thiếu, lặp thừa, lặp khác sử dụng với tần số rất thấp. Tuy nhiên,
lặp ngữ pháp vẫn tạo nên sự liên kết và giá trị ngữ nghĩa riêng biệt.
Ở chương sau, chúng tôi sẽ phân tích, miêu tả để chỉ ra những giá trị
nghệ thuật mà phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp mang lại trong thơ Hữu
Thỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
Chƣơng 3
GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA PHÉP
LẶP TỪ VỰNG VÀ LẶP NGỮ PHÁP TRONG THƠ HỮU THỈNH
3.1. Giá trị nghệ thuật của phép lặp từ vựng trong thơ Hữu Thỉnh
3.1.1. Lặp từ vựng góp phần tạo nên giá trị nhận thức
Theo Từ điển tiếng Việt thì nhận thức là “quá trình hoặc kết quả phản
ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết thế
giới khách quan”. Vậy giá trị nhận thức là những giá trị đem lại cho con
người sự hiểu biết.
Đọc thơ Hữu Thỉnh đem đến cho ta những giá trị nhận thức. Đó chính là
cuộc chiến tranh tàn khốc của dân tộc. Nó đem đến cho người đọc những cảm
xúc lớn về Tổ quốc, về nhân dân với biết bao người con đi suốt qua mọi máu
lửa và hy sinh. Không chỉ có vậy nhà thơ còn đưa người đọc đến với những
cảm xúc những tình cảm sâu kín trong lòng mà lâu nay ta không nhận ra… có
thể nói lặp từ ngữ đã góp phần không nhỏ vào việc đem lại cho người đọc
những nhận thức, những hiểu biết về cuộc sống của những người lính những
năm chiến tranh trong thơ Hữu Thỉnh.
- Lặp từ vựng góp phần duy trì chủ đề cho văn bản
Ví dụ:
“Mưa rào rào bong bóng nở đầy sân
Trời nhƣ bông đen nƣớc tràn qua mặt
Sấm làm nhịp cho đôi chân nhảy nhót
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
Kì lƣng nhau rúc rích đùa vui
Mưa râm ran nhƣ bản nhạc không lời
Mưa mát lịm thấm sâu vào da thịt
Mảnh bom vãi mưa cuốn phăng
Nòng pháo vắt nhƣ một thân măng.”
(Tắm mưa)
“Mƣa” chính là khách thể mà nhà thơ muốn tập trung miêu tả. Từ “Mưa”
được nhắc lại 4 lần và mỗi lần tác giả miêu tả với một hành động và tính chất
cụ thể. Chính sự lặp lại từ “mưa” kết hợp với từ chỉ rõ tính chất, mức độ
“mƣa rào rào” “mƣa râm ran” “mƣa mát lịm” “mƣa cuốn phăng” đã làm
tăng sức gợi tả. Cách lặp này làm cấp độ mong mưa của người lính thay đổi ở
rất nhiều cung bậc. Từ việc khắc họa đặc điểm, tính chất của hiện tượng thiên
nhiên xuyên suốt bài thơ tác giả đã giúp người đọc nhận ra niềm vui hân
hoan tuy không lâu nhưng nó đã làm cho những người lính có thêm nghị lực
cho cuộc chiến tranh trường kỳ còn ở phía trước.
Ví dụ:
“xin mẹ lại cho con bắt đầu đi gánh nƣớc
gánh bao nhiêu trong mát để dành
xin mẹ lại cho con nấu bữa cơm mà không cần giấu khói
để con đƣợc cảm ơn ngọn lửa nhà ta
ngọn lửa biết thay con tìm lời an ủi mẹ”
(Ngôi nhà của mẹ)
Đoạn thơ ngắn nhưng có bốn lần lặp danh từ “con” và 3 lần lặp danh từ
“mẹ” chiếm một tỉ lệ khá nhiều. Xuyên suốt đoạn thơ là hình ảnh của mẹ và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
con với những công việc rất thường ngày: đi gánh nƣớc, nấu bữa cơm không
cần giấu khói, ngọn lửa… Nhưng đó không phải là sự lặp lại một cách nhàm
chán, mà đó chính là dụng ý của tác giả. Chính điều này đã xóa đi cảm giác
mông lung, mơ hồ ở người đọc. Từng chữ, từng câu liên tiếp đều xuất hiện từ
lặp lại đã góp phần làm sáng tỏ cho bài thơ, tạo ra sự rành mạch và thống
nhất cho chủ đề bài thơ.
- Lặp từ vựng có tác dụng nhấn mạnh ý cần diễn đạt.
Chúng ta đều biết lặp từ ngữ có cơ sở tâm lý: cái kích thích nếu xuất hiện
nhiều lần sẽ có khả năng gây sự chú ý cho nên lặp từ vựng không phải là sự
lặp lại không có chủ ý. Trong thơ Hữu Thỉnh, mỗi bài thơ có một chủ đề, một
nội dung khác nhau, nếu nhà thơ có ý định muốn nhấn mạnh vào một vấn đề
nào đó thì việc lặp từ ngữ góp phần hỗ trợ đặc biệt cho điều đó.
+ Lặp từ ngữ nhấn mạnh cảm xúc, hành động đồng nhất.
VÍ dụ:
“chúng con thèm nghe Bác nói một câu
giữa bến nhà rồng mênh mông trời nƣớc
thèm nghe thơ, thèm đôi tay bắt nhịp
để vui hết những gì ta có đƣợc hôm nay.”
(Tự do)
Nếu như việc lặp danh từ hoặc lặp đại từ nhằm nhấn mạnh vào đối tượng
thì lặp động từ nhằm nhấn mạnh vào cảm xúc, hành động của nhân vật. Với
việc lặp lại 2 lần ngữ động từ “thèm nghe ” đã tác dụng xoáy sâu vào nhận
thức, tư tưởng, tình cảm của người đọc. Tác giả không muốn chỉ mình ông mà
còn muốn cả bạn đọc cũng cảm nhận được những gì mà bản thân ông chứng
kiến và cảm nhận. Việc lặp lại từ ngữ đã giúp Hữu Thỉnh làm được điều đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
Ví dụ:
“em làm anh bận rộn ngày ngày
em làm anh nóng nực ngày ngày
anh chia ca nhận phần nƣớc hiếm hoi
để em thấm vào anh khúc ngọt ngào chia sẻ
em làm anh tơ non
em làm anh mạnh mẽ
cứ vẫy vùng nhƣ đảo của ta”
(Hồi âm)
Xét ví dụ trên thấy bốn lần lặp lại từ ngữ động từ “ em làm”, trước một
chủ thể là “anh” đã có tác dụng nhấn mạnh hành động đồng nhất do một đối
tượng gây ra. Mỗi lần ngữ động từ đó được nhắc lại là một lần cảm xúc của
“anh” được thay đổi. Có thể thấy việc lặp lại các động từ đôi khi khiến cho
người đọc phải rùng mình lên bởi những tác dụng ghê gớm của nó.
+ Lặp từ vựng nhấn mạnh chủ thể hành động.
Ví dụ:
“chúng chồng tiền một cái đầu đảng viên
chúng chuốc rƣợu cho một thẳng phản bội
chúng phục kích ngoài mí vƣờn
chúng rình rập sau một đôi kiếng mát
thằng Đại Việt, lũ hội đồng
cắt máu ăn thề trên lá cờ ba sọc
với cộng sản thì phải bừa tận gốc”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
(Khúc 1: Bàn đạp)
Ở ví dụ trên đại từ “chúng” làm thành phần chủ ngữ được lặp lại bốn lần.
Sự lặp lại này nhằm nhấn mạnh, khẳng định đối tượng, chủ thể được nói đến
trong câu thơ. Khi lặp đại từ tác giả cho các từ được lặp đứng đầu câu để nhấn
mạnh đối tượng mà mình muốn miêu tả. Sau mỗi lần đối tượng được lặp lại
đó là những hành động cụ thể: “chồng tiền” “chuốc rƣợu” “phục kích” “rình
rập”. Quả thực sự lặp lại này đã xóa đi sự mông lung, mơ hồ ở người đọc.
Chúng ta dễ dàng nhận ra rất nhiều khó khăn, gian khổ mà ta phải đối mặt với
kẻ thù. Chúng luôn muốn tiêu diệt sạch những người cộng sản yêu nước của
ta. Vì vậy mà nhân dân nói chung và những người cộng sản nói riêng phải
luôn cảnh giác với mọi âm mưu và hành động của bọn chúng.
Ví dụ:
“Tôi xin làm cỏ ru anh
trồng câu ơn nghĩa xung quanh hồn ngƣời
tôi ru nhe bớt mƣa rơi
sƣơng tan sơm sớm nắng trời rộ mau”
(Đất ru)
Cuộc chiến tranh qua đi và bao nhiêu người đã ngã xuống. Và như nhà
thơ Quang Dũng nói thì đó là họ đã trở về với “đất mẹ”. Ở khổ thơ trên nhà
thơ đã nhân hoá hình ảnh của đất bằng cách lặp lại 2 lần “tôi” như để nói về
tình cảm của “đất mẹ” dành cho anh. Vì thế mà việc miêu tả được toàn diện,
ý của câu được tô đậm và khẳng định.
+ Lặp từ vựng có ý nghĩa trình bày, liệt kê đối tƣợng mà phát ngôn muốn
diễn đạt.
Ví dụ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
“Nhân dân chia mình ra các đảo
làm vệ tinh
yêu da diết những con tàu
nhân dân có tên là Bình, là Nghĩa, là Tỏ, là Thu
là xạ thủ trung liên
là báo vụ viên
là phấn khí tài, là Quỳnh quản lí
đã tới đảo bằng mũi tàu truy quét
dựng lên đảo pháo đài mắt thức
yêu đảo bằng cánh tay dài rộng đất liền”
( Hồi âm)
Đoạn thơ ngắn nhưng có tới 7 lần từ “là” được lặp lại. Tác giả cắt vụn
câu thơ ra và lặp lại nhưng không hề tạo cảm giác dư thừa. Chính cách sắp
xếp một cách có dụng ý này đã đem đến một hiệu quả ngữ nghĩa là tô đậm
được đối tượng là mình muốn nói tới nhưng không gây cảm giác nhàm chán
cho người đọc. Những con người đó đến đảo trong những năm tháng chiến
tranh và giờ dây khi hoà bình lập lại khoảng thời gian đó đã làm cho tình cảm
của họ và biển, đảo đã trở nên thân thiết, họ coi đảo nhỏ như nhà mình và
dành cho nó một tình cảm sâu nặng.
Ví dụ:
“Đất chiến trƣờng mau ƣớt lại mau khô
nhƣng không sao điều đó chẳng sao đâu
các chiến sĩ quen nghĩ bằng một trận đánh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
quen hi sinh, quen đột biến từng giờ
họ làm nên những chiến trƣờng giông bão
cũng lại nơi yên tâm nhất của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 166LV09_SP_NgonnguhocNguyenThiHoa.pdf