Luận văn Phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý 10 PTTH tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực

Bản đồ câm còn được gọi là bản đồ công tua hay bản đồ trống. Trên

bản đồ này thường chỉ có lưới bản đồ, đường ranh giới của các lãnh thổ, mạng

lưới thuỷ văn, các tuyến đường giao thông và các điểm dân cư quan trọng.

Trên bản đồ không ghi địa danh. Bản đồ trống có tỉ lệ lớn hơn thường được

giáo viên địa lý dùng trong các giờ học; dạy đến đâu giáo viên điền nội dung

đã chuẩn bị ở nhà vào đó. Đây là phương pháp giới thiệu kiến thức mới độc

đáo, hấp dẫn, thu hút học sinh theo dõi bài giảng mới.

Tương ứng với bản đồ câm treo tường dành cho giáo viên là bản đồ

câm dành cho học trò. Bản đồ của học trò có tỉ lệ nhỏ hơn, thường được đóng

thành tập gọi là “tập bản đồ bài tập”. Trong giờ học, học sinh thường để

chúng ở trên bàn. Học sinh vừa nghe thầy giảng bài vừa ghi chép, vừa chuyển

những nội dung mà giáo viên trên bản đồ câm vào bản đồ của mình. Sự phối

hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò khi sử dụng các loại bản đồ câm ở trên lớp là

phương pháp hình thành biểu tượng và khái niệm cho học sinh một cách tích

cực. Giáo viên cũng có thể ra bài tập cho học sinh về nhà tự làm việc với bản

đồ câm, giúp các em có thói quen làm việc với độc lập, nhằm củng cố kiến

thức đã học ở trên lớp, chuẩn bị bài để thu nhận kiến thức mới và rèn luyện kĩ

năng bản đồ cần thiết.

pdf115 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6151 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý 10 PTTH tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình thành biểu tượng và khái niệm cho học sinh một cách tích cực. Giáo viên cũng có thể ra bài tập cho học sinh về nhà tự làm việc với bản đồ câm, giúp các em có thói quen làm việc với độc lập, nhằm củng cố kiến thức đã học ở trên lớp, chuẩn bị bài để thu nhận kiến thức mới và rèn luyện kĩ năng bản đồ cần thiết. Bản đồ câm có mối quan hệ chặt chẽ với sách giáo khoa, bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ treo tường và atlat. Nếu giáo viên biết hướng dẫn cho học sinh khai thác các mối quan hệ này thì sẽ tạo điều kiện để các em hoạt động nhận thức tự giác và tích cực. Có thể lấy kết quả thực nghiệm khoa học của các nhà tâm lí về hoạt động nhận thức để minh chứng hiệu quả khai thác mối quan hệ này khi thực hành trên bản đồ câm: học sinh tự trình bày kết hợp với thực hành trên bản đồ sẽ lưu giữ được 90% lượng tri thức của bài học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 40 2.4.5. Phương pháp khai thác các loại biểu đồ Địa lí 10 Trong SGK Địa lí 10 đã sử dụng các biểu đồ sau: Bài 6 - Hình 6. 1 – Đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm Bài 13 - Hình 13.1 – Phân bố lượng mưa theo vĩ độ Bài 17 - Hình 14.2 – Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm Bài 22 - Hình 22.1 – Tỉ suất sinh thô thời kí 1950 – 2005 - Hình 22.2 – Tỉ suất tử thô thời kì 1950 - 2005 Bài 23 - Hình 23.1 – Các kiểu tháp dân số cơ bản - Hình 23.2 – Biểu đồ cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Ấn Độ, Bra-xin và Anh, năm 2000 (%) Bài 32 - Hình 32.6 – Cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới (%). Khi khai thác hình vẽ là biểu đồ thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh xem xét biểu đồ đó phản ánh cái chung của lãnh thổ hay đi sâu giải thích các khía cạnh khác nhau về tự nhiên, dân cư, kinh tế của lãnh thổ đó. Trên cơ sở đó khắc sâu vào tâm trí học sinh các khía cạnh tiêu biểu quan trọng này. Nhìn chung, các biểu đồ trong SGK Địa lí 10, thể hiện một trong số vấn đề sau : - Biểu đồ biểu hiện động thái phát triển (tăng, giảm) của một hiện tượng. Sự tăng giảm này có thể liên tục, có thể gián đoạn, có thể đều đặn hoặc không đều đặn tùy thuộc vào sự biểu hiện của biểu đồ. - Biểu đồ biểu hiện cơ cấu của hiện tượng. Các hiện tượng biểu hiện có thể là cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu GDP, cơ cấu của một thành phần trong tổng thể… - Biểu đồ biểu hiện các mối quan hệ giữa dân số và sản lượng lương thực, mối tương quan về độ lớn giữa các đối tượng, giữa dân số thành thị và nông thôn… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 41 - Biểu đồ biểu hiện kết cấu dân số theo độ tuổi và giới tính thì cần phân tích và so sánh: + Hình dạng của tháp tuổi + Cơ cấu dân số theo độ tuổi, tính số lượng dân cư trong độ tuổi lao động, dân cư ngoài độ tuổi lao động (tỉ lệ dân cư phụ thuộc). + Nguyên nhân của hiện tượng + Ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến phát triển kinh tế đất nước. Quy trình chung sử dụng biểu đồ: 1) Đọc biểu đồ: Quan sát hình dạng biểu đồ (dạng hình cột đơn, cột ghép hay cột chồng, biểu đồ hình tròn: có cấu trúc hoặc phi cấu trúc, dạng đường đơn hay nhiều đường biểu hiện nhiều hiện tượng, biểu đồ kết hợp cột và đường, biểu đồ miền, biểu đồ thanh ngang…). - Xem xét nội dung biểu hiện về nông nghiệp, công nghiệp, dân cư,… và đọc bản chú giải (nếu có). -Xem xét cấu trúc: biểu hiện các thành phần, các bộ phận hay biểu hiện cơ cấu, biểu hiện một, hai hay nhiều hiện tượng có quan hệ chặt chẽ với nhau. - Xác định quy mô (độ lớn) của các thành phần, tỉ trọng (thị phần) của chúng, xu hướng phát triển (tăng hay giảm) và tầm quan trọng của từng thành phần. 2) Nhận xét và giải thích: Dựa trên phân tích hình dạng, nội dung, cấu trúc, độ lớn và thị phần của hiện tượng để nêu nhận xét. Giải thích nguyên nhân. 3) Kết luận: Nhận thức hiện tượng nghiên cứu 2.4.6. Phương pháp khai thác hình vẽ, tranh ảnh Địa lí 10 Trong sách giáo khoa Địa lí 10 có các hình vẽ và tranh ảnh sau: Bài 1 - Hình 1.1 – Mặt chiếu tiếp xúc với bề mặt Điạ Cầu - Hình 1.2 – Ba vị trí của mặt chiếu trong phép chiếu phương vị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 42 - Hình 1.3 – Phép chiếu phương vị - Hình 1.4 – Ba vị trí của hình nón trong phép chiếu hình nón - Hình 1.5 – Phép chiếu hình nón đứng - Hình 1.6 – Ba vị trí hình trụ trong phép chiếu hình trụ - Hình 1.7 – Phép chiếu hình trụ đứng Bài 2 – Hình 2.1 – Các dạng kí hiệu Bài 5 – Hình 5.1 – Vị trí Mặt Trời trong Dải Ngân Hà - Hình 5.2 – Các hành tinh trong hệ Mặt Trời và quỹ đạo chuyển động của chúng - Hình 5.4 – Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất Bài 6 – Hình 6.2 – Các mùa theo dương lịch ở bán cấu Bắc - Hình 6.3 – Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ Bài 7 – Hình 7.1 – Cấu trúc của Trái Đất - Hình 7.2 – Lớp vỏ Trái Đất. Thạch quyển - Hình 7.4 – Hai mảng kiến tạo tách rời nhau - Hình 7.5 – Hai mảng kiến tạo xô vào nhau Bài 8 – Hình 8.1 – Hiện tượng uốn nếp - Hình 8.2 – Nếp uốn của các lớp đá trầm tích ở vùng núi - Hình 8.3 – Địa luỹ và địa hào Bài 9 – Hình 9.1 – Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột - Hình 9.2 – Hang động – kết quả của sự hoà tan đá vôi do nước - Hình 9.3 – Rễ cây làm cho lớp đá rạn nứt - Hình 9.4 – Xói mòn đất do dòng chảy tạm thời - Hình 9.5 – Nấm đá - Hình 9.6 – Vách biển và bậc thềm sóng vỗ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 43 - Hình 9.7 – Phi – o Bài 11 – Hình 11.1 – Các tầng khí quyển - Hình 11.2 - Phân phối bức xạ mặt trời - Hình 11.4 – Nhiệt độ thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi Bài 12 – Hình 12.1 – Các đai khí áp và gió trên Trái Đất - Hình 12.4 – Gió biển và gió đất - Hình 12.5 – Quá trình hình thành gió fơn Bài 15 – Hình 15 – Sơ đồ tuần hoàn của nước Bài 16 – Hình 16.1 – Chu kì tuần trăng - Hình 16.2 – Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời vào các ngày “triều cường” - Hình 16.3 – Vị trí của Mặt Trăng vào các ngày “triều kém” Bài 17 – Hình 17 – Vị trí lớp phủ thổ nhưỡng ở lục địa Bài 18 – Hình 18 – Các vành đai của thực vật theo độ cao ở núi An- pơ (châu Âu) Bài 19 – Hình 19.3 – Đài nguyên - Hình 19.4 – Rừng lá kim - Hình 19.5 – Rừng lá rộng ôn đới - Hình 19.6 – Thảo nguyên ôn đới - Hình 19.7 – Rừng cận nhiệt ẩm - Hình 19.8 – Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt - Hình 19.9 – Xavan; - Hình 19.10 – Rừng nhiệt đới ẩm - Hình 19.11 – Sơ đồ các vành đai thực vật và đất ở sườn Tây dãy Cáp-ca Bài 20 - Hình 20.1 - Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái Đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 44 - Hình 20.2 – Bề mặt đất bị rửa trôi, xói mòn sau khi rừng bị tàn phá Bài 28 – Hình 28.1 – Bông lúa mì và cánh đồng lúa mì - Hình 28.3 – Cây ca cao và quả ca cao - Hình 28.4 – Cây củ cải đường - Hình 28.6 – Thanh niên tích cực tham gia trồng rừng ngập mặn Bài 29 – Hình 29.1 – Chăn nuôi bò ở Nam Mĩ - Hình 29.2 Chăn nuôi dê ở châu Phi - Hình 29.4 – Đồi mồi và trai ngọc Bài 32 – Hình 32.1 – Khai thác dầu trên biển ở Việt Nam - Hình 32.2 – Nhà máy điện khí đốt ở Ấn Độ - Hình 32.7 – Sản xuất ôtô ở Hàn Quốc - Hình 32.8 – Nhà máy hoá dầu ở Nhật Bản Bài 37 – Hình 37.1 – Tầu cao tốc TGV của Pháp, có tốc độ chạy tàu tới 260km/giờ Bài 40 – Hình 40 Tỉ trọng buôn bán hàng hoá giữa các vùng và bên trong các vùng, năm 2004 (theo WTO) Bài 41 – Hình 41.1 – Khai thác than Bài 42 – Hình 42 – Bãi rác ở Ma-ni-la (phi-lip-pin). Khi dạy đến các tranh ảnh, các hình vẽ trên đây giáo viên cần dừng lại hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức địa lí tàng trữ ở trong đó: 1).Đối với hình là tranh ảnh – Những hình ảnh tiêu biểu của một quốc gia hay là hiện tượng thiên nhiên, xã hội kì thú đặc biệt thì giáo viên nên khai thác để các hình ảnh đó, các biểu tượng địa lí, in đậm trong tâm trí học sinh trên nền kiến thức chung về lãnh thổ đang học tập, nghiên cứu. Quy trình chung khái thác một bức tranh ảnh : - Đọc tên bức tranh ảnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 45 - Xác định vị trí địa lí của bức tranh ảnh, thời gian, không gian (trên bản đồ) của bức tranh ảnh - Giá trị của bức tranh : + Giá trị của bức tranh trong học tập địa lí + Giá trị về lịch sử + Giá trị về kiến trúc, văn hóa, khoa học, nhân văn + Giá trị về kinh tế, chính trị... 2) Đối với hình vẽ mô phỏng về cấu trúc, về quy luật của một hiện tượng tự nhiên thì giáo viên cần phân tích để làm rõ bản chất của hiện tượng. Ví dụ: các vận động của Trái Đất và hệ quả của nó, cấu tạo của Trái Đất, của lớp vỏ thạch quyển, các mảng kiến tạo, các quá trình uốn nếp, đứt gãy; các tầng khí quyển, quy luật phân phối năng lượng Mặt Trờì, phân bố các đai cao hạ áp, quy luật của gió; quy luật tuần hoàn của nước, quy luật thuỷ triều, các vành đai thực vật và đất trên các núi cao và cấu trúc của lớp vỏ địa lí của Trái Đất. Quy trình chung khai thác một hình vẽ: + Đọc tên hình vẽ + Xác định hình vẽ đó mô phỏng cái gì ? Ví dụ: Bài 6 – Hình 6.4 – Mô phỏng các mùa theo dương lịch ở Bắc bán cầu; Bài 14 – Hình 14.1 – Mô phỏng sự phân phối năng lượng Mặt Trời; Bài 19 - Hình 19.1 – Mô phỏng sự tuần hoàn của nước trên Trái Đất... + Giá trị của hình vẽ đó trong việc diễn giải các dấu hiệu của khái niệm địa lí tự nhiên hay diễn giải các quy luật địa lí tự nhiên + Giá trị về tự nhiên, danh thắng. 2.4.7. Phương pháp sử dụng băng đĩa hình, video clip. Việc sử dụng các băng đĩa hình, video clip phục vụ cho những mục đích sư phạm khác nhau: cung cấp biểu tượng, hình thành kiến thức mới, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 46 củng cố kiến thức, trình bày những bài thực hành…Các hình ảnh tư liệu từ nguồn này có một số ưu điểm cơ bản sau. + Giúp GV chủ động, tự tin, sáng tạo trong dạy học địa lí. + Cho phép xem xét các hiện tượng địa lí một cách toàn diện hoặc theo từng mặt riêng biệt. + Cho phép so sánh các hiện tượng và quá trình địa lí xảy ra ở các nơi khác nhau trên bề mặt Trái Đất. + Có khả năng trình bày diễn biến của những quá trình, những hiện tượng địa lí cần quan sát trong một thời gian ngắn, ví dụ : hiện tượng núi lửa phun trào, hiện tượng xói mòn, hiện tượng thủy triều… + Với những hình ảnh sinh động, hấp dẫn, đẹp, rõ nét nó có thể thay thế tranh ảnh và phần nào các cuộc tham quan, dã ngoại. Một số cách sử dụng băng đĩa hình, video clip. + GV giảng bài trước, HS xem video sau hoặc HS xem video trước, GV giảng bài sau. Cách này có tính chất minh họa( hỗ trợ bài giảng bằng hình ảnh), ít phát huy tính tính cực độc lập và tư duy của HS. + GV lập một dàn bài trước và nêu các vấn đề cần đề cập đến. HS xem video từng đoạn, GV dựa vào dàn bài đặt câu hỏi, HS thảo luận. GV sơ kết và tiến hành tiếp tục như trên cho đến hết bài. Cách này đi từ phân tích đến tổng hợp, phát huy tính tích cực độc lập của học sinh. + GV xây dựng một đề cương sẵn, sau đó hướng dẫn HS trong quá trình xem ghi chép lại( một cách khái quát) những nội dung của đọan băng( kể cả các số liệu cần thiết). Sau đó HS dựa vào đề cương xây dựng nội dung bài học. Cách này rèn luyện tính độc lập, khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy logic…và trình độ khái quát của học sinh. Để thực hiện hình thức này, GV phải chuẩn bị thật chu đáo, cẩn thận, dự kiến những tình huống sư phạm có thể xảy ra. HS phải tự lực làm việc, tự nhận thức, phải huy động tối đa khả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 47 năng trí tuệ thì mới có thể nắm được nội dung và thực hiện được mục đích của giờ học. + GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, sau khi xem băng các nhóm phải trao đổi, thảo luận, trình bày kết quả nhiệm vụ được giao. 2.4.8. Sử dụng phối hợp các loại hình trong việc hình thành kiến thức địa lí 10 2.4.8.1. Kiến thức chung Khi sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí nói chung, dạy học địa lí 10 nói riêng thông thường các giáo viên ít chú ý đến việc phối hợp sử dụng các loại hình bản đồ với nhau, phối hợp bản đồ với tranh ảnh và bảng biểu. Đây là một tồn tại trong dạy học địa lí. Bởi vì mỗi loại hình bản đồ có chức năng riêng: bản đồ trong sách giáo khoa có chức năng chính của nó là giúp học sinh tư duy gắn liền với lãnh thổ; bản đồ giáo khoa treo tường là loại dùng chung cho thầy và trò ở trên lớp, thầy diễn giải kiến thức trên bản đồ, trò theo dõi, nhận thức,ghi chép...; atlat địa lí giúp học sinh tham khảo, mở rộng kiến thức; bản đồ trống giúp học sinh rèn luyện kĩ năng địa lí và bản đồ. Sự phối hợp này diễn ra trong từng bài học địa lí, liên tục xuyên suốt chương trình địa lí 10, cũng như sự phối hợp kế tiếp từ lớp dưới lên lớp trên. Ngoài ra, các hình vẽ, tranh ảnh và bảng biểu bao giờ cũng có địa chỉ rõ ràng trên lãnh thổ địa lí mà thầy và trò đang giảng dạy và học tập. Lãnh thổ này đã được bản đồ phản ánh rất đầy đủ và rõ ràng. Các tác giả viết sách tách tranh ảnh, biểu đồ và các bảng biểu ra một cách tương đối để diễn giải các hiện tượng cụ thể, khắc sâu trong kí ức học sinh. Do đó, người giáo viên cần liên kết và phối hợp kênh hình một cách hợp lí, chặt chẽ sẽ giúp học sinh nắm bắt kiến thức hoàn chỉnh, có cơ sở khoa học chắc chắn. Kinh nghiệm cho hay, muốn sử dụng kênh hình thành công người giáo viên phải nhất thể hoá kiến thức trong đầu của mình với kiến thức tàng trữ trong kênh hình để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 48 2.4.8.2. Một số ví dụ phối hợp khai thác kênh hình trong việc dạy học Địa lí 10 Ví dụ 1: Bài 5, trang 18, SGK Khi giảng mục 1- Vũ Trụ, ngoài hình 5.1 trong SGK,GV có thể sử dụng thêm hình vẽ sau: Hình 2.1- Hệ Mặt Trời trong Dải Ngân Hà( nhìn nghiêng) a) Nội dung Đây là bức ảnh thể hiện vị trí Mặt Trời trong Dải Ngân Hà. Thiên hà chứa Hệ Mặt Trời, được gọi là Ngân Hà  đó là một trong hàng trăm tỉ thiên hà trong khoảng không gian vô cùng vô tận. Khoảng không gian vô tận mà con người nhận thức được  gọi là Vũ Trụ. Trong Dải Ngân Hà, Mặt Trời cũng chỉ là 1 trong khoảng 1, 5 tỉ ngôi sao phát sáng. Trái Đất của chúng ta có dạng hình cầu và kích thước rất lớn, bán kính Trái Đất là 6370 km, chiều dài đường Xích đạo là 40.076 km. Trái Đất là một khối cầu vĩ đại, nhưng Mặt Trời còn lớn hơn nhiều, đường kính Mặt Trời dài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 49 gấp 109 lần đường kính Trái Đất. Thể tích Mặt Trời cũng lớn gấp 1.300.000 lần thể tích Trái Đất. Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 150 triệu km, một máy bay phản lực tốc độ 1000 km /h phải bay gần 18 năm. Với tốc độ 300.000 km /s, ánh sáng từ Mặt Trời tới Trái Đất phải mất 8, 3 phút. Hệ Mặt Trời rộng lớn và vĩ đại như vậy nhưng trong Dải Ngân Hà thì hệ Mặt Trời lại rất nhỏ bé. Qua hình 2.1, chúng ta thấy hệ Mặt Trời chỉ là 1 chấm sáng trong hàng tỉ chấm sáng trong Dải Ngân Hà. b) Phương pháp sử dụng  Hình 2.1 được sử dụng để giảng dạy mục I – Vũ trụ. Học thuyết về sự hình thành Vũ Trụ. Khái niệm "Vũ Trụ", HS đã được học ở lớp 6, ở đây GV cần hướng dẫn HS kết hợp quan sát ảnh và kiến thức đã học để nắm được nội dung cơ bản của khái niệm này.  Mặt Trời chỉ là 1 ngôi sao trong rất nhiều ngôi sao (hàng tỉ) trong Dải Ngân Hà.  Bằng kiến thức đã học, GV gợi cho HS nhớ lại: Trái Đất của chúng ta là một khối cầu vĩ đại, nhưng Mặt Trời còn lớn hơn rất nhiều.  Từ đó các em có thể hình dung cụ thể về sự bao la, vô cùng vô tận của Vũ Trụ. - Qua hình 2.1, GV dẫn dắt hoặc đặt câu hỏi phát vấn để HS rút ra được nhận xét: Mặt Trời trong Dải Ngân Hà chỉ như là một hạt cát trong sa mạc mênh mông. 2) Khi giảng mục I.2. Hệ Mặt Trời.GV có thể sử dụng hình vẽ sau: Hình 2.2 - Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời và quỹ đạo chuyển động của chúng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 50 1- Thủy tinh; 2- Kim tinh; 3- Trái đất ; 4- Hỏa tinh; 5- Mộc tinh; 6-Thổ tinh; 7- Thiên vương tinh; 8- Hải Vương tinh. a) Nội dung Hình 2.2 là hình vẽ minh họa về các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Quan sát hình, chúng ta thấy hệ Mặt Trời gồm: Mặt Trời ở trung tâm và các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh. Quỹ đạo chuyển động xung quanh Mặt Trời của tám hành tinh này cùng chiều, đều từ trái sang phải. Trái Đất của chúng ta là hành tinh thứ ba, tính theo thứ tự xa dần Mặt Trời. b) Phương pháp sử dụng GV có thể dùng câu hỏi phát vấn: Quan sát hình 2.2, em hãy cho biết Hệ Mặt Trời có mấy hành tinh, đó là những hành tinh nào, quỹ đạo chuyển động của chúng ra sao? Bằng sự quan sát trực tiếp, yêu cầu HS trả lời được như đoạn viết ở phần trên, từ "... Hệ Mặt Trời gồm: Mặt Trời... và Hải vương tinh". Kết hợp với kênh chữ trong SGK (mục II.2) và vốn kiến thức của HS, GV có thể phát vấn, dẫn dắt để HS có hiểu biết đầy đủ hơn về Hệ Mặt Trời. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 51 Ngoài các hành tinh đã được thể hiện trong hình 2.2, Hệ Mặt Trời còn có các tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch và các đám bụi khí. Để củng cố kiến thức của HS về Vũ Trụ ở mục I.2, GV có thể mô tả để HS hình dung được Hệ Mặt Trời là một hệ nhỏ trong Vũ Trụ bao la vô cùng, vô tận. GV cần lưu ý để HS nắm được: Ngoài chuyển động xung quanh Mặt Trời, các hành tinh còn tự quay quanh trục với hướng ngược chiều kim đồng hồ (trừ Kim tinh và Thiên vương tinh). 3) Khi giảng mục I.3. Trái đất trong Hệ Mặt Trời, GV có thể sử dụng hình 2.3 và hình 2.4.: Hình 2.3 - Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất a) Nội dung Trái Đất có hai chuyển động chính, chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động xung quanh Mặt Trời. Hình 2.3 minh hoạ chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Quan sát hình, ta thấy Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng theo chiều từ tây sang đông. Trục này nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Trong khi Trái Đất tự quay quanh trục, có hai điểm không thay đổi vị trí (cố định) đó là: cực Bắc và cực Nam. b) Phương pháp sử dụng GV có thể dùng câu hỏi: Quan sát hình 2.3, em hãy mô tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. . Dựa trên sự quan sát của HS, GV hướng dẫn để các em mô tả đúng và kết hợp cung cấp cho HS những kiến thức mới: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 52 + Trục (tưởng tượng) của Trái Đất tạo với mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời một góc là 66o33'. + Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là một ngày đêm (24 giờ) Hình 2.4 - Quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. a) Nội dung Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Quan sát hình, ta thấy Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hình elíp gần tròn, hướng chuyển động từ tây sang đông. Trên quỹ đạo, có hai điểm đặc biệt, đó là: Trái Đất đến gần Mặt Trời nhất (điểm cận nhất) với khoảng cách 147 166 480 km; Trái Đất ở xa Mặt Trời nhất (điểm viễn nhật) với khoảng cách là 152 171 500 km. b) Phương pháp sử dụng Hai chuyển động chính này của Trái Đất, HS đã được học ở lớp sáu, vì vậy GV nên dựa vào vốn hiểu biết của HS để truyền đạt những kiến thức mới.  Các kiến thức cũ mà HS đã có là: + Chuyển động tịnh tiến của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. + Hướng chuyển động từ tây sang đông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 53 + Thời gian Trái Đất chuyện động quanh Mặt Trời một vòng là 365 ngày 6 giờ.  Các câu hỏi GV có thể sử dụng trong khi dạy mục I.3 như sau: Câu hỏi 1: Dựa vào hình 2.4 và kiến thức đã học, em hãy: + Mô tả chuyển động tịnh tiến của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. + Cho biết Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào. + Cho biết thời gian Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo một vòng là bao nhiêu ngày. Ví dụ 2: Bài 11. Khi giảng mục II.1, GV sử dụng hình 2.5 Hình 2.5  Phân phối năng lượng Mặt Trời a) Nội dung Mặt Trời là một ngôi sao phát sáng khổng lồ, nguồn năng lượng Mặt Trời được toả đi các hướng trong không gian. Hình 2.5. minh hoạ sự phân phối năng lượng Mặt Trời hướng tới Trái Đất. Quan sát hình 2.5, chúng ta thấy nguồn bức xạ Mặt Trời được phân phối như sau:  30% phản hồi vào không gian.  19% khí quyển hấp thụ.  47% bề mặt Trái Đất hấp thụ.  4% tới bề mặt Trái Đất rồi bị phản hồi vào không gian. b) Phương pháp sử dụng Trái Đất là một hành tinh không tự phát sáng. Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho bề mặt Trái Đất là bức xạ Mặt Trời. Nội dung chủ yếu của mục I Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 54 là quan hệ giữa bức xạ và nhiệt độ không khí, nhưng dựa vào hình 2.5, HS mới chỉ nêu được sự phân phối của năng lượng Mặt Trời đến bề mặt Trái Đất. Câu hỏi phát vấn mà GV dùng để khai thác hình là: Dựa vào hình 2.5, em hãy cho biết nguồn bức xạ từ Mặt Trời đến bề mặt Trái Đất được phân phối như thế nào? Để HS nắm được kiến thức chủ yếu của mục I, GV cần làm rõ: Nguồn bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất, thì khí quyển trực tiếp hấp thụ chỉ được 19%; nhưng bề mặt Trái Đất hấp thụ được 47%, lượng nhiệt mà bề mặt Trái Đất hấp thụ được lại toả vào khí quyển. Như vậy nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng. 2. Khi giảng mục II.2, GV sử dụng hình 2.6 và 2.7 : Hình 2.6 - Biên độ nhiệt độ năm thay đổi theo vị trí gần hay xa đại dương a) Nội dung Trên bản đồ hình 2.6, biểu hiện biên độ nhiệt độ thay đổi theo vị trí gần hay xa đại dương. Các địa điểm dọc theo vĩ tuyến 52B, lần lượt từ đại dương vào sâu trong lục địa: Va-len-xi-a (9c); Pô-dơ-nan (21c); Vac-xa- va (23c); Cuốc-xcơ (29c). b) Phương pháp sử dụng  Dựa vào kiến thức đã học và hình 2.6, GV hướng dẫn HS nhận xét và giải thích sự thay đổi của biên độ nhiệt ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 52B.  GV có thể gợi ý để HS trả lời bằng cách: + Dựa vào bản đồ tự nhiên để xác định dòng biển nóng chảy từ Xích đạo lên phía Bắc Cực, ngang qua châu Âu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 55 + Dựa vào bản đồ khí hậu để xác định gió tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm từ đại dương vào sâu lục địa. + Từ đó HS liên hệ với bản đồ hình 14.2 để nhận xét và giải thích sự thay đổi của biên độ nhiệt độ từ Va -len-xi-a vào đến Cuôc -xcơ. + Khi sử dụng bản đồ trên đây cần sử dụng phối hợp với bản đồ khí hậu thế giới để học sinh hiểu rõ và khắc sâu kiến thức cho học sinh. 3) Hình 2.7 - Nhiệt độ thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi. Mức độ đốt nóng được biểu hiện bằng độ dày của lớp được đốt nóng (tô màu đỏ) a) Nội dung Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất phụ thuộc vào các nhân tố sau: + Nhân tố vĩ độ địa lí. + Nhân tố lục địa và đại dương. + Nhân tố địa hình. Hình 2.7 minh hoạ sự đốt nóng của bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào độ dốc và hướng phơi của sườn núi dùng để giảng mục II.3c. Ảnh vẽ một đỉnh núi, với độ dốc của sườn bắc và sườn nam khác nhau. Tia sáng Mặt Trời chiếu đến được biểu diễn bằng những mũi tên màu đỏ. Tại hai sườn khác nhau và tại các điểm khác nhau trên cùng một sườn núi, ta thấy góc nhập xạ (góc hợp bởi tia sáng Mặt Trời và mặt đất) khác nhau. Từ sườn núi phía bắc lên đỉnh núi và xuống sườn phía nam có các điểm với trị số góc nhập xạ là: 46o, 30o, 0o, 90o, 70o. Do góc nhập xạ khác nhau như vậy nên sự đốt nóng bề mặt Trái Đất cũng khác nhau. Mức độ đốt nóng được biểu hiện bằng độ dày của lớp được đốt nóng (tô màu đỏ). Như vậy ta thấy góc nhập xạ càng lớn thì mức độ đốt nóng và lượng nhiệt nhận được càng lớn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 56 b) Phương pháp sử dụng Quan sát hình 2.7, GV hướng dẫn HS mô tả được nội dung của ảnh, đoạn "ảnh vẽ... 90o, 70o" ở trên. Từ đó có thể phát vấn tiếp: "Với các góc nhập xạ khác nhau, tại các điểm khác nhau trên hai sườn núi như vậy, em hãy cho biết tại những điểm nào bề mặt Trái Đất được đốt nóng nhiều, tại những điểm nào bề mặt Trái Đất không được đốt nóng hoặc được đốt nóng ít". GV hướng dẫn để HS trả lời được: tại những nơi góc nhập xạ lớn (90oC, 70 oC) thì bề mặt Trái Đất được đốt nóng nhiều; tại nơi góc nhập xạ bằng 0oC, thì không được đốt nóng; tại những nơi góc nhập xạ nhỏ (46oC, 30oC) thì bề mặt Trái Đất được đốt nóng ít. Như vậy, độ dốc và hướng phơi của sườn núi ảnh hưởng tới góc nhập xạ; góc nhập xạ ảnh hưởng đến sự hấp thụ nhiệt của lớp đất đá; sự hấp thụ nhiệt và toả nhiệt khác nhau của các lớp đất đá tại những điểm khác nhau, làm cho nhiệt độ không khí tại những nơi đó khác nhau. Ví dụ 3: Bài 12 GV sử dụng các hình vẽ sau : 1) Hình 2.8  Các đai khí áp và gió trên Trái Đất a) Nội dung Hình 2.8 thể hiện các đai khí áp và gió trên Trái Đất, dùng để dạy học bài 12 - Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính. Tỉ trọng không khí có sự thay đổi ở c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý 10 PTTH tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực.pdf
Tài liệu liên quan