MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM 2
1.1 Tổng quan về đầu tư quốc tế 3
1.1.1 Khái niệm và vai trò của đầu tư quốc tế 3
1.1.1.1 Khái niệm về đầu tư quốc tế 3
1.1.1.2 Vai trò của đầu tư quốc tế 4
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài 9
1.1.2.1 Các yếu tố bên trong 9
1.1.2.2 Các nhân tố bên ngoài 10
1.1.3 Các loại hình đầu tư quốc tế 13
1.1.3.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 13
1.2 Tầm quan trọng của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với Tổng công ty Lắp máy Việt Nam . 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM 31
2.1 Tình hình thu hút đầu tư thành lập các công ty liên doanh của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam 31
2.1.1 Công ty tư vấn thiết kế CIMAS 34
2.1.2 Công ty tư vấn quốc tế LHT 36
2.1.3 Công ty tư vấn thiết kế LFC 38
2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu 39
2.2.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc phát hành cổ phiếu 39
2.2.2 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp 49
2.3 Các chương trình hợp tác quốc tế khác 57
2.4 Đánh giá chung về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam 61
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM 67
3.1 Phương hướng phát triển của Tổng công ty Lắp máy 67
3.2 Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư quốc tế của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam 68
3.2.1 Xây dựng thương hiệu 68
3.2.2 Xếp hạng hệ số tín nhiệm 69
3.2.3 Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực 72
3.2.4 Thực hiện các biện pháp xúc tiến đầu tư 75
3.3 Kiến nghị với Nhà nước 76
3.3.1 Hoàn thiện môi trường đầu tư 76
3.3.2 Thực hiện các biện pháp hỗ trợ xúc tiến đầu tư 79
KẾT LUẬN 81
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương hướng phát triển và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế CIMAS
Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế CIMAS là liên doanh giữa Tập đoàn CTCI- tổng thầu EPC lớn nhất Đài Loan và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam. Trong đó, tập đoàn CTCI của Đài Loan đóng góp 33,5 tỷ đồng chiếm 67% vốn điều lệ, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam đóng góp 16,5 tỷ đồng chiếm 33% vốn điều lệ.
Công ty Liên doanh CIMAS được cấp giấy phép hoạt động vào năm 2001, có trụ sở tại tầng 7 toà nhà HITC 239 đường Xuân Thuỷ - Cầu Giấy- Hà Nội với mục tiêu:
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn: lập kế hoạch, thiết kế kỹ thuật, quản lý dự án, triển khai vận hành thử cho các công trình.
- Tham gia dự thầu các công trình trong và ngoài nước trên các lĩnh vực: gia công chế tạo các sản phẩm kết cấu kim loại, thiết bị, xây lắp các công trình xây dựng.
- Cung cấp các loại vật liệu xây dựng và thiết bị cho các công trình mà CIMAS trúng thầu.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu công ty là tư vấn, hoá chất, thiết kế công trình công nghiệp, các dự án phân đạm, nhiệt điện, xử lý nước thải.
CIMAS đang nỗ lực hết mình để có thể biến mục tiêu: “Trở thành nhà cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu tại Việt Nam” thành hiện thực. Do đó, CIMAS đang thực hiện nhiều chương trình để hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực, cải thiện hệ thống phúc lợi đảm bảo tính cạnh tranh và hấp dẫn đối với người lao động. Ban Lãnh đạo CIMAS đã mời một nhóm chuyên gia tư vấn về Phát triển Tổ chức (Organizational Development) và Quản trị Nhân sự (HR) của Công ty T&C Consulting đến làm việc tại Công ty CIMAS. Chương trình tư vấn do nhóm chuyên gia của T&C Consulting thực hiện tại CIMAS bắt đầu bằng hoạt động đánh giá tổng thể tổ chức để đưa ra những đề xuất cải tổ về mô hình tổ chức và quản lý tại CIMAS. Tiếp theo đó, nhóm tư vấn T&C Consulting đã làm việc cùng với lãnh đạo và Bộ phận Nhân sự của CIMAS để xây dựng hệ thống Quản lý Nhân sự, các chính sách phúc lợi tại CIMAS. Cũng tương tự như các chương trình tư vấn khác của T&C Consulting tại các doanh nghiệp, nhiều hoạt động đào tạo đã được thực hiện tại CIMAS nhằm trang bị thêm cho các cán bộ quản lý của CIMAS những kiến thức căn bản về vai trò của những người quản lý tại CIMAS, đặc biệt là chức năng quản trị nhân sự. Chương trình tư vấn nhận được sự ủng hộ tích cực của Ban lãnh đạo Công ty CIMAS, nhờ đó các chính sách về nhân sự như Hệ thống Đánh giá kết quả công việc (Peformance Appraisal Systems), Hệ thống lương thưởng (compensation and reward systems) do nhóm tư vấn của T&C Consulting đề xuất đều được sớm đưa vào áp dụng tại CIMAS. Một yếu tố thành công khác của Chương trình tư vấn này là sự tham gia tích cực của các cán bộ nhân sự của CIMAS. Với sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa tổ chức, sự am tường về hoạt động kinh doanh của công ty và việc nắm bắt những nguyện vọng, nhu cầu của người lao động tại CIMAS, nhóm cán bộ nhân sự của CIMAS đã hỗ trợ đáng kể cho nhóm tư vấn của T&C Consulting thực hiện công việc của mình. Sự tham gia chủ động này còn giúp chương trình tư vấn đạt được một mục tiêu khác đó là “sự chuyển giao kiến thức, kỹ năng quản lý nhân sự” từ nhóm tư vấn cho cán bộ nhân sự của CIMAS. Với những gì mà Ban lãnh đạo CIMAS đang thực hiện cùng sự nỗ lực của 150 nhân viên trong công ty đã đem lại cho CIMAS nhiều dự án lớn.
Trong năm 2006, CIMAS đã chính thức nhận được hợp đồng EPC cho dự án Nhà máy điện Cà Mau tại Việt Nam. Năm 2007, doanh số bán hàng của Công ty đạt trị giá 8 triệu đô la Mỹ.
Sau 7 năm hoạt động và phát triển, CIMAS đã khẳng định được năng lực và danh tiếng của mình trong lĩnh vực thiết kế. CIMAS đã thực hiện tư vấn kỹ thuật cho hàng chục dự án xây dựng công nghiệp, dự án lọc dầu, dầu khí, hoá lỏng… tại khu vực Đông Nam Á. CIMAS hiện đang có bước đột phá vào lĩnh vực xây dựng và tiến những bước tiếp theo trên con đường trở thành nhà thầu EPC thực sự. CIMAS đã tham gia thực hiện các dự án xây dựng lớn và đã chính thức nhận được hợp đồng EPC, điển hình là dự án PHI Hải Dương và dự án Nhà máy điện chu trình hỗn hợp Cà Mau. Trong năm 2008, CIMAS vẫn tiếp tục hướng tới thị trường nội địa đầy hứa hẹn và tiềm năng. Thị trường trọng điểm mà CIMAS đang tiếp tục hướng tới vẫn là thị trường nội địa hứa hẹn nhiều tiềm năng. CIMAS luôn lấy nguyên tắc “ Chuyên nghiệp, Đổi mới, Tận Tình” làm trọng và phương châm
“Chất lượng và chữ tín” làm cam kết đối với khách hàng. CIMAS cam kết nỗ lực hết mình để “trở thành nhà cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quốc tế tại thị trường Việt Nam”.
Với quy mô 150 nhân viên trong năm 2007 và dự kiến tăng lên 350 nhân viên vào năm 2010. CIMAS hiện là công ty liên doanh có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư lớn nhất ngành tư vấn xây dựng.
2.1.2 Công ty tư vấn quốc tế LHT
Công ty tư vấn quốc tế LHT được thành lập tháng 11/2006 trên cơ sở 3 cổ đông sáng lập là Tổng công ty Lắp máy việt Nam – Lnilama, Công ty TNHH tư vấn Huydai - HEC (Hàn Quốc) và Công ty TNHH TEMCO với vốn điều lệ 32 tỷ đồng, trong đó Lilama đóng góp 19,2 tỷ chiếm 60%, công ty TNHH tư vấn Huyndai HEC đóng góp 6,4 tỷ đồng chiếm 20% vốn điều lệ, công ty TNHH TEMCO đóng góp 20% vốn điều lệ trị giá 6,4 tỷ đồng.
Và vào ngày 5/10/2007 Công ty Cổ phần tư vấn Quốc tế - LHT đã khai trương văn phòng tại tầng 3, tòa nhà 21 tầng LILAMA, 124 Minh Khai - Hà Nội.
Tình hình góp vốn của Công ty được thông qua trong các đợt họp Hội đồng quản trị. Số vốn góp của các bên được sử dụng để đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng…để phục vụ cho quá trình hoạt động của Công ty. Số vốn đầu tư này chiếm 1/10 số vốn điều lệ của LHT tương ứng là 3,2 tỷ đồng, ngoài chi phí để đầu tư trang thiết bị số vốn góp còn được sử dụng để thực hiện những hoạt động đầu tiên của Công ty như chi phí Marketing để tìm kiếm thị trường, đầu tư cơ bản…
LHT với mục đích hoạt động là tư vấn thiết kế cho các dự án điện và giám sát xây lắp. Với thời hạn hoạt động 35 năm trên các lĩnh vực: tư vấn, thiết kế, kinh tế và tổng thầu EPC. Đặc biệt, theo đánh giá của các chuyên gia tư vấn, LHT có nhiều lợi thế và năng lực nổi trội trên lĩnh vực thiết kế các công trình dân dụng, thiết kế các nhà máy, thiết bị cho các nhà máy hệ thống cơ, điện, động lực và tự động hóa các công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và dân sinh lập tổng dự toán, dự toán chi tiết, thẩm tra các công trình dân dụng và công nghiệp làm tổng thầu EPC, thực hiện trọn gói một công trình công nghiệp...
Lĩnh vực tư vấn với các hoạt động lập dự án đầu tư, quy hoạch tổng thể và chi tiết các công trình công nghiệp, dân dụng, hạ tầng kỹ thuật và giám sát chất lượng xây lắp.
Lĩnh vực thiết kế với việc thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp, thiết kế kiến trúc, nền móng kết cấu, hạ tầng kỹ thuật, cơ, điện, nước, môi trường, nhà ở, khu đô thị, nhà văn phòng, thiết kế các Nhà máy, thiết bị cho các Nhà máy, thiết kế xây dựng Nhà máy, thiết kế hệ thống cơ, điện, động lực và tự động hoá, thiết kế hệ thống ống công nghiệp, hệ thống xử lý nước, hệ thống gas, hệ thống cung cấp, thoát nước và toàn bộ hệ thống kỹ thuật liên quan. Thiết kế các công trình hạ tầng kỹ thuật cho các nhà máy, khu công nghiệp và dân sinh. Trong lĩnh vực thiết kế, hoạt động của Công ty bao gồm: lập tổng dự án, dự toán chi tiết, thẩm tra dự toán các công trình dân dụng và công nghiệp.
Làm tổng thầu EPC, thực hiện trọn gói một công trình công nghiệp, dân dụng lớn theo hình thức chìa khoá trao tay- thực hiện từ khảo sát thiết kế, chế tạo, cung cấp thiết bị đến xây lắp, chuyển giao công nghệ…
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty bao gồm: Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và Ban kiểm soát.
Việc thành lập Công ty Cổ phần tư vấn Quốc tế LHT là bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển của Lilama nhằm tăng cường khả năng tư vấn, thiết kế và quản lý công trình. Đây là Công ty tư vấn quốc tế đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn tổng thầu các dự án công nghiệp nặng, hạ tầng kỹ thuật đẳng cấp quốc tế.
Ngay sau khi cắt băng khánh thành Công ty đã ký kết được hợp đồng lớn, đó là hợp đồng tư vấn thiết kế Nhà máy điện Nhơn Trạch 1 công suất 450MW trị giá 3,5 triệu USD.
2.1.3 Công ty tư vấn thiết kế LFC
Ngày 08 tháng 3 năm 2007 tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký thoả thuận về việc thành lập Công ty Cổ phần Tư vấn quốc tế LFC giữa FLSmidth A/S (Đan Mạch), Tổng công ty Lắp máy Việt Nam - Lilama và Công ty Cổ phần CCBM (Công ty cổ phần tư vấn công trình vật liệu xây dựng- một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng). Theo thoã thuận này một công ty liên doanh mới được thành lập, Công ty cổ phần tư vấn quốc tế với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng, trong đó FL Smidth đóng góp 40% tương ứng với 4 tỷ đồng , Lilama 30% tương ứng là 3 tỷ VNĐ và CCBM 30% tương ứng là 3 tỷ VNĐ.
Với thời hạn hoạt động là trên 30 năm, LFC là một công ty thiết kế đa chức năng cung cấp các dịch vụ cho các dự án Công nghiệp xi măng và khoáng sản. Các lĩnh vực kinh doanh này sẽ được tiếp tục phát triển để có thể cung cấp mọi loại dịch vụ thiết kế bao gồm nhưng không giới hạn bởi các dịch vụ như nghiên cứu tiền khả thi, khả thi dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật dự án, quản lý dự án, điều hành thi công, giám sát thi công xây dựng và lắp đặt, đào tạo chuyển giao công nghệ, thẩm tra.
Cuối tháng 4/2007, Công ty đã đi vào hoạt động với dự án Nhà máy xi măng Đô Lương về phạm vi cung cấp vật tư, thiết bị, và dịch vụ kỹ thuật của dự án.
Công ty cổ phần tư vấn quốc tế LFC ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tư vấn cho các dự án mà Lilama chuẩn bị tiến hành thực hiện như Nhà máy xi măng Sông Thao, Nhà máy xi măng Thăng Long
2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu
2.2.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc phát hành cổ phiếu
Trong khi nguồn vốn đầu tư trực tiếp có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì đầu tư gián tiếp (ĐTGT) lại tạo điều kiện cho Tổng công ty Lắp máy Việt Nam có thể tiếp cận được với nguồn vốn mới, nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế. Với mục tiêu đó Lilama đang phát hành cổ phiếu và trái phiếu để huy động vốn trên thị trường chứng khoán.
Hiện nay, Lilama đã cổ phần hoá xong các công ty thành viên. Cổ phần hoá được hình thành giúp các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có nhiều chủ sở hữu, tăng tiềm lực tài chính, vốn và tài sản của Nhà nước được sử dụng có hiệu quả hơn và thu hút thêm vốn của xã hội vào phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thêm động lực và cơ chế quản lý mới, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Cổ phần hoá DNNN chính là quá trình chuyển doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước sang hình thức công ty cổ phần thông qua quá trình chào bán các cổ phiếu chứng nhận quyền sở hữu doanh nghiệp cho các cổ đông. Hay có thể hiểu là thông qua quá trình cổ phần hoá DNNN mà doanh nghiệp trước đây thuộc sở hữu 100% của Nhà nước được chuyển sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó Nhà nước là một cổ đông. Có thể nói, quan niệm về cổ phần hoá DNNN đã được thể hiện chính thức, đầu tiên trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng “Đổi mới tổ chức quản lý DNNN, phát huy cao độ quyền tự chủ của doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao”. Thực hiện tốt chủ chương cổ phần hoá một bộ phận DNNN để huy động thêm vốn, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản thuộc sở hữu Nhà nước ngày càng tăng lên.
Khi chuyển sang công ty cổ phần thì Ban giám đốc chịu sự giám sát, quản lý và tư vấn của Hội đồng Quản trị và trên đó là Đại hội đồng cổ đông. Rất nhiều cái cần phải thay đổi, tạo áp lực cho Ban điều hành, buộc Ban điều hành phải nỗ lực rất nhiều để có thể đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.
Quá trình cổ phần hoá của Lilama bắt đầu từ năm 2004, trong năm này Công ty cổ phần lắp máy và xây dựng 69-2 và Công ty lắp máy và xây dựng Hà Nội đã thực hiện cổ phần hoá.
Tiếp theo, năm 2005 Công ty lắp máy và xây dựng số 3, 5, 45-3, 45-4, 69-1 và Cơ khí lắp máy tiếp tục thực hiện cổ phần hoá.
Năm 2006 chuyển đổi 4 công ty là Công ty lắp máy và xây dựng 45-1, Lắp máy và xây dựng số 18, Lắp máy và xây dựng số 69-3, Lắp máy và xây dựng số 10.
Năm 2007, Tổng công ty tiếp tục cổ phần hoá Công ty lắp máy và xây dựng số 7 và đây cũng là năm Lilama hoàn thành việc sắp xếp và cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên.
Tuy nhiên, quá trình cổ phần hoá của Lilama trong những năm qua vẫn là quá trình khép kín. Nhà nước vẫn nắm phần lớn cổ phần, số lượng còn lại bán cho người lao động. Được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2 : Tỷ lệ nhà nước nắm giữ cổ phiếu của một số công ty thành viên thuộc Lilama
(Đơn vị :%)
Công ty
Tỷ lệ nhà nước nắm giữ
Lilama 69-2
50.17
Lilama10
51
Lilama 45-3
51
Lilama 69-1
51
(Nguồn : Tổng công ty Lắp máy Việt Nam)
Quá trình cổ phần hoá khép kín này đã không thu hút được sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu bảng 2.2 tỷ lệ cổ phiếu Nhà nước nắm giữ chiếm hơn 50%, số cổ phiếu còn lại bán cho các người lao động trong các công ty.
Với phương thức phát hành cổ phiếu này đã nâng cao vị thế và quyền lợi của đại đa số cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, khuyến khích người lao động trong doanh nghiệp tích cực làm việc, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng phương thức này đã không thu hút những nhà đầu tư có tiềm năng về vốn, công nghệ, năng lực quản lý tham gia, từ đó giảm động lực phát triển mới cho doanh nghiệp sau cổ phần hoá.
Bước sang năm 2007, một số công ty thành viên của Lilama không còn phát hành cổ phiếu khép kín mà bắt đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với phương thức phát hành chủ yếu là
chào bán thông qua trung gian. Phương thức này có ưu điểm là công ty trung gian là công ty chứng khoán, công ty tài chính... đứng giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp có tham gia vào 1 khâu nào đó trong quá trình xác định giá trị của doanh nghiệp. Vì thế thông tin được chào bán chứng khoán của doanh nghiệp cổ phần hoá sẽ được phổ biến rộng rãi. Với phương thức phát hành rộng rãi ra công chúng nhiều công ty thành viên của Lilama đã có những bước đột phá, những nỗ lực vươn lên để được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán khi thoã mãn được các điều kiện niêm yết.
Điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán:
Điều kiện và các thủ tục để tiến hành niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch, Trung tâm Giao dịch chứng khoán được quy định chi tiết tại Nghị định số 14/2007/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 19/1/2007 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Cụ thể như sau:
Điều kiện niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán
a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết;
c) Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan;
d) Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ;
đ) Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ.
e) Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định.
Điều kiện niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán
a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
c) Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ;
d) Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;
đ) Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định;
e) Việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần không phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b
Với các điều kiện đó, tính đến năm 2008, Lilama có 4 công ty con đã đăng ký lưu ký chứng khoán, trong đó 2 công ty niêm yết trên các sàn giao dịch.
Ngày 10/12/2007 Trung tâm lưu ký chứng khoán TP Hồ Chí Minh đã cấp giấy chứng nhận lưu ký chứng khoán cho công ty cổ phần Lilama 10. Với nội dung cụ thể như sau:
Mã chứng khoán: L10
Mệnh giá: 10.000 đồng
Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông
Số lượng chứng khoán đăng ký: 9.000.000 cổ phiếu
Tổng giá trị chứng khoán đăng ký: 90.000.000.000 đồng
Hình thức đăng ký lưu ký chứng khoán: Ghi sổ
Ngày 14/03/2008, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã có quyết định số: 125/TB-TTDGHN chấp thuận về nguyên tắc cho Công ty cổ phần Lilama 45.3 được niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với những nội dung sau:
Loại chứng khoán: cổ phiếu phổ thông
Mệnh giá : 10.000 đồng/ cổ phiếu
Số lượng chứng khoán niêm yết : 3.500.000 CP
Tổng giá trị niêm yết : 35.000.000.000
Tiếp theo, ngày 21/03/2008 Công ty cổ phần Lilama 69-2 tiếp tục được đăng ký lưu ký chứng khoán với
Tên chứng khoán: Cổ phiếu Công ty Cổ phần Lilama 69-2
Mã chứng khoán: L62
Mệnh giá: 10.000 đồng
Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông
Số lượng chứng khoán đăng ký: 3.000.000 cổ phiếu
Tổng giá trị chứng khoán đăng ký: 30.000.000.000 đồng
Hình thức đăng ký lưu ký chứng khoán: Ghi sổ
Cũng trong ngày 21/03/2008, Trung tâm GDCK Hà Nội cũng đã nhận được bộ hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của Công ty cổ phần Lilama 69-1. Công ty cổ phần Lilama 69-1 có vốn điều lệ là 70,15 tỷ đồng xin đăng ký niêm yết 7,015 triệu cổ phiếu phổ thông, mệnh giá 10.000 đồng.
Trong số, 4 công ty lưu ký chứng khoán đã có hai công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán.
Ngày 25/12/2007 Lilama10 đã lên sàn giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh báo hiệu cho pháo hiệu của họ chứng khoán Lilama.
Ngày 21/4/2008 Công ty cổ phần Lilama 69 - 2 niêm yết 3.000.000 cổ phiếu với mã giao dịch L62 tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC). Đúng 8h30 phút ngày 21/4/2008 ông Phạm Hùng Tổng giám đốc Tổng công ty Lilama đánh cồng bắt đầu cho phiên giao dịch đầu tiên của mã chứng khoán L62.
Khi tham gia niêm yết cổ phiếu trên Thị trường chứng khoán, các Công ty có thể huy động vốn một cách nhanh chóng, thụân tiện, dễ dàng từ việc phát hành cổ phiếu dựa trên tính thanh khoản cao và uy tín của các công ty được niêm yết trên thị trường. Huy động theo cách này, các Công ty sẽ không phải thanh toán lãi vay cũng như phải trả vốn gốc giống như việc vay nợ, từ đó sẽ rất chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được cho mục tiêu và chiến lược dài hạn của mình. Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất khi quyết định niêm yết cổ phiếu trên Thị trường chứng khoán.
Niêm yết chứng khoán là một quá trình khó khăn, công ty phải đáp ứng được những điều kiện chặt chẽ về mặt tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức... do Uỷ ban chứng khoán đề ra như đã trình bày ở trên.
Do đó những công ty được niêm yết trên thị trường sẽ là những công ty tốt. Việc trở thành Công ty niêm yết sẽ giúp cho nhiều người biết đến Công ty như một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, luôn được các cơ quan thông tin đại chúng quan tâm thông tin tình hình công ty tới công chúng. Thực tế đã chứng minh, niêm yết chứng khoán là một trong những cách thức quảng cáo tốt cho doanh nghiệp, qua đó khuyếch trương hình ảnh cho công ty.
Đặc biệt khi mở rộng tỷ lệ nắm giữ cố phiếu các doanh nghiệp trong nước của các nhà đầu tư nước ngoài từ 30% lên 49% mở ra những tương lai tốt đẹp cho các cổ phiếu niêm yết trên sàn có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài đối với các cổ phiếu của Lilama còn ở mức thấp.
Đối với cổ phiếu của Lilama 10 khối lượng NĐTNN được mua là 4,410,000(49%) cổ phiếu. Nhưng số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ rất thấp.
Tính đến 28/3/2008 tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu của Lilama 10 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư đối với cổ phiếu L10
Nhà đầu tư
Tỷ lệ nắm giữ
Nhà nước
51%
Nhà đầu tư nước ngoài
0.04%
Các tổ chức khác
48.96%
(Nguồn: HASTC tính đến 28/3/2008)
Tỷ lệ 0.04% là tỷ lệ thấp nhất mà nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ đối với các cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Tỷ lệ 0.04% tương ứng với 3600 cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phiếu thì số tiền nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào L10 trị giá 36.000.000VNĐ. Một số vốn đầu tư quá nhỏ so với tiềm lực vốn của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các quỹ đầu tư quốc tế.
Và đến ngày 14/5/2008, tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài sỡ hữu cổ phiếu Lilama 10 tăng gấp đôi so với thời điểm 28/3 với tỷ lệ 0.08% tương ứng với 7200 cổ phiếu. Tuy tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu của Lilama 10 tăng lên nhưng đây vẫn là một tỷ lệ thấp. Tỷ lệ thấp nhất trong số các cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán. Điều đó được thể hiện qua biểu đồ dưới đây
Biểu đồ 2.1 khối lượng nắm giữ của các nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu của Lilama10
(Nguồn: www.hsx.vn)
Qua biểu đồ trên, ta thấy số lượng cổ phiếu của Lilama 10 do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ có xu hướng tăng lên nhưng đây vẫn là một khối lượng thấp so với tiềm lực tài chính của các nhà đầu tư nước ngoài.
Tình hình đó cũng tương tự đối với cổ phiếu của Lilama 69-2. Trong khi với vị thế là 1 đơn vị hoạt động có danh tiếng và uy tín trong ngành, với hàng loạt các giải thưởng trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Lilama 69-2 là doanh nghiệp đầu tiên trong lịch sử ngành cơ khí chế tạo máy của Việt Nam đã xuất khẩu được sản phẩm thiết bị lọc bụi tĩnh điện do chính mình sản xuất sang Nhật Bản. Hiện nay, Lilama 69-2 là một trong số rất ít các doanh nghiệp sản xuất được thiết bị lọc bụi tĩnh điện, trong khi thị trường này ngày càng nóng lên do nhu cầu và yêu cầu bảo vệ môi trường ngày càng cao. Sản phẩm của Lilama 69-2 luôn được khách hàng trong và ngoài nước ngoài khen ngợi, đánh giá cao. Các thiết bị do Lilama 69-2 đều là những sản phẩm cao cấp. Thiết bị lọc bụi tĩnh điện của Công ty là sản phẩm đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật rất khắt khe và chính xác cao với 18.800 chi tiết các loại.
Bảng 2.4 Một số chỉ số tài chính của Lilama 69-2
Đơn vị : 1.000.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
%tăng giảm
6 tháng 2007
Tổng giá trị tài sản
43.509
48.339
11,10
121.152
Doanh thu thuần
53.96
62.062
15,02
65.343
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
2.652
5.06
90,84
5151
Lợi nhuận khác
-
-
-
-
Lợi nhuận trước thuế
2.514
5.05
100,89
5.151
Lợi nhuận sau thuế
2.514
5.05
100,89
4.43
Cổ tức
16%
16%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Lilama 69-2)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh thu và lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2007 của Lilama 69-2 đạt mức rất cao, với doanh thu vượt cả năm 2006 và lợi nhuận xấp xỉ bằng cả năm 2006. Đây là một kết quả kinh doanh rất ấn tượng. Doanh thu cả năm 2007 đạt 110 tỷ đồng (bằng 177% so với năm 2006, bằng 110% so với kế hoạch); thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty đạt gần 2,5 triệu đồng/người/tháng.
Hiện công ty đang thực hiện hoặc đã ký kết các hợp đồng (gia công, lắp đặt thiết bị) cho các công trình lớn như: nhà máy Thủy điện Nậm Đông 3, nhà máy Đình Vũ, nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng, nhà máy Xi măng Hoành Bồ, Công ty TNHH Khí công nghiệp Việt Nam, nhà máy Xi măng Hải Phòng mới, Công ty Xuất nhập khẩu Điện - Khí Thượng Hải, nhà máy Thủy điện Thác Xăng, Lạng Sơn và ký hợp đồng với các đối tác: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng công trình vật liệu xây dựng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển điện miền Bắc.
Ngoài ra, Công ty quyết định đầu tư 113 tỷ đồng thực hiện dự án nhà máy chế tạo thiết bị lọc bụi tĩnh điện tại xã Quốc Tuấn (An Lão, Hải Phòng), công suất 7.000 tấn thiết bị/năm. Dự án đã được Thành phố Hải Phòng cấp đất (5,7 ha) và Giấy phép ưu đãi đầu tư, hiện đang hoàn tất đền bù giải phóng mặt bằng, sẽ khởi công xây dựng trong năm 2007.
Công ty cổ phần Lilama 69-2 là Công ty có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị cơ khí. Sản phẩm của Công ty đã được đưa vào sử dụng ở rất nhiều nơi trên khắp mọi miền đất nước và luôn đáp ứng được các vấn đề nóng của xã
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33353.doc