Luận văn Phụ nữ dân tộc thiểu số huyện phú lương tỉnh Thái Nguyên với công cuộc xây dựng nông thôn mới (2008 - 2014)

LỜI CẢM ƠN . i

LỜI CAM ĐOAN. ii

MỞ ĐẦU. 4

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA BÀN

NGHIÊN CỨU. 8

1.1. Khái quát về huyện Phú Lương. 8

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên . 8

1.1.2. Các thành phần dân tộc . 14

1.1.3. Điều kiện về kinh tế - xã hội. 12

1.2. Về phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Phú Lương. 14

1.3. Tổng quan về chương trình xây dựng nông thôn mới .18

1.2.1. Một vài khái niệm . 20

1.2.2. Về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới . 22

Chương 2: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN PHÚ

LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ. 27

DÂN TỘC THIẾU SỐ (2008-2014). 27

2.1. Công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới . 29

2.2. Tham gia phong trào thi đua yêu nước và phong trào của tổ chức Hội. 38

2.3. Xây dựng quê hương, xây dựng nông thôn mới . 45

Chương 3: ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ . 51

HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG CÔNG CUỘC XÂY

DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2008-2014) . 51

3.1. Góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn . 51

3.2. Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho

phụ nữ nông thôn. 55

3.3. Đổi mới và xây dựng các hình thức sản xuất dịch vụ ở nông thôn . 63

KẾT LUẬN . 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 72

pdf103 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phụ nữ dân tộc thiểu số huyện phú lương tỉnh Thái Nguyên với công cuộc xây dựng nông thôn mới (2008 - 2014), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ-TTg ngày 4/6/2010 phê duyệt chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2010-2020; Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Phú Lương giai đoạn 2011-2015. Ngày 28/12/2011, Ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã tổ chức Lễ phát động và ký giao ước thi đua “Phụ nữ Phú Lương chung sức xây dựng nông thôn mới”. Tại cơ sở phát động, học tập thông 39 qua sinh hoạt chuyên đề hàng tháng, hàng quý của chi hội cho 20.860 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ và nữ công nhân, viên chức. Kết quả có 18.526/18.526 cán bộ, hội viên đăng ký thực hiện các tiêu chuẩn của phong trào, trong đó có trên 50% là người dân tộc thiểu số [23, Tr.2]. Phong trào thi đua “Phụ nữ Phú Lương chung sức xây dựng nông thôn mới” được tổ chức Hội gắn với phong trào của Hội và các phong trào thi đua đang được triển khai trên địa bàn nên được 100% các tầng lớp cán bộ, hội viên đăng ký và hưởng ứng tham gia. Trong đó những hoạt động nổi bật của là hoạt động “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ” và cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, xây dựng “Mái ấm tình thương”. Đến nay đã có 14/14 xã trên địa bàn huyện chủ động phối hợp tổ chức toạ đàm tìm hiểu về Nghị quyết Trung ương 7 “ thu hút 56.000 người tham dự, tham gia 7.369 ngày công làm đường giao thông nông thôn, 121km đường giao thông nông thôn, 37km kênh mương được làm mới, sửa chữa; tín chấp 85 tỷ đồng cho 4.188 hộ vay vốn để đầu tư nuôi, trồng nâng cao kinh tế hộ; phối hợp mở các lớp dạy nghề cho phụ nữ, nông dân; tư vấn giới thiệu việc làm cho 512 lượt người; hỗ trợ 31 phụ nữ nghèo được xây mới và nâng cấp về nhà ở (mỗi nhà 20 triệu đồng), 106 chị được Hội giúp cải thiện và có cuộc sống tốt hơn, 46 chị phụ nữ làm chủ hộ được thoát nghèo và 35 trẻ em nghèo nhận được hỗ trợ học bổng” [14, Tr.1]. Ngoài ra còn có hàng ngàn lượt hội viên được nâng cao kiến thức về mọi mặt trong tổ chức cuộc sống gia đình và tăng gia, sản xuất cải thiện đời sống cả vật chất và tinh thần. Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ gia đình văn hóa, cơ quan, làng bản văn hóa ngày càng tăng, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng cao, nhân dân tích cực thi đua lao động sản xuất, kinh doanh góp phần giải quyết những nhiệm vụ quan trọng của huyện. Những vấn đề cuộc sống đặt ra từ cộng đồng dân cư, phong trào đã tạo ra sự đoàn kết, tương thân, tương ái trong đông đảo nhân dân. Hàng năm, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt trên 80%, làng văn hóa đạt trên 40 70%, cơ quan văn hóa đạt trên 90%, 100% cơ quan có nội quy, quy chế xây dựng cơ quan văn hóa, 100% số xóm bản, khu phố có quy ước. Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã xây dựng các kế hoạch, văn bản chỉ đạo sâu về vai trò của phụ nữ tham gia xây dựng nông thôn mới, đăng ký với Huyện ủy và Ban chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” ( không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không bạo lực gia đình, không sinh con thứ 3 trở lên, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học; sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ) trong thực hiện mục tiêu về xây dựng nông thôn mới tại cơ sở. Trong thời gian thực hiện đã mở 01 lớp đào tạo cán bộ, hội viên nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới cho 120 ủy viên Ban chấp hành cơ sở, 16 lớp tại cơ sở cho 635 lượt cán bộ. Tại 5 xã điểm Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Ôn Lương, Phấn Mễ, Yên Đổ: Đào tạo kỹ năng tuyên truyền, vận động cho 120 thành viên nòng cốt là người dân tộc thiểu số để tuyên truyền về công tác xây dựng nông thôn mới tới các xóm, bản vùng sâu, vùng xa của huyện Phú Lương. Khảo sát thực trạng của tổ chức Hội và vai trò của hội viên phụ nữ, hội viên là người dân tộc thiểu số trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới, lựa chọn được 10 chi hội điểm nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới và chỉ đạo mô hình hoạt động cụ thể về môi trường gắn với Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Để đội ngũ cán bộ nòng cốt này là hạt nhân trong công tác tuyên truyền, vận động và tham gia đóng góp ý kiến vào chương trình hành động, đồ án quy hoạch, dự án quy hoạch nông thôn mới tại địa phương Phụ nữ trên địa bàn huyện nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng đã tổ chức Lễ phát động ngày môi trường với 400 đại biểu; 02 cuộc diễu hành; 54 lớp tập huấn bảo vệ môi trường cho 2.025 lượt người; 243 lượt ra quân vệ sinh đường làng, kênh mương; 222 mô hình về bảo vệ môi trường (3 sạch) tiêu biểu như mô hình tiết kiệm năng lýợng, đội tự quản vệ sinh môi trýờng, thu gom phân loại rác ở thị trấn Giang Tiên, xã Sõn Cẩm, xã Cổ Lũng; “Hạn chế sử dụng túi nilon” tại xã Sơn Cẩm, “Phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt” tại Cổ Lũng, Tức Tranh, “bảo vệ nguồn nước” tại Phấn Mễ; hố rác 2 ngăn, bảo vệ nguồn nước tại Yên Trạch; sử 41 dụng thuốc vi sinh thân thiên môi trường tại xã Phú Đô; Câu lạc bộ bảo vệ và trồng rừng tại Phủ Lý; tự quản về môi trường Chợ của Hợp Thành; phụ nữ với sức khỏe cộng đồng của Ôn Lương. Trên cơ sở duy trì các nhóm, mô hình, câu lạc bộ: "gia đình phát triển"; “gia đình văn hóa”, “gia đình hạnh phúc”, "giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ” Từ khi phát động và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7, các cấp Hội đã xây dựng thí điểm thành công 11 mô hình “chi hội phụ nữ nòng cốt về xây dựng nông thôn mới tại 5 xã điểm”, tính đến 30/5/2013. 121/274 chi hội đã có công trình, việc làm và mô hình về xây dựng “gia đình 5 không, 3 sạch”, tiêu biểu là mô hình “tổ phụ nữ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường trong sản xuất tại Làng nghề Bánh Chưng- Bờ Đậu”. Đặc biệt, hội đã gắn thi đua với việc xây dựng và tổ chức các hoạt động mô hình, chi hội đạt xuất sắc thì điều kiện cần và đủ phải có hoạt động hiệu quả về vệ sinh môi trường (3 sạch), do đó đã thúc đẩy được sự chủ động, sáng tạo phát huy trí tuệ và sự vào cuộc nhiệt tình của chị hội viên, tập thể các chi hội tại cơ sở. Bên cạnh đó, để hỗ trợ kiến thức về “3 sạch”, Hội đã chủ động phối hợp để tổ chức các chiến dịch truyền thông về tuần lễ quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn và ngày môi trường thế giới 5/6: Tổ chức các cuộc diễu hành, tập huấn cho hội viên phụ nữ, trong đó chủ đạo là hội viên người dân tộc thiểu số. Tổ chức ra quân vệ sinh đường làng, kênh mương, khu vực công cộng và ao hồ, sông suối . để nâng cao kiến thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc sử dụng tiết kiệm năng lượng, thực phẩm, tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta. 42 Gắn với phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tại cơ sở phát động thông qua sinh hoạt chuyên đề hàng tháng, hàng quý của chi hội, tổ phụ nữ tiết kiệm và các cuộc toạ đàm để xây dựng tiêu chuẩn thi đua cụ thể, phù hợp. Năm 2012, là năm diễn ra đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2012 - 2017. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của tổ chức Hội và cũng là điểm khởi đầu cho một chuỗi các sự kiện: Phát động các phong trào thi đua “phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới”; công trình thi đua đặc biệt “Hướng về phụ nữ và trẻ em nghèo”; cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, rèn luyện 4 phẩm chất đạo đức “Tự trọng - Tự tin - Trung hậu - Đảm đang”... Để tổ chức Hội các cấp cùng toàn thể cán bộ hội viên và phụ nữ, phụ nữ dân tộc thiểu số trong toàn huyện thi đua lập thành tích chào mừng đại hội, thể hiện tinh thần quyết tâm phấn đấu từ đầu nhiệm kỳ đạt và vượt các chỉ tiêu Nghị quyết đại hội phụ nữ các cấp góp phần thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng Nông thôn mới. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Phú Lương đã lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai nhiệm vụ công tác Hội luôn bám sát nội dung, kế hoạch hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Trong năm 2012, với quyết tâm cao toàn thể phụ nữ huyện Phú Lương nói chung, phụ nữ dân tộc thiểu số tại các xã, thị trấn nói riêng đã đạt được một số kết quả cụ thể. Tình hình tư tưởng của các tầng lớp phụ nữ dân tộc thiểu số tương đối ổn định, tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng và nhiệm vụ công tác Hội, phấn khởi tham gia các hoạt động của địa phương, tích cực hưởng ứng Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; tổ chức các hoạt động chào mừng thành công Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2012 - 2017. 43 Trong vấn đề xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững phụ nữ dân tộc thiểu số đã tích cực ủng hộ các chi hội phát động thi đua và cho hội viên đăng ký bổ sung xây dựng gia đình theo 4 chuẩn mực "No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc" gắn với việc thực hiện Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", “Tự trọng-Tự tin-Trung hậu-Đảm đang”, "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” 18.526 cán bộ, hội viên đăng ký. Tuyên truyền "Tháng vệ sinh an toàn thực phẩm" cho 3.372 hội viên, tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội và ma tuý được 7.675 lượt người nghe; vận động 46 đối tượng đi cai nghiện ở các trung tâm của tỉnh, huyện; 01 lớp đào tạo 32 tuyên truyền viên về phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em; 05 lớp tập huấn giới cho 480 người; 04 lớp tập huấn HIV/AIDS cho 220 người, truyền thông trong tháng cao điểm (12/2011) được 12 cuộc với 14.566 lượt người; tuyên truyền về hoạt động mua bán người và có danh sách phụ nữ có nguy cơ cao bị buôn bán... Hội Liên hiệp phụ nữ huyện phối hợp với Ban an toàn giao thông, công an huyện tổ chức phát động năm an toàn giao thông với chủ đề “Thiết lập trật tự kỷ cương giao thông" thu hút 600 lượt người và tổ chức cổ động và diễu hành tại tuyến đường Quốc lộ 3 đoạn qua Sơn Cẩm-Yên Đổ (30Km); 01 buổi tọa đàm “an toàn giao thông vì hạnh phúc của mọi gia đình” thu hút 200 người tại Phấn Mễ; tổ chức 5 đêm giao lưu tuyên truyền Văn hóa giao thông bằng hình thức sân khấu hóa tại 05 cụm để hưởng ứng tháng an toàn giao thông thu hút trên 3.000 lượt người dự; tuyên truyền Luật giao thông đường bộ được 165 buổi cho 14.231 lượt người; tổ chức 3 buổi tuyên truyền và tặng 200 mũ bảo hiểm cho học sinh nghèo tại Sơn Cẩm thu hút 1.200 các bậc phụ huynh và học sinh tham gia. Trong các phong trào này đã có sự tham gia nhiệt tình của lực lượng phụ nữ dân tộc thiểu số tại các xã, thị trấn. Trong thời gian qua Hội Liên hiệp phụ nữ đã phối hợp với Đài Truyền thanh – truyền hình huyện xây dựng 02 phóng sự về “Vai trò phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới” và có 57 tin bài trên báo Thái Nguyên; 89 tin phát trên Đài TT- TH huyện về các nội dung như hoạt động mô hình “Địa chỉ tin cậy” và điển 44 hình các mô hình phát triển kinh tế, gia đình vượt khó vươn lên làm giầu, nuôi dạy con tốt [14, Tr.4]. Ngoài ra, phụ nữ huyện Phú Lương nói chung và phụ nữ người dân tộc thiểu số nói riêng còn tích cực tham gia và ủng hộ cả vật chất và tinh thần trong các phong trào “Uống nước nhớ nguồn” do các cấp Hội tổ chức, cụ thể: thăm và tặng quà được cho gia đình cán bộ, hội viên thuộc diện chính sách, hộ nghèo trong các dịp tết, dịp 27/7, quà thăm hỏi động viên tân binh, hỗ trợ khởi công xây dựng 06 “mái ấm tình thương”. Để giúp hội viên, đặc biệt hội viên là người dân tộc thiểu số thực hiện tốt 3 tiêu chuẩn của phong trào, các cấp Hội đã hướng dẫn các cơ sở hội tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung phong trào đến 22.156 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ và nữ công nhân viên chức. Các hoạt động này thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện tham gia và tích cực triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; chủ động, tích cực thực hiện phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, “Giúp phụ nữ có địa chỉ” và cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, xây dựng “Mái ấm tình thương” để thực hiện có hiệu quả đợt thi đua đặc biệt “Hướng về phụ nữ và trẻ em nghèo” lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2012-2017. Nhờ đó, đã có 8 phụ nữ nghèo được xây mới và nâng cấp về nhà ở, 76 chị được Hội giúp cải thiện và có cuộc sống tốt hơn, 46 chị được thoát nghèo trong năm và 10 trẻ em nghèo nhận được hỗ trợ học bổng, ngoài ra còn có hàng ngàn lượt hội viên người dân tộc thiểu số được nâng cao kiến thức về mọi mặt trong tổ chức cuộc sống gia đình và tăng gia, sản xuất cải thiện đời sống cả vật chất và tinh thần. Các cơ sở Hội đã tổ chức vận động gia đình phụ nữ ký cam kết gia đình không có con em, người thân vi phạm pháp luật và trật tự xã hội. Phối hợp tổ chức tổ chức 185 cuộc tập huấn, sinh hoạt, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề nâng cao kiến thức về phòng chống tệ nạn xã hội, buôn bán phụ nữ trẻ em, HIV/AIDS, mại dâm, tội phạm, ma tuý. Vận động, cảm hóa, giúp đỡ, động viên, tặng quà 11 đối tượng 45 cai nghiện, nhiễm HIV, phụ nữ bị buôn bán trở về; giúp 113 gia đình có người nghiện vay vốn trị giá 3,3 tỷ đồng; phát hiện và báo cơ quan chức năng xử lý 7 vụ vi phạm pháp luật (đánh bạc, mua bán sử dụng chất ma túy); giúp đỡ 15 đối tượng hoàn lương trở về. Củng cố, duy trì hoạt động của 20 câu lạc bộ, tổ phụ nữ phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống buôn bán phụ nữ - trẻ em, phụ nữ với pháp luật. [30, Tr.5]. Chính vì vậy cần phát huy mạnh vai trò chủ thể của người dân, trong đó chủ chốt là lực lượng phụ nữ, phụ nữ dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh phong trào thi đua "Phú Lương chung sức xây dựng nông thôn mới" gắn với đẩy mạnh việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", phong trào “Toàn dân ðoàn kết xây dựng đời sống vãn hoá”. 2.3. Xây dựng quê hương, xây dựng nông thôn mới Qua gần 30 năm đổi mới, đất nước và quê hương đã giành được nhiều thành tựu to lớn, Đảng bộ và nhân dân huyện Phú Lương tiếp tục phát huy truyền thống của quê hương cách mạng, đạt được kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó không thể không kể đến sự đóng góp tích cực của chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số. Phụ nữ trong toàn huyện nói chung, phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng đã và đang phát huy truyền thống của phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Trên mặt trận công tác tư tưởng, an sinh xã hội, có các phong trào điển hình như: “Phụ nữ với công tác vệ sinh môi trường”; “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số”; “Phụ nữ chung tay xây dựng nông thôn mới” Trong lĩnh vực kinh tế, có thể kể đến các phong trào: "Giỏi việc nước, đảm việc nhà", Nhờ đó, đã có rất nhiều hội viên phụ nữ, phụ nữ dân tộc thiểu số đã vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Nhiều chị em trở thành những tấm gương tiêu biểu về lao động sáng tạo, nhiều mô hình điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi được xây dựng và nhân rộng, góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Nâng cao tinh thần “lá lành đùm lá rách” của dân tộc cán bộ, hội viên phụ nữ toàn huyện đã quyên góp tiền, gạo, vật liệu 46 xây dựng, giống cây trồng, vật nuôi giúp đỡ những hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Chăm lo xây dựng và tham mưu cho Đảng công tác phát triển cán bộ nữ, nghiên cứu kỹ Nghị quyết 11/NQ - TW của Bộ Chính trị về "Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước" để đề xuất kịp thời với cấp ủy, chính quyền các chủ trương, chính sách nhằm phát huy tiềm năng của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng hệ thống chính trị. Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số ngày càng được quan tâm. Ngày càng có nhiều cán bộ nữ dân tộc thiểu số tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý và trên cương vị nào, chị em cũng tỏ rõ được năng lực, phẩm chất chính trị, đảm đương tốt công việc được giao. Không chỉ tạo điều kiện cho phụ nữ dân tộc thiểu số đảm nhiệm các vai trò quan trọng trong xã hội, tổ chức Hội còn là điểm tựa vững vàng, tin cậy, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tầng lớp phụ nữ nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng. Sự phát triển của phong trào phụ nữ, sự tiến bộ và những thành tựu mà các tầng lớp phụ nữ đạt được có ý nghĩa quan trọng và là niềm tự hào của người phụ nữ trên quê hương Phú Lương trong thời kỳ đổi mới. Phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện Phú Lương là một chủ thể quan trọng mang lại thu nhập chính cho gia đình. Họ không chỉ là người lao động chính mà còn là người góp phần sản xuất ra phần lớn nông phẩm. Chính phụ nữ là lực lượng đông đảo góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn và xây dựng đời sống mới thông qua việc triển khai thực hiện các phong trào: Phụ nữ sản xuất kinh doanh giỏi, xóa đói giảm nghèo lồng ghép chặt chẽ trong việc thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình văn hóa”, góp phần trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, phụ nữ dân tộc thiểu số còn tham gia hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao vào những dịp lễ tết, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho phụ nữ nông thôn. Họ còn là người góp phần tích cực trong thực hiện 47 các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước như: “Gia đình không sinh con thứ 3”, “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, “Gia đình không có người thân phạm tội và mắc tệ nạn xã hội” Vì thế, các cấp chính quyền, đặc biệt là hội phụ nữ ở các địa phương cần có những định hướng và biện pháp tích cực để phát huy vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới. Những giải pháp mà các hội phụ nữ cần thực hiện gồm: Trước hết, cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho chị em về mục đích, ý nghĩa của Chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong tuyên truyền, các chi hội lồng ghép việc phổ biến, giáo dục pháp luật, giúp hội viên người dân tộc thiểu số nâng cao nhận thức, đoàn kết, tích cực tham gia bằng nhiều việc làm thiết thực. Để thực hiện hiệu quả chương trình này, Hội Phụ nữ các cấp cần xây dựng chương trình cụ thể, lựa chọn mô hình điểm về xây dựng nông thôn mới tại thôn, bản của mình. Trong điều kiện có thể, nên tổ chức đoàn cán bộ đi tham quan một số mô hình điểm ở trong tỉnh hoặc các tỉnh bạn; hướng dẫn hội viên phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số cách xây dựng một số mô hình chăn nuôi, trồng trọt; tổ chức các hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng như thi tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới; tìm hiểu pháp luật, “làng vui chơi, làng ca hát” để tuyên truyền đến tận từng người dân. Ngoài ra, cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm phổ biến sâu rộng các tiêu chí của nông thôn mới để mọi người nhận thức và tự giác thực hiện. Trong quá trình thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cần khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của phụ nữ dân tộc thiểu số đối với sự ổn định của xã hội và hạnh phúc gia đình. Thứ hai, có chính sách nâng cao trình độ dân trí nói chung, trình độ văn hóa và hiểu biết xã hội của phụ nữ đân tộc thiểu số nói riêng để họ có cơ hội và điều kiện thực hiện tốt chức năng của mình đồng thời tích cực chủ động tham gia vào xây dựng nông thôn mới. Thứ ba, các cấp hội cần tích cực vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ gương mẫu tham gia góp công, góp của để xây dựng, tu sửa, nâng cấp hệ thống đường 48 giao thông thôn xóm, các công trình nhà văn hoá, trường học, trạm y tế, bảo vệ môi trường, thực hiện các tiêu chí về nhà ở, khu dân cư, ủng hộ, giúp đỡ cho phụ nữ nghèo Tích cực vận động các tầng lớp phụ nữ thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa, giúp chị em thực hiện tốt thiên chức làm mẹ, nuôi dạy con cái, góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Bốn là, các cấp hội cùng với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn hướng dẫn kiến thức và kỹ năng nuôi dạy con em; góp phần hạn chế tỷ lệ suy dinh dưỡng, tạo điều kiện để trẻ em phát triển toàn diện. Hướng dẫn phụ nữ nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng cách quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội, mắc các tệ nạn xã hội, phòng chống ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS, bạo lực gia đình gắn với giáo dục truyền thống, đạo đức lối sống. Bên cạnh đó, cần phổ biến kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm ... cho hội viên dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã. Để góp phần thực hiện tốt các giải pháp trên, cần có những chính sách tích cực nhằm tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ dân tộc thiểu số phát huy vai trò trong việc xây dựng nông thôn mới; để phụ nữ dân tộc thiểu số phát huy tiềm năng sáng tạo to lớn của mình ngày càng trở thành chủ nhân đích thực của xã hội cần phát huy chính tài năng, lòng nhiệt tình và sức sáng tạo của phụ nữ. Khi phụ nữ đã làm tốt vai trò của mình sẽ có sức lan tỏa và lôi cuốn được những lực lượng và nguồn lực khác trong xã hội tạo ra sức mạnh tổng hợp để hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nhằm góp phần phát huy vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong công cuộc xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương cần phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ dân tộc thiểu số, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới. 49 Công tác phụ nữ phải sát hợp với từng đối tượng, từng vùng, từng miền, phát huy được tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất của tầng lớp phụ nữ dân tộc thiểu số, góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để phát triển đất nước. Đồng thời phải chăm lo cho phụ nữ tiến bộ về mọi mặt, quan tâm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng để phụ nữ có điều kiện thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ, đặc biệt là cán bộ nữ dân tộc thiểu số tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng. Công tác phụ nữ phải luôn được đặt lên hàng đầu, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và từng gia đình. Trong đó, hạt nhân lãnh đạo là các cấp ủy đảng, trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước các cấp, vai trò chủ thể là phụ nữ mà nòng cốt là Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp. Góp phần phát huy lòng tự hào, tinh thần yêu quê hương, đất nước và nâng cao trách nhiệm của phụ nữ trong việc xây dựng quê hương, xây dựng nông thôn mới Tiểu kết, xây dựng nông thôn mới là Chương trình mục tiêu quốc gia. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã huy động được sức mạnh của tất cả các tầng lớp nhân dân. Ngay sau khi Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ra đời Ban Thường vụ Huyện ủy đã khẩn trương tổ chức quán triệt, triển khai nội dung nghị quyết đến toàn thể cán bộ chủ chốt của huyện một cách nghiêm túc. Trong 7 năm từ năm 2008 đến năm 2014 Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Phú Lương đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Đến hết năm 2014 trên địa bàn huyện đã có 02 xã vể đích nông thôn mới. Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, việc đầu tư và nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm; 100% xã có hệ thống lưới điện quốc gia; hệ thống giao thông được đầu tư, nâng cấp; các công trình thủy lợi, kênh mương, 50 hồ đập được quan tâm đầu tư nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, dân sinh. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân vùng nông thôn ngày càng nâng cao. Kinh tế nông thôn có bước chuyển dịch tích cực, nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, tăng dần công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Lĩnh vực đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được quan tâm thực hiện có hiệu quả, đồng thời đã tập trung đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội; tính đến hết năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 7,14%. Văn hóa, thể dục thể thao, thông tin, truyền thanh - truyền hình được tăng cường, thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được duy trì và nâng cao chất lượng. Giáo dục đào tạo được đẩy mạnh, phổ cập giáo dục bậc tiểu học, bậc trung học cơ sở được duy trì và củng cố. Chương trình y tế quốc gia được triển khai thực hiện đồng bộ, đạt hiệu quả, mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phu_nu_dan_toc_thieu_so_huyen_phu_luong_tinh_thai_n.pdf
Tài liệu liên quan