Luận văn Phương pháp dạy học chữa lỗi từ ngữ, ngữ pháp cho học sinh THPT dân tộc Khmer

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN. 1

MỤC LỤC .2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .4

DANH MỤC CÁC BẢNG . 5

MỞ ĐẦU.6

Chương 1: VẤN ĐỀ DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH

THPT DÂN TỘC KHMER

1.1. Những đặc điểm riêng trong dạy học TV cho học sinh THPTdân tộcKhmer . 17

1.1.1. Nguyên tắc dạy học TV cho học sinh THPT dân tộc Khmer . 17

1.1.2. Phương pháp đối chiếu, so sánh trong dạy học TV

cho học sinh THPT dân tộc Khmer. 22

1.2. Thực trạng dạy học TV cho học sinh THPT dân tộc Khmer . 27

1.2.1. Đôi nét về trường THPT Dân tộc nội trú AG . 27

1.2.2. Những “rào cản ngôn ngữ” của học sinh khi học TV . 29

1.2.3. Hiện tượng giao thoa trong tiếng Khmer . 32

1.2.4. Hiện trạng mắc lỗi từ ngữ,ngữ phápTV . 42

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỮA LỖI TỪ NGỮ

TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH THPT DÂN TỘC KHMER

2.1. Khái niệm về lỗi từ ngữ . 51

2.2. Nguyên nhân mắclỗi từ ngữ . 53

2.3. Cách chữa lỗi từ ngữ . 55

2.3.1. Lỗi lựachọn từ ngữ. 55

2.3.2. Lỗi kếthợp từ ngữ. 64

2.4. Phương pháp dạy học chữa lỗi từ ngữ tiếng Việt . 73

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỮA LỖI NGỮ PHÁP

TIẾNG VIỆTCHO HỌC THPT DÂN TỘC KHMER

3.1. Khái niệm về lỗi ngữ pháp . 79

3.2. Nguyên nhân mắclỗi ngữ pháp. 80

3.3. Cách chữa lỗi ngữ pháp. 82

3.3.1. Câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh . 82

3.3.2. Câu sai do vi phạm qui tắc kết hợp. 96

3.4. Phương pháp dạy học chữa lỗi ngữ pháp tiếng Việt. 103

KẾT LUẬN. 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 114

PHỤ LỤC. 119

pdf119 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3848 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương pháp dạy học chữa lỗi từ ngữ, ngữ pháp cho học sinh THPT dân tộc Khmer, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êm khắc”. (c) “Tố Hữu dùng ngòi bút sắc bén đâm chĩa vào bọn đế quốc”. Trong câu (a), nội dung thông báo về sự lắng nghe của HS một cách nghiêm túc trước lời giảng của GV. Thế nhưng, người viết lại dùng từ “lắng nghe thật chu đáo”. “Chu đáo” có nghĩa là “rất cẩn thận, đến nơi đến chốn, không sơ suất điều gì” [62, tr.112], như “chăm sóc chu đáo”, “chuẩn bị chu đáo”. Như vậy, nội dung và nghĩa của từ dùng để biểu đạt không có quan hệ gì với nhau. Phải chăng người viết muốn nói rằng mọi người lắng nghe lời thầy một cách chăm chú, nhưng lẫn lộn giữa “chu đáo” và “chăm chú”. 52 Câu (b), người viết dùng từ “gan ruột” để nói về những “dòng”, “trang viết” của cụ Phan Bội Châu. “Dòng gan ruột”, theo ý đồ của người viết là cách nói ẩn dụ, chỉ những gì sâu xa, chân thật mà cụ Phan viết ra. Nhưng dùng từ “gan ruột” thì không chính xác. Bên cạnh đó có sự trùng lặp về nội dung biểu đạt trong ngữ động từ “tự phê bình mình”. Câu (c), HS dùng từ “đâm chĩa” khi nói về “ngòi bút” của nhà thơ Tố Hữu. Trong lịch sử văn học, Nguyễn Đình Chiểu dùng từ “đâm” khi nói về ngòi bút: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm; Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Cách nói của cụ Đồ Chiểu đặt trong văn cảnh của hai câu thơ, là ta có thể chấp nhận được. Nhưng trong văn cảnh của câu (d), từ “đâm chĩa” khó có thể chấp nhận, bởi vì nghĩa của nó quá cụ thể. Tất cả các hiện tượng lệch lạc vừa đề cập và phân tích là những biểu hiện cụ thể của lỗi dùng từ ngữ. So với lỗi chính tả, lỗi từ ngữ trong bài viết của HS lại ít hơn. Qua khảo sát các bài viết của HS THCS và HS THP, hiện tượng sai về mặt từ ngữ có giảm dần theo các cấp học. Trong bài làm của HS lớp 9, hiện tượng dùng sai từ ngữ còn khá phổ biến. Nhìn chung, mỗi bài viết thường sai từ 5 đến 7 lỗi. Có trường hợp cá biệt, bài viết sai từ 8 đến 10 lỗi. Trường hợp bài viết sai vài ba lỗi chiếm tỉ lệ rất thấp. Ở cấp THPT, tình hình chung là mỗi bài sai từ 3 đến 7 lỗi các loại. Cá biệt, những bài yếu kém có thể sai đến hơn một chục lỗi. Hiện tượng bài viết không có lỗi dùng từ với tỉ lệ rất thấp, khoảng 20%– 30%. Còn đối với HS THPT dân tộc Khmer việc mắc lỗi từ ngữ lại có tính nghiêm trọng hơn so với HS người Kinh. Những bài viết của HS THPT dân tộc Khmer mắc từ 2 đến 5 lỗi chiếm tỉ lệ cao nhất. Ngoài ra, 53 chỉ có khoảng từ 3% - 5%, HS dân tộc Khmer phạm phải lỗi dùng từ ngữ từ 7 đến 10 lỗi. Những vấn đề trên cho thấy, từ cuối cấp THCS lên đầu cấp và đến cuối cấp THPT, vốn hiểu biết và năng lực sử dụng từ ngữ của HS phát triển khá rõ nét. Tuy nhiên, hiện tượng HS giữa và cuối cấp THPT còn sai lỗi từ ngữ là điều không thể không quan tâm đến. Và HS THPT dân tộc Khmer từ đầu cấp đến cuối cấp cũng thế. Nhưng ở một bộ phận nhỏ HS dân tộc Khmer vẫn chưa có sự thay đổi nhiều. 2.2. Nguyên nhân mắc lỗi từ ngữ Thực tế, HS dùng từ sai vì không hiểu nghĩa, hoặc hiểu nghĩa không chính xác. Điều này thể hiện rõ trong giao tiếp. Với tư cách người tiếp thu, HS không biết lựa chọn nghĩa thích hợp trong văn cảnh. Còn với tư cách người phát ngôn, HS không biết lựa chọn từ cho đúng để xây dựng văn bản. HS đã có vốn từ nhưng chưa biểu hiện thành vốn từ tích cực. Vốn từ tích cực là lúc HS sử dụng nhanh và chính xác. Những vốn từ này tiềm tàng bên trong của mỗi HS cần được sự khơi mạch đúng chỗ. Nhưng có nhiều người cho rằng HS thường mắc lỗi ở từ ngữ tiêu cực hơn. Vì đây là những từ ngữ chưa quen dùng nên khi cần thiết phải dùng đến nó thì hay dễ dùng sai. Nhưng thực tế, những từ vựng tích cực tuy thường dùng, nhưng tỉ lệ dùng sai vẫn không nhỏ. Nguyên nhân là vì thường dùng nó nên người dùng dễ chủ quan, tự cho là đúng. Cũng có những thói quen dùng từ ngữ ở cá nhân không phù hợp với chuẩn dùng từ ngữ của xã hội. Có lúc vì không cẩn thận trong việc lựa chọn từ ngữ, nhất là trong việc xem xét cách phối hợp nghĩa sao cho hợp lý giữa một số từ trong câu, nên đã phạm 54 lỗi từ ngữ. Và viết xong không đọc kỹ lại để sửa chữa những khuyết điểm về sử dụng từ ngữ cũng là một trong những nguyên nhân phạm lỗi. Đó là những nguyên nhân chủ quan của người phạm lỗi từ ngữ. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân khách quan của lỗi dùng từ. Nói một cách khái quát là bản thân từ ngữ có những vấn đề phức tạp cần phải nhận thức cho đầy đủ. Mỗi đơn vị từ vựng đứng riêng lẻ đều có hai mặt âm và nghĩa. Khi sử dụng vào lời nói, nó còn có thêm một số chức năng khác như chức năng ngữ pháp, chức năng tạo ra nghĩa lớn hơn của nó, chức năng tạo ra ý nghĩa tình thái, chức năng tạo ra ý nghĩa tu từ, chức năng phù hợp với phong cách trong câu, chức năng phối hợp với tình huống ngữ cảnh để tạo ra ý nghĩa đích thực khi giao tiếp. Do đó, muốn diễn đạt một ý nào đó thì phải dùng nhiều đơn vị từ vựng. Trong câu, các đơn vị từ vựng phối hợp với nhau về nghĩa và các chức năng khác. Nếu dùng từ ngữ đi lệch chuẩn thì sẽ dẫn đến mắc các lỗi từ ngữ như trên. Việc mắc lỗi dùng từ ngữ của HS THPT dân tộc Khmer cũng xuất phát từ những nguyên nhân trên. Nhưng ở đây, chúng tôi còn thấy một nguyên nhân nữa của HS dân tộc Khmer, đó là sự ảnh hưởng của hiện tượng giao thoa trong ngôn ngữ Khmer – Việt (chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau). Những từ ngữ tương ứng giữa hai ngôn ngữ, các em dễ dàng vận dụng trong giao tiếp. Nhưng phần lớn, từ ngữ giữa hai ngôn ngữ Khmer – Việt không tương đồng nên các em mắc lỗi dùng từ ngữ TV nhiều hơn. Do thói quen sử dụng từ ngữ tiếng mẹ đẻ, nên các em lựa chọn và diễn đạt TV cũng như thế. Chẳng hạn chúng ta thường nói: “người con gái” thì các em lại sử dụng là “người cô gái’. Bởi vì tiếng Khmer chỉ “người con gái” thì dùng “níak ming 55 canh nha”( người cô gái). Hay ta nói: “Đi tắm!” thì HS dân tộc Khmer lại nói là “Đi tắm nước!”. Bởi vì người Khmer lại nói “Tâu mus tức”, tức là đi tắm nước. Nếu nói “đi tắm” (tâu mus) như người Kinh thì họ không hiểu đi tắm cái gì… Và cũng xuất phát từ đó, tình hình mắc lỗi câu sai lại xuất hiện rất nhiều trong HS THPT nói chung, và trong HS THPT dân tộc Khmer nói riêng. 2.3. Cách chữa lỗi từ ngữ Thông thường, sự chính xác của từ ngữ được xét dựa trên hai cơ sở: lựa chọn và kết hợp. Ngược lại, sự vi phạm tính chuẩn mực của từ ngữ cũng bộc lộ trên hai cơ sở ấy. “Một từ có ý nghĩa là nhờ vào những thế đối lập trên hai trục lựa chọn và kết hợp. Từ đó, giáo viên đưa ra những phương pháp sửa chữa lỗi dùng từ của học sinh, với mục đích giúp họ hiểu đúng, viết đúng và nói đúng” [8, tr. 260]. Do đó, phân loại lỗi dùng từ ngữ dựa trên cơ sở hai trục vừa nêu. Dựa vào hai trục này, lỗi dùng từ ngữ có hai loại lớn: lỗi lựa chọn và lỗi kết hợp. Mỗi loại lỗi chia thành nhiều kiểu lỗi nhỏ, căn cứ vào tính chất, đặc điểm của hiêïn tượng sai. 2.3.1. Lỗi lựa chọn từ ngữ Nói đến lỗi lựa chọn từ, chủ yếu là xét qua hai mối quan hệ: Giữa nội dung mối biểu đạt với nghĩa của từ được dùng. Giữa giá trị phong cách của từ được dùng với phong cách ngôn ngữ văn bản. Trên cơ sở đó, lỗi lựa chọn từ có thể chia thành ba kiểu lỗi sai nhỏ: 2.3.1.1. Dùng từ chưa chính xác Chọn từ chưa chính xác là chọn từ mà nghĩa của nó không phù hợp với nội dung muốn biểu đạt, tức khái niệm, hành động, tính chất, trạng thái… 56 mà người viết muốn nói đến. Nói cách khác, chọn từ không chính xác là hiện tượng nghĩa của từ được dùng và nội dung muốn biểu đạt có sự chênh lệch ở mức độ này hay mức độ khác. Xem xét các ví dụ dưới đây: (a) “Nguyễn Du đã liên lạc suốt mười năm trường”. (b) “Trái lại, lũ quan lại dưới triều đình chỉ biết hợp tác với nhau, dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để bóc lột nhân dân, để ăn chơi xa xỉ”. (c) “Tuy nhà thơ yêu vội vã, say mê nhưng biết giới hạn niềm say mê nồng nhiệt của mình, không rơi vào thác oan”. Khi nhận diện và sửa chữa các lỗi dùng từ sai của HS THPT dân tộc Khmer, chúng ta có thể sử dụng phương pháp đối chiếu ngôn ngữ để HS hiểu rõ và chắc hơn. Tức là vận dụng hình thức song ngữ trong cách giải thích nghĩa của từ cho HS. Ở đây, nó cũng còn phụ thuộc vào vốn hiểu biết về ngôn ngữ Khmer của GV. Bởi vì một số từ ngữ, thuật ngữ mang tính văn chương, tính thuần Việt thì không thể nào bắt gặp trong ngôn ngữ Khmer. GV người Kinh biết tiếng Khmer, kể cả GV người người Khmer cũng khó lòng giải thích nghĩa của từ bằng song ngữ. Nhưng ở khía cạnh là GV dạy TV cho HS dân tộc Khmer, chúng ta cố gắng học thêm tiếng mẹ đẻ của HS mình để có nhiều thuận lợi trong giao tiếp và giảng dạy. Trong ví dụ (a), “liên lạc” (tiếng Khmer gọi là Tíak tôn) có nghĩa là truyền tin, liên hệ với nhau, là người làm công tác liên lạc. “Liên lạc” hoàn toàn không phù hợp với nội dung mà HS muốn biểu đạt. Ở đây, người viết muốn sử dụng từ “lưu lạc” mà tiếng Khmer gọi là “Sáth ondet”. Dường như HS muốn nói rằng: Nguyễn Du sống trôi dạt rày đây mai đó, không ổn định. 57 Nhưng do không hiểu được nghĩa của từ “liên lạc” và “lưu lạc” một cách rõ ràng, nên HS có sự nhầm lẫn. Còn ví dụ (b), có ba từ chọn không chính xác: “dưới”, “hợp tác”, “xa xỉ”. “Dưới” chỉ vị trí thấp hơn trong không gian so với một vị trí xác định nào đó, hay thấp hơn các vị trí khác nói chung. Nghĩa của từ “dưới” trong câu văn không phù hợp với nói nội dung muốn biểu đạt: thuộc phạm vi. Còn “hợp tác” (tiếng Khmer là Sahắc ka) có nghĩa là cùng chung sức với nhau trong một công việc, một lĩnh vực hoạt động nào đó, nhằm một mục đích chung. Nói “hợp tác” còn có một sự bao hàm đánh giá cao, tốt đẹp. Nhưng nội dung HS muốn nói là hợp thành một phe cánh, một lực lượng để thực hiện âm mưu, hành động xấu xa. “Xa xỉ” có nghĩa là tốn nhiều tiền không thật cần thiết (trong tiếng Khmer nói là “hư ha”). So với nội dung muốn biểu đạt: quá sang trọng, mang tính lãng phí, thì nghĩa của từ “xa xỉ” hoàn toàn không phù hợp. Ví dụ (c), nội dung muốn nói là ở trạng thái hỗn loạn, không giữ trật tự, nề nếp bình thường. Tiếng Khmer, từ “hỗn loạn” được nói là “chrui chopol”. Nội dung muốn biểu đạt đó không phù hợp với nghĩa của từ “thác oan” (“Slăp chaiđon”): chết oan ức, lẽ ra không phải chết. Trong câu, chọn từ chưa phù hợp có biểu hiện khá đa dạng. Có trường hợp chỉ sai nghĩa cơ bản. Chẳng hạn như các từ: “liên lạc”, “dưới”, “xa xỉ’, “thác oan” trong các ví dụ vừa dẫn. Có trường hợp vừa sai nghĩa cơ bản (nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu vật), vừa sai cả nghĩa biểu thái (thành phần nghĩa biểu thị thái độ đánh giá của người viết đối với đối tượng được nói đến). Đó là trường hợp từ “hợp tác” đã dẫn. Nguyên nhân của lỗi chọn từ 58 chưa phù hợp là do HS hiểu nghĩa của từ một cách mơ hồ, thiếu chính xác, hay nhầm lẫn nghĩa từ này với nghĩa từ khác. Thực tế, bài viết của HS, xét về mặt số lượng âm tiết và về nguồn gốc của từ, đa số các trường hợp chọn từ không phù hợp là từ đa âm tiết, trong đó từ Hán – Việt chiếm tỉ lệ cao. Và ở đây, sự lẫn lộn về nghĩa dẫn đến chọn sai thường xảy ra giữa các từ hai âm tiết. Trong đó có một số từ có âm tiết giống nhau hay gần gũi nhau về vần. Chẳng hạn giữa “lưu lạc” với “liên lạc”, “đào thải” với “sa thải”, “xa xỉ” với “xa hoa”, “trấn áp” với “đàn áp”, “khêu gợi” với “khơi dậy”, “thác loạn” với “thác oan”… Còn một hiện tượng chọn sai từ đơn âm lại thường rơi vào từ thuần Việt. Và đa số là do HS tự phát dùng những từ đơn tiết với nghĩa bóng, nghĩa trừu tượng nào đó, những văn cảnh không cho phép. Ví dụ như “Tất cả mọi hành động suy nghĩ của mình, chị Dậu dồn hết tình thương cho chồng cho con”. Từ “dồn” không phù hợp với văn cảnh. Xét về mặt từ loại, trong các bài viết của HS, hiện tượng lựa chọn từ ngữ không phù hợp thường tập trung vào các từ loại như danh từ, động từ, tính từ. Hiện tượng chọn sai từ đối với lớp hư từ lại ít xuất hiện. Hiện tượng này, HS THPT dân tộc Khmer mắc phải chiếm tỉ lệ từ 40% – 67%. Nhưng đối với học sinh người Kinh thì tỉ lệ này lại quá cao. Còn đem so sánh với HS cấp THCS thì nó có tỉ lệ thấp hơn. Đây là một trong những hiện tượng mắc lỗi nhiều nhất của HS trong việc dùng từ đặt câu khi viết văn bản. Bảng 2.6. Kết quả mắc lỗi dùng từ ngữ chưa chính xác của HS trong các bài kiểm tra học kỳ 59 HỌC KỲ I HỌC KỲ II KHỐI LỚP TỔNG SỐ SL TL SL TL 12 11 10 97 100 100 41 64 67 42,2% 64,0% 67,0% 39 47 60 40,2% 47,0% 60,0% (SL: Số lượng bài mắc lỗi; TL: Tỉ lệ) Theo kết quả khảo sát, học kỳ I có giảm bớt việc mắc lỗi này: khối 10 là 67%, khối 11 là 64%, khối 12 là 42,2%. Và giữa hai học kỳ của từng khối lớp cũng có sự giảm tỉ lệ mắc lỗi này. Nhìn chung, nó dao dộng ở tỉ lệ từ 40 – 60%. Một con số khá cao. Từ đó, việc lựa chọn từ chưa phù hợp bao giờ cũng dẫn đến nội dung biểu đạt của câu bị lệch lạc. Thậm chí, có trường hợp chọn sai dẫn đến nghĩa của câu mâu thuẫn với ý đồ muốn nói của người viết. Ví dụ: “Đã quen có người bao bọc, thời gian đầu mặc áo trắng học sinh Dân tộc nội trú, tôi không cảm thấy bơ vơ”. Xét về ý đồ muốn nói, đối tượng nói đến trong câu là một người được nuôi dưỡng, chăm sóc, đùm bọc chu đáo. Nhưng khi đối tượng đi học trường THPT DTNT, thời gian đầu sống xa sự chăm sóc gia đình, sống tự lập không giống như môi trường trước đây nữa. Hoàn cảnh ấy làm đối tượng cảm thấy lạc lõng, bơ vơ. Căn cứ vào ý đồ biểu đạt, người viết chọn sai hai từ: “bao bọc”, “không”. “Bao bọc” có nghĩa là làm thành một lớp che chắn khắp xung quanh sự vật, nên nó không phù hợp với nội dung muốn biểu đạt. Có lẽ do người viết lẫn lộn giữa “bảo bọc” (riêng nia) và “bao bọc” (rap rol). Lỗi này 60 có thể cho qua. Lỗi thứ hai ta lại cần nói nhiều hơn. Phó từ “không” biểu thị ý nghĩa phủ định. Tác giả viết “… không cảm thấy bơ vơ” là ngược lại với ý đồ biểu đạt. Đáng lẽ ra phải viết: “… không khỏi cảm thấy bơ vơ” mới phù hợp, chính xác. Sửa chữa lỗi chọn từ chưa phù hợp, trước hết, căn cứ vào văn cảnh của câu để phát hiện, xác định nội dung mà HS muốn nói, tức là khái niệm, hành động, tính chất… mà HS muốn đề cập. Trên cơ sở đó, liên hệ đến những đơn vị từ vựng có nghĩa tương ứng, chọn ra đơn vị thích hợp và thay thế cho từ bị chọn không phù hợp. Có thể chọn một từ hay chọn một liên hợp song song gồm hai, ba từ để thay thế, tùy vào lỗi sai cụ thể. Chẳng hạn, các trường hợp dẫn sai có thể được sửa chữa như sau: (a) Nguyễn Du đã trải qua mười năm lưu lạc. (Nguyễn Du slon cash đop chhnăm sáth ondet) (b) Trái lại, lũ quan lại trong triều đình chỉ biết cấu kết với nhau, dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để bóc lột nhân dân, ăn chơi xa hoa. (Phiu môs vinh púkh muntrây róth ka kưnong riếch chắc ka chêste rum kôm ních, nưng khnia prơ crôpus bai kol, kol lơ bacs chis chonh prochia chone, sipơt lênh sơch hư ha.) (c) Tuy nhà thơ yêu vội vã, say mê nhưng biết giới hạn niềm say mê nồng nhiệt của mình, không rơi vào thác loạn. (Túch chia nes kăcrây srolanh pronhấp pronhát, chúch ches ponte nâu đonđen kômnotchus ches dang khlăng rôboth dơn, manh oi thơleas khnong savach savên.) 2.3.1.2. Dùng từ ngữ có nghĩa sáo rỗng 61 Từ ngữ có nghĩa sáo rỗng là những từ khi đọc lên nghe rất kêu (sáo), nghĩa của chúng vượt qua tính chất, quá mức độ cần thiết so với nội dung muốn biểu đạt, trở thành cường điệu, rỗng tuếch. Ví dụ: (a) “Bài thơ “Tâm tư trong tù” là một đỉnh cao muôn trượng”. (b) “Chúng ta phải ra sức học tập để góp một phần công lao vĩ đại của mình đưa đất nước tiến lên tầm cao thời đại”. (c) “Nếu đời sống là nguồn cảm hứng dồi dào, mang đậm hương vị mặn mà của tiếng lòng nhân ái, thì thời đại là ánh hào quang trong băng giá, xua tan mây mù cho ánh sáng tràn theo rực rỡ nắng và hoa lung linh màu sắc”. Trong ví dụ (a), HS đánh giá bài thơ “Tâm tư trong tù” của Tố Hữu là “đỉnh cao muôn trượng”. Một bài thơ, dù thành công đến đâu, cũng khó mà đạt đến “đỉnh cao muôn trượng”. Một sự đánh giá quá mức. Ở ví dụ (b), HS muốn đóng góp “một phần” – chỉ một phần thôi – “công lao vĩ đại” của mình để đưa nước nhà tiến lên “tầm cao thời đại”. Quả là nói quá mức, khó chấp nhận được. Còn ví dụ (c), hàng loạt cụm từ được trau chuốt, bóng bảy, mượt mà: “ánh hào quang trong băng giá, xua tan mây mù cho ánh sáng tràn theo với rực rỡ nắng và hoa lung linh màu sắc” dùng để ca ngợi “thời đại”, chẳng rõ là thời đại nào. Nhưng nghĩa của các cụm từ này và nghĩa của cả câu hết sức mù mờ, khó hiểu một cách chính xác được. Thật ra, hiện tượng dùng từ ngữ có nghĩa sáo rỗng cũng thuộc kiểu lỗi chọn sai từ. Bởi vì sự sai lạc của hiện tượng này thể hiện ở sự chênh lệch, 62 không hoàn toàn trùng khít giữa nội dung muốn biểu đạt và nghĩa của từ ngữ được dùng. Trong bài làm văn của HS, lỗi này xuất hiện không nhiều, chỉ tập trung ở một số bài. Nguyên nhân dẫn đến lỗi này là do HS không xác định một cách rõ ràng, cụ thể nội dung muốn biểu đạt. Mặt khác, HS lại muốn trau chuốt, gọt giũa từ ngữ cho ra vẻ văn chương. Vì thế, HS thường lắp ghép từ ngữ vốn được dùng trong tác phẩm nào đó vào câu văn của mình một cách máy móc nhưng lại không hiểu rõ nghĩa của từ ngữ ấy. Sửa lỗi chọn từ ngữ có nghĩa sáo rỗng này, đầu tiên, chúng ta dựa vào văn cảnh của câu để xác định một cách cụ thể nội dung mà HS muốn biểu đạt. Trên cơ sở đó, chọn từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa thích hợp thay thế từ ngữ sáo rỗng. Nếu thấy cần thiết thì có thể thay đổi cách diễn đạt. Đối với trường hợp câu văn có quá nhiều từ ngữ sáo rỗng làm cho nghĩa của câu quá mơ hồ, không thể hiểu nghĩa rõ, có thể không cần sửa chữa. Chẳng hạn như ví dụ (c) vừa dẫn. Các câu (a), (b) có thể sửa chữa như sau: (a) Bài thơ “Tâm tư trong tù” của Tố Hữu là một trong những thành công nổi bật của thơ ông. (“thành công nổi bật”, trong tiếng Khmer nói là “som rash phol khơpus onlơng”) (b) Chúng ta phải ra sức học tập để sau này đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước ( trong tiếng Khmer, từ “vĩ đại” gọi là “mô lưcsmia”, “công sức nhỏ bé” được nói là “kom lăng chom nôs”) 2.3.1.3. Dùng từ ngữ sai phong cách ngôn ngữ văn bản 63 Từ ngữ sai phong cách ngôn ngữ văn bản là những từ ngữ mà giá trị phong cách của nó không phù hợp với phong cách ngôn ngữ văn bản. Cũng giống như các ngôn ngữ khác, trong TV, không phải các đơn vị từ vựng và cụm từ cố định đều có thể sử dụng trong tất cả các lĩnh vực giao tiếp. Mà ở đây, thường xảy ra hiện tượng chuyên dùng, tức là việc ưu tiên sử dụng từ, cụm từ cố định hay có xu hướng cố định hóa trong từng lĩnh vực giao tiếp khác nhau. Giá trị phong cách của từ ngữ là nét nghĩa phụ của từ ngữ cho biết từ ngữ thường được ưu tiên sử dụng trong phạm vi giao tiếp nào, tức là phong cách ngôn ngữ nào (phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ hay phong cách ngôn ngữ gọt giũa, hay các phong cách ngôn hành chính, khoa học, báo chí, văn chương…). Nếu một từ ngữ nào đó vốn được chuyên dùng trong phong cách ngôn ngữ này, nhưng HS lại sử dụng trong một phong cách ngôn ngữ khác, thì đó chính là hiện tượng chọn từ ngữ sai phong cách ngôn ngữ văn bản. Trong bài viết của HS, kiểu lỗi này thường thấy ở việc sử dụng các đơn vị từ vựng, các cụm từ cố định hay có xu hướng cố định hóa thuộc phong cách khẩu ngữ tự nhiên mà bài viết của HS lại thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học. Do đó, các từ, cụm từ này thành lỗi sai. Ví dụ: (a) “Đọc tác phẩm, ta thương và cảm phục nhân vật Mỵ quá chừng!”. (b) “Tnú là một nhân vật anh hùng quá xá cỡ!”. (c) “Vợ chồng Nghị Quế tàn ác hết chỗ nói!”. (d) “Đọc hai câu thơ này, ta ngỡ Phan Bội Châu vẫn còn đâu đây, lòng ta dâng lên một niềm cảm xúc, thấy thương ông làm sao ấy!”. 64 Trong các ví dụ trên, tổ hợp từ như “quá chừng”, “quá xá cỡ”, “hết chỗ nói”, “làm sao ấy” thường xuất hiện trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Chúng thuộc phong cách khẩu ngữ tự nhiên. Dùng những tổ hợp từ này vào trong bài viết là sai phong cách ngôn ngữ văn bản. Hiện tượng chọn sai từ ngữ phong cách ngôn ngữ văn bản trong các bài viết của HS không nhiều. Lỗi này xuất hiện rải rác ở một số bài. Những bài có phạm lỗi này thường cũng không quá hai, ba trường hợp. Nguyên nhân chọn từ ngữ sai phong cách ngôn ngữ văn bản là do HS không hiểu rõ giá trị phong cách của từ ngữ cũng như đặc điểm của các phong cách ngôn ngữ khác nhau. Sửa kiểu lỗi này, trước tiên cần xác định nội dung HS muốn biểu đạt, dựa vào từ ngữ đã chọn sai. Trên cơ sở đó, chúng ta lựa chọn từ, ngữ khác phù hợp với phong cách ngôn ngữ để thay thế. Bốn trường hợp sai vừa dẫn có thể sửa sai như sau: (a) Đọc tác phẩm, ta thương và cảm phục nhân vật Mỵ vô cùng. (An both nipon pơônmiên, ches srolanh nưng phiêps escha rôboth tua ko Mỵ chia anech) (b) Tnú là một nhân vật rất đỗi anh hùng. (Tnú cưchia tua ko mui pronhâp thvơ vi reas bôros) (c) Vợ chồng Nghị Quế thật tàn ác. (Pđây prôpon Nghị Quế khô khâu năs) (d) Đọc hai câu thơ này, ta ngỡ như Phan Bội Châu vẫn còn đâu đây, lòng chúng ta dâng lên một niềm xúc cảm, thấy thương ông vô hạn. 2.3.2. Lỗi kết hợp từ ngữ 65 Lỗi kết hợp là lỗi dùng từ ngữ xét qua mối quan hệ về nghĩa từ vựng giữa các từ ngữ trong cấu tạo cụm từ. Dựa vào đặc điểm, tính chất của các hiện tượng vi phạm, có thể chia lỗi kết hợp thành các kiểu lỗi nhỏ: kết hợp sai từ vựng, kết hợp trùng lặp, thừa từ, so sánh khập khễnh. 2.3.2.1. Kết hợp sai nghĩa từ vựng Kết hợp sai nghĩa từ vựng là kiểu lỗi sai thể hiện qua hiện tượng kết hợp từ tạo thành cụm từ mà nội dung nghĩa giữa các thành tố không tương hợp với nhau, làm cho nghĩa của cả cụm từ trở nên luẩn quẩn, mơ hồ hay lệch lạc so với ý đồ biểu đạt. Xem xét các ví dụ dưới đây: (a) “Văn học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHPPDH001.pdf