MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH CỦNG CỐ NỀN ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA LIÊN BANG MALAIXIA 7
1.1. Khái quát về lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và sự hình thành nhà nước Liên bang Malaixia 7
1.2. Những yếu tố tác động đến con đường phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và đấu tranh củng cố nền độc lập dân tộc của Liên bang Malaixia từ sau 1957 24
Chương 2: CÁC BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH CỦNG CỐ NỀN ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA LIÊN BANG MALAIXIA TỪ 1957 ĐẾN 2005 38
2.1. Đấu tranh củng cố nền độc lập dân tộc bằng biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế tổng thể của quốc gia 38
2.2. Đấu tranh củng cố nền độc lập dân tộc bằng con đường phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội và hài hòa dân tộc 58
2.3. Đấu tranh củng cố nền độc lập dân tộc nghiêng về con đường trung lập, không liên kết, cân bằng chiến lược và chủ động hội nhập khu vực, quốc tế trong chính sách đối ngoại 69
Chương 3: TRIỂN VỌNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐẤU TRANH CỦNG CỐ NỀN ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA LIÊN BANG MALAIXIA TRONG GẦN 50 NĂM QUA 80
3.1. Thuận lợi và khó khăn 80
3.2. Triển vọng và bài học kinh nghiệm 96
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
109 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình đấu tranh củng cố nền độc lập dân tộc của Liên bang Malaixia từ 1957 đến 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người bản địa và người phi bản địa, giữa nhà nước và tư nhân còn nhằm tạo ra các tập đoàn kinh tế lớn của chính quốc, có khả năng cạnh tranh với các công ty nước ngoài và chuẩn bị điều kiện cho đầu tư ra ngoại quốc [11, tr. 206; 276].
2.1.1.3. Ưu đãi của NEP đối với người bản địa trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là trong giáo dục và đào tạo
Để phát triển nguồn nhân lực, nhất là đối với cộng đồng người Malayu bản địa, chính phủ đưa ra một hệ thống hạn ngạch tuyển sinh theo tiêu chí dân tộc, không theo khu vực địa lý hay mật độ dân cư, theo đó học sinh vào học các trường công lập phải tuân theo tỷ lệ là 55% chỉ tiêu dành cho người bản địa và 45% dành cho người không là bản địa. Đối với cấp đại học, tỷ lệ đó ít nhất là 64:36. Chính phủ cũng mở rộng chương trình dành cho nghiên cứu sinh Bumiputra ra nước ngoài đào tạo, đặc biệt cho các ngành thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và thương mại. "Quỹ của người bản địa" (MARA) đã lập nên một viện giáo dục sau đại học mang tên Viện Công nghệ MARA (Institut Teknology MARA - ITM) nhằm cung cấp và đào tạo các kỹ năng cho sinh viên Melayu. Sau đó MARA cũng thành lập Học viện Tay nghề MARA (Institut Kemahiran MARA - IKM) để đào tạo các công nhân Malay trong lĩnh vực công nghiệp.
ở cấp độ trường phổ thông, Bộ Giáo dục thành lập một loại trường nội trú đặc biệt được nhà nước bao cấp kinh phí lớn và tập trung vào việc giáo dục khoa học để đào tạo con em Bumiputra đã được lựa chọn trước. Trường này thuộc loại trường phổ thông Trung học khoa học. Ngoài ra, chính phủ còn mở rộng hệ thống các trường phổ thông nội trú, mà trong đó chủ yếu dành cho con em của các nhà lãnh đạo, làm việc trong các công sở của nhà nước. Kết quả là số sinh viên phổ thông người Melayu tăng vọt. Số này có đầy đủ tiêu chuẩn hơn để tiếp tục học đại học và cao hơn. Nhà nước đã cấp học bổng toàn phần cho các học sinh ưu tú đã tốt nghiệp phổ thông để họ tiếp tục học tiếp theo ở bậc đại học. Đối với học sinh thuộc diện Bumiputera được nhà nước hỗ trợ hầu như toàn bộ chi phí cho đi học. Ngoài ra, chính phủ nước này còn thông qua chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn, vùng sâu, vùng xa, phát triển hàng loạt các trường phổ thông cho con em người bản địa. Kết quả cho thấy số học sinh, sinh viên được đào tạo trong và ngoài nước trong cộng đồng người bản địa đầu những năm 80 tăng lên nhanh, đạt chỉ tiêu mà chính phủ đề ra từ đầu những năm 70.
2.1.1.4. Tăng cường đầu tư phát triển cho các vùng lạc hậu, kém phát triển, nơi có phần đông người bản địa sinh sống
Như đã đề cập một phần ở trên, sau hơn một thập niên xây dựng và phát triển kể từ sau ngày giành được độc lập, tuy có đạt được một số thành quả bước đầu trong xóa đói, giảm nghèo và thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, nhưng nhìn chung Malaixia vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, khoảng 4/5 dân số sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, trong số đó đại bộ phận dân cư ở đó là người Melayu bản địa sinh sống. Sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, các nhóm cộng đồng sắc tộc về mức sống và tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân hầu như ít được thay đổi. Chính vì vậy, một trong những hướng ưu tiên của NEP là tăng cường giúp đỡ các khu vực nông nghiệp và nông thôn bằng tài chính và thể chế. Trong tổng số Quỹ phát triển của chính phủ Liên bang (FGDA), thì số vốn dành cho phát triển nông nghiệp và nông thôn luôn chiếm tỉ lệ cao, tới 23,8% giai đoạn 1971-1975 và các kế hoạch 5 năm tiếp theo đều đạt mức 15-17%. Trong khi đó vốn dành cho hỗ trợ phát triển thương mại và dịch vụ chỉ bằng khoảng 1/4 quỹ dành cho nông nghiệp và nông thôn, chiếm bình quân khoảng 5-7% [29, tr. 50].
Ngoài việc hỗ trợ về vốn, chính phủ còn lập ra các cơ chế nhằm giúp khu vực nông nghiệp và nông thôn có cơ sở pháp lý để phát triển nhanh hơn như lập ra các Chương trình hay dự án phát triển cây trồng, đặc biệt là các loại cây trồng có giá trị xuất khẩu cao như cao su, ca cao, hồ tiêu, dầu cọ, v.v... Bên cạnh đó chính phủ còn ban hành riêng Chính sách nông nghiệp quốc gia (đưa ra vào năm 1984), trong đó có các chương trình cải tạo đất, nâng cao năng xuất và đa dạng hóa cây trồng, thực hiện khai hoang và mở rộng diện tích canh tác. Để thực hiện các chương trình này, chính phủ thành lập các bộ phận chuyên trách. Ví dụ như Cơ quan phục hồi và phát triển đất Liên bang (FELCRA) vừa có chức năng cải tạo đất, vừa đưa ra kế hoạch và giúp đỡ các khu vực nông thôn mở rộng diện tích canh tác bằng khai hoang đất mới [29, tr. 55-56]. Ngoài các khoản quan tâm trên, chính phủ Malaixia còn ưu đãi về giá, thông qua các khoản thuế, nhất là thuế về xuất khẩu nông sản và nhập khẩu máy móc phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn [2, tr. 47].
Trong chương trình xóa đói giảm nghèo, giảm sự bất bình đẳng giữa các nhóm tộc người trong thu nhập và địa vị xã hội có chính sách phát triển hài hòa và hợp lý giữa các vùng miền, giữa nông thôn và thành thị, giữa miền Đông và miền Tây của Malaixia. Từ trước cho đến nay mức độ chênh lệch giữa các vùng miền trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như phân bố tộc người là rất lớn. Phần lớn người Hoa sống ở đô thị, các nơi có nền kinh tế phát triển, tiện lợi đi lại. Còn phần lớn người Melayu sống ở nông thôn, những nơi chậm phát triển. Chính vì vậy, chính sách phát triển hợp lý, cân bằng giữa các vùng miền, khu vực nông thôn và thành thị không những có ý nghĩa kinh tế, mà còn góp phần quan trọng không chỉ nâng cao địa vị kinh tế cho người bản địa, mà quan trọng hơn thúc đẩy sự đoàn kết và hài hòa giữa các dân tộc. Đây là một việc làm có ý nghĩa chính trị sâu sắc, từng bước xóa bỏ sự ngăn cách tự nhiên, đưa đến sự hòa hợp về dân tộc và xã hội, củng cố sức mạnh tổng thể quốc gia.
2.1.1.4. Củng cố địa vị cầm quyền của người bản địa
Để củng cố vị thế toàn diễn của người bản địa, chính phủ cũng phân chia các chỉ tiêu làm việc, nhất là các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước, đặc biệt trong một số lĩnh vực then chốt mang tính sống còn của an ninh quốc gia. Cụ thể NEP quy định các chức vụ cao cấp phải tuân theo tỷ lệ 4:1 (cứ 4 người bản địa thì có một người không bản địa); đối với các ngành ngoại giao, nội vụ, cảnh sát và quân đội có tỷ lệ 3:1; đối với các ngành tòa án và hải quan tỷ lệ là 2:1 [11, tr. 166-167]. Thông qua sự phân chia này, các chức bộ trưởng, thứ trưởng, các chủ nhiệm hay thư ký của quốc hội cũng được phân chia theo các đảng phái chính trị và được duy trì cho đến ngày nay (Xem bảng 6). Ngoài ra Đảng Liên minh mà hạt nhân là UMNO từ 1974 chủ trương mở rộng liên minh với các đảng phái chính trị đối lập khác như PAS và lập nên Mặt trận Quốc gia BN (Barisan Nasional hay National Front), còn gọi tắt là Barisan. Mục tiêu của Mặt trận là đoàn kết các lực lượng, nhằm thực hiện NEP, trong đó trọng tâm là hậu thuẫn cho các hoạt động kinh tế của người bản địa (bumiputra), đặc biệt là người Melayu.
Bảng 2.6: Đại diện của các đảng phái chính trị trong nội các chính phủ của Malaixia
Các đảng phái
chính trị
Số Bộ trưởng
Số Thứ trưởng
Chức ủy ban Quốc hội
1996
1999
1996
1999
1996
1999
UMNO (Chủ yếu là người bản địa)
15
16
17
14
9
8
MCA (người Hoa)
4
4
6
7
2
1
MIC(người ấn Độ)
1
1
2
2
2
2
GERAKAN (Chủ yếu là người Hoa)
1
1
2
2
0
1
PBB (Chủ yếu là người bản địa)
2
1
1
2
1
1
SUPP (Chủ yếu là người Hoa)
1
1
1
1
1
1
PBDS (Người Dayak gốc Inđônexia)
1
1
0
0
0
0
SNAP (Đa dân tộc)
0
0
1
1
0
0
PDS (Người Kadazandusum)
0
1
0
0
0
0
AKAR (Người Kadazandusum)
0
1
0
0
0
0
Tổng số
26
27
30
29
15
14
Nguồn: [43, tr. 126].
Theo bảng thống kê trên, thì người bản địa chiếm khoảng từ 73 đến 77% hàng ngũ Bộ trưởng, từ 37 đến 40 % cấp thứ trưởng. Còn các chức thủ tướng, phó thủ tướng từ trước tới nay luôn là người bản địa. Điều này cho thấy vai trò nổi trội của người bản địa trong đời sống chính trị của nước này, trong khi đó người Hoa lại đóng vai trò lớn hơn trong các hoạt động kinh tế.
Như vậy, NEP ra đời đã mang lại nhiều ưu đãi cho người bản địa. Mục tiêu chính của chính phủ do đảng UMNO lãnh đạo là thông qua NEP nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của người Melayu (đặc biệt là tạo ra tầng lớp trung lưu mới bản địa, những người vừa có trình độ quản lý hành chính, vừa có khả năng làm kinh doanh) để họ trở thành hạt nhân chính không chỉ trong đời sống chính trị mà còn cả kinh tế của đất nước. Thông qua đó nền độc lập dân tộc và chủ quyền an ninh quốc gia mới được duy trì và phát triển bền vững.
2.1.2. Khuyến khích hợp tác kinh tế đa dân tộc (thông qua chính sách phát triển quốc gia (NDP)
Như đã đề cập một phần ở trên, ngay từ khi mới được độc lập, đặc biệt từ 1971, khi thực hiện NEP, Liên minh cầm quyền do Đảng UMNO lãnh đạo tuy có tạo ra nhiều ưu đãi cho người bản địa, nhưng không có chủ trương gây bất đồng hay chia rẽ giữa các nhóm sắc tộc tại nước này. Sự phân chia tỷ lệ trong hoạt động kinh tế, chính trị, giáo dục, đào tạo cho từng nhóm cộng đồng dân tộc hướng lợi hơn cho người bản địa là nhằm mục đích khuyến kích người Melayu vươn lên sánh vai cùng các nhóm tộc người khác trong hoạt động kinh tế và mức sống. Chính sách trên trước hết đã làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Sự thay đổi đó được thể hiện rõ nét bằng số liệu thống kê Bảng 2.7:
Bảng 27: Tỷ lệ đóng góp của các ngành kinh tế trong GDP ở Malaixia trong những năm 1970, 1980 và 1990 (%)
Các lĩnh vực kinh tế
1970
1980
1990
Lĩnh vực kinh tế thứ nhât (nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng)
44,3
33,9
28,1
Lĩnh vực kinh tế thứ hai (công nghiệp chế tạo và xây dựng)
18,3
24,9
30,0
Lĩnh vực kinh tế thứ 3 (buôn bán, tài chính, dịch vụ v.v...)
37,4
41,2
41,9
Nguồn: [17, tr. 72].
Tiếp đến NEP đã cải thiện nhanh chóng đời sống kinh tế - xã hội của đất nước bằng sự gia tăng nhanh tăng trưởng kinh tế và mức sống của người dân, đặc biệt là nhóm tộc người dân cư bản địa. Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP từ 1971-1990 đạt mức cao khoảng khoảng 6,7%/ năm. Cần đặc biệt lưu ý rằng, trong suốt 20 năm công nghiệp hóa nhanh chóng dưới thời NEP, GDP đã tăng gấp ba lần. Tỷ lệ đói nghèo trong toàn nước đã giảm từ 49,3% năm 1970 xuống còn 17% năm 1990. Tốc độ và hệ số thu nhập của các nhóm cộng đồng dân tộc cũng được cải thiện nhanh, nhất là đối với người Melayu. Ví dụ như thu nhập hộ gia đình người Malayu tăng từ 172 RM năm 1970 lên 931 RM vào năm 1990. Trong khi đó của người Hoa tăng từ 399 RM năm 1970 lên 1582 RM năm 1990; Còn đối với người ấn, con số tương ứng đó là 310 lên 1201. Còn về tỷ lệ vốn cổ phần trong khu vực kinh doanh, thì kết quả cũng khá khả quan. Năm 1990, tỷ lệ sử hữu vốn cổ phần của người bản địa đạt 20,3%, của người phi bản địa (chủ yếu là của người Hoa) là 46,5%; còn của người nước ngoài là 25,1% so với mục tiêu mà NEP đưa ra lá 30, 40 và 30% [19, tr. 55], [32, tr. 62-64].
Đặc biệt là NEP đã làm thay đổi cấu xã hội theo hướng hiện đại hóa dân cư, việc làm, đô thị và hình thành tầng lớp trung lưu mới người bản địa, hạt nhân chính cho mở rộng hợp tác đa dân tộc và hiện đại hóa tư bản chủ nghĩa tại Malaixia. Trong 20 năm thực hiện NEP, số lượng giới chủ, các nhà doanh nghiệp và công nhân lành nghề trong toàn quốc tăng nhanh, nhất là trong cộng đồng người Malayu. Điều đáng chú ý là sự phát triển nhanh lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ không chỉ tạo nhiều công ăn việc làm, mà còn làm tăng nhanh đội ngũ những nhà quản lý kỹ sư có thu nhập cao, đưa đến sự xuất hiện ngày càng nhiều đông đảo tầng lớp trung lưu trong xã hội. Họ là những nhà kỹ trị, tầng lớp các nhà quản lý và doanh nhân, kỹ sư lành nghề, chuyên viên và thợ lành nghề. Theo khảo sát, thì vào thời kỳ mới được độc lập (1957), tầng lớp trung lưu mới này mới chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn là 4%, tổng số dân cư hoạt động kinh tế, thì con số đó tăng lên 5,9% vào năm 1970 và đạt tới 11,2% vào năm 1990 [19, tr. 56].
Tuy có những tiến bộ lớn trong xóa đói, giảm nghèo và tăng mức sống nhanh cho người dân và phát triển đất nước nói chung, nhưng NEP vẫn chưa tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển bền vững, trong đó có sự hợp tác và hội nhập giữa các dân tộc. Tuy là người Malayu bản địa có tốc độ tăng trưởng cao hơn người Hoa (như trên đã đề cập), nhưng sự khác biệt trong thu nhập giữa hai cộng đồng này giảm không đáng kể. Nếu như năm 1976 sự chênh lệch trong thu nhập giữa người Hoa và người Malayu với tỷ lệ là 9:4 (gấp hơn 2 lần), thì con số đó rút xuống còn 7:4 vào năm 1984 và 6,54:4 vào năm 1987 và lại lên cao với tỷ lệ 7,5:4 vào năm 1990.
Như vậy, cùng với thành tựu và hạn chế mà NEP đã tạo ra buộc nước này phải điều chỉnh chính sách phát triển quốc gia nói chung, trong đó có chính sách hợp tác kinh tế đa dân tộc nói riêng cho giai đoạn tiếp theo. Ngoài ra, bối cảnh quốc tế mới của thời hậu chiến tranh lạnh và gia tăng của toàn cầu hóa đòi hỏi nước này phải gia tăng sức đề kháng và tính thích nghi, trong đó có việc tăng "vốn con người" và sự đoàn kết quốc gia - dân tộc. Để đáp ứng với đòi hỏi mới, chính phủ Malaixia vào năm 1991 đã đưa ra "Chính sách Phát triển Quốc gia" (NDP) hay "Kế hoạch phát triển cho tương lai 2" (0PP2). Để tạo ra khung xã hội cho NDP, chính phủ Malaixia đã đưa ra và phát động một cách rầm rộ "Tầm nhìn 2020" (Wawasan 2020). Bản Tầm nhìn này do cựu thủ tướng Maharthia đưa ra vào năm 1991 đã khuấy động tinh thần xây dựng một quốc gia - dân tộc Malaixia (Bangsa Malaysia).
Một trong những nội dung chính của NDP là xây dựng sự đoàn kết và thống nhất quốc gia - dân tộc Malaixia (Bangsa Malaysia) trên nền tảng kích thích hợp tác kinh tế đa sắc tộc. Để thúc đẩy quá trình này, chính phủ chủ trương tiếp tục xây dựng nền kinh tế chính quốc, nhất là thúc đẩy phát triển cộng đồng công nghiệp và thương mại Bumiputera (BCIC) với sự tham gia hợp tác của tất cả các thành phần kinh tế, các nhóm sắc tộc và giai tầng xã hội. Theo chính phủ thì sự gia tăng hợp tác đa dân tộc, đa thành phần kinh tế - xã hội sẽ tạo dựng nên một đội ngũ đông đảo doanh nhân người Malaixia. Những người này là hạt nhân chính không những quyết định sự cạnh tranh thành đạt kinh tế của đất nước mà còn là nhân tố thúc đẩy đoàn kết dân tộc và phát triển bền vững của quốc gia.
Tuy là NEP đã bước đầu tạo dựng được một đội ngũ các nhà quản lý và kinh doanh người Melayu bản địa (hay thường gọi là lớp người Melayu mới- Melayu baru) tương đối có bản lĩnh trong việc điều hành đất nước và ngày càng có vai trò lớn hơn trong nền kinh tế, nhưng sự khác biệt giữa họ với cộng đồng doanh nghiệp người Hoa còn khá lớn. Hơn nữa, sự hợp tác giữa họ với nhau cũng chưa được sâu rộng và mật thiết, mặc dầu họ đều là công dân của Malaixia. Để tăng cường sự hợp tác và đi đến hòa hợp giữa các doanh nghiệp người Hoa và người bản địa, tạo ra một cộng đồng doanh nghiệp mạnh thống nhất trong cả nước, chính phủ một mặt tiến hành tư nhân hóa các doanh nghiệp của nhà nước, tiếp tục duy trì một số ưu đãi dành cho người Melayu, mặt khác, kêu gọi các nhà doanh nghiệp người Hoa và đầu tư nước ngoài cùng liên doanh, hợp tác liên kết làm ăn với nhau.
Để nhanh chóng hơn tạo dựng đông đảo tầng lớp người Melayu mới, chính phủ tăng cường đầu tư thêm cho Quỹ dành cho người bản địa (MARA) (được thành lập từ 1971), đồng thời lập nên một tổ chức mới gọi là "Cục phát triển Công ty". Cục này kết hợp với MARA đã và đang tạo mọi thuận lợi trong việc vay vốn cũng như thủ tục thành lập công ty và các ưu đãi khác cho các nhà doanh nghiệp mới, nhất là giới trẻ trong cộng đồng người bản địa [5, tr. 16]. Tầng lớp doanh nhân mới này đang trở thành nòng cốt trong hợp tác và cạnh tranh có hiệu quả với người Hoa và các công ty nước ngoài. Điều này góp phần củng cố môi trường cạnh tranh và an ninh quốc gia, trong đó có an ninh kinh tế.
Đối với tầng lớp thương nhân người Hoa, họ trở nên hài lòng hơn với NDP và Tầm nhìn 2020 mà chính phủ Maharthia đưa ra. Sự mở rộng hơn nữa tự do hóa và phát triển kinh tế trong nước cùng với sự mở cửa hội nhập quốc tế, nhất là trong việc gia tăng hợp tác với các đối tác ở khu vực châu á - Thái Bình Dương đã tạo ra những vận hội mới cho toàn thể người Malaixia, trong đó có cộng đồng người Hoa. Các quy định mới mà chính phủ đề ra từ thời kỳ này trở nên thông thoáng, ít nhấn mạnh hơn về các hạn ngạch, chỉ tiêu hay côta dành cho các nhóm cộng đồng sắc tộc khác nhau đã lôi hút đông đảo người Hoa và các nhà đầu tư khác cùng hợp tác và phát triển. Từ thời gian này, chính phủ quan tâm nhiều hơn thành lập các khu công nghiệp nhỏ và vừa (SMI), rất hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư người trong và ngoài nước. Sự phát triển của loại hình xí nghiệp này mang lại cơ hội tìm kiếm lợi nhuận và tạo nhiều công ăn việc làm cho vùng sâu, vùng xa, làm hiện đại hóa nhanh chóng khu vực nông nghiệp và nông thôn.
Điều đáng chú ý là loại khu công nghiệp nhỏ và vừa được lập ra khắp nơi cũng tạo nên sự thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các nhà đầu tư từ Đài Loan. Hồng Công và Xingapo và Nhật Bản. Điều này không những tạo nên sự phát triển mới cho mọi cộng đồng sắc tộc, trong đó có người Hoa. Điều này là có khác với thời NEP, khi nhiều người từng học và có mối quan hệ với Đài Loan, Hồng Công khó khăn hơn trong việc tìm kiếm việc làm và lập công ty tại nước này [42, tr. 96-97].
Với chính sách phù hợp của chính phủ Mahathir dưới thời NDP, tại đất nước này xuất hiện nhiều tập đoàn công ty lớn của người Hoa như Tập đoàn hay tổ hợp công ty như Malayan United Industries của Khoo Kaz Peng, Public Bank của The Hong Piow, Hong Leong của Quek Leng Chan, Lion Corporation, Kamunting Corporation, Sunway Holding và họ có quan hệ mật thiết với Đảng UMNO cầm quyền và các nhà doanh nghiệp lớn người bản địa. Ngay cả những vùng xa xôi hẻo lánh trước đây là Sabah và Sarawak cũng xuất hiện nhiều công ty lớn của người Hoa như The Soon Seng của Aokam và Joseph Lee của CASH. Ting Pik Khiing của Ekran và Tiong Hiew King của Rimbunan Hijau Group. Đặc biệt các nhà doanh nghiệp trẻ người Hoa trẻ ngày càng hợp tác chặt chẽ hơn với giới trung lưu người Melayu mới. Ví dụ như trường hợp của các công ty Westmont Holding, Promet, Phileo Allied Group và Berjaya Corporation. Những doanh nghiệp người Hoa trẻ rất năng động, thường hợp tác kinh doanh đa ngành, có chung vốn cổ đông với người Malayu [42, tr. 102-103].
Tóm lại, giới doanh nhân người Hoa đã hưởng ứng nhiệt tình đối với Chính sách phát triển quốc gia mà chính phủ Malaixia đưa ra từ đầu những năm 90. Cùng với giới tinh hoa người Melayu mới, họ đóng vai trò quan trong trong việc hình thành và phát triển tầng lớp người Malaixia mới- cộng đồng các quản lý, doanh nghiệp chung của cả nước, trong đó biên giới về tôn giáo, sắc tộc ngày càng trở nên mờ nhạt. Họ là những người có quan hệ mật thiết với Liên minh cầm quyền "Mặt trận quốc gia -Barisan" mà hạt nhân của nó là UMNO. Đây là kết quả rõ nét nhất của chính sách khuyến khích hợp tác kinh tế đa dân tộc dưới thời NDP. Nó được thực hiện nhằm để thích ứng với sự gia tăng của toàn cầu hóa và xây dựng bản sắc và thống nhất quốc gia - dân tộc tại đất nước này.
2.2. Đấu tranh củng cố nền độc lập dân tộc bằng con đường phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội và hài hòa dân tộc
2.2.1. Phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội và hài hòa dân tộc
Như đã đề cập ở trên, sau khi giành được độc lập nền kinh tế của Malaixia vẫn mang tính nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Những vị trí then chốt của nền kinh tế nằm trong tay tư bản nước ngoài, trong đó có tư bản Anh và Hoa kiều. Để khắc phục tình trạng trên, ngoài việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, xây dựng đội ngũ doanh nghiệp người bản địa còn huy động mọi tiềm năng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị - xã hội. Để tăng trưởng kinh tế nhanh, từng bước xóa đói, giảm nghèo, giảm sự chênh lệch phát triển giữa các tộc người, nhóm dân cư và vùng lãnh thổ, chính phủ Malaixia đã chuyển nhanh từ công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu ở những năm 50-60 sang hướng ưu tiên xuất khẩu từ những năm 70 và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính phủ cho rằng, muốn tăng trưởng nhanh thì cần khai thác tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước. Không có tăng trưởng kinh tế thì khó tạo ra được sự tiến bộ xã hội. Nếu không có sự tiến bộ và công bằng xã hội thì sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của quốc gia khó có thể duy trì được lâu dài. Trong một đất nước đa dân tộc, nhiều sắc thái tôn giáo và văn hóa, lại có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển và mức sống như trường hợp Malaixia thì vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội khó có thể tách rời nhau.
Dưới thời NEP, chính phủ Malaixia đã thực hiện khá tốt kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội. Cụ thể là mức tăng trưởng kinh tế của Malaixia giai đoạn 1970-1990 bình quân hàng năm đạt khoảng 7% (mức cao ở Đông Nam á). Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 42,4% năm 1976 xuống còn 17,1% năm 1990. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm từ 50,9% xuống còn 21,8%,; ở thành thị giảm từ 18,7% xuống còn 7,5 % [22, tr. 490-491]. Có thể nói đây là giai đoạn mà Maliaxia không những đạt được tốc độ tăng trưởng cao, tương đối ổn định và liên tục, mà quan trọng hơn đã tạo cho mỗi người dân Malaixia, nhất là tầng lớp dưới được hưởng tương đối công bằng những thành quả của sự phát triển mang lại.
Từ những năm 90 trở đi, khi NDP được ban hành và áp dụng thì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, thực hiện tăng trưởng tế đi đôi với công bằng xã hội và hai hòa sắc tộc vẫn được chính phủ nước này tiếp tục theo đuổi. Tăng trưởng kinh tế vẫn được chính phủ ưu tiên như một tiền đề của phát triển công bằng và bền vững. Điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu và biện pháp thực hiện mà chính phủ đặt ra như tăng cường đầu tư tạo công ăn việc làm và cải thiện các phương tiện sống cho tầng lớp có thu nhập thấp. Trong các biện pháp đó có việc hộ trợ tài chính cho cho thành lập các trang trại, xí nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn; đầu tư nhiều hơn vào phát triển nguồn nhân lực v.v... [17, tr. 128; 143-144].
Ngoài việc hỗ trợ về vốn, chính phủ còn lập ra các cơ chế nhằm giúp khu vực nông nghiệp và nông thôn có cơ sở pháp lý để phát triển nhanh hơn như lập ra các Chương trình hay dự án phát triển cây trồng, đặc biệt là các loại cây trồng có giá trị xuất khẩu cao như cao su, ca cao, hồ tiêu, dầu cọ, v.v... Bên cạnh đó chính phủ còn ban hành riêng Chính sách nông nghiệp quốc gia (đưa ra vào năm 1984), trong đó có các chương trình cải tạo đất, nâng cao năng suất và đa dạng hóa cây trồng, thực hiện khai hoang và mở rộng diện tích canh tác. Để thực hiện các Chương trình này, chính phủ thành lập các bộ phận chuyên trách. Ví dụ như Cơ quan phục hồi và phát triển đất Liên bang (FELCRA) vừa có chức năng cải tạo đất, vừa đưa ra kế hoạch và giúp đỡ các khu vực nông thôn mở rộng diện tích canh tác bằng khai hoang đất mới [29. tr. 55-56]. Ngoài các khoản quan tâm trên, chính phủ Malaixia còn ưu đãi về giá, thông qua các khoản thuế, nhất là thuế về xuất khẩu nông sản và nhập khẩu máy móc phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn [2, tr. 47].
Các biện pháp xóa đói, giảm nghèo, làm thay đổi nhanh hơn cơ cấu xã hội cũng được định lượng hóa. Ví dụ như số hộ nghèo được định lượng giảm từ con số 619 400 năm 1990 xuống còn 373 000 vào năm 2000. ở miền Tây Malaixia tỷ lệ dự kiến giảm từ 15% năm 1990 xuống còn 5,3% vào năm 2000 [17, tr. 169]. ở Bảng 2.7 và 2.8 dưới đây cũng chỉ ra rằng, trong số 2,4 triệu công ăn việc làm mới dự kiến sẽ được tạo lập, khoảng 55,8% hay 1,3 triệu người dự kiến sẽ được tạo ta cho người bản địa. Trong số này, khoảng 706.700 chỗ việc làm sẽ được tạo ra từ khu vực dịch vụ và 534.000 việc làm từ khu vực sản xuất. Còn về các loại hình công việc, khoảng 68,4% trong số các loại công ăn việc làm mới bổ sung thuộc lĩnh vực chuyên môn và kỹ thuật sẽ do người bản địa đảm nhận v.v...
Bảng 2.7: Sự dịch chuyển cơ cấu việc làm các nghề nghiệp chủ chốt tại Malaixia năm 1990-2000
(Đơn vị: nghìn người và tỷ lệ %)
Nghề nghiệp
1990
%
1995
%
2000
%
Chuyên nghiệp, kỹ thuật
586,4
8,8
815,3
10,3
1097,0
12,1
Hành chính và quản lý
163,8
2,4
213,7
2,7
290,1
3,2
Văn phòng
652,6
9,8
799,5
10,1
933,8
10,3
Bán hàng
768,9
11,5
894,4
11,3
1042,6
11,5
Dịch vụ
777,6
11,6
981,5
12,4
1169,5
12,9
Trong nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp
1890,7
28,3
1662,2
21,0
1486,9
16,4
Sản xuất công nghiệp
1846,0
27,6
2548,8
32,2
3046,2
33,6
Tổng cộng
6686
100
7915,4
100
9066,2
100
Nguồn: [15, tr. 113].
Bảng 2.8: Phân bổ nghề nghiệp theo nhóm tộc người năm 2000
(Đơn vị: nghìn người và tỷ lệ %)
Nghề
Bản địa
%
Hoa
%
ấn
%
Khác
%
Tổng
%
Chuyên nghiệp, kỹ thuật
%
729,6
66,5
14,8
263,3
24,0
9,9
79,0
7,2
10,6
25,2
2,3
3,4
1097,
100
12,1
giáo viên và y tá
%
268,9
75,4
5,5
61,6
17,3
2,3
24,1
6,8
3,2
2,0
0,5
0,3
356,6
100
3,9
Hành chính và quản lý
%
122,4
42,2
2,5
138,7
47,8
5,3
17,1
5,9
2,3
11,9
4,1
1,6
290,1
100
3,2
Văn phòng
%
580,8
62,2
11,8
280,1
30,0
10,6
62,6
6,7
8,5
10,3
1,1
1,4
933,8
100
10,3
Bán hàng
%
469,2
45,0
9,5
469,2
45,0
17,7
62,5
6,0
8,4
41,7
4,0
5,5
1042,6
100
11,5
Dịch vụ
%
72