Luận văn Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG. 3

1.1. Những vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững. 3

1.1.1. Phát triển bền vững. 3

1.1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững. 3

1.1.1.2. Các thước đo về phát triển bền vững. 5

1.1.2. Phát triển du lịch bền vững. 6

1.1.2.1. Các quan niệm về du lịch và du khách 6

1.1.2.2. Quan niệm về phát triển du lịch bền vững. 10

1.1.2.3. Những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. 11

1.1.2.4. Các yếu tố tác động đến phát triển du lịch bền vững. 13

1.1.2.5. Dấu hiệu nhận biết du lịch bền vững du lịch không bền vững. 15

1.2. Đánh giá tính bền vững của du lịch dựa bào bộ chỉ tiêu môi trường của tổ chức du lịch thế giới UNWTO. 18

1.3. Vai trò của phát triển du lịch bền vững trong nền kinh tế xã hội hiện nay. 22

1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số nơi và bài học kinh nghiệm cho phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng. 24

1.4.1. Một số điển hình về phát triển du lịch không bền vững. 24

1.4.1.1. Phát triển du lịch ở Pattaya (Thái Lan). 24

1.4.1.2. Phát triển du lịch ở đảo Canary (Tây Ban Nha). 25

1.4.2. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững. 26

1.4.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. 26

1.4.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Phong Nha Kẻ Bàng. 26

1.4.3. Kinh nghiệm rút ra cho du lịch biển Hải Phòng. 27

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN

HẢI PHÒNG. 29

2.1. Tổng quan về thực trạng kinh tế- xã hội thành phố Hải Phòng. 29

2.1.1. Tăng trưởng kinh tế. 29

2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 30

2.1.3. Về giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. 31

2.1.3.1. Công tác giáo dục, y tế và văn hoá. 31

2.1.3.2. Bảo vệ môi trường. 32

2.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch biển Hải Phòng. 33

2.2.1. Tiềm năng du lịch biển Hải Phòng. 33

2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên. 33

2.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn. 36

2.2.2. Hiện trạng môi trường du lịch biển Hải Phòng. 38

2.2.3. Thực trạng phát triển du lịch biển Hải Phòng. 41

2.2.3.1. Hiện trạng về thị trường du lịch biển Hải Phòng. 41

2.2.3.2. Doanh thu từ du lịch. 44

2.2.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành du lịch. 45

2.2.3.4. Trình độ tổ chức quản lý du lịch. 47

2.2.3.5. Hiện trạng nguồn nhân lực phục vụ du lịch. 48

2.2.3.6. Hiện trạng về hợp tác phát triển du lịch. 48

2.2.3.7 Công tác tuyên truyền xúc tiến và quảng bá du lịch. 50

2.3. Cơ hội thách thức phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng. 51

2.3.1. Đánh giá nhanh tính bền vững của du lịch biển Hải Phòng dựa vào hệ thống chỉ tiêu. 51

2.3.1.1. Về đáp ứng nhu cầu của du khách. 51

2.3.1.2. Đánh giá tính bền vững của du lịch lên phân hệ sinh thái tự nhiên. 52

2.3.1.3. Đánh giá tính bền vững của du lịch lên phân hệ kinh tế 53

2.3.1.4. Đánh giá tính bền vững của du lịch lên phân hệ xã hội - nhân văn. 54

2.3.2. Đánh giá chung về du lịch biển Hải Phòng. 55

2.3.2.1. Thành tựu: 55

2.3.2.2. Tồn tại. 56

2.3.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình phát triển du lịch biển Hải Phòng. 56

2.3.3. Cơ hội và thách thức phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng. 57

2.3.3.1. Cơ hội. 57

2.3.3.2. Thách thức. 58

CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN 60

VỮNG DU LỊCH BIỂN HẢI PHÒNG 60

3.1. Phương hướng phát triển du lịch biển Hải Phòng. 60

3.1.1. Các quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch bền vững 60

3.1.1.1. Các quan điểm phát triển: 60

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển: 60

3.1.2. Định hướng phát triển du lịch biển Hải Phòng 61

3.1.2.1. Định hướng phát triển các trung tâm, tuyến, điểm du lịch biển, ven biển Hải Phòng 61

3.1.2.2. Định hướng phát triển thị trường du lịch: 63

3.1.2.3. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch: 64

3.1.2.4. Định hướng hợp tác du lịch: 64

3.1.2.5. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch biển và ven biển Hải Phòng. 65

3.1.2.6. Định hướng đầu tư phát triển du lịch biển Hải Phòng 66

3.1.2.7. Định hướng bảo vệ tài nguyên và môi truờng du lịch biển 67

3.1.2.8. Định hướng về tổ chức hoạt động du lịch: 68

3.2. Giải pháp phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng 69

3.2.1. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch: 69

3.2.2. Giải pháp tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch 71

3.2.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực du lịch 73

3.2.4. Giải pháp về phát triển thị trường du lịch: 73

3.2.5. Giải pháp về môi trường du lịch. 74

3.2.6 Giải pháp về liên kết phát triển du lịch. 75

3.2.7. Giải pháp về tổ chức quản lý. 76

3.2.8. Giải Pháp về tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, phát triển các lễ hội truyền thống và nâng cấp khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí phục vụ du lịch. 77

3.2.9. Tăng cường , nâng cao tính trách nhiệm và khả năng tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch. 78

KẾT LUẬN. 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 82

Phụ lục 1: Dự án ưu tiên đầu tư. 82

Phụ lục 2: Sự phân bố các di tích lịch sử vùng ven biển Hải Phòng. 85

Phụ lục 3: Lịch phương tiện giao thông ở Hải Phòng. 92

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 10421 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hải Phòng nhiều lợi thế. Hệ sinh thái đa dạng, tài nguyên biển phong phú, nhiều bãi cát nổi tiếng như Bạch Long Vĩ, các rạng san hô đẹp quanh đảo Cát Bà là vườn quốc gia trên biển nổi tiếng. Nơi đây có tới 745 loài thực vật bậc cao thuộc 495 chi và 149 họ. Động vật trong vườn quốc gia cũng hết sức đa dạng, nhiều loài thú quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là loài voọc đầu trắng một loài quý hiếm của thế giới chỉ có ở Vươn Quốc gia Cát Bà. Tuy nhiên, môi trường của vùng ven biển Hải Phòng đang có những báo động về ô nhiệm. Theo kết quả phân tích, điều tra khảo sát gần đây nhất của cơ quan nghiên cứu về môi trường thì biển ven bờ của vùng biển Hải Phòng, đặc biệt là khu vực cửa sông có cảng, đang bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm trước tiên phải kể đến là ô nhiễm dầu. Đa số các mẫu phân tích đều cho thấy hàm lượng dầu trong nước vùng biển ven bờ Hải Phòng có xu hướng tăng cao trong các khu vực của sông, gần khu vực cảng, bến đỗ tầu thuyền. Có trường hợp dầu lan vào các khu đầm nuôi trồng thuỷ sản bám vào lá sú vẹt và ngấm vào trầm tích mặt đáy. Hệ số ô nhiễm dầu trong trầm tích tăng từ 0,4 ( năm 1995) lên 2,4 (năm 2000) và đến các năm gần đây vẫn tiếp tục tăng. Dự báo tình trạng phát triển giao thông thuỷ, công nghiệp và do các phương tiện thuyền đánh cá lạc hậu... Chưa kể Hải Phòng còn có tiềm ẩn nhiều sự cố tràn dầu. Ô nhiễm đục nước đứng thứ hai sau ô nhiễm dầu. Gần đây ảnh hưởng đục nước của ven biển Hải Phòng tăng lên rõ ở khu vực bãi tắm Đồ Sơn và Đông Nam Cát Bà. Đó là kết quả của nạn phá rừng đầu nguồn và xói lở ở ven biển. Chỉ riêng sông cấm từ 1960 đến năm 1992, lưu lượng nước tăng từ 1 km3/năm lên 12,9 Km3/năm và hàm lượng phù sa tăng từ 20 g/m3 lên 340 g/m3. Đục không những làm bẩn nước, thiệt hại tới du lịch, mà còn làm chết san hô, giảm năng suất sơ cấp thực vật nổi do hạn chế quang hợp. Ngoài ra độ ôxy hoà tan (DO) của vùng biển Hải Phòng thấp, trung bình khoảng 3,3 đến 10,9 mg/l vào mùa khô và khoảng 0,1 đến 6,1 mg/l vào mùa lũ. Nhu cầu ôxy hoá sinh học (BOD) khá cao (13,6 đến 31mg/l), chỉ số vi trùng học (colifom) qua khảo sát đều thấy vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân là do chất thải công nghiệp, đô thị, các khu dân cư và những hoạt động trên biển gây ra. Nhiều nhà máy cơ sở sản xuất, khách sạn...có nước thải không được xử lý đều đổ thẳng vào sông, biển. Nhiều rác thải rắn từ các hoạt động tầu thuyền và dân cư ven biển cũng không được thu gom thường được đổ ra sông, biển ven bờ. Ô nhiễm môi trường biển của Hải Phòng đã và đang tác động xấu đến các hoạt động của cảng, giao thông đường thuỷ, do lượng bồi lắng cộng với xói lở biển gây ra, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, du lịch biển cũng như cuộc sống của ngư dân và dân cư vùng ven biển. Nếu không chú ý và có ý thức bảo vệ môi trường biển Hải Phòng sẽ mất lợi thế về biển. Đồng thời cộng với những biến đổi khí hậu toàn cầu, Hải Phòng sẽ còn phải đương đầu với những cơn bão lớn, mực nước dâng cao và sóng biển dữ dội. Tất cả những vấn đề đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội, đến cuộc sống của nhân dân Hải Phòng. Theo các nhà quản lý và nghiên cứu môi trường thì để bảo vệ môi trường Hải Phòng, giải pháp trước tiên là phải tạo ra được một sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, coi trọng sự nghiệp của mọi người và của cộng đồng. Từ đó, xây dựng thói quen nếp sống văn minh, tự giác chấp hành quy chế bảo vệ môi trường biển. Thứ hai, mọi chường trình, mọi đề án phát triển kinh tế biển, vùng ven biển phải được giải quyết hài hoà, thoả đáng, cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường biển, nhằm phát triển bền vững. Muốn vậy tất cả các công trình xây dựng phục vụ dân sinh kinh tế, quốc phòng, các hoạt động phục vụ dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí ven biển, trên biển đều phải tự xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Nứoc thải các loại chỉ được thải ra biển khi đã dược xử lý và đạt tiêu chuẩn cho phép. Cùng với đó, phải kiểm soát các hoạt động gây ô nhiễm, cạn kiệt nguồn tài nguyên. Có kế hoạch khai thác bãi triều, rừng ven biển. Đưa diện tích rừng ven biển của Hải Phòng từ 2.253 ha như hiện nay lên 8.252 ha vào năm 2010 như trong quy hoạch. Thứ ba, từ Luật bảo vệ môi trường và các văn bản quy định khác, thành phố cần rà soát, nghiên cứu xây dựng và ban hành cụ thể chi tiết quy chế bảo vệ môi trường biển, tạo thành hành lang pháp lý chặt chẽ cho việc quản lý, bảo vệ môi trường. 2.2.3. Thực trạng phát triển du lịch biển Hải Phòng. 2.2.3.1. Hiện trạng về thị trường du lịch biển Hải Phòng. Khách du lịch đến thành phố Hải Phòng chủ yếu là đi biển. Số lượng khách du lịch quốc tế đến vùng biển Hải Phòng chiếm 71,2% lượng khách du lịch quốc tế đến Hải Phòng và khách du lịch nôi địa đến vùng biển Hải Phòng chiếm 90% lượng khách du lịch nội địa đến Hải Phòng. Trong số các vùng du lịch ven biển Hải Phòng thì Đồ Sơn và Cát Bà là hai điểm du lịch chủ yếu thu hút số lượng đông đảo cả trong và ngoài nước. Đặc biệt năm 2007, theo số liệu sơ bộ thì số khách đến Đồ Sơn là khoảng 1,5 triệu lượt khách, chiếm trên 65% tổng số khách du lịch đến vùng biển Hải Phòng. Biểu 2.1: Thị phần khách du lịch quốc tế đến Hải Phòng năm 2007 Nguồn : Sở du lịch Hải Phòng. Biểu 2.2: Thị phần khách du lịch nội địa đến Hải Phòng năm 2007 Nguồn :Sở du lịch Hải Phòng. Khách du lịch đến vùng biển Hải Phòng từ năm 1995 đến nay tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Năm 1995 tổng lượng khách du lịch do các cơ sở lưu trú phục vụ mới chỉ đạt khoảng 246.302 lượt khách thì năm 2004 con số này đã lên đến khoảng 1.751.112 lượt khách và theo thống kê sơ bộ thì trong năm 2007 con số đó là 2.534.452 lượt khách trong đó riêng khu vực Đồ Sơn đã thu hút khoảng 1,5 triệu lượt khách, Cát Bà thu hút khoảng 602 nghìn lượt khách. Do các sản phẩm du lịch ngày càng phong phú và đa dạng nên khách nghỉ lại với thời gian lưu trú cao hơn và chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ du lịch khác Bảng 2.2: Hiện trạng số lượng khách du lịch đến vùng ven biển Hải Phòng giai đoạn 1995-2007 Đơn vị: Lượt khách Chỉ tiêu 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Khách do cơ sở lưu trú phục vụ 246.302 602.212 980.661 1.380.661 1.520.523 1.751.112 1.983.231 2.326.735 2.534.452 Khách quốc tế 26.874 139.283 216.841 350.021 338.205 392.010 454.652 512.764 541.120 Khách trong nước 219.428 462.929 763.820 1.030.640 1.132.318 1.359.102 1.428.679 1.813.971 1.993.332 Nguồn: sở du lịch Hải Phòng. Trước hết phải kể đến thị trường khách du lịch quốc tế, đây chính là nguồn thu ngoại tệ quan trọng và là thị trường tiềm năng. Năm 1995 lượng khách là 26.875 thì năm 2004 con số đó đã lên tới 392.010 lượt khách và con số đó tiếp tục tăng nhanh trong những năm gần đây và đến năm 2007 con số đó là 541.120 lượt tăng hơn so với năm 2006 (512.764 lượt khách ). Về khách du lịch nội địa, theo bảng 2.4: số lượng khách du lịch tăng trưởng mạnh và ổn định từ năm 1995 đến nay. Năm 1995 số khách là 219.428 lượt người, năm 2004 là 1359.102 lựơt người (gấp 6,2 lần so với năm 1995) và đến năm 2007 con số đó là 1.993.332 lượt người (khoảng 9 lần so với năm 1995). Trong thời gian tới , cùng với sự đầu tư phát triển nâng cao chất lượng phục vụ tại các điểm du lịch, khách nội địa sẽ tăng trưởng ổn định khi thời gian rỗi và thu nhập đảm bảo hơn, đồng thời khách nội địa sẽ đa dạng và phong phú hơn. 2.2.3.2. Doanh thu từ du lịch. Mặc dù theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong những năm gần đây cùng với sự gia tăng về khách du lịch, doanh thu từ du lịch cũng tăng trưởng tốt, với tốc độ tương đối cao. Trước hết phải kể đến doanh thu từ lượng khách quốc tế đến vùng biển Hải Phòng. Bảng 2.5 dưới đây cho ta cách nhìn tổng quan về lượng doanh thu đó giai đoạn 1995-2007. Bảng 2.3: Doanh thu từ lượng khách du lịch quốc tế đến vùng ven biển Hải Phòng giai đoạn 1995-2007 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu từ du lịch(khách quốc tế) 76.916 223.936 258.536 356.801 370.416 376.051 381.557 470.231 584.673 Nguồn: Sở du lịch Hải Phòng. Doanh thu từ lượng khách quốc tế đến Hải Phòng của các doanh nghiệp được cấp đăng ký tăng lên theo các năm. Năm 1995 doanh thu từ du lịch (khách quốc tế) của các doanh nghiệp được cấp đăng ký là 76.916 triệu đồng, năm 2000 tăng lên 223.936 triệu đồng, năm 2004 đạt 376.05 triệu đồng và đến năm 2007 là 548.673 triệu đồng trong khi cả thành phố là khoảng 760.000 triệu đồng (chiếm hơn 70% doanh thu du lịch "khách quốc tế'' toàn thành phố Hải Phòng). Cùng với đó là lượng doanh thu của khách nội địa đến Hải Phòng cũng tăng nhanh trong những năm gần đây càng chứng tỏ du lịch vùng ven biển Hải Phòng giữ một vị trí quan trọng là ngành kinh tế mũi nhọn của thủ đô. Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ lượng khách này rất cao khoảng trên 30% mỗi năm trong giai đoạn 2001- 2007. Bảng 2.4: Doanh thu từ lượng khách du lịch nội địa đến vùng ven biển Hải Phòng giai đoạn 2001-2007. Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2003 2005 2006 2007 doanh thu từ du lịch (khách nội địa) 745,9 974,3 1.350,8 2.034,4 3.012,3 Nguồn: Cục thống kê Hải Phòng. Lượng khách du lịch nội địa đến Vùng ven biển Hải Phòng ngày càng tăng trong những năm gần đây cùng với đó là lượng khách này cũng ngày càng chi tiêu nhiều hơn để hưởng thụ dịch vụ du lịch điều đó đã làm cho doanh thu du lịch từ lượng khách này tăng nhanh trong những năm gần đây. Sự gia tăng cả về số lượng và doanh thu trong toàn ngành du lịch đã cho thấy vị trí quan trọng của du lịch trong nền kinh tế Hải Phòng, nhất là khu vực ven biển, điều đó cho chúng ta nhận thức được sự phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng là hoàn toàn có cơ sở và đúng đắn cần được tiến hành một cách khoa học. 2.2.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch giữ vai trò rất quan trọng trong qua trình phát triển của ngành. Nó bao gồm hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống, các cơ sở vui chơi giải trí thể thao, các cơ sở dịch vụ du lịch khác, các phương tiện vận chuyển. Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng của khách du lịch, hệ thống cơ sở lưu trú ăn uống ở Hải Phòng phát triển với tốc độ nhanh. Hầu hết các thành phần kinh tế đều tham gia kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống. Sự phát triển tự phát không có quy hoạch đã dẫn đến tình trạng hàng loạt các nhà nghỉ, nhà trọ tư nhân ra đời. Tuy bước đầu có giải quyết tạm thời được nhu cầu ăn nghỉ của du khách bình dân, nhưng về lâu dài đây sẽ là một tồn tại khó khắc phục. Tốc độ xây dựng nhanh của các nhà khách, nhà trọ đã nâng tổng số phòng khách ở Hải Phòng lên cao, tạo ra sự khủng hoảng thừa trong những mùa vắng khách và hạ thấp công suất sử dụng phòng trung bình năm trên địa bàn thành phố. Năm 1994 công suât này chỉ đạt 25 - 30% ở khu vực Đồ Sơn - Cát Bà, và khoảng 67% ở khu vực nội thành. Mặc dù các cơ sở lưu trú thì nhiều song qui mô nhỏ, phần lớn từ 6 - 45 phòng. Số khách sạn có qui mô trên 100 rất ít nhưng không đồng bộ nên khó đáp ứng được nhu cầu ăn nghỉ của các đoàn khách quốc tế. Điều đó đặt ra cho thành phố là trong định hướng phát triển hệ thống cơ sở lưu trú cần ưu tiên cho khách sạn cấp cao, đúng qui chuẩn kiến trúc xây dựng, cần hạn chế việc xây dựng các nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ có qui mô nhỏ. Bảng 2.5: Hiện trạng cơ sở lưu trú ở Hải Phòng giai đoạn 1995 - 2007. Đơn vị : Chiếc chỉ tiêu 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 số khách sạn 30 122 153 173 192 200 205 209 220 Nguồn : Cục thống kê Hải Phòng. Theo số liệu của Cục thống kê thành phố Hải Phòng, hiện nay toàn thành phố có khoảng 220 khách sạn, nhà khách nhà nghỉ.... với khoảng 4.800 phòng trọ trong đó 1.737 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống các cơ sở ăn uống đa dạng và phong phú. Hầu hết các khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ đều có cơ sở ăn uống. Ngoài ra hệ thống các nhà hàng, các quán ăn từ cao cấp đến bình dân rất đa dạng luôn sẵn sàng phục vụ khách du lịch cũng như nhân dân địa phương suốt ngày đêm. Các món ăn được các đầu bếp lành nghề chế biến từ Hải sản như tôm, cua, cá, sò... là những món ăn đặc sản của miền biển Hải Phòng mà mỗi du khách đã một lần nếm thử thì khó lòng quên dược. Tuy nhiên, một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu đó là vệ sinh thực phẩm, đồ uống, chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên và vấn đề giá cả. Một số cơ sở còn buông lỏng việc quản lý vệ sinh thực phẩm; đồ uống, giá cả còn tuỳ tiện, chất lượng phục vụ còn kém. Nếu giải quyết tốt vấn đề này thì sẽ hấp dẫn du khách hơn, thu hút được nhiều du khách, khi đó doanh thu từ du lịch sẽ tăng lên. 2.2.3.4. Trình độ tổ chức quản lý du lịch. Năng lực quản lý của cán bộ ngành du lịch thành phố Hải Phòng đã có những bước tiến tích cực, góp phần thuận lợi cho du lịch thành phố phát triển theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt là việc xác định du lịch biển là nhân tố quan trọng, là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên ngành du lịch thành phố vẫn còn một số tồn tại trong một số lĩnh vực như công tác vệ sinh môi trường, quản lý cơ sở du lịch, chất lượng du lịch. Đặc biệt là chưa giải quyết được vấn đề ô nhiễm tại cơ sở du lịch nhất là khu vực vùng ven biển trong đó ô nhiễm ''nặng'' nhất là khu du lịch Đồ Sơn gây cản trở đến việc phát triển du lịch. Thêm vào đó là việc quản lý thiếu chặt chẽ các công ty lữ hành dẫn đến hiện tượng các công ty lữ hành hoạt động không theo quy định, mất uy tín nghiêm trọng. Chưa thực sự sử dụng công nghệ xanh trong hoạt động du lịch của mình. Cùng với sự phát triển nhanh của ngành du lịch thì ngành du lịch thành phố cần có những nhận định đúng đắn trong việc phát triển du lịch, phải thay đổi những nhận thức cố hữu là việc phát triển du lịch là do các công tư lữ hành thực hiên. Các cơ quan quản lý phải tích cực học hỏi, nâng cao năng lực hoạt động của mình thì khi đó ngành du lịch thành phố nói chung và du lịch biển Hải Phòng nói riêng mới có thể phát triển bền vững lâu dài và đúng khoa học. 2.2.3.5. Hiện trạng nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Nhìn chung, lao động làm việc trong ngành du lịch ở Hài Phòng nói chung và ở vùng biển Hải Phòng nói riêng ít được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thống. Trình đọ nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học... chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Theo báo cáo của Sở du lịch Hải Phòng hiện có 24.300 lao động làm việc trong ngành du lịch thì có tới gần 70% số lao động này làm việc cho du lich biển Hải Phòng trong số những ngưòi này thì có tới 50% không qua đào tạo. Theo cán bộ sở du lịch thành phố Hải Phòng ước tính, ngành du lịch Hải Phòng còn thiếu 30- 40% lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch còn về chất lượng của lao động thì con số này cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải công nhân rằng: trong một số doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, một số doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, đội ngũ lao động được qua đào tạo các trường lớp, đào tạo tại chỗ, hoặc gửi đi đào tạo ở nước ngoài nên chất lượng có tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu và được đánh giá khá tốt. Du lịch mang tính thời vụ rất cao nên ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng lao động và trả lương cho lao động. Thông thường các cơ sở kinh doanh du lịch theo mùa sử dụng một số lao động nhất định làm việc quanh năm, số còn lại hợp đồng theo thời vụ, theo tháng theo ngày. Ở đây nẩy sinh ra một mâu thuẫn mà trong ngành du lịch chưa khắc phục được đó là số lao động hợp đồng theo thời vụ có trình độ chuyên môn không cao nên ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ trong ngành du lịch. 2.2.3.6. Hiện trạng về hợp tác phát triển du lịch. Trong thời gian qua, ngành du lịch Hải Phòng đã tiến hành các hoạt động giao lưu, hội đàm hợp tác phát triển kinh tế, thương mại với một số tỉnh, thành phố trong cả nước đồng thời cũng thiết lập quan hệ và mở rộng hợp tác với 1 số nước Châu Âu, một số nước Châu Á.... đặc biệt là các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong các kế hoạch hợp tác phát triển du lịch của Hải Phòng thì kế hoạch liên kết phát triển du lịch vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc có ý nghĩa hết sức quan trọng mà thành phố cần phải chú trọng phát triển. Như chúng ta biết Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh là 3 thành phố có vị trí chiến lược, quan trọng trong phát triển kinh tế, trong đó kinh tế du lịch là một thế mạnh. Thời gian qua, hoạt động du lịch của 3 địa phương này đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Năm 2006, lượng khách đến 3 tỉnh, thành phố này chiếm 59%, trong đó khách quốc tế chiếm 77% và doanh thu chiếm 80% số thực hiện của các tỉnh phía Bắc, và đến năm 2007 con số đó được ước tính khoảng 58%, 75% và 77%. Nếu 3 địa phương trên có sự liên kết chặt chẽ hợp tác về du lịch sẽ giữ vai trò đầu tầu, động lực kéo theo sự phát triển du lịch của các tỉnh phía Bắc. Nhận thức tầm quan trọng đó, vừa qua, tại Hải Phòng Bộ văn hoá - thể thao và du lịch phối hợp với sở du lịch Hải Phòng, Quảng Ninh và Hà Nội đã tổ chức hội thảo " Liên kết phát triển du lịch và Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh" nhằm tăng cường liên kết phát triển của ba địa phương và góp phần phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn trọng điểm. Trong hội thảo nhiều đại biểu khẳng định, trong thành công chung của ngành du lịch Việt Nam, đóng góp của tam giác kinh tế du lịch Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh mang một ý nghĩa rất quan trọng. Bên cạnh một Hà Nội ngàn năm văn hiến, một di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, khu vực này còn có đảo Cát Bà, một khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây thực sự là tiềm năng lớn để phát triển du lịch nhanh, bền vững tại tam giác kinh tế du lịch đặc biệt quan trọng này. Việc liên kết phát triển du lịch biển , du lịch sinh thái, và du lịch văn hoá Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh đã tạo động lực thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của địa phương, toàn vùng. Tuy nhiên, trên thực tế, sự liên kết giữa ba địa phương trên còn ở cấp độ song phương, chưa tổ chức được các hoạt động xúc tiến du lịch chung vì vậy kết quả chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo được sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn để thu hút đông du khách..Vì vậy cần kết nối ba địa phương thành tam giác phát triển về du lịch. Ngoài ra ba địa phương này cũng nên phối hợp trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao và ban hành một cơ chế chính sách phát triển tăng cường phát huy nội lực trong tam giác kinh tế du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Hải Phòng cũng cần tranh thủ khai thác các nguồn lực bên ngoài tam giác kinh tế Bắc bộ bằng cách tăng cường hộ nhập, liên kết phát triển về du lịch với khu vực khác trong nước và thế giới. Chỉ có những sự liên kết hợp tác đó thì du lịch Hải phòng nói chung và du lịch ven biển Hải Phòng nói riêng phát triển bền vững. 2.2.3.7 Công tác tuyên truyền xúc tiến và quảng bá du lịch. Thực tế thành phố Hải Phòng còn nhiều khó khăn và hạn chế trong quá trình phát triển du lịch, tuy nhiên công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch của thành phố nói chung, khu vực biển Hải Phòng nói riêng đã có những bước tiến đáng kể trong những năm qua. Cụ thể là trong năm 2007 du lich Hải Phòng đã xây dựng được các panô khổ lớn quảng bá hình ảnh các khu du lịch, giới thiệu về các địa điểm, tiềm năng, các sản phẩm, các loại hình du lịch như du lịch biển, du lịch văn hoá, du lịch văn hoá, du lịch lễ hội.... của từng địa phương bằng việc sản xuất phim du lịch (năm 2007 phát hành được hơn 1 vạn đĩa VCD); bằng việc phát hành sách hướng dẫn du lịch, bản đồ của các tour, tuyến, điểm du lịch; bằng các phương tiện thông tin đại chúng; bằng các trò chơi dân gian đặc thù của địa phương. Ngày nay với việc phát triển của công nghệ thông tin thì việc quảng bá trên mạng có vai trò tích cực trong việc đưa những thông tin du lịch đến với mọi người chính vì vậy ngành du lịch Hải Phòng cần xây dựng cho mình website thật độc đáo và khoa học, trao đổi với các mạng thông tin trong lĩnh vực du lịch để quảng bá du lich của mình. Ngoài ra ngành du lịch thành phố cần quản lý khu du lịch thật tốt, thật văn minh thì uy tín về du lịch của địa phương được nâng cao giúp cho việc quảng bá du lịch thành công. Thêm vào đó ngành du lịch cần có những chính sách đầu tư vào các điểm du lịch một cách hợp lý khi có chất lượng du lịch sẽ được nâng cao điều đó cũng góp phần đưa hình ảnh du lịch thành phố đến với khách du lịch. 2.3. Cơ hội thách thức phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng. 2.3.1. Đánh giá nhanh tính bền vững của du lịch biển Hải Phòng dựa vào hệ thống chỉ tiêu. Theo phương pháp PRA (phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng), ta thấy được tính bền vững của du lịch biển Hải Phòng được thể hiện ở bốn phương diện của quá trình hoạt động du lịch (nhu cầu du khách, phân hệ sinh thái tự nhiên, phân hệ sinh thái kinh tế, phân hệ xã hội nhân văn). 2.3.1.1. Về đáp ứng nhu cầu của du khách. Nhìn chung, du khách đến với vùng ven biển Hải Phòng tương đối hài lòng về các dịch vụ hiện nay ở đây. Cụ thể là việc tổ chức các dịch vụ như giới thiệu về khu du lịch, vận chuyển, bán vé, hướng dẫn du lịch được triển khai tương đối hợp lý và trên 80% khách du lịch hài lòng về các dịch vụ. Tuy chưa có cuộc điều tra nào chính thức về tỷ lệ số khách quay trở lại vùng Biển Hải Phòng, nhưng theo đánh giá sơ bộ của sở thương mại du lịch Hải Phòng và trung tâm quản lý du lịch vùng biển Hải Phòng cho thấy tỷ lệ du khách quay trở lai với vùng biển Hải Phòng là tương đối thấp vào khoảng 10-15%. Bởi vì chủ yếu là sản phẩm du lịch ở đây quá đơn điệu, không có những sản phẩm mới lạ và chất lượng không được cao. Du khách đến với biển Hải Phòng chủ yếu đến với Đồ Sơn, Cát Bà, ngoài ra rất ít quan tâm đến các địa điểm khác ở vùng biển Hải Phòng. Đặc biệt trong những ngày cao điểm thì sức chứa tại các cơ sở du lịch không đáp ứng được với nhu cầu thực tế, chất lượng phục vụ không đảm bảo, gây phản cảm cho khách du lịch. Theo một số kênh điều tra cũng như kết quả phỏng vấn du khách đến với vùng biển Hải Phòng cho thấy, trong những năm vừa qua cho thấy tỷ lệ khách lưu trú qua đêm ở vùng biển Hải Phòng chưa cao chỉ đạt 1,67 ngày/khách. Nguyên nhân chính như đã nêu ở trên đó là chất lượng các sản phẩm du lịch chưa tốt, quá nghèo nàn, quy mô của cơ sở lưu trú nhỏ, chưa có nhiều khu vui chơi giải trí, siêu thị, trung tâm thương mại, đặc biệt chưa phát triển khu lưu trú và vui chơi cấp cao phục vụ tầng lớp giầu có. Việc đảm bảo chăm sóc sức khoẻ, bảo đảm an an toàn cho du khách đã được chú trọng và quan tâm chính vì vậy trong quá trình kinh doanh vận chuyển khách du lịch, hầu như chưa có vụ tai nạn nghiêm trọng đáng tiếc nào xảy ra ở vùng biển Hải Phòng. Tuy đã có những chú trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ, phục vụ du khách nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu của khách du lịch các cơ sở đó cách xa nhau. Ngoài ra, một số dịch vụ thể thao như tenis, sân gôn.. còn thiếu nhiều. 2.3.1.2. Đánh giá tính bền vững của du lịch lên phân hệ sinh thái tự nhiên. Ỏ vùng biển Hải Phòng có một thực tế là hệ thống thu gom và xử lý chất thải ở khu vực du lịch còn rất kém trong khi đó lượng chất thải nhiều và các đơn vị kinh doanh du lịch chưa thực sự có ý thức trong việc sử lý chất thải nên việc ô nhiễm môi trường đang và đã diễn ra điển hình là khu vực Đồ sơn như đã phân tích ở trên. Điều đó đã làm hạn chế sự phát triển du lịch bền vững của khu vực này. Để thực hiện tốt công cuộc phát triển du lịch bền vững thì vùng biển Hải Phòng cần quan tâm đến vấn đề môi trường hơn nữa. Hiện nay du khách đến với Hải Phòng chủ yếu đến Đồ Sơn, Cát Bà. Các công trình xây dựng còn ít, các điểm tham quan mới, các sản phẩm du lịch mới đang trong quá trình triển khai. Chính vì vậy, cảnh quan khu du lịch của Đồ Sơn, Cát Bà bị xuống cấp. Cái khó khăn nhất tại vùng biển Hải Phòng hiện nay là nhu cầu đầu tư phát triển du lịch ở đây rất lớn trong khi đó quy hoạch tổng thể cũng như quy hoạch chi tiết phát triển du lịch ở đây lại còn yếu kém vì vậy cơ sở phục vụ du lịch thiếu mỹ quan không phù hợp với cảnh quan thiên nhiên của khu vực. Thêm vào đó người dân cũng chưa có ý thức trong xây dựng, trồng cây.. làm tổn hại đến khung cảnh thiên nhiên. Ban quản lý khu du lịch vùng ven biển đã và đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, các ngành, địa phương để liên kết phát triển du lịch để có thể cùng nhau giải quyết các vấn đề mà du lịch đang gặp phải, điều đó tạo thuận lợi cho việc phát triển du lịch bền vững. 2.3.1.3. Đánh giá tính bền vững của du lịch lên phân hệ kinh tế: Hoạt động du lịch ven biển Hải Phòng thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tốt và đã có nhiều đóng góp cho nền kinh tế của địa phương. Tuy vậy, việc đầu tư vào phúc lợi cho xã hội còn rất nhiều hạn chế vì vậy các nguồn phúc lợi xã hội tại vùng ven biển Hải Phòng vẫn con trông chờ chủ yếu vào ngân sách Nhà nước hạn hẹp. Thành công lớn nhất mà du lịch vùng biển Hải Phòng đạt được trong những năm gần đây là sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào các hoạt động du lịch. Du lịch đã góp phần giải quyết việc làm cho dân cư địa phương với hơn 10.000 lao động mỗi năm trong các lĩnh vực vận chuyển, thợ nhiếp ảnh, dịch vụ ăn uống, bán hàng..... và quan trọng là du lịch đã nâng cao chất lượng cuộc sống củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhương hướng và Giải pháp phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng.doc
Tài liệu liên quan