Luận văn Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Tổng công ty rau quả, nông sản

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 - LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN 1

1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu rau quả ở doanh nghiệp xuất khẩu nông sản 1

1.1.1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu rau quả 1

1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu rau quả 1

1.1.3. Vai trò của xuất khẩu rau quả đối với kinh tế Việt Nam nói chung 2

1.1.4. Vai trò của xuất khẩu rau quả đối với Tổng công ty Rau quả, Nông sản 3

1.2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu rau quả 4

1.4.1. Nghiên cứu thị trường rau quả 4

1.4.2. Xây dựng kế hoạch chiến lược xuất khẩu rau quả 6

1.4.3. Tạo nguồn hàng xuất khẩu rau quả 6

1.4.3.1. Phân loại theo đơn vị giao hàng 6

1.4.3.2. Phân loại nguồn hàng theo phạm vi phân công của đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu 7

1.4.3.3. phân loại nguồn hàng theo phương thức thu mua 7

1.4.4. Lựa chọn đối tác để giao dịch 8

1.4.5. Giao dịch và đàm phán 9

1.4.5.1. Giao dịch đàm phán qua thư tín: 9

1.4.5.2. Giao dịch đàm phán qua điện thoại: 10

1.4.5.3. Giao dịch đàm phán trực tiếp: 10

1.4.6. Kí kết hợp đồng xuất khẩu rau quả 11

1.4.7. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu rau quả 12

1.4.7.1. Xin giấy phép xuất khẩu rau quả: 13

1.4.7.2. Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu: 13

1.4.7.3. Thuê phương tiện vận tải 14

1.4.7.4. Mua bảo hiểm cho mặt hàng rau quả 16

1.4.7.5. Thông quan xuất khẩu hàng rau quả 16

1.4.7.6. Giao nhận hàng xuất khẩu với tàu 17

1.4.7.7. Làm thủ tục thanh toán 17

1.4.7.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 17

1.3. Các hình thức xuất khẩu rau quả 18

1.3.1 Xuất khẩu rau quả trực tiếp 18

1.3.2. Xuất khẩu uỷ thác 18

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả, Nông sản 19

1.4.1. Các yếu tố kinh tế 19

1.4.1.1. Trong nước: 19

1.4.1.2. Ở nước nhập khẩu: 21

1.4.2. Các yếu tố chính trị - luật pháp 21

1.4.2.1. Các yếu tố chính trị - luật pháp trong nước: 21

1.4.2.2. Các yếu tố chính trị - luật pháp của nước nhập khẩu: 22

1.4.3 Các yếu tố xã hội 23

1.4.4. Các yếu tố khác 23

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN 24

2.1. Tổng quan về Tổng công ty Rau quả, Nông sản 24

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty 24

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty 26

2.1.2.1. Chức năng 26

2.1.2.2. Nhiệm vụ 26

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Tổng công ty Rau quả, Nông sản. 27

2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 27

2.1.3.2. Bộ máy quản lý của Tổng công ty 28

2.1.4. Khái quát thực trạng xuất khẩu rau quả của Tổng công ty 30

2.2. Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng rau quả chủ lực của Tổng công ty Rau quả, Nông sản 31

2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả, Nông sản 31

2.2.2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản 32

Bảng 3: Các sản phẩm chính của Tổng công ty 34

Bảng 4: Cơ cấu các mặt hàng rau quả xuất khẩu của Tổng công ty 35

2.2.3. Các thị trường chủ yếu 36

Bảng 5: Tình hình xuất khẩu rau quả của Tổng công ty theo thị trường 37

2.3. Đánh giá tình hình thực hiện một số công tác phục vụ xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả, Nông sản 38

2.3.1. Tổ chức thu mua nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu 38

2.3.2. Công tác nghiên cứu thị trường 39

2.3.3. Các hoạt động xúc tiến thương mại 39

2.3.4. Về sản phẩm 41

2.3.4.1. Chất lượng sản phẩm 41

Bảng 6 : Đánh giá của chuyên gia về chất lượng sản phẩm 43

2.3.4.2. Giá cả sản phẩm 45

Bảng 7: Giá xuất khẩu một số sản phẩm chủ lự của Tổng công ty qua các năm 2006-2008 45

Bảng 8: Giá một số sản phẩm rau quả của các đối thủ cạnh tranh 47

2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu các mặt hàng rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản 47

2.4.1. Các kết quả đạt được 47

2.4.2. Những khó khăn tồn tại 49

CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN 51

3.1. Phương hướng xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả, Nông sản 51

3.1.1. Quan điểm và phương hướng phát triển xuất khẩu của Tổng công ty 51

3.1.2. Mục tiêu xuất khẩu 53

3.1.2.1 Rau quả tươi 53

3.1.2.2. Rau Quả chế biến 53

• Quả chế biến 54

3.1.2.3 Quả đóng hộp 55

3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản 55

3.2.1.Giải pháp về nguyên vật liệu 55

3.2.2. Giải pháp về vốn 58

3.2.2.1. Đối với ở trong nước 58

3.2.2.2. Đối với nguồn vốn từ nước ngoài 58

3.2.3. Giải pháp về mở rộng thị trường 59

3.2.3.1. Công tác nghiên cứu thị trường 59

3.2.3.2. Hoạt động xúc tiến thương mại 60

3.2.4.Giải pháp về tổ chức cán bộ 61

3.2.5. Đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, nâng cao chất lượng mặt hàng rau quả trên thị trường 61

3.2.5.1. Đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu 61

3.2.5.1. Nâng cao chất lượng các mặt hàng rau quả xuất khẩu 62

3.2.6. Giải pháp đổi mới và đầu tư công nghệ mới cho sản xuất, bảo quản và chế biến rau quả 63

3.2.6.1 Đầu tư cho công nghệ chế biến, bảo quản rau quả 63

3.2.6.2 Đầu tư phát triển công nghệ vi sinh 64

3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà Nước và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 65

3.3.1. Chính sách đất đai 65

3.3.2. Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu rau quả 67

3.3.3 Chính sách đầu tư 68

3.3.4. Chính sách vốn tín dụng 68

3.3.5. Chính sách bảo hiểm kinh doanh xuất khẩu rau quả 70

3.3.6. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu rau quả 70

3.3.7. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm 71

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1796 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Tổng công ty rau quả, nông sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các mặt hàng rau quả, nông sản trong nước thường xuyên biến động theo chiều hướng ngày một tăng. Bên cạnh đó, giá các loại nguyên nhiên liệu, vật tư, bao bì phục vụ cho sản xuất tăng quá mạnh, cùng với đó là giá cước vận chuyển trong nước và quốc tế đều tăng cao. Mặc dù giá xuất khẩu có tăng nhưng không tương xứng với mức tăng của thị trường trong nước. Cơ chế quản lý xuất khẩu của Nhà nước ngày càng được mở rộng, cho phép nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh mặt hàng rau quả. Điều này là một thách thức lớn đối với Tổng công ty do phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp khác. Vượt lên trên khó khăn, Tổng công ty từng bước chứng tỏ là một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu rau quả không ngừng tăng lên, giải quyết công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động. Có được những kết quả như vậy phải kể đến sự cố gắng nỗ lực của các đơn vị thành viên. Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Tổng công ty giai đoạn 2004-2008 Các mặt hàng XK chủ yếu 2004 2005 2006 2007 2008 So sánh (%) 05/04 06/05 07/06 08/07 KNXK 80,9 76 75,3 92,1 100,1 93,94 99,08 122,31 108,69 Rau quả 17,59 19 21,18 25 23,8 108,02 111,47 118,04 95,2 Hàng nông sản 51,68 46 39,93 53,9 67,6 89,01 86,8 134,99 125,42 Hàng hóa khác 11,63 11 14,19 13,2 8,7 94,58 129, 93,02 65,91 (Nguồn: Tổng công ty Rau quả, Nông sản) Ta có thể thấy rằng, tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty có dấu hiệu giảm dần từ năm 20054 đến 2006. Nguyên nhân chính là do giá cả các mặt hàng không ổn định dẫn đến việc các đơn vị không dám liều lĩnh tăng sản phẩm chế biến phục vụ xuất khẩu , đồng thời giá nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất tăng mạnh nên khối lượng xuất khẩu đã giảm qua các năm. Từ năm 2007, môi trường kinh doanh của Việt Nam được cải thiện đáng kể. Đồng thời với việc thực hiện Luật Doanh Nghiệp, Luật Đầu Tư 2005, Nhà nước tiếp tục ban hành các luật mới, các chính sách mới về thuế, hải quan, tài chính…tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Mặt khác, một số loại rau quả như dứa chế biến có dấu hiệu tăng giá trở lại sau các năm. Hoạt động mua bán các loại nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hóa khá sôi động. Đây chính là những nguyên nhân khiến cho kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, năm 2007 tăng thêm 22,31% so với 2006; năm 2008 tăng 8,69% so với 2007. Có thể nói, hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty trong những năm qua khá hiệu quả, góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho các cán bộ công nhân viên đồng thời đóng góp một khối lượng lớn ngoại tệ cho đất nước. Có được những kết quả đáng khích lệ như vậy là do các đơn vị thành viên của Tổng công ty đã luôn nâng cao quyền tự chủ trong sản xuất và kinh doanh; cố gắng, nỗ lực trong hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới để mở rộng thị trường, nâng cao kim ngạch xuất khẩu. 2.2.2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Từ khi thành lập tuy gặp không ít những khó khăn do thời tiết bất lợi, giá cả rau quả trên thị trường thế giới lên xuống thất thường... nhưng Tổng công ty không ngừng đổi mới và hoàn thiện phương thức sản xuất kinh doanh, vươn lên trở thành đơn vị đứng đầu ngành về sản xuất rau quả. Trong những năm qua, Tổng công ty đã không ngừng hoàn thiện chính sách sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Các chủng loại sản phẩm chính có thể kể đến như sau: - Sản phẩm rau quả tươi: Là các sản phẩm rau quả được làm sạch để xuất khẩu. Các sản phẩm này giữ nguyên hương vị tự nhiên, đặc trưng của từng loại rau quả. Các sản phẩm rau quả tươi xuất khẩu của Tổng công ty rất đa dạng, bao gồm: chuối, dứa, cam, bưởi, xoài, dưa hấu, đu đủ, vải, nhãn, thanh long, chôm chôm, bắp cải, cà rốt, cà chua, dưa chuột... - Sản phẩm đông lạnh: Là các sản phẩm rau quả được làm sạch và được bảo quản ở nhiệt độ thấp giữ cho rau quả tươi lâu. Sản phẩm này hầu như vẫn giữ được hương vị và chất lượng như sản phẩm tươi ban đầu. Các sản phẩm rau quả đông lạnh xuất khẩu là: dứa khoanh, dứa miếng, đậu và rau. - Sản phẩm muối và dầm dấm: Là các sản phẩm rau quả được làm sạch, dùng dấm, muối và một số gia vị làm phụ gia. Sản phẩm này có thể để nguyên hình hoặc gọt vỏ nhưng vẫn giữ được hình dạng của rau quả ban đầu. Tổng công ty đã đưa ra thị trường thế giới những sản phẩm muối và dầm dấm “đặc sản” như: dưa chuột muối, dưa chuột dầm dấm, mơ muối, ớt muối, nấm muối... - Sản phẩm sấy khô và gia vị: Sản phẩm này cũng là các loại rau quả và cây gia vị được làm sạch, sấy khô và chế biến theo công thức nhất định. Ví dụ, hạt tiêu bột, ớt bột,... - Sản phẩm đóng hộp: dứa hộp, vải hộp, nước dứa, nước chuối, nước chôm chôm... Sản phẩm đóng hộp có nhiều loại: + Nước quả tự nhiên (nguyên chất): Là sản phẩm mà thành phần chủ yếu là dịch quả, trong đó có một phần thịt quả hoặc không chứa thịt quả. Nước quả tự nhiên có hàm lượng dinh dưỡng cao, có màu sắc tự nhiên và hương vị của nguyên liệu. + Necta quả: Là nước do quả đục ra, nước quả nghiền hoặc nước quả với thịt quả dạng sệt, chế biến bằng cách chà mịn những loại quả khó lấy dịch như: chuối, xoài, đu đủ, mãng cầu,... Đây cũng là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao do chứa thành phần quả là chủ yếu. + Nước quả cô đặc: Là nước quả ép, lọc trong rồi cô đặc tới hàm lượng chất khô. Có thể coi nước quả cô đặc là một dạng bán chế phẩm để chế biến nước giải khát, rượu vang quả, rượu mùi, kem,... + Xirô quả: Là nước quả được pha thêm đường. + Squash quả: Tương tự như Xirô quả nhưng chứa nhiều thịt quả hơn, ở dạng đặc sánh hơn. + Nước quả lên men: Được chế biến bằng cách cho nước quả lên men rượu. + Bột quả giải khát: Gồm bột quả hoà tan và không hoà tan. + Nước quả giải khát: Thành phần chủ yếu là dịch quả, cộng với đường, axít thực phẩm, màu thực phẩm và hương liệu Bảng 3: Các sản phẩm chính của Tổng công ty Chủng loại sản phẩm Các sản phẩm chính Rau hoa quả tươi Rau Bắp cải, khoai tây, tỏi, cà chua,… Quả Chuối, vải, dứa, nhãn, dừa,… Hoa Lay ơn, Phong lan, Loa kèn,… Rau quả đóng hộp, đông lạnh, cô đặc và puree quả Rau quả đóng hộp Dừa, dưa chuột, vải, chôm chôm,… Rau quả đông lạnh Dừa, bắp non, dứa, hải sản,… Nước quả cô đặc, puree quả Dừa, xoài, dứa, cà chua,… Rau quả sấy muối Rau quả sấy Chuối, nhân hạt điều Rau quả muối Dưa chuột, nấm muối,… Giống rau Hạt rau muống, cải các loại, tỏi,… (Nguồn: Báo cáo thực hiện xuất nhập khẩu của Tổng công ty) Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty thể hiện rõ ràng qua bảng sau: Bảng 4: Cơ cấu các mặt hàng rau quả xuất khẩu của Tổng công ty Mặt hàng Thực hiện 2006 Thực hiện 2007 Thực hiện 2008 Lượng (Tấn) Tỉ trọng (%) Lượng (Tấn) Tỉ trọng (%) Lượng (Tấn) Tỉ trọng (%) Rau quả tươi 374,740 0,68 541,22 0,87 185,06 0,33 Rau quả đóng hộp 16.915,915 30 19.594,618 30 15.485,881 27,9 Nước quả cô đặc, puree quả 4.036,233 7,16 4.361,23 6,68 2.798,42 5,04 Rau quả đông lạnh 2.072,79 3,68 1.867,33 2,86 2.509,401 4,52 Rau quả sấy muối 3.686,595 6,54 5.586,894 8,5 3.428,794 6,2 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp) Ta có thể thấy được rằng, trong cơ cấu sản phẩm của Tổng công ty, mặt hàng rau quả đóng hộp chiếm tỉ trọng tương đối cao (30%), trong đó sản phẩm dứa hộp, vải hộp, dưa chuột dầm dấm là những sản phẩm đóng vai trò chủ đạo. Chính Chính vì thế vài năm trở lại đây, Tổng công ty đã xác định đưa các mặt hàng này trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Các sản phẩm rau quả hộp và rau quả sấy muối của Tổng công ty được rất nhiều người tiêu dùng nước ngoài yêu thích. Những mặt hàng này đã thâm nhập được vào các thị trường “khó tính” như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản. Như vậy, chất lượng sản phẩm đồ hộp và sản phẩm sấy muối của Tổng công ty đã được thị trường thế giới chấp nhận. Có được kết quả này là nhờ công tác tìm kiếm mở rộng thị trường của Tổng công ty trong những năm qua. Qua khảo sát đã tìm hiểu kỹ hơn nhu cầu hiện tại cũng như xu hướng của các thị trường, vấn đề vệ sinh an toàn và chất lượng sản phẩm. Nhờ vậy, không những giữ vững được các thị trường truyền thống mà còn không ngừng mở rộng mạng lưới thị trường tiêu thụ. 2.2.3. Các thị trường chủ yếu Tổng công ty là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong cả nước về lĩnh vực xuất khẩu rau quả. Sau một thời gian dài khẳng định, Tổng công ty đã xây dựng được cho mình một hệ thống thị trường tương đối phù hợp với khả năng và quy mô của mình. Đối với Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam, nhằm khai thác tiềm năng sẵn có, Tổng công ty có chính sách phát triển thị trường xuất khẩu rau quả theo hướng đa phương hoá thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, xác định được mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khối lượng và tỷ trọng kim ngạch lớn, ổn định. Trong các thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty thì Nga, EU, Mỹ là những thị trường xuất khẩu chính trong thời gian gần đây. Giá trị xuất khẩu rau quả vào các thị trường này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Tổng công ty. Bảng số liệu sau sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về tình hình xuất khẩu rau quả của Tổng công ty sang các thị trường chính này: Bảng 5: Tình hình xuất khẩu rau quả của Tổng công ty theo thị trường Thị trường 2005 2006 2007 2008 So sánh(%) 2006/2005 2007/2006 2008/2007 Kim ngạch xuất khẩu(Triệu USD) 76.0 75.3 92.1 100,1 99.08 122.31 108,69 Thị trường chủ yếu 60.2 61.2 76.4 79.6 101.66 124.84 104,2 EU 17.2 18.0 32.0 35,2 104.65 177.78 110 Hoa kỳ 14.8 15.1 20.2 17,8 102.03 133.77 88,2 Nga 10.7 11.1 7.5 6,5 103.74 67.57 86,7 Trung Quốc 7.0 7.2 6.9 5,2 102.86 95.83 75,4 Úc 6.2 5.9 5.4 5,4 95.16 91.53 100 Đông Bắc Á 4.3 3.9 4.4 4,6 90.70 112.82 104,5 Các thị trường khác 15.8 14.1 15.7 20,5 89.24 111.35 130,6 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2005, 2006, 2007, 2008) Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công sang thị trường truyền thống là Trung Quốc lại giảm. Điều này một phần do sản phẩm của Tổng công ty còn kém sức cạnh tranh so với nông sản của Thái Lan và các nước khác, đặc biệt là từ tháng 10/2003 Trung Quốc đã mở cửa cho mặt hàng rau quả của Thái Lan, và việc giảm thuế xuống còn 0% cho sản phẩm rau quả của Thái Lan đã gây ra nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường rau quả Trung Quốc của Tổng công ty. Mặc dù là một nước có nhiều lợi thế về sản xuất và xuất khẩu rau quả, nông sản nhưng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (Tổng công ty rau quả nông sản) vẫn là thấp so với Trung Quốc, Thái Lan và một số nước khác. Chúng ta chưa tận dụng được lợi thế và tiềm năng của mình để phát triển sản xuất và xuất khẩu rau quả. Các nước Liên minh châu Âu (EU) đang là thị trường tiềm năng đối với ngành xuất khẩu rau quả của Việt Nam nói chung và Tổng công ty nói riêng. Nhu cầu nhập khẩu rau quả tươi của thị trường EU là rất lớn, với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 30 tỷ euro (46,6 tỷ USD). Châu Âu là thị trường xuất khẩu dứa chế biến lớn thứ hai sau Mỹ của Tổng công ty. Khối lượng dứa chế biến xuất khẩu sang thị trường này chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu dứa chế biến của Tổng công ty. Thị trường EU có nhiều triển vọng. Trong thời gian tới, Tổng công ty sẽ có các biện pháp nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dứa chế biến cũng như các sản phẩm rau quả tươi, rau quả hộp khác sang thị trường này. 2.3. Đánh giá tình hình thực hiện một số công tác phục vụ xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả, Nông sản 2.3.1. Tổ chức thu mua nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu Công tác thu mua nguyên liệu hay tiếp nhận sản phẩm rau quả cho chế biến và xuất khẩu ở Tổng công ty nói chung được thực hiện qua 3 hình thức chính: Thứ nhất: Thu mua tự do với việc hình thành hệ thống thu mua lưu động tại các vùng sản xuất để vận chuyển thẳng tới nhà máy hoặc kho bảo quản. Hệ thống này có thể thu mua, chọn lọc những sản phẩm có chất lượng cao, nhưng khó có thể huy động được một khối lượng lớn trong thời gian ngắn. Nếu nguyên liệu nhiều thì có thể đảm bảo cho nhà máy hoạt động liên tục nhưng nếu nguyên liệu thiếu thì thời gian chết rất nhiều, hình thức này thường được áp dụng trong việc thu mua từ các hộ, liên hộ. Thứ hai: Ký kết hợp đồng với người sản xuất (trồng trọt), người sản xuất giao hàng tại các điểm cố định do Tổng công ty đặt. Hoạt động này thường được thực hiện qua hai giai đoạn, người trồng trọt giao hàng tới các địa điểm tập trung để lựa chọn, phân loại cho chế biến hay xuất khẩu. Nhờ đó có thể tập trung được một khối lượng lớn nguyên vật liệu trong thời gian ngắn nhưng phải đầu tư lớn vào các phương tiện vận chuyển và hệ thống bảo quản. Hình thức này thường được áp dụng khi TCT ký hợp đồng với hợp tác xã, tiểu vùng sản xuất rau quả. Thứ ba: Gia công nông nghiệp, trong hình thức này, Tổng công ty thoả thuận với người sản xuất bằng việc bán giống cho người sản xuất và sau đó Tổng công ty sẽ mua toàn bộ sản phẩm họ sản xuất. Người sản xuất sẽ giao thẳng sản phẩm tới nhà máy chế biến. Với hình thức này thì Tổng công ty có thể dự báo hay an tâm về nguồn nguyên liệu, giá cả và sản lượng để cung cấp cho các nhà máy chế biến hoặc lựa chọn cho xuất khẩu tươi. Trái lại, Tổng công ty phải mua hết với tất cả các chủng loại mà người sản xuất đã sản xuất được. Hình thức này thường được áo dụng với các nông trường của mình, các địa phương và các vùng sản xuất có quy mô tương đối lớn. Mặc dù khối lượng nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy đã tăng dần qua các năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu của các nhà máy chế biến. Hiện nay Tổng công ty đang sở hữu nhiều nhà máy có công nghê, dây chuyền chế biến rau quả được nhập khẩu từ Mỹ, Đức, Ý, Hàn Quốc. Tuy nhiên khối lượng sản phẩm sản xuất của nhiều dây chuyền chế biến vẫn đạt rất thấp so với công suất thiết kế. 2.3.2. Công tác nghiên cứu thị trường Trong những năm qua, công tác nghiên cứu thị trường của Tổng công ty còn rất hạn chế, chưa có những hoạt động phân tích đánh giá về tiềm năng và nhu cầu của thị trường làm cơ sở cho việc lựa chọn những phân đoạn thị trường mục tiêu và quá trình xâm nhập và mở rộng thị trường của Tổng công ty không mang tính chiến lược mà phần nào mang tính thụ động. Có nghĩa là Tổng công ty chưa xây dựng được một chiến lược cụ thể . Bởi để đạt được mục tiêu của mình thì mới chỉ có những hoạt động đơn giản như thu thập ý kiến của khách hàng khi họ đặt mua hàng lần sau và nêu ra yêu cầu có tính chất so sánh với lô hàng trước về mẫu mã bao bì, chất lượng, phương thức chế biến... Tuy nhiên, công tác nghiên cứu thị trường cũng có được những thành công nhất định như có những sản phẩm đưa ra phù hợp với khẩu vị khách hàng (Dưa chuột lọ sang Đức, Hà Lan...) sản phẩm theo mùa vụ; những sản phẩm mà nước ta sản xuất được trái vụ được khách hàng chấp nhận. Để có thông tin các phòng ban thuộc Tổng công ty đặt mua hàng ngày một số báo và tạp chí như: báo Lao động, báo Nông nghiệp, báo Thương Mại... Và khai thác các thông tin từ các báo này. Tuy nhiên để giao tiếp kịp thời và chính xác hơn với khách hàng năm 2000, văn phòng Tổng công ty bước đầu tiếp cận với phương tiện thương mại điện tử( thành lập phòng Xúc tiến thương mại) với việc đăng tải thông tin trên Website của Tổng công ty và nhận ý kiến, yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên việc nghiên cứu tìm ra khả năng tiềm tàng của thị trường và phân tích tìm hiểu những vấn đề liên quan tới quá trình tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, do hạn chế về mặt tài chính, nhân lực và cũng do hình thức xuất khẩu trực tiếp của Tổng công ty vì hình thức xuất khẩu này sẽ làm phân tán hoạt động Marketing. 2.3.3. Các hoạt động xúc tiến thương mại Mục đích của công tác xúc tiến thương mại hiện nay của Tổng công ty là tìm những nhà phân phối nước ngoài hoặc nhà mua công nghiệp và thông qua họ đưa sản phẩm của Tổng công ty rau quả ,Nông sản Việt Nam vào thị trường Các hoạt động xúc tiến bán hàng của Tổng công ty nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm rau quả chế biến thông qua các chính sách xúc tiến bán hàng gồm có: Quảng cáo: Tổng công ty đã cơ bản xây dựng xong catalogue giới thiệu sản phẩm, chuẩn bị hoàn thành việc nâng cấp trang Web. Phòng xúc tiến thương mại đã thường xuyên ra các bản tin thị trường, cung cấp các thông tin cập nhật về thị trường rau quả phục vụ cho công tác quản lý lãnh đạo của Tổng công ty, các phòng kinh doanh và các đơn vị thành viên. Bán hàng trực tiếp cho các công ty trung gian. Marketing trực tiếp: Trong năm 2007, Tổng công ty đã tổ chức 05 đoàn cán bộ lãnh đạo, cán bộ XNK tham gia Hội chợ quốc tế tại Bằng Tường - Trung Quốc, Hội chợ quốc tế Thượng Hải - Trung Quốc, Hội chợ thực phẩm quốc tế Fuknod - Nhật Bản, Hội chợ thực phẩm quốc tế Sial - Pháp, Hội chợ PerterFood - Nauy. Qua đó, Tổng công ty đã có nhiều đơn đặt hàng rau quả chế biến như dứa hộp, dưa chuột dầm dấm, vải hộp… Đặc biệt, trong năm 2009 này, Tổng công ty sẽ có nhiều hoạt động đẩy mạnh Marketing trực tiếp như: tổ chức chương trình “Tham gia hội chợ thực phẩm Anuga” kết hợp với khảo sát thị trường Đức và trong thời gian tới từ 25/6 – 4/7/2009 Tổng công ty sẽ tổ chức “Hội chợ thực phẩm mùa hè” (Summer Fancy Food Show 2009) Quan hệ với công chúng: Trong năm qua, Tổng công ty đã tổ chức Hội nghị khách hàng vào tháng 5/2008 để nắm bắt nhu cầu của khách hàng, thống nhất cơ chế đại lý bán hàng và củng cố hệ thống đại lý, đồng thời giới thiệu công ty, giới thiệu thương hiệu mới của giống rau nhập khẩu. Tuy nhiên, còn một số hạn chế đó là: chưa xây dựng được chiến lược thị trường và chiến lược sản phẩm của Tổng công ty thích ứng với những biến đổi của thị trường, thiếu kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện các hội chợ, việc xây dựng các catalogue còn chậm. 2.3.4. Về sản phẩm 2.3.4.1. Chất lượng sản phẩm Bất kỳ mặt hàng nào khi xuất khẩu ra thị trường thế giới cũng đều đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu vì chất lượng là một yếu tố rất quan trọng để tồn tại và cạnh tranh. Hơn nữa, chất lượng có đảm bảo mới tạo được uy tín với bạn hàng và duy trì được mối quan hệ lâu dài. Đối với mặt hàng rau quả, chất lượng là vấn đề then chốt cần phải quan tâm hàng đầu vì chất lượng rau quả có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Với mục tiêu giữ vững uy tín với khách hàng, phương châm của Tổng công ty là: “Uy tín chất lượng là mục tiêu hàng đầu, lấy chất lượng để giữ lòng tin”. Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty luôn đi đầu trong công tác quản lý chất lượng theo ISO 9000, Quy phạm sản xuất (Good Manufacturing Practice - GMP), Quy phạm vệ sinh (Santitary Standard Operating Procedure - SSOP), Hệ thống phân tích mối nguy hại tại điểm kiểm soát giới hạn HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point). Năm 2006, Công ty Giao Nhận và XNK Hải Phòng đã nhận chứng chỉ, nâng số đơn vị thực hiện theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và HACCP lên 15 đơn vị. Ba đơn vị đang tiến hành xây dựng ISO 9001 và HACCP: Công ty CP XNK NSTP Sài Gòn, Công ty CP Vinalimex, Công ty CP XNK Rau quả. Đến năm 2007 Tổng công ty đã hỗ trợ kinh phí đợt 1 (105 triệu) xây dựng hệ thống chất lượng ISO 9001-2000 cho ba đơn vị (Công ty CP Vinalimex TP.HCM, Công ty CP XNK Rau quả, Nhà máy nông sản thực phẩm chế biến Bắc Giang - Công ty XNK NSTP Hà Nội), trình Bộ hỗ trợ 100 triệu cho hai đơn vị xây dựng hệ thống quản lý chất lượng HACCP (Công ty CP Vinalimex TP.HCM, Công ty Chipsgood Vietnam-Công ty vận tải và thương mại). Kết quả dây chuyền Chipsgood Vietnam-Công ty vận tải và thương mại đã nhận chứng chỉ HACCP (09/2007), Nhà máy nông sản thực phẩm chế biến Bắc Giang-Công ty XNK NSTP Hà Nội đã nhận chứng chỉ ISO 9001 (01/2008). Đến nay trong toàn Tổng công ty 10 đơn vị chế biến có cả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và HACCP; 5 đơn vị chế biến, sản xuất có hệ thống quản lý ISO 9001; 1 đơn vị áp dụng ISO cho hoạt động quản lý kinh doanh. Ba đơn vị đang tiến hành xây dựng ISO 9001 và HACCP đó là: Công ty CP Vinalimex (ISO&HACCP), Công ty CP XNK NSTP Sài Gòn (ISO&HACCP), Công ty CP XNK Rau quả (ISO). Bên cạnh đó, Tổng công ty còn áp dụng một số tiêu chuẩn chất lượng quốc tế cũng như trong nước khác vào trong quá trình sản xuất như: CODEX, EU, TCVN, TCN. Đây là nền móng vững chắc cho sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra, Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam luôn quan tâm đến việc cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ. Hàng năm Trung tâm KCS đã kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm rau quả xuất khẩu (năm 2006 là 11.060 tấn và năm 2007 là 12.000 tấn) gồm các sản phẩm đồ hộp, sản phẩm đông lạnh, nước dứa cô đặc, puree gấc…. Vào năm 2008, trung tâm KCS đã phân tích tìm nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục một số hạn chế về chất lượng sản phẩm, kiểm tra 3500 tấn sản phẩm dưa chuột dầm giấm, hỗn hợp dưa chuột và cà chua dầm giấm, vải hộp, dứa hộp…cho các thị trường Nga, Pháp, Mông cổ…; kiểm tra 109 mẫu các sản phẩm sản xuất thử, chào hàng. Các sản phẩm rau quả xuất khẩu của Tổng công ty ngày càng được nhiều bạn hàng trên thế giới chấp nhận, trong đó có các bạn hàng “khó tính” như: Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Mỹ, Canada... Điều đó chứng tỏ chất lượng sản phẩm của Tổng công ty không còn ở mức thấp so với thị trường trong khu vực và trên thế giới. Trong thời gian qua, Tổng công ty đã đầu tư lắp đặt nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại, mua các thiết bị bảo quản lạnh, đầu tư cho các công ty sản xuất bao bì đóng gói như Công ty liên doanh Bao bì Crown Vinalimex, Công ty hộp sắt Tovecan. Vì vậy, chất lượng sản phẩm rau quả xuất khẩu từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm xuất khẩu của các đơn vị thành viên vẫn còn chưa đồng đều, vẫn còn xảy ra tình trạng nhiều lô hàng bị khách hàng khiếu nại như: vải hộp, sản phẩm đông lạnh IQF...Mặt hàng rau quả tươi xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty. Nguyên nhân là do chất lượng rau tươi xuất khẩu chưa cao, các tiêu chuẩn như màu sắc, hình dạng, kích cỡ, độ tươi, hàm lượng độc tố đều chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Đây thực sự là một “bài toán khó” mà Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam đang phải đương đầu. Hiện tại Tổng công ty chưa có được nhiều giống tốt, chưa thâm canh được trên diện rộng, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, khâu bảo quản sau thu hoạch còn kém nên sản phẩm chưa kịp đem đi tiêu thụ đã hỏng. Đối với các sản phẩm rau quả chế biến, mặc dù chất lượng của các sản phẩm này đã được chấp nhận tại hơn 50 quốc gia trên thế giới nhưng trong thực tế Tổng công ty cũng gặp phải không ít những khó khăn xung quanh vấn đề chất lượng. Theo “Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh năm 2002”, Tổng công ty có 11 nhà máy sản xuất đồ hộp và 1 nhà máy đông lạnh với tổng công suất thiết kế là 50.000 tấn/năm. Tuy nhiên, các nhà máy của Tổng công ty được đầu tư từ những năm 60 - 70, thiết bị cũ, công nghệ chế biến lạc hậu. Tổng công ty đã phải bỏ lỡ rất nhiều cơ hội ký kết và thực hiện các hợp đồng xuất khẩu lớn, có yêu cầu về chất lượng cao do chưa có đủ thiết bị và công nghệ chế biến. Hàng nông sản của Việt nam nói chung và của Tổng công ty nói riêng về cơ bản chất lượng vẫn kém hơn hàng của Thái Lan, Trung Quốc và một số quốc gia khác. Sau đây là đánh giá của các chuyên gia về chất lượng hàng hoá của một số doanh nghiệp trong nước. Bảng 6 : Đánh giá của chuyên gia về chất lượng sản phẩm Đơn vị xuất khẩu Chủng loại xuất khẩu chính Chất lượng Mẫu mã Cty Cổ phần SX Chế biến Chỉ xơ dừa 25/8 Dừa, Thạch dừa Tốt BT DNTN Thương mại Phương Giảng Thanh long, Khoai Chưa tốt BT Cty TNHH Văn Bình Thanh long Chưa tốt BT Cty TNHH Sáu Nhu Dừa, Thạch dừa Tốt BT Cty Cổ phần XNK Rau Quả Dứa, Nấm, Cơm dừa, Vải đóng hộp Tốt Đẹp Cty TNHH Thương mại DV Bảo Thanh Thanh long Tốt BT Cty Giao nhận và XNK Hải phòng Dưa chuột, Cà chua Tốt Đẹp Cty DV Kỹ thuật Nông nghiệp An Giang Khóm, Ngô, Chôm Chôm, Nấm Chưa tốt BT Cty Cổ phần Trà Bắc Dừa, Cơm dừa Tốt BT Cty Cổ phần Hiệp Phát Dứa, Sơ ri, Chuối Tốt BT Cty TNHH Thanh Long Hoàng Hậu Thanh long Tốt BT Cty TNHH Chế biến nông, thủy - hải sản Long An Nấm Tốt BT Cty TNHH Đại Lộc Dừa Chưa tốt BT Cty Cổ phần Rau quả Tiền Giang Dứa, Thạch dừa , Đu đủ Tốt Đẹp Tổng Cty Rau quả Nông sản Dưa chuột, Cơm dừa, Dứa Tốt BT XN Chế biến Nấm XK Tư Thao Sóc Trăng Nấm Chưa tốt BT Cty Cổ phần Thực phẩm XK Bắc Giang Gấc Tốt BT Cty Trồng và XK Thanh long Vina Hsin Gon Thanh long, Khoai Tốt Đẹp Chi nhánh Cty SX XNK Nam Hà Nội tại TP HCM Cơm dừa, Thanh long Tốt Đẹp Cty TNHH Quốc Thảo Nấm Tốt BT DNTN Rau quả Bình Thuận Khoai, Thanh long, Sapochê Chưa tốt BT Cty TNHH Rau Nhà xanh Bó xôi, Rau quả các loại Chưa tốt BT Cty TNHH Thương mại Ngọc Quang Thanh long Chưa tốt Bt Cty Cổ phần XNK Rau quả I Dưa chuột, Nấm, Vải đóng hộp, Cà chua Tốt Đẹp Cty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn Đậu phộng Tốt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111252.doc
Tài liệu liên quan