Luận văn Phương hướng và giải pháp chuyển dịch lao động nông nghiệp –nông thôn

Tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành nghề phi nông nghiệp đạt 8.6-9.8% trong vòng 12 năm qua, đạt tỷ lệ cao nhất vào các năm 1993-1996. Sự tăng trưởng này của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn góp phần tăng tỷ lệ lao động trong nghề tiểu thủ công nghiệp từ 20% năm 1990 lên 29.5% năm 1996 và giá trị sản lượng ngành nghề nông thôn lên 27500 tỷ đồng năm 1996. Đồng thời khu vực này thu hút một phần lao động nông ở thôn mà chủ yếu là lao động rút ra từ nông nghiệp, lao động nông nhàn và một phần lao động trể ở nông thôn. Những lao động này một phần được thuê vào làm thường xuyên hoặc thời vụ tại các doanh nghiệp công nghiệp,các cơ sở TTCN, các hộ kinh doanh hoặc tự tạo việc làm bằng cách tự lập doanh nghiệp mới, doanh nghiệp mini, doanh nghiệp gia đình,quy mô nhỏ hoặc một số hoạt động thêm ở các hộ kiêm và chuyển dần thành lao động phi nông nghiệp .

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương hướng và giải pháp chuyển dịch lao động nông nghiệp –nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5-1999 ĐVT: 1000 người DS chung DS nông thôn DS thành thị tỉ lệ DS thành thị 1989 64744 52197 12577 19.41 1995 71985 55679 13961 20.04 1996 73166 57746 15420 21.07 1997 74436 57510 16836 22.61 1998 75526 58061 17465 23.12 1999 76653 58572 18081 23.58 Nguồn: Điều tra dân số hàng năm -TCTK Dân số Viêt Nam thuộc loại dân số trẻ tập trung nhiều ở độ tuổi từ 15 –24 Về cơ bản cơ cấu dân số từ năm 1996 đến năm 2000 không có gì thay đổi nhiều. Năm 1999 số người trong dộ tuổi tử từ 55-59 chiếm tỷ lệ nhỏ nhất với 203600 người chiếm 2.66% tổng dân số, số người trong độ tuổi từ 11-14 tuổi là 6.1 trriệu và số người trong độ tuổi từ 6-10 tuổi là 9.1 triệu. số ngườ trước tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao và cao hơn rất nhiều so vói số người sau tuổi lao đông vởi tỷ lệ là 30% .như vậy trong tương lai không xa từ 3-5 năm nữa số người tham gia vào lưc lương lao động vẫn tiếp tục gia tăng nhanh. số gia tăng này còn lớn hơn vào 10 năm tiếp theo Bảng 3 : Cơ cấu dân số thêo nhóm tuổi 1989,1999: Đơn vị tính:1000 người Năm 1989 Năm 1999 Số lượng Tỷ trọng(%) Số lượng Tỷ trọng(%) Tổng DS 64.376 100 76.328 100 DS dưới tuổi LĐ 25.223 39.18 25.562 33.5 DS trong tuổi LĐ 33.496 52.03 43.556 57.1 DS trên tuổi LĐ 5.657 8.79 72.10 9.4 Nguồn: số liệu điều tra dân số 1989,1999 TCTK Trong cơ cấu dân số tỷ lệ người trong nhóm tuổi lao động cũng rất khác nhau giữa khu vực nông thôn và thành thị : Bảng 4:Cơ cấu DS theo nhóm tuổi thành thị, nông thôn năm 1999 ĐVT: 1000 người Thành thị Nông thôn Số lượng Tỷtrọng(%) Số lượng Tỷ trọng(%) Tổng DS 17.918 100 58.410 100 DS dưới tuổi LĐ 4.960 27.7 20.603 33.5 DS trong tuổi LĐ 11.359 63.4 32.196 55.1 DS trên tuổi LĐ 1.599 8.9 5.611 9.0 Nguồn: số liệu điều tra dân số 1989,1999 TCTK Tỉ lệ dân số trong tuổi lao động ở nông thôn thấp hơn ở thành thị. Trong khi tỷ trọng dân số dưói tuổi lao động và trên tuổi lao động ở nông thôn lại cao hơn ở khu vực thành thị. Điều này có thể là do tỷ lệ sinh tự nhiên ở khu vực nông thôn cao hơn ở khu vực thành thị và làn sóng di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị khá cao trong những năm qua, trong đó chủ yếu là số người trong tuổi lao động. Như vậy bình quân một người trong độ tuổi lao động ở nông thôn phải làm việc để nuôi 0,37 người trong khi ở thành thị là 0,33 người. Nếu tính đến yếu tố năng suất lao động hao phí lao động thì sẽ thấy gánh nặng lao động ở nông thôn là lớn hơn rất nhiều so với thành thị Đặc điểm về phân bố dân cư trên các vùng lãnh thổ: Trong những năm qua cùng với việc giảm mức sinh khác nhau, việc di dan giữa các vùng có nhiều dân như Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc Bắc trung Bộ và các vùng nhận dân như Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đã làm cho tỷ trọng dân số của mổi vùng thay đổi đáng kể: Bảng 5: Cơ cấu dân số theo vùng lãnh thổ: ĐVT:1000người,(%) Chỉ tiêu 1989 1994 1999 Dânsố Tỷ trọng Dân số Tỷ trọng Dânsố Tỷ trọng Cả nước 64744 100 70824 100 76653 100 ĐBSH 12985 20.0 13965 19.7 14849 19.4 Đông Bắc 9367 14.5 10166 14.35 10901 14.2 Tây Bắc 1821 2.8 2031 2.9 2239 2.9 Bắc Trung bộ 8762 13.5 9437 13.3 10040 13.1 DH M.Trung 5608 8.7 6098 8.6 6551 8.55 Tây Nguyên 1908 2.9 2443 3.45 3100 4.01 Đ. Nam Bộ 9847 15.3 11288 15.9 12794 16.7 ĐBSCL 14475 22.3 15393 21.8 16177 21.1 Nguồn: Số liệu điều tra dân số việt nam qua các năm -TCTK Việc phân bố dân cư trên cả nước tập trung chủ ở ba vùng đồng bằng là đồng bằng sông Hồng đồng bằng sông Cửu Long Đông Nam Bộ chiếm tể 57% dân số cả nước. Trong đó ĐBSH có 14849 ngàn người chiếm tỷ trọng 19,45 dân số cả nước ĐBSCL có 16177 ngàn người chiếm tỷ trọng 21,1% ,Đông Nam Bộ 15794 ngàn người chiếm tỷ trọng 16,6% so với cả nước.các vùng miền núi phía bắc và tây nguyên chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong dan số cả nước (Tây Bắc có2239 ngàn người chiếm tỷ trọng 2,9%,Tây Nguyên là 3100 ngàn người và 4,01%) 2. Đặc điểm về lực lượng lao động của viêt nam: 2.1. Lợi thế về qui mô và chất lượng nguồn lao động: Việt Nam có qui mô dân số lớn và tháp dân số vào loại trẻ, số trể em dưới 15 tuổi chiếm tới 40% dân số, cố nguồn lao động dồi dào đặc biệt là số lao động trẻ ở nhóm tuổi từ 15-34 chiếm gần 65% lực lượng lao động. Trình độ học vấn và dân trí của nguồn lao động nước ta tương đối cao, tỷ lệ biết chữ chiếm 93% trong tổng số .riêng số lực lượng lao động biết chữ chiếm 97% tổng lực lượng lao động, chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam lai khá phát triển, xếp thứ 110/175 nước (1999) so với nhiều nước chậm phát triển và đang phát triển khác thì chỉ số này là tương đối cao Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có xu hướng tăng lên trong 5 năm 1996-2000 Bình quân hàng năm lao động đã qua đào tạo tăng 9,92% đế năm 2000 số lao động đã qua đào tạo là 18,71%, trong đó đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật là 15,51% 2.2 những mặt hạn chế : Dân số trẻ về lâu dài là một thế mạnh, song trước mắt sẽ bất lợi về mặt kinh tế, bình quân số người phải nuôi dưỡng ( trẻ em ) trên một lao động cao hơn các nứơc khác, gây trở ngại cho việc giải quyết việc làm và làm quá tải hệ thống giáo dục – Y Tế cũng như các vấn đề xã hộ khác Số dân trong độ tuổi lao động của nước ta vẫn đang có xu hướng tăng lên, theo dự báo đến năm 2005 dân số trong độ tuổi lao động có khoảng (triệu người) chiếm 59,1% trong tổng số, đến năm 2010 có khoảng (**) chiếm 60,7% dân số làm cho sức ép về giải quyết việc làm ngày càng trở nên găy gắt và gây cản trở lớn cho việc đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gian tới Cơ cấu lao động nước ta đặc trưng của một nền kinh tế nông nghiệp với trên 61,3% lao động làm nông nghiệp ,chỉ có 16,7% lao động CN&XD Và 22% lao động làm dịch vụ . Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động đã diễn ra trong mấy năm gần đây khá nhanh nhưng vẫn chưa tích cực, năng suất lao động thấp khản năng tích luy và đầu tư phát triển còn ít. Đời sống nhân dân dã đựoc cải thiện nhưng nhìn chung vẫn còn khó khăn Việc phân bố lao động vẫn còn bất hợp lý chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển của các vùng, lao động đã qua đào tạo tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng phát triển và các thành phố lớn, còn ở nông thôn và các tỉnh miền núi chỉ chiếm với một tỷ lệ rất thấp Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của lực lượng lao động rất thấp năm 1998 tỷ lệ này là 17,8%, phần lớn làm việc ở các cơ quan trung ương (94,4%) trong các doanh nghiệp số lao động có trình độ từ cao dẳng trở lên chỉ chiếm 32%. con số này của Hàn Quốc là 48%, Nhật Bản là 64,4%, Thái Lan là 58,2%. ở khu vực nông thôn lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 10%, trong đó đào tạo nghề chỉ có 0,44%. Cơ cấu đào tạo giữa đai học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật rất bất hợp lý. hiện là 1-1,6-3,6( theo kinh nhgiệm của các nước là 1-4-10)còn theo đánh giá của tổ chức BERI về sức cạnh tranh của lao động theo thang điểm 100 thì lao động việt nam mới chỉ đạt 45 điểm về khung pháp lí, 20 điểm về năng suất lao động ,và 40 điểm về thái độ lao động ,32 điểm về chất lượng lao động ,so với 59 nước thì việt nam đứng thứ 48 lao động của việt nam tuy cần cù tiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật và công nghệ có khả năng sáng tạo song tính kỉ luật còn yếu,tác phong và văn hoá công nghiệp còn thấp(40/100 điểm như đã thể hiện) II.Thực trạng cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động thời kỳ 1996-2000: 1. Thực trang cơ cấu cung lao động 1.1.Qui mô lực lượng lao động : Tính đến ngày 1/7/2000, tổng lực lượng lao động nông thôn có 29.917.091 người, so với kết quả điều tra tại thời điểm 1/7/1996 là 28.118.968 người, tăng bình quân hàng năm là 449.524 người, với tốc độ tăng tương đối là 1.56% Bảng 6: Số người trong tuổi LĐ và có khả năng lao động thời kỳ 1996- 2000: 1996 1997 1998 1999 2000 Số người trong tuổi LĐ 40122 41366 42648 43970 45115 Số ngưòi có khản năng LĐ 38918 40086 41288 42568 43810 Trong đó: -LĐ thành thị -LĐ nông thôn 9341 29577 9667 30419 10006 31282 10356 32212 11347 32463 Nguồn: thực trạng lao động việc làm 1996-2000 Năm 1996 tỉ lệ lực lượng lao động nông thôn chiếm trong tổng dân số nói chung là 0,48, năm 2000 là 0,5. Bình quân hàng năm tỉ lệ này tăng là 0,4%/năm Trong tổng lực lượng lao động nói chung bộ phận lực lượng lao động nông thôn trong tuổi lao động có 36.725.300 người chiếm 95%, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số đủ 25 tuổi trở lên là 71,3% ,tỉ lệ nữ trong lực lượng lao động nói chung của cả nước là 49,5% 1.2. Về cơ cấu số lượng nguồn lao động: 1.2.2 cơ cấu số lượng lao động theo nhóm tuổi: Nếu phân theo nhóm, hiện nay cơ cấu lao động nước ta nói chung và cơ cấu lao động nông thôn nói riêng thuộc dạng cơ cấu lao động trẻ, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động lớn Bảng7:Cơ cấu lao động nông thôn theo độ tuổi giai đoạn 1989, 1999 Đơn vị tính:% 1989 1999 Dưới tuổi lao động (<15) 41.38 35.3 Trong tuổi lao động (15-60) 49.55 55.1 Trên tuổi lao động (>60) 9.11 9.6 Nguồn: thực trạng lao động việc làm 1989,1999,NXB Thống Kê Tỷ lệ số nguời trong tuổi lao động so với dân số tăng dần từ 49.55% năm 1989 lên 55.1%(1999). Tỷ lệ lao động trẻ (15-29) giảm từ 55.5%năm1989 xuống còn 50.1% năm 1999. Số người ở độ tuổi 30-49 tăng từ 35.7% năm 1989 lên 43.3% năm 1999 . Từ số liệu khảo sát qua các năm có thể thấy tỷ lệ lao động tăng nhanh, đặc biệt là số người vào tuổi lao động hàng năm gần 1.2 triệu người /năm. Như vậy, ngoài việc phải giải quyết việc làm cho số lao động hiện đang không có việc làm còn phải giải quyết việc làm cho số người vào tuổi lao động có nhu cầu việc làm hàng năm Số lao động trẻ tuy có giảm tỷ trọng trong lực lượng lao động nhưng số tuyệt đối vẫn tăng từ 18.5 triệu năm 1989 lên 21.4 triệu năm 1999, đây là lực lượng hùng hậu đang và sẽ góp nhiều cho sự nghiệp phát triển của đất nước tuy nhiên để giải quyết việc làm cho số lao động nói trên là một áp lực rất lớn . 1.3. Cơ cấu chất lượng nguồn lao động 1.3.1.Trình độ văn hoá của lực lượng lao động: Về trình độ văn hoá của lực lượng lao động nông thôn có khoảng cách lớn so với khu vực thành thị .Theo báo cáo thực trạng lao động và việc làm, năm 1999 nhìn chung trình độ học vấn của lực lượng lao động thường xuyên ngày càng được nâng cao, tỷ lệ số người chưa biết chữ và số người chưa tốt nghiệp tiểu học ngày càng giảm. Năm 1996 số người chưa tốt nghiệp tiểu học là 26.67%; năm 1997 là 25.36%; năm 1998 là 22.36% và năm 1999 là 22.1%. Bình quân hàng năm hgiảm 4.46% (407.7 ngàn người ), đồng thời số người tốt nghiệp phổ thông cơ sở không ngừng tăng trong đó tăng nhanh nhất là số người tốt nghiệp phổ thông trung học. Năm 1996 số người tốt nghiệp phổ thông trung học là 4833.1 ngàn người chiếm 13.4% tổng số; năm 1997 là 5132.1 ngàn người, chiếm 14.3% so với với tổng số; năm1998 là 5983 ngàn nguời chiếm 17% so tổng số và năm 1999 6457.6 ngàn người chiếm 17% so với tổng số. Bình quân hàng năm số người tốt nghiệp phổ thông trung học trong tổng lực lượng lao động tăng 10.4% với mức tăng tuyệt đối là 541.5 ngàn ngưòi.Trình độ học vấn của lực lượng lao động nông thôn cũng ngày càng khả quan hơn mặc dù xuất phát điểm thấp hơn nhiều so với thành thị. Hiện tỷ lệ người chưa tốt nghiệp tiểu ở nông thôn là 24.9% và tỷ lệ ngưòi tôt nghiệp phổ thông trung học mới đạt 11.11% trong khi ở thành thị các chỉ số này là 11.93% và 37.42%. Tỷ lệ lao động chưa học hết tiểu học của nông thôn hơn gấp đôi của thành thị, tỷ lệ học hết phổ thông trung học ở thành thị gấp 3 lần nông thôn. Như vậy về cơ bản, trình độ văn hoá lao động nông thôn thấp quá xa so với thành thị . ở các vùng khác nhau trình độ văn hoá của lực lượng lao động cũng có những sự khác biệt rõ nét Bảng8: trình độ văn hoá của lực lượng lao động nông thôn theo vùng Đơn vị tính:% Tổng số chưa biết chữ chưa hết tiểu học Đã qua tiểu học Đã qua PTCS Đã qua PTTH Tổng số 100 4.116 17.970 28.886 31.937 17.091 ĐBSH 100 0.798 6.039 19.706 49.864 23.594 Đông Bắc 100 5.230 12.124 26.302 39.258 17.087 Tây Bắc 100 15.335 25.178 28.204 22.554 8.729 BắcTrung Bộ 100 1.79 9.345 23.294 45.433 20.138 NamTrungBộ 100 3.078 21.609 36.285 24.636 14.394 Tây nguyên 100 12.315 18.813 29.988 25.660 13.223 ĐôngNam Bộ 100 2.618 19.989 32.832 22.121 22.440 ĐBSCL 100 6.453 34.958 36.958 13.894 8.030 Nguồn :Thực trạng lao động việc làm,NXB Thống Kê1999 ở đồng bằng sông Hồng lực lượng lao động có trình độ cao nhất. Các vùng duyên hải ven biển nam trung bộ và khu 4 cũ số người đã qua hết tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông khá cao, cao hơn đồng bằng sông Cửu Long . Vùng miền núi, bao gồm Miền núi phía Bắc và Tây nguyên có đặc điểm chung là tỷ lệ ngưòi mù chữ cao trên 10% trong lực lượng lao động . Đồng bằng sông Cửu Long có số người biết chữ tập trung ở mức tốt nghiệp tiểu học, chưa hết tiểu học với trên 70% lực lượng lao động, số người học cao hơn chiếm rất nhỏ, ở mức thấp nhất so với cả nước (8.03%). 1.3.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Về trình độ chuyên môn, ở nông thôn mặc dù chiếm 77% lực lượng lao động nhưng chỉ chiếm 42.7% lực lượng lao động có trình độ từ công nhân kỹ thuật trở lên.Tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 92% thấp so với thành thị . Bảng 9:Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động nông thôn theo vùng năm 1999: Đơn vị tính:% Tổng số Không có CMKT Sơ cấp CNKT THCN CĐ,ĐH Trên ĐH Tổng số 100 86.6 15 4.7 4.2 3.5 ĐBSH 100 81.1 1.9 5.9 5.3 5.1 Đông bắc 100 87.0 1.6 3.9 5.1 2.4 TâyBắc 100 91.5 1.3 1.6 4.1 1.5 BắcTrung bộ 100 87.4 1.9 3.4 4.9 2.4 Nam trung Bộ 100 87.7 1.2 4.4 .3.4 3.3 Tây Nguyên 100 80.5 1.7 4.2 3.7 2.7 Đ nam bộ 100 91.4 1.5 7.5 4.2 6.3 ĐBSCL 100 91.4 0.9 3.4 2.6 1.7 Nguồn :Thực trạng lao động việc làm năm 1999, NXB Thống Kê Hiện nay trong tổng số lực lượng lao động ở nông thôn cứ 100 người thì có khoảng 9 người có trinh độ từ sơ cấp học nghề trở lên, trong đó có khoảng 6 người có trình độ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên. ở thành thị tương quan này là 37và 31người gấp từ 4-5 lần khu vực nông thôn Việc phân bố lực lượng lao động ở các vùng khác nhau trên cả nước cũng có những bất hợp lí ,gần 50% lao động có trình độ CMKT tập trung ở đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ số lao động tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM .Việc lao động có trình độ cao thường tập trung ở các thành phố lớn, khu CN phát triển là hợp lí tuy nhiên việc tập trung qua mức lực lượng lao động gây ra hiện tượng thất nghiệp .Trong khi đó ở các vùng kinh tế đầy tiềm năng phát triển như đồng bằng sông Cửu Long chếm tới 20% GDP cả nước lại thiếu lao động chuyên môn kỹ thuật ,mtỷ trọng lao động kỹ thuật thấp nhất cả nước ở thành thị trình độ đại học cao đẳng, trên đại học chỉ chiếm 2%, sơ cấp,công nhân kỹ thuật 3.8%, trung cấp 2.8%.Tính chung, thành thị chiếm tới 92.17%số lao động có trình độ trên đại học, 71.3% số lao động có trình độ cao đẳng và đại học 46.5% số lao động có trình độ trung cấp, 71% số công nhân kỹ thuật cả nước 2. Cơ cấu sử dụng lao động Cơ cấu lao động theo ngành và vùng: Cơ cấu lao động nông thôn trong những năm qua biến động theo hướng chuyển dịch một bộ phận lao động nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp. Quá trình này phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước, của khu vực phi nông nghiệp ngay tại các vùng nông thôn, sự mở mang và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị mới Biểu 10: Cơ cấu lao độngtheo ngành,vùng ở nông thôn Đơn vị tính:% 1996 1999 N-L-N CN&XD DV N-L-N CN&.XD DV Tổng số 81.523 6.870 11.607 76.844 8.369 14.760 ĐBsông hồng 85.206 6.290 8.504 75.649 10.750 13.602 MNvàTrungdu 93.303 2.035 4.662 83.030 5.908 11.062 BắcTrung Bộ 86.302 5.513 8.185 79.424 8.417 12.159 NamTrung Bộ 79.836 7.274 12.890 75.235 8.990 15.775 Tây Nguyên 88.105 3.765 8.129 88.934 2.231 8.836 ĐôngNam Bộ 57.228 19.693 23.079 63.869 13.862 22.269 ĐBSCL 73.210 8.191 18.600 71.185 8.469 20.347 Nguồn : Thực trạng lao động -việc làm 1996,1999 NXB Thống Kê Như vậy sau 5 năm cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch theo xu hướng tăng tỷ trọng lao động phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp. Mặc dù vậy sự chuyển dịch này diễn ra với tốc độ chậm và có sự khác biệt đáng giưã các vùng. Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch nhanh nhất, sau 5 năm tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm hơn 10%, trung bình mỗi năm giảm 2%, trong khi cả nước chỉ giảm 1%. Điều này phần nào thể hiện lợi thế của vùng trong việc khôi phục và phát triển làng, phát triển ngành ngề phi nông nghiệp; các vùng Đông Bắc và Tây Bắc có sự chuyển dịch chậm; ở Tây nguyên sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo chiều hướng ngược lại, hoặc có thể coi như không có sự thay đổi. Sau 5 năm tỷ trọng lao động nông nghiệp của vùng tăng từ 89.65%năm 1996 lên 90.24%năm 2000. Tỷ trọng này tuy tăng không nhiều song đây là dấu hiệu không mấy khả quan so với xu thế chung của cả nước Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế Tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành nghề phi nông nghiệp đạt 8.6-9.8% trong vòng 12 năm qua, đạt tỷ lệ cao nhất vào các năm 1993-1996. Sự tăng trưởng này của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn góp phần tăng tỷ lệ lao động trong nghề tiểu thủ công nghiệp từ 20% năm 1990 lên 29.5% năm 1996 và giá trị sản lượng ngành nghề nông thôn lên 27500 tỷ đồng năm 1996. Đồng thời khu vực này thu hút một phần lao động nông ở thôn mà chủ yếu là lao động rút ra từ nông nghiệp, lao động nông nhàn và một phần lao động trể ở nông thôn. Những lao động này một phần được thuê vào làm thường xuyên hoặc thời vụ tại các doanh nghiệp công nghiệp,các cơ sở TTCN, các hộ kinh doanh hoặc tự tạo việc làm bằng cách tự lập doanh nghiệp mới, doanh nghiệp mini, doanh nghiệp gia đình,quy mô nhỏ hoặc một số hoạt động thêm ở các hộ kiêm và chuyển dần thành lao động phi nông nghiệp . Theo thống kê hiện nay cả nước có khoảng 24000 doanh nghiệp nhỏ vàvừa, phi nông nghiệp ở các vùng nông thôn, gồm các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, tổ hợp, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hộ gia đình,cá thể…Nếu tính cả các hộ kiêm thì cả nước có 1.350.000 cơ sở ,trong đó 97.1%là các đơn vị kinh tế hộ. Số lượng các doanh nghiệp chỉ chiếm dưới 3%, còn lại là các dạng hợp tác …Trong số các doanh nghiệp thì doanh nghiệp nhà nước chiếm 14.16% các hợp tác xã chiếm 5.76% còn lại 80.08 là các doanh nghiệp tư nhân,công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Khoảng 17.3% các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông lâm thuỷ sản, gần 32.5% trong công nghiệp xây dựng và 49.8% trong ngành dịch vụ.Tổng số việc làm tạo ra ở trên 1.35 triệu đơn vị, cơ sở kinh doanh ngành nghể ở nông thôn là gần 10 triệu bằng 29.5% lực lượng lao động nông thôn . Bảng11 :Số lượng các đơn vị ngành nghề nông thôn 1990 1993 1997 Hợp tác Xã (HTX) 13.086 5.287 17.432 Hộ gia đình ,cá thể (HGĐ) 37.690 452.866 3.000.000 Doanh nghiệp tư nhân (DN) 1.248 3.322 33.359 Tổ hợp tác (THT) - - 40.000 Nguồn :Báo cáo của hội đồng liên minh các HTX,1998 Về quy mô tạo việc làm theo thành phần, 90% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn được tạo ra ở các hộ ngành nghề, chỉ có 10% được tạo ra ở các cơ sở tiểu thủ công nghiệp. Nhìn từ góc độ ngành thì các hoạt động chế biến nông- lâm-thuỷ sản tạo được việc làm cho 17.9% lao động phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tạo được 40.7% và dịch vụ thương mại tạo được 41.34% tổng số việc làm cho lao động phi nông nghiệp nông thôn . Qui mô sử dụng lao động ổn định trung bình của các cơ sở ,đơn vị ngành nghề từ 4-6,và 2-3 lao động thời vụ, khoảng 90% đơn vị sử dụng dưới 50 lao động và chỉ có 7% cơ sở dụng trên 100 lao động.Tính riêng, bình quân mỗi doanh nghiệp tạo được27 việc làm và một hộ thu hút được 4-6 lao động ổn định. Trong đó, lao động nông nghiệp thu hút vào một cơ sở công nghiệp và 2 lao động vào hộ ngành nghề. Hầu hết các hộ chuyên nghề, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt các hộ làm nghề truyên thống ở các tỉnh như Bắc ninh,Nam Định, Hà tây, Ninh Bình Quảng Nam, Lâm Đồng …đều có thuê lao động . Hiện nay có khoảng 629 cơ sở quốc doanh chế biến nông sản, trong đó 83% có quy mô nhỏ sử dụng hơn 700 nghìn lao động. Các hoạt động chính gồm chế biến gạo ,đường ,các sản phẩm bột thức ăn gia súc … Bên cạnh việc thu hút lao động vào các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến, lao động nông nghiệp còn được thu hút rất lớn vào các hoạt động dịch vụ và các làng nghề truyền thống.Theo báo cáo hiện nay cả nước có khoảng 1000 làng nghề với các hình thức khác nhau .Đây là hướng chuyển dịch tốt . Theo kết quả khảo sát ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các làng nghề đã thu hút từ 60-98% các hộ tham gia sản xuất kinh doanh, tạo ra khoảng từ 76-98% tổng giá trị sản lượng, thu hút một lượng lớn lao động nông nghiệp,làm giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp từ 80% năm 1990 xuống 70% năm 1994 và 62.34% năm 1996. Như vậy việc phát triển tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề đã góp phần tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, năng cao thu nhập cho nông dân, đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH_HĐH đất nước . Đối với chất lượng lao động chyển dịch sang phi nông nghiệp nói chung còn chậm và thấp.Trình độ văn hoá và tay nghề của lao động phi nông nghiệp ở nông thôn còn thấp khoảng 65% tốt nghiệp PTCS ,35% lao động trong các hợp tác xã, doanh nghiệp chưa qua các trường lớp III.Đánh giá chung về cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn 1996-2000 1.Những kết quả đạt được: 1.1. Xu thế chuyển dịch cơ cấu lao động theo số lượng và chất lượng: Nhìn chung, chuyển dịch lao động trong nông nghiệp nông thôn là đúng quy luật và theo xu hướng tích cực: Tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm tương ứng với tỷ trong GDP của ngành nông nghiệp.Theo số liệu thống kê năm 1995, giá trị ngành nông nghiệp là 27.2%, tỷ trọng lao động nông nghiệp là 70%, đến năm 2000 tỷ lệ này là 24.3% và 63.6%.Trong 5 năm từ 1996-2000 so với cả nước, lao động nông nghiệp giảm 6.2%,bình quân mỗi năm giảm 1.24%. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động phụ thuộc vào nhịp độ phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp và sự di chuyển của lao động nông thôn. Cùng với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, gần đây các ngành nghề phi nông nghiệp có chiều hướng phát triển tốt.Theo khảo sát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số hộ và số cơ sở sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn tăng bình quân hàng năm từ 8.6% đến 9.8% trong giai đoạn 1993-1996. Hiện nay ở nông thôn có khoảng 62.22%số hộ nông –lâm-ngư nghiệp thuần, 11.29%số hộ phi nông nghiệp và 26.49% số hộ kiêm. Cơ cấu lao động nông nghiệp đã có sự chuyển dịch, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm, tỷ trọng lao động phi nông nghiệp tăng.Từ năm 1996 đến năm 2000 tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm 5.52%. Mặc dù vậy ,số lao động trong khu vực nông nghiệp không giảm mà vẫn tăng. Chung cho các vùng nông thôn lao động nông nghiệp trong thời gian từ 1996 đến 1999 tăng với tốc độ 2.6%; công nghiệp, dịch vụ tăng 11%và 13%. Điều này cho thấy mặc dù chủ trương chuyển mạnh lao động nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp nhưng trong nông thôn khả năng tiếp nhận lao động của các ngành công nghiệp ,dịch vụ vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu đặt ra.Trong 3 năm vẫn có tới 1,69 triệu lao động tăng thêm trong ngành nông nghiệp, chỉ có trên 750 ngàn lao động tăng thêm trong ngành công nghiệp xây dựng, ở khu vực dịch vụ là 1.4 triệu lao động . 1.2. Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đối với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cáu lao động theo hướng tích cực đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành :Trong giai đoạn 19996-2000 tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 69.8% năm 1996 xuống còn 62.56 năm 2000 GDP nông nghiệp giảm từ 27.76% năm 1996 xuống còn 24.3 % năm 2000 tương ứng lao động trong công nghiệp và xây dựng tăng từ 10.55% năm 1996 lên 13% năm 2000 ,GDP tăng từ 29.73% lên 36.6%. Lao động trong ngành dịch vụ tăng với tốc độ khá cao từ 19.65% năm 1996 lên 23% năm 2000 tuy nhiên tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP trong giai đoạn 1996-2000 lại có xu hướng giảm xuống ,sự giảm này là phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội thời kỳ này, tuy nhiên do tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ trong thời gian qua là khá cao nên đã thu hút một lượng lớn lao động trong thời gian qua Bảng 11 : Cơ cấu lao động và cơ cấu GDP theo ngành 1996-2000 Đơn vị tính (%) 1996 1997 1998 1999 2000 CN&XD - GDP - LĐ 29.73 10,55 32.06 10.01 32.59 11.98 34.5 12.45 36.96 13.0 N-L-N -GDP -LĐ 27.76 69.8 25.77 65.84 25.75 63.49 25.4 63.0 24.3 63.1 Dịch vụ -GDP -LĐ 42.51 19.65 42.17 24.09 41.66 24.58 40,1 23.94 39.1 23.0 Nguồn: Vụ NN&PTNT- Bộ kế hoạch & đầu tư Cơ cấu lao động dịch chuyển theo hướng chất lượng ngày càng cao tăng tỷ trọng lao động đã qua đào tạo, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã tạo điều kiện cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sang các ngành có hàm lượng trí tuệ và hàm lưọng khoa học công nghệ ngày càng cao 1.3. Tác động của ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100252.doc
Tài liệu liên quan