MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
1.1 CÁC HỢP CHẤT THỰC VẬT THỨ SINH 2
1.1.1 Các hợp chất phenol 3
1.1.2 Flavonoid 5
1.1.3 Tannin 9
1.2 PROTEINASE VÀ CÁC CHẤT ỨC CHẾ PROTEINASE 10
1.2.1 Sơ lược về proteinase 11
1.2.2 Proteinase serine 12
1.2.2.1 Proteinase serine 12
1.2.2.2 Protease của Pseudomonas aeruginosa 13
1.4.2.3 Các chất ức chế proteinase 15
1.3 TƯƠNG TÁC CỦA FLAVONOID VỚI CÁC PROTEIN ENZYME 16
1.3.1 Các lực tương tác phân tử trong phức chất protein-flavonoid 17
1.3.2 Tính đặc hiệu của tương tác protein-flavonoid 18
1.5.3 Ảnh hưởng của các flavonoid với sự thuỷ phân protein 19
1.4 CÂY THUỐC VIỆT NAM VÀ KHẢ NĂNG CHỮA CÁC BỆNH VIÊM NHIỄM MỤN NHỌT, MẨN NGỨA 20
1.4.1 Sơ lược về các bệnh viêm nhiễm mụn nhọt, mẩn ngứa 20
1.4.2 Cây gỗ Vang (Tô mộc) 21
1.4.2.1 Đặc điểm phân loại, phân bố, thành phần hóa học và công dụng 21
1.4.2.2 Các nghiên cứu trên thế giới 22
1.4.2.3 Các nghiên cứu tại Việt Nam 23
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 NGUYÊN LIỆU 25
2.2 DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT THÍ NGHIỆM 25
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.3.1 Sử lý mẫu 25
2.3.2 Tách chiết flavonoid toàn phần 26
2.3.3 Định lượng polyphenol theo phương pháp Folin-Ciocalteau 26
2.3.4 Sắc ký phân chia các thành phần polyphenol 27
2.3.5 Xác hoạt độ ức chế proteinase 29
2.3.6 Điện di proteinase trên gel polyacrylamide 32
2.3.7 Sắc ký cột silicagel 33
2.3.8 Quang phổ hấp thụ tử ngoại 33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
3.1 HÀM LƯỢNG POLYPHENOL TỔNG SỐ VÀ HOẠT TÍNH ỨC CHẾ PROTEINASE Ở MỘT SỐ CÂY THUỐC 34
3.1.1 Điều tra sơ bộ PIA các mẫu nghiên cứu 34
3.1.2 Hàm lượng polyphenol tổng số và flavonoid trong dịch chiết ethanol 38
3.1.3 Hoạt độ ức chế proteinase của dịch chiết polyphenol tổng số và flavonoid 40
3.2 ĐỊNH TÍNH CÁC THÀNH PHẦN POLYPHENOL VÀ FLAVONOID TRONG MỘT SỐ CÂY THUỐC 43
3.2.1 Sắc ký dịch chiết flavonoid các mẫu nghiên cứu 43
3.2.2 Sắc ký các thành phần polyphenol mẫu Tô mộc trên bản mỏng 44
3.3 THĂM DÒ PIA CỦA CÁC BĂNG POLYPHENOL SAU KHI SẮC KÝ BẢN MỎNG 45
3.3.1 PIA các băng flavonoid mẫu Đại hoàng 46
3.3.2 PIA các băng flavonoid các mẫu Tô mộc 47
3.4 HÀM LƯỢNG TANNIN CỦA CÁC MẪU TÔ MỘC 49
3.5 THĂM DÒ PIA BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN DI PROTEINASE TRÊN GEL POLYACRYLAMIDE 49
3.5.1 Hoạt độ phân giải proteinase của P. aeruginosa và S. aureus 49
3.5.2 Nghiên cứu PIA bằng phương pháp điện di 51
3.6 HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CÁC MẪU TÔ MỘC 52
3.7 PHÂN CHIA CÁC THÀNH PHẦN FLAVONOID MẪU GỖ TÔ MỘC TRÊN CỘT SILICAGEL 53
KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5390 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Polyphenol và hoạt độ ức chế một số serine proteinase từ thân, hạt gỗ vang (caesalpinia sappan l.) và một số cây thuốc khác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũng có khả năng ức chế các enzyme trong phản ứng viêm [65].
Nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa khả năng ức chế proteinase và khả năng chữa trị các bệnh viêm nhiễm, mụn nhọt, mẩn ngứa, chúng tôi đã thu thập và chọn lọc các mẫu nghiên cứu là những cây thuốc nam thường dùng chữa các bệnh này được ghi trong nhiều tài liệu [3, 9].
1.4.2 Cây gỗ Vang (Tô mộc)
1.4.2.1 Đặc điểm phân loại, phân bố, thành phần hóa học và công dụng
Hình 1.5. Tô mộc
Hạt xanh
Gỗ Vang (Caesalpinia sappan L.) là cây mọc hoang hay được trồng nhiều nơi ở Việt Nam, Trung Quốc cũng như nhiều nước Đông Nam á, và được dùng làm thuốc với tên gọi Tô mộc… Theo Đỗ Tất Lợi, nước sắc Tô mộc có tác dụng kháng sinh mạnh đối với nhiều vi sinh vật: Staphylococcus 209P, Samonella typhi, Shiga flexneri, Shigella sonnei, Shigella dyseteria Shiga, Bacillus subtilis. Theo Đông y, Tô mộc có tác dụng hành huyết, thông lạc, khử ứ, chỉ thống, tán phong, hòa huyết, kinh nguyệt bế. Nhân dân ta còn dùng Tô mộc làm thuốc săn da và cầm máu, chữa lị ra máu, chảy máu trong ruột, ho... Tô mộc cũng được dùng kết hợp trong các bài thuốc Đông y.
Các công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy hợp chất brazilin và brazilein có trong Tô mộc có tác dụng kháng histamin, tác dụng làm mạnh và kéo dài tác dụng của hormone tuyến thượng thận, ức chế histidine carboxyl-lyase, và nhiều tác dụng sinh lý khác [9].
Tài liệu cho thấy gỗ vang có các loại polyphenol như tannin, acid gallic, saponin, brazilin, ngoài ra còn có tinh dầu. Brazilin là chất có tinh thể màu vàng, trong môi trường kiềm chuyển màu đỏ, khi bị oxy hóa cho brazilein [9].
1.4.2.2 Các nghiên cứu về gỗ Vang trên thế giới
Các hợp chất hóa học trong Tô mộc đã được nghiên cứu khá kĩ trên thế giới. Năm 1985, hai hợp chất vòng thơm là dẫn xuất của brazilin đã được các nhà khoa học Nhật Bản chiết xuất từ gỗ Vang [17]. Năm 1986, các nhà khoa học Nhật Bản khác đã phát hiện được protosappanin, một hợp chất biphenyl từ lõi gỗ Tô mộc [41]. Năm 1987 một số homoisoflavonoid mới cũng được tìm thấy trong cây gỗ Vang [42, 43]. Năm 2008, các nhà khoa học Trung Quốc cũng phát hiện được một homoisoflavonoid mới trong cây Tô mộc thu thập tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc [67].
Gần đây các nghiên cứu đã tập trung vào các hoạt tính sinh học, đặc biệt là khả năng chống oxy hóa, khả năng ức chế tế bào ung thư, chức năng bảo vệ…Các nghiên cứu tập trung vào khả năng chống oxy hóa, chống viêm, tác động tới cơ tim của brazilein và các chất khác trong gỗ Vang [64, 68]. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho thấy dịch chiết ethanol từ gỗ Vang có thể có tác dụng ức chế miễn dịch, ức chế tế bào lympho T, brazilein cảm ức apoptosis các lympho lách chuột [63]. Brazilin và caesalpine J từ cây Tô mộc còn có khả năng kích thích phân cắt sợi DNA, một quá trình có thể chống ung thư [36].
Năm 2008, nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thực hiện các thí nghiệm về khả năng chống oxy hóa, quét dọn các gốc tự do của dịch chiết cồn và các chất chiết xuất từ gỗ Vang như protosappanin A, protosappanin B và brazilein. Thí nghiệm cho thấy các chất này đều có khả năng chống oxy hoá nhưng ở mức độ khác nhau [29].
Năm 2004, nghiên cứu tại Hàn Quốc cho thấy dịch chiết n-butanol, methanol, nước, chloroform gỗ Vang có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều chủng Staphylococcus aureus kháng kháng sinh [33]. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy dịch chiết gỗ Vang cũng như các chất được chiết xuất từ gỗ Vang có khả năng ức chế nhiều vi sinh vật khác [34].
Brazilin cũng có khả năng ức chế cảm ứng caspase-3, một proteinase có vai trọng quan trọng trong hệ thống miễn dịch và quá trình apoptosis [32]. Nghiên cứu cũng cho thấy dịch chiết nước và dịch chiết cồn cây gỗ Vang cũng như một số loài thực vật khác trong họ Caesalpiniaceae đều có khả năng ức chế HIV-1 protease. Đây là một protease thuộc về nhóm protease aspartic có vai trò quan trọng trong sự nhân lên của HIV [55].
1.4.2.3 Các nghiên cứu tại Việt Nam
Cũng như các nghiên cứu ngoài nước, các nghiên cứu ở Việt nam cũng tập trung vào khả năng chống oxy hóa của gỗ Vang. Nghiên cứu của các tác giả Việt Nam cho thấy dịch chiết gỗ Vang có khả năng ức chế mạnh xanthine oxidase là một enzyme có liên quan đến hình thành bệnh gout trong đó sappanchalcone có khả năng ức chế mạnh nhất. Các tác giả cũng tìm được 3 hợp chất mới trong cây gỗ Vang và đặt tên là neoprotosappanin, neosappanone A và protosappanin A dimethyl acetal [45]. Các nghiên cứu khác cũng đã xác định được nhiều hợp chất có mặt trong cây gỗ Vang tại Việt Nam [4].
Nhìn chung, những nghiên cứu về hoạt tính sinh học của các thành phần hóa học trong Tô mộc đã được tiến hành rộng rãi trên thế giới, tuy nhiên những nghiên cứu về khả năng ức chế proteinase (PIA) vẫn còn rất sơ lược. Công trình nghiên cứu gần đây đã phát hiện được dịch chiết từ gỗ, vỏ thân, vỏ hạt cây Tô mộc có tác dụng ức chế trypsin (TIA), chymotrypsin (ChIA), proteinase của Pseudomonas aeruginosa (PsIA) và cho rằng hoạt tính ức chế này có thể do các chất không phải protein mà có thể là do các hợp chất có khối lượng phân tử nhỏ [6].
Polyphenol là các hợp chất có khối lượng phân tử thấp hơn protein và có nhiều hoạt tính sinh học, chúng có thể tương tác với các protein nói chung và các proteinase nói riêng, vì vậy công trình này chủ yếu nhằm làm sáng tỏ khả năng ức chế một số proteinase serine (trypsin, chymotrypsin, proteinase tách từ P. aeruginosa và Stalphylococcus aureus) của polyphenol và flavonoid trong các bộ phận cây gỗ Vang.
Mục tiêu của đề tài luận văn
Nghiên cứu điều tra hoạt tính ức chế proteinase, polyphenol của một số cây thuốc chữa các bệnh viêm nhiễm, mụn nhọt, mẩn ngứa.
Xác định hàm lượng polyphenol, flavonoid và hoạt độ ức chế của dịch chiết một số cây thuốc giàu các chất ức chế proteinase.
Định tính các thành phần flavonoid và PIA trên bản mỏng và đi sâu nghiên cứu PIA của flavonoid một số cây thuốc.
Nghiên cứu flavonoid các bộ phận cây Tô mộc và khả năng ức chế proteinase serine của chúng.
Chương 2
NGUYÊN LIệU Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU
2.1 Nguyên liệu
Các mẫu nghiên cứu là các bộ phận cây thuốc nam do Trung tâm Trồng và chế biến cây thuốc, Viện Dược liệu cung cấp.
2.2 Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm
2.2.1 Dụng cụ
Máy cô quay chân không Kaki (Đức)
Bản mỏng Silicagel DC alufolien 20x20 cm silicagel 60 F254 của Merck.
Hệ thống điện di Hoefer SE 260
Máy quang phổ HeλIOS α Spectronic Unicam (Anh)
Tủ ấm WTB Bunder (Đức)
Máy ổn nhiệt DT1 (Đan Mạch)
Máy li tâm Sigma
Và các thiết bị thông dụng khác
Hóa chất
Thuốc thử Folin-Ciocalteau, trypsin, chymotrypsin, casein của hãng Sigma
Proteinase tách từ vi khuẩn P. aeruginosa và S. aureus
Các hóa chất điện di của Fluka, A.G (Thụy Sĩ)
Các hóa chất khác đạt độ tinh sạch phân tích
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Xử lý mẫu và chuẩn bị dịch nghiên cứu
Mẫu tươi: cây thuốc được thu hái, rửa sạch, tách riêng các bộ phận, nghiền nhỏ, chiết trong nước, li tâm thu dịch trong.
Mẫu khô: cây thuốc được thu hái, rửa sạch, tách riêng các bộ phận, xử lý nhiệt 110oC trong 10 phút để bất hoạt enzyme, sấy đến khô trong tủ sấy ở 60oC, ngâm trong ethanol 96% ở nhiệt độ phòng trong 7 ngày, thu phần dịch chiết, lại thêm ethanol, quá trình ngâm chiết lặp lại 3 lần, trộn dịch chiết của 3 lần, cô đặc bằng máy cô quay chân không ở 50oC đến thể tích nhất định.
Mẫu nghiờn cứu
2.3.2 Tách chiết flavonoid toàn phần các mẫu nghiên cứu theo phương pháp B. C. Talli [trích theo tài liệu 10] (theo sơ đồ dưới)
Xử lý mẫu,
Ngõm chiết trong EtOH 96oC
Dịch chiết EtOH
Đuổi dung mụi,
hũa tan vào nước
Cặn khụng tan
DC1
Pha nước
Chỉnh pH 3-4 bằng HCl 1%
Chiết với ethyl acetate (3 lần)
Pha ethyl acetate
DC2
DN
Cụ cạn, hoà tan vào ethanol 96%
Flavonoid toàn phần
Hình 2.1 Sơ đồ tách chiết flavonoid toàn phần
2.3.3 Định lượng polyphenol theo phương pháp Folin-Ciocalteau [61]
Nguyên tắc dựa vào phản ứng oxy hoá của các polyphenol với thuốc thử Folin-Ciocalteau, tạo ra sản phẩm có màu xanh lam. So màu ở bước sóng 765 nm. Hàm lượng polyphenol được tính toán theo đường chuẩn acid gallic.
Hóa chất:
Thuốc thử Folin-Ciocalteau
Dung dịch Na2CO3 20%: Hòa tan 200g Na2CO3 vào 800 ml nước cất rồi đun sôi. Sau khi dung dịch nguội, thêm một vài tinh thể Na2CO3, sau 24 giờ, lọc thu dịch trong, dẫn nước cất tới 1000 ml.
Đường chuẩn acid gallic:
Chuẩn bị các dung dịch acid gallic có các nồng độ khác nhau: 0, 0,05, 0,1, 0,15, 0,25, 0,5 mg/ml.
Cho 20 ml mỗi nồng độ vào ống nghiệm sạch đã có 1,58 ml nước cất, sau đó cho 100 ml thuốc thử Folin-Ciocalteau vào, trộn đều. Sau khoảng 30 giây đến 8 phút cho vào 300 ml dung dịch Na2CO3 20%, lắc đều. Hỗn hợp phản ứng được giữ ở 40oC trong vòng 30 phút. So màu ở bước sóng 765 nm.
0
0,2
0,4
0,6
0,8
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
OD
765
mg/mL
Hình 2.2 Đường chuẩn acid gallic
Đối với mẫu nghiên cứu, pha loãng tới nồng độ thích hợp (nồng độ chất nghiên cứu có phản ứng màu nằm trong khoảng tuyến tính của đường chuẩn) rồi làm thí nghiệm như trên, hàm lượng polyphenol được tính toán dựa theo đường chuẩn acid gallic trên.
Sắc ký phân chia các thành phần polyphenol, trên bản mỏng silicagel [theo tài liệu 22]
Sắc ký là phương pháp phân tích khi một pha di động triển khai trên một pha tĩnh mà từ đó một hỗn hợp các chất khác nhau được phân tách thành từng thành phần. Sắc ký lớp mỏng (TLC - Thin Layer Chromatography), là một phương pháp được biết đến từ lâu, được E. Stahl giới thiệu vào năm 1957. Tuy nhiên hiện nay vẫn được sử dụng do có nhiều ưu điểm như thời gian khai triển ngắn (20 đến 30 phút), đường khai triển ngắn, khả năng phân tách cao, có thể dùng các thuốc hiện màu mạnh như acid, kiềm mạnh, nhiệt độ cao. Chủ yếu phương pháp này dựa trên phương pháp sắc ký hấp phụ nhưng có tính chất riêng biệt để tách một lượng nhỏ các chất. Sắc ký lớp mỏng có thể vừa là sắc ký hấp thụ vừa là sắc ký phân tách.
Nguyên tắc của sắc ký lớp mỏng dựa trên sự phân chia của hai pha: một pha tĩnh (có thể là silicagel, aluminum oxide, cellulose, Kieselguhr ...), được trải trên bản kính, thủy tinh hay nhựa, một pha động là hệ dung môi khai triển đựng trong bình có nắp kín, bản mỏng có lớp hấp phụ được nhúng và lớp dung môi, dung môi di chuyển lên trên làm chuyển dịch hỗn hợp mẫu từ vị trí chấm lên trên bản mỏng. ở đây có mối liên quan chặt chẽ giữa chất hấp phụ, hệ dung môi triển khai và chất để phân tích.
Để phát hiện các vết dịch chuyển có thể soi dưới ánh sáng tử ngoại, hiện màu bằng các thuốc thử thích hợp. Có thể cạo các vết, rửa giải, tinh chế để tiếp tục nghiên cứu.
Trong công trình này, chúng tôi sử dụng bản mỏng Silicagel 25 DC alufolien 20x20 cm silicagel 60 F254 của Merck để phân chia, xác định các thành phần polyphenol trong các cây mẫu nghiên cứu.
Các hệ dung môi triển khai sắc ký đã dùng:
TEAF (Toluene: Ethyl acetate: Acetone : acid Formic): (5:2:2:1)
TEAF: (5:3:1:1)
Chloroform:methanol: (9:1)
Chloroform:ethyacetate: acid formic: (5:3:0,4)
Hiện màu:
H2SO4 10%, 800C
Hơi Amoniac bão hòa
2.3.5 Xác hoạt độ ức chế proteinase: dịch chiết mẫu được pha loãng nhiều lần để đạt nồng độ ethanol khi tiếp xúc với enzyme nhỏ hơn 5% (v/v) là nồng độ không ảnh hưởng tới hoạt tính enzyme.
Phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch (điều tra sơ bộ PIA) với cơ chất casein 0,1% giữ ở 37oC trong 4 giờ nhuộm bằng Amido Black 10B 0,1% trong acid acetic 7%, hoạt độ enzyme tỷ lệ thuận với đường kính và độ sáng của vòng phân giải trên đĩa thạch [70].
Phương pháp Anson cải tiến [69]
Nguyên tắc dựa vào sự thủy phân cơ chất protein (casein) bởi enzyme. Sau đó diệt enzyme và kết tủa protein chưa bị thủy phân bằng acid tricloroaxetic (TCA). Định lượng sản phẩm tạo thành sau phản ứng với thuốc thử Folin-Ciocalteau, khả năng ức chế proteinase của mẫu nghiên cứu tỉ lệ với hiệu số giữa sản phẩm tạo thành của ống thí nghiệm không có mẫu nghiên cứu và ống nghiệm có chất nghiên cứu. Một đơn vị ức chế (IU) là lượng chất ức chế làm giảm 50% hoạt độ của 2 mg enzyme.
Hóa chất thí nghiệm
Thuốc thử Folin-Ciocalteau
Đệm Sorensen pH 7,6 nồng độ 1/15M
Cơ chất casein 1% trong đệm Sorensen pH 7,6 nồng độ 1/15M
Proteinase: trypsin, chymotrypsin, Pa tách từ Pseudomonas aeruginosa
TCA 5%
Na2CO3 6%
Tiến hành thí nghiệm
ống thí nghiệm: lấy hai ống nghiệm, một ống cho vào 400 ml đệm, ống còn lại cho vào 300 ml đệm cùng với 100 ml mẫu nghiên cứu có độ pha loãng thích hợp. Sau đó cho vào mỗi ống 100 ml enzyme, trộn đều, để ở 35,50C trong 10 phút, thêm 1 ml casein 1% và giữ ở 35,50C trong 20 phút. Tiếp theo cho vào mỗi ống 2,5 ml TCA 5%, lắc đều, lọc lấy dịch trong làm phản ứng màu với thuốc thử Folin-Ciocalteau.
ống kiểm tra: làm tương tự với ống thí nghiệm, nhưng sau khi ủ 10 phút ở 35,50C cho ngay TCA trước rồi để 20 phút, sau đó mới cho cơ chất casein.
Phản ứng màu: cho 250 ml dịch lọc vào 1ml Na2CO3 6%, trộn đều rồi cho tiếp vào 250 ml thuốc thử Folin đã pha loãng 5 lần. Sau 30 phút so màu ở bước sóng 750 nm.
Hoạt độ ức chế được tính như sau:
DEI = E - EI
E = Etn - Ekt
EI = EItn - EIkt
I (mIU/ml) = DEI/E.n.x
Etn : Độ hấp thụ ống thí nghiệm không có chất ức chế.
Ekt : Độ hấp thụ ống kiểm tra không có chất ức chế.
EItn: Độ hấp thụ ống thí nghiệm có chất ức chế.
EIkt: Độ hấp thụ ống kiểm tra có chất ức chế.
n: độ pha loãng mẫu nghiên cứu
x: hàm lượng enzyme (mg/ml) tương ứng với hoạt độ E
I : hoạt độ ức chế
Thí nghiệm xác định PIA được tiến hành với nhiều độ pha loãng mẫu nghiên cứu khác nhau đến khi tìm được độ pha loãng thích hợp. Độ pha loãng thích hợp là độ pha loãng mẫu nghiên cứu mà ở đó hoạt độ enzyme khi có chất kìm hãm (dung dịch mẫu nghiên cứu) bằng khoảng một nửa so với hoạt độ enzyme khi có đối chứng là nước.
Xác định hoạt độ phân giải protein theo phương pháp Anson cải tiến
Đơn vị hoạt độ phân giải protein là lượng enzyme mà trong 1 phút ở 35,5 0C có khả năng phân giải protein tạo thành các sản phẩm hòa tan trong TCA cho phản ứng màu với thuốc thử Folin-Ciocalteau tương đương với phản ứng màu của 1 mmol tyrosine với thuốc thử Folin-Ciocalteau.
OD750
μmol/ml
Hình 2.3 Đường chuẩn tyrosine
Hoạt độ phân giải protein (HP/ml) của 1 ml dung dịch enzyme được tính theo công thức:
HP/ml = (mmol tyrosine x a x b)/t
a: Toàn bộ thể tích hỗn hợp sau phản ứng (4 ml)
b: Tính trên 1 ml enzyme xác định (nhân với 10 nếu lượng enzyme xác định là 100 ml)
t: Thời gian ủ enzyme với cơ chất (20 phút)
2.3.6 Điện di PA trên gel polyacryamide theo phương pháp của Heussen và Dowdle [26]
Các bước thực hiện kỹ thuật điện di phát hiện proteinase trên gel polyacrylamide có SDS như sau:
* Chuẩn bị dung dịch
a. Dung dịch acryamide 30%:
Cân 29,2 g acrylamide, 0,8 g bisacrylamide hòa tan thành 100 ml bằng nước cất 2 lần.
Dung dịch đệm Tris-HCl 1,5 M pH 8,8
Cân 18,15g Tris, pha trong 50 ml nước cất, điều chỉnh bằng HCl 2N đến pH 8,8 sau đó thêm nước cất đến 100 ml.
Dung dịch đệm Tris-HCl 0,5 M pH 6,8
Cân 3 g Tris, pha trong 40 ml nước cất, điều chỉnh bằng HCl 2N đến pH 6,8 sau đó thêm nước cất đến 50ml
Đệm mẫu
Gồm 2,5ml Tris-HCl pH 6,8, 2 ml glycerol, 2 mg bromophenol xanh và 1,5 ml nước cất.
* Đổ gel
a. Gel tách 12,5 %
2,31 ml acrylamide 30%
0,55 ml casein 1%
0,85 ML đệm Tris-HCl pH 8,8
55 mL SDS 10%
1,76 ml H20
27,5 ml pesunphate amon
2,5 ml TEMED
Gel cô 5%
0,3 ml acryamide 30%
0,5 ml Tris-HCl pH 6,8
1,2 ml H2O
10 ml SDS 10%
10 ml Amonium persulfate
4 ml TEMED
* Tiến hành điện di
Lượng mẫu đạt ~40 mg protein trên mỗi giếng. Điện di theo chiều từ âm sang dương với dòng điện 8mA/1 giếng
Sau khi điện di, loại bỏ SDS bằng Triton X-100 2,5% để. Rửa sạch bằng nước cất. Sau đó ủ trong đệm Sorensen pH 7,6 có hoặc không có chất ức chế trong 4 giờ ở 37oC.
Nhuộm gel bằng dung dịch Amido Black 10B hoặc Coomassie Brilliant Blue. Các băng proteinase là các băng trắng không bắt màu thuốc nhuộm.
2.3.7 Sắc ký cột silicagel
Sắc ký cột được sử dụng để tách các hợp chất hữu cơ dựa trên nguyên tắc tương tự như sắc ký lớp mỏng, chất hấp phụ thường được sử dụng là silicagel hoặc alumina. Dung dịch các chất hữu cơ được đưa lên cột và rửa chiết (eluent) bằng một dung môi hữu hoặc hệ dung môi thích hợp. Các phân tử có tính phân cực khác nhau sẽ di chuyển với tốc độ khác nhau qua cột. Các phân đoạn khi đó được thu lại và kiểm tra khả năng phân tách trên bản mỏng.
Chúng tôi sử dụng silicagel pha thường có kích thước hạt là 0,040-0,063 mm làm chất hấp phụ và rửa chiết bằng hệ dung môi chloroform:ethyacetate:acid formic (5:3:0,4) và chloroform : ethylacetate (5:3). Các phân đoạn được kiểm tra trên bản mỏng với hệ dung môi chloroform:ethyacetate:acid formic (5:3:0,4).
2.3.8 Quang phổ hấp thụ tử ngoại [8, trích theo tài liệu 10]
Các phân đoạn sắc ký được hoà tan trong cồn tuyệt đối và xác định phổ tử ngoại trên máy quang phổ HeλIOS α Spectronic Unicam. Các nhóm flavonoid khác nhau sẽ có phổ hấp thụ tử ngoại đặc trưng khác nhau trong hai dải hấp thụ của các hợp chất flavonoid.
Chương 3
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1 Hàm lượng polyphenol tổng số và hoạt tính ức chế proteinase ở một số cây thuốc
3.1.1 Điều tra sơ bộ PIA các mẫu nghiên cứu
Để thăm dò sơ bộ khả năng ức chế proteinase (PIA) của các mẫu nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp khuếch tán là phương pháp tương đối nhanh và nhạy. Kết quả điều tra khả năng ức chế 3 loại proteinase serine là trypsin, chymotrypsin và proteinase tách từ vi khuẩn P. aeruginosa (PsA) được chỉ ra ở hình 3.1 và bảng 3.1. Các mẫu có PIA cao sẽ được sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.
12
4
3
18
11
(b)
(a)
1
7
8
16
15
(c)
Hình 3.1a. Khả năng ức chế proteinase của một số mẫu
(a) trypsin; (b) chymotrypsin; (c) PsA
1-3: E (Enzyme)+H2O; 4-6: E+cây Muối; 7-9: E+Sắn thuyền; 10-12: E+Trâm bầu; 13-15: E+Vỏ thân Tô mộc; 16-18: E+Gỗ Tô mộc
4
3
12
6
7
10
9
1
(b)
(a)
Hình 3.1b. Khả năng ức chế proteinase của một số mẫu
(a) trypsin; (b) chymotrypsin; (c) PsA
1-3: E +H2O; 4-6: E+Vỏ hạt Tô mộc chín; 7-9: E+Đơn tướng quân;
10-12: E+Đại hoàng
(c)
Bảng 3.1. Điều tra sơ bộ PIA (bằng phương pháp khuếch tán)
STT
Mẫu
Bộ phận
sử dụng
TIA
KIA
PsIA
1
Muỗng truổng
Zanthoxylum avicennae (Lamk.)
Họ Cam (Rutaceae)
Rễ
+++
+++
++
2
Dầu giun
Chenopodium ambrosioides L.
Họ Rau muối (Chenopodiaceae)
Lá
-
-
-
3
Tế tân
Asarum sieboldii Miq.
Họ Mộc thông (Aristolochiaceae)
Lá
-
-
-
4
Trâm bầu
Combretum quadrangulare Kurz.
Họ Trâm bầu (Combretaceae)
Lá
+++++
+++++
+++++
5
Khoai nưa
Amorphophallus rivieri Dur.
Họ Ráy (Araceae)
Lá
-
-
-
6
Cây hoa phấn
Mirabilis jalapa L.
Họ Hoa giấy (Nyctaginaceae)
Lá
-
-
-
7
Xoan
Melia azedarach
Họ Xoan (Meliaceae)
Vỏ thân
++
+++
++
8
Sử quân tử
Quisqualis indica L.Họ Bàng (Combretaceae)
Vỏ thân
+++
++
+
9
Cây muối
Bischofia Javanica)
Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)
Vỏ thân
++
++
-
10
Lộc mại
Mercuriadis indica Lour.
Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)
Lá
+
+
+
11
Sắn thuyền
Syzygium resinosum Gagnep.
Họ Sim (Myrtaceae)
Lá
+++++
+++++
+++++
Cành
+++
+++
+++
12
Đơn tướng quân
Syzygium formosum var.
Họ Sim (Myrtaceae)
Lá
++++
+++
++++
13
Đại hoàng (sapa)
Rheum sp.
Họ Rau răm (Polygonaceae)
Củ
++++
++++
++++
14
Đậu cọc rào
Cajanus indicus Spreng.
Họ Đậu (Fabaceae)
Vỏ quả
-
-
-
Lá
+++
+++
++
15
Xoài
Mangifera indica L.
Họ Đào lộn hột (Anacadiaceae)
Vỏ thân
+++
+++
++
16
Cây gỗ Vang (Tô mộc)
Caesalpinia sappan L.
Họ Vang (Caesalpiniaceae)
Gỗ
++++
+++++
+++
Vỏ thân
++++
+++++
+++++
Vỏ hạt xanh
+++
+++
++
Vỏ hạt chín
+++++
+++++
+++++
17
Cây me
Tamarindus indica L.
Họ Vang (Caesalpiniaceae)
Vỏ thân
+
+
-
18
Đại
Plumeria rubra
Họ Trúc đào (Apocynaceae)
Lá
+++
-
-
19
Hạ khô thảo
Brunella vulgaris L.
Họ Bạc hà (Lamiaceae)
Lá
++
+++
++
Hoa
++
+++
+++
20
Ngưu bàng
Artium lappa L.
Họ Cúc (Asteraceae)
Rễ
+
++
+
Ghi chú: + : ức chế < 25% ; + + : ức chế từ 25% đến 50%;
+ + + : ức chế từ 50% đến 75% ; + + + + : ức chế >75%;
+ + + + + : ức chế 100%
Kết quả điều tra 26 mẫu của 20 cây thuốc thường được sử dụng chữa các bệnh viêm nhiễm, mụn nhọt, mẩn ngứa thuộc 17 họ thực vật khác nhau cho thấy có 21 mẫu của 16 cây có hoạt tính ức chế proteinase, chiếm 80% những cây điều tra. Tỉ lệ trên cho thấy có thể có mối quan hệ giữa khả năng ức chế proteinase của dịch chiết các cây thuốc với khả năng chữa bệnh của chúng.
Các mẫu có PIA cao tiếp tục được xác định PIA theo phương pháp Anson cải tiến, kết quả được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Hoạt độ ức chế proteinase của dịch chiết nước (xác định theo phương pháp Anson cải tiến)
STT
Mẫu
% chất khô
TIA
ChIA
PsIA
mIU/g tươi
mIU/g khô
mIU/g tươi
mIU/g khô
mIU/g tươi
mIU/g khô
1
Trâm bầu
44,6
7.651
17.155
11.960
26.816
1.789
4.011
2
Cây xoan
43,1
1.375
3.190
2.763
6.411
260
603
3
Sử quân tử
42,5
263
619
1.154
2.715
184
433
4
Lộc mại
20,5
222
1.083
171
834
179
873
5
Sắn thuyền
31,7
11.631
36.691
33.332
105.148
8.195
25.852
6
Đơn tướng quân
33,3
2.465
7.402
3.694
11.093
1.518
4.559
7
Đại hoàng
29,7
759
2.556
2.021
6.805
274
923
8
Đậu cọc rào
27,6
632
2.290
805
2.917
372
1.348
9
Cây xoài
34,7
287
827
1.033
2.977
63
182
10
Thân gỗ tô mộc
57,2
14
24
29
51
22
38
11
Vỏ thân tô mộc
47,8
7
15
19
40
13
27
12
Vỏ hạt tô mộc chín
79,1
2.861
3.617
11.454
14.480
5.183
6.552
13
Vỏ hạt tô mộc xanh
33,6
255
759
3.463
10.307
1.271
3783
Từ bảng 3.2 có thể thấy các dịch chiết đều có khả năng ức chế chymotrypsin (ChIA) tốt hơn khả năng ức chế trypsin (TIA), khả năng ức chế proteinase tách từ P. aeruginosa (PsIA) là kém nhất. Khả năng ức chế PsA kém có thể do proteinase tách từ dịch nuôi cấy P. aeruginosa còn có một số loại proteinase khác, các dịch chiết nghiên cứu chỉ có thể ức chế một loại proteinase nào đó (có thể là các proteinase serine) hoặc cũng có thể do trong dịch nuôi cấy còn có các chất khác ảnh hưởng tới hoạt tính của các chất ức chế.
Bảng 3.2 cũng cho thấy có sự khác nhau rất lớn về hoạt độ ức chế proteinase của các mẫu. Chúng tôi tiến hành xác định hàm lượng polyphenol của 13 mẫu này và nhận thấy các mẫu có hàm lượng polyphenol cao thường có PIA cao như: các mẫu Trâm bầu, Sắn thuyền, tuy nhiên cũng có mẫu có hàm lượng polyphenol thấp nhưng cũng có PIA cao như vỏ hạt Tô mộc chín (bảng 3.3).
Bảng 3.3. Hàm lượng polyphenol dịch chiết nước và hoạt độ riêng (mIU/mg polyphenol)
STT
Mẫu
Hàm lượng polyphenol (mg/g tươi)
TIA (mIU/mg polyphenol)
ChIA (mIU/mg polyphenol)
PsIA (mIU/mg polyphenol)
1
Trâm bầu
20,1
380,6
5950.0
89,0
2
Cây Xoan
3,3
416,7
837,3
78,8
3
Sử quân tử
5,5
47,8
209,8
33,5
4
Lộc mại
5,7
38,9
30,0
31,4
5
Sắn thuyền
12,3
945,6
2709,9
666,3
6
Đơn tướng quân
8,2
300,6
450,5
185,1
7
Đại hoàng
8,7
87,2
23,2
11,8
8
Đậu cọc rào
3,9
162,0
206,4
95,4
9
Cây Xoài
1,9
151,1
543,7
33,2
10
Gỗ Tô mộc
5,5
2,6
5,3
4,0
11
Vỏ thân Tô mộc
7,5
0,9
2,5
1,7
12
Vỏ hạt Tô mộc chín
2,1
1362,4
5454,3
2468,1
13
Vỏ hạt Tô mộc xanh
1,4
182,1
2473,6
907,9
Bảng 3.3 cũng cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa các mẫu Tô mộc, các mẫu gỗ và vỏ thân có hàm lượng polyphenol cao hơn các mẫu vỏ hạt khoảng 2 đến 5 lần nhưng hoạt độ riêng (mIU/mg polyphenol) lại thấp hơn rất nhiều. Do đó có thể thấy có sự khác nhau về thành phần polyphenol của các mẫu Tô mộc.
3.1.2 Hàm lượng polyphenol tổng số và flavonoid trong dịch chiết ethanol
Ethanol được sử dụng để chiết rút polyphenol tổng số vì là một dung môi phân cực tốt, có khả năng chiết rút tốt các hợp chất tự nhiên, hơn nữa, ở nồng độ cao có thể loại bỏ một số tạp chất và các chất ức chế có bản chất là protein (có thể có). Quá trình chiết rút được thực hiện theo quy trình đã mô tả trong chương 2, dịch chiết này được gọi là dịch chiết polyphenol tổng số.
Từ các dịch chiết polyphenol tổng số, flavonoid toàn phần được tách ra theo sơ đồ hình 2.1, các dịch chiết sau đó được định lượng polyphenol và xác định PIA.
Bảng 3.4. Hàm lượng polyphenol tổng số và flavonoid toàn phần
STT
Mẫu
Hàm lượng
(mg/g bột khô)
Hàm lượng
(mg/g tươi)
Polyphenol
Flavonoid
Polyphenol
Flavonoid
1
Sắn thuyền
46,13
6,52
15,91
2,25
2
Đơn tướng quân
62,41
16,11
21,51
5,55
3
Đại hoàng
53,57
20,21
5,58
5,58
4
Đậu cọc rào
13,43
1,78
3,71
0,49
5
Cây Xoài
14,35
5,18
4,98
1,8
6
Gỗ Tô mộc
59,00
44,49
33,75
25,45
7
Vỏ thân Tô mộc
96,84
25,27
46,25
12,07
8
Vỏ hạt Tô mộc chín
51,93
1,55
41,08
1,23
9
Vỏ hạt Tô mộc xanh
21,39
1,99
7,19
0,67
Bảng 3.4 cho thấy khi chiết bằng ethanol 96%, lượng polyphenol tổng số thu được cao hơn khi chiết bằng nước, mẫu vỏ thân Tô mộc có hàm lượng polyphenol tổng số cao nhất (96,84 mg/g bột khô).
Flavonoid
Polyphenol tổng số
mg/g bột khô
Hình 3.2. Hàm lượng polyphenol của dịch chiết nước và dịch chiết EtOH của các mẫu
Từ hình 3.2 có thể thấy khả năng chiết rút của ethanol tốt hơn nước nhiều lần, đặc biệt là các mẫu tô mộc, khả năng chiết rút tăng lên từ 5 đến 20 lần. Hàm lượng flavonoid toàn phần trong các mẫu chiếm tỉ lệ tương đối thấp từ khoảng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan3.doc