MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 6
1.1. Tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước 6
1.2. Phòng, chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước 20
1.3. Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước 32
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH Ở SƠN LA 46
2.1. Thực trạng tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Sơn La 46
2.2. Hoạt động phòng, chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh tại Sơn La 57
2.3. Đánh giá chung về công tác phòng, chống tham nhũng ở tỉnh Sơn La từ khi luật phòng, chống tham nhũng có hiệu lực 75
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH Ở SƠN LA 78
3.1. Định hướng phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính cấp tỉnh ở Sơn La đến năm 2015 78
3.2. Một số giải pháp tăng cường phòng, chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Sơn La 87
KẾT LUẬN 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
112 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6057 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Thanh tra tỉnh;
- Cục Thống kê;
- Kho bạc nhà nước;
- Bưu điện tỉnh;
- Ngân hàng phát triển tỉnh.
Các huyện, thành phố:
- Thành phố Sơn La;
- Huyện Mai Sơn;
- Huyện Yên Châu;
- Huyện Mộc Châu;
- Huyện Mường La;
- Huyện Thuận Châu;
- Huyện Quỳnh Nhai;
- Huyện Bắc Yên;
- Huyện Phù Yên;
- Huyện Sông Mã;
- Huyện Sốp Cộp;
Triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trong điều kiện Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngànhh Trung ương thực hiện các chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội miền núi, biên giới, đặc biệt là dự án đầu tư di dân tái định cư Thủy điện Sơn La là cơ hội lớn để Sơn La phát triển toàn diện, kinh tế tăng trưởng khá, an sinh xã hội được đảm bảo, an ninh quốc phòng được củng cố.
Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La luôn giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết thống nhất, ý chí tự lực tự cường; quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách, phấn đấu hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, đưa Sơn La thoát khỏi tỉnh đặc biệt khó khăn. Cấp ủy, chính quyền các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh đồng tình ủng hộ các chủ trương, giải pháp của Đảng, Nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm; tích cực tham gia giúp các cơ quan chức năng phát hiện, đấu tranh, ngăn ngừa các hành vi tham nhũng, lãng phí.
Tuy nhiên nền kinh tế của tỉnh bị ảnh hưởng tác động bất lợi của nhiều yếu tố đối với vùng núi Tây bắc như rét đậm, rét hại, bão, lũ, dịch bệnh... Tác động của mặt trái của cơ chế thị trường; sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các bộ phận dân cư; một bộ phận cán bộ công chức thiếu tu dưỡng, rèn luyện, sống thực dụng, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, kỷ cương kỷ luật có lúc, có nơi bị buông lỏng. Năng lực trình độ quản lý điều hành của một bộ phận cán bộ quản lý còn bất cập trong phạm vi, lĩnh vực được giao, dân trí còn thấp và chưa đồng đều cũng làm ảnh hưởng đến việc triển khai thực thi pháp luật nói chung cũng như công tác phòng, chống tham nhũng. Mô hình, cơ chế hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh chủ yếu là kiêm nhiệm; bộ máy chuyên trách giúp việc cho Ủy ban nhân tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng còn thiếu về số lượng, yếu về kinh nghiệm và nghiệp vụ chuyên môn do đó việc phát hiện và xử lý các vụ việc tham nhũng còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.
2.1.2. Một số hình thức tham nhũng qua các vụ việc điển hình tại tỉnh Sơn La
Trước hết phải nói rằng, việc đánh giá về tình hình tham nhũng trong các lĩnh vực thông qua các số liệu là vấn đề hết sức khó khăn. Bởi vì, nếu căn cứ vào các yếu tố cần và đủ để xác định hành vi hay vụ việc tham nhũng thì tham nhũng phải có đủ yếu tố: lợi dụng chức vụ, quyền hạn và vụ lợi. Trong nhiều lĩnh vực, tham nhũng gắn bó chặt chẽ với những hành vi cố ý làm trái hoặc lãng phí mà nhiều trường hợp rất khó hoặc đã không chứng minh được yếu tố vụ lợi, vì thế thường được nhận định chung là tình trạng gây thất thoát hay sai phạm về kinh tế. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, đa số các trường hợp thất thoát và sai phạm đó thường đi liền với tư lợi và tham nhũng. Để có một số liệu tương đối chính xác về tham nhũng có lẽ chỉ có thể thông qua các bản án đã có hiệu lực pháp luật với việc thống kê các tội danh thuộc nhóm tội tham nhũng. Nhưng đó chỉ là con số nhỏ so với thực trạng tham nhũng bởi nhiều vụ việc không được đưa ra xử lý hình sự.
Chính vì vậy, để có một bức tranh tương đối toàn diện về tham nhũng ở các cơ quan hành chính cấp tỉnh Sơn La phù hợp với nhận định của Đảng, Nhà nước ta cũng như của xã hội, ở đây ta nêu ra những vụ việc và con số chính thức của cơ quan Thanh tra tỉnh Sơn La, Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La…, qua các phương tiện thông tin đại chúng có thể tin cậy được.
2.1.2.1. Tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản
Tham nhũng xảy ra phổ biến trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và gây thiệt hại lớn tài sản của Nhà nước. Hầu hết các công trình xây dựng đều có biểu hiện thất thoát tài sản do tham ô, cố ý làm trái và diễn ra ở tất cả các khâu, các giai đoạn, từ khâu lập và phê duyệt dự án, khảo sát, thiết kế, duyệt kế hoạch vốn, đấu thầu, tư vấn giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình. Qua thanh tra 40 dự án, công trình có tổng mức đầu tư 103 tỷ đồng, phát hiện tổng số sai phạm về tài chính là 114.505 triệu đồng, chiếm 11,11% tổng vốn đầu tư. Ở từng hạng mục công trình các dự án được thanh tra, kiểm tra đều có mức độ sai phạm khác nhau:
- 16/40 dự án, công trình (chiếm 40%) vi phạm về khâu chuẩn bị đầu tư;
- 14/40 dự án, công trình (chiếm 35%) vi phạm về khâu thẩm định dự án;
- 15/40 dự án, công trình (chiếm 37,5%) vi phạm quy chế đấu thầu;
- 18/40 dự án, công trình (chiếm 45%) vi phạm khâu thiết kế kỹ thuật, thi công;
- 12/40 dự án, công trình (chiếm 30%) vi phạm quy định về nghiệm thu, thanh quyết toán.
Qua các vụ việc đã được thanh tra cho thấy, tỷ lệ thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản trung bình từ 8 đến 14%, cá biệt có công trình thất thoát đến 20%. Chính vì vậy nhiều công trình có chất lượng kém, thậm chí chưa nghiệm thu đã hư hỏng, chưa đưa vào sử dụng hoặc ngay sau khi sử dụng đã xuống cấp như: Công trình trụ sở liên cơ tỉnh Sơn La, công trình sân vận động tỉnh Sơn La, công trình Trung tâm văn hóa thông tin và triển lãm tỉnh Sơn La… Vi phạm và tội phạm thường xảy ra ở những công trình hoàn thành trong một thời gian ngắn để phục vụ yêu cầu chính trị, công trình chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế, công trình bị chia cắt thành các gói thầu nhỏ, có nhiều nhà thầu phụ, công trình phải bổ sung vốn bất thường, công trình kéo dài nhiều năm không quyết toán được, công trình sử dụng vốn ODA…
Bảng 2.2. Tình hình sai phạm trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Sơn La
TT
Năm
Số cuộc thanh tra
Số dự án công trình
Tổng vốn đầu tư
(triệu đồng)
Phát hiện sai phạm
(triệu đồng)
Tỷ lệ sai phạm/ Tổng vốn đầu tư
1
2006
10
11
138.950
19.453
14%
2
2007
15
15
792.290
87.152
11%
3
2008
8
14
98.760
79.080
8%
Tổng số
33
40
1.030.000
114.505
11,11%
Nguồn: Số liệu của Thanh tra Nhà nước.
Mặc dù tất cả những sai phạm nêu trên trong các công trình bản chất đều là tham nhũng do một phần không nhỏ là do các hành vi xà xẻo, rút ruột công trình, còn một phần nữa thực chất là hối lộ để bỏ qua hành vi sai trái nhưng rất khó chứng minh nên các cơ quan thanh tra quy về hành vi "thiếu tinh thần trách nhiệm" hoặc "cố ý làm trái".
2.1.2.2. Tham nhũng trong lĩnh vực quản lý đất đai
Đây cũng là lĩnh vực xảy ra nhiều tham nhũng và khiếu nại, tố cáo, số lượng tài sản nhà nước bị mất là rất lớn. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khi đất đai trở thành hàng hóa có giá trị đặc biệt, với chế độ ở hữu toàn dân về đất đai ủy quyền cho cơ quan nhà nước quản lý, tham nhũng trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai sẽ có cơ hội phát sinh và phát triển. Tùy theo mức độ khác nhau, nhưng không chỉ đất đai ở đô thị mà cả vùng nông thôn đều bị lấn chiếm, cấp phát, mua bán, chuyển nhượng tùy tiện, trái phép. Vi phạm và tham nhũng về đất đai thường qua các dạng chủ yếu: cấp đất trái thẩm quyền, thông qua danh nghĩa các dự án để chia chác kiếm lời; hợp thức hóa đất lấn chiếm trái phép; chuyển đổi mục đích sử dụng đất tùy tiện, không đúng quy hoạch, thu đất của dân, đền bù giá rẻ, giao cho một doanh nghiệp sau đó san ủi mặt bằng để chia lô bán nền…đây là hành vi đem lại siêu lợi nhuận cho một nhóm người.
Ngoài ra, còn có hành vi tham nhũng trong quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng qua việc nâng giá đền bù, khai khống diện tích để rút tiền của ngân sách nhà nước. Năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ra Quyết định thanh tra về việc thực hiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 6 tại thành phố Sơn La. Qua kết luận số 779/KL-CTUBND ngày 13/4/2007, thu hồi 16.033,37 triệu đồng tiền sai phạm và chuyển hồ sơ thanh tra sang cơ quan điều tra Công an tỉnh tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ những sai phạm của tập thể, cá nhân trong việc thực hiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 6 tại thành phố Sơn La. Vừa qua Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 177/2008/HSST ngày 26/8/2008 đối với các bị cáo lợi dụng chức vụ quyền hạn, gây hậu quả nghiêm trọng trong việc triển khai dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 6 với kết quả:
1. Cà Văn Lả, nguyên trưởng phòng Tài nguyên môi trường thành phố Sơn La, tuyên phạt 9 năm tù,
2. Nguyễn Văn Minh, nguyên chuyên viên phòng Tài nguyên môi trường thành phố Sơn La, tuyên phạt 4 năm tù,
3. Vũ Quang Huy, nguyên chuyên viên phòng Tài nguyên môi trường thành phố Sơn La, tuyên phạt 4 năm tù,
4. Vũ Quang Huy, nguyên Phó phòng Tài nguyên môi trường thành phố Sơn La, tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù,
5. Lò Bình Trọng, nguyên đội trưởng đội thu thuế trước bạ và thu khác Chi cục thuế thành phố Sơn La, tuyên phạt 2 năm tù,
6. Ông Nguyễn Thái Hải, nguyên chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Sơn La; Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, tuyên phạt 2 năm tù cho hưởng án treo,
7. 8 bị cáo bao gồm các chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường, xã trên địa bàn thành phố Sơn La bị thi hành kỷ luật hành chính.
2.1.2.3. Tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, sử dụng ngân sách nhà nước
Cơ chế "xin - cho" và việc quản lý lỏng lẻo đã dẫn đến các vi phạm trong quản lý, cấp phát vốn, sử dụng kinh phí ngân sách gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước. Tình trạng "chạy" ngân sách, "chạy" dự án của nhiều cơ quan, địa phương thực chất là một loại tham nhũng có tính chất tập thể. Chính ở đây diễn ra những hành vi quà cáp biếu xén, lại quả với những khoản tiền rất lớn và là một loại tham nhũng rất khó bị phát hiện và xử lý.
Việc sử dụng ngân sách nhà nước hết sức bừa bãi và có nhiều biểu hiện tham nhũng. Chẳng hạn trong năm 2008, qua thanh tra việc chấp hành chế độ thu, chi tài chính, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cho thấy tình trạng để ngoài sổ sách, thu sai quy định và để tồn đọng các khoản thu là 24 tỷ 936 triệu đồng; chi sai chế độ, chính sách, chi thiếu chứng từ, cho tạm ứng sai quy định là 4 tỷ đồng. Thanh tra đối với tổ chức tín dụng đã phát hiện 2 vụ tiêu cực, tham nhũng với số tiền vi phạm trên 1 tỷ 773 triệu đồng. Đó chỉ là những con số nhỏ so với những gì diễn ra trên thực tế. Trong các cơ quan nhà nước, hoạt động mua sắm công là nơi thường xuyên xảy ra tình trạng mua đắt, bán rẻ, lợi dụng để chia chác. Bên cạnh đó, các hành vi mua bán và sử dụng trái phép hóa đơn giá trị gia tăng để hợp pháp hóa các chi phí khống trong đầu tư xây dựng cơ bản, nâng khống giá trong mua sắm hàng hóa, tài sản của cơ quan doanh nghiệp nhà nước để tham ô cũng khá phổ biến...
2.1.2.4. Tham nhũng bằng cách "gây khó khăn" trong giao dịch hành chính
Tình trạng nhũng nhiễu nhân dân khi có công việc tiếp xúc với chính quyền không phải là hiếm ở Sơn La. Hình thức phổ biến ở các cấp thành phố, huyện, xã phường là công dân muốn có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà nhanh chóng theo yêu cầu thì cần phải đưa một số tiền lót tay nào đó cho nhân viên trực tiếp giải quyết hoặc người quen của họ.
Một hình thức tham nhũng thường thấy và lộ liễu hơn ở Sơn La là cán bộ công chức phụ trách thụ lý giải quyết thủ tục cấp các loại giấy phép như: xây dựng, hoàn công, đăng ký kinh doanh (nhất là các ngành nghề nhạy cảm) v.v... thường cố ý gây khó dễ, tạo ra các khó khăn giả tạo như không hướng dẫn để người dân lập hồ sơ đầy đủ ngay từ đầu, cố tình kéo dài thời gian trả hồ sơ với lý do không chính đáng, chỉ dẫn nhân dân đi qua nhiều bộ phận không cần thiết, câu kết với nhau để một số bộ phận xử lý nào đó kéo dài thời gian nhằm vòi tiền.
Một loại tham nhũng cũng khá phổ biến ở Sơn La là nhờ vả người quen đưa quà cáp để công chức giải quyết sự việc theo ý của thân chủ. Công chức sẽ viện dẫn nhiều lý do như phải làm ngoài giờ, trường hợp ngoại lệ để hợp thức hóa thu nhập đối tác đem lại.
Một loại tham nhũng nữa cũng đang báo động trong quan hệ công tác nội bộ cơ quan hành chính ở Sơn La là "mua quan, bán chức", là tạo dựng mối quan hệ cánh hẩu giữa cấp trên với cấp dưới trong công tác tổ chức cán bộ. Cán bộ lãnh đạo cấp trên sẽ ưu tiên bổ nhiệm một chức danh lãnh đạo trong cơ quan cho ai có quan hệ cá nhân tốt với họ chứ không phải có năng lực và phù hợp nhất với công việc cần giao.
2.2. HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH TẠI SƠN LA
2.2.1. Chủ trương của tỉnh
Để việc triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng nghiêm túc có hiệu quả, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các chỉ thị, nghị quyết, quyết định để triển khai, thực hiện, cụ thể:
- Quyết định số 13/QĐ-UBND ngày 25/3/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Quyết định số 25/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Quyết định số 1324/QĐ-UBND ngày 12/5/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ về việc quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và quản lý kinh phí;
- Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 07/7/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng;
- Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 19/01/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 04/10/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XII về phòng, chống tham nhũng;
- Quyết định số 543/QĐ-UBND ngày 04/3/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc sử dụng phương tiện đối với chức danh được bố trí xe đi công tác;
- Nghị quyết số 152/NQ-HĐND ngày 12/5/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII kỳ họp thứ 8 về việc quy định chế độ công tác phí và chế độ hội nghị;
- Chỉ thị số 24/CT-UBND ngày 06/12/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về đẩy mạnh thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí năm 2007;
- Chỉ thị số 43/CT-UBND ngày 09/12/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về đẩy mạnh thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí năm 2008;
Văn bản số 279/UBND-NC ngày 01/02/2008 về việc triển khai thực hiện kê khai tài sản, thu nhập năm 2007;
Văn bản số 862/UBND-NC ngày 15/5/2008 về việc yêu cầu các cơ quan, đơn vị báo cáo việc triển khai thực hiện kê khai tài sản, thu nhập năm 2007;
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cơ sở thực hiện Luật Luật Phòng, chống tham nhũng.
2.2.2. Tổ chức bộ máy phòng, chống tham nhũng của Sơn La
Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng có bộ phận giúp việc.
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
2.2.2.1. Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của tỉnh
- Ngày 18/12/2007, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã ra Thông báo số 246/TB-BTTCTU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh Sơn La và công tác tổ chức cán bộ của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh Sơn La. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 3004/QĐ-UBND ngày 18/12/2007, về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh Sơn La. Thành phần, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện theo đúng Nghị quyết số 294A/2007/UBTVQH12 gồm:
Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban chỉ đạo;
Các thành viên ban chỉ đạo gồm: Giám đốc Công an tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Chánh Thanh tra tỉnh, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh đã ban hành Quyết định số 05/QĐ-BCĐPCTN ngày 10/3/2008 về việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh.
- Ngày 18/12/2007, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 3005/QĐ-UBND về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của Bộ phận giúp việc Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh. Bộ phận giúp việc tương đương với cấp phòng của đơn vị cấp sở.
Số lượng cán bộ, chuyên viên bao gồm: 01 đồng chí Trưởng bộ phận giúp việc, 02 đồng chí chuyên viên, trưng tập 01 đồng chí cán bộ Công an tỉnh, 01 đồng chí lái xe.
2.2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy chóng tham nhũng của các cơ quan, đơn vị
- Các cơ quan chuyên trách có bộ phận chống tham nhũng gồm:
+ Bộ phận theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng thuộc Phòng nghiệp vụ I - Thanh tra tỉnh;
+ Đội chống tham nhũng thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ - Công an tỉnh;
+ Bộ phận theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng thuộc Phòng nghiệp vụ - Viện kiểm sát tỉnh;
+ Các sở, ngành thành lập các Ban phòng, chống tham nhũng;
+ Các huyện, thành phố thành lập các Ban phòng, chống tham nhũng.
2.2.3. Nội dung hoạt động phòng, chống tham nhũng
2.2.3.1. Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Sau khi Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản dưới Luật về phòng, chống tham nhũng được ban hành. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã chủ động tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng dưới nhiều hình thức như: tổ chức tập huấn, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện…
- Ngày 24/3/2006 Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức hội nghị cán bộ toàn tỉnh để học tập, quán triệt các nội dung của Luật Phòng, chống tham nhũng;
- Ngày 16/01/2008, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai Thông tư số 2442/2007/TT-TTCP ngày 03/11/2007 của Thanh tra Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập cho 266 đại biểu là lãnh đạo và cán bộ tổ chức, cán bộ thanh tra, kiểm tra của 122 cơ quan, đơn vị là đầu mối của tỉnh do đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh trực tiếp chủ trì.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí gắn với thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; kiểm điểm đánh giá 2 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X); tổ chức quán triệt Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa X) về công tác phòng, chống tham nhũng…
Các cơ quan báo, đài địa phương thường xuyên đưa tin, bài tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các quy định của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn của tỉnh góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân. Thông qua công tác tuyên truyền để nêu gương người tốt, việc tốt trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đồng thời đưa nhiều tin, bài phản ánh các vụ việc tiêu cực, các vụ án tham nhũng để nhân dân thấy được hậu quả, tác động của tệ tham nhũng với quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Nhiều vụ việc tiêu cực, làm trái chế độ, thái độ nhũng nhiễu, gây phiền hà được nhân dân phát hiện phản ánh kịp thời, giúp các cơ quan chức năng xem xét xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
2.2.3.2. Triển khai các biện pháp quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước
Để đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng đạt hiệu quả, trong thời gian qua Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã đề ra và thực hiện các biện pháp như:
Hệ thống hóa những quy định về thủ tục, giấy tờ cần thiết và thời hạn giải quyết đối với từng loại công việc, công bố công khai minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng và nơi công sở làm căn cứ cho nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện của cán bộ, công chức.
Đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động số 09-CTr-TU ngày 12-6-2006 của Tỉnh ủy về Chương trình cải cách hành chính chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, trong đó chú ý cải cách cả về thể chế, tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức, giải quyết các mối quan hệ với dân rõ ràng; tiếp tục rà soát những cơ chế, chính sách, những quy định không phù hợp, sơ hở, dễ dẫn đến tham nhũng, tiêu cực; đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung không ngừng hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quản lý nhà nước, phục vụ tốt nhân dân và doanh nghiệp.
Tỉnh cũng đã thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 03-CTR/TU ngày 20-10-2006 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Phối hợp với cấp ủy đảng cơ sở tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, công chức, viên chức; Nâng cao chất lượng học tập, giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng, tinh thần trách nhiệm, chống mọi biểu hiện sai trái, cơ hội, phòng ngừa và ngăn chặn hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; xử lý kiên quyết nghiêm minh những tập thể, cá nhân vi phạm, nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, tiêu cực, lãng phí có hiệu quả.
Tỉnh tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, củng cố nhân sự và tăng cường năng lực quản lý của các Ban quản lý dự án; Xây dựng chính sách bồi thường, tái định cư thống nhất trên toàn tỉnh để thúc đẩy công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nội vụ phối hợp với Trường Chính trị tỉnh mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý dự án để tăng cường năng lực cho cán bộ thực hiện công tác này đủ sức hoàn thành nhiệm vụ.
Ủy ban nhân dân tỉnh và Tỉnh ủy tăng cường công tác quản lý cán bộ, trước hết là công tác đánh giá, sắp xếp, luân chuyển cán bộ để củng cố, kiện toàn các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là tại các cơ quan quản lý nhà nước trọng yếu, các cơ quan làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, nhằm đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ phòng chống tham nhũng, lãng phí. Kiên quyết thay thế những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, suy thoái về đạo đức, lối sống, giảm sút uy tín. Công khai thi tuyển các chức danh cán bộ để bố trí vào các cơ quan Nhà nước.
Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp và các tổ chức đoàn thể trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trong đó phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng lãng phí nhằm đảm bảo cho công tác này được triển khai thực hiện đồng bộ, chặt chẽ, đạt hiệu quả cao hơn.
2.2.3.3. Triển khai các biện pháp phòng ngừa tham nhũng
a) Công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên chỉ đạo đẩy mạnh công khai, minh bạch các chính sách, quy trình, thủ tục giải quyết công việc, gắn với cải cách thủ tục hành chính. Các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh việc công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập trung vào các lĩnh vực: xây dựng cơ bản; quản lý, sử dụng đất đai; việc sử dụng ngân sách, tài sản công; công tác tổ chức cán bộ... Nhiều sở, ngành đã tổ chức các buổi đối thoại với doanh nghiệp, với người dân trong các lĩnh vực như: đất đai, tài nguyên khoáng sản, thuế...
Thanh tra tỉnh đã phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo tỉnh về phòng, chống tham nhũng tiến hành kiểm tra việc công khai, minh bạch trong hoạt động tại 5 sở, ngành và 6 huyện, thành phố. Kết quả kiểm tra cho thấy, các sở, ngành, địa phương đã tích cực tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc công khai, minh bạch các chính sách, quy trình, thủ tục giải quyết công việc gắn với cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, một số nội dung và hình thức về công khai, minh bạch, cải cách hành chính tại một số cơ quan, đơn vị còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai, minh bạch của cấp có thẩm quyền chưa được chú trọng; nhận thức về mục đích, ý nghĩa của việc công khai, minh bạch trong công tác phòng, chống tham nhũng chưa đầy đủ...
b) Cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý
Các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010, chú trọng rà soát, bãi bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, ban hành mới, mở rộng thực hiện cơ chế một cửa liên thông, đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin và tiêu chuẩn ISO vào quản lý hành chính. Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 100% các sở, ban, ngành ở tỉnh đã công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; 11/11 huyện, thành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van - chinh thuc.doc
- muc luc.doc