Luận văn Phương hướng hoàn thiện chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt nam

Tại hầu hết các nước đều quy định trợ cấp tai nạn và bệnh nghề nghiệp phụ thuộc vào mức độ thương tật với phương thức trợ cấp có thể là chi một lần hoặc dài hạn.

Ở Pháp người lao động bị tai nạn dẫn đến thương tật được trợ cấp dài hạn. Nếu người được bảo hiểm vẫn còn thực hiện được một hoạt động kiếm sống thì được hưởng trợ cấp là 30% mức lương bình quân (bình quân của 10 năm lương cao nhất). Nếu người được bảo hiểm không còn thực hiện được một hoạt động kiếm sống thì được hưởng trợ cấp là 50% mức lương bình quân.

Ở Anh người lao động bị tai nạn lao động tạm thời được hưởng 8 tuần như trợ cấp ốm đau. Kể từ tuần thứ 8 trở đi mức đồng đều được hưởng là 25 bảng/tuần cộng với 15,45 bảng cho vợ và 0,3 bảng cho con. Đối với trợ cấp dài hạn tối đa là 53,6 bảng/tuần cho mức thương tật là 100%.

Ở Thái lan mức trợ cấp ngắn hạn là 60% lương, tối thiểu là 2000 bạt/tháng, tối đa là 9000 bạt/tháng. Người lao động được nhận trợ cấp tai nạn lao động ngắn hạn phải nghỉ việc từ 3 ngày trở lên, thời hạn hưởng tối đa là 52 tuần.

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương hướng hoàn thiện chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế độ chính sách nên Ngân sách Nhà nước phải chi thêm một khoản tương đối lớn. Người lao động được hưởng 6 chế độ bảo hiểm xã hội là: trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hưu trí, trợ cấp tử tuất. Đối tượng trên chủ yếu là những người lao động thuộc khu vực Nhà nước, lực lượng vũ trang, các đoàn thể hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước. Riêng chăm sóc y tế do Bộ Y tế quản lý thực hiện khám chữa bệnh không mất tiền. Điều đó nói lên sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với người lao động trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển. Tuy nhiên, việc quy định chế độ thu bảo hiểm xã hội này mang nặng tính bao cấp, ỷ lại vào Ngân sách Nhà nước, cơ chế thu, công tác tổ chức thu không thống nhất, phân tán , công tác kiểm tra thu bị buông lỏng, không có biện pháp chế tài đối với những cơ quan, đơn vị không làm nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội đầy đủ khiến cho Ngân sách Nhà nước phải bù đắp một tỷ lệ lớn và có xu hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể như sau: Bảng 2.1: Tỷ lệ % Ngân sách Nhà nước hỗ trợ phần quỹ BHXH do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý Giai đoạn 1964-1987 Năm Tỷ lệ % Ngân sách Nhà nước hỗ trợ qua các năm Ghi chú 1964 4,70% 1965 37,40% 1966 41,60% 1968 54,80% 1970 70,30% 1971 80,10% 1972 84,40% 1976 83,20% 1981 89,20% 1982 91,90% 1983 93,90% 1985 97,00% 1987 97,67% (Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt nam) Trước tình hình Ngân sách Nhà nước chi cho các chế độ bảo hiểm xã hội do hai cơ quan này quản lý đều có xu hướng ngày càng tăng, tháng 10/1986, Chính phủ đã ra quyết định số 236/HĐBT sửa đổi một số nội dung về bảo hiểm xã hội Việt nam. -Tháng 10/1986, nâng mức nộp quỹ bảo hiểm xã hội thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam quản lý từ 3,7% lên 5% trên tổng quỹ lương. -Tháng 3/1988, nâng mức nộp quỹ bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý từ 1% lên 10% trên tổng quỹ lương. Như vậy mức thu đã được nâng lên từ 4,7% lên 15% quỹ tiền lương và do người sử dụng lao động đóng còn người lao động vẫn không phải đóng. Chính sách bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 236/HĐBT nhằm mục tiêu góp phần giảm biên chế tại các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước nhưng lại trở thành gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước phải bao cấp thêm về bảo hiểm xã hội. Chi của Ngân sách Nhà nước vẫn chiếm phần lớn trong tổng số chi bảo hiểm xã hội, cụ thể tình hình chi bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý như sau: Bảng 2.2: Tỷ lệ % Ngân sách Nhà nước hỗ trợ phần quỹ BHXH do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý Giai đoạn 1988-1992 Năm Tỷ lệ % Ngân sách Nhà nước hỗ trợ qua các năm Ghi chú 1988 70,95% 1989 67,41% 1990 73,82% 1992 85,85% (Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt nam) Nhưng số thu bảo hiểm xã hội hàng năm cũng không đảm bảo theo chỉ tiêu kế hoạch, bình quân trong cả thời gian dài từ năm 1962 đến tháng 9/1995, số thu thực tế chỉ bằng khoảng 86% kế hoạch đề ra ở cả quỹ bảo hiểm xã hội do Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam và Bộ Lao động Thương binh và xã hội quản lý. Thậm chí có những năm chỉ đạt 70-75% kế hoạch. Về số tuyệt đối, cả thời kỳ từ năm 1962 đến tháng 9/1995 tổng số thu thực tế của Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam là 958.371.371.943 đồng, Ngân sách Nhà nước phải hỗ trợ 5.476.900.000 đồng. Từ thực tế thu không đủ chi Ngân sách Nhà nước phải cấp bù nên Chính phủ phải tiến hành cải cách chính sách chế độ bảo hiểm xã hội trong đó có chính sách tài chính bảo hiểm xã hội. Từ những năm đầu của thập kỷ 90, để thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước đưa chủ trương đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội để từng bước hình thành quỹ bảo hiểm xã hội độc lập với Ngân sách Nhà nước, giảm bớt bao cấp. Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/CP ngày 22/6/1993 quy định tạm thời về chế độ bảo hiểm xã hội. Trong Nghị định 43/CP quy định rõ cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải tham gia đóng bảo bảo hiểm xã hội, người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội gồm trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Quỹ bảo hiểm xã hội được hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ. Chính phủ thành lập bảo hiểm xã hội Việt nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức bảo hiểm xã hội ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống của Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam và Bộ Lao động Thương binh và xã hội để quản lý quỹ và thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội theo pháp luật của Nhà nước. Thành lập Hội đồng quản lý là cơ quan chỉ đạo cao nhất của tổ chức bảo hiểm xã hội Việt nam. 2.2. Thực trạng chính sách tài chính Bảo hiểm xã hội trong thời kỳ đổi mới (1995 – nay) Sau khi Bộ Luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994, Nghị định 43/CP quy định tạm thời về chê độ bảo hiểm xã hội được thay thế bằng Nghị định 12/CP của Chính phủ ngày 26/1/1995 ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội, Nghị định 19/CP ngày 16/2/1995 về việc thành lập bảo hiểm xã hội Việt nam, Nghị định 45/CP ngày 15/7/1995 ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân, Quyết định số 606/TTg ngày 26/9/1995 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt nam và một số văn bản bổ sung hướng dẫn của các ngành, các cấp có liên quan. Những văn bản trên quy định đổi mới một cách toàn diện về bảo hiểm xã hội. Riêng về chính sách tài chính có một số nội dung đổi mới chủ yếu sau: 2.2.1. Đổi mới về chức năng quản lý Bảo hiểm xã hội Nội dung chính là phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước về Bảo hiểm xã hội và chức năng hoạt động sự nghiệp Bảo hiểm xã hội. Điều 41, Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 quy định rõ: “Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội”. Nội dung quản lý Nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội: -Xây dựng pháp luật và trình Chính phủ ban hành pháp luật về BHXH. -Ban hành các văn bản pháp luật quy định về bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền hướng dẫn của Bộ. -Kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội. Tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hôi Việt nam bao gồm: Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt nam là cơ quan quản lý cao nhất của Bảo hiểm xã hội Việt nam. Thành viên của Hội đồng quản lý bao gồm: Đại diện có thẩm quyền của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn lao động Việt nam. Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt nam có Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên do Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban Tổ chức Chính phủ. Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt nam có 7 nhiệm vụ được quy định tại Điều 7, Điều lệ Bảo hiểm xã hội như sau: -Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc thực hiện thu, chi, quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội Việt nam. -Quyết định các biện pháp để bảo toàn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH theo phương án trình của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt nam. -Thông qua dự toán hàng năm về thu, chi Bảo hiểm xã hội, chi phí quản lý, định mức lệ phí thu, chi quỹ Bảo hiểm xã hội và thẩm tra quyết toán Bảo hiểm xã hội theo đề nghị của Tổng giám đốc trước khi gửi Bộ tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan khác có liên quan. -Kiến nghị với Chính phủ và cơ quan Nhà nước có liên quan bổ sung, sửa đổi những chính sách, chế độ Bảo hiểm xã hội. -Đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt nam. -Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, bổ sung, sửa dổi quy chế tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt nam. -Xem xét, giải quyết các khiếu nại của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của Pháp luật. Bảo hiểm xã hội Việt nam là cơ quan thực thi chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội được tổ chức thành ngành dọc 3 cấp từ Trung ương đến cấp quận, huyện. ở Trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản, có trụ sở đặt tại Hà nội. ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) là Bảo hiểm xã hội tỉnh trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt nam. Bảo hiểm xã hội tỉnh cũng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản, có trụ sở đặt tại tỉnh. ở các huyện, quận, thị xã (gọi chung là huyện) là trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh. Bảo hiểm xã hội huyện cũng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản, có trụ sở đặt tại huyện. Tổng giám đốc phân cấp quản lý cho Bảo hiểm xã hội các cấp. Đây là nội dung đổi mới có tính chất cơ bản trong việc quản lý tài chính bảo hiểm xã hội, phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước và chức năng quản lý sự nghiệp bảo hiểm xã hội. Trước đây một thời gian dài, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa là cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội vừa là cơ quan thực thi chính sách về bảo hiểm xã hội, như vậy là vừa đá bóng vừa thổi còi. 2.2.2. Đổi mới về nguyên tắc quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội Nguyên tắc quản lý quỹ bảo hiểm xã hội được quy định cụ thể như sau: -Quỹ bảo hiểm xã hội được hạch toán độc lập với Ngân sách Nhà nước. -Quỹ bảo hiểm xã hội được Nhà nước bảo hộ trong những trường hợp cần thiết như: thay đổi chế độ chính sách, quỹ thâm hụt... -Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước do bảo hiểm xã hội Việt nam trực tiếp quản lý dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. -Quỹ bảo hiểm xã hội được thực hiện các biện pháp đầu tư tăng trưởng theo quy định của Chính phủ. Đây là những nội dung rất cơ bản trong quản lý quỹ, bảo đảm nguyên tắc lấy số đông bù số ít, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng tham gia BHXH. Trước đây, quỹ bảo hiểm xã hội do hai cơ quan là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn lao động Việt nam quản lý. Suốt một thời gian dài việc quản lý quỹ gặp nhiều khó khăn, không đảm bảo cân đối quỹ, quỹ bảo hiểm xã hội luôn bị thâm hụt. Mặt khác, quỹ do hai cơ quan quản lý nên gây khó khăn cho đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội như: phải đóng bảo hiểm xã hội cho hai nơi, khi nhận chế độ cũng qua nhiều cửa, mỗi chế độ nhận ở một cơ quan khác nhau gây lãng phí lao động xã hội và cho người lao động. Từ khi quỹ được quản lý tập trung thống nhất đã hạn chế được những tồn tại trên, nâng cao hiệu quả công việc, người lao động thuận tiện trong tham gia bảo hiểm xã hội . 2.2.3. Đổi mới chính sách thu Bảo hiểm xã hội Thu bảo hiểm xã hội là nội dung đổi mới cơ bản của chính sách tài chính bảo hiểm xã hội. Nội dung đổi mới của chính sách thu bảo hiểm xã hội được thể hiện rõ: Thực hiện nguyên tắc có đóng có hưởng, đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít, người lao động và người sử dụng lao động không tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động không được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Đây là nội dung đổi mới có tính chất quyết định nhất trong công cuộc cải cách chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở nước ta. Những nội dung cụ thề về đổi mới chính sách thu bảo hiểm xã hội như sau: 2.2.3.1. Mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội Trước năm 1995, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội chủ yếu là những người làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước (bao gồm cả các đoàn thể, tổ chức xã hội hưởng thụ từ nguồn Ngân sách Nhà nước), lực lượng vũ trang (cả bộ đội và công an). Vì vậy, số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội rất ít, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến số thu bảo hiểm xã hội thấp. Trước thực trạng đó, thực hiện chương XII Bộ Luật lao động, Chính phủ đã quyết định mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Điều 3, Điều lệ bảo hiểm xã hội quy định các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau: -Người làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước. -Người làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng 10 lao động trở lên. -Người Lao động Việt nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế suất, khu công nghiệp, trong các cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ký kết hoặc tham gia có quy định riêng. -Người làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể. -Người làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang -Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử trong các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể. Việc đối tượng quy định tại Điều 3, Điều lệ Bảo hiểm xã hội được mở rộng cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có từ 10 lao động trở lên là một điểm rất mới mà hơn nửa thế kỷ qua, bảo hiểm xã hội nước ta chưa thực hiện được. Từ tháng 10 năm 1998, Chính phủ lại ban hành Nghị định 09/1998/NĐ-CP bổ sung một số đối tượng thuộc cán bộ xã, phường được tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm: Bí thư Đảng uỷ xã, Phó Bí thư Đảng uỷ xã, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Chủ tịch UBND xã, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Phó Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch mặt trận, Trưởng các đoàn thể (Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, xã đội trưởng, trưởng công an), uỷ viên UBND xã, 4 chức danh chuyên môn: địa chính, tư pháp, tài chính kế toán, văn phòng UBND xã. Năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 73/1999/NĐ-CP trong đó nội dung mở rộng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đối với khu vực ngoài công lập thuộc các ngành: giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao. Nhìn chung, từ năm 1995 đến nay, Chính phủ đã từng bước mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội nên hàng năm số người tham gia bảo hiểm xã hội đều tăng. Đến năm 2001, số người tham gia bảo hiểm xã hội đã lên tới khoảng 4 triệu người, chiếm 10% số người trong độ tuổi lao động. Việc mở rộng các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đã động viên người lao động yên tâm làm việc ở các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, đồng thời cũng tạo nên sự công bằng trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế. 2.2.3.2. Đổi mới nguồn thu Bảo hiểm xã hội Điều 36, Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 quy định quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn sau: -Người sử dụng lao động đóng 15% so với tổng quỹ tiền lương của những người tham gia bảo hiểm xã hội trong đơn vị. -Người lao động đóng 5% tiền lương. -Ngân sách Nhà nước chuyển sang để: +Chi trả cho các đối tượng đang hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội. +Đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động sau ngày ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội. +Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. -Nguồn thu khác. Hàng tháng, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội là 15% và trích từ tiền lương của người lao động 5% để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội gồm lương theo ngạch, bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp khu vực, đắt đỏ, chức vụ, thâm niên. Điều mới trong chính sách tài chính bảo hiểm xã hội được quy định là: Người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động mới được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Đây là điểm khác nhau căn bản so với chính sách tài chính bảo hiểm xã hội thời bao cấp. Những nội dung đổi mới trong chính sách thu chi tài chính bảo hiểm xã hội phù hợp với tình hình thực tê của đất nước, phù hợp với các thông lệ quốc tế nên đã được người lao động và người sử dụng lao động chấp hành nghiêm chỉnh. Số thu bảo hiểm xã hội ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể như sau: Bảng 2.3: Thu Bảo hiểm xã hội qua các năm Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Số thu Ghi chú 1995 (6 tháng) 788 1996 2569 1997 3.445 1998 3.875 1999 4.186 2000 5.198 2001 6.348 2002 7.153 (Nguồn: BHXH Việt nam) 2.2.4. Đổi mới chính sách chi Bảo hiểm xã hội Quỹ bảo hiểm xã hội thực hiện những nội dung chi sau: -Chi thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia BHXH. -Nộp bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội. -Chi hoa hồng, đại lý, trả lệ phí thu, chi bảo hiểm xã hội. -Chi khác. Trong những nội dung chi ở trên thì nội dung đổi mới trong chính sách chi bảo hiểm xã hội thể hiện rõ nét ở: 2.2.4.1. Chi cho các chế độ Bảo hiểm xã hội Đây là nội dung chi chủ yếu của quỹ bảo hiểm xã hội, chiếm trên 80% tổng số chi của quỹ. Hiện nay theo Điều lệ hiện hành quỹ bảo hiểm xã hội được chi cho các chế độ sau: -Chế độ trợ cấp ốm đau. -Chế độ trợ cấp thai sản. -Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. -Chế độ trợ cấp hưu trí. -Chế độ trợ cấp tử tuất. -Chế độ nghỉ dưỡng sức. Riêng chế độ chăm sóc y tế (bảo hiểm y tế được thực hiện theo Nghị định 58/1998/NĐ-CP). Tại Công ước 102 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) quy định có 9 chế độ BHXH. Hiện nay nước ta chỉ còn 2 chế độ chưa được áp dụng, đó là: Chế độ trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp khó khăn gia đình. Thực ra chế độ trợ cấp khó khăn gia đình đã có từ thời bao cấp, được áp dụng cho các gia đình có từ con thứ ba trở lên. Nhưng hiện nay, thực hiện chế độ kế hoạch hoá gia đình nên chế độ trợ cấp khó khăn gia đình không được thực hiện. Về điều kiện hưởng và mức hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội được quy định chặt chẽ hơn ví dụ chế độ trợ cấp hưu trí chỉ bằng 75% tiền lương, ốm đau bằng 75% tiền lương. Các chế độ này trong thời kỳ bao cấp được hưởng rất cao: ốm đau bằng 100% tiền lương, hưu trí được hưởng từ 80-90%, cá biệt có trường hợp được hưởng 100% tiền lương. Kinh phí để chi trả cho các chế độ bảo hiểm xã hội từ hai nguồn: -Nguồn từ Ngân sách Nhà nước dùng để chi trả các đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/1995. Hiện nay số người hưởng trợ cấp từ nguồn Ngân sách Nhà nước khoảng 1,7 triệu người, khối lượng tiền chi trả năm 2001 khoảng trên 7.000 tỷ đồng. -Nguồn từ quỹ bảo hiểm xã hội dùng để chi trả các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội sau ngày 1/1/1995. Nhìn chung số người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội chưa nhiều, chủ yếu là các đối tượng hưởng các chế độ ngắn hạn. Số tiền chi cụ thể như sau: Bảng 2.4: Chi BHXH cho các chế độ qua các năm Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Quỹ BHXH Ngân sách Nhà nước 1995 (6 tháng) 42 1996 327 4.387 1997 505 5.162 1998 674 5.128 1999 849 5.015 2000 1.319 6.149 2001 1.980 7.092 (Nguồn: BHXH Việt nam) Nhìn chung từ khi đổi mới chính sách tài chính, công tác chi trả cho các đối tượng đã có nhiều tiến bộ, đảm bảo chi đúng đối tượng, chi đủ số lượng, đúng thời gian. Suốt một thời gian dài từ tháng 1/1995 đến nay, ngành Bảo hiểm xã hội Việt nam chưa để xảy ra hiện tượng sai sót, chưa có trường hợp nào phải nợ lương hưu hàng tháng như thời bao cấp. Tất cả các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đều yên tâm. 2.2.4.2. Chi cho bộ máy quản lý Khi mới thành lập, kinh phí hoạt động của cả hệ thống bảo hiểm xã hội Việt nam do Ngân sách Nhà nước cấp. Điều 4, Quy chế tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt nam ban hành kèm theo Quyết định 606/TTg ngày 26/9/1995 của Chính phủ có quy định rõ: “Biên chế và kinh phí hoạt động của bảo hiểm xã hội Việt nam trong thời gian đầu do Nhà nước cấp. Về kinh phí hoạt động bảo hiểm xã hội thống nhất với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong một văn bản riêng”. Ngày 26/1/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 20/1998/QĐ-TTg ban hành Quy chế Quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt nam. Đây là văn bản quy định những nội dung về tài chính thuộc thẩm quyền của Bảo hiểm xã hội Việt nam. Trong đó có các nội dung chính như: Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt nam trong việc quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định 12/CP, quản lý quỹ bảo hiểm xã hội và thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Ngoài các nội dung trên, Quyết định số 20/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng. Chính phủ còn quy định nội dung quan trọng đó là quy định một tỷ lệ khoán chi quản lý bộ máy cho toàn ngành bảo hiểm xã hội. Điều 14, Quyết định số 20/1998/CP-TTg quy định: -Chi phí quản lý thường xuyên của Bảo hiểm xã hội Việt nam lấy từ quỹ bảo hiểm xã hội được tính bằng tỷ lệ % theo số thực thu bảo hiểm xã hội hàng năm (do người lao động và người sử dụng lao động đóng góp). Trước mắt chi phí quản lý được tính bằng 6% trong 5 năm (1998-2003). -Chi phí quản lý của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt nam được thực hiện theo định mức, tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước ; ngoài ra, những khoản chi tiêu đặc thù của ngành do Hội đồng quản lý BHXH Việt nam quyết định. - Bảo hiểm xã hội Việt nam có trách nhiệm phân bổ chi phí quản lý bộ máy cho Bảo hiểm xã hội các cấp theo đúng định mức tiêu chuẩn chế độ chi tiêu và nhiệm vụ được giao đảm bảo nguyên tắc kinh phí phân bổ cho bảo hiểm xã hội các cấp không được vượt quá so với tổng định mức. Thực hiện chính sách chi cho bộ máy quản lý Bảo hiểm xã hội Việt nam đã đạt được một số thành tựu: -Tách chi phí quản lý bộ máy của ngành Bảo hiểm xã hội Việt nam ra khỏi Ngân sách Nhà nước. Từ năm 1998 trở đi, Ngân sách Nhà nước không phải chi cho bộ máy quản lý của ngành Bảo hiểm xã hội Việt nam. Toàn bộ chi phí thường xuyên của ngành Bảo hiểm xã hội Việt nam được lấy từ quỹ Bảo hiểm xã hội (do người lao động và người sử dụng lao động đóng). -Mức khoán chi thường xuyên bằng tỷ lệ 6% trên tổng số thu sẽ khuyến khích ngành Bảo hiểm xã hội tăng thu. Số thu tuyệt đối hàng năm tăng thì số tiền tuyệt đối được dùng chi cho bộ máy cũng tăng lên, đây thực sự là một đòn bảy kinh tế kích thích tăng thu của ngành bảo hiểm xã hội. -Mức khoán chi thường xuyên bằng tỷ lệ 6% trên tổng số thu là giới hạn trên (mức trần), ngành Bảo hiểm xã hội Việt nam không được chi vượt. Tuy nhiên việc thực hiện chính sách chi cho bộ máy quản lý Bảo hiểm xã hội Việt nam cũng bộc lộ một số mặt hạn chế: -Chính phủ khoán tỷ lệ 6% trên tổng số thu hàng năm, nhưng tất cả các khoản mục chi tiêu phải thực hiện theo định mức tài chính của Nhà nước. Việc xây dựng dự toán, thanh, quyết toán được thực hiện theo quy định như một đơn vị hành chính (định mức chi tiêu Ngân sách), nên không khuyến khích tăng thu. Nhiều chi phí phát sinh trong quá trình thu bảo hiểm xã hội, như ở các tỉnh miền núi phải có xe máy, các tỉnh Nam bộ phải có ghe để đốc thu bảo hiểm xã hội nhưng không được chi dẫn đến số chi thực tế rất thấp chỉ bằng 4% số tổng thu. -Số tiền tiết kiệm được (2% còn lại) Nhà nước lại không cho ngành bảo hiểm xã hội được bổ sung vào các quỹ như khen thưởng, phúc lợi nên cũng không khuyến khích cán bộ, công chức trong ngành bảo hiểm xã hội tiết kiệm chi tiêu. -Nhà nước khoán chi quản lý bộ máy những vẫn giao chỉ tiêu biên chế hàng năm, nghĩa là việc khoán chi quản lý bộ máy không tạo nên sự đồng bộ với khoán quỹ lương, không khuyến khích ngành Bảo hiểm xã hội Việt nam tự giảm biên chế, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng hiệu quả công tác. Từ những mặt hạn chế đó, Chính phủ đã có Quyết định số 100/2001/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt nam. Những nội dung chính được sửa đổi, bổ sung là: -Chi phí quản lý thường xuyên của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt nam bao gồm các khoản chi (kể cả chi nghiên cứu khoa học, chi đào tạo, đào tạo lại) để phục vụ cho hoạt động của toàn ngành; không bao gồm các khoản chi sửa chữa lớn tài sản cố định, chi mua sắm và trang bị tài sản lớn theo các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. -Nhà nước quản lý biên chế đối với số cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý khung của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt nam. Bảo hiểm xã hội Việt nam chủ động sắp xếp, tổ chức và tuyển dụng lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động để đáp ứng yêu cầu của công việc. -Nguồn kinh phí chi quản lý thường xuyên của Bảo hiểm xã hội Việt nam được lấy từ lãi thu được do thực hiện các hoạt động đầu tư, tăng trưởng quỹ và được tính bằng 4% trên số thực thu BHXH hàng năm. Tỷ lệ này được áp dụng trong hai năm 2001 và 2002. -Nếu Bảo hiểm xã hội Việt nam hoàn thành nhiệm vụ, tiết kiệm quản lý thường xuyên thì số dôi ra được bổ sung các khoản chi như sau: +Bổ sung tiền lương, tiền công cho người lao động toàn ngành theo mức độ hoàn thành công việc, nhưng mức thu nhập tối đa không quá 2 lần theo quỹ tiền lương theo quy định hiện hành của Nhà nước. +Chi lương cho lao động hợp đồng trong trường hợp cần thiết để đảm bảo hoàn thành công việc. +Bổ sung hai quỹ khen thưởng và phúc lợi không quá 3 tháng lương thực tế bình quân toàn ngành. +Bổ sung thêm trợ cấp cho người lao động trong hệ thống khi thực hiện chính sách sắp xếp lao động, tinh giản biên chế theo chế độ Nhà nước quy định. +Phần còn lại (nếu có) sau khi chi 4 nội dung trên được chuyển sang năm sau sử dụng tiếp. Đây là Quyết định của Thủ thướng Chính phủ phù hợp với điều kiện thực tế của ngành Bảo hiểm xã hội Việt nam đã khuyến khích toàn ngành bảo hiểm xã hội bằng mọi biện pháp tăng thu đồng thời tiết kiệm chi phí quản lý bộ máy. Điều này đã gắn quyền lợi tập thể, quyền lợi của ngành với quyền lợi của từng thành viên trong ngành. Vì vậy số thu bảo hiểm xã hội năm 2001 đã vượt chỉ tiê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24965.DOC
Tài liệu liên quan