MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ VÀ CHỈ SỐ KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM
I. VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ
II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ
1. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của chỉ số
1.1.Khái niệm về chỉ số
1.2. Nội dung của chỉ số
1.3. Ý nghĩa của chỉ số
2. Các loại chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp
2.1. Chỉ số đơn ()
2.2. Chỉ số tổng hợp khối lượng sản phẩm
*Quyền số của chỉ số
3. Đặc điểm và điều kiện áp dụng của chỉ số
III. PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP
1. Tính trực tiếp chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp
2. Tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp thông qua chỉ số gia
3. Tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số của chỉ số là tỷ trọng giá trị của sản phẩm
Chương II
PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Nội dung của cách tính chỉ số khối lượng với quyền số là giá cố định
2. Cách tính của phương pháp “tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là giá cố định
2.1. Tính đối với từng doanh nghiệp
2.2. Tính đối với từng nghành công nghiệp riêng biệt
2.3. Tính đối với toàn công nghiệp
3. Nhận xét
a) Ưu điểm
b) Nhược điểm
Chương III
HƯỚNG HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
I. PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ KHỐI LƯỢNG VỚI QUYỀN SỐ LÀ TỶ TRỌNG GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM
1. Nội dung của phương pháp tính chỉ số khối lượng với quyền số là tỷ trọng giá trị của sản phẩm
2. Cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là tỷ trọng giá trị của sản phẩm
3. Nhận xét
a). Ưu điểm.
b). Nhược điểm.
II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP THÔNG QUA CHỈ SỐ GIÁ
1. Nội dung phương pháp tính chỉ số khối lượng thông qua chỉ số giá
2. Cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp thông qua chỉ số giá
2.1. Tính đối với phạm vi doanh nghiệp
2.2. Tính đối với từng nghành công nghiệp riêng biệt
a. Phương án tính từ doanh nghiệp
b. Phương án tính từ nghành công nghiệp riêng biệt
2.3. Tính đối với toàn công nghiệp
*). Nếu trong phạm vi một tỉnh, thành phố:
*). Nếu trên phạm vi toàn quốc:
3. Nhận xét
a) Ưu điểm
b) Nhược điểm
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp trong nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính theo giá kỳ gốc của từng loại sản phẩm ( - quyền số khả biến) bằng tỷ trọng giá trị sản phẩm cố định (dc=- quyền số bất biến) được cố định ở một năm nào đó được chọn làm gốc so sánh để áp dụng tính toán liên tục cho nhiều năm sau. Quyền số này được xác định trên cơ sở số liệu có được qua tổng hợp số liệu điều tra công nghiệp vào một năm nào đó.
Với quyền số là tỷ trọng giá trị sản phẩm cố định ở một năm nào đó được lấy làm gốc so sánh, chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp tính theo quyền số là tỷ trọng giá trị sản phẩm lúc này có dạng:
(7)
Tỷ trọng giá trị sản phẩm chúng ta có thể tính được theo các cách khác nhau như: tính theo gía trị sản xuất, tính theo giá trị tăng thêm hoặc tính theo doanh thu tiêu thụ sản phẩm đều được. ở Việt Nam hiện nay chúng ta vẫn dùng chỉ tiêu giá trị sản xuất làm chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, mỗi nghành công nghiệp riêng biệt hay của toàn bộ nền công nghiệp.
Do vậy, trong quá trình nghiên cứu phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp theo cách tính của UNIDO, ở chương này chúng ta dùng chỉ tiêu giá trị sản xuất để xác định tỷ trọng giá trị của sản phẩm làm quyền số cho chỉ số.
2.1. Tính đối với phạm vi từng doanh nghiệp
Theo tài liệu hướng đẫn của UNIDO thì chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp tính như công thức (7) là dạng áp dụng cho từng doanh nghiệp. Phạm vi tính toán ở đây có thể là tính trên toàn bộ sản phẩm hoặc tính trên một số loại sản phẩm đại diện (các sản phẩm đại diện phải là những sản phẩm có khối lượng lớn, bảo đảm tổng giá trị của chúng chiếm không dưới 75% giá trị sản xuất của toàn doanh nghiệp). Để thấy rõ nội dung, bản chất cũng như đặc điểm và điều kiện áp dụng của phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là tỷ trọng giá trị sản xuất trên đây, chúng ta trở lại nghiên cứu ví dụ cụ thể về khối lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất năm 2001 và năm 2000 ở bảng 2 và biết thêm về giá trị sản xuất cũng như tỷ trọng giá trị sản xuất theo giá thực tế của từng loại sản phẩm năm 1999 (giả sử năm này có tổng điều tra công nghiệp và tính được tỷ trọng giá trị sản xuất cho từng loại sản phẩm) của doanh nghiệp “A” như sau.
Bảng 4: Giá trị sản xuất tính theo giá thực tế năm 1999 và khối lượng sản phẩm sản xuất qua các năm 2000 và 2001 của doanh nghiệp “A” như sau
Tên sản phẩm
Đơn vị tính hiện vật
Năm 1999
Khối lượng sản phẩm
Chỉ số đơn ()
GTSXtheo GTT(1000đ)
Tỷ trọng (dc %)
2000 (q0)
2001 (q1)
1
2
3
4
5
6
7
1.Sản phẩm 1
1000v
1722060
48,23
7238
6292
0,8693
2.Sản phẩm 2
,,
1356000
37,98
1438
994
0,6912
3.Sản phẩm 3
,,
76500
2,14
78
88
1,1282
4.Sản phẩm 4
,,
165000
4,62
486
246
0,5062
5.Sản phẩm 5
,,
30660
0,86
34
24
0,7059
6.Sản phẩm 6
,,
-
-
-
1000
...
7.Sản phẩm 7
1000đ
40000
1,12
50000
-
-
8.Sản phẩm 8
1000v
180000
5,04
-
-
-
Tổng
x
3570220
100
x
x
x
Với số liệu ở bảng 4, áp dụng công thức (7), chúng ta sẽ tính cho cả hai trường hợp: Tính trên toàn bộ sản phẩm so sánh được (bao gồm toàn bộ những loại sản phẩm có chỉ số cá thể khối lượng sản phẩm và tỷ trọng giá trị sản xuất để tính toán) và tính trên một số sản phẩm đại diện cho những sản phẩm so sánh được.
a. Tính trên toàn bộ sản phẩm so sánh được(ký hiệu Iq’)
Từ bảng 4, ta thấy chỉ có các sản phẩm 1, 2, 3, 4, 5 mới có đủ điều kiện để so sánh được giữa hai năm 2000 và 2001. Do đó chỉ số khối lượng sản phẩm tính trên toàn bộ sản phẩm so sánh được của doanh nghiệp năm 2001 so với năm 2000.
lần hoặc 78,376%.
b. Tính trên một số sản phẩm đại diện (ký hiệu làIq*) cho các sản phẩm so sánh được
Theo nguyên tắc tổng giá trị của các sản phẩm đại diện phải chiếm không dưới 75% giá trị của các sản phẩm mà chúng làm đại diện.Do đó, từ bảng 4 ta chỉ cần chọn 3 loại sản phẩm (1, 2, 4) theo thứ tự các sản phẩm có tỷ trọng giá trị sản xuất nhỏ dần) là đủ yêu cầu của nguyên tắc trên.
Từ đó ta có chỉ số khối lượng sản phẩm tính trên một số sản phẩm đại diện của doanh nghiệp năm 2001 so với năm 2000 là:
lần
Hoặc 77,64%.
Kết quả tính được cho thấy, cả hai trường hợp trên: khi chúng ta tính trên toàn bộ sản phẩm so sánh được và tính trên 3 sản phẩm đại diện trong số 5 sản phẩm so sánh được đều cho ra một kết quả tính toán tương tự nhau (78,376% và 77,64%), sự chênh lệch giữa chúng là không đáng kể chỉ bằng 0,736%.
Song điều chúng ta cần lưu ý là, trong cả hai trường hợp trên: Tính trên toàn bộ sản phẩm so sánh được và tính trên một số sản phẩm đại diện cho những sản phẩm so sánh được chúng ta đã bỏ qua việc tính toán đối với những sản phẩm không so sánh đựơc (ở bảng 4 là sản phẩm số 6 và sản phẩm số 7) vì chúng không có đủ dữ liệu để có thể so sánh được (sản phẩm số 7 chỉ tồn tại dưới dạng giá trị nên có đơn vị tính là 1000đ), sản phẩm số 6 năm 2000 không sản xuất nhưng năm 2001 lại được sản xuất, còn sản phẩm số 7 năm 2000 có sản xuất nhưng năm 2001 lại không được sản xuất. Như trên chúng ta đã nói, nếu xét theo phạm vi thời gian tính toán giữa hai năm 2000 và 2001 thì sản phẩm số 6 và sản phẩm số 7 được gọi là những sản phẩm không so sánh được. Và như vậy, khi tính chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là tỷ trọng giá trị sản phẩm nếu chỉ dừng laị ở việc tính toán như ở công thức (7) thì chúng ta mới chỉ tính được chỉ số khối lượng sản phẩm cho những sản phẩm so sánh được chứ chưa tính được cho tất cả các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ra, vì thế nó không thoã mãn nhu cầu tính toán để đánh giá tình hình biến động về khối lượng sản phẩm qua các thời kỳ cần nghiên cứu.
Như vậy về nguyên tắc, chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp chỉ tính cho những sản phẩm so sánh được là không hợp lý, vì nó đã không tính đến yếu tố mở rộng hay thu hẹp các mặt hàng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp trong nền kinh tế thị trường, mà hiện tượng này trong thực tế lại là hiện tượng rất phổ biến hiện nay. Phạm vi tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp như vậy đã làm ảnh hưởng đáng kể đến kết quả tính toán của chỉ số khối lượng sản phẩm vì chúng ta đã bỏ qua không tính đến những sản phẩm chỉ được sản xuất ở một trong hai thời kỳ so sánh với nhau. Thời kỳ nào có nhiều sản phẩm không so sánh được với giá trị lớn hơn thì khối lượng sản phẩm không được tính đến trong chỉ số khối lượng sản phẩm sẽ lớn hơn và ngược lại. Nói cách khác, khi có sản phẩm không so sánh được thì chỉ số khối lượng sản phẩm tính theo quyền số là tỷ trọng giá trị sản phẩm như công thức (7) sẽ không phản ánh đúng được tình hình biến động của khối lượng sản phẩm qua các thời kỳ cần nghiên cứu.
Ta thấy so với chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp tính theo quyền số là giá cố định thì tính chỉ số khối lượng sản phẩm theo phương pháp này (như công thức 7) ta thấy nó thấp hơn 16,234% (tức bằng 94,61% - 78,376%).
Qua ví dụ trên ta có thể rút ra kết luận sau: Khi tính chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là tỷ trọng giá trị sản phẩm của một năm nào đó được chọn làm gốc cố định để tính cho nhiều năm về sau mà chúng ta chỉ dừng lại ở việc tính toán cho những sản phẩm so sánh được như công thức (7) (dù tính trên toàn bộ sản phẩm so sánh được hay tính trên một số sản phẩm đại diện của các sản phẩm so sánh được) thì việc tính toán chỉ thực hiện được và chỉ có ý nghĩa khi kỳ báo cáo và kỳ gốc cùng sản xuất ra những loại sản phẩm như nhau. Do đó công thức (7) phù hợp hơn với việc tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm giữa các tháng trong năm vì trong phạm vi một năm các mặt hàng sản xuất thường ít thay đổi, các sản phẩm không so sánh được giữa các tháng không nhiều. Còn trường hợp có cả những sản phẩm không so sánh được (các sản phẩm chỉ được sản xuất ở một trong hai kỳ nghiên cứu - đây là hiện tượng phổ biến hiện nay trong các doanh nghiệp khi ta so sánh qua các thời kỳ dài giữa chúng với nhau) thì kết quả tính toán chỉ số khối lượng sản phẩm theo công thức (7) chưa thể phản ánh đúng thực tế biến đông tổng hợp khối lượng sản phẩm, vì chúng ta đã bỏ qua không tính đến những sản phẩm không so sánh được, tức là đã bỏ qua mất yếu tố mở rộng hay thu hẹp các mặt hàng sản xuẩt ra, mà trong cơ chế thị trường hiện tượng này lại rất phổ biến. Đây là một nhược điểm của công thức (7) khi tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp qua nhiều năm mà UNIDO đã giới thiệu. Do vậy nhược điểm này trong công thức (7) nó cần phải được khắc phục khi chúng ta đem áp dụng công thức này vào trong thực tế tính toán.
Để khắc phục nhược điểm nêu trên, khi sử dụng công tức (7) để tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay chúng ta cần phải nghiên cứu để mở rộng phạm vi áp dụng của công thức (7) cho cả trường hợp có sản phẩm không so sánh được, tức có tính đến cả yếu tố mở rộng hay thu hẹp danh mục các mặt hàng sản xuất. Để phản ánh được một cách chung nhất, sát thực nhất biến động của các hiện tượng kinh tế cần nghiên cứu.
Trong trường hợp tình hình sản xuất có cả sản phẩm so sánh được và sản phẩm không so sánh được thì giá trị sản xuất theo giá thực tế của doanh nghiệp được tính theo công thức:
(8)
Trong đó: - - Là giá trị xản xuất của toàn bộ sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp, với p là giá cả, q là khối lượng từng loại sản phẩm.
- - Là giá trị sản xuất của những loại sản phẩm so sánh được với p’ là gía cả, q, là khối lượng từng loại sản phẩm tương ứng.
- - Là giá trị sản xuất của những sản phẩm không so sánh được, với p,, là giá cả và q,, là khối lượng từng loại sản phẩm tương ứng.
Từ công thức (8) chúng ta biến đổi nó về dạng:
(9).
Trong đó: K=- Là tỷ số giữa giá trị sản xuất của toàn bộ sản phẩm (kể cả những sản phẩm so sánh được và sản phẩm không so sánh được) với giá trị sản xuất của các sản phẩm so sánh được. ở đây chúng ta tạm gọi K là “Hệ số thay đổi mặt hàng sản xuất”.
Từ công thức (9), khi thay vào công thức chung, để nghiên cứu biến động về giá cả và khối lượng sản phẩm ta có công thức tính (Ipq) như sau:
Hoặc: (10).
Trong đó: - Chỉ số giá cả của những sản phẩm so sánh được. Trong phân tích Thống Kê chúng ta thường dùng chỉ số giá của những sản phẩm so sánh được này để ước lượng biến động giá cho toàn bộ sản phẩm, tức là lấy Ip’ thay cho Ip.
- Chỉ số khối lượng sản phẩm của những sản phẩm so sánh được, phản ánh sự biên động về lượng thuần tuý của các loại sản phẩm sản xuất ở cả hai kỳ - Hay là những sản phẩm so sánh được.
IK - Chỉ số phản ánh sự biến động của khối lượng sản phẩm do mở rộng hay thu hẹp mặt hàng sản xuất. Nếu IK> 1 nghĩa là kỳ báo cáo có khối lượng mặt hàng mới xuất hiện nhiều hơn khối lượng mặt hàng cũ mất đi và được gọi là trường hợp mở rộng mặt hàng sản xuất, nếu IK < 1 nghĩa là kỳ báo cáo có khối lượng mặt hàng mới xuất hiện nhỏ hơn khối lượng mặt hàng cũ mất đi và được gọi là trường hợp thu hẹp mặt hàng sản xuất. Còn nếu IK= 1 thì hoặc là không có mặt hàng cũ mất đi và cũng không có mặt hàng mới xuất hiện hoặc là có mặt hàng cũ mất đi và mặt hàng mới xuất hiện nhưng tỷ trọng giá trị của những mặt hàng không so sánh được này chiếm trong tổng giá trị sản xuất ở thời kỳ báo cáo và thời kỳ gốc là bằng nhau.
Tích của hai chỉ số () và IK (IK - chỉ số phản ánh biến động khối lượng sản phẩm do thay đổi các mặt hàng sản xuất) là chỉ số khối lượng sản phẩm theo ý nghĩa đầy đủ của nó ():
= Iq’*IK (11).
Và như vậy để tính được chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp chung () chúng ta phải tính được chỉ số khối lượng sản phẩm của những sản phẩm so sánh được (Iq’) và chỉ số phản biến động của khối lượng sản phẩm do thay đổi các mặt hàng sản xuất (IK).
Giờ đây () có thể tính được trên cơ sở quyền số là tỷ trọng giá trị sản xuất thực tế của một năm nào đó được chọn làm gốc để tính toán cho nhiều năm (quyền số cố định) tương tự như công thức (7) và ví dụ ở bảng 3 đã được trình bày ỏ trên.
Công thức tính chỉ số khối lượng của những sản phẩm so sánh được theo phương pháp này có dạng:
(12).
Trong đó: - Là tỷ trọng giá trị sản xuất của những loại sản phẩm so sánh được của một năm nào đó được chọn cố định làm quyền số của chỉ số.
- : Là chỉ số cá thể khối lượng sản phẩm của những sản phẩm so sánh được.
Chỉ số có thể tính được trên toàn bộ sản phẩm so sánh được hoặc tính trên một số sản phẩm đại diện của các sản phẩm so sánh đựơc. Cách lựa chọn sản phẩm đại diện cũng theo nguyên tắc là chọn những loại sản phẩm có giá trị lớn, sản xuất ổn định và tổng giá trị của chúng phải đảm bảo một tỷ lệ cần thiết.
Còn để tính được chỉ số IK hàng năm chúng ta phải tính được giá trị sản xuất theo giá thực tế của những sản phẩm không so sánh được.
Khi có được giá trị sản xuất theo giá trị thực tế của những sản phẩm không so sánh được ( ) thì chúng ta chỉ việc lấy giá trị sản xuất theo giá thực tế của toàn bộ sản phẩm (), ( kể cả sản phẩm so sánh được và sản phẩm không so sánh được ) trừ đi giá trị sản xuất theo giá thực tế của những sản phẩm không so sánh được ( ) chúng ta sẽ được giá trị sản xuất theo giá thực tế của những sản phẩm so sánh được (). Và như vậy chúng ta đã có đủ nguồn số liệu để tính hệ số K.
Trong trường hợp do một điều kiện nào đó doanh nghiệp không thể xác định được hệ số K dựa trên giá trị sản xuất theo giá thực tế, ta có thể căn cứ vào doanh thu tiêu thụ sản phẩm công nghiệp để tính một cách tương đối hệ số K thay cho cách tính dựa trên giá trị sản xuất. Công thức tính hệ số K trong trường hợp này có dạng:
K
=
Doanh thu tiêu thụ toàn bộ sản phẩm công nghiệp
Doanh thu tiêu thụ của những sản phẩm so sánh được
Trong đó:
DT tiêu thụ sản phẩm so sánh được
=
DT tiêu thụ toàn bộ sản phẩm
_
DT tiêu thụ sản phẩm không so sánh được
Để minh hoạ chúng ta trở lại nguồn số liệu trong bảng 4, ta tính được:
a. Nếu tính trên toàn bộ những sản phẩm so sánh được
Chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp tính trên toàn bộ những sản phẩm so sánh được (Iq’) là.
= 0,78376 lần hoặc 78,376%.
(như kết quả đã tính được ở phần trên)
b. Nếu tính trên những sản phẩm đại diện của những sản phẩm so sánh được
Chúng ta có.
= 0,7764 (lần) Hoặc 77,64%.
(như kết quả đã tính được ở phần trên)
Tiếp tục tính chỉ số thay đổi mặt hàng (IK):
Theo nguồn số liệu ở bảng 4, ta thấy sản phẩm số 6 và sản phẩm số 7 là hai sản phẩm không so sánh được. Tức là năm 2000 có 50000 nghìn đồng giá trị sản phẩm công nghiệp khác, nhưng năm 2001 không có nên giá trị sản phẩm không so sanh được của năm 2000 là 50000 (ng đ), còn sản phẩm số 6 sản xuất năm 2001 là 1000 nghìn viên có giá trị là 509302 nghìn đồng, nhưng không được sản xuất ở năm 2000 nên giá trị sản phẩm không so sánh được của năm 2001 là 509302 (ngđ). Cũng ở bảng 2 giá trị sản xuất theo giá thực tế của doanh nghiệp năm 2000 là 2898206 (ng đ) và năm 2001 là 2799776 (ngđ).
Với số liệu tính được như trên chúng ta tính được hệ số thay đổi mặt hàng sản xuất của doanh nghiệp ở các năm như sau:
Năm 2000: K0=.
Năm 2001: K1=.
Từ kết quả tính toán trên ta tính được chỉ số khối lượng sản phẩm do thay đổi các mặt hàng sản xuất là:
IK= và các chỉ số khối lượng sản phẩm so sánh được theo công thức (7) ở trên cho toàn bộ các sản phẩm so sánh được là:=0,78376 và tính cho một số sản phẩm đại diện của các sản phẩm so sánh được là:=0,7764.
Tiếp tục tính ta được chỉ số khối lượng sản phẩm:
- Tính trên toàn bộ sản phẩm so sánh được:
= 0, 78376*1, 2014 = 0,94161 lần hoặc 94,161%.
- Tính trên những sản phẩm đại diện cho những sản phẩm so sánh được:
=0, 7764*1, 2014 =0, 932767 lần hoặc 93,27%.
Kết quả tính được cho thấy: Nếu áp dụng phương pháp tính của UNIDO, nhưng có tính đến yếu tố mở rộng hay thu hẹp mặt hàng sản xuất thông qua chỉ số (IK) như đã trình bày ở trên, thì chỉ số khối lượng sản phẩm năm 2001 so với năm 2000.
- Tính trên toàn bộ sản phẩm so sánh được:
Iq= 0, 94161 lần hoặc 94, 161%.
- Tính trên các sản phẩm đại diện cho những sản phẩm so sánh được:
Iq= 0, 932767 lần hoặc 93, 27%.
2.2.Tính đối với phạm vi từng ngành công nghiệp riêng biệt:
Có hai phương án tính chỉ số khối lượng sản phẩm cho từng ngành công nghiệp riêng biệt. Phương án 1: Dựa trên chỉ số khối lượng sản phẩm và giá trị sản xuất theo giá thực tế kỳ gốc của từng ngành công nghiệp riêng biệt ( sau đây được gọi là tính từ doanh nghiệp ). Phương án 2: Tính theo chỉ số khối lượng sản phẩm so sánh được và chỉ số phản ánh biến động khối lượng sản phẩm do thay đổi mặt hàng sản xuất xét theo phạm vi từng nghành công nghiệp riêng biệt ( hay gọi là tính từ nghành công nghiệp riêng biệt ).
Theo phương án 1 Tính từ doanh nghiệp.
Theo phương án nay công thức tính chỉ số khối lượng sản phẩm của từng ngành công nghiệp riêng biệt () có dạng:
(14).
Trong đó: và - Giá trị sản xuất theo giá thực tế kỳ gốc của từng doanh nghiệp và của các doanh nghiệp trong cùng một ngành công nghiệp.
- Giá trị sản xuất kỳ nghiên cứu tính theo giá thực tế kỳ gốc của từng doanh nghiệp và của các doanh nghiệp trong cùng một ngành công nghiệp.
Giá trị sản xuất theo giá thực tế kỳ gốc () của từng doanh nghiệp có ở báo cáo Thống Kê hàng năm của doanh nghiệp. Còn giá trị sản xuất kỳ báo cáo tính theo giá thực tế kỳ gốc được tính gián tiếp như sau:
(15).
Với: có trong báo cáo thống kê của doanh nghiệp, còn Iq là chỉ số khối lượng của doanh nghiệp sẽ được tính toán trên cơ sở quyền số là tỷ trọng giá trị sản xuất cố định như công thức ( ) nếu không có sản phẩm không so sánh được và tính toán theo công thức:
(nếu có sản phẩm không so sánh được).
Trong đó: - Như công thức (12).
Thay vào công thức (14) ta có:
(16).
Ví dụ: Có tài liệu về 3 doanh nghiệp thuộc nghành công nghiệp “X” như sau.
Bảng 5: Giá trị sản xuất theo giá thực tế và chỉ số khối lượng sản phẩm của 3 doanh nghiệp thuộc nghành công nghiệp “X” như sau.
Tên DN
Giá trị sản xuất theo giá thực tế. (1000đ).
Chỉ số khối lượng sản phẩm (Iq)
2000 ()
2001 ()
1.D nhiệp A
2898206
2799776
0,9415
2.D nghiệp B
5570526
5481930
0,981
3.D nghiệp C
1935320
1969240
1,0075
áp dụng công thức (16) ta tính được:
= = lần hoặc 97,49%.
Kết luận: Khối lượng sản phẩm công nghiệp của nghành công nghiệp “X” năm 2001 so với năm 2000 bằng 0,9749 (lần) hoặc bằng 97,49% hay giảm 2,51% so với năm 2000.
Trong đó:
Doanh nghiệp “A” bằng 94,15% hay giảm 5,85%.
Doanh nghiệp “B” bằng 98,1% hay giảm 1,9%.
Doanh nghiệp “C” bằng 100,75% hay tăng 0,75%.
Qua đó ta thấy: Điều kiện để áp dụng cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm của mỗi ngành công nghiệp theo phương pháp đã trình bày ở trên là tất cả hoặc phần lớn các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong ngành phải tính được chỉ số khối lượng sản phẩm của các doanh nghiệp đó, đơn vị đó.
Nhưng trong nền kinh tế thị trường hiện nay số lượng doanh nghiệp và các đơn vị kinh doanh trong mỗi ngành đã tăng lên rất nhiều. Mặt khác, trình độ hạch toán ở các đơn vị kinh doanh còn quá yếu, các doanh nghiệp vừa và nhở thì phần lớn là không có cán bộ Thống Kê chuyên trách, mà thường là cán bộ kiêm nhiệm, trình độ thấp, công tác thống kê ở các doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy trong thực tế sản xuất công nghiệp sẽ có rất ít những nghành công nghiệp mà ở đó có tất cả hoặc phần lớn các doanh nghiệp và đơn vị có thể tính được chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp theo công thức (11) như trên, để từ đó tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp cho từng nghành riêng biệt theo công thức (16) như phương án 1.
Do đó việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp cho từng nghành riêng biệt, trên cơ sở chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là tỷ trọng giá trị sản phẩm của từng doanh nghiệp (tính từ doanh nghiệp) như công thức (16) trong điều kiện hiện nay đối với tình hình sản xuất công nghiệp nước ta hiện nay là chưa thể thực hiện được.
Phương án 2 Tính từ ngành công nghiệp riêng biệt.
Theo phương án này chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp của từng nghành công nghiệp riêng biệt (ký hiệu là) được tính theo công thức sau:
= .
Trong đó: - Là chỉ số khối lượng sản phẩm so sánh được của từng nghành công nghiệp riêng biệt. Chỉ số này phản ánh sự biến động thuần túy về khối lượng sản phẩm công nghiệp trong phạm vi một ngành của những sản phẩm cùng được sản xuất ở cả thời kỳ nghiên cứu và thời kỳ gốc. Nó có thể tính được trên toàn bộ sản phẩm so sánh được hoặc trên một số loại sản đại diện của sản phẩm so sánh được. Cách tính cụ thể cũng tương tự như cách tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp được áp dụng cho doanh nghiệp. Tất nhiên sản phẩm so sánh được và sản phẩm đại diện ở đây được xác định không phải ở phạm vi một doanh nghiệp mà gồm nhiều doanh nghiệp trong ngành.
- Chỉ số phản ánh biến động về khối lượng sản phẩm công nghiệp do thay đổi mặt hàng sản xuất của từng ngành công nghiệp riêng biệt. Chỉ số này được xác định trên cơ sở so sánh hệ số thay đổi mặt hàng sản xuất chung của ngành giữa hai thời kỳ (thời ký nghiên cứu và thời kỳ gốc theo công thức). Hệ số thay đổi mặt hàng sản xuất chung của ngành () bằng giá trị sản xuất theo giá thực tế của toàn bộ sản phẩm của từng ngành công nghiệp riêng biệt chia cho giá trị sản xuất theo giá thực tế của những sản phẩm so sánh được của ngành đó.
Về nguyên tắc thì cách tính hệ số thay đổi mặt hàng áp dụng cho từng ngành công nghiệp riêng biệt cũng tương tự như cách tính hệ số thay đổi mặt hàng áp dụng cho doanh nghiệp như đã trình bày ỏ trên. Nhưng xét về điều kiện thu thập số liệu và mức độ tính toán thì việc xác định khối lượng và giá trị sản phẩm so sánh được và sản phẩm không so sánh được để tính toán được hệ số này ở phạm vi một ngành phức tạp hơn nhiều so với ở phạm vi một doanh nghiệp, vì chủng loại sản phẩm sản xuất ra trong một ngành rất đa dạng và phong phú với khối lượng rất lớn. Nhưng bù lại là một ngành gồm nhiều doanh nghiệp, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh chúng ta không phải tính toàn bộ các hệ số thay đổi mặt hàng sản xuất ở tất cả các doanh nghiệp trong cùng ngành mà chỉ cần tính một hệ số thay đổi mặt hàng sản xuất của một doanh nghiệp nào đó làm đại diện- do cơ quan thống kê thực hiện.
Do đó có thể nói rằng: Tính chỉ số khối lượng sản phẩm của từng ngành công nghiệp theo phương án 2 so với phương án 1 dù sao vẫn có tính khả thi hơn vì nó không yêu cầu tất cả hoặc phần lớn các đoanh nghiệp, đơn vị của ngành phải tính được chỉ số khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp đó, đơn vị đó.
Tuy nhiên, tính theo phương án 2 không phải không có những khó khăn, phức tạp nhất định. Muốn áp dụng được phương án tính từ ngành công nghiệp riêng biệt này đòi hởi phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện thêm về nội dung và phương pháp tính cho phù hợp với điều kiện thực tế. Do đó hiện nay trong ngành công nghiệp Việt Nam, việc tính chỉ số khối lượng sản phẩm từng ngành công nghiệp riêng biệt theo phương án 2 cũng chỉ được áp dụng có tính chất bổ sung và ở những phạm vi nhất định, chưa thể tính cho tất cả các ngành công nghiệp riêng biệt được hoặc nếu có đi chăng nữa thì chúng ta cũng phải chấp nhận những điều kiện nào đó trong tính toán.
2.3. Tính đối với toàn bộ nền công nghiệp
Chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp tính chung của toàn bộ nền công nghiệp trên phậm vi cả nước () được tính toán trên cơ sở số liệu về chỉ số khối lượng sản phẩm của các ngành công nghiệp riêng biệt (ở đây ta giả thiết đã tính được chỉ số này). Quy trình và và nguyên tắc tính toán cũng giống như tính chỉ số khối lượng sản phẩm cho từng ngành riêng biệt () trên cơ sở số liệu đã có về giá trị sản xuất kỳ gốc () và chỉ số khối lượng sản phẩm () của các doanh nghiệp trong ngành như phương án 1 đã trình bày ở trên.
3. Nhận xét chung
Trên đây chúng ta vừa tìm hiểu về phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là tỷ trọng giá trị sản phẩm theo hướng dẫn của tổ chức phát triển công nghiệp của liên hợp quốc (viết tắt là UNIDO) giới thiệu và hướng dẫn cho một số nước áp dụng đã được bổ sung, hoàn thiện thêm và đã được cụ thể hoá cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm thực tế hiện nay của nền kinh tế thị trường.
So với phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp với quyền số là giá cố định, cách tính này cũng có điểm đồng nhất rất cơ bản với cách tính truyền thống (tính theo quyền số là giá cố định) là cũng dùng quyền số cố định. Tuy nhiên giữa chúng cũng có điểm khác nhau cơ bản đó là: Giữa hai phương pháp này, phương pháp tính chỉ số theo giá cố định lấy quyền số là đơn giá cố định của sản phẩm (giá cả sản phẩm ở một năm nào đó tương đối ổn định được chọn làm quyền số cố định và dùng để tính toán cho nhiều năm sau). Còn phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm theo hướng dẫn của UNIDO - Lấy quyền số của chỉ số là tỷ trọng giá trị sản phẩm và được cố định ở một năm nào đó làm gốc để tính toán cho nhiều năm. Nếu chọn quyền số là giá cố định đòi hỏi sau một thời gian nhất định nào đó chúng ta phải tổ chức thu thập thông tin để lập và ban hành bảng giá cố định mới thay thế bảng giá cũ, thì việc chọn quyền số là tỷ trọng giá trị sản phẩm cố định cũng yêu cầu sau một thời gian nào đó cũng phải điều tra công nghiệp để xác định tỷ trọng giá trị sản xuất cho từng loại sản phẩm, của từng doanh nghiệp và cho từng ngành công nghiệp riêng biệt.
Trên cơ sở phân tích nội dung, điều kiện áp dụng phương pháp tính chỉ số khối lượng sản phẩm với quyền số là tỷ trọn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29905.doc