MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Bảng danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU.1
Chương 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA PHONG TRÀO
DUY TÂN Ở NAM KỲ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XX (1905 -1930). .11
1.1. Điều kiện tác động đến sự ra đời của phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ
những năm đầu thế kỉ XX (1905-1930). 11
1.1.1. Tình hình thế giới và trong nước. . 11
1.1.2. Tình hình Nam Kỳ. . 20
1.2. Sự ra đời của phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ những năm đầu thế kỉXX. . 28
1.2.1. Những tiền đề cho sự ra đời của phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ. . 28
1.2.2. Sự ra đời của phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ. . 38
Tiểu kết chương 1.43
Chương 2. PHONG TRÀO DUY TÂN Ở NAM KỲ NHỮNG NĂM ĐẦU
THẾ KỈ XX (1905 - 1930) .45
2.1. Khuynh hướng Duy Tân ở Việt Nam và Nam Kỳ những năm đầu thế kỉ
XX (1905-1930). 45
2.1.1. Về chính trị. 45
2.1.2. Về kinh tế. . 48
2.1.3. Về văn hóa – xã hội. 51
2.1.4. Về giáo dục. . 53
2.2. Hoạt động của phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ (1905-1930). . 56
2.2.1. Hoạt động trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng. 562.2.2. Hoạt động trên lĩnh vực kinh tế. . 70
2.2.3. Hoạt động trên lĩnh vực văn hóa - xã hội. 84
2.2.4. Hoạt động trên lĩnh vực giáo dục. 102
Tiểu kết chương 2.109
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM, TÁC ĐỘNG VÀ BÀI HỌC CỦA PHONG TRÀO
DUY TÂN Ở NAM KỲ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XX (1905-1930) .111
3.1. Đặc điểm của phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ. 111
3.1.1. Sự kết hợp chặt chẽ giữa trí thức Nho học với trí thức Tây học. 111
3.1.2. Báo chí công khai cổ vũ lòng yêu nước. 112
3.1.3. Từ Đông Du đến Tây Du. . 113
3.1.4. Minh Tân - Duy Tân: con đường đổi mới, con đường cách mạng. . 115
3.2. Tác động của phong trào đối với Nam Kỳ. 116
3.2.1. Tác động đối với lĩnh vực chính trị -xã hội. . 116
3.2.2. Chuyển biến kinh tế. . 118
3.2.3. Tác động đối với lĩnh vực văn hóa. 119
3.2.4. Tác động đối với lĩnh vực giáo dục. . 120
3.3. Bài học rút ra từ phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ. . 121
3.3.1. Nhìn nhận rõ bản chất của đế quốc thực dân. 121
3.3.2. Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cần chú ý tới lực
lượng cơ bản đông đảo, quan trọng nhất là nông dân. 122
3.3.3. Gắn kết phát triển kinh tế với phát triển văn hóa. 123
3.3.4. Bài học về sự đổi mới tư duy . 124
3.3.5. Bài học: lý thuyết phải đi đôi với thực hành. 125
3.3.6. Bài học “khai dân trí, chấn dân khí”. . 126
3.3.7. Bài học về việc khai thác tiềm năng về vật và lực của Nam Kỳ. . 127
Tiểu kết chương 3.128
KẾT LUẬN .130
TÀI LIỆU THAM KHẢO.135
PHỤ LỤC
213 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ những năm đầu thế kỷ XX (1905-1930), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òn “lục tỉnh” thời ấy là tiếng thông dụng để chỉ Nam Kỳ. Từ số 27 đến số
50, Trần Chánh Chiếu làm chủ bút cho tờ báo này. Trên LTTV, số 27 ra ngày
21/5/1908, Trần Chánh Chiếu có thông báo về việc chuyển từ làm chủ bút cho NCMĐ
sang làm chủ bút cho LTTV: “Tôi làm lãnh bút cho NCMĐ đã hai năm,nay tôi
nhiều việc quá lo không kham nên tôi trả lại cho ông chủ nhơn là M.CanavaggioNay
tôi đem các việc hùn hiệp từ thuở nay của tôi lập qua LTTV và sẽ rao tiếp sổ Minh
Tân công nghệ trong LTTV” [58, tr.222-223]. Trong số 2 ra ngày 21/11/1907, LTTV
đăng bài viết của Chủ nhiệm Pierre Jeantet và của Trần Chánh Chiếu nói lên ý định
cũng như mong muốn của người sáng lập nên tờ báo là: mang lại sự đổi mới tư duy
cho dân chúng, hô hào việc tranh thương công nghệ, khuyến khích việc học tập và áp
dụng những kiến thức mới vào việc làm giàu cho nước nhà, vận động rộng rãi cuộc
Duy Tân. Dưới quyền chủ bút của Trần Chánh Chiếu, trong 50 số đầu, phần chính yếu
trong đường lối của LTTV là vận động cuộc Minh Tân, bao gồm những bài kêu gọi,
giải thích, những bài châm biếm, chống đối, những bài tranh luận và thơ phú. Bên
cạnh đó tờ báo cũng có những bài mang tính chất tranh đấu một cách gián tiếp hoặc
89
che đậy ít nhiều, chống thực dân, chống chính quyền thuộc địa và tay sai của thực dân,
chống tinh thần vọng ngoại,thỉnh thoảng có xen vài bài có tính chất loan truyền một
tin thời sự quốc tế hay liên hệ đến một vấn đề “văn chương, ngôn ngữ”. Ngay số đầu
tiên, Nguyễn Tử Thức, ở bài “Cập báo lợi quyền” đã có những lời kêu gọi thiết tha,
kêu mọi người phải biết chen lấn với người Tàu, đừng để người nước ngoài chiếm cả
mọi nguồn lợi ở nước ta. “Đồng bào ơi! Tua ước cùng nhau mà kịp gióng tiếng chuông
tự do lên, dựng cây cờ độc lập dậy, truyền lời hịch Minh Tân ra, cho đặng mở mặt
cùng người ngoại quốc, cho đặng nở gan nở ruột cùng bạn đồng bang. Chớ nghi nghi
ngờ ngờ, dụ dự bất quyết mà đợi đến người thâu hết quyền lợi hay sao?...Rày cúi xin
đồng bào mau tỉnh lại, vỗ tay một lượt mà bước tới cuộc văn minh, đặng day cần lợi
của quê hương cho người quê hương ta cầm. Vậy mới giả khuông thời, vậy mới rằng
tế thế” [25, tr.494]. Và tiếp tục trên số 2, LTTV đăng bài viết kêu gọi duy tân có tên
“Thương hải vi tang điền” của ông Tố Hộ. Bài viết đã chỉ cho mọi người hiểu rằng nếu
chỉ lo se sua quần áo mà coi đó là duy tân, đấy chỉ là có vỏ mà không có ruột. Cho nên
“phải ráng mà bươn chải với đời, lo cho con nhà nước Nam thông nghề buôn, giỏi
nghiệp nghệ, tiện tận chắt lót, thủ quyền cho lợi”[58, tr.238] có như vậy mới gọi là
duy tân và mau tiến bộ được. Ngoài ra, trong cuộc duy tân LTTV còn chống hủ tục rất
mạnh, chống cờ bạc, rượu chè, mê tín dị đoanTrên số 42 của tờ LTTV, Trần Chánh
Chiếu cho rằng nguyên nhân của những tệ nạn đó là do dân mình ngoài làm ruộng thì
không làm thêm nghề nào nữa nên thời gian rảnh rỗi nhiều. Vì vậy, ông khuyên mọi
người “phải hết sức giúp cho nền công nghệ” thì mới có ngày trừ bỏ được những tệ
nạn đó. Ông còn công khai hô hào khuyến học, mở mang trường lớp, khuyến khích
dạy nghề, đồng thời bí mật vận động đưa con em du học nhằm mưu sự lâu dài trên báo
LTTV.
Về mặt chính trị và kinh tế, trên LTTV cũng đăng những bài viết công kích thẳng
chế độ thuộc địa, kêu gọi đồng bào giành quyền lợi từ tay giới Hoa kiều và Ấn kiều.
Hai giới này đã câu kết và được thực dân Pháp yểm trợ nên nắm độc quyền về mua
bán và các dịch vụ đấu thầu hoa chi chợ, bến đò
Lập trường dân tộc cũng được thể hiện rõ trong các bài viết của LTTV. Trong số
4 ra ngày 05/12/1907, báo LTTV có đăng bài “Cha ghẻ, con ghẻ” của La ma Hòa
90
thượng. Trong bài viết, người đọc có thể thấy rằng: cha ghẻ là nước Pháp, con ghẻ là
nước Nam, Tây Ninh ám chỉ Pháp (Tây), Ban Nam là nước Nam bị chia làm ba kì, thị
Đước là vua Tự Đức, chị Phúc là vua Kiến Phúc, chị Dục là vua Dục Đức, chị Đường
là vua Đồng Khánh, chị Ngơi là vua Hàm Nghi, Thái Thị Thiền là vua Thành Thái.
Đây là một bài chính trị chống Pháp được viết một cách khéo léo, qua việc tố cáo tội
ác của Pháp, người viết đã khơi gợi lòng yêu nước căm thù giặc trong nhân dân. Bài
viết đã nói lên bản chất của chủ nghĩa thực dân và lên án nó nhưng nói một cách che
đậy. Mãi đến La Cloche félée (Chuông rè) và L`Annam (Nước Nam) ra đời 20 năm
sau mới nói trắng ra được mà nói trắng ra được thì cũng phải viết bằng chữ Pháp.
Trần Chánh Chiếu không chỉ bỏ ra một phần gia sản khá lớn để ủng hộ phong
trào mà ông còn đăng nhiều bài kêu gọi các nhà hào phú Nam Kỳ cùng hùn vốn lập
hội buôn, xây dựng và phát triển các cơ sở kinh doanh của người Việt để huy động tiền
của, chi dùng cho PTĐD và đăng quảng cáo cho các cơ sở kinh tài của Minh Tân.
Ngay trong số đầu tiên của LTTV, Trần Chánh Chiếu đã kêu gọi mọi người hãy ghé
lại tiệm Nam Trung khách sạn, trước là nghỉ ngơi, sau là giúp “bạn đồng bào với nhau
cho nên cuộc, ấy có phải là nhất cử lưỡng tiện”. Và trên số 43 ra ngày 10/9/1908, ông
đăng tin quảng cáo cho một cơ sở kinh tài nữa là Hãng xà bông Con Vịt (Savon
Canard): xà bông Con vịt tốt hơn của Chệt làm mà lại bán nhiều và rẻChính vì công
khai cổ vũ cho PTDT, nên cuối tháng 10/1908, Gilbert Chiếu bị thực dân Pháp bắt,
đến tháng 4/1909, ông được trả tự do. Trần Chánh Chiếu đã bán hết gia sản để trả nợ,
bí mật giúp Phan Bội Châu và Cường Để hoạt động. Còn LTTV với chủ bút Trần
Chánh Chiếu, đã khởi sự như một tờ báo tiến bộ, chủ trương canh tân đất nước, chống
Pháp chống phong kiến, cổ vũ lòng yêu nước với. Sau khi Trần Chánh Chiếu bị bắt, tờ
LTTV không còn đề cập đến vấn đề chính trị mà chỉ tập trung vào các lĩnh vực kinh tế,
văn học.
Đầu thế kỉ XX, ngoài hai tờ báo NCMĐ và LTTV cùng một số tờ báo có tính
chất cải lương của tư sản mại bản, đã bắt đầu xuất hiện những tờ báo thuộc phe đối lập
với nhà cầm quyền lúc bấy giờ như Đông Pháp thời báo, Ngòi bút sắt, Pháp -Việt nhất
giaĐáng chú ý nhất là hai tờ báo: La Cloche félée (Chuông Rè) của Nguyễn An
Ninh và L`Annam (Nước Nam) của Phan Văn Trường. Hai tờ báo đã cho đăng những
91
bài viết tố cáo mạnh mẽ chế độ thực dân, phản ánh nguyện vọng về tự do dân chủ của
quần chúng và mạnh dạn đăng những bài mang tính chất Mác-xít, các tác phẩm của
những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-LêninĐiều đó đã góp phần giác ngộ tư tưởng
yêu nước và ý thức độc lập dân tộc, truyền bá nền văn hóa mới và tư tưởng cách mạng
trong quần chúng nhân dân, nhằm chống lại chế độ thực dân và phong kiến. Hai tờ báo
đã làm rạng danh cho làng báo Việt Nam, từ trước đến đó chưa có báo nào đối lập với
chính quyền thực dân Pháp mà dũng cảm như thế, với văn phong hấp dẫn như thế.
Lợi dụng luật ra báo bằng tiếng Pháp không cần phải xin phép ở Nam Kỳ và
thông qua một trí thức Pháp có tư tưởng dân chủ (De la Batie) đứng ra làm quản lý,
Nguyễn An Ninh đã cho xuất bản tại Sài Gòn tờ báo La Cloche fêlée (Chuông Rè), số
1 của tờ báo ra ngày 10-12-1923. Nguyễn An Ninh là một cử nhân luật khoa, học ở
Pháp về nhưng ông không làm việc cho Pháp cũng không làm luật sư mà ông làm báo
chữ Pháp đối lập với chính quyền thực dân. Báo La Cloche fêlée tập trung ở những
vấn đề: Công khai truyền bá những tư tưởng tiến bộ, từ tư tưởng dân chủ tư sản đến
dân chủ xã hội chủ nghĩa; Đả kích nền cai trị tàn bạo của thực dân Pháp; Chống luận
thuyết Pháp -Việt đề huề; Kích động lòng yêu nước; Công khai đòi tự do dân chủ cho
người Việt Nam. Sự xuất hiện và tồn tại của La Cloche fêlée như là cái gai lớn chọc
vào mắt chính quyền thực dân. Báo chí thực dân la ó về việc một vài người bản xứ trẻ
tuổi sống trong một chế độ bảo hộ được hưởng “chủ nghĩa tự do và sự độ lượng”.
Nhưng họ lại dùng học thức để lăng mạ những “ân nhân” của họ và thúc đẩy quần
chúng nổi dậy chống lại những “ân nhân” của mình bằng một tờ báo bằng tiếng Pháp
tên là Chuông Rạn. Có lẽ vì vậy mà chưa có tờ báo nào bị đe dọa và trù ếm như tờ La
Cloche fêlée: chủ báo và luôn cả ấn công đều bị nhân viên mật thám thường xuyên
theo dõi, đe dọa; những người mua báo dài hạn bị dọa nạt; ai đọc báo La Cloche fêlée,
nếu là công chức thì bị đuổi việc, học sinh thì bị đuổi học, binh lính thì phải đi xa. Mặc
dù vậy, Nguyễn An Ninh vẫn cố gắng làm hầu hết mọi việc: viết bài, sửa bài và cả đi
bán báo để tờ báo được thành hình và tồn tại. Nhưng chính phủ Pháp đã làm đủ cách
để “bóp chết con vịt khó lòng này” nên báo ra đến số 19 (14-7-1924) thì đình bản. Tuy
nhiên, trong bài “Tiếng chuông cuối cùng”, Nguyễn An Ninh “không nói lời từ biệt
độc giả”. Vì “đất nước này vẫn còn đang cần những tâm hồn tự do để làm nơi nương
92
tựa cho những người nghẹt thở trong cơn hấp hối” nên ông vẫn chưa từ bỏ ý định làm
báo. Sau bao cố gắng thì ngày 26-11-1925, báo La Cloche fêlée tiếp tục ra số 20, ngay
trong số báo này đã có bài viết lên án kịch liệt tên cầm quyền Varenne và bộ máy cai
trị. Tờ báo tuy mang tiêu đề “Cơ quan tuyên truyền cho tư tưởng dân chủ của nước
Pháp” sau đó đổi thành “Cơ quan tuyên truyền dân chủ” nhưng thực tế nó đã trở
thành diễn đàn lên án chế độ thực dân Pháp, truyền bá các tư tưởng dân chủ cấp tiếp và
thấm nhuần tinh thần yêu nước, chống áp bức. Đây là tờ báo đầu tiên trực diện công
kích chế độ thực dân. Nguyễn An Ninh là nhà báo đầu tiên biết làm, dám làm những
cuộc diễn thuyết ngoài trời tập chung đông đảo dân chúng. La Cloche fêlée và Nguyễn
An Ninh nhanh chóng đoàn kết được xung quanh mình một số trí thức Tây học và
thanh niên yêu nước. Đặc biệt tờ báo còn được sự cộng tác đắc lực của tiến sĩ luật sư
Phan Văn Trường, “ông Phan đã đem lại cho La Cloche fêlée một nội dung đã tiến bộ
thì càng tiến bộ hơn nữa” [25, tr.518]. Kể từ ngày 26-11-1925 báo do Phan Văn
Trường làm chủ nhiệm. Và đến ngày 6-5-1926 báo đổi tên là L’Annam (nước Nam).
Tiêu đề của L’Annam là một lời nói nổi tiếng của Mạnh Tử: “Dân vi quý, xã tắc thứ
chi, quân vi khinh”, lời nói đó đã nói lên tôn chỉ đấu tranh của dân chủ. Nhưng nhắc
lại lời của Mạnh Tử không có nghĩa là nói L’Annam hoài cổ, theo nho; trái lại khi nói
tới nội dung tư tưởng chính trị của tờ báo, ta sẽ thấy nó hoàn toàn không “hoài cổ”.
Ở Paris, Phan Văn Trường đã cùng với Phan Châu Trinh lập Hội Đồng bào Thân
ái (1912-1916) - tổ chức đầu tiên của người Việt tại Pháp. Phan Văn Trường nghiên
cứu chủ nghĩa xã hội khoa học từ rất sớm và thường ở bên cạnh Nguyễn Ái Quốc
trong các hoạt động cách mạng. Ông được coi là “kiến trúc sư” của “bản yêu sách của
nhân dân An Nam” mà Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Versailles vào năm 1919.
Cuối năm 1923, ông về nước, tham gia diễn thuyết và mở văn phòng luật sư tại Sài
Gòn để giúp đồng bào bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của mình. Hoạt động sôi nổi
nhất và thành công nhất của ông trong những ngày ở Sài Gòn là hoạt động báo chí, đặc
biệt là việc đảm đương vai trò chủ nhiệm hai tờ báo La Cloche fêlée và L’Annam.
Có thể xem L’Annam là tờ báo tiến bộ nhất ở Việt Nam, ở Sài Gòn trong những
năm 20. Vì những quan điểm chống thực dân kịch liệt nên ngày 25-7-1927 tờ báo bị
đình bản và chủ nhiệm bị bắt vì tội “xúi giục dân chúng nổi loạn và chống đối bằng võ
93
lực”. Ngày 12-1-1928, tờ báo lại tiếp tục ra mắt bạn đọc và ngày 2-2-1928 ra số cuối
cùng sau khi Thống đốc Nam Kỳ quyết định truy tố và bỏ tù toàn bộ những người chủ
trương tờ báo. Phan Văn Trường là một trong những người Việt Nam sớm được giác
ngộ, thức tỉnh bởi cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Ông đã góp phần quan
trọng vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin ở nước ta qua La Cloche fêlée và
L’Annam. Nội dung của hai tờ báo này rất phong phú và tiến bộ nhất lúc bấy giờ.
Điểm nổi bật nhất là trong suốt thời gian tồn tại, hai tờ báo này đã công kích tất cả các
chính sách trước nay của Pháp ở Đông Dương: chính sách bóc lột, chính sách áp bức,
chính sách ngu dân, chính sách chia để trịkhông một chính sách nào không bị đả
kích với những bản văn, những số liệu, những sự kiện rõ ràng và những con người cụ
thể dù là Toàn quyền, Khâm sứ, Thống đốc, Công sứ, Tham biện hay chỉ là ông chủ
đồn điềnHai tờ báo thực sự đã trở thành diễn đàn của các lực lượng yêu nước và dân
chủ chống lại nền thống trị thực dân. Vì vậy mà bọn thống trị rất căm thù hai tờ báo.
Chúng nói rằng ở Đông Dương sở dĩ có tình trạng tệ hại như vậy là do bọn quan lại
Pháp ở đây “làm tàng” chứ chính phủ Pháp ở xa không biết. La Cloche fêlée và
L’Annam đã khẳng định rằng tất cả những cái gì sảy ra ở Đông Dương, chính phủ
Paris đều biết hết và Paris chỉ đạo tất cả. Số báo ra ngày 18-7-1926 của Nước Nam có
bài Một cuộc tranh luận vô ích. Đây là bài tham gia cuộc tranh luận khá sôi nổi trên
báo chí công khai lúc bấy giờ ở Đông Dương về vấn đề “Người Việt Nam có sức tự cai
trị lấy mình không?”. Bọn Pháp trên báo đều bảo rằng “không”. Một số người Việt
Nam bảo rằng “có”; số khác nói “sẽ có”. Mỗi phía đều đưa nhiều lí do, rồi họ đi đến
kết luận rằng bây giờ hãy chịu sự “bảo hộ” của Pháp, hãy “hợp tác” với Pháp, “đề
huề” cùng Pháp. Riêng báo Nước Nam thì cho rằng đó là “một cuộc tranh luận vô
ích”, bởi vì xưa nay đâu có thấy một cường quốc châu Âu nào tự trao trả độc lập cho
một dân tộc bị họ lấy làm thuộc địa bao giờ. Và dưới chế độ tư bản chủ nghĩa sẽ không
có chuyện ấy được. Vì vậy, bàn bạc làm gì cho mất công.
Chuông Rè và Nước Nam tuyên truyền mạnh dạn và khá đầy đủ cho đường lối
chính sách của Đảng Cộng sản Pháp về vấn đề thuộc địa. Trên báo Chuông Rè số 20,
trong bài Một đảng viên xã hội làm Toàn quyền Đông Dương, luật sư Phan Văn
Trường nói rõ Varenne sang Đông Dương không phải để đem lại sự tốt lành cho nhân
94
dân Đông Dương mà là để đối phó với ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc đang sôi
nổi sát biên giới Đông Dương. Cho nên khi Varenne sang Đông Dương thì Chuông Rè
và sau này là Nước Nam đã chống Varenne, chống chủ nghĩa Pháp Việt hợp tác của
Varenne rất kịch liệt. Varenne diễn thuyết nói sẵn sàng “hợp tác Pháp Việt”, thì ngay
số 23 của Chuông Rè, Phan Văn Trường đã bác bỏ hoàn toàn luận điệu đó của y. Ông
cho rằng không thể có một sự hợp tác nào ở đây. Bởi vì, một cái hợp tác có giá trị
pháp lý thì phải là hợp tác được thành lập một cách hoàn toàn tự do và mỗi bên hoàn
toàn độc lập với bên kia. Nhưng ở đây, ông Varenne và bất kì chính khách Pháp nào
cũng đều không có ý nghĩ trả lại độc lập cho nước ta. Và ngay cả việc cho quyền tự do
làm báo chữ Quốc ngữ cũng không được. Vì vậy, cái hợp tác mà Varenne nói chỉ là
trong tưởng tượng thôi. Phan Văn Trường tiếp tục giáng những đòn liên tiếp vào
Varenne, vào “chính sách hợp tác”, “chính sách đồng tâm”, “chính sách đề huề” của y
trên Nước Nam số 57, qua bài Những tiên đoán của chúng tôi về những cải cách được
hứa hẹn. Ông chỉ rõ: bản chất mục đích của chủ nghĩa thực dân khiến nó không thể
nào thực hiện hợp tác, đồng tâm, đề huề được. Nhưng vì sợ nhân dân nổi lên đấu tranh,
sợ thuộc địa bị mất nên Pháp mới bày ra thuyết hợp tác, đồng tâm, đề huề đó...Nhưng
nhiều người bản xứ vẫn mong chờ. Bởi vì, cái chính sách hợp tác đó chưa thấy chính
phủ Pháp thực hiện ở đâu. Chuông Rè và Nước Nam không chỉ thẳng thừng đả kích
“chủ nghĩa Pháp - Việt đề huề”, đả kích Varen và chính sách thuộc địa phản động mà
những người chủ trương tờ báo, trong một chừng mực nào đó đã sử dụng nó để đóng
góp vào việc truyền bá những tư tưởng cộng sản chủ nghĩa. Trên hai tờ báo này đã
trích đăng nhiều bài rút ra từ báo chí cộng sản nước ngoài, nhất là tờ L’Humanité
(Nhân đạo) của Đảng Cộng sản Pháp. Đặc biệt từ số 53 (29-3-1926) đến số 60 (26-4-
1926), tờ La Cloche fêlée đã đăng trọn vẹn tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng
sản của C.Mác và Ph.Enghen. Tờ báo cũng đăng công khai bài tỏ thái độ tán thành
Cách mạng Nga, bênh vực Liên Xô, hô hào sự đoàn kết các dân tộc thuộc địa với nhân
dân chính quốc, đồng thời công khai nói đến khả năng hình thành khuynh hướng cộng
sản chủ nghĩa trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam. Mặc dầu nằm trong
khuôn khổ là tờ báo công khai và hạn chế trong những độc giả biết tiếng Pháp, nhưng
hai tờ báo trên đã thực sự góp phần vào quá trình đưa lý luận của chủ nghĩa Mác vào
95
xã hội Việt Nam và tạo nên những nhân tố tích cực trong cuộc đấu tranh chống chế độ
thực dân ở Việt Nam.
2.2.3.2. Văn học, nghệ thuật.
Hoạt động của PTDT trên lĩnh vực văn học đã có những đóng góp nhất định
trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đồng thời tạo ra những cơ sở, tiền đề cần thiết
cho những bước phát triển tiếp theo của quá trình hiện đại hóa văn học. Đáng chú ý
nhất trong hoạt động văn học thời kì này ở Nam Kỳ là hoạt động dịch thuật. Những tác
phẩm nước ngoài, đặc biệt là truyện Tàu, được dịch ra chữ Quốc ngữ và đăng trên báo:
NCMĐ, LTTV, Chuông Rè, Nước Nam như Chồng bắt chạ vợ (truyện Mỹ), Vi Lê giết
vợdo Lê Hoằng Mưu dịch; Le Comte de Monte Cristo (Tiền căn báo hậu) của
Alexandre Dumas do Trần Chánh Chiếu dịch; các truyện Tàu: Tàn Đường diễn nghĩa,
Thủy Hử diễn nghĩa, Phấn trang lầu diễn nghĩa, Ngũ hổ bình Tây, Tam quốc diễn
nghĩado Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An Khương, Nguyễn Chánh Sắtdịch. Những
tác phẩm này được người dân đón nhận và ưa thích. Các nhà duy tân đăng những tác
phẩm này không chỉ nhằm mục đích giải trí mà còn để thu hút sự quan tâm của nhân
dân tới những vấn đề xã hội khi đọc báo. Trong hoạt động dịch thuật, không thể không
nói tới Nguyễn An Ninh, ông là người Việt Nam đầu tiên dịch ra Quốc ngữ sách Le
Contrat social của Rousseau thành quyển Dân ước, in tại Sài Gòn năm 1923. Trên La
Cloche félée, ông còn thường trích đăng các ý hay của Rousseau, Montesquieu,
Voltaire và nhiều danh nhân khácđể tuyên truyền cho nhân dân biết về những quyền
tự do dân chủ để từ đó thức tỉnh, giác ngộ nhân dân đứng lên đấu tranh cho những
quyền lợi vốn có của mình cho nền độc lập dân tộc.
Ngoài ra, các chí sĩ đã dùng chính ngòi bút của mình để sáng tác thơ, viết truyện
ngắn, tiểu thuyết với nội dung kêu gọi nhân dân đổi mới, thực hiện nếp sống văn minh
tiến bộ, truyền bá tư tưởng mới, cổ vũ phong trào yêu nước. Người đầu tiên khởi
xướng phong trào viết tiểu thuyết theo lối phương Tây là Trần Chánh Chiếu với tên
là“Quốc âm thí cuộc” (10-1906) trên báo NCMĐ. Cuộc thi đã giúp định hình cho văn
chương một trào lưu sáng tác mới khi văn chương cổ điển không còn hợp thời nữa.
Trần Chánh Chiếu cũng đã bắt tay vào việc sáng tác những truyện ngắn bằng chữ
96
Quốc ngữ và cho đăng trên báo NCMĐ: Thất kim ngư, Tự truyệnTrước khi bị bắt,
ông cho xuất bản quyển: Hương Cảng nhân vật, Minh Tân tiểu thuyết. Sau khi được
trả tự do, ông đã viết các tác phẩm: Lâm Kim Liên (1910),Tiền căn báo hậu (1914),
Văn ngôn tập giải (1915)...và tiêu biểu là Hoàng Tố Anh hàm oan, được xem là tác
phẩm có giá trị hiện thực, bênh vực người nghèo, phê phán hạng giàu có trong xã hội
cũ. Như vậy, Trần Chánh Chiếu đã sớm có hướng sáng tác hiện thực trong thời hình
thành của văn học Quốc ngữ. Cùng với các truyện, Truyện Thầy Lazarô Phiền (1887),
Phan Yên ngoại sử -Tiết phụ gian truân (1910) thì Hoàng Tố Anh hàm oan (1910) so
với với tiểu thuyết Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách ở miền Bắc là một chặng
đường rất dài, rất xa, hơn cả một thập kỷ. Một cây viết khác tiêu biểu trong PTDT là
Đặng Thúc Liêng. Ngoài việc viết báo, ông còn tham gia xuất bản với nhiều tác phẩm
trên hầu hết các lĩnh vực: khuyến nông, đạo đức, tôn giáo và nổi bật là lĩnh vực văn
học với nội dung bao trùm là tinh thần yêu nước, mong muốn góp phần tạo nên những
thay đổi của xã hội Việt Nam theo hướng tích cực để có thể tiến kịp với văn minh thế
giới, từ đó đủ sức tự cường, giành lại độc lập dân tộcMặc dù, theo nghiên cứu của
Bằng Giang thì văn chương Quốc ngữ chậm phát triển, buổi đầu sáng tác hãy còn thưa
thớt. Năm 1924 có 9 tiểu thuyết sáng tác, năm sau số lượng mới vượt lên 24 tác phẩm.
Phong trào viết tiểu thuyết là một phong trào rất có ý nghĩa, đã cho ra đời một nền văn
chương Nam Bộ quý giá với những tiểu thuyết gia truyền thống miền Nam, một thứ
văn “ròng miền Nam”, vùng đất khai sinh ra những quyển tiểu thuyết quốc ngữ đầu
tiên. Ngoài ra, Huỳnh Đình Điển, một chí sĩ của PTDT, có sáng kiến dùng tài nghệ của
nghệ sĩ đờn ca tài tử phát triển dòng âm nhạc truyền thống này cổ vũ phong trào yêu
nước. Ban đầu đờn ca tài tử chỉ biểu diễn ở những khách sạn nhưng chính từ đây đờn
ca tài tử đã đến gần hơn với quần chúng nhân dân. Nó không chỉ nhằm mục đích phục
vụ nhu cầu giải trí mà quan trọng hơn chính là khuyến khích, kêu gọi mọi người đến
với các cơ sở kinh tài do người Việt lập ra để tranh thương với Chệt và Chà. Ngoài ra,
các chí sĩ còn mượn ngôn ngữ âm nhạc để cổ động cho PTDT. Về mặt khách quan,
đờn ca tài tử đã góp phần thúc đẩy sự hình thành một thể loại ca kịch mới ở giai đoạn
sau là bộ môn cải lương.
Những đóng góp tích cực của các nhà duy tân trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật
97
có ý nghĩa quan trọng. Nó không chỉ thể hiện tinh thần yêu nước của họ trong việc kêu
gọi nhân dân tham gia công cuộc duy tân đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh để
thực hiện mục tiêu cuối cùng là giải phóng dân tộc mà còn góp phần làm đa dạng thêm
loại hình giải trí cho người dân Nam Bộ, đời sống tinh thần của người dân thêm phong
phú.
2.2.3.3. Vận động thực hiện nếp sống mới.
a. Bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội.
Từ rất xa xưa, “từ ngày vua Sĩ vương đến hóa dân thành tục nước Nam Việt” thì
nhân dân ta ngày càng chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Hoa. Mà “người
Trung Quốc bấy lâu dầm thấm say mê theo dị đoan” cho nên những điều tệ hại của
nước Tàu cũng được lấy qua cho nước Nam ta mà không ai khuyên giải cho đồng bào
ta rõ. Bởi vì tầng lớp nho sĩ, được coi là “hiểu biết” hơn thì lại “tàng ẩn” và hay nói
những điều hủ lậu, chẳng có “mảy múng nào tác tân dân”. Trung Quốc và Khổng giáo
đã đem lại cho chúng ta một nền văn hóa mà nếu xét kỹ thì rất kém cỏi. Lớp người
được đào tạo bằng kinh truyện sách Trung Quốc lâu nay “bị bắt buộc phải bám víu vào
tư tưởng Khổng giáo giống như người bị chìm bấu víu vào mảnh ván lềnh bềnh”.
Trong khi văn hóa Tây phương rất phát triển và lan khắp thế giới, nếu chúng ta tiếp
thu nó thì rất có lợi. Nhưng tư tưởng Khổng giáo làm chúng ta khó thu nhận văn hóa
Tây phương, khó tiến bộ, khó tổng hợp hai nền văn hóa Tây-Đông để tạo cho mình
một nền văn hóa độc lập cao thượng. Tuy nhiên nền văn minh vật chất phương Tây đã
xâm nhập vào đời sống của nhân dân ta dưới thời thuộc Pháp, đặc biệt là ở Nam Kỳ.
Sài Gòn là nơi sự “Âu hóa” diễn ra sớm và nhanh nhất, trong đó giới trẻ là người
bị ảnh hưởng mạnh nhất. Nhưng đó chủ yếu là nền văn hóa ngoại lai chứa đầy tiêu
cực. Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách ngu dân về giáo dục và đầu độc về văn
hóa ở nước ta để dễ dàng hơn trong việc khai thác, bóc lột phục vụ cho công cuộc khai
thác thuộc địa. Các trường học ở Nam Kỳ sớm được thành lập nhưng trong chương
trình học nội dung chủ yếu là truyền bá “văn minh đại Pháp” nhằm đào tạo một thế hệ
người Việt Nam mất gốc, mất dần ý thức về thân phận của người dân mất nước để từ
đó trung thành với chính phủ thực dân. Thực dân Pháp còn duy trì và phát triển những
98
phong tục hủ bại thời phong kiến; khuyến khích cờ bạc, uống rượu, hút thuốc phiện;
phát triển mê tín dị đoan trong nhân dân; khuyến khích việc thành lập, tuyên truyền
rộng rãi các thứ tôn giáo và “tà giáo” để ru ngủ nhân dânTrước tình cảnh như vậy,
các sĩ phu đã giương cao ngọn cờ duy tân, đổi mới, hướng người dân vào việc thực
hiện nếp sống văn minh, tiến bộ, cổ động cho tinh thần dân tộc, chống lại những ảnh
hưởng tiêu cực của lối sống tư sản. Qua báo chí, họ đã không ngần ngại vạch rõ những
thói xấu đang tồn tại trong xã hội, đặc biệt là thói mê tín dị đoan và những hủ tục.
LTTV là tờ báo có những bài viết chống đối rất mạnh những tệ nạn mê tín dị
đoan, cờ bạc, á phiện, rượu chèvới những bài như “Xã cựu tùng tân, cải tà, quy
chánh”, Tử táng minh luận, Á phiện, Đề 36 con, Đòi uống rượu mãiTrước hết các
chí sĩ chỉ ra nguyên nhân gây ra những tệ nạn trong xã hội là vì dân mình ngoài làm
ruộng thì không có nghề gì khác nên thời gian rảnh rỗi nhiều mới rủ nhau đánh cờ chó,
hoặc đi coi đánh cờ bạcHơn nữa, vì nay có tiền, cuộc sống sung sướng, chẳng cần
làm gì nên đàn bà con nít ở không mà ở không thì sinh ra tệ nạn: cờ bạc, đĩ điếmCho
nên để loại bỏ những tệ nạn đó thì cần phải hết sức “giúp cho nền công nghệ”. Bên
cạnh đó, các chí sĩ cũng kêu gọi nhân dân nên giảm bớt các “thói xưa” là những điều tệ
và bất tiện mà chúng ta đã học theo Tàu bấy lâu trong cuộc tử táng, trong ngày tết qua
bài Tử táng minh luận, Khuyên ăn tết. Bởi vì đó là việc làm tốn bạc tiền vô ích, là sự
mê tín dị đoan. Tự cổ cập kim, người dân ta đều đua nhau cúng thần, tạ đất đai, làm
chay, thí rế,mỗi năm tốn biết bao nhiêu là tiền bạc nhưng thần là gì? Sao khi người
Pháp qua chiếm đất nước ta chẳng thấy Thần nào đỡ đạn để “cứu trong quốc vương
thủy thổ mình” mà lại để cho mất nước. Hay tại khúc sông Trà Lọt có cái miễu s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2015_01_23_4691107217_5632_1872756.pdf