Luận văn Phương pháp kế toán nghiệp vụ xuất – nhập khẩu ủy thác tại Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 3

PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT – NHẬP KHẨU 3

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT - NHẬP KHẨU 3

1.1.1. Khái niệm, điều kiện và vai trò của Kinh doanh xuất - nhập khẩu 3

1.1.1.1. Khái niệm: 3

1.1.1.2. Điều kiện kinh doanh xuất - nhập khẩu 3

1.1.1.3. Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu: 4

1.1.2. Các phương thức xuất - nhập khẩu: 6

1.1.2.1. Xuất nhập khẩu trực tiếp. 6

1.1.2.2. Xuất nhập khẩu ủy thác. 6

1.1.3. Các phương thức tính giá hàng xuất - nhập khẩu 7

1.2. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT - NHẬP KHẨU ỦY THÁC Ở VIỆT NAM 9

1.2.1. Kế toán xuất khẩu ủy thác 9

1.2.1.1. Các quy định chung về xuất khẩu ủy thác 9

1.2.1.2. Hạch toán tại đơn vị ủy thác xuất khẩu: 11

1.2.1.3. Hạch toán tại đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu: 13

1.2.2. Kế toán nhập khẩu ủy thác 15

1.2.2.1. Các quy định chung về nhập khẩu ủy thác: 15

1.2.2.2. Hạch toán tại đơn vị nhập khẩu ủy thác 16

1.2.2.3. Hạch toán tại đơn vị nhận nhập khẩu ủy thác 20

 

PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT – NHẬP KHẨU ỦY THÁC VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 24

2.1. ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT - NHẬP KHẨU ỦY THÁC TẠI VIỆT NAM 24

2.1.1. Ưu điểm: 24

2.1.2. Tồn tại: 25

2.2. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VU XUẤT - NHẬP KHẨU ỦY THỎC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 26

KẾT LUẬN 30

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3113 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương pháp kế toán nghiệp vụ xuất – nhập khẩu ủy thác tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thật sự am hiểu thị trường hay bạn hàng mới với những mặt hàng mới hoặc doanh nghiệp chưa đủ khả năng tổ chức đàm phán, kí kết hợp đồng Xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có thể tiến hành Xuất nhập khẩu hàng hoá theo phương thức uỷ thác Như vậy, hoạt động Xuất nhập khẩu uỷ thác là phương thức kinh doanh mà trong đó đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu không đứng ra trực tiếp đàm phán với nước ngoài mà phải nhờ qua một đơn vị Xuất nhập khẩu có uy tín thực hiện hoạt động Xuất hoặc Nhập khẩu cho mình. Từ đó ta thấy, trong hoạt động Xuất nhập khẩu uỷ thác có 2 bên tham gia đó là: Bên giao uỷ thác Xuất nhập khẩu (bên uỷ thác) và bên nhận uỷ thác Xuất nhập khẩu (bên nhận uỷ thác). Bên uỷ thác là bên chưa đủ điều kiện mua hoặc bán hàng Xuất nhập khẩu. Bên nhận uỷ thác là bên đứng ra thay mặt bên uỷ thác ký kết hợp đồng với bên nước ngoài và họ sẽ đóng vai trò là một bên của hợp đồng mua, bán ngoại thương và điều kiện này có nghĩa là bên giao uỷ thác giữ vài trò là người sử dụng dịch vụ, còn đơn vị nhận uỷ thác giữ vai trò là người cung cấp dịch vụ, hưởng hoa hồng theo sự thoả thuận giữa hai bên kí trong hợp đồng uỷ thác dựa trên giá trị lô hàng Nhập khẩu và mức độ uỷ thác. 1.1.3. Các phương thức tính giá hàng xuất - nhập khẩu Hàng hoá trong kinh doanh Xuất nhập khẩu được tính theo giá thực tế tương tự như hàng hoá kinh doanh trong nước và được xác định theo các công thức sau: + Tính giá thực tế hàng hoá Xuất khẩu: Giá thực tế hàng hóa thu mua trong nước = Giá mua ghi trên hóa đơn + Chi phí sơ chế, hoàn thiện + Chi phí thu mua hàng hóa _ Giảm giá hàng mua được hưởng + Tính giá thực tế hàng hoá Nhập khẩu: Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Giá thực tế hàng hóa nhập khẩu = Giá mua hàng hóa nhập khẩu (CIF) + Thuế nhập khẩu + Chi phí thu mua hàng nhập khẩu _ Giảm giá hàng mua được hưởng Trong đó: Thuế nhập khẩu = Số lượng hàng hóa nhập khẩu ghi trên tờ hải quan x Giá tính thuế của từng mặt hàng x Thuế suất Ở đây, thuế nhập khẩu được thực hiện theo luật thuế nhập khẩu và có biều thức thuế suất qui định cho từng mặt hàng hoặc từng ngành hàng; trị giá tính thuế được qui đổi ra Việt Nam đồng (VND) theo tỉ giá thực tế trên cơ sở giá CIF (giá giao nhận hàng tại biên giới nước mua – nước Nhập khẩu), nhưng trong từng khung thuế qui định. Nếu trị giá hàng hoá tính theo giá CIF nhỏ hơn trị giá trong biểu thuế thì giá tính thuế được xác định theo trị giá trong biểu thức, nếu trị giá hàng hoá theo giá CIF lớn hơn trị giá ghi trong biểu thức thì giá tính thuế là giá CIF. Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng tính thuế GTGT hay hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, văn hoá, phúc lợi…được trang trải bằng kinh phí thì: Giá thực tế hàng hóa nhập khẩu = Giá mua hàng hóa nhập khẩu(CIF) + Thuế nhập khẩu + Thuế GTGT của hàng nhập khẩu _ Giảm giá hàng mua được hưởng + Chi phí thu mua hàng nhập khẩu Trong đó: Thuế GTGT của hàng NK = Trị giá hàng hoá NK (CIF) + Thuế nhập khẩu x Thuế suất thuế TTĐB Và lưu ý rằng, trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu những mặt hàng chịu thuế TTĐB thì trong giá thực tế hàng nhập khẩu còn bao gồm cả thuế TTĐB trong đó: Thuế TTĐB của hàng NK = Trị giá hàng hoá NK (CIF) + Thuế nhập khẩu x Thuế suất thuế TTĐB Từ công thức tính giá thực tế hàng hoá trên đây ta thấy: Giá thực tế hàng hoá bao gồm hai bộ phận là trị giá mua(bao gồm cả thuế phải nộp) và chi phí thu mua. Khi xuất kho, để tính giá thực tế của hàng hoá thì kế toán phải tách riêng hai bộ phận này. Đối với trị giá mua, kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp tính giá xuất kho giống như đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong nước. Đối với chi phí thu mua, nó được xác định dựa trên sự phân bổ chi phí thu mua cho hàng hoá tiêu thụ và hàng hoá còn tồn kho bởi vì chi phí thu mua liên quan đến cả lượng hàng hoá tiêu thụ trong kì và tồn kho cuối kì. 1.2. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT - NHẬP KHẨU ỦY THÁC Ở VIỆT NAM 1.2.1. Kế toán xuất khẩu ủy thác 1.2.1.1. Các quy định chung về xuất khẩu ủy thác Theo chế độ hiện hành, bên ủy thác Xuất khẩu khi giao hàng cho bên nhận ủy thác phải lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ, khi hàng hóa đã thực Xuất khẩu có xác nhận của hải quan (khi người xuất mất quyền sở hữu về hàng hoá và nắm quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền đòi tiền hàng hoá Nhập khẩu), bên uỷ thác căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, trị giá hàng hoá thực tế Xuất khẩu của đơn vị nhận uỷ thác để lập hoá đơn GTGT với thuế suất 0 % giao cho bên nhận uỷ thác, Bên nhận uỷ thác phải lập hoá đơn GTGT đối với hoa hồng uỷ thác Xuất khẩu với thuế xuất 10%. Bên uỷ thác được ghi nhận số thuế tính trên hoa hồng uỷ thác vào số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, còn bên nhận uỷ thác sẽ ghi số thuế GTGT đầu ra phải nộp. Giá tính thuế GTGT của dịch vụ uỷ thác là toàn bộ tiền hoa hồng uỷ thác và khoản chi hộ (nếu có- trừ khoản nộp thuế hộ) chưa có thuế GTGT. Các chứng từ chi hộ nếu có thuế GTGT thì bên nhận uỷ thác được khấu trừ đầu vào. Trường hợp các chứng từ có ghi rõ họ tên, địa chỉ, mã số thuế của bên uỷ thác thì bên nhận uỷ thác không tính vào doanh thu của mình. Trong trường hợp hợp đồng qui định theo giá dịch vụ có thuế GTGT thì phải qui ngược lại để xác định giá chưa có thuế GTGT: Giá chưa có thuế GTGT = Tổng số hoa hồng uỷ thác và các khoản chi hộ (nếu có) 1+10% Khi thực hiện xong dịch vụ Xuất khẩu, bên nhận uỷ thác phải chuyển cho bên uỷ thác các chứng từ sau: + Bản thanh lý hợp đồng uỷ thác Xuất khẩu (1 bản chính) + Hoá đơn thương mại xuất cho nước ngoài (1 bản sao) +Tờ khai hàng hoá Xuất khẩu có xác nhận thực xuất và đóng dấu của cơ quan Hải quan của khẩu (1 bản sao) +Hoá đơn GTGT về hoa hồng uỷ thác Các bản sao kể trên phải được bên nhận uỷ thác sao và đóng dấu.Trong trường hợp bên nhận uỷ thác cùng lúc Xuất khẩu hàng hoá uỷ thác cho nhiều đơn vị, không có hoá đơn xuất hàng và tờ khai hải quan riêng cho từng đơn vị thì vẫn gửi bản sao cho các đơn vị uỷ thác nhưng phải kèm theo bảng kê chi tiết tên hàng hoá, số lượng, đơn giá và doanh thu hàng đã xuất cho từng đơn vị. Bên cạnh đó, theo qui định bên nhận uỷ thác phải chịu trách nhiệm thanh toán số thuế Xuất khẩu cho Ngân sách. Và lưu ý rằng, thời điểm tính thuế xuất khẩu là ngay mà bên nhận uỷ thác đã nộp tờ khai hàng hoá Xuất khẩu cho cơ quan Hải quan do đó: Tỷ giá thực tế được sử dụng để qui đổi trị giá tính thuế ra VND là tỷ giá tại ngày bên nhận uỷ thác nộp tờ khai hàng hoá Xuất khẩu cho cơ quan Hải quan. Trường hợp phải làm lại thủ tục kê khai và nộp tờ khai hàng Xuất khẩu cho cơ quan Hải quan thì thời điểm tính thuế là ngày nộp tờ khai lần sau 1.2.1.2. Hạch toán tại đơn vị ủy thác xuất khẩu: 1. Khi giao hàng cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán Có TK 156 - Hàng hóa Có TK 155 - Thành phẩm. 2. Khi đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu đã xuất khẩu hàng cho người mua, căn cứ chứng từ liên quan, ghi: 2.1. Giá vốn hàng xuất khẩu, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 157 - Hàng gửi đi bán. 2.2. Doanh thu hàng xuất khẩu uỷ thác, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng. 2.3. Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, bên nhận uỷ thác xuất khẩu nộp hộ vào NSNN, ghi: - Số thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng xuất khẩu uỷ thác phải nộp, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng Có TK 3332, 3333. Khi đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu đã nộp hộ thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt vào NSNN, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 3332, 3333 Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác. (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu) Trả tiền nộp hộ các loại thuế cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác(Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu) Có TK 111, 112. 2.4. Số tiền phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu về các khoản đã chi hộ liên quan đến hàng uỷ thác xuất khẩu, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388) (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu). 3. Phí uỷ thác xuất khẩu phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388). (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu) 4. Bù trừ khoản tiền phải thu về hàng xuất khẩu với khoản phải trả đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388) (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu). 5. Khi nhận số tiền bán hàng uỷ thác xuất khẩu còn lại sau khi đã trừ phí uỷ thác xuất khẩu và các khoản do đơn vị nhận uỷ thác chi hộ, căn cứ chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu). 1.2.1.3. Hạch toán tại đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu: 1. Khi nhận hàng của đơn vị uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 003 - Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi. 2. Khi đã xuất khẩu hàng, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: 2.1. Số tiền hàng uỷ thác xuất khẩu phải thu hộ cho bên giao uỷ thác xuất khẩu, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng người mua nước ngoài) Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu). Đồng thời ghi trị giá hàng đã xuất khẩu: Có TK 003 - Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi. 2.2. Thuế xuất khẩu phải nộp hộ cho bên giao uỷ thác xuất khẩu, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Kế toán chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác) Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388 chi tiết phải nộp vào NSNN). 2.3. Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp hộ cho bên giao uỷ thác xuất khẩu, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Kế toán chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu) Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388 chi tiết phải nộp vào NSNN). 3. Đối với phí uỷ thác xuất khẩu, và thuế GTGT tính trên phí uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh doanh thu phí uỷ thác xuất khẩu, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (5113) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp. 4. Đối với các khoản chi hộ cho bên uỷ thác xuất khẩu (Phí ngân hàng, phí giám định hải quan, chi vận chuyển bốc xếp hàng...), căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388 chi tiết từng đơn vị uỷ thác xuất khẩu) Có TK 111, 112. 5. Khi thu hộ tiền hàng cho bên uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng người mua nước ngoài). 6. Khi nộp hộ thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt cho đơn vị ủy thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388 chi tiết phải nộp vào NSNN) Có TK 111, 112. 7. Khi đơn vị uỷ thác xuất khẩu thanh toán bù trừ phí uỷ thác xuất khẩu, và các khoản chi hộ, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu) Có TK 138 - Phải thu khác (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu). 8. Khi chuyển trả cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu số tiền hàng còn lại sau khi đã trừ phí uỷ thác xuất khẩu và các khoản chi hộ, căn cứ chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu) Có TK 111, 112. 1.2.2. Kế toán nhập khẩu ủy thác 1.2.2.1. Các quy định chung về nhập khẩu ủy thác: Nhập khẩu uỷ thác là trường hợp mà bên uỷ thác nhập khẩu giao quyền uỷ thác hàng hoá cho bên nhận uỷ thác trên cơ sở hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá. Bên nhạn uỷ thác nhập khẩu hàng hoá đứng ra ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương nhận tiền của bên giao uỷ thác để nhập khẩu hàng hoá, đứng ra nhập khẩu hàng hoá, thanh toán và tham gia các khiếu nại tranh chấp nếu xảy ra, trả tiền chi phí nếu trong điều khoản hợp đồng qui định người nhận uỷ thác nhập khẩu phải chịu; chịu trách nhiệm kê khai và nộp các loại thuế của hàng nhập khẩu (thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT) theo từng lần nhập khẩu với cơ quan Hải quan. Cần lưu ý rằng, nếu hàng hoá nhập khẩu là tiêu dùng thì phải nộp xong thuế nhập khẩu trước khi nhận hàng và nếu hàng hoá nhập khẩu có thời hạn nộp thuế khác nhau thì phải mở tờ khai hàng hoá nhập khẩu riêng theo từng thời hạn nộp thuế; thời điểm tính thuế nhập khẩu là ngày bên nhận uỷ thác nhập khẩu nộp tờ khai hàng hoá nhập khẩu cho cơ quan Hải quan. Ngoài ra, bên nhận uỷ thác phải chịu lưu giữ các chứng từ liên quan đến lô hàng nhập khẩu như hợp đồng Nhập khẩu hàng hoá ký kết với nước ngoài; Hoá đơn thương mại do người bán (nước ngoài) xuất, tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu và biên lai thuế GTGT hàng nhập khẩu. Kết thúc dịch vụ uỷ thác, đơn vị nhận uỷ thác được nhận hoá hồng theo tỷ lệ % qui định trong điều khoản hợp đồng uỷ thác. Về phía bên giao uỷ thác nhập khẩu: Bên này căn cứ vào hợp đồng uỷ thác nhập khẩu chuyển tiền cho bên nhận uỷ thác nhập khẩu đồng thời quản lý về số tiền này, tổ chức tiếp nhận hàng nhập khẩu khi bên nhận uỷ thác báo hàng đã về đến cảng và có trách nhiệm thanh toán số hoa hồng uỷ thác nhập khẩu cho bên nhận uỷ thác nhập khẩu. Về thủ tục kê khai thuế GTGT, khi xuất trả hàng nhập khẩu cho chủ hàng (nếu bên nhận uỷ thác Nhập khẩu đã nộp thuế GTGT) thì bên nhận uỷ thác phải lập hoá đơn GTGT (ngoài hoá đơn GTGT đối với hoa hồng uỷ thác) trong đó ghi rõ tổng giá thanh toán phải thu. ở bên uỷ thác, bao gồm giá mua (theo hoá đơn thương mại), số thuế nhập khẩu, thuế TTĐB và thuế GTGT của hàng nhập khẩu (theo thông báo của cơ quan thuế) hoá đơn này làm cơ sở tính thuế đầu ra của bên uỷ thác nhập khẩu và là thuế đầu vào của bên uỷ thác. Trong trường hợp còn lại (bên nhận uỷ thác chưa nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu), khi xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, bên nhận uỷ thác nhập khẩu phải lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường. Sau khi đã nộp thuế GTGT ở khâu Nhập khẩu, bên nhận uỷ thác mới lập hoá đơn GTGT giao cho bên uỷ thác. 1.2.2.2. Hạch toán tại đơn vị nhập khẩu ủy thác 1. Khi trả trước một khoản tiền uỷ thác mua hàng theo hợp đồng uỷ thác nhập khẩu cho đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu mở LC,..., căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu) Có TK 111, 112. 2. Khi nhận hàng uỷ thác nhập khẩu do đơn vị nhận uỷ thác giao trả, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: 2.1. Phản ánh giá trị hàng nhập khẩu uỷ thác, thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có, căn cứ vào hóa đơn xuất trả hàng của bên nhận uỷ thác nhập khẩu và các chứng từ liên quan, ghi: 2.1.1. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi: a/ Nếu đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu nộp hộ các khoản thuế vào NSNN, ghi: Nợ TK 151, 152, 156, 211 (Giá trị hàng nhập khẩu không bao gồm thuế GTGT hàng nhập khẩu) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu). b/ Nếu đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu làm thủ tục kê khai thuế nhưng đơn vị uỷ thác tự nộp thuế vào NSNN thì giá trị hàng nhập khẩu được phản ánh như bút toán tại điểm a. Khi nộp các khoản thuế vào NSNN, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu) Có TK 111, 112. 2.1.2. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu dùng vào hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ, ghi: a/ Nếu đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu nộp hộ các khoản thuế vào NSNN, ghi: Nợ TK 152, 156, 211 (Giá trị hàng nhập khẩu bao gồm cả các khoản thuế phải nộp) Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu). b/ Nếu đơn vị nhận uỷ thác làm thủ tục kê khai thuế, nhưng đơn vị uỷ thác tự nộp các khoản thuế vào NSNN, thì giá trị hàng nhập khẩu được kế toán như bút toán tại điểm a. Khi nộp thuế vào NSNN, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu) Có TK 111, 112. 2.2. Phí uỷ thác nhập khẩu phải trả đơn vị nhận uỷ thác, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 151, 152, 156, 211 Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu). 2.3. Số tiền phải trả đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu các khoản chi hộ cho hoạt động nhận uỷ thác nhập khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 151, 152, 156, 211 Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu). 3. Khi trả tiền cho đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu về số tiền hàng còn lại, tiền thuế nhập khẩu, tiền thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu nhờ đơn vị nhận uỷ thác nộp hộ vào NSNN), phí uỷ thác nhập khẩu và các khoản chi hộ, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu) Có TK 111, 112. 4. Trường hợp đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu chuyển trả hàng uỷ thác nhập khẩu chưa nộp thuế GTGT, ghi: 4.1. Khi nhận hàng, căn cứ phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ của đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu, kế toán phản ánh giá trị hàng nhập khẩu ủy thác theo giá đã có thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi: Nợ TK 152, 156, 211 (Giá trị hàng nhập khẩu bao gồm các khoản thuế phải nộp) Có TK 331 - Phải trả cho người bán. (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu) 4.2. Khi nhận hóa đơn GTGT hàng uỷ thác nhập khẩu của đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu, kế toán phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: 4.2.1. Trường hợp hàng hóa uỷ thác nhập khẩu còn tồn kho, ghi: Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 152, 156, 211. 4.2.2. Trường hợp hàng hóa uỷ thác nhập khẩu đã xuất bán, ghi: Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 632 - Giá vốn hàng bán 1.2.2.3. Hạch toán tại đơn vị nhận nhập khẩu ủy thác 1. Khi nhận của đơn vị uỷ thác nhập khẩu một khoản tiền mua hàng trả trước để mở LC,..., căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu). 2. Khi chuyển tiền hoặc vay ngân hàng để ký quỹ mở LC (nếu thanh toán bằng thư tín dụng), căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn Có TK 111, 112, 311. 3. Khi nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hóa, ghi: 3.1. Số tiền hàng uỷ thác nhập khẩu phải thanh toán hộ với người bán cho bên giao uỷ thác, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi trên đường (Nếu hàng đang đi đường) Nợ TK 156 - Hàng hóa (Nếu hàng về nhập kho) Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng người bán). Trường hợp nhận hàng của nước ngoài không nhập kho chuyển giao thẳng cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết đơn vị uỷ thác nhập khẩu) Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết người bán nước ngoài). 3.2. Thuế nhập khẩu phải nộp hộ cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi trên đường Nợ TK 156 - Hàng hóa Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu). Trường hợp nhận hàng của nước ngoài không nhập kho chuyển giao thẳng cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết đơn vị uỷ thác nhập khẩu) Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu). 3.3. Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp hộ cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi trên đường Nợ TK 156 - Hàng hóa Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312). Trường hợp nhận hàng của nước ngoài không qua nhập kho chuyển giao thẳng cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết đơn vị uỷ thác nhập khẩu) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312). 3.4. Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp hộ cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi trên đường Nợ TK 156 - Hàng hóa Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt. Trường hợp nhận hàng của nước ngoài không qua nhập kho chuyển giao thẳng cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết đơn vị uỷ thác nhập khẩu) Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt. 3.5. Khi trả hàng cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, căn cứ vào hóa đơn GTGT xuất trả hàng và các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị uỷ thác nhập khẩu) Có TK 156 - Hàng hóa (Giá trị hàng nhập khẩu đã bao gồm các khoản thuế phải nộp) Có TK 151 - Hàng mua đang đi trên đường. 3.6. Trường hợp trả hàng cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu chưa nộp thuế GTGT, căn cứ phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, ghi như bút toán 3.5. Sau khi đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu cho hàng hóa nhập khẩu uỷ thác, phải lập hóa đơn GTGT gửi cho đơn vị giao uỷ thác. 4. Đối với phí uỷ thác nhập khẩu và thuế GTGT tính trên phí uỷ thác nhập khẩu, căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh doanh thu phí uỷ thác nhập khẩu, ghi: Nợ TK 131, 111, 112 (Tổng giá thanh toán) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (5113) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp. 5. Đối với các khoản chi hộ cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu liên quan đến hoạt động nhận uỷ thác nhập khẩu (Phí ngân hàng, phí giám định hải quan, chi thuê kho, thuê bãi chi bốc xếp vận chuyển hàng...), căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị uỷ thác nhập khẩu) Có TK 111, 112. 6. Khi đơn vị uỷ thác nhập khẩu chuyển trả nốt số tiền hàng nhâp khẩu, tiền thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu đơn vị uỷ thác nhờ nộp hộ vào NSNN các khoản thuế này), và các khoản chi hộ cho hoạt động nhập khẩu uỷ thác, phí uỷ thác nhập khẩu, căn cứ vào các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị uỷ thác nhập khẩu). 7. Khi thanh toán hộ tiền hàng nhập khẩu với người bán cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng người bán) Có TK 112, 144. 8. Khi nộp hộ thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt vào NSNN, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 3331, 3332, 3333 Có TK 111, 112. 9. Trường hợp đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu làm thủ tục nộp thuế nhập khẩu, đơn vị uỷ thác nhập khẩu tự nộp các khoản thuế này vào NSNN, căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh số tiền đơn vị uỷ thác nhập khẩu đã nộp vào NSNN, ghi: Nợ TK 3331, 3332, 3333 Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị uỷ thác nhập khẩu). PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT – NHẬP KHẨU ỦY THÁC VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 2.1. ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT - NHẬP KHẨU ỦY THÁC TẠI VIỆT NAM 2.1.1. Ưu điểm: Về hoạt động kinh doanh Xuất - Nhập khẩu nói chung và hoạt động kinh doanh Xuất - Nhập khẩu uỷ thác nói riêng, Chính phủ cùng với Bộ Tài chính và Bộ Thương mại chỉ đưa ra những quyết định dưới dạng nghị định, thông tư, quyết định về trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động Xuất - Nhập khẩu, các thủ tục phải thực hiện cũng như trình tự thực hiện các thủ tục đó. Dựa trên cơ sở này, những người làm công tác kế toán tự đưa ra phương pháp hạch toán thích hợp đối với nghiệp vụ Xuất - Nhập khẩu này. Mặc dù vậy, các phương pháp hạch toán được đưa ra có thể nói là khá hoàn chỉnh. Các bút toán đã phản ánh khá đầy đủ và đúng với bản chất của nghiệp vụ phát sinh tương ứng. Nội dung hạch toán đã bao quát được toàn bộ qua trình giao, nhận và thực hiện dịch vụ uỷ thác cũng như các quan hệ thanh toán tài chính giữa các bên có liên quan với nhau (bên giao uỷ thác, bên nhận uỷ thác, nhà cung cấp hay khách hàng nước ngoài, cơ quan Hải quan…) Hơn nữa, phải thừa nhận rằng hoạt động Xuất - Nhập khẩu uỷ thác phức tạp hơn nhiều so với hoạt động mua bán trong nước bởi vì đặc điểm của nó là có nhiều bên tham gia, có nhiều thủ tục và các thủ tục thì phức tạp, thời điểm giao hàng thường không trùng và cách xa thời điểm thanh toán tiền hàng,… Do vậy, việc thanh toán nghiệp vụ này quả là không đơn giản chút nào. Từ đó chúng ta mới thấy rằng, để có được các phương pháp hạch toán kế toán nêu trên những người làm công tác kế toán đã rất linh hoạt, sáng tạo khi vận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 38.DOC
Tài liệu liên quan