Luận văn Phương hướng phát triển và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại nhà máy gạch lát hoa và má phanh ô tô Hà Nội

 

_Lời nói đầu_ 1

CHƯƠNG1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HƯNG THỊNH 3

* * * 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công 3

1.2. Một số đặc điểm của Công ty. 5

1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty. 5

1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất. 6

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 11

1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của Công ty 12

1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 12

1.4.2. Tình hình tổ chức kế toán 15

1.4.3. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: 16

1.4.4. Liên độ kế toán và kỳ kế toán: 16

1.5. Một số đánh giá chung về việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty xây dựng công trình Hưng Thịnh 17

Chương 2 19

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TẠI NHÀ MÁY GẠCH LÁT HOA VÀ MÁ PHANH Ô TÔ HÀ NỘI 19

2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Nhà Máy. 19

2.1.1. Đánh giá sự biến động về tổng tài sản. 19

2.1.2. Xem xét ba mối quan hệ cân đối lớn . 20

2.2. Phân tích cơ cấu tài sản 25

2.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn. 29

2.4. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. 32

2.5. phân tích tình hình và khả năng thanh toán 35

2.5.1. Phân tích tình hình thanh toán. 35

2.5.2. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán 40

2.6. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 48

2.6.1. Phân tích hệ thống chỉ tiêu tổng quát. 48

2.6.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn. 51

2.6.2.1. Phân tích hiệu ủa sử dụng vốn cố định (tài sản cố định). 51

2.6.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 53

2.7. Đánh giá tổng quát về tình hình tài chính tại Nhà Máy Gạch Lát Hoa và Má Phanh Ô Tô Hà Nội. 56

2.7.1 Những kết quả đạt được 56

2.7.2. Những tồn tại cần được giải quyết. 57

Chương 3 58

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI NHÀ MÁY GẠCH LÁT HOA VÀ MÁ PHANH Ô TÔ HÀ NỘI 58

3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển. 58

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Nhà Máy Gạch Lát Hoa và Má Phanh Ô Tô Hà Nội. 60

3.2.1. Về phía Nhà Máy. 60

3.2.2. Về phía Nhà Nước. 64

Kết luận 65

 

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương hướng phát triển và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại nhà máy gạch lát hoa và má phanh ô tô Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là Nhà Máy rất tôn trọng kỷ luật thanh toán tín dụng và sòng phẳng nhưng chưa tích cực thu hồi các khoản nợ, bị chiếm dụng vốn, làm tăng tình trạng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, đồng thời làm giảm hiệu qủa sử dụng vốn. Hàng tồn kho cũng là một bộ phận chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản nói chung. Nó chiếm 18.82% trong tổng tài sản; 35% trong tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn ở năm 2006, nhưng đến năm 2007 hàng tồn kho đã giảm tỉ trọng trong tổng tài sản xuống còn 18% và tỉ trọng trong tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn của nó xuống còn 30.5%. Tuy nhiên xét về mức độ chênh lệch thì hàng tồn kho đã tăng lên với năm 2006 là 1 149 370 nghìn đồng, đạt 225% so với năm 2006. Tiếp đến là NVL tồn kho và thành phần tồn kho cũng tăng lên một lượng đáng kể. Là một tín hiệu rất khả quan cho tương lai của Nhà Máy. Vì là một Nhà Máy sản xuất theo đơn đặt hàng và do nhu cầu của thị trường nên khi hàng tồn kho tăng mạnh mà khi đó NVL, CPSXKD, thành phẩm, hàng gửi bán tăng với khối lượng lớn trong khi kho hàng tồn kho lại giảm chứng tỏ doanh số bán hàng của Nhà Máy đã tăng lên, sản phẩm của Nhà Máy đã được thị trường ưa chuộng. Nhà máy nhận được thên nhiều đơn đặt hàng, nhu cầu thị trường lớn lên đã tập trung vào sản xuất ra nhiều thành phẩm, đem lại nguồn thu lớn cho tương lai. Như vậy, hàng tồn kho tăng đã tách động tích cực đến Nhà Máy như: Hoạt động SXKD được liên tục, tạo thêm nhiều việc làm cho công nhân viên, thu được nguồn lợi lớn và cũng chứng tỏ Nhà Máy hoạt động SXKD có hiệu quả, có uy tín lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó hàng tồn kho lớn sẽ làm cho doanh nghiệp phải chịu thêm một số chi phí như: chi phí bảo quản, cất trữ hàng tồn kho, Nhà Máy sẽ bị đọng lại một lương vốn lớn, khó chuyển hướng kinh doanh khi cần thiết…Vì vậy, Nhà Máy cần tìm ra biện pháp hữu hiệu để cân đối lượng hàng tồn kho sao cho phù hợp với quy mô sản xuất tại mỗi thời điểm. Khoản mục tiền cũng rất quan trọng trong tổng số TSLĐ và đầu tư ngắn hạn, vì tiền biểu hiện cho các hoạt động lưu thông thường xuyên trong các doanh nghiệp, nó thể hiện khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Lượng tiền quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. ở đây vốn bằng tiền của Nhà Máy lại chiếm tỉ trọng quá nhỏ trong tổng số tài sản cũng như trong tổng số TSLĐ và đầu tư ngắn hạn, chỉ chiếm 2.03% trong tổng tài sản: 1.9% trong tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn ở năm 2006. Nhưng cũng tăng lên rất nhiều ở năm 2007 với sự gia tăng về số tuyệt đối là2007 nghìn đồng đạt 315% so với năm 2006. tỷ trọng của vốn bằng tiền cũng tăng lên đáng kể, năm 2007, tiền chiếm 2.3% trong tổng tài sản: 3.9% trong tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn. Tuy vốn bằng tiền đã tăng rất mạnh ở năm 2007 nhưng nó vẫn chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản nói chung và trong tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn nói riêng. Điều này cho thấy khả năng thanh toán thường xuyên cho các hoạt động của Nhà Máy gặp rất nhiều khó khăn, hơn nữa nhà máy sẽ mất đi một số cơ hội đầu tư ngắn hạn mà khả năng sinh lợi cao. Như vậy, nhìn chung về cơ cấu tài sản của Nhà Máy có nhiều bất cập và chưa hợp lý trong tương lai, Nhà Máy cần gia tăng hoạt động đầu tư vào TSCĐ như: Cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, công nghệ… Để có điều kiện nâng cao năng suất lao động chất lượng sản phẩm… theo hướng phát triển ổn định, lâu dài, bền vững. Ngoài việc xem xét cơ cấu tài sản cần đi sâu xem xét tình hinh huy động vốn và cơ cấu nguồn nhằm đánh giá khả năng tài trợ về mặt tài chính cũng như mức độ chủ động trong hoạt dông kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu. 2.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn là quan hệ tỷ lệ của từng bộ phận nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn phản ánh trong mỗi đồng vốn sử dụng có mấy đồng vốn được huy động từ các khoản nợ và qua đó cũng thấy được mức độ đóng góp của chủ sở hữu. Một cơ cấu vốn hợp lý phản ánh sự kết hợp hài hoà giữa vay nợ dài hạn, vay nợ ngắn hạn, nợ trái phiếu, nợ tín phiếu và lợi nhuận lưu trữ của doanh nghiệp trong điều kiện nhất định. Vì vậy, cơ cấu vốn còn có thể được khái niệm như là việc điều hành các khoản nợ vay để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiêp. Do vây, Có nguồn vốn, sự biến động của nó cũng như tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số nguồn vốn là thông tin rất quan trọng được nhiều người quan tâm như: Các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, ngân hàng, cổ đông… Họ quan tâm đến nguồn vốn cơ cấu của doanh nghiệp để đánh giá chính xác về khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo tinh an toàn và hiệu quả cao cho các nhà đầu tư. Từ bảng cân đối kế toán nhà máy Gạch Lát Hoa và Má Phanh Ô Tô Hà Nội ta có bảng phân tích sau: Bảng 5: Phân tích cơ cấu nguồn vốn. Đơn vị: nghìn đồng Các loại nguồn vốn Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng ( % ) Số tiền Tỷ trọng (%) A.Nợ phải trả 38 480 621 91.03 50 764 983 85.7 12 284 362 131.9 I.Nợ ngắn hạn 21 776 926 51.52 31 117 045 52.54 9 340 119 142.9 1.Vay ngắn hạn 19 061 655 45.10 27 041 676 45.66 9 340 119 142.9 2.Phải trả người bán 2 215 481 5.24 3 160 774 5.34 7 980 021 141.9 3.Người mua trả trước 4 128 0.009 4 128 0.007 945 293 142.7 4.Thuế và các khoản nộp NN 42 187 0.1 357 336 0.6 0 847 5.Phải trả CNV 801 650 1.9 416 351 0.7 315 149 51.9 6.Phải trả nội bộ (476 483) 1.13 0.07 - 385 299 8.9 7.Phải trả khác 128 306 0.3 179 012 0.3 - 518 717 139.5 II.Nợ dài hạn 16 643 965 39.38 19 019 405 32.27 50 706 114.8 1.Vay dài hạn 16 643 65 39.38 19 019 405 32.27 2 465 710 114.8 2. Nợ dài hạn III.Nợ khác 60 000 0.14 538 533 0.91 487 533 897.6 B. Nguồn vốn CSH 3 788 441 8.96 8 458 271 14.28 4 669 830 223.3 I. Nguồn vốn, quỹ 2 173 503 5.14 8 025 662 13.55 5 852 159 369.3 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 1 614 938 3.82 432 609 0.73 - 1 182 329 26.8 Tổng nguồn vốn 42 269 062 100 59 223 254 100 16 954 192 140 Nguồn: Phòng TC – KT Bảng phân tích trên cho thấy: Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số nguồn vốn, mặc dù năm 2007 vốn chủ sở hữu đã tăng lên rất nhiều cả về số tuyệt đối là 4 669 830 nghìn đồng, đạt 223.3% so với năm 2006 nhưng tỷ trọng của nó vẫn không đáng kể so với nguồn vốn. Điều này đã chứng tỏ khả năng tài chính của Nhà Máy là không được đảm bảo và mức độ dộc lập tự chủ là rất kém, luôn phải chịu sự phụ thuộc vào các nguồn cung ứng vốn từ bên ngoài. Cũng chính vì nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất nhỏ đã kéo theo nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số nguồn vốn. Hơn thế nữa trong năm 2007 số nợ phải trả tiếp tục tăng mạnh so với năm 2006 với số tăng tuyệt đối là 12 284 362 nghìn đồng đạt 131.9%. Từ đó cho thấy Nhà Máy đã tăng cường đi chiếm dụng vốn và vay nợ từ bên ngoài. Trong các khoản nợ phải trả thì nợ ngắn hạn tăng mạnh nhất, tăng 934 119 nghìn đồng, đạt 142.9%. Tuy nhiên, đi sâu xem xét các khoản nợ ngắn hạn ta thấy tỷ trọng một số khoản như: Người mua trả tiền trước, phải trả công nhân viên, phải trả nội bộ giảm. Điều này chứng tỏ, mặc dù nợ phải trả năm 2007 tăng nhưng Nhà Máy vẫn cố gắng trả lương đầy đủ cho công nhân viên yên tâm làm việc. Khoản thuế và các khoản nộp Nhà nước năm 2007 lại tăng mạnh so với năm 2006 về số tuyệt đối là 315 149 nghìn đồng, đạt 847%. Như vậy, việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước của Nhà Máy là chưa đầy đủ, cần thực hiện tốt trong những năm tới. Nhìn vào thực tế cơ cấu nguồn vốn của Nhà Máy ta thấy rằng: hiện nay Nhà Máy đang lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính trầm trọng, tổng nguồn vốn của Nhà Máy gần bằng số nợ phải trả mà xu hướng ngày càng tăng lên. Điều này cho thấy hiện nay Nhà Máy đang gặp khó khăn rất lớn về vấn đề tài chính. Qua đây ta thấy rằng cơ cấu vốn của Nhà Máy là chưa hợp lý. Trong thời gian tới, Nhà Máy cần có biện pháp cải thiện kịp thời để có thể hoạt động vững mạnh, độc lập tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Và với tốc độ tăng rất mạnh của nguồn vốn chủ sở hữu năm 2006 so với năm 2007 như hiện nay là một dấu hiệu rất khả quan về sự cải thiện tình hình tài chính ngày càng tốt hơn. 2.4. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản bao gồm TSLĐ và TSCĐ. Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về tài sản là một vấn đề cốt yếu để đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách nghiêm túc và hiệu quả. Muốn đảm bảo có đủ tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tập trung các biện pháp tài chính cho việc huy động, hình thành nguồn vốn. Nguồn vốn của doanh nghiệp thường được hình thành trước hết từ nguồn vốn của bản thân chủ sở hữu: Vốn góp ban đầu và bổ xung cho quá trình kinh doanh. Sau nữa là được hình thành từ nguồn vốn vay và nợ hợp pháp như: Vay ngắn hạn, dài hạn và trung hạn, Nợ người cung cấp, nợ công nhân viên chức … Cuối cùng nguồn vốn được hình thành từ các nguồn bất hợp pháp … Để quản lý, nguời ta thường chia nguồn vốn thành hai bộ phận: Vốn cố định và vốn lưu động. Vốn lưu động được dùng để tài trợ cho TSLĐ, vốn lưu động là yếu tố có ảnh hưởng quyết định tới nghiệp vụ và quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó mức độ đảm bảo về vốn lưu động cần được quản lý chặt chẽ và thường xuyên trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Mục đích của việc phân tích mức độ đảm bảo về vốn lưu động là xem xét vốn lưu động thừa hay thiếu. Muốn vậy, ta phải so sánh vốn lưu động thực tế với tài sản dự trữ thực tế. Nếu nguồn vốn thực tế > tài sản dự trữ thực tế thì phản anh doanh nghiệp thừa vốn lưu động – gọi là đảm bảo thừa và rất dễ bị chiếm dụng vốn. Nếu nguồn vốn lưu động thực tế < tài sản dự trữ thực tế thì phản ánh doanh nghiệp thiếu vốn lưu động – gọi là đảm bảo thiếu và sẽ phải đi chiếm dụng vốn. Ta có: NVLĐ thực tế = NVLĐ + Vay ngắn hạn. TàI sản dự trữ thực tế = Hàng tồn kho + Chi phí sản xuất + Chi phí chờ kết quả chuyển. Để phân tích ta cần lập bảng sau: Bảng 6: phân tích độ đảm bảo vốn lưu động: Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 1. Nguồn vốn lưu động 661 940 3 943 737 2. Vay ngăn hạn 19 061 655 27 041 677 3. Nguồn vốn lưu động thực tế 19 723 595 30 895 414 4.Tài sản dự trữ thực tế 10 691 654 17 083 257 5. Mức đảm bảo 9 031 941 13 092 157 Nguồn: phòng TC - KT Qua bảng số liệu trên ta thấy: ở cả năm 2006 và năm 2007, nguồn vốn lưu động của Nhà Máy đều dư thừa để đảm bảo tài trợ cho các tài sản lưu động. Điều này là do nhà máy đã đi vay thêm rất nhiều vốn ngăn hạn để tài trợ cho các tài sản ngắn hạn. Như vậy, mặc dù đảm bảo được vốn lưu động một cách trắc chắn nhưng Nhà Máy lại phải chịu nhiều chi phí cho việc trả lãi vay. Vì vậy Nhà Máy cần sử dụng số vốn thừa đó một cách hợp lý, tránh để vốn bị ứ đọng hoặc bị chiếm dụng vốn. Ngoài ra, khi nghiên cứu tịnh hịnh đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, người ta còn sử dụng chỉ tiêu nhu càu vốn lưu động vốn thương xuyên để phân tích. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần TSLĐ, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu. Nhu cầu VLĐ thương xuyên = Tồn kho và các khoản thu – Nợ ngắn hạn. Thực tế có thể xảy ra những trường hợp sau: + Nhu cầu VLĐ thường xuyên > 0 tức là tồn kho và các khoản phải thu > Nợ ngắn hạn. Tại đây, các chi tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp > Các nguồn vốn ngăn hạn, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho phần chênh lệch. + Nhu cầu VLĐ thường xuyên < 0 có nghĩa là các nguồn vốn ngắn hạn thừa để tài trợ cho các khoản chi tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp. Từ số liệu thực tế của Gạch Lát Hoa và Má Phanh Ô Tô Hà Nội ta có bảng phân tích sau: Bảng 7: Phân tích tình hình đảm bảo vốn lưu động Đơn vị: Nghìn đồng Năm Tồn kho và các khoản phải thu Nợ ngắn hạn Nhu cầu VLĐ thường xuyên 2006 21 658 278 21 776 926 -118 648 2007 33 307 014 31 117 045 2 189 969 Nguồn: Phòng TC - KT Qua bảng phân tích trên ta thấy: Năm 2006, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Nhà Máy < 0 có nghĩa là nguồn vốn ngắn hạn dư thừa sau khi đã tài trợ cho các khoản chi tiêu ngắn hạn. Năm 2007, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Nhà Máy lại > 0 tức là tồn kho và các khoản phải thu > nợ ngắn hạn. Hay nợ ngắng hạn không đủ để bù đắp cho các sử dụng nhắn hạn nên doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ phần chênh lệch. Trong thời gian tới, Nhà Máy cần nhanh chóng giải quyết hàng tồn kho và các khoản phải thu của khách hàng để cải thiện tình hình này. 2.5. phân tích tình hình và khả năng thanh toán Tình hình và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng công tác tàI chính. Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khă năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn cũng như ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả dây dưa kéo dài làm mất tính chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và có thể dẫn đến tình trạng phá sản. 2.5.1. Phân tích tình hình thanh toán. Việc phân tích này cần xem xét cho các khoản nợ phải thu và nợ phải trả để thấy được thực trạng, xu hướng biến động cũng như mức độ ảnh hưởng của nó đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Dựa vào bảng cân đối kế toán và bảng thuyết minh bổ sung báo cáo của Nhà Máy Gạch Lát Hoa và Má Phanh Ô Tô Hà Nội ta có bảng phân tích tình hình thanh toán như sau: Bảng 8: Phân tích tình hình thanh toán Đơn vị: Nghìn đồng Chi tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền % A. các khản phải thu 13 702 812 22 608 028 8 905 226 165 1. phải thu của KH 13 597 567 20 881 035 7 283 468 153.5 2. Trả trước người bán 21 325 1 627 310 1 605 985 7 630 3. phải thu khác 83 920 99 693 15 773 118.8 B. các khoản phải trả 38 480 621 50 764 983 12 284 362 131.9 1. Vay nắn hạn 19 061 655 27 041 677 7 980 002 141.7 2. Phải trả người bán 2 215 482 3 160 775 945 293 3. Người mua trả trước 4 129 4 129 0 142.7 4. Thuế và các khoản nộp NN 42 189 375 336 315 147 847 5. Phải trả CNV 801 650 416 351 - 385 299 51.9 6. Phải trả nội bộ (476 484) (42 235) - 434 249 8.86 7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 128 370 179 012 50 706 139.5 8. Vay dài hạn 16 643 695 19 109 405 2 465 710 114.8 9. Chi phí phải trả 60 000 538 533 478 533 897.6 (Nguồn phòng TC – KT) Từ bảng phân tích trên cho thấy so với năm 2006 thì năm 2007 các khoản phải thu tăng 8 905 226 nghìn đồng, trong đó chủ yếu là do khoản trả trước người bán tăng mạnh, đạt 7630% so với số tuyệt đối là1 605 895 nghìn đồng. Tình hình này chứng tỏ Nhà Máy bị chiếm dụng vốn nhiều mà chủ yếu là bị người bán chiếm dụng, sau đó đến bị người mua chiếm dụng vốn vì khoản phải thu của khách hàng cũng tăng đáng kể: so với năm 2006 thì năm 2007 các khoản thu của khách hàng đả tăng 7 283 468 nghìn đồng, đạt 753.5% các khoản thu khác cũng tăng 15 773 nghìn đồng, đạt 118.8% so với năm 2006. Điều này cũng chứng tỏ Nhà Máy đã bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn ngày càng nhiều hơn. Như vậy, ở năm 2007, với sự tăng lên của các khoản phải thu đặc biệt là khoản trả trước người bán cho thấy đã tăng cường thu mua, dự trữ nguyên vật liệu để chuẩn bị sản xuất một khối lượng hàng lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhưng mặt khác nó cũng phản ánh Nhà Máy đã để người bán chiếm dụng vốn quá nhiều, chưa tích cực thu hồi các khoản nợ và việc quản lý các khoản nợ mà đơn vị cá nhân khác chưa tốt. Từ năm 2006 đến năm 2007, các khoản phải trả của Nhà Máy cũng tăng 12 284 362 nghìn đồng, đạt 131.9% trong đó chủ yếu do thuế và các khoản nộp Nhà nước tăng đột biến là 315 147 nghìn đồng, đạt 847%; chi phí phải trả cũng tăng đột biến 478 533 nghìn đồng, đạt 897.6%. Điều này cho thấy Nhà Máy chưa thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, nhưng mặt khác nó cũng chứng tỏ rằng Nhà Máy có một uy tín khá vững chắc trên thị trường, giữ được niềm tin và có các mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng nên đã giúp Nhà Máy chiếm dụng vốn một cách hợp pháp. Trừ các khoản vay ngắn hạn và dài hạn thì sự tăng lên của các khoản khác cũng đồng nghĩa với số vốn mà Nhà Máy đã đi chiếm dụng của bạn hàng và các đơn vị, cá nhân khác. Tuy nhiên, nếu Nhà Máy cứ tiếp tục lợi dụng nguồn vốn này một cách lâu dài để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì sẽ rất nguy hiểm trong việc đối phó với các khoản nợ có thể diễn ra cùng một lúc, sẽ mất quyền tự chủ trong kinh doanh và điều quan trọng hơn là sẽ mất dần uy tín và lợi thế rong cạnh tranh. Bên cạnh một số khoản mục trong các khoản phải trả tăng lên thì có khoản phải trả công nhân viên giảm đi một cách rất đáng kể: năm 2007 đã giảm đi được 383 299 nghìn đồng, đạt 51.9%. Điều này đã cho thấy một sự cố gắng của Nhà Máy trong việc trả lương cho công nhân viên. Mặc dù cáckhoản nợ phải trả của nhà máy tăng nhưng khoản trả công nhân viên lại giảm đã cho thấy Nhà Máy thực hiện tốt việc thanh toán lương cho công nhân viên trong Nhà Máy, tạo động lực thúc đẩy công nhân viên yên tâm, phấn khởi làm việc đem lại năng suất lao động cao. Tuy nhiên, nhận xét trên chỉ thấy được thực trạng và xu hướng biến động chung của tình hình thanh toán giữa năm 2006 so với năm 2007 mà thôi. Còn để nhận biết được tình hình thanh toán có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hay không thì cần phải xem xét trên góc độ như bảng so sánh sau: Bảng 9: Phân tích sự ảnh hưởng của tình hình thanh toán đến hoạt động SXKD Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 1. Tổng số các khoản phải thu 13 702 812 22 608 038 2. Tổng số các khoản phải trả 38 480 621 50 764 983 3. Tổng tài sản lưu động 22 438 866 35 060 419 4. % các khoản phải thu so vớiTSLĐ 61.1% 64.5% 5. % các khoản phải trả so với TSLĐ 171.5% 144.8% 6. % các khoản thu so với các khoản trả 35.6% 44.5% Nguồn: Phòng TC – KT Từ bảng so sánh trên ta có thể rút nhận xét sau: So với năm 2006 thì năm 2007, tỷ lệ các khoản thu so với TSLĐ đã tăng lên. Như vậy đã cho thấy tình hình tài chính nói chung và tình hình thanh toán nói riêng của Nhà Máy diễn ra theo chiều hướng xấu đi. Bởi vì khi tỷ lệ các khoản phải thu so với TSLĐ đã tăng lên, điều đó cũng có nghĩa là tốc độ tăng của các khoản phải thu tăng hơn tốc độ tăng của TSLĐ. Khi đó các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSLĐ và như vậy thì lượng tiền trong lưu thông của Nhà Máy giảm đi do bị ứ đọng vốn từ các khoản phải thu, gây khó khăn cho hoạt động thanh toán, hơn nữa Nhà Máy sẽ không có cơ hội đầu tư ngắn hạn để sinh lời. Mặt khác, việc trang chải cho các khoản mua sắmTSLĐ cũng bị hạn chế.Trong tương lai, Nhà Máy cần điề chỉnh lại tỷ lệ này để việc thanh toán của Nhà Máy được dễ dang và thuận lợi hơn. Về tỷ lệ các khoản phải trả so với TSLĐ ở cả năm 2006 đều chiếm trên 100% là một tỷ lệ rất đáng lo ngại vì nó phản ánh tỷ lệ các khoản phải trả là vô cùng lớn, là quá sức chịu đựng so với TSLĐ của Nhà Máy tức là tổng TSLĐ không đủ để trang trải cho các khoản phải trả, khả năng trả nợ của Nhà Máy là rất yếu kém và đã đưa Nhà Máy vào hoàn cảnh rất khó khăn khi phải đối mặt với các chủ nợ, uy tín bị giảm sút, mất chủ động trong sản xuất kinh doanh, chi phí trả lãi vay cao. Đứng trước tình hình đó, Nhà Máy đã tích cực thu hồi các khoản nợ, hạn chế các khoản chi tiêu không cần thiết, tăng cường sản xuất các mặt hàng có khả năng sinh lợi cao nhằm tạo ra lợi nhuận cho Nhà Máy để tình hình thanh toán được cải thiện hơn, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà Máy tốt hơn, hiệu quả hơn. Điều này đã được Nhà Máy khăng định ở ngay năm 2007 là tỷ lệ các khoản trả so với TSLĐ đã giảm đi đáng kể từ 171.5% của năm 2006 đã giảm xuống còn 144.8% ở năm 2007. Như vậy, sau một năm, khi biết được nguy cơ về tình hình thanh toán thì Nhà Máy đã tích cực điều chỉnh, thay đổi cách thức làm ăn và đã đạt được hiệu quả. Phải nói rằng đây là một sự tiến bộ đáng biểu dương mà Nhà Máy cần tích cực phát huy. ở chỉ tiêu 6 là tỷ lệ các khoản phải trả đều nhỏ hơn 100% ở cả hai năm 2006 và 2007. Điều này chứng tỏ Nhà Máy luôn đi chiếm dụng vốn ở các Công ty khác. Như vậy, hiệu quả hoạt động sản xuất của Nhà Máy sẽ không được bền vững bởi Nhà Máy luôn nằm trong tinh trạng lo nắng về việc trả nợ cho nên mọi hoạt động của Nhà Máy điều rất khó khăn vì thiếu thốn. Tuy nhiên, tình trạng này đã có dấu hiệu tốt dần lên, biểu hiện ở năm2007, tỷ lệ này đã tăng lên được 44.5% trong khi năm 2006 chỉ là 35.6%. Về tồn tại các khoản nợ phải thu, nợ phải trả trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp là tất yếu khách quan. Tuy nhiên, Nhà Máy cần theo dõi, điều tiết để các khoản này chiếm tỷ trọng vừa phải thì nó mới không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.5.2. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Nếu doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại. Để có cơ sở đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trước mắt và triển vọng trong thời gian tới, cần đi sâu vào nghiên cứu nhu cầu và khả năng thanh toán để đánh gía năng lực của doanh nghiệp. Đây là dấu hiệu thông tin rất cần thiết đối với các nhà đầu tư, ngân hàng trước khi quết định cung cấp vốn cho doanh nghiệp. Trình tự phân tích bao gồm hai bước: Bước 1: Lập bảng cân đối nhu cầu về khả năng thanh toán. Từ tài liệu của Nhà Máy Gạch Lát Hoa và Má Phanh Ô Tô Hà Nội ta lập được bảng sau: Bảng 10: Cân đối nhu cầu và khả năng thanh toán Đơn vị: Nghìn đồng Nhu cầu thanh toán Số tiền Khả năng thanh toán Số tiền A. Các khoản cần thanh toán ngay 3 980 266 A. Các khoản dùng thanh toán ngay 319 400 I. Các khoản nợ quá hạn 361 465 I. Các loại tiền 319 400 1. Nợ ngân sách 357 336 1. Tiền mặt 318 350 2. Nợ khách hàng 4 129 2. TGNH 1 050 II. Các khoản nợ đến hạn 30 618 801 II. Đầu tư ngắn hạn 1. Nợ người bán 3 160 775 B. Các khoản dùng thanh toán trong thời gian tới 26 928 485 2. tiền lương CNV 416 351 I. Tháng tới 23 476 621 3.Nợ ngân hàng 27 041 675 1. Phải thu của khách hàng 20 881 035 B. Các khoản cần thanh toán 725 142 2. Hàng gửi bán 305 538 I. Tháng tới 301 615 3. NVL dự trữ vượt định mức 1 083 467 1. Nợ ngân hàng 63 082 4. Phải thu khác 99 693 2. Nợ khác 238 533 5. Hàng tồn kho 1 106 888 II. Quý tới 423 527 II. Quý tới 3 451 864 1. Nợ ngân hàng 123 527 1. Thành phẩm tồn kho 3 451 864 2. Nợ khác 300 000 2. Vay Tổng 31 705 408 Tổng 27 247 885 Nguồn: Phòng TC – KT Qua bảng phân tích trên ta dễ dàng thấy rõ nhu cầu và khả năng thanh toán của Nhà Máy theo từng mức độ khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau. Một cách tổng quát nhất thì khả năng thanh toán của Nhà Máy chưa đủ cho nhu cầu thanh toán, do nhu cầu thanh toán lớn hơn khả năng thanh toán tuy mức độ chênh lệch là thấp. Về các khoản thanh toán ngay thì Nhà Máy chỉ thanh toán được 319 400 nghìn đồng trong khi nhu cầu thanh toán là 30 980 266 nghìn đồng, như vậy là chênh lệch quá lớn. Điều đó có nghĩa là vào thời điểm hiện tại Nhà Máy đã mất khả năng thanh toán, nhưng đó chỉ là thời điểm tạm thời mà thôi, không thể chỉ nhìn vào đó mà kết luận ngay rằng Nhà Máy sẽ đi đến phá sản được. Vì ta phải xét vào thời điểm lúc đó là Nhà Máy đang tăng cường sản xuất với khối lượng sản phẩm lớn nhằm đáp ứng được nhu cầu cao của các đơn đặt hàng cũng như của thị trường. Do vậy mà chi phí về tiền lương công nhân rất lớn, lượng vốn vay ngân hàng nhiều, hơn nữa số tiền trả trước của khách hàng cũng nhiều dẫn tới nhu cầu thanh toán ngay chênh lệch nhiều như vậy. Chỉ trong một thời gian ngắn sau, sau khi Nhà Máy đã sản xuất hoàn thành xong sản phẩm. Đem đi bán thì sẽ thu hồi vốn và trang trải các khoản nợ. Và điều này đã được khẳng định ngay ở khoản mục (B) là khẳ năng thanh toán đã vượt rất xa so với nhu cầu thanh toán trong thời gian tới. Và như vậy là Nhà Máy sẽ còn tiếp tục tăng khả năng thanh toán nhiều hơn nữa và nhu cầu thanh toán sẽ ngày càng giảm đi, tình hình tài chính của Nhà Máy từ đó sẽ ngày càng vững mạnh. Tuy nhiên, Để đánh giá xác định khả năng thanh toán cần thực hiện bước 2: Bước 2: Tính một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán tổng quát = Nhu cầu thanh toán Tỷ số này cần phản ánh mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Nếu tỷ lệ này lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ khả năng thanh toán và tình hình tài chính một cách khả quan. - Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Hệ số này càng nhỏ càng chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán và tình hình tài chính không vững chắc và sẽ mất dần khả năng thanh toán. khi hệ số này tiến tới 0 thì doanh nghiệp có nguy cơ cơ phá sản. TSLĐ Khả năng thanh toán ngắn hạn = Nợ ngắn hạn T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10491.doc
Tài liệu liên quan