MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I - VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ. VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI (FDI) VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. 3
I-/ TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ : 3
1-/ Khái niệm về vốn đầu tư: 3
2-/ Các nguồn hình thành vốn đầu tư: 3
II-/ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI. 7
1-/ Vai trò của vốn đầu tư với tăng trưởng kinh tế. 7
2-/ Vai trò của vốn FDI với tăng trưởng kinh tế. 10
3-/ Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. 17
III-/ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA FDI TRONG THẬP KỶ QUA VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT FDI TRONG GIAI ĐOẠN HẬU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ KHU VỰC 19
1-/ Xu hướng vận động của FDI trong thập kỷ qua. 19
2-/ Các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI trong giai đoạn hậu quả khủng hoảng kinh tế khu vực. 21
IV-/ KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN FDI CỦA MỘT SỐ NƯỚC. 24
1-/ Kinh nghiệm thu hút FDI của Malaysia: 24
2-/ Kinh nghiệm thu hút FDI của Indonexia: 25
3-/ Kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc: 26
PHẦN II - THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 88 -99. 29
I-/ TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VIỆT NAM VÀ KHU VỰC GIAI ĐOẠN 88 - 99 29
1-/ Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 88 - 99. 29
2-/ Những đặc điểm chủ yếu của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á. 30
II-/ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 88 - 99. 37
1-/ Tình hình chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 37
2-/ Tác động của vốn FDI đến phát triển kinh tế Việt Nam. 43
PHẦN III - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY
ĐỘNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2005 57
I-/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM 57
1-/ Các mục tiêu chủ yếu về tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam. 57
2-/ Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2000 - 2005. 58
3-/ Nhu cầu vốn FDI 60
II-/ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2005. 61
1-/ Phương hướng. 61
2-/ Các giải pháp. 63
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2254 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn FDI vào Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giảm giá liên tục, sau hơn 1 tháng đồng Baht mất giá hơn 30%, và cùng với nó chỉ số thị trường chứng khoán Băng Cốc cũng mất giá trị tương đương.
Đối với một số nước khác trong khu vực thì đồng tiền của các nước này cũng trong tình trạng tương tự. Sau một tháng, đồng Peso và đồng rigit đã mất khoảng 25% giá trị, còn đồng dola singgpore cũng mất 6% so với giá trị ban đầu.
Tháng 10 năm 1997, khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu xảy ra ở Hàn Quốc (Đây là một quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc Á với nền kinh tế hùng mạnh). Cuộc khủng hoảng đã làm cho nhiều tập đoàn then chốt ở Hàn Quốc bị phá sản, thị trường cổ phiếu và đồng Won giảm giá mạnh...làm cho nền kinh tế nước này lâm vào tình trạng suy thoái. Khi cuộc khủng hoảng tài chính tièn tệ “gõ cửa” nền kinh tế Hàn Quốc là lúc phạm vi lan truyền và ảnh hưởng của nó đã vượt ra khỏi khuôn khổ các nước Đông Nam Á và lan sang các nước Đông Bắc Á cũng như toàn Châu Á và thế giới. Và cuối cùng là Nhật Bản, một trong những nền kinh tế hùng mạnh của thế giới cũng gặp khó khăn với hệ thống tài chính tiền tệ. Đồng Yên giảm giá so với đồng USD Mỹ đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế và đời sống của nhân dân Nhật Bản.
BẢNG 2 - THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ĐÔNG NAM Á - MỘT NĂM SAU KHỦNG HOẢNG.
Nước
Tỷ giá hối đoái (giá nội tệ / USD)
Chỉ số giá chứng khoán
30/6/97
2/7/97
30/6/98
2/7/98
30/6/97
2/7/97
30/6/98
2/7/98
Thái Lan
24,7
29,5
41,2
42,2
527,3
568,8
267
277,9
Indonexia
2.430
2.434
14.750
14.550
731,6
730,2
431
466,3
Malaysia
2,52
2,52
3,98
4,18
1.079
1.085
455
478
Philipin
26,37
26,38
41,49
41,2
2.815
2.765
1.723
1.856
* Thái Lan: Baht ; Indonesia: Rupiah Malaysia: Riggit; Philipin: Peso
Nguồn: Phòng thị trường tài chính - Viện nghiên cứu tài chính.
Đến cuối năm 1998 mặc dù các nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi. Nhưng hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính khá nặng nề. So với thời điểm khởi đầu các đồng tiền trong khu vực mất giá mạnh: Đồng Baht Thái lan 40% đồng Riggit của Malaysia 40%, đồng Rupia của Indonesia 80%, đồng Peso của Philipin 30%, đồng dola của singgapore 15%, đồngkip Lào 70%, đồng kyat của Malaysia 50%, đồng Việt Nam mất 15% cùng với tăng trưởng chậm, mất giá đồng nội tệ, tình trạng lạm phát cũng trở nên nghiêm trọng hơn.
BẢNG 3 - TÌNH TRẠNG LẠM PHÁT CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á.
Nước
Năm
1997
1998
Indonesia
60%
78,2%
Philipin
10,2%
11,2%
Việt Nam
3,6%
9,2%
Hàn Quốc
6,8%
Malaysia
5,6%
Thái Lan
10,5%
4,7%
Cuộc khủng hoảng ngoài việc gây ra ảnh hưởng về kinh tế nó còn gây ra nhiều ảnh hưởng khác dẫn đến tác động xấu về lao động, việc làm, thu nhập, bần cùng hoá một diện rất lớn dân cư, gây mất ổn định về xã hội, gây nên mất ổn định về chính trị ở một số nước.
BẢNG 4 - MỨC ĐỘ KHỦNG HOẢNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á.
Nước
Khủng hoảng tiền tệ
Khủng hoảng tài chính
Khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng xã hội
Khủng hoảng chính trị
Thái Lan
x
x
x
x
Indonesia
x
x
x
x
x
Malaysia
x
x
x
Philipin
x
x
x
Hàn Quốc
x
x
x
x
Nhật Bản
x
x
x
Nguồn: Báo cáo kinh tế Việt Nam 1998 - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW.
2.2 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng.
a, Sự bất cập trong chính sách quản lý vĩ mô của Chính phủ.
* Sự chậm trễ và cứng nhắc trong điều hành chính sách tỷ giá khiến đồng bản tệ bị định giá cao giả tạo trong một thờ gian dài so với đồng USD Mỹ. Hầu hết các đồng tiền trong khu vực đều được các ngân hàng TW mỗi nước giữ ổn định theo các ngoại tệ mạnh của nhóm G7, đặc biệt là đồng USD. Điều đó, tạo điều kiện thu hút vốn từ bên ngoài dổ vào qua tất cả các kênh: FDI, cho vay thương mại, đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán, điều này kích thích sự gia tăng tài sản giá trị cổ phiếu cũng như cũng như các khoản mục đầu tư dễ dãi, không vững chắc bằng nguồn vốn “rẻ” bên ngoài như là kết quả một nền kinh tế nóng. Chính sự tăng giá tài sản, bất động sản và cổ phiếu đã tiềm ẩn trong lòng nó nguy cơ làm phát sinh và gia tăng một nền kinh tế ảo hay “nền kinh tế bong bóng”.
* Chính sách tự do hoá các hoạt động kinh tế không được tiến hành đồng bộ đi đôi với sự tăng cường giám sát hoạt động của các cơ sở kinh doanh và các tổ chức tài chính ngân hàng.
* Có sự mất cân đối lớn trong nền kinh tế của mỗi nước. Mất cân đối lớn nhất và đe doạ trực tiếp đến sự ổn định của hệ thống tài chính tiền tệ mỗi nước là sự thâm hụt tài khoản vãng lai và cơ cấu vốn nước ngoài đổ vào trong nước.
b, Sai lầm của các nhà đầu tư trong nước.
Một trong những nguyên nhân gây ra cơn bùng phát khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu á là do sự “nôn nóng” dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực kinh tế tư nhân. Hơn nữa, điều đó lại được khích lệ tới cơ chế giám sát lỏng lẻo của Chính phủ, bởi sự chênh lệch lãi suất trong nước nà ngoài nước, bởi thái độ khuyến khích của các củ nợ, bởi cả những khoản lợi kếch xù có tính đâud cơ mà họ sẽ nhận được trong tương lai. Do chỉ đơn thuần tính đến nhưng nhân tố khách quan trong quá khứ, các doanh nghiệp sẵn sàng mạo hiểm “ ôm” những khoản tín dụng ngắn hạn khổng lồ để đầu tư vào các dự án có hiệu quả kinh tế thấp. Số nợ của nhiều doanh nghiệp vượt quá tổng số vốn bản thân doanh nghiệp tới 200 - 400%. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra các quyết định đầu tư sai, đầu tư quá nhiều vào bất động sản. Nhiều công trình quá phô trương, kém hiệu quả, bị chôn vốn...dẫn đến mất khả năng thanh toán gây ra cuộc khủng hoảng không thanh toán lan truyền toàn bộ nền kinh tế và xã hội.
Mặt khác bản thân doanh nghiệp còn chưa bắt kịp diễn biến của thị trường trong và ngoài nước chưa xử lý kịp thời các tình huống cung - cầu, giá cả mặt hàng và chất lượng sản phẩm, chiến lược thị trường và xuất khẩu không đủ đa dạng, dựa quá sâu vào một ít mặt hàng chủ lực truyền thống do đó lúng túng trong các quyết định đầu tư và bỏ lỡ cơ hội kinh doanh trả giá đắt hơn cho các đầu tư cũ. Tình trạng tài chính doanh nghiệp đã xấu càng xấu hơn.
c, Các nhân tố bên ngoài vượt tầm kiểm soát của các nước trong khu vực.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á chủ yếu là do các yếu tố bên trong nền kinh tế gây ra, một phần cũng do các yếu tố bên ngoài gây ra:
* Với sức mạnh vượt trội về ưu thế toàn cầu hoá của nền kinh tế Mỹ, sự thay đổi của chính sách tiền tệ của Chính phủ Mỹ đã có tác động đáng kể đến “tình trạng sức khoẻ” các đồng tiền Đông Nam á và Đông Bắc á mà sự định vị giá trị của nó lại dựa trên cơ sở đồng USD càng khiến cho tác động càng thêm nhạy cảm và mạnh mẽ hơn.
Vào thời điểm 1995, Thái Lan và nhiều nước khác trong khu vực đã bị động trước việc đồng USD Mỹ tăng giá đột ngột như là kết quả của sự thoả thuận trước đó trong nhóm G7, một nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của các nước đang phát triển châu á. Cũng vào lúc đó đồng Yên Nhật đi xuống (mất giá khoảng 50% so với USD) còn đồng nhân dân tệ bị Trung Quốc chủ động phá giá tới 30% (năm 1994).
* Một vấn đề không kém phần quan trọng là hướng của những hoạt động tiền tệ tín dụng nước ngoài có tính đầu cơ đã thổi phồng các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và làm tăng khả năng lây nhiễm. Tỷ giá cứng nhắc cùng sự tồn tại trên thực tế của chế độ 2 tỷ giá của Thái Lan đã tạo kẽ hở và là miếng mồi ngon cho các hoạt động đầu cơ tài chính tiền tệ. Thị trường đầu cơ tài chính tỏ ra hấp dẫn đã xuất hiện, đã xuất hiện nhiều người nữa nhảy vào cuộc chơi này, họ là những người sử dụng các công cụ đắc lực của hoạt động đầu cơ là các hợp động “ mua khống”, “ bán khống” và hưởng lợi từ suy giảm giá trị mà có thời đã đẩ giá lên cao. Theo lý thuyết “ bán khống” chỉ cần sử dụng một lượng tư bản nhỏ cũng có thể tạo ra sự dịch chuyển trên thị trường một lượng tư bản lớn gấp hàng trăm lần. Kết quả là một sự bất ổn định khôn lường trong thị trường tài chính, và càng khủng khiếp hơn nếu tại đó thiếu vắng các thiết chế thị trường tự động điều chỉnh những hành vi này một cách hữu hiệu.
* Sự tham gia của một số nước mà đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, vào thị trường xuất khẩu của các nước Đông Nam Á, sự tham gia của Trung quốc và Ấn Độ với các sản phẩm có giá thành sản xuất thấp để làm cho các nước Đông Nam Á mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
2.3 Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á đến FDI của khu vực và Việt Nam.
a, Ảnh hưởng đến FDI vào khu vực.
* Tác động đến môi trường đầu tư.
Ngày nay FDI được coi là một nguồn lực quan trọng giúp các nước phát triển kinh tế. Cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng trở nên gay gắt, khủng hoảng xảy ra làm nền kinh tế khu vực bị xáo động mạnh mẽ, môi trường đầu tư mất ổn định. Trong khi đó các địa điểm thu hút FDI khác như Trung quố, Đông âu, Mỹ La Tinh đang trở thành những đối thủ cạnh tranh gay gắt với khu vực Đông Nam Á. Khủng hoảng xảy ra trong khu vực này đã làm cho khu vực khác có tính hấp dẫn hơn một cách tương đối trong việc thu hút FDI. Các nhà đầu tư sẽ rời bỏ khu vực này để đầu tư sang khu vực khác.
* Tác động đến các yếu tố đầu vào của FDI.
- Khủng hoảng đã làm cho hệ thống ngân hàng của nhiều nước đầu tư trong khu vực bị chao đảo và nhiều ngân hàng bị lâm vào tình trạng khủng hoảng, phá sản. Chính phủ các nước này phải thi hành chính sách tiền tệ thắt chặt đẩy lãi suất ngân hàng lên cao. Như vậy nguồn vốn vay để đầu tư bị hạn chế và đầu tư của các nước khác vào khu vực giảm đi.
- Việc các nước phá giá đồng nội tệ đã làm cho các chi phí nhập khẩu vào các quốc gia đó tăng cao nhập khẩu trở nên khó khăn hơn. Với những doanh nghiệp có vốn FDI sử dụng nhiều yếu tố đầu vào ngoại nhập như công nghệ, linh kiện, thiết bị...thì chi phí đầu vào tăng làm giá thành sản phẩm tăng khi đó việc thu hút các dự án sử dụng nhiều yếu tố đầu vào nhập khẩu sẽ giảm.
- Dưới yêu cầu của IMF, các quốc gia trong khu vưc phải thi hành chính sách thắt chặt tài chính (giảm chi tiêu của Chính phủ). Nhiều công trình xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ bị dừng lại hoặc bỏ dở, các dự án đầu tư của Nhà nước bị hoãn lại vô thời hạn. Cơ sở hạ tầng không được cải thiện khiến khả năng kết hợp với nước ngoài của các nguồn lực trong nước bị giảm điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút FDI mà còn ảnh hưởng tới tới việc triển khai và thực hiên các dự án sau cấp phép.
* Tác động đến đàu ra của FDI.
- Khủng hoảng làm hàng loạt các công ty xí nghiệp sản xuất bị phá sản, thu hẹp sản xuất làm tăng mức thất nghiệp trong nước, bên cạnh đó giá cả, lạm phát tăng. Hậu quả của các nhân tố trên làm tiêu dùng của người dân giảm, trong khi đó hầu hết các dự án FDI là sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu trong nước do vậy làm cho sản xuất đình trệ, từ đó làm cho sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài giảm.
- Đồng nội tệ bị giảm giá sẽ làm cho lợi nhuận chuyển ra nước ngoài của các nhà đầu tư bị giảm tương đối.
b, Ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào Việt Nam.
Cuộc khủng hoảng đang và sẽ có ảnh hưởng đến dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam theo các khía cạnh sau:
* Sự mất ổn định chung môi trường đầu tư - kinh doanh khu vực khiến các nhà đầu tư e ngại “gặm vốn” chờ đợi, nghe ngóng tình hình, hoặc chuyển hướng đầu tư vào các thị trường khác an toàn hơn.
* Trong số hơn 700 công ty từ 62 nước đã nước đã ký kết đầu tư vào Việt Nam với 2317 dự án có tổng giá trị 3.224 triệu USD (tính đến hết 12/1999) thì các nướcNiCs Châu Á, ASEAN, Nhật Bản luôn là những đối tác dẫn đầu chiếm khoảng 69,8% dự án và 67,9% tổng giá trị đầu tư. Nhưng các nước này lại bị ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ. Do đó nguồn vốn đầu tư của các nước này vào Việt Nam giảm sút rất nhiều, và trong những năm tới nguồn vốn này chắc chắn vẫn còn giảm.
* Cuộc khủng hoảng sẽ làm cho Việt Nam thêm khó khăn và chậm trễ hơn trong vấn đề giải ngân vốn nước ngoài. Khoảng 62% số vốn cam kết FDI chưa được giải ngân là từ khu vực Châu Á. Trong đó 50% các vốn cam kết chưa được giải ngân lại bị phụ thuộc vào các dự án phát triển bất động sản.
* Cuộc khủng hoảng một mặt thúc đẩy các nước ASEAN tìm đến nhau, tăng cường các nỗ lực hợp tác để cùng tìm lối thoát vượt qua khủng hoảng, do đó, tăng nhu cầu trao đổi thương mại và đầu tư lẫn nhau, tăng sức hấp dẫn chung của khu vực đối với đầu tư nước ngoài trở thành tự nhiên và được khuyến khích như là một lợi ích chung, lợi ích khu vực. Mặt khác cuộc khủng hoảng ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp lại đẩy các nước này ra xa nhau do các lý do như: khó khăn về tài chính giống nhau, sự cạnh tranh trong vấn đề xuất khẩu, thu hút FDI...Lịch sử cũng cho thấy lợi ích kinh tế đã từng kéo các nước lại với nhau, gắn họ lại song lợi ích kinh tế cũng có thể đẩy họ ra xa nhau hơn mức có thể.
II-/ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 88 - 99.
1-/ Tình hình chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.1 Số dự án và quy mô các dự án.
Sau khi luật đầu tư nước ngoài ban hành ngày 19/12/1987, thì năm 1988 năm đầu tiên thực hiện luật này Việt Nam đã có 37 dự án được đầu tư với số vốn là 336 triệu USD. Đây là kết quả có ý nghĩa hết sức quan trọng vượt lên trên tất cả những lợi ích về mặt kinh tế là các mốc đánh dấu sụ thành công vủa công cuộc đổi mới mở của nền kinh tế, thực hiện đường lối mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại. Kết hợp chặt chẽ giữa việc sử dụng tối đa có hiệu quả nguồn lực trong nước và việc tận dụng nguồn lực từ bên ngoài.
Kể từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài cho đến hết ngày 20/12/1999 trên địa bàn có nước đã có 2762 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là 39.520 triệu USD.
BẢNG 5 - FDI THỜI KỲ 88 - 99.
Đơn vị: Triệu USD
88-90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
88-99
Số dự án
213
151
197
269
343
370
325
345
275
274
2762
Vốn đăng ký
1582
1274
2027
2388
3764
6607
8640
4654
3925
1477
39520
Vốn thực hiện
339
161
313
829
1509
2182
2283
2816
1956
1519
14955
Vốn tăng
0,3
8
47
230
515
1308
756
1142
876
554
6085
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư.
Cũng trong thời gian qua, cùng với số vốn cấp mới cho các dự án, các dự án cũ cũng đã tăng vốn bổ sung cho hoạt động của mình, tính đến thời điểm hiện nay đạt khoảng 6.085 triệu USD bên cạnh đó các dự án giải thể và hết hạn tính đến nay khoảng 5868 triệu USD.
Như vậy tính đến nay số vốn còn hiệu lực khoảng 39737 triệu (bao gồm cả vốn bổ sung).
Nhìn vào bảng trên ta thấy vốn đầu tư trưc tiếp vào nước ngoài vào Việt Nam tăng khá nhanh, bình quân tăng khoảng 50%/1 năm, nhất là thời kỳ 91 - 95. Quy mô vốn đầu tư cho một dự án ngày càng tăng lên. Tuy nhiên trong đó thời kỳ từ 1997 đến nay do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á làm vốn đầu tư nước ngoài giảm đáng kể đặc biệt là năm 1999: năm 1997 vốn đầu tư FDI đăng ký là: 4654; năm 1998: 3927 triệu USD; năm 1999: giảm xuống còn 1477 triệu USD.
1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam quy định có 3 hình thức đầu tư FDI chủ yếu: hợp đồng hợp tác kinh doanh xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, xí nghiệp liên doanh. Theo số liệu của Bộ kế hoạch đầu tư các loại hình FDI được phân bố như sau:
BẢNG 6 - CÁC HÌNH THỨC FDI Ở VIỆT NAM - TÍNH ĐẾN CUỐI NĂM 1993.
Loại hình đầu tư
Số dự án
Vốn đầu tư
Dự án
%
Triệu USD
%
Hợp động hợp tác kinh doanh
137
7,1
3216
10
Xí nghiệp liên doanh
1197
62
22.474,2
70
Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài
597
30,9
61,242
20
Tổng số
1931
100
32.106
100
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư.
Qua bảng trên ta thấy hình thức đầu tư chủ yếu hiện nay là xí nghiệp liên doanh chiếm 62% về số dự án và 70% về vốn đầu tư, tiếp theo là hình thức xí nghiệp 100% vốn nước ngoài với 30,9% về số dự án và 20% về vốn đầu tư.
* Hình thức xí nghiệp liên doanh chiếm tỷ trọng lớn và áp dụng phổ biến ở Việt Nam những năm qua bởi:
- Các nhà đầu tư nước ngoài có thể tranh thủ được sự hiểu biết và hỗ trợ của các đối tác Việt Nam trong tất cả các khâu hình thành, thẩm định và thực hiện dự án.
- Phạm vi, lĩnh vực và địa bàn hoạt động của xí nghiệp liên doanh rộng.
Tuy nhiên hình thức này đang có xu hướng giảm bớt về tỷ trọng, và đặc biệt là trong năm 1999 nhiều dự án liên doanh do nhiều nguyên nhân đã dẫn đến việc chuyển đổi hình thức đầu tư, chuyển từ hình thức liên doanh chuyển thành xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.
* Đối với hình thức xí nghiệp 100% vốn nước ngoài mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn hình thức xí nghiệp liên doanh nhưng hình thức này đang ngày càng gia tăng về tỷ trọng. Thời kỳ 88 - 91 hình thức này mới chỉ chiếm 6% về số vốn đầu tư nhưng đến hết năm 1995 đã chiếm 28,9% số dự án và 17,8% vốn đầu tư. Đến hết năm 1997 hình thức này chiếm 30,9% số dự án và 20% vốn đầu tư.
* Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh vẫn còn chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ vì nó thường được áp dụng trong lĩnh vực bưu chính viễn thông và thăm dò khai thác dầu khí.
Ngoài ra theo luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam quy định về các hợp đồng BTO, BOT, BT tuy nhiên về các loại hợp đồng này vẫn chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư bởi các quy định và các ưu đãi cho nhà đầu tư vẫn chưa được cao do vậy tính đến hết năm 1998 mới cấp phép được 4 dự án với tổng số vốn đăng ký 900 triệu USD: dự án nhà máy nước Bình An vốn đăng ký 300 triệu USD; dự án nhà máy điện Wartsila Bà Rịa Vũng Tàu vốn đăng ký 110 triệu USD; dự án nhà máy xử lý nước Thủ Đức vốn đăng ký 120 triêu USD và dự án Cảng quốc tế Bến Đình - Sao Mai với vốn đăng ký 637 triệu USD.
1.3 Cơ cấu vốn FDI.
a, Vốn FDI theo ngành kinh tế kỹ thuật.
Do lợi ích của các nhà đầu tư không đồng nhất với mong muốn của bên Việt Nam do vậy làm cho cơ cấu vốn FDI tại Việt Nam theo ngành kinh tế còn nhiều bất cập so với nguyện vọng của Chính phủ Việt Nam. Trong những năm đầu (88 - 90) vốn FDI tập trung chủ yếu vào khai thác dầu khí (32,2%) và khách sạn, căn hộ cho thuê (20,6%) nhưng từ những năm 1994 trở lại đây việc đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất của nền kinh tế (nhất là lĩnh vực công nghiệp) ngày càng tăng tính đến hết năm 1998 vốn FDI đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm 37,8% tổng vốn FDI vào các ngành.
BẢNG 7 - CƠ CẤU VỐN FDI THEO NGÀNH KINH TẾ (1988 - 1998).
Ngành
Số dự án
Vốn đăng ký
Nông - Lâm nghiệp
263
1274,9
Thuỷ sản
89
340
Công nghiệp
1208
13418,2
Xây dựng
256
4394,2
Khách sạn - du lịch
194
4664,1
Giao thông, vận tải, Bưu điện
134
3280,1
Tài chính, Ngân hàng
28
193,1
Văn hoá, Giáo dục, Y tế
83
449,5
Các ngành dịch vụ khác
234
7506,8
Tổng
2488
35520,9
Nguồn: Niên giám thống kê 1998.
Cơ cấu ngành được điều chỉnh theo hướng ngày càng hợp lý, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp then chốt chế biến nông lâm, thuỷ sản và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, sử dụng nhiều lao động, vận dụngcông nghệ cao, kỹ thuật hiện đại...
b, Vốn FDI theo địa phương.
Trong những năm đầu 1988 - 1992 vốn FDI và các dự án tập trung vào 3 vùng kinh tế trọng điểm: Thành Phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Vũng Tàu; Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Đà Nẵng, các dự án này tập trung chủ yếu ở phía Nam, các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm 25% số dự án và 20% vốn đầu tư.
BẢNG 8 - CƠ CẤU VÓN ĐẦU TƯ THEO ĐỊA PHƯƠNG TỪ 1988 ĐẾN 1999
Địa phương
Số dự án
Vốn đầu tư
Triệu USD
%
Thành phố HCM
880
9994,7
25,3
Hà Nội
422
7763,3
19,6
Đồng Nai
269
3374,6
8,5
Bà Rịa - Vũng Tàu
96
2514,9
6,4
Bình Phước và Bình Dương
263
1676,1
4,2
Hải Phòng
111
1508,4
3,8
Quảng Ngãi
6
1312,4
3,3
Quảng Nam - Đà Nẵng
69
1012,1
2,6
Lâm Đồng
48
862,9
2,2
Quảng Ninh
43
856,6
2,1
Cả nước
2762
39520
100
Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư. - Niên giám thống kê 1998
Nếu không tính dự án của VIETSOVPTRO thì tính đến nay hơn 80% vốn đầu tư đăng ký tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm, nơi tập trung văn hoá, khoa học kỹ thuật, kinh tế và chính trị là nơi có nhiều thuận lợi và kết cấu hạ tầng, thị trường tiêu thụ rộng lớn, lực lượng lao động có kỹ năng. Trong số các địa phương của cả nước thì TP Hồ Chí Minh và Hà Nội luôn là hai địa phương dẫn đầu về thu hút vốn FDI với tổng số vốn đầu tư 17,758 triệu USD và chiếm tới 44,9% vốn FDI của cả nước. Tiếp theo là Đồng Nai với số vốn 3.374,6 triệu USD, Bà Rịa - Vũng Tàu: 2.514,9 triệu USD...
Một điểm dễ nhận thấy là ở 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI phần lớn đều có đặt các khu công nghiệp, khu chế xuất hay khu công nghệ cao do vậy khả năng thu hút vốn cao hơn các địa phương khác.
Ở các vùng khó khăn, miền núi...những năm đầu hầu như không có dự án nào đầu tư vào khu vực này nhưng trong những năm gần đây do sự khuyến khích của Nhà nước nên đầu tư vào các khu vực này cũng đang tăng lên như các tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Bến Tre...
c, Cơ cấu vốn FDI theo đối tác nước ngoài.
Trong những năm qua FDI tại Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của nhiều công ty, tập đoàn từ nhiều nước trên thế giới. Nếu trong những năm đầu tiên chủ yếu chỉ có những công ty của Hồng Kông, Đài Loan và một số nước Tây Âu vào Việt Nam. Nhưng đến nay đã có hàng ngàn công ty nước ngoài thuộc 62 nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam trong đó xuất hiện ngày càng nhiều tập đoàn, công ty xuyên quốc gia, có năng lực về tài chính và công nghệ. Đứng đầu trong danh sách các nước đầu tư tại Việt Nam là Singapore, Đài Loan, Hồng Kông..
BẢNG 9 - MƯỜI NƯỚC ĐẦU TƯ LỚN NHẤT VÀO VIỆT NAM (1988 - 1999).
Địa phương
Số dự án
Vốn đầu tư
Triệu USD
%
Singapore
239
5881,1
14,9
Đài Loan
514
4557,9
12
Hồng Kông
289
3570,9
9
Nhật Bản
256
3299,1
8,3
Hàn Quốc
261
3136,7
7,9
Pháp
148
2134,8
5,4
Quần đảo Vigin thuộc Anh
76
1710,7
4,3
Nga
60
1498,4
3,8
Hoa Kỳ
107
1466,7
3,7
Malaysia
80
1122,1
2,8
Tổng số các nước
2762
39520
100
Nguồn: - Bộ kế hoạch và đầu tư . - Niên giám thống kê 98.
Qua số liệu ở bảng trên ta nhận thấy:
- Singapore là nước dẫn đầu trong danh sách 10 nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam với tổng số vốn 588,1 triệu USD nhưng số lượng dự án không nhiều với 239 dự án điều này cho thấy quy mô đầu tư cho một dự án khá cao. Gần đây, gia tăng đầu tư của Singapore vào lĩnh vực xây dựng tăng mạnh, các dự án xây dựng có số vốn lớn xuất hiện ngày một nhiều. Các tài liệu cho thấy Singapo đầu tư vào các nước đang phát triển hơn Đài Loan nhưng ở Việt Nam thì tình hình ngược lại. Sau khi vượt Đài Loan (Đài Loan dẫn đầu các nước về FDI tại Việt Nam trong năm 1994, 1995) Singapore tỏ ra rất mạnh và dường như không có ý định nhường vị trí số 1 cho ai.
- Đứng thứ 2 là Đài Loan với tổng số vốn đầu tư là 4557,9 triệu USD, nhưng lại là nước dẫn đầu về số dự án với 514 dự án do vậy vốn bình quân một dự án thấp.
- Nằm trong khu vực Châu Á nên số vốn đầu tư từ các nước Châu Á 65% tổng số vốn FDI. Trong số 10 nước đầu tư lớn nhất tại Việt Nam thì đã có tới 6 nước ở Châu Á đó là: Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia mà lại toàn là những nước có số vốn đầu tư lớn những nước này chiếm tới 54,6% tổng vốn FDI.
Nhịp độ thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong những năm đầu tăng lên khá nhanh, nhưng từ năm 1997 khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á xảy ra thì đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm mạnh đặc biệt là từ các nước khu vực khi mà nước này rơi vào khủng hoảng. Đến nay khủng hoảng đã qua đi các nước trong khu vực phục hồi rất nhanh nhưng việc các nước này đầu tư vào Việt Nam lại chững lại họ vẫn có đầu tư nhưng quy mô vẫn khá nhỏ. Trong năm 1999 Pháp là nước dẫn đầu về FDI tại Việt Nam với 12 dự án và ốn đăng ký 302 triệu USD, tiếp theo là Singapo với 18 dự án và 168 triệu USD vốn đăng ký...
2-/ Tác động của vốn FDI đến phát triển kinh tế Việt Nam.
2.1 Những kết quả đạt được.
Công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta bắt đầu từ năm 1986 với đặc trưng là sự mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của đất nước trong quá trình phát triển. Nền kinh tế đã và đang đi dần vào thế ổn định để bắt đầu tăng trưởng. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đi vào hoạt động góp phần cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng to lớn của nhân dân, đem lại nguồn thu cho ngân sách, cải thiệncán cân thương mại....
* Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giải quyết khó khăn về vốn.
* FDI làm tăng tỷ lệ tích luỹ vốn và bổ sung nguồn vốn.
Sự đóng góp của vốn FDI đối với đầu tư trong nước là đặc biệt quan trọng ở Việt Nam khi mà mức tiết kiệm trong nước còn thấp khoảng 20% GDP và đầu tư trong những năm 80 không đem lại hiệu qua như mong muốn (cơ sở hạ tầng yếu kém, GDP thấp, lam phát cao..).
Tính đến cuối năm 1999 số vốn FDI đã thực hiện khoảng 14.955 triệu USD chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội.
Trong thời kỳ 1991 - 1998 các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư 6,3 tỷ USD, nếu trừ đi phần vốn góp của bên Việt Nam (chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất) là 1,3 tỷ USD thì phần vốn nước ngoài đưa vào thực hiện là 5 tỷ USD chiếm 30% vốn đầu tư toàn xã hội (vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ này là 16,5 tỷ USD).
Sang thời kỳ 1996 - 1999, mặc dù do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ nhưng vốn thực hiện cũng tăng lên về lượng tuyệt đối, trong giai đoạn này vốn đầu tư thực hiện do bên nước ngoài đưa vào khoảng 8,4 tỷ USD và phía Việt Nam góp 1 tỷ USD.
BẢNG 10 - TỔNG HỢP THỰC HIỆN VỐN FDI (TÍNH ĐẾN 20/12/1999).
Đơn vị: Triệu USD
91
92
93
94
95
91-95
96
97
98
99
96-99
Vốn thực hiện
213
394
1099
1946
2671
6323
2646
3250
1956
1519
9371
V
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1709.doc