hính sách chuyển giao công nghệ trong thời kỳ đầu của hoạt động FDI
còn nhiều hạn chế, lỏng lẻo và thiếu cơ chế giám sáthoặc có sự đồng thuận của
một số cán bộ trong liên doanh. Lợi dụng vấn đề này mà bên nước ngoài khi
chuyển giao công nghệ vàothành phố để góp vốn liên doanh đã chuyển giao
những máy móc, thiết bị cũ hoặc đã hết khấu hao với trình độ công nghệ lạc
hậu; một số trường hợp bên nước ngoài đã khai tăng giá trị thiết bị hoặc bên
Việt Nam phải chấp nhận chí phí chuyển giao công nghệ đốivới những công
nghệ phổ biến. Chẳnghạn như: tập đoàn Cimconimex chuyển giao cho
Indiagrandi Việt Nam công nghệdệt bao chỉ đay, đây là một công nghệ lạc hậu,
sau khi đưa vào hoạt động mộtthời gian không hiệu quả, dẫn tớikhông tiếp tục
sản xuất. Một số nhà máy sản xuất đườngtiếp nhận công nghệ lạc hậu về, sản
xuất không hiệu quả dẫn đến phải đóng cửa nhà máy
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phòng ngừa rủi ro trong thu hút FDI tại thành phố Hồ Chí Minh khi Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư 146,6 triệu USD. 27 dự án liên
doanh (chiếm 16%), vốn đầu tư 118,7 triệu USD và 2 dự án hợp đồng hợp tác
kinh doanh, vốn đầu tư 720 ngàn USD. Xu hướng công ty 100% vốn nước ngoài
đang tăng lên chiếm tỷ trong lớn nhất về tổng số dự án và tổng vốn đầu tư.
Trang 41
2.1.5. Về Đối Tác Đầu Tư Nước Ngoài:
Quốc gia Số dự án Tỷ lệ trong
tổng số dự án
(%)
Vốn đầu tư
(1.000 USD)
Tỷ lệ trong
tổng vốn đầu
tư (%)
Đài Loan 351 21,4 2.269.200 18,4
Hồng Kông 134 8,2 2.270.609 18,4
Hàn Quốc 284 17,3 894.454 7,3
Singapore 148 9,0 1.524.203 12,4
Nhật 167 10,2 916.597 7,4
Pháp 61 3,7 787.973 6,4
CHLB Nga 13 0,8 64.309 0,5
Úc 49 3,0 480.048 3,9
Mỹ 80 4,9 250.921 2,0
Thái Lan 37 2,3 96.526 0,8
Anh 49 3,0 876.627 7,1
Malaysia 36 2,2 343.295 2,8
Thụy Sĩ 10 0,6 464.954 3,8
Hà Lan 20 1,2 436.610 3,5
Philippines 11 0,7 41.777 0,3
Đức 20 1,2 105.514 0,9
Inđonesia 4 0,2 17.500 0,1
Trung Quốc 29 1,7 120.222 1,0
Canada 14 0,8 32.055 0,3
Bảng 2.3: Dự án đầu tư FDI còn hiệu lực đến 31/12/2004 theo Quốc gia
(Nguồn: cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh)
Trang 42
Trong các nước đầu tư trực tiếp vào TP.HCM thì các nước Châu Á có
tốc độ và qui mô đầu tư khá nhanh và nhiều. Trong số này, năng động nhất vẫn
là Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông.v.v. là những nước
đầu tư nhiều nhất vào thành phố cho đến thời điểm này. Các thị trường vốn mà
chúng ta xác định là quan trọng cho giai đoạn chuyển dịch cơ cấu như Mỹ,
Đức.v.v. chưa có nhiều nhà đầu tư vào thành phố. Tuy nhiên, đứng ngay sau
những nước Châu Á về tổng vốn đầu tư vào thành phố, chúng ta cũng đã thấy
tên những nước phương Tây giàu có như Anh, Pháp, Úc, Thụy Sĩ, Hà Lan.v.v.
Đây chính là điểm khác biệt giữa TP.HCM với các địa phương khác trong thu
hút đầu tư.
Khi xét về mặt kinh tế, các nước Châu Á đầu tư nhiều hơn cả xuất phát
từ hai nguyên nhân sau:
9 Sự tăng trưởng nhanh đã cho phép các nước này vươn lên thành
những quốc gia có tiềm lực vốn lớn.
9 Quá trình chuyển dịch kinh tế theo làn sóng trong khu vực đang
diễn ra mạnh mẽ. TP.HCM với xuất phát điểm thấp nhưng có tiềm năng
tăng trưởng tốt đã trở thành tụ điểm đầu tư lý tưởng của các nước trên.
Hiện tượng các nước Tây Âu và Bắc Mỹ đầu tư chưa nhiều liên quan
đến một số lý do sau:
9 Khủng hoảng suy thoái kinh tế trong những năm gần đây buộc
mỗi nước phải ưu tiên về giải quyết kinh tế đối nội.
9 Mỹ chưa đầu tư chưa nhiều vào nước ta và thành phố mặc dù đã
bỏ cấm vận và ký hiệp định song phương, theo đánh giá chủ quan của
một số công ty Mỹ là do tính chiến lược và sự hấp dẫn của địa bàn đầu
tư chưa có tính thuyết phục cao đối với họ.
9 Việt Nam ở cạnh các nước có môi trường đầu tư hấp dẫn hơn như
Trung Quốc, Thái Lan. Cho nên TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói
chung sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc lôi kéo các nhà đầu tư nước
ngoài.
Tình hình thu hút đầu tư từ đầu năm đến 15/08/05 có một tín hiệu đáng
mừng là nước có vốn đầu tư cao nhất là Mỹ, 18 dự án với vốn đầu tư là 61 triệu
Trang 43
USD (bình quân 3,4 triệu USD/1 dự án), kế đến là Hồng Kông 6 dự án, vốn đầu
tư 56 triệu USD và Malaysia 5 dự án với vốn đầu tư 34 triệu USD. Nước có số dự
án nhiều nhất là Hàn Quốc với 38 dự án, vốn đầu tư 20 triệu USD (bình quân
500 ngàn USD/1dự án), kế đến là Đài Loan 23 dự án, vốn đầu tư 20,2 triệu USD.
Qua số liệu trên, chứng tỏ môi trường đầu tư tại thành phố hiện nay ngày càng
hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Căn cứ trên nhu cầu thu hút đầu tư của thành phố, trong giai đoạn sắp
tới, chúng ta cần tập trung vào các đoàn đi cho ba nhóm thị trường vốn đầu tư
như sau: Khu vực Bắc Mỹ, trong đó trọng tâm là Mỹ; Khu vực châu Á bao gồm
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Trung Quốc và Đài Loan; Khu vực
EU với trọng tâm là Đức và Anh.
2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI GIAN QUA:
2.2.1. Chuyển Giá:
Hiện nay tại thành phố, mặc dù hoạt động của các doanh nghiệp FDI đã
trở thành nhân tố tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế thành phố
nhưng một số doanh nghiệp FDI thuộc chi nhánh các công ty đa quốc gia đã lợi
dụng sự sơ hở trong công tác quản lý nhà nước thực hiện việc chuyển giá bằng
cách “lỗ công ty con, lãi công ty mẹ” thông qua việc nâng giá đầu vào, hạ giá
đầu ra để ăn chênh lệch ngay từ bên ngoài, gian lận thương mại, chốn thuế, lợi
dụng độc quyền để phá giá sản phẩm lên cao hơn giá hàng cùng loại nhập khẩu.
Không ít đối tác nước ngoài, kê khai khống giá đầu vào của tài sản, máy
móc, thiết bị góp vốn liên doanh. Chẳng hạn như: công ty Saigon Vewong (đối
tác Đài Loan) đã kê giá 1,009 triệu USD trong khi giá thẩm định chỉ có 0,650
triệu USD hay công ty dệt Saigon Joubo (đối tác Đài Loan) kê giá 3,497 triệu
Trang 44
USD trong khi giá thẩm định là 3 triệu USD. Việc kê giá của đối tác nước ngoài
đã gây khó khăn cho phía Việt Nam trong liên doanh.
Bên cạnh đó, những hiện tượng thường thấy là khoản chi phí cho tiếp
thị, quảng cáo rất lớn. Ví dụ: số tiền công ty liên doanh Coca-cola chi cho quảng
cáo, khuyến mãi, phân phối sản phẩm, quản lý hành chính của liên doanh chiếm
41,77% doanh thu so với con số 20,01% doanh thu được phê duyệt tại luận chứng
kinh tế ban đầu.
Thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trong
thời gian qua, số doanh nghiệp kê khai lỗ luôn cao hơn rất nhiều các doanh
nghiệp làm ăn có lời nhằm mục đích trốn thuế. Nguyên do cũng một phần bởi
trình độ và năng lực kém của cán bộ trong đối tác Việt Nam. Tình trạng này gây
ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đầu tư ở thành phố dưới mắt nhìn của các nhà
đầu tư nước ngoài. Gây thất thu không nhỏ cho ngân sách nhà nước.
Chỉ Tiêu 2002 2003 2004
Tổng số doanh nghiệp 1.026 1.371 1.621
_ Số doanh nghiệp kê khai lãi 81 108 122
_ Số doanh nghiệp khai lỗ 251 318 342
_ Số doanh nghiệp chuyển lợi
nhuận ra nước ngoài
34 32 37
Bảng 2.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài
(Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh)
Qua bảng trên, ta thấy số doanh nghiệp nước ngoài đã bắt đầu hoạt
động có hiệu quả, tuy nhiên bên cạnh số lượng các doanh nghiệp có lãi đang
tăng lên thì số lượng các doanh nghiệp báo cáo lỗ cũng ngày một tăng và luôn
luôn cao hơn số lượng các doanh nghiệp bị thua lỗ thật (thường là gấp ba lần).
Trang 45
Các dự án đầu tư theo hình thức liên doanh chiếm tỷ trọng cao hơn so
với các hình thức khác do quy định bắt buộc trong một số ngành như khách sạn,
văn phòng cho thuê .v.v. vì trong thời gian đầu cần có đối tác Việt Nam để chia
sẻ những ưu đãi mà Chính phủ dành cho đối tác trong nước, cũng như tận dụng
những kinh nghiệm hiểu biết về luật pháp, môi trường đầu tư của đối tác trong
nước hoặc tận dụng thị phần sẵn có. Nhưng sau một thời gian thực hiện thì xuất
hiện xu hướng đối tác nước ngoài nắm quyền chi phối, giảm giá bán thậm chí
thấp hơn cả giá thành sản xuất nhằm mục tiêu thôn tính thị trường.
Mâu thuẫn giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài trong các liên doanh,
phổ biến nhất là các vấn đề mang tính chiến lược phát triển công ty như mở
rộng, sáp nhập, tăng vốn, phía Việt Nam thường chỉ tham gia góp vốn bằng
quyền sử dụng đất nhưng tỷ lệ góp vốn thường là rất thấp do đó các đối tác nước
ngoài thường có xu hướng dùng khả năng tài chính của mình để ép phía Việt
Nam phải nhượng bộ hoặc tự nguyện rút vốn khỏi liên doanh điển hình là trường
hợp của công ty liên doanh Coca-cola Chương Dương (giấy phép đầu tư số
1384/GP ngày 27/09/1995 với tổng số vốn pháp định là 20,7 triệu USD, phía
Việt Nam góp 49% bằng quyền sự dụng 6ha đất trong vòng 30 năm). Liên doanh
tạo ra tình trạng kinh doanh lỗ ngày càng nhiều, gây sức ép phía Việt Nam
không chịu nổi tình trạng lỗ kéo dài buộc phải bán lại phần góp vốn và chuyển
thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Một số công ty lợi dụng sự sơ hở của chính sách, chế độ để thực hiện
các vi gian lận gây thất thu ngân sách nhà nước như là gian lận trốn thuế của
liên doanh Phú Mỹ Hưng. Liên doanh Phú Mỹ Hưng được thành lập và hoạt
động theo giấy phép đầu tư số 602/GP của Ủy ban nhà nước về hợp tác và đầu tư
(nay là Bộ kế hoạch và đầu tư) cấp ngày 19/05/1993. Giấy phép ban đầu quy
định rằng: công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng được thực hiện các hoạt động kinh
Trang 46
doanh mà theo đó sẽ phải trả thuế lợi tức (nay là thuế thu nhập doanh nghiệp)
với thuế suất là 10%. Thuế suất này được áp dụng cho toàn bộ thời gian hoạt
động 50 năm của công ty. Tuy nhiên vào ngày 20/10/2003, Bộ kế hoạch và đầu
tư đã ra quyết định sửa đổi giấy phép đầu tư trên. Theo đó, tách riêng phần kinh
doanh công trình dân dụng để đánh thuế thu nhập doanh nghiệp 25% (bao gồm
cả phần đất mà công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng đã xây dựng xong hạ tầng).
Hiện tượng chuyển giá rõ ràng ngày càng gây ra những rủi ro vô cùng
nghiêm trọng trong việc làm giảm quy mô trong nước, hao mòn tài nguyên thiên
nhiên và mất cân đối về lao động, cơ cấu kinh tế một cách nghiêm trọng.v.v.
Tuy nhiên việc hoạch định các biện pháp chống chuyển giá là một công việc
khó khăn bởi lẽ nếu không có chính sách đúng đắn điều chỉnh, chúng sẽ trở
thành những cản ngại đối với hoạt động của các doanh nghiệp chân chính, gây
ảnh hưởng đến môi trường thu hút đầu tư của quốc gia và gây tác động không tốt
đến tâm lý của các nhà đầu tư.
2.2.2. Chuyển Giao Công Nghệ:
Chính sách chuyển giao công nghệ trong thời kỳ đầu của hoạt động FDI
còn nhiều hạn chế, lỏng lẻo và thiếu cơ chế giám sát hoặc có sự đồng thuận của
một số cán bộ trong liên doanh. Lợi dụng vấn đề này mà bên nước ngoài khi
chuyển giao công nghệ vào thành phố để góp vốn liên doanh đã chuyển giao
những máy móc, thiết bị cũ hoặc đã hết khấu hao với trình độ công nghệ lạc
hậu; một số trường hợp bên nước ngoài đã khai tăng giá trị thiết bị hoặc bên
Việt Nam phải chấp nhận chí phí chuyển giao công nghệ đối với những công
nghệ phổ biến. Chẳng hạn như: tập đoàn Cimconimex chuyển giao cho
Indiagrandi Việt Nam công nghệ dệt bao chỉ đay, đây là một công nghệ lạc hậu,
sau khi đưa vào hoạt động một thời gian không hiệu quả, dẫn tới không tiếp tục
Trang 47
sản xuất. Một số nhà máy sản xuất đường tiếp nhận công nghệ lạc hậu về, sản
xuất không hiệu quả dẫn đến phải đóng cửa nhà máy.
2.2.3. Lao Động:
Hầu hết những cuộc đình công trên địa bàn thành phố diễn ra không
đúng luật vì công nhân đa phần không am hiểu vấn đề này một cách tường tận,
các cuộc đình công được xem như một cách làm để đòi hỏi quyền lợi. Và chính
sự không am hiểu này dẫn đến làm sai luật, do đó công nhân có thể bị các chủ
đầu tư nước ngoài kiện lại.
Gần đây khi thanh tra doanh nghiệp liên doanh chế bến thực phẩm
Meko (TP.HCM), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động và
Bảo hiểm xã hội cho biết đã phát hiện 12 người ký hợp đồng lao động thời hạn
12 tháng, 420 người thỏa thuận miệng và số còn lại là hợp đồng thời vụ dưới 3
tháng trong tổng số 650 lao động của doanh nghiệp. Ngoài ra, kể từ khi thành
lập doanh nghiệp này chưa trích nộp tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
2.2.4. Cạnh Tranh Với Doanh Nghiệp Trong Nước:
Chẳng hạn như trong ngành sản xuất nước giải khát, với những chiến
lược thôn tính, mở rộng thị trường của mình nhờ vào sức mạnh về vốn, kỹ thuật
mà 2 công ty Coca–cola và Pepsi đã đẩy công ty Tribeco và Chương Dương đến
phá sản, công ty Tribeco phải chuyển sang sản xuất sữa đậu lành và công ty
Chương Dương chuyển sang sản xuất Soda.
Ngày nay, mặc dù có những đóng góp tích cực trong hoạt động xuất
nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với
thành phố, nhưng các sản phẩm làm ra lại được tiêu thụ tại nội địa nhiều hơn so
với phần qui định khi cấp giấy phép. Tình hình này đã gây không ít khó khăn cho
các doanh nghiệp tại thành phố khi phải đối đầu với cuộc cạnh tranh không cân
Trang 48
sức. Hơn nữa không tạo được nguồn thu ngoại tệ để góp phần cân đối ngoại tệ của
thành phố.
2.2.5. Ô Nhiễm Môi Trường:
Chính sách về kiểm soát môi trường trong giai đoạn đầu của hoạt động
FDI tại thành phố còn nhiều hạn chế, thiếu cơ chế phối hợp giữa các ngành, các
cấp. Điều này đã tạo cơ hội cho các nhà đầu tư khi xây dựng các nhà máy sản
xuất tại thành phố hầu như không có bộ phận xử lý chất thải hoặc có chỉ là các
biện pháp đối phó. Đây cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở
thành phố. Chẳng hạn nước thải từ các nhà máy có vốn FDI được thải ra trực
tiếp vào sông, kênh gây ô nhiễm toàn bộ môi trường, sinh thái mà nước thải đi
qua. Thành phố phải chi ra nhiều tiền để cải tạo lại môi trường.
Tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất xe gắn máy mà nước chuyển
giao ít sử dụng xe gắn máy. Xe gắn máy gây ô nhiễm môi trường và kẹt xe.
2.2.6. Sự Đảo Ngược Của Dòng Vốn:
Khi cuộc khủng hoảng châu Á 1997 xảy ra, một số doanh nghiệp FDI
tại thành phố cũng rút vốn ra khỏi thành phố làm cho một số doanh nghiệp FDI
đóng cửa và một số công trình xây dựng đầu tư ngừng xây dựng như An Dong
Plaza .v.v. tuy nhiên, do có những chính sách tài chính – tiện tệ đúng đắn đồng
thờiø Việt Nam chưa hội nhập nhiều với tài chính thế giới cho nên mức độ đảo
ngược dòng vốn chỉ xảy ra ở mức độ nhỏ không đáng kể. Từ cuộc khủng hoảng
tài chính Châu Á đến nay, sự đảo ngược của dòng vốn có xảy ra nhưng cũng chỉ
ở mức độ nhỏ không ảnh hưởng đến nền kinh tế thành phố.
Nhưng khi Việt Nam gia nhập WTO, nếu có xảy ra sự đảo ngược của
dòng vốn thì mức độ đảo ngược dòng vốn FDI có thể rất lớn. Gây ra rủi ro rất
lớn cho nền kinh tế mà thực tế cuộc khủng hoảng Châu Á đã chứng minh.
Trang 49
Nguyên nhân của sự đảo ngược dòng vốn là do các nhà đầu tư không tin tưởng
vào môi trường đầu tư, lo sợ rủi ro xảy ra đối với họ. Để nhà đầu tư nước ngoài
tin tưởng đầu tư không có ý định rút vốn, chúng ta phải cải thiện rủi ro của mình
trong mắt nhà đầu tư.
2.3. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP
WTO:
2.3.1. Cơ Hội:
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khi đầu tư vào TP.HCM đã đem
lại cho nền kinh tế thành phố những cơ hội sau:
2.3.1.1. Mở Rộng Thị Trường:
Cơ hội lớn nhất là mở cửa thị trường với dung lượng lớn và nhu cầu có
khả năng thanh toán cao. Khi đó các doanh nghiệp thành phố có điều kiện tiếp
cận với các thị trường tiềm năng lớn như Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản.v.v. và
các khu vực thị trường rộng lớn khác với hơn 5 tỷ người tiêu dùng. Cả trong lý
thuyết lẫn thực tế, vai trò của thị trường đã được khẳng định rõ nét trong việc
điều tiết mọi đầu mối sản xuất, kích thích tăng cường sức mua, làm đa dạng hoá
và khác biệt hoá nhu cầu, tạo ra sức hút cao đối với khả năng cung ứng của các
doanh nghiệp, chiến lược cuộc sống của người dân đang được cải thiện cả về
lượng và chất. Hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng tự do thương mại có khả năng
tạo ra những cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp thành phố. Trở thành thành
viên đầy đủ của WTO, chúng ta có điều kiện tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu
những mặt hàng truyền thống như may mặc, giầy da những mặt hàng mới như
xuất khẩu phần mềm, xuất khẩu lao động, phát triển du lịch. Trên một thị trường
mở, nếu như mảng thị phần lớn dễ thuộc vào tay các doanh nghiệp lớn thì cũng
luôn tồn tại cùng lúc những đoạn thị trường của các nhóm khách hàng nhỏ, các
Trang 50
nhóm khách hàng hình thành do sự khác biệt về sức mua, thói quen, tập quán và
văn hoá tiêu dùng, cũng như một loạt các yếu tố khác gắn với đặc trưng nhu cầu
của từng cá nhân khách hàng. Ngoài ra, cùng với những nhu cầu của các thị
trường lớn có thể được đáp ứng chủ yếu bởi các tập đoàn công ty toàn cầu lớn,
uy tín và kinh nghiệm lâu năm trên thị trường thì vẫn luôn có một khoảng trống
thị trường được tạo ra bởi các đợt sóng của quá trình chuyển giao các thế hệ kỹ
thuật và đây có thể là thời điểm thuận lợi cho những người đi sau. Thêm vào đó,
những ngách thị trường sẽ là miếng đất màu mỡ của một số doanh nghiệp trẻ.
2.3.1.2. Giải Quyết Tranh Chấp Và Cạnh Tranh Công Bằng:
Ngay sau khi gia nhập WTO, thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối
xử (MFN) thì hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam sẽ được trao đổi bình đẳng như
các nước thành viên WTO. Khi đó Việt Nam sẽ có cơ hội tăng cường vị thế quốc
tế và bảo vệ quyền lợi khi tham gia xây dựng những quy định, luật lệ của WTO.
Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ
được giải quyết, bảo vệ một cách chính thống nhờ hệ thống giải quyết tranh
chấp công bằng và hiệu quả của WTO. Điều này góp phần xoá bỏ những lý do
để các cường quốc thương mại áp dụng các biện pháp phân biệt đối xử trong
việc ấn định các biện pháp chống bán phá giá và biện pháp tự vệ.
Hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam được đối xử bình đẳng như các nước
khác trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, do đó sẽ cải thiện được sức cạnh
tranh của hàng hoá cũng như của doanh nghiệp và quốc gia. Các hoạt động xuất
nhập khẩu được mở rộng, góp phần phát triển sản xuất trong nước, tạo việc làm,
tăng thu nhập quốc dân và nâng cao đời sống nhân dân.
Hơn nữa, khi gia nhập WTO, quá trình tự do hoá thương mại thế giới và
toàn cầu hoá sản xuất sẽ được mở rộng. Các cam kết mở cửa thị trường, dịch vụ
Trang 51
sẽ được các nước thành viên WTO chấp nhận ở mức cao nên sẽ tạo cơ hội rất
lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá của thành phố. Mở rộng xuất khẩu
không những giúp tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn thúc đẩy việc đạt được giá
và chất lượng cạnh tranh quốc tế, dẫn đến cải thiện năng suất lao động, làm đa
dạng và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng giá trị gia tăng. Đồng thời nó còn
giúp phân tán rủi ro thương mại.
2.3.1.3. Cải Thiện Môi Trường Pháp Lý:
Gia nhập WTO sẽ thúc đẩy công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội và cải
cách thể chế, trước hết thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính
sách của nước ta, tạo dựng môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch và thuận
lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam thuộc
mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và phát
triển bền vững. Trở thành thành viên của WTO, chúng ta sẽ có điều kiện xây
dựng và tăng cường các chính sách và thể chế điều hành, quản lý nền kinh tế
của mình phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Việc này nhằm mục đích
tăng cường sự ổn định trong môi trường kinh doanh, nâng cao năng suất và hiệu
quả của nền kinh tế thành phố.
2.3.1.4. Thu Hút Vốn Đầu Tư:
Mặt khác khi gia nhập WTO nền kinh tế thành phố tất yếu cũng sẽ có
được những cái lợi tức thì như tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư nước
ngoài (ODA, FDI và các hình thức đầu tư gián tiếp) thông qua mở rộng diện các
nước thành viên đầu tư vào thành phố; tiếp thu khoa học công nghệ. Theo đó,
ngay sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế
giới, chúng ta phải thực hiện hai nguyên tắc minh bạch hoá và tính dễ dự đoán
trước. Như vậy, thành phố sẽ phải đảm bảo môi trường đầu tư thuận lợi và hấp
Trang 52
dẫn hơn, đồng thời với những cải cách trong nước về thủ tục hành chính, về cơ
chế chính sách, giảm chi phí đầu vào, mở rộng lĩnh vực và phạm vi đầu tư theo
lộ trình hội nhập sẽ làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư của nước ta nói
chung và TP.HCM nói riêng so với các nước trong khu vực, khuyến khích làn
sóng đầu tư mới vào thành phố. Trong đó có sự khác biệt là lúc đó các doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài sẽ được đối xử bình đẳng, không đòi hỏi tỷ lệ
xuất khẩu bắt buộc hay tỷ lệ nội địa hoá; bãi bỏ một số hạn chế đối với lĩnh vực
đầu tư nước ngoài, bỏ bớt một số lĩnh vực độc quyền Nhà nước hay độc quyền
doanh nghiệp.ô1Môi trường kinh doanh và đầu tư được cải thiện, các quốc gia
và các doanh nghiệp có thêm nhiều điều kiện để tiếp nhận nguồn vốn quốc tế
với nhiều hình thức đa dạng. Hiện nay, nguồn tài chính vẫn còn là khó khăn lớn
đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, tận dụng được các nguồn vay vốn
ưu đãi chính thức, vay thương mại, các nguồn viện trợ của nước ngoài, hoặc qua
con đường hợp tác liên doanh, liên kết, đầu tư trực tiếp nước ngoài, các chương
trình, dự án hỗ trợ phát triển là con đường lựa chọn thích hợp.
2.3.1.5. Tiếp Cận Các Công Nghệ Sản Xuất Và Phương Thức Quản Lý Mới:
Tiếp cận nhanh chóng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại thông qua
con đường chuyển giao công nghệ, rút ngắn những bước đi dò dẫm, giảm chi phí
trong công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, thông qua nhiều con
đường như liên doanh, liên kết, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công
nghiệp.v.v. các doanh nghiệp thành phố có thể tiếp nhận nhanh chóng công
nghệ, kỹ thuật hiện đại, nâng cao năng suất lao động, cải tiến chiến lược sản
phẩm, bảo vệ thị trường nội địa và chủ động tham gia thị trường quốc tế.
Có điều kiện tham gia nhanh vào phân công lao động quốc tế theo các
dây chuyển sản xuất hoặc các công đoạn kinh doanh của các doanh nghiệp lớn.
Trang 53
Với việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế, sự vận động của các yếu tố
nguồn lực cũng bắt đầu mang tính chuyên môn hoá trên cấp độ quốc tế trong đó
có lao động.
Về lĩnh vực quản lý, chắc chắn các doanh nghiệp thành phố sẽ có khả
năng và điều kiện tiếp cận, học tập những kinh nghiệm và kỹ năng quản lý tiên
tiến của thế giới, góp phần đào tạo cán bộ quản lý kinh doanh năng động, sáng
tạo có tính kỷ luật, hiệu quả và năng suất hơn.v.v. Một trong những điều kiện để
thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá là sự phát triển của công nghệ thông tin - viễn
thông. Kết quả của hệ thống thông tin toàn cầu còn là điều kiện để nâng cao dâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 434431.pdf