MỤC LỤC
MỤC LỤC . i
LỜI MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Mục đích nghiên cứu . 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 2
4. Phương pháp nghiên cứu . 3
5. Kết cấu luận văn . 3
Chương 1 . 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG . 4
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI . 4
1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng . 4
1.1.2 Hậu quả rủi ro tín dụng . 5
1.1.3 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng . 6
1.1.3.1 Nguyên nhân khách quan . 6
1.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan . 8
1.1.3.3 Nguyên nhân khác . 13
1.2 PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 15
1.2.1 Khái niệm về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng . 15
1.2.2 Xây dựng chương trình quản trị rủi ro nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại
ngân hàng thương mại . 16
1.2.3 Đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc giám sát ngân hàng theo tiêu chuẩn Basel
2 của các ngân hàng thương mại Việt Nam . 20
1.2.4 Basel 3 và lộ trình áp dụng . 22
1.2.5 Những điểm mới của Basel 3 so với Basel 1 và Basel 2 . 23
1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ
RỦI RO TÍN DỤNG . 25
1.3.1 Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ . 25
1.3.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng Công Thương Việt Nam . 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. 30
Chương 2 . 31
THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG. 31
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
CÔNG THƯƠNG . 31
2.1.1 Vài nét về ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương . 31
2.1.2 Các hoạt động cơ bản tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương . 33
2.2 THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG . 38
2.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình cấp tín dụng . 38
2.2.2 Tuân thủ các quy định về tín dụng . 44
2.2.3 Phân tán rủi ro . 48
2.2.4 Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đúng quy định . 49
2.2.5 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro . 52
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG . 58
2.3.1 Những kết quả đạt được . 58
2.3.2 Những tồn tại trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Công Thương . 61
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại . 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. 66
Chương 3 . 67
GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG. 67
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
CÔNG THƯƠNG ĐẾN NĂM 2015 . 67
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG . 70
3.2.1 Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương . 70
3.2.2 Đối với cán bộ tín dụng . 71
3.3 GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NÓI CHUNG . 74
3.3.1 Về phía các Ngân hàng thương mại . 74
3.3.2 Về phía nhà nước. 79
3.4 ỨNG DỤNG NGUYÊN TẮC BASEL VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU VÀ
NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỦI
RO TÍN DỤNG HIỆN ĐẠI . 80
3.5 TIỀN ĐỀ CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN BASEL 3 ĐỐI VỚI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM . 85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 87
KẾT LUẬN . 88
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5140 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổng nguồn vốn.
So sánh dư nợ cho vay qua các năm 2008, 2009, 2010 và 30/06/2011:
Bảng 3: Cho vay bằng tiền đồng và ngoại tệ quy đổi
phân theo Hội sở - Chi nhánh
Đơn vị: tỷ đồng
Cho vay bằng tiền đồng
và ngoại tệ quy đổi
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 30/06/2011
Hội sở 1.999 2.455,9 2.502,5 2.617,38
Các chi nhánh 5.917 7.267,72 7.953,25 8.325,98
Tổng cộng 7.916 9.723,62 10.455,75 10.943,36
Nguồn: Báo cáo sao kê tổng nhóm nợ của SGCTNH
36
Biểu 2: Dư nợ cho vay bằng tiền đồng và ngoại tệ quy đổi
phân theo Hội sở - Chi nhánh
Đơn vị: tỷ đồng
Dư nợ phân theo Hội sở - Chi nhánh
1.999 2.455,90 2.502,50 2.617,38
8.325,98
7.953,25
7.267,72
5.917
0
2.000
4.000
6.000
8.000
10.000
12.000
30
/06
/20
11
Các chi nhánh
Hội sở
Nguồn: Báo cáo sao kê tổng nhóm nợ của SGCTNH
Đến 30/06/2011, tổng dư nợ toàn hệ thống tăng 4,18% (438,69 tỷ đồng) so với
đầu năm. Doanh thu từ hoạt động tín dụng 06 tháng đầu năm 2011 là 956,93 tỷ đồng,
tăng 49,21% (315,6 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước và chiếm 63,40% doanh thu
hoạt động ngân hàng 06 tháng đầu năm. Hội sở luôn chiếm dư nợ lớn trong toàn hệ
thống qua các năm, thời điểm cuối tháng 6/2011, dư nợ của Hội sở bằng 23,92%
/tổng dư nợ toàn hệ thống.
Lãi suất cho vay được điều chỉnh linh hoạt theo từng thời điểm, phù hợp với
diễn biến chung của thị trường, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh.
SGCTNH đã thực hiện kiểm soát chặt tốc độ tăng trưởng tín dụng theo chỉ thị
01 của NHNN nên dư nợ cho vay đến 30/06/2011 chỉ tăng 4,18% so với đầu năm,
đồng thời thực hiện việc giảm dần tỷ lệ cho vay phi sản xuất trên tổng dư nợ từ 28%
(đầu năm 2011) xuống còn 13,68% (30/06/2011).
37
Hoạt động thanh toán đối ngoại
Doanh số thanh toán đối ngoại 06 tháng đầu năm là 161,13 triệu USD, đạt
40,28% chỉ tiêu kế hoạch năm 2011 (161,13 triệu USD/400 triệu USD), tăng
14,84% (20,82 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.
Doanh số xuất khẩu là 94,16 triệu USD, trong đó: Thanh toán chứng từ xuất
khẩu là 37,14 triệu USD, chuyển tiền đến là 57,02 triệu USD.
Doanh số nhập khẩu là 69,97 triệu USD, trong đó: Thanh toán chứng từ nhập
khẩu là 27,97 triệu USD, chuyển tiền đi là 38,99 triệu USD.
Hoạt động nghiệp vụ nhìn chung an toàn, tuy nhiên hoạt động tìm kiếm, phát
triển khách hàng mới trong 06 tháng đầu năm vẫn còn hạn chế.
Doanh số thanh toán đối ngoại chỉ tăng 14,84% so với cùng kỳ năm trước, do
hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi chính sách quản lý
ngoại hối, tỷ giá, quản lý nhập siêu theo Nghị quyết 11 Chính phủ.
Ngoài các hoạt động huy động, cho vay, thanh toán đối ngoại SGCTNH còn có các
hoạt động nổi bật là đầu tư tài chính, kinh doanh thẻ.
Về kết quả kinh doanh
Bảng 4: Kết quả kinh doanh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2009
Tăng/giảm
Số tuyệt
đối %
Thu nhập lãi và các khoản
thu nhập tương tự 1.595.968 1.205.637 390.331 32,38%
Chi phí lãi và các khoản
chi phí tương tự 1.023.626 694.711 328.915 47,35%
Thu nhập lãi thuần 572.342 510.926 61.416 12,02%
Lãi từ HĐ dịch vụ 27.095 24.432 2.662 10,90%
Lãi từ HĐKD ngoại hối 10.861 6.250 4.610 73,76%
Lỗ từ hoạt động KDCK -1.230 22 -1.252 -5.763,91%
Lãi từ hoạt động khác 575.387 17.237 558.150 3.238,01%
TN từ góp vốn mua CP 26.126 21.658 4.468 20,63%
Tổng thu nhập 1.210.581 580.527 630.054 108,53%
38
Chi phí hoạt động 274.924 221.792 53.132 23,96%
LN thuần từ HĐKD trước
dự phòng 935.657 358.734 576.923 160,82%
Chi phí dự phòng 65.041 84.003 -18.962 -22,57%
Tổng lợi nhuận trước thuế 870.616 274.731 595.885 216,90%
Thuế TNDN hiện hành 75.592 67.590 8.002 11,84%
LN sau thuế TNDN 795.024 207.141 587.883 283,81%
Lãi cơ bản trên cổ phiếu 5.101 1.549 3.552 229,31%
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010 của SGCTNH
− Hoạt động ngân hàng luôn đem lại nguồn lãi lớn, cuối năm 2010 đạt 795,02
tỷ đồng, tăng 587,883 tỷ đồng (283,81%) so với cuối năm 2009.
− Ngoài nguồn lãi từ hoạt động ngân hàng, Saigon bank còn có thêm nguồn lãi
từ công ty con là công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, khách sạn Riverside.
Riêng thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng 84,56% trên tổng thu nhập
của Ngân hàng.
− 06 tháng đầu năm 2011, SGCTNH có doanh thu 1.509,37 tỷ đồng (trong
đó thu nhập bất thường là 3,73 tỷ đồng), chi phí 1.279,83 tỷ đồng (trong đó đã
trích dự phòng rủi ro quý I/2011 là 13,48 tỷ đồng, quý II/2011 là 23,973 tỷ
đồng, bảo hiểm tiền gửi là 4,62 tỷ đồng), lợi nhuận trước thuế là 229,497 tỷ
đồng (chưa trích bảo hiểm tiền gửi Quý II/2011). Nếu tính gộp lợi nhuận của
Công ty Quản Lý Khai Thác Riverside, lợi nhuận trước thuế của SGCTNH 06 tháng
đầu năm 2011 là 229,497 tỷ đồng, đạt 65% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2011 (229,497 tỷ
đồng/350 tỷ đồng).
2.2 THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG
2.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình cấp tín dụng
2.2.1.1 Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối
hoạt động tín dụng do Hội đồng Quản trị của SGCTNH đưa ra nhằm sử dụng
39
hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân
trong phạm vi cho phép của những quy định của NHNN Việt Nam.
Mục đích của chính sách tín dụng
- Chính sách tín dụng xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín
dụng. Đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động
tín dụng.
- Chính sách tín dụng được đưa ra nhằm bảo đảm quyết định tín dụng khách
quan, tuân thủ quy định của NHNN Việt Nam. Không một tổ chức, cá nhân nào
được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi
nợ của SGCTNH.
2.2.1.2 Quy trình nghiệp vụ tín dụng
Quy trình tín dụng được bắt đầu từ khi nhân viên tín dụng (NVTD) tiếp nhận hồ sơ
khách hàng và kết thúc khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ thanh toán cho SGCTNH,
bao gồm các giai đoạn:
- Thẩm định trước khi cho vay,
- Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay,
- Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay.
Tùy theo từng mục đích mà NVTD phân tích và thẩm định khách hàng vay vốn
theo những nội dung sau:
Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn
Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: NVTD hướng dẫn khách hàng đăng
ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và lập hồ sơ.
Trong quá trình thẩm định khách hàng vay, tiêu chuẩn 5C mà cán bộ tín dụng cần
quan tâm là:
- Tư cách (Character): Tiếng tăm của công ty, thiện chí trả nợ và lịch sử tín
dụng của công ty. Tuổi đời của công ty là một thước đo tốt nhưng không thể
dựa hoàn toàn vào điều này.
- Vốn (Capital): Đóng góp của các chủ sở hữu và các tỷ số nợ.
- Năng lực (Capacity): Năng lực trả nợ.
40
- Tài sản thế chấp (Collateral): Giá trị của tài sản thế chấp là bao nhiêu trong
trường hợp không trả được nợ.
- Chu kỳ hoặc các điều kiện kinh tế (Cycle): Trạng thái của chu kỳ kinh doanh.
- Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: NVTD kiểm tra sơ bộ các điều
kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ.
Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn
- Kiểm tra hồ sơ vay vốn: NVTD kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong
danh mục hồ sơ pháp lý.
- Kiểm tra mục đích vay vốn: NVTD kiểm tra tính hợp lệ của từng loại hồ sơ khoản
vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay.
Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn
Kiểm tra, xác minh thông tin
Quá trình kiểm tra và xác minh những thông tin về khách hàng được thực hiện qua
các nguồn sau:
- Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng.
- Thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC)
- Các bạn hàng/đối tác, bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị và
những khách hàng tiêu thụ sản phẩm.
- Các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay (cơ quan thuế, v.v..)
- Các Ngân hàng mà khách hàng hiện đang vay vốn/ trước đó vay vốn.
- Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn
Tìm hiểu và phân tích khách hàng, tư cách và năng lực pháp luật, năng lực hành vi
dân sự, năng lực điều hành quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức,
bố trí lao động.
Lập tờ trình thẩm định cho vay
Xác định phương thức cho vay
Tùy theo yêu cầu vay vốn của khách hàng, kết quả thẩm định khách hàng, đặc điểm
hoạt động sản xuất kinh doanh và mối quan hệ giữa SGCTNH với khách hàng mà
SGCTNH quyết định phương thức cho vay.
41
Các bước phê duyệt khoản vay
Bước 1: Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, nhân viên tín
dụng lập Tờ trình trình lãnh đạo Phòng Tín dụng/Trưởng Phòng Kinh doanh.
Bước 2: Trên cơ sở Tờ trình của NVTD kèm hồ sơ vay vốn, lãnh đạo Phòng Tín
dụng/Phòng Kinh doanh xem xét kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào
Tờ trình và trình Tổng Giám đốc (TGĐ)/Giám đốc hoặc ghi ý kiến vào
Biên bản họp Hội đồng Tín dụng (HĐTD). NVTD cần bổ sung/hoàn chỉnh
hồ sơ nếu có yêu cầu.
NVTD căn cứ ý kiến của lãnh đạo Phòng Tín dụng/Giám đốc/Tổng Giám đốc/ Hội
đồng Tín dụng để tiến hành làm một hoặc các thủ tục sau:
- Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu đối với trường hợp cần bổ sung các
điều kiện vay vốn.
- Thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa tờ trình nếu không đạt yêu cầu.
Sau khi trình lãnh đạo Phòng Tín dụng/Phòng Kinh doanh để kiểm tra lại nội
dung. Lãnh đạo Phòng Phòng Tín dụng/ Phòng Kinh doanh có ý kiến đồng ý
hay không đồng ý trình Giám đốc/Tổng Giám đốc/Hội đồng Tín dụng quyết định.
Bước 3: Căn cứ bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuất của NVTD và lãnh đạo
Phòng Tín dụng, TGĐ/HĐTD phê duyệt cho vay hoặc từ chối cho vay.
Bước 4: NVTD Thông báo cho khách hàng nội dung cho vay/ từ chối cho vay:
- Trường hợp cho vay: sau khi Giám đốc/Tổng Giám đốc/Hội đồng tín dụng
duyệt cho vay, NVTD soạn thảo văn bản trình lãnh đạo ký thông báo gởi khách
hàng về nội dung cho vay và kèm theo điều kiện cần bổ sung (nếu có). Nếu
khách hàng chấp thuận những nội dung do Ngân hàng đưa ra thì NVTD tiến
hành các bước tiếp theo.
- Trường hợp từ chối cho vay: sau khi Giám đốc/Tổng Giám đốc/Hội đồng tín
dụng xem xét quyết định từ chối cho vay, NVTD soạn thảo văn bản trình lãnh
đạo ký thông báo gởi khách hàng. NVTD sao chụp toàn bộ hồ sơ vay cùng bản
chính tờ trình để lưu vào hồ sơ từ chối cho vay của Phòng Tín dụng/Phòng Kinh
42
doanh. Đồng thời trả lại cho khách hàng toàn bộ hồ sơ đã nhận từ khách hàng
(nếu khách hàng có yêu cầu).
Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay
Sau khi khoản vay được phê duyệt, SGCTNH với khách hàng vay sẽ lập hợp
đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm (nếu có).
Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm
- Việc công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm do SGCTNH, khách hàng và
các bên liên quan thỏa thuận.
- Trong trường hợp pháp luật có qui định thì giao dịch bảo đảm phải được
công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm.
Sau khi Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm, đơn đăng ký giao dịch bảo
đảm đã được cấp có thẩm quyền ký, NVTD cùng khách hàng tiến hành thủ tục
công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm. Nơi tiến hành thủ tục công chứng và
đăng ký giao dịch đảm bảo: áp dụng theo quy định chung về công chứng và đăng
ký giao dịch bảo đảm.
Tiếp nhận giấy tờ tài sản bảo đảm từ khách hàng
Sau khi thực hiện xong thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm,
chủ tài sản giao ngay bản chính giấy tờ tài sản và các hợp đồng bảo đảm đã được
công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm cho đại diện SGCTNH. NVTD đại diện
SGCTNH tiếp nhận đầy đủ bản chính, bảo đảm khớp đúng với danh mục giấy tờ
được ghi trong hợp đồng bảo đảm và làm biên nhận cho khách hàng.
Sau khi nhận xong hồ sơ tài sản bảo đảm từ khách hàng, NVTD sao chụp
một bộ để lưu vào hồ sơ tín dụng. Đồng thời, tiến hành ngay thủ tục nhập ngoại
bảng tài sản bảo đảm.
Giải ngân
Kiểm tra, giám sát sau giải ngân: đôn đốc người vay sử dụng đúng mục
đích, có hiệu quả, hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn.
43
Việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay phải thực hiện chậm nhất không
quá 2 tháng đối với cho vay ngắn hạn và 3 tháng đối với cho vay trung và dài hạn
kể từ ngày giải ngân.
Việc kiểm tra sau cho vay được thực hiện 1 lần hay nhiều lần tùy thuộc vào
phương án vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh, dư án đầu tư của khách hàng.
Định kỳ hàng tháng, NVTD phải thông báo cho khách hàng vay (trực tiếp,
văn bản, điện thoại,...) số tiền lãi phải trả trong tháng và đôn đốc khách hàng trả lãi
đúng hạn. Trước ngày nợ vay đến hạn, NVTD lập thông báo và đôn đốc khách
hàng trả nợ đúng hạn. Đối với cho vay trung, dài hạn, NVTD theo dõi hoạt động
của khách hàng và công trình vay vốn để tiến hành thu hồi nợ phù hợp với kỳ hạn
nợ mà khách hàng đã cam kết.
Để đôn đốc khách hàng trả nợ, tùy theo thực tế phát sinh mà SGCTNH sử
dụng văn thư trao đổi với khách hàng. Các văn thư này phải được lưu giữ cẩn thận
vào hồ sơ tín dụng để dự phòng các quan hệ tố tụng phát sinh.
Khi đã thực hiện các biện pháp theo dõi, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả
nợ mà khách hàng vẫn không trả, NVTD trình lãnh đạo, đề xuất biện pháp xử lý tài
sản, khởi kiện theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.
Giải chấp tài sản bảo đảm: hoàn trả lại giấy tờ bản chính quyền sở hữu và
quyền sử dụng cho khách hàng.
Thanh lý hợp đồng tín dụng: Tất toán khoản vay.
Khi khách hàng trả hết nợ, NVTD tiến hành kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí...
để tất toán khoản vay.
Quản lý hồ sơ tín dụng:
Hồ sơ tín dụng là tài liệu quan trọng đối với công tác giám sát các khoản vay và
cũng là nguồn quan trọng cung cấp thông tin cho các NVTD tiến hành đánh giá tín
dụng định kỳ, kiểm tra nội bộ, kiểm toán bên ngoài và các ban ngành kiểm tra khác
ngoài Ngân hàng.
Như vậy, SGCTNH đã xây dựng cho mình một quy trình tín dụng khá chặt chẽ
nhằm đảm bảo sự an toàn và giảm thiểu rủi ro nhất cho SGCTNH. Trong quá trình
44
xây dựng quy trình tín dụng SGCTNH cũng có sự tham khảo quy trình tín dụng của
các ngân hàng bạn và tuân thủ đúng theo những quy định của pháp luật hiện hành.
2.2.2 Tuân thủ các quy định về tín dụng
Đối tượng khách hàng vay tại SGCTNH
Khách hàng vay tại SGCTNH là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có
nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống trong
nước và nước ngoài.
Những đối tượng không được cho vay
- Thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám
đốc SGCTNH.
- Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc,
Phó Tổng Giám đốc SGCTNH.
- SGCTNH không được cho vay cho KH trên cơ sở bảo đảm của các đối tượng trên.
- SGCTNH không được cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực chứng khoán mà SGCTNH nắm quyền kiểm soát.
- SGCTNH không được cho vay trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của
chính SGCTNH hoặc công ty con SGCTNH.
- SGCTNH không được cho vay để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên
cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận
góp vốn.
Hạn chế cho vay
SGCTNH không được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay với
những điều kiện ưu đãi đối với những đối tượng sau:
+ Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại SGCTNH, thanh tra viên
đang thanh tra tại SGCTNH .
+ Kế toán trưởng của SGCTNH .
+ Cổ đông lớn của SGCTNH .
+ Doanh nghiệp có một trong những đối tượng là thành viên HĐQT, Ban Kiểm
soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc SGCTNH, cán bộ, công nhân viên của
45
SGCTNH thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay, bố, mẹ, vợ, chồng,
con của thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc
SGCTNH sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.
+ Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng.
+ Các công ty con, công ty liên kết của SGCTNH hoặc doanh nghiệp mà
SGCTNH nắm quyền kiểm soát (**).
+ Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng quy định (ngoại trừ điểm
**) nêu trên không quá 5% vốn tự có của SGCTNH.
+ Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với 1 đối tượng quy định tại điểm (**) nêu
trên không quá 10% vốn tự có của SGCTNH, đối với tất cả các đối tượng quy
định tại điểm (**) nêu trên không được vượt quá 20% vốn tự có của SGCTNH.
Nguyên tắc và điều kiện vay vốn
Nguyên tắc vay vốn
Khách hàng vay vốn của SGCTNH phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng.
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong Hợp đồng
tín dụng.
- Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng
tiền vay đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng.
Điều kiện vay vốn
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu
quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp
với quy định của pháp luật.
Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ
và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
46
Giới hạn tín dụng đối với một khách hàng:
- Tổng dư nợ tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của
SGCTNH tại thời điểm cho vay, trừ trường hợp cho vay từ các nguồn ủy thác của
Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc những dự án đã trình và được Chính
phủ đồng ý cho vay vượt 15% vốn tự có của SGCTNH.
- Hiện nay, ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương được phép cho vay và bảo
lãnh tối đa đối với một khách hàng là khoảng 350 tỷ đồng.
- Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của
SGCTNH, qua thẩm định dự án hoặc phương án vay vốn thấy đảm bảo đủ điều
kiện cho vay, SGCTNH được thực hiện cho vay hợp vốn theo qui định của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo đối tượng vay vốn tại SGCTNH như sau:
Bảng 5: Dư nợ cho vay phân theo đối tượng vay vốn
Đơn vị: tỷ đồng
Cho vay bằng tiền đồng
và ngoại tệ quy đổi
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 30/06/2011
Cá nhân 3.534 4.239,68 4.668,7 4.741
Doanh nghiệp 4.382 5.483,94 5.787,05 6.202,36
Tổng cộng 7.916 9.723,62 10.455,75 10.943,36
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010 và sơ kết tình hình
hoạt động 6 tháng đầu năm 2011 của SGCTNH
47
Biểu 3: Dư nợ cho vay phân theo đối tượng vay vốn
Đơn vị: tỷ đồng
3.534
4.239,68
4.668,70
4.741
4.382
5.483,94
5.787,05
6.202,36
0
5.000
10.000
15.000
20.000
25.000
Cá nhân Doanh nghiệp
Dư nợ cho vay phân theo đối tượng vay vốn
30/06/2011
Năm 2010
Năm 2009
Năm 2008
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010 và sơ kết tình hình
hoạt động 6 tháng đầu năm 2011 của SGCTNH.
Tiếp theo là dư nợ cho vay trong hạn phân theo thời hạn vay vốn:
Bảng 6: Dư nợ cho vay phân theo thời hạn vay vốn
Đơn vị: tỷ đồng
Cho vay bằng tiền đồng
và ngoại tệ quy đổi
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 30/06/2011
Ngắn hạn 5.233 6.088,95 6.778,42 7.370,88
Trung dài hạn 2.683 3.634,67 3.677,33 3.572,48
Tổng cộng 7.916 9.723,62 10.455,75 10.943,36
Nguồn: Báo cáo dư cho tiền vay theo thời hạn vay vốn qua các thời điểm
Nhìn vào bảng 6 ta thấy được cơ cấu nợ trung dài hạn luôn chiếm tỷ lệ thấp
hơn so với nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ. Cụ thể, năm 2009 tỷ lệ dư nợ cho vay
trung dài hạn chiếm 37,38% trong tổng dư nợ của toàn hệ thống, năm 2010 tỷ lệ
này là 35,17%, đến 30/06/2011 là 32,56%.
48
Để đảm bảo an toàn, khả năng thanh khoản, SGCTNH luôn cố gắng duy trì
tỷ lệ cho vay trung dài hạn sao cho phù hợp với nguồn vốn huy động trung dài hạn
mà ngân hàng huy động được, tuân thủ quy định của NHNN về tỷ lệ cho vay tối đa
của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn đối với ngân hàng
thương mại là 30%.
Được thể hiện qua biểu đồ như sau:
Biểu 4: Dư nợ cho vay phân theo thời hạn vay vốn
Đơn vị: tỷ đồng
Dư nợ phân theo thời hạn vay vốn
7.370,88
6.778,426.088,955.233
3.572,483.677,33
3.634,67
2.683
0
2.000
4.000
6.000
8.000
10.000
12.000
30
/06
/20
11
Trung dài hạn
Ngắn hạn
Nguồn: Báo cáo dư nợ cho vay theo thời hạn vay vốn qua các thời điểm
2.2.3 Phân tán rủi ro
Để phân tán được rủi ro trong quyết định cho vay của Thống đốc ngân hàng
nhà nước số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay của tổ
chức tín dụng đối với khách hàng có quy định:
- Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15%
vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các
nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu
vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng hoặc khách
hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp
vốn theo quy định của Ngân hàng NNVN.
49
Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn
của TCTD như sau:
- Dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng bao gồm dư nợ cho vay theo hợp đồng
tín dụng; số dư nợ tổ chức tín dụng ủy thác cho tổ chức tín dụng khác cho vay; số
dư các khoản tổ chức tín dụng đã trả thay do thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với
khách hàng.
Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không
được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
- Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một
khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó
tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có
của tổ chức tín dụng.
- Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có
liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trong đó tổng
dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ
chức tín dụng.
- Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một
nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của tổ chức tín
dụng, trong đó tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh đối với một khách hàng không
được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
2.2.4 Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đúng quy định
Nghị định được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển hóa các quy định của
pháp luật hiện hành về đăng ký giao dịch bảo đảm đã được thực tiễn kiểm nghiệm
tính đúng đắn, phù hợp trong thực tiễn, xây dựng một số quy định mới trên cơ sở
tổng kết thực tiễn, tham khảo, chọn lọc kinh nghiệm của các nước có hệ thống pháp
luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, phát triển và vận dụng phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội ở Việt Nam, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, phù hợp với
các quy định hiện hành của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ luật Hàng
hải, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Bộ luật Dân sự và pháp luật có liên quan.
50
Nghị định số 83/2010/NĐ-CP đã đưa ra quy định chung về thời hạn có hiệu
lực của đăng ký giao dịch bảo đảm, là thời hạn được tính từ thời điểm đăng ký cho
đến thời điểm xóa đăng ký theo đơn của người yêu cầu xóa đăng ký. Quy định này
đã khắc phục được hạn chế của Nghị định số 08/2000/NĐ-CP trong đó quy định
việc đăng ký giao dịch bảo đảm có giá trị trong 05 năm, kể từ ngày đăng ký, trừ
trường hợp các bên có yêu cầu xoá đăng ký trước thời hạn hoặc có yêu cầu đăng ký
gia hạn. Như vậy, các bên tham gia giao dịch sẽ chủ động thực hiện việc xóa đăng
ký mà không phải thực hiện thủ tục đăng ký gia hạn hoặc xóa đăng ký trước hạn.
Việc hệ thống hóa các trường hợp phải đăng ký được dựa trên cơ sở quy
định của Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Bộ luật Hàng hải Việt
Nam, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Nghị định số 08/2000/NĐ-CP, Nghị
định số 163/2006/NĐ-CP, do đó bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ của pháp luật
hiện hành.
Để thuận tiện cho cá nhân, tổ chức trong quá trình đăng ký giao dịch bảo
đảm, Nghị định tập hợp, liệt kê các trường hợp đăng ký bắt buộc: thế chấp quyền sử
dụng đất; thế chấp rừng sản xuất l , thế chấp tàu bay;
thế chấp tàu biển; các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định (khoản 1 Điều 3)
và đăng ký tự nguyện đối với trường hợp không thuộc đối tượng bắt buộc phải đăng
ký (khoản 2 Điều 3) - các giao dịch bảo đảm bằng tài sản không thuộc các trường
hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 (thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp rừng sản
xuất là rừng trồng, cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; thế chấp tàu biển, các trường
hợp khác, nếu pháp luật có quy định).
Tình hình dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo, không có tài sản bảo đảm và tài sản
bảo đảm hình thành từ vốn vay tại SGCTNH như sau:
51
Bảng 7: Dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm, không có tài sản bảo đảm và tài
sản bảo đảm hình thành từ vốn vay qua các thời điểm
Đơn vị: tỷ đồng
Cho vay bằng tiền đồng
và ngoại tệ quy đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phong_ngua_va_han_che_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_tmcp_sai_gon_cong_thuong.pdf