Chương 1: Cơ sở lí luận về phương pháp hoạch định tài chính dài hạn 6
1. Hoạch định tài chính 6
1.1. Định nghĩa 6
1.2. Mục tiêu và lợi ích: 7
1.3. Các loại kế hoạch tài chính: 9
1.4. Căn cứ lập kế hoạch: 10
1.5. Tiến trình hoạch định tại tổ chức: 13
2. Cách tiếp cận để lập kế hoạch 15
2.1. Quy nạp: 15
2.2. Diễn giải 18
3. Quan hệ giữa hoạch định tài chính ngắn hạn và dài hạn 21
3.1. So sánh giữa hoạch định tài chính ngắn hạn và dài hạn: 22
3.2. Quan hệ giữa hoạch định tài chính ngắn hạn và dài hạn: 23
4. Hoạch định tài chính dài hạn 24
4.1. Quyết định ngân sách vốn 24
4.2. Quyết định tài trợ: 27
5. Quá trình lập kế hoạch tài chính dài hạn: 30
5.1. Viễn cảnh, sứ mệnh: 32
5.2. Phân tích SWOT: 32
5.3. Chiến lược: 32
5.4. Kế hoạch và chương trình chiến lược: 33
5.4.1. Cách tiếp cận quy nạp: 33
5.4.2. Cách tiếp cận diễn giải: 33
5.5. Tổng hợp các nhu cầu vốn: 33
5.6. Khả năng tài trợ bên trong, bên ngoài: 34
5.7. Chính sách tài chính và điều kiện tài chính 34
5.8. Kế hoạch đầu tư và tài trợ: 34
6. Tóm tắt chương 1: 35
Chương 2: Tổng quan về Công ty Cổ phần Kim khí thành phố Hồ Chí Minh 36
1. Giới thiệu về công ty: 36
2. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty: 39
2.1. Đặc điểm của công ty: 39
2.2. Báo cáo tài chính của công ty: 40
2.2.1. Cấu trúc tài sản: 41
2.2.2. Cấu trúc nguồn vốn: 45
2.2.3. Tình hình doanh thu, lợi nhuận của công ty: 47
2.2.4. Một vài thông số tài chính: 48
3. Phân tích quá trình hoạch định tài chính tại công ty: 53
3.1. Cấu trúc và hệ thống kiểm soát của công ty: 53
3.2. Quá trình lập kế hoạch của công ty: 56
4. Tóm tắt chương 2: 58
Chương 3: Phương pháp hoạch định tài chính tại Công ty Cổ phần Kim khí thành phố Hồ Chí Minh 59
1. Viễn cảnh và sứ mệnh của HMC 59
2. Phân tích SWOT 60
2.1. Điểm mạnh: 60
2.2. Điểm yếu: 63
2.3. Cơ hội 65
2.4. Đe dọa: 70
4. Chiến lược của công ty 75
5. Kế hoạch và chương trình chiến lược 77
6. Tổng hợp nhu cầu vốn 79
7. Khả năng tài trợ bên trong, bên ngoài 80
8. Chính sách và điều kiện tài chính 82
9. Kế hoạch đầu tư và tài trợ 83
PHỤ LỤC 85
Tài liệu tham khảo 89
92 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương pháp hoạch định tài chính dài hạn tại Công ty Cổ phần Kim khí thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiếu ưu đãi và vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Tóm tắt chương 1:
Chương 1 trình bày về cơ sở lí luận của đề tài. Nó liên quan đến hoạch định tài chính tại doanh nghiệp. Kết quả của quá trình hoạch định tài chính là các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, trong đó kế hoạch ngắn hạn liên quan đến ngân sách hằng năm, kế hoạch dài hạn chính là kế hoạch đầu tư và tài trợ. Quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư và tài trợ bắt nguồn từ việc xác định chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty về mặt dài hạn (chiến lược phải phù hợp với viễn cảnh, sứ mệnh của tổ chức, kết hợp với phân tích SWOT), tổng hợp nhu cầu vốn của các chiến lược và kế hoạch này. Sau khi xem xét được điều kiện, chính sách tài chính cũng như khả năng tài trợ bên trong, bên ngoài, bước tiếp theo là sẽ cân đối nhu cầu và nguồn. Kết quả của quá trình này là một kế hoạch đầu tư và tài trợ trong thời gian từ 3 đến 5 năm. Tuy nhiên, luôn có mối quan hệ giữa kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, từ kế hoạch đầu tư và tài trợ dài hạn, công ty vẫn phân chia thành những kế hoạch nhỏ hơn hay chính là kế hoạch ngắn hạn với thời gian là một năm. Kế hoạch dài hạn phục vụ cho nhu cầu thường xuyên và kế hoạch ngắn hạn thông thường lại phục vụ cho nhu cầu tạm thời. Và tất cả đều nhằm mục đích là đáp ứng mục tiêu của tổ chức và đảm bảo cân đối về tài chính.
Chương 2: Tổng quan về Công ty Cổ phần Kim khí thành phố Hồ Chí Minh
Giới thiệu về công ty:
Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh Metal Corporation - HMC) được chính thức thành lập vào ngày 1/1/2004, là kết quả của sự sáp nhập giữa Công ty Kim khí thành phố Hồ Chí Minh và Công ty thép và thiết bị công nghiệp. Trụ sở chính của công ty hiện nay đặt tại địa chỉ Số 8, đường Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Công ty được thành lập với số vốn điều lệ là 50.000.000.000 VND, trong đó nhà nước chiếm 68% và tổng giám đốc của công ty là ông Nguyễn Minh Xuân. Ngoài ra, công ty còn có 8 xí nghiệp (xí nghiệp 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 11) và 2 tổng kho (kho kim khí 1 và 2) trực thuộc.
Vài nét về Công ty Kim khí thành phố Hồ Chí Minh:
Vào ngày 30/12/1975, công ty Kim Khí và thiết bị phụ tùng được tách ra thành 2 công ty khác nhau, đó là Công ty Thiết bị miền Nam và công ty Kim khí miền Nam dựa theo quyết định số 517/VT – QĐ do Tổng cục trưởng cục vật tư miền Nam kí. Sau đó khoảng 1 năm, ngày 04/11/1976, Bộ trưởng Bộ vật tư kí quyết định số 827/VT – QĐ về việc đổi tên Công ty Kim khí miền Nam thành Công ty Kim khí khu vực II thuộc Tổng công ty kim khí - Bộ Vật Tư.
Đến 27/07/1985, Công ty Kim khí lại là trực thuộc Liên hiệp cung ứng vật tư II. 5 tháng sau đó, Liên hiệp cung ứng vật tư khu vực II bị giải thể và chuyển về Công ty kim khí của Bộ Vật Tư và đổi tên thành Công ty Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh. 28/3/1993, Công ty Kim khí thành phố Hồ Chí Minh được quyết định là trực thuộc Tổng công ty Kim khí - Bộ thương mại. Rồi kể từ ngày 1/1/1994, Tổng công ty Kim khí thuộc Bộ Thương Mại chịu sự quản lí của Công nghiệp nặng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 1994, Tổng công ty thép nguội và Tổng công ty Kim khí được hợp nhất và trở thành Tổng công ty Thép Việt Nam và 25/1/1996, điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Thép Việt Nam được chính thức phê duyệt bởi Chính phủ.
Vài nét về Công ty Thép và Thiết bị công nghiệp:
Công ty được thành lập chính thức vào 24/7/1975 với tên gọi là Công ty phế liệu miền Nam. Sau nhiều lần đổi tên (12/1976 – Công ty phế liệu khu vực II, 6/9/1985 – Công ty Vật tư thiết bị công nghiệp) và sáp nhập với Công ty Thứ liệu thành Công ty Vật tư - Thiết bị công nghiệp ngày 1/1/1997, Công ty được chính thức đổi tên thành Công ty Thép và Thiết bị công nghiệp ngày 7/6/2000.
Sau khi được hình thành từ sự sáp nhập của 2 công ty trên, Công ty Cổ phần Kim khí thành phố Hồ Chí Minh đã hoạt động từ năm 2004 cho đến nay và công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng kim khí chính phẩm và thứ phẩm bao gồm:
Kim khí đen, kim loại màu, vật liệu làm gang, fero, khung kho, khí ga công nghiệp.
Sản phẩm gia công chế biến các sản phẩm kinh doanh chính phẩm, thứ liệu và tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ kho bãi, văn phòng, cân điện tửvà thực hiện dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa, phá dỡ tàu cũ.
Xuất nhập khẩu và nhận ủy thác xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị phù tùng.
Ngoài ra, công ty còn tiến hành hoạt động kinh doanh trong các ngành khác, chẳng hạn như khách sạn, cho thuê văn phòng, kho bãi, nhà ở
Chức năng của công ty:
- Kinh doanh kim khí, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất ngành Thép.
- Kinh doanh các loại thiết bị, vật tư công, thứ liệu và phế liệu kim loại.
- Tổ chức sản xuất gia công (hoặc liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước) để sản xuất các hàng hóa và các sản phẩm bằng sắt thép. Sản xuất gia công chế biến các sản phẩm kim khí, máy móc thiết bị công nghiệp, thứ liệu, phế liệu và nguyên liệu chính phẩm. Phục hồi tân trang, sửa chữa bảo hành máy móc thiết bị, phá dỡ tàu cũ.
- Kinh doanh các dịch vụ về giao nhận, vận chuyển kho bãi, nhà xưởng, cho thuê văn phòng, các hoạt động phụ trợ phục vụ sản xuất kinh doanh và các dịch vụ đại lí, kí gửi kinh doanh các ngành nghề ngoài danh mục đã đăng kí nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép bổ sung.
- Xuất nhập khẩu kim khí vật tư, máy móc thiết bị, nhận ủy thác xuất nhập khẩu các mặt hàng được phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
Nhiệm vụ của công ty:
Công ty Cổ phần Kim khí thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng, có tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tề tại các Ngân Hàng Công Thương và Ngân Hàng Ngoại Thương. Và công ty có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Tổ chức kinh doanh vật tư thứ liệu nhằm tạo nguồn vật liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội nói chung, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam nói riêng.
- Tổ chức điều tra khảo sát tình hình nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội trên cơ sở đó tổng hợp nhu cầu mua, tiêu thụ vật tư trên toàn quốc, xác nhận mối quan hệ giữa nguồn và thị trường để xây dựng đề án kinh doanh cho từng năm và nhiều năm.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh từng quý, từng năm như kế hoạch thu mua, tiêu thụ, gia công. Hoạt động dịch vụ và nghiên cứu kinh tế kĩ thuật về vật tư thứ liệu đồng thời xây dựng các kế hoạch và biện pháp thực hiện.
- Tổ chức thu mua, vân chuyển, sơ chế, phân loại và gia công, thay thế lắp ráp và tân trang máy móc thiết bị phục vụ cho các tỉnh phía Nam. Chú trọng cải tiến và đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh, tổ chức tốt công tác thông tin kinh tế và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa.
- Nghiên cứu và hợp lí hóa tổ chức và quản lí lao động đồng thời đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên có đủ trình độ và chuyên môn về chính trị, không ngừng nâng cao năng lực, kĩ thuật nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng cao để có thể theo kịp tốc độ phát triển của xã hội.
- Xây dựng mạng lưới kinh doanh và tổ chức thực hiện kinh doanh kim khí, kinh doanh nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của ngành thép và các ngành công nghiệp khác.
- Tổ chức sản xuất, gia công hoặc liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất các sản phẩm kim khí.
- Kinh doanh các dịch vụ giao nhận, vận chuyển, kho bãi, nhà xưởng, các hoạt đọng phụ trợ phục vụ sản xuất kinh doanh và các dịch vụ, đại lí kí gửi các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của công ty.
- Nghiên cứu nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước để mở rộng và phát triển kinh doanh. Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ, luật pháp Nhà nước và các quy định của ngành đề ra.
- Ngoài ra công ty còn có nhiệm vụ trực tiếp tham gia vào quá trình ổn định giá thép trên thị trường, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh để hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty:
Đặc điểm của công ty:
Công ty Cổ phần Kim khí thành phố Hồ Chí Minh là một công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực, như vận chuyển, gia công, bất động sản,tuy nhiên, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty vẫn là mua bán thép. Khi mua sản phẩm thép, bắt buộc công ty phải có nhiều nhà cung cấp, với sản phẩm đa dạng, bên cạnh đó, hệ thống kho bãi cũng rất quan trọng. Kho bãi phải được bố trí thích hợp với sức chứa cũng phải phù hợp để công ty vừa bảo quản được hàng tồn kho vừa phải thuận tiện cho việc vận chuyển đến khách hàng. Để bán được sản phẩm, công ty cần có hệ thống bán lẻ của riêng mình, bên cạnh đó còn phải có mạng lưới khách hàng để tiêu thụ sản phẩm của công ty. Hay nói cách khác, công ty cần có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp và khách hàng của mình, như vậy mới có thể hoạt động lâu dài.
Một đặc điểm khác, ngành thép là ngành chuyên mua bán chịu, doanh thu tín dụng là rất lớn, dẫn đến khoản phải thu cũng rất cao đối với các công ty trong ngành, kể cả HMC. Do đó, khả năng bị chiếm dụng vốn của công ty cũng rất cao.
Nói tóm lại, lĩnh vực kinh doanh thép có 3 đặc điểm lớn, đó là: đầu tư vào hệ thống kho bãi lớn, nhà cung cấp đa dạng cùng với nhiều khách hàng, và cuối cùng là khả năng bị chiếm dụng vốn là lớn.
Ngoài mang những đặc điểm chung của lĩnh vực kinh doanh thép, công ty còn có những đặc điểm riêng. Như đã nói, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, do đó, HMC sẽ chịu ảnh hưởng của tất cả các lĩnh vực đó và tất nhiên, mức độ ảnh hưởng của mỗi lĩnh vực là khác nhau, dẫn đến đặc điểm của công ty cũng đa dạng và khác biệt. Chẳng hạn như, trong lĩnh vực gia công sắt thép, công ty cần đầu tư xưởng, máy móc thiết bị nhằm thực hiện các dự án về gia công; đối với vận chuyển, công ty cũng đầu tư phương tiện vận chuyển, như xe tải, để có thể vận chuyển đến khách hàng; đối với bất động sản, công ty phải đầu tư xây dựng nhà, kho bãi để cho thuê.hay nói cách khác, việc đầu tư vào các tài sản lớn, các tài sản dài hạn là một công việc thường xuyên phải tính đến của công ty.
Báo cáo tài chính của công ty:
Phụ lục 1 và 2 thể hiện Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán của HMC giai đoạn 2007 – 2008.
Năm 2008 là năm của khủng hoảng, của khó khăn, song kết quả kinh doanh của HMC vẫn rất ấn tượng. Doanh thu 2008 tăng vọt từ 2800 tỉ lên 4200 tỉ, từ đó, lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên 5 tỉ, từ 38 tỉ năm 2007 đến 43 tỉ năm 2008. Tài sản và nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán cũng tăng rất nhanh, cụ thể là năm ngoái giá trị tổng tài sản của công ty là 462 tỉ, nhưng đến năm 2008, giá trị tài sản tăng với 1 lượng gần gấp đôi lên đến 814 tỉ. Kết quả này một phần là nhờ những đầu tư vào tài sản, chẳng hạn như kho Phú Thuận quận 7, dự án máy nắn phẳngđã hoàn thành trong năm 2008.
Cấu trúc tài sản:
Dựa vào biểu đồ cấu trúc tài sản qua các năm, chúng ta nhận thấy rằng, Tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng lên. Trong giai đoạn 2005 – 2007, Tổng tài sản chỉ nằm ở mức từ 400 tỉ đến 500 tỉ, tuy nhiên đến năm 2008, con số này đã tăng đáng kể lên đến 800 tỉ.
Trong cấu trúc tài sản, Tài sản ngắn hạn nhìn chung là có xu hướng tăng mạnh. Mặc dù, từ điểm xuất phát là 350 tỉ năm 2005, sau đó lại giảm xuống dưới mức 300 tỉ giai đoạn 2006 – 2007, song đến năm 2008, con số không những tăng lên mà còn tăng với lượng cao hơn trước, lên đến 584 tỉ. Nguyên nhân của xu hướng này là do 4 năm qua, các khoản mục trong Tài sản ngắn hạn đều tăng lên đáng kể, từ Tiền và các khoản tương đương tiền, Khoản phải thu đến Tồn kho và Tài sản dài hạn khác. Tuy nhiên nếu kết hợp với phân tích khối (Phụ lục 3), ta thấy, tỉ trọng của mọi khoản mục trong Tài sản ngắn hạn đều tăng lên so với Tổng tài sản, duy chỉ có Tồn kho lại có tỉ trọng giảm từ 61.76% năm 2005, giảm xuống còn 41.78% năm 2006, và tiếp tục giảm mạnh còn 32.66% năm 2007, sau đó lại tăng lên đến 57.31% vào năm 2008. Mặc dù đây là sự gia tăng đáng kể trong tỉ trọng của Tồn kho, tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn so với năm 2005, do đó, qua 4 năm, xu hướng về tỉ trọng của Tồn kho là giảm.
So với Tài sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn có chiều hướng tăng lên một cách đều đặn hơn qua các năm. 2 năm đầu, Tài sản này giữ vững ở mức 146 – 147 tỉ, sau đó tăng lên 181 tỉ năm 2007, rồi đến năm 2008 lại tăng lên đến 229 tỉ. Mặc dù Tài sản cố định vô hình có xu hướng bình ổn và các Khoản phải thu dài hạn là giảm qua các năm, nhưng nhờ có sự gia tăng đáng kể của Tài sản cố định hữu hình (từ 3 năm 2005 tỉ lên 39 tỉ năm 2008), chi phí xây dựng cơ bản dở dang (từ 22 tỉ năm 2005 lên 46 tỉ 2008), Khoản đầu tư tài chính dài hạn (26 tỉ năm 2007, 30 tỉ năm 2008) và Tài sản dài hạn khác (0.2 tỉ năm 2005 và 0,3 tỉ năm 2008) nên Tài sản cố định vẫn có xu hướng tăng lên như vậy. Kết hợp với phân tích khối, thì chúng ta cũng thấy rằng tỉ trọng của Tài sản cố định vô hình cũng như Các khoản phải thu dài hạn là giảm so với Tổng tài sản, trong khi đó tỉ trọng của các tài sản dài hạn khác lại tăng lên.
Trải qua một giai đoạn với nhiều thay đổi như vậy trong cấu trúc tài sản, bây giờ chúng ta hãy cùng nhìn xem, hiện tại mỗi khoản mục chiếm một vị trí như thế nào trong Tổng tài sản của công ty thông qua hình vẽ dưới đây.
Trong tổng tài sản của công ty, Hàng tồn kho chiếm tỉ lệ lớn nhất, với 57.31%, điều này cũng dễ hiểu khi đặc điểm lĩnh vực công ty hoạt động là kinh doanh sắt thép, với 2 hoạt động chủ yếu là mua và bán. Tiếp theo là Tài sản cố định với 24.36%. Tỉ lệ tài sản cố định đứng thứ hai bởi công ty cần đầu tư vào nhà xưởng, hệ thống kho bãi và các tài sản cố định nhằm phục vụ cho việc lưu kho, vận chuyểnCác Khoản phải thu xếp thứ 3 với 12.25%, khi ngành thép là ngành có doanh thu tín dụng lớn thì điều hiển nhiên là Khoản phải thu cũng chiếm tỉ lệ lớn trong tổng tài sản.
Để có cái nhìn chi tiết hơn đối với từng loại tài sản ngắn hạn và dài hạn, chúng ta hãy cùng xem xét cấu trúc tài sản ngắn hạn và cấu trúc tài sản dài hạn của công ty.
Hàng tồn kho chiếm gần 80% trong Tài sản ngắn hạn, là khoản mục chiếm tỉ lệ cao nhất, đứng thứ hai là Các khoản phải thu với 17.05%, theo sau là Tiền và các khoản tương đương tiền với 2.11% và Tài sản dài hạn khác với 1.07%.
Tài sản cố định vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhất với 86.57%, gần 14% còn lại được chia sẻ bởi Các khoản phải thu dài hạn, Khoản đầu tư tài chính dài hạn và Tài sản dài hạn khác.
Nói tóm lại, sự tăng lên của Tổng tài sản đều có sự góp sức của cả Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn, điều này cho thấy quy mô hoạt động sản xuất của công ty đang tăng dần lên theo thời gian. Hàng tồn kho luôn chiếm tỉ lệ lớn trong cấu trúc tài sản và khoản mục này rất quan trọng đối với một công ty thương mại như HMC, do đó công ty cần quản lí và dự trữ hàng tồn kho hợp lí. Ngoài ra, chúng ta còn nhận thấy rằng, trong cấu trúc tài sản, Tài sản ngắn hạn luôn chiếm một tỉ lệ cao hơn so với Tài sản dài hạn, tỉ lệ này dao động trong khoản 60-72% so với 40-28%. Điều này chứng tỏ công ty vẫn đang tập trung vào khả năng thanh toán của mình, đặc biệt là khoản mục Tồn kho. Tuy nhiên, Tài sản dài hạn vẫn đang tăng lên, điều này cũng góp phần cải thiện khả năng sinh lợi của công ty.
Cấu trúc nguồn vốn:
Cấu trúc vốn chính là tỉ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu. Việc quyết định sử dụng bao nhiêu vốn vay, bao nhiêu vốn chủ để hình thành một tổ hợp cấu trúc vốn tối ưu, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả là một vấn đề hết sức khó khăn.
Khi công ty sử dụng vốn vay để tài trợ cho nhu cầu vốn của mình, đến cuối năm tài chính, lãi suất mà công ty phải trả của phần nợ vay này sẽ được trừ trước khi tính thuế. Do đó, một điểm thuận lợi khi sử dụng vốn vay chính là lãi vay được miễn thuế. Ngược lại, sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp để có được lợi nhuận ròng sau thuế, công ty mới tính đến việc chi trả cổ tức cho các cổ đông, như vậy vốn chủ sở hữu đã bị đánh thuế. Vì thế nếu thay vốn chủ bằng vốn vay sẽ giảm được thuế thu nhập và vì thế làm tăng giá trị của công ty.
Ngoài ra, vì nhà đầu tư chỉ đồng ý trở thành cổ đông của công ty khi họ nhận được phần cổ tức xứng đáng, hay khả năng sinh lợi của công ty là phù hợp với những gì mà họ kì vọng và lãi suất mà họ nhận được phải lớn hơn lãi suất của ngân hàng, hay nói khác đi, lãi suất của ngân hàng là thấp hơn lãi suất kì vọng của nhà đầu tư, do đó chi phí vốn vay luôn rẻ hơn chi phí vốn chủ. Chính vì thế khi tăng vốn vay, tức là công ty đã giảm chi phí chi ra trên một đồng tiền mặt, làm tăng lợi nhuận cũng như tăng giá trị của công ty. (Vì thế thông số nợ trên vốn chủ còn gọi là đòn bẩy tài chính). Ngoài ra, nợ cao cũng là một ưu điểm khi nó tạo động lực cho các nhà quản lí làm việc hiệu quả hơn bởi vì hầu như lúc nào “bàn chân của nhà quản lí cũng đang đặt trong lửa”, họ sẽ điều hành thận trọng hơn, giảm chi tiêu không hợp lí cũng như không làm lãng phí nguồn vốn để có thể thực hiện đúng cam kết trả nợ đúng hạn.
Tuy nhiên, khi tăng nợ quá cao so với chủ sở hữu, công ty lại rơi vào tình trạng không lành mạnh về tài chính, có nguy cơ phá sản vì không thanh toán được nợ. Do đó, rất cần thiết đối với công ty khi có vốn chủ sở hữu nhằm cân bằng vốn chủ với nợ, giúp tài chính của công ty lành mạnh hơn. Ngoài ra, công ty có thể tăng vốn bằng việc phát hành cổ phiếu khi giá trị thị trường cổ phiếu cao hơn giá trị sổ sách, tức nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan về hiệu quả hoạt động của công ty. Và việc phát hành cổ phiếu trong trường hợp này cũng tạo thêm lợi nhuận tài chính cho công ty.
Đối với công ty HMC, cấu trúc vốn của công ty như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bảng thể hiện tỉ lệ nợ trên vốn chủ qua các năm của công ty dưới đây:
2005
2006
2007
2008
Nợ
352,667,176,416
254,703,978,430
267,389,029,759
526,352,463,709
Vốn chủ
160,211,457,658
181,655,534,863
194,529,575,874
286,784,095,225
Nợ/Vốn chủ
2.201
1.402
1.375
1.835
Bảng 17 – Cấu trúc vốn giai đoạn 2005 – 2008 (ĐVT: đồng)
Tổng nguồn vốn tất yếu có xu hướng giống như Tổng tài sản, xuất phát với 500 tỉ năm 2005, giảm xuống khoảng 400 tỉ giai đoạn 2006 – 2007, sau đó lại tăng vọt lên 800 tỉ năm 2008. Trong cấu trúc nguồn vốn, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy thông qua biểu đồ trên, Nợ có cùng xu hướng thay đổi với Tổng nguồn vốn. Cụ thể là, đang ở mức 352 tỉ, Tổng nợ của HMC giảm xuống còn khoản 254 tỉ, rồi tăng nhẹ lên 267 tỉ năm 2007, đến năm 2008 lại đột ngột tăng mạnh lên hơn 500 tỉ. Điều này là do công ty tăng các khoản vay nợ ngắn hạn qua các năm. Đối với vốn chủ, chúng ta nhận thấy vẫn là xu hướng tăng lên đều đặn, 160 tỉ năm 2005, lên 180 tỉ năm 2006, lên 190 tỉ năm 2007 rồi tăng lên khá mạnh vào năm 2008 với 280 tỉ. Như vậy, sự tăng lên về Tổng nguồn vốn chủ yếu là do sự tăng lên của nợ ngắn hạn đồng thời cũng có sự đóng góp của vốn chủ sở hữu trong cấu trúc nguồn vốn. Ngoài ra, mặc dù có sự thay đổi trong cấu trúc vốn nhưng công ty luôn giữ một tỉ lệ nợ cao hơn vốn chủ. Năm 2005, công ty giữ tỉ lệ vốn vay ở mức 68%, sau đó hạ xuống ở giai đoạn 2006 – 2007 xung quanh giá trị 58 và 57%, tuy nhiên đến năm 2008, khi lãi suất cho vay liên tục biến động giảm xuống, công ty đã nhanh chóng tăng nguồn vay nợ đến 64% để công ty có thể tận dụng nguồn vốn vay rẻ này đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng kết hợp với phân tích khối, chúng ta lại thấy tỉ trọng của Nợ so với Tổng nguồn vốn là giảm trong 4 năm qua, thay vào đó tỉ trọng của Vốn chủ lại tăng lên, từ 31% năm 2005 lên 35% năm 2008. Điều này cho thấy, công ty đang cố gắng lấy lại trạng thái cân bằng về tài chính.
Tình hình doanh thu, lợi nhuận của công ty:
Doanh thu thuần và giá vốn của công ty có cùng một xu hướng với nhau, vào năm 2005, doanh thu đang ở mức 2000 tỉ, sau đó giảm nhẹ còn 1700 tỉ vào năm 2006, bước sang 2007 – 2008 doanh thu tăng nhanh, lần lượt là 2800 tỉ rồi 4200 tỉ. Trong khi đó, giá vốn cũng thay đổi cùng với xu hướng trên, cụ thể như sau 2000 tỉ, 1600 tỉ, 2700 tỉ rồi đến năm 2008 là 4100 tỉ. Mặc dù doanh thu thuần và giá vốn luôn cận kề nhau với cùng một xu hướng như thế, nhưng lợi nhuận gộp của công ty vẫn tăng đều qua các năm, từ 37 tỉ năm 2005, lên 51 và 79 tỉ cho 2 năm 2006 và 2007 và 120 tỉ là con số của năm 2008. Điều này cho thấy hiệu quả trong chính sách giá cả của công ty.
Tình hình lợi nhuận sau thuế càng khả hơn, nó được thể hiện qua hình sau
Sự tăng lên mạnh mẽ của lợi nhuận sau thuế, ngoài sự nỗ lực của chính bản thân công ty, trong việc tích cực cắt giảm chi phí, tuyên truyền phong trào tiết kiệm trên toàn tổ chức, thì còn có sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Năm 2006 và 2007 là năm công ty được miễn thuế 100%, đến năm 2008, công ty được giảm đến 50% kết hợp với chính sách tài trợ của chính phủ, giảm thêm 30% tổng số thuế phải nộp nữa, do đó các năm này khoản mục Lợi nhuận sau thuế là lớn và tăng nhanh qua các năm. Cụ thể, từ 2 tỉ năm 2005, tăng thêm 20 tỉ vào năm 2006 để đạt được con số là 22 tỉ trong năm nay. Đến năm 2007 và 2008, lợi nhuận tiếp tục tăng và đạt được con số lần lượt là 38 và 43 tỉ.
Một vài thông số tài chính:
2005
2006
2007
2008
Bình quân ngành
Khả năng thanh toán
Kntt hiện thời
1.06
1.14
1.07
1.11
2.92
Kn tt nhanh
0.14
0.41
0.47
0.21
1.48
Thông số nợ
Nợ/Vốn chủ
2.20
1.40
1.37
1.83
-
Nợ/Tài sản
0.69
0.58
0.58
0.65
0.27
Nợ/Nguồn vốn dài hạn
2.08
1.39
1.34
1.83
-
Thông số về khả năng sinh lợi
Lợi nhuận gộp biên
1.85%
2.96%
2.85%
2.80%
14.45%
Lợi nhuận ròng biên
0.15%
1.26%
1.37%
1.01%
9.65%
Vòng quay tổng tài sản
3.97
4.01
6.05
5.26
1.87
ROA
0.58%
5.04%
8.26%
5.30%
18.18%
ROE
1.85%
12.11%
19.57%
15.00%
24.91%
Bảng 19 - Một vài chỉ số của công ty so với ngành năm 2008.
Khả năng thanh toán của công ty đã được cải thiện qua thời gian, cụ thể là Khả năng thanh toán hiện thời tăng từ 1.06 năm 2005 lên 1.11 năm 2008, đồng thời Khả năng thanh toán nhanh cũng tăng lên đến 0.21 vào năm 2008, lớn hơn nhiều so với con số 0.14 của năm 2005. Tuy nhiên, nếu so với ngành, các thông số này vẫn còn thấp hơn, chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty vẫn còn chậm hơn, do đó, dẫn đến tình trạng khá rủi ro cho công ty.
Đối với thông số nợ, bảng trên đều cho thấy mọi thông số đều giảm theo thời gian. Cụ thể là Thông số nợ trên vốn chủ giảm từ 2.2 năm 2005 xuống còn 1.83 năm 2008 (điều này cho thấy công ty đang tăng dần tỉ lệ vốn chủ để cân bằng với nợ), Thông số nợ dài hạn cũng giảm từ 2.08 xuống còn 1.83 (cho thấy công ty đang tăng dần nguồn vốn dài hạn, giảm bớt nguồn ngắn hạn, chấp nhận chi phí vốn lớn hơn nhưng giảm bớt rủi ro), trong khi đó Thông số nợ trên tài sản giảm nhẹ nhất, từ 0.69 còn 0.65 năm 2008. Tuy nhiên, đem chỉ số này so với ngành thì lại thấy rằng công ty có Thông số nợ trên tài sản gấp 3 lần so với trung bình ngành, bởi vì bình quân ngành chỉ là 0.27. Có lẽ chính vì nợ chiếm tỉ lệ lớn nên làm hạn chế khả năng thanh toán của công ty, như đã phân tích ở phần khả năng thanh toán.
Đến thông số khả năng sinh lợi, nếu so sánh theo thời gian thì nhận thấy rằng tình hình khả năng sinh lợi của công ty được cải thiện đáng kể bởi mọi chỉ số đều tăng và tăng với lượng rất lớn, ngoại trừ lợi nhuận ròng biên có giảm. Tuy nhiên, nếu so sánh với bình quân ngành thì mọi chỉ số đều thấp hơn ngành. Lợi nhuận gộp biên thấp hơn cho thấy hiệu quả của chính sách định giá của công ty là thấp hơn ngành. Tình hình tương tự cũng xảy ra đối với lợi nhuận ròng biên, khi chỉ số này của công ty chỉ bằng 1/9 của bình quân ngành. Đối với chỉ số vòng quay tổng tài sản, công ty lại cao hơn gấp 5 lần của bình quân ngành, cho thấy tốc độ chuyển hóa của tài sản để tạo ra doanh thu của công ty là nhanh hơn, tuy nhiên vì hiệu quả quản lí, hiệu quả hoạt động marketing vẫn còn thấp hơn ngành do đó, các thông số trên của công ty là còn rất thấp so với ngành. Mặc dù công ty trong cấu trúc tài sản, tài sản cố định của HMC luôn tăng lên theo thời gian, tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa mang lại kết quả đáng mong đợi cho công ty. Mặc dù sự tăng tài sản cố định làm tăng ROE và ROA của công ty lần lượt là 5 lần và 15 lần vào năm 2008 so với năm 2005, tuy nhiên, 2 chỉ số này vẫn còn thua bình quân ngành.
Công ty
Ngành
TĂNG TRƯỞNG
Tăng trưởng doanh thu thuần
53.00%
46.79%
Tăng trưởng lợi nhuận gộp
50.52%
38.23%
Tăng trưởng lợi nhuận ròng
12.88%
54.49%
Tăng trưởng tổng tài sản
75.93%
20.85%
Tăng trưởng vốn chủ sở hữu
47.42%
31.95%
Mặc dù khi so sánh với ngành thì mọi chỉ số về khả năng sinh lợi và khả năng thanh toán đều thấp hơn ngành, nhưng tỉ lệ tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng lợi nhuận gộp của HMC là khá cao và cao hơn trung bình ngành. Kể cả tổng tài sản, vốn chủ cũng có tốc độ tăng nhanh hơn. Nhưng trường hợp tương tự lại không xảy ra đối với lợi nhuận ròng bởi tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận ròng của công ty chỉ bằng ¼ so với ngành.
Để hiểu hơn về việc công ty tăng nguồn vốn dài hạn như thế nào, chính sách tài trợ trong quá khứ của công ty ra sao, chúng ta cùng xem qua phần phân tích sau đây.
Chính sách tài trợ
2007
2008
1
Tài sản lưu động
275,781,378,946
578,694,615,308
2
Tài sản cố định
154,783,089,339
198,329,132,486
3
TỔNG TÀI SẢN
462,734,184,956
814,076,391,932
4
Nợ ngắn hạn
262,510,764,394
525,665,656,821
5
Nợ dài hạn
4,878,265,365
686,806,888
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2847.doc