Trang bìa phụ
Lời cam đoan.i
Lời cảm ơn .ii
Mục lụC. iii
Danh mục các chữ viết tắt.iv
Danh mục các bảng .v
Danh mục biểu đồ .vi
MỞ ĐẦU .1
1. Lý do chọn đề tài.1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .2
3. Đối tương, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.5
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.7
5. Những đóng góp của đề tài .8
6. Cấu trúc của luận văn.9
Chương 1. TỔNG QUAN ĐÔ THỊ HÓA, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ BẮC NINH TRƯỚC NĂM 1986.10
1.1. Đô thị và đô thị hóa.10
1.1.1. Đô thị.10
1.1.2. Đô thị hóa.16
1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên .19
1.2.1. Vị trí địa lý .19
1.2.2. Điều kiện tự nhiên.21
1.3. Lịch sử hình thành thị xã Bắc Ninh .24
1.4. Kinh tế - xã hội thị xã Bắc Ninh trước năm 1986.26
Tiểu kết chương 1 .30
Chƣơng 2. THỊ XÃ BẮC NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2006 .31
2.1. Bối cảnh lịch sử.31
2.2. Những biến đổi về kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng .32
2.2.1. Biến đổi về kinh tế .32
112 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình đô thị hóa của thành phố Bắc Ninh từ năm 1986 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h quyền của Bắc Ninh. Cùng với đó là
một bộ phận người dân Bắc Giang cũng định cư sinh sống tại Bắc Ninh. Và khi
Thị xã được công nhận là đô thị loại III đã thu hút một lực lượng dân cư từ các
huyện trong Tỉnh đến đây sinh sống và làm việc.
Bảng 2.4: Tỉ lệ sinh, tử và tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thị xã
giai đoạn 1995 - 2006
(Đơn vị: ‰).
Năm Tỉ lệ sinh Tỉ lệ tử Tỉ lệ gia tăng tự
nhiên
1995 19,5 3,6 15,9
1997 15,9 3,6 12,3
2000 13,22 3,76 9,46
2006 14,8 4,3 10,5
Nguồn: (40, tr 45; 41, tr 84)
Bảng 2.4 đã cho thấy, trong giai đoạn 1995 – 2006 tỉ lệ sinh của Thị xã
có xu hướng giảm dần và giảm 4,7‰, tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm 5,4‰. Tuy
nhiên tỉ lệ sinh của Thị xã vẫn còn khá cao 14,8‰ (năm 2006).
42
Từ sau năm 1997, số lượng người từ các huyện và các địa phương khác
ngoài Tỉnh đến cư trú trên địa bàn Thị xã tăng lên nhanh chóng. Đây là khoảng
thời gian tách Tỉnh, thị xã Bắc Ninh đóng vai trò là trung tâm kinh tế - chính trị
- văn hóa - xã hội của Tỉnh. Từ năm 2005, một số khu công nghiệp trên địa bàn
Thị xã được hình thành, thì số lượng người nhập cư đến Thị xã càng tăng lên.
Năm 2004 dân số trong độ tuổi lao động khu vực nội thị là 41.387 người chiếm
60,5% tổng dân số.
Về nguồn lao động: Dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh và chiếm
tỉ trọng lớn, năm 2004 dân số trong độ tuổi lao động khu vực nội thị là 41.387
người chiếm 60,5% tổng dân số. Tổng lao động làm việc trong các ngành kinh
tế khoảng 34.260 người. Trong đó: Lao động thuộc khu vực I (nông – lâm –
ngư nghiệp): 9.873 người, chiếm 28,8% số lao động làm việc. Lao động thuộc
khu vực II (CN – TTCN và xây dựng): 9.097 người, chiếm 26,6% số lao động
làm việc. Lao động thuộc khu vực III (dịch vụ - thương mại - hành chính sự
nghiệp): 15.287 người, chiếm 44,6% số lao động làm việc. Lao động thất
nghiệp khoảng 3.220 người chiếm 7,8% số lao động cần bố trí việc làm.
(Nguồn: 46, tr23) Lao động thuộc khu vực I đang có xu hướng giảm dần để
chuyển sang khu vực III, sự chuyển dịch này được thể hiện rõ nhất từ sau năm
2006 khi thị xã Bắc Ninh trở thành Thành phố trực thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Về giáo dục, y tế: Từ sau năm 1997, sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo của
thị xã Bắc Ninh phát triển toàn diện và ổn định, giữ vững danh hiệu đơn vị dẫn
đầu phong trào giáo dục - đào tạo của Tỉnh. Mạng lưới trường, lớp, quy mô
giáo dục tiếp tục phát triển ở tất cả các cấp học, là một trong những đơn vị hoàn
thành phổ cập giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi sớm nhất toàn quốc; phổ cập giáo
dục tiểu học mức độ 2 và THCS được duy trì ở mức cao; tỉ lệ học sinh giỏi luôn
đứng đầu toàn Tỉnh. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia được chú
trọng. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên được nâng lên,
với tỉ lệ đạt chuẩn 100% và trên chuẩn 92%. Cơ sở vật chất tiếp tục được bổ
sung, nâng cấp và xây dựng mới đã hoàn thành xây dựng cụm trường mầm non -
43
tiểu học - trung học cơ sở trọng điểm cấp Tỉnh tại phường Suối hoa... Tỉ lệ
phòng học kiên cố đạt 87%. Công tác xã hội hóa giáo dục, khuyến học, khuyến
tài, xây dựng xã hội học tập được đông đảo các cơ quan đơn vị và nhân dân tích
cực hưởng ứng.
Từ sau năm 1997, thị xã Bắc Ninh là trung tâm chính trị của Tỉnh, hệ
thống bệnh viên được quan tâm đầu tư với các bệnh viện tuyến Tỉnh như bệnh
viện Đa khoa Tỉnh Ngoài ra, Thị xã còn quan tâm xây dựng hệ thống y tế cơ
sở bao gồm các trung tâm y tế thành, các trạm khám chữa bệnh tại các phường,
xã. Nhiều chương trình chăm sóc sức khoẻ, chương trình chống suy dinh dưỡng
ở trẻ em, chương trình tư vấn và phòng chống các bệnh nguy hiểm như
HIV/AIDS, lao, mắt hột, tiêm chủng mở rộng cho nhân dân tiếp tục được chú
trọng. Tăng cường cả về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, chất lượng chữa
bệnh được tăng lên, các hoạt động của y tế cơ sở, từng bước nâng cao chất
lượng phòng khám và sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Năm 2000, trên địa bàn
Thị xã có 10 cơ sở y tế trong đó có 1 bệnh viện, 9 trạm y tế xã phường, với 74
cán bộ y tế, 45 giường bệnh, tổng số lần khám chữa bệnh là 38.000 lượt.
(Nguồn: 40, tr 56) Đến năm 2005, số cơ sở y tế trên địa bàn Thị xã đã tăng lên
20 cơ sở trong đó có 1 trung tâm y tế, 19 trung tâm y tế xã, phường, với 95
giường bệnh, 125 cán bộ ngành y, số bác sĩ trên 1 vạn dân là 1,4 bác sĩ.
(Nguồn: 41, tr107)
2.3. Những thay đổi về cảnh quan và môi trƣờng
2.3.1. Cảnh quan
Quá trình đô thị hóa đã đem đến một cảnh quan mới cho vùng đất này,
làm cho đường sá được rộng rãi, tạo thuận lợi cho người dân đi lại và vận
chuyển, trao đổi hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao mức sống
của người dân địa phương. Khung cảnh mới với phố xá đông người hoạt động
nhộn nhịp ngày đêm dần thay thế cho khung cảnh làng quê yên tĩnh. Cảnh quan
mộc mạc, nên thơ của làng quê trước đây với ruộng lúa, bờ tre, vườn cây trái,
ao súng, ao sen hợp thành không gian văn hóa vật thể đặc trưng cho vùng đất
44
thành phố Bắc Ninh đang biến dạng do sự mở rộng của đô thị. Có thể nói, cảnh
quan sinh thái nông nghiệp - nông thôn truyền thống ở khu vực ngoại thành
thành phố Bắc Ninh đang dần mất đi một số thành tố cơ bản và rất quan trọng
của nó. Làng xã ngoại thành đang có xu hướng trở thành phường, thành khu
phố để hòa nhập vào một cơ thể đô thị ngày càng “phình to”. Việc cải tạo hệ
thống cảnh quan cũ còn nhiều tùy tiện, không đồng bộ ở mỗi địa phương. Cảnh
quan truyền thống bị cắt khúc ra, chỗ là nhà dân tự phát, chỗ là đồng ruộng bỏ
hoang nham nhở, không còn hài hòa như một tổng thể chung như trước. Tình
hình này đang diễn ra khá phổ biến ở đây. Hệ thống đường giao thông tráng
nhựa hoặc bê tông đã đến tận các xã. Cùng với quá trình mở mang đường giao
thông là việc hình thành nhà cửa hai bên đường.
Một điểm dễ nhận thấy là một công trình cầu đường được dự kiến xây
dựng thì nhà cửa bắt đầu được xây dựng. Với tốc độ xây dựng nhà cửa thường
diễn ra nhanh hơn là tốc độ xây dựng công trình được quy hoạch. Hình ảnh
thường gặp là các con đường còn ngổn ngang vì việc xây dựng hay nâng cấp
chưa hoàn thành nhà cửa đã mọc san sát ở hai bên.
Quá trình đô thị hóa đã làm cho các yếu tố sinh thái của một vùng nông
thôn dần biến mất và được thay thế bằng cảnh quan của đô thị hiện đại
Không gian yên tĩnh, những ngôi nhà xây theo kiểu ba gian với vườn cây trái,
hàng rào, bờ tre hay là những mảnh đất hoang như “lột xác” trở thành những
ngôi nhà kiên cố khang trang với đầy đủ tiện nghi, được điểm xuyến bởi hàng
cây bên đường, công viên, hồ nước. Phố sá sầm uất tấp nập các hoạt động mua
- bán, người đi kẻ lại trên các con đường không kể ngày đêm. Những con
đường chính được nâng cấp, mặt đường rộng hơn chia làm nhiều làn xe.
Năm 2006, thành phố Bắc Ninh được thành lập với 9 phường : Đáp Cầu,
Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc
và 1 xã Võ Cường. Năm 2007, Nghị định 60/2007/NĐ - CP về điều chỉnh địa
giới thành phố Bắc Ninh gồm 10 phường: Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối
Hoa, Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc, Võ Cường (thành lập từ
45
xã Võ Cường) và 9 xã: Kim Chân, Vân Dương, Nam Sơn (thuộc huyện Quế
Võ), Hạp Lĩnh, Khắc Niệm (thuộc huyện Tiên Du), Phong Khê, Khúc Xuyên,
Vạn An, Hòa Long (thuộc huyện Yên Phong). Năm 2010, Nghị quyết số
06/NQ - CP đã thành lập các phường Vân Dương, Vạn An, Hạp Lĩnh từ các xã
có tên tương ứng, điều chỉnh đơn vị hành chính thành phố Bắc Ninh thành 13
phường và 6 xã. Đến năm 2013, Nghị quyết số 137/NQ - CP của Chính phủ
thành lập các phường Khắc Niệm, Khúc Xuyên và Phong Khê từ các xã có tên
tương ứng, điều chỉnh đơn vị hành chính thành phố Bắc Ninh thành 16 phường
và 3 xã. Từ đó, lối sống đô thị đã dần xâm nhập vào người dân. Người dân đã
trở nên bận rộn hơn trong thời gian biểu của mình, khác với kiểu sinh hoạt ở
nông thôn.
Tuy nhiên đô thị hóa cũng đang làm ảnh hưởng đến những yếu tố văn
hóa truyền thống của địa phương. Người dân Bắc Ninh, do đặc điểm lịch sử,
sống với nhau chan hòa theo quan hệ huyết thống, nặng tình làng nghĩa xóm.
Ngày nay cách cư xử bị phai nhạt theo kết cấu gia đình - phố - xã hội.
Trong khi đó, dọc các trục đường giao thông cũ, nhà cửa cũng được xây
cất ngày càng nhiều và san sát nhau khiến cho con đường vốn trước đây rộng
rãi giờ trở nên chật chội. Ở gần khu vực nội thành hoặc giáp khu dân cư đông
đúc thì việc xây dựng nhà cửa còn lan rộng đến những con đường mòn nhỏ hẹp
trước kia, hay những con ngõ mới hình thành. Việc xây dựng đã tạo nên những
con ngõ chật hẹp, quanh co, luồn lách qua những căn nhà xây cất không theo
một trật tự nào. Nhà cửa tại những nơi đó đa phần là những ngôi nhà cấp bốn
sơ sài và phần lớn là xây dựng không phép. Các khu này không có mạng lưới
cấp thoát nước, không có các công trình công cộng và cây xanh. Hệ thống điện
thì đa số do dân tự chăng mắc. Đường nhựa, đường đất, đường đá xen lẫn nhau
làm nên sự phát triển không hài hòa. Vì vậy an ninh trật tự phức tạp, chất lượng
cuộc sống của người dân chưa cao.
Xa vùng trung tâm hơn, tại các xã Kim Chân, Hòa Long, Nam Sơn mức
độ đô thị hóa thấp, cảnh quan nông thôn vẫn còn khá phổ biến tuy phần nào bị
46
biến đổi. Hình ảnh vườn cây, ruộng lúa xen lẫn những khu đất được phân lô,
những ngôi nhà hiện đại khá phổ biến. Do vậy thành phố cần nhanh chóng đưa
ra quy hoạch phát triển đối với các xã mới này.
Đô thị phát triển, các cơ sở sản xuất mọc lên nhiều với sự đa dạng của
ngành nghề cũng góp phần tác động đến sự thay đổi trong cảnh quan Thành
phố. Đó là sự xuất hiện của những nhà máy, xí nghiệp lớn có vẻ ngoài hiện đại;
những con đường trải nhựa được tô điểm bởi hàng cây bằng lăng, xà cừ... Đèn
đường luôn sáng trong sự hối hả của người công nhân vào ca hay tan ca. Khu
vực xung quanh đó cũng thay đổi nhanh không kém. Dân cư đông đúc hẳn lên,
các chợ tự phát hình thành tại các ngã ba, ngã tư, các khu nhà trọ của công
nhân, các cửa hàng tạp hóa, quán ăn, quán nhậu, giải khát, mọc lên nhiều.
Một thay đổi khác trong cảnh quan đô thị chính là sự xuất hiện của
những yếu tố công cộng. Kinh tế phát triển làm bùng nổ các dịch vụ cùng với
các biển quảng cáo màu sắc rực rỡ. Người dân hành xử theo những chỉ dẫn của
biển báo. Rõ nhất là việc đặt những bảng chỉ tên đường. Hệ thống giao thông
thuận lợi nối liền nhà ở - cơ quan, trường học, xí nghiệp, chợ, Cuộc sống
công nghiệp đòi hỏi người dân phải sử dụng các phương tiện đi lại nhiều hơn.
Cảnh quan trên địa bàn Thành phố còn thay đổi qua việc xây dựng các
khu dân cư với quy mô lớn. Tại những nơi này, cảnh quan nông thôn đã bị xóa
sạch hoàn toàn, thay vào đó là đường sá, dãy phố và cạnh đó là các khu đất
trống có thể sẽ mọc lên các khu nhà mới, công viên hay khu chức năng
Cơ sở hạ tầng của thành phố Bắc Ninh được xây dựng đồng bộ và ngày
càng hoàn chỉnh nhất là về giao thông đô thị, cấp thoát nước, xử lý nước thải,
rác thải, xây dựng công viên cây xanh và các công trình phúc lợi công cộng.
Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng mang lại cho Thành phố hình ảnh
của một đô thị với nhiều kiểu kiến trúc thiếu hài hòa. Nhà cửa xây cất đủ kiểu,
đủ dạng với các dạng vật liệu khác nhau, những con ngõ quanh co, lầy lội luôn
bị lấn chiếm đặc biệt là rác thải sinh hoạt và công nghiệp ngày càng nhiều,
tạo nên một bức tranh thiếu hài hòa trong quá trình phát triển. Đây chính là một
47
trong những mặt trái của quá trình đô thị hóa trên địa bàn Thành phố nói riêng
và những vùng khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói chung.
2.3.2. Môi trƣờng
Môi trường sống gắn bó hữu cơ với cuộc sống con người, cũng như sự
tồn tại và phát triển của xã hội. Thành phố Bắc Ninh nằm ở vùng Đồng bằng
sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, được ngăn cách với vùng trung du
và miền núi phía Bắc bởi hệ thống sông Cầu. Thành phố Bắc Ninh nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: lượng mưa trung bình hàng năm là 1.311 mm,
nhiệt độ trung bình từ 23°C, số giờ nắng trong năm khoảng từ 1.530 - 1.776
giờ, độ ẩm trung bình đạt 84%, thành phố Bắc Ninh có khí hậu tương đối mát
mẻ, trong lành. Thế nhưng, cùng với quá trình tập trung dân cư, phát triển sản
xuất công nghiệp môi trường trên địa bàn Thành phố đã bị ô nhiễm nghiêm
trọng, trong đó đáng chú ý là ô nhiễm nguồn nước, không khí do sản xuất công
nghiệp và rác thải sinh hoạt.
Ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố bắt nguồn trước tiên từ sản
xuất công nghiệp. Khi các nhà máy, xí nghiệp được xây dựng nhiều cùng với
các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề đi vào hoạt động thì môi
trường, trước hết là môi trường nước, trên địa bàn Thành phố đã bị ô nhiễm
nặng như: Cụm công nghiệp Phong Khê, làng nghề bún Khắc Niệm, khu công
nghiệp Đại Kim, khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh. Nước thải của những
nhà máy, xí nghiệp, làng nghề trong và ngoài các khu công nghiệp không qua
xử lý làm cho nước ở các sông, ngòi, mương trong Thành phố không còn xanh
nữa mà chuyển sang màu đen và nặng mùi hôi
Môi trường không khí cũng ô nhiễm không kém môi trường nước, đặc
biệt là ở Cụm công nghiệp Phong Khê tình trạng ô nhiễm môi trường trong
làng nghề đang ở mức “nhức nhối và ở mức báo động đỏ” gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của người dân nơi đây.
48
Cùng với đó, rác thải từ sinh hoạt của người dân cũng góp phần làm cho
môi trường ngày càng xuống cấp. Thói quen trong sinh hoạt của người dân còn
mang nặng sắc thái của nông thôn, rác thải sinh hoạt hầu hết được người dân
đốt, vứt xuống sông, kênh, mương nước gần nhà Như vậy, số lượng rác thải
còn lại được người dân nhất là ở các xã tự hủy hoặc vứt ra môi trường xung
quanh. Đây thực sự là nguồn gây ô nhiễm rất lớn đối với môi trường.
Sản xuất nông nghiệp với thói quen dùng thuốc bảo vệ thực vật cũng góp
phần làm cho nguồn nước, đất và không khí bị ô nhiễm. Trong khi đó, chăn
nuôi gia súc, gia cầm chưa thực hiện tốt việc xây dựng chuồng trại và xử lý
phân, nước thải cũng gây ô nhiễm nguồn nước và không khí, ảnh hưởng đến
vệ sinh môi trường xung quanh, có hại đến sức khỏe của người dân.
Bắc Ninh là Thành phố có nhiều sông ngòi, chính vì vậy sông ngòi có
vai trò quan trọng đối với cuộc sống của người dân. Sông ngòi đóng vai trò
quan trọng trong cung cấp nước sinh hoạt, tiêu thoát nước, sản xuất nông
nghiệp, giao thông đường thủy Tuy nhiên, sông ngòi không còn phát huy
được nhiều tác dụng do bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cần hạn chế tốt nhất mặt trái
của quá trình phát triển công nghiệp, trong đó chú trọng vào việc xử lý nguồn
nước thải. Nhiều Thành phố trong cả nước đã phải trả giá cho việc phát triển ồ
ạt, không theo quy hoạch. Quá trình đô thị hóa của thành phố Bắc Ninh diễn ra
sau nên có nhiều điều kiện để rút kinh nghiệm và xây dựng một hướng đi thích
hợp. Vấn đề môi trường mang tính chiến lược và có tính quyết định cho phát
triển bền vững. Vì vậy, phát triển Thành phố cần đi đôi với cải thiện môi
trường cuộc sống.
Tiểu kết chƣơng 2
Quá trình đô thị hóa đã đem đến một cảnh quan mới cho vùng đất này,
góp phần phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của người dân địa phương.
Cảnh quan sinh thái nông nghiệp - nông thôn truyền thống ở khu vực ngoại
49
thành thị xã Bắc Ninh đang dần mất đi một số thành tố cơ bản và rất quan trọng
của nó. Làng xã ngoại thành đang có xu hướng trở thành phường, thành khu
phố để hòa nhập vào một cơ thể đô thị ngày càng “phình to”. Có thể nói, quá
trình đô thị hóa đã làm cho các yếu tố sinh thái của một vùng nông thôn dần
biến mất và được thay thế bằng cảnh quan của đô thị hiện đại.
Đô thị phát triển, các cơ sở sản xuất mọc lên nhiều với sự đa dạng của
ngành nghề cũng góp phần tác động đến sự thay đổi trong cảnh quan thành phố.
Đó là sự xuất hiện của những nhà máy, xí nghiệp lớn có vẻ ngoài hiện đại;
những con đường trải nhựa được tô điểm bởi hàng cây bằng lăng, xà cừ; cơ sở
hạ tầng của thị xã Bắc Ninh được xây dựng đồng bộ và ngày càng hoàn chỉnh
nhất là về giao thông đô thị, cấp thoát nước, xử lý nước thải, rác thải, xây dựng
công viên cây xanh và các công trình phúc lợi công cộng...
Khu vực xung quanh đó cũng thay đổi nhanh không kém. Dân cư đông
đúc hẳn lên, các chợ tự phát hình thành tại các ngã ba, ngã tư, các khu nhà trọ của
công nhân, các cửa hàng tạp hóa, quán ăn, quán nhậu, giải khát... mọc lên nhiều.
Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng mang lại những mặt hạn chế nhất
định như nhà cửa xây cất đủ kiểu, đủ dạng với các dạng vật liệu khác nhau,
những con ngõ quanh co, lầy lội luôn bị lấn chiếm; rác thải sinh hoạt và công
nghiệp ngày càng nhiều gây ô nhiễm môi trường... Đây chính là một trong
những mặt trái của quá trình đô thị hóa trên địa bàn Thành phố nói riêng và
những vùng khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói chung. Đây cũng là vấn đề
được đặt ra và đòi hỏi các cấp chính quyền cần đưa ra những biện pháp giải
quyết kịp thời và đúng đắn. Điều đáng mừng là, quá trình đô thị hóa của Thị xã
Bắc Ninh diễn ra sau nên có nhiều điều kiện để rút kinh nghiệm và xây dựng
một hướng đi thích hợp ở những giai đoạn tiếp sau.
50
Chƣơng 3
THÀNH PHỐ BẮC NINH TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015
3.1. Những biến đổi về kinh tế, cơ sở hạ tầng.
3.1.1. Biến đổi về kinh tế
Giai đoạn 2006 - 2015 là giai đoạn phát triển vượt bậc của thành phố Bắc
Ninh, với sự kiện thị xã Bắc Ninh được nâng cấp từ Thị xã lên Thành phố trực
thuộc tỉnh Bắc Ninh (năm 2006) và được công nhận là đô thị loại II trực thuộc
Tỉnh vào năm 2014, thành phố Bắc Ninh vươn lên từ sự hồi sinh, lột xác, đổi
đời với biết bao điều thiêng liêng và kì diệu. Từ một Thị xã nhỏ bé đã trở thành
một Thành phố năng động giàu tiềm năng, đang trên đà cất cánh. Nắm bắt
những lợi thế về điều kiện tự nhiên - xã hội trong đó quan trọng nhất là nguồn
lực con người, Đảng bộ Thành phố sớm xác định mục tiêu phát triển kinh tế
trong thời kỳ đổi mới là huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển
kinh tế theo hướng chuyển dịch nhanh cơ cấu ngành công nghiệp và dịch vụ,
tạo động lực thúc đẩy kinh tế trên địa bàn với tốc độ cao, xứng đáng là Thành
phố trung tâm của Tỉnh và là đô thị có vị trí quan trọng trong khu vực.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố Bắc Ninh liên tục đạt
mức cao, đạt bình quân là 16,5%/năm (giai đoạn 2005 - 2010) và 13,3% (giai
đoạn 2010 - 2013). Tổng sản phẩm (GDP) bình quân đầu người đạt 3.722 USD
(giá thực tế), cao hơn mức bình quân của Tỉnh là 3.241 USD.
Biểu đồ 3.1. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000
2011
2012
2013
2014
2015
708.426
618.445
474.469
593.913
850.281
THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
51
Nhìn vào biểu đồ 3.1cho thấy: Năm 2015, tổng thu ngân sách trên địa
bàn Thành phố đạt 850.281 triệu đồng. Chi cân đối ngân sách địa phương là
901.149 triệu đồng, trong đó chi đầu tư phát triển là 361.118 triệu đồng. Trên
địa bàn Thành phố có 1.900 doanh nghiệp các loại, gần 300 doanh nghiệp, hợp
tác sản xuất CN - TTCN và giải quyết việc làm cho gần 30.000 lao động. Năm
2012, trên địa bàn Thành phố có 12.864 cơ sở kinh doanh thương mại, khách
sạn, nhà hàng và dịch vụ.
Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực, có sự chuyển dịch
theo xu hướng chung của toàn Tỉnh, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - xây
dựng và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp. Khu vực thương mại,
dịch vụ và công nghiệp - xây dựng cùng chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh
tế; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng 48,3%, thương mại - dịch
vụ 48% và nông - lâm - thủy sản 3,7%.
Bảng 3.1: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của thành phố Bắc Ninh
giai đoạn 2007 - 2013
(Đơn vị:%)
Tiêu chí 2007 2009 2010 2011 2012 2013
Nông - lâm - thủy sản 4,9 4,5 4,0 3,7 3,6 3,5
Công nghiệp và xây dựng 63,1 60,4 60,9 62,4 61,9 61,6
Dịch vụ 32,0 35,1 35,1 33,9 34,5 34,9
Nguồn: (46, tr 25).
Qua bảng số liệu cho thấy, tỉ trọng khu vực dịch vụ và công nghiệp - xây
dựng đang có xu hướng tăng và giảm dần là tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, tốc độ phát
triển đô thị của Thành phố diễn ra khá nhanh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai
đoạn 2010 - 2013 đạt 13,3%, thu nhập bình quân đầu người năm 2013 là 77,6
triệu đồng/người/năm, thu ngân sách trên địa bàn Thành phố năm 2013 là
474.469 triệu đồng, tỉ lệ hộ nghèo năm 2013 giảm còn 2,82%, tỉ lệ tăng dân số
tự nhiên năm 2013 đạt 1,35%. Công tác quản lý và phát triển đô thị được đầu tư
52
đúng mức, nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dịch vụ đô thị
được xây dựng đồng bộ. Đặc biệt, Thành phố luôn quan tâm thực hiện công tác
quản lý quy hoạch xây dựng và hạ tầng kỹ thuật đô thị nên số lượng và chất
lượng các đồ án quy hoạch xây dựng tăng đáng kể, nhiều dự án công trình hạ
tầng kỹ thuật thiết yếu như: Nhà máy xử lý rác, hệ thống thoát nước và xử lý
nước thải, xây dựng nhà máy nước, nghĩa trang, đã và đang triển khai thực
hiện đã góp phần tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Về nông nghiệp
Do quá trình đô thị hóa nhanh nên đất nông nghiệp của Thành phố có xu
hướng giảm, bình quân mỗi năm 32,5 ha. Đó là xu thế tất yếu của hoạt động
nông nghiệp ở đô thị. Do vậy, Thành phố đã xác định việc đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp - nông thôn - nông dân theo lộ trình phát
triển đô thị mới, vừa mang tính trước mắt vừa mang tính lâu dài, bền vững.
Thực hiện Nghị quyết của Ban thường vụ Thị ủy, đồng thời được sự phối
hợp của các ngành, đoàn thể, ban quản lý hợp tác xã đã phát huy vai trò tự chủ
của hộ nông dân nên nền sản xuất nông nghiệp ở thành phố Bắc Ninh phát triển
theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao góp phần
bảo vệ môi trường, đã hình thành các vùng chuyên canh trồng hoa tươi, cây ăn
quả, rau như ở các phường Võ Cường, Đại Phúc, Kinh Bắc. Phát triển kinh tế
trang trại và các mô hình VAC, nhất là trong chăn nuôi coi đây là khâu đột phá
để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Thành phố cần chú trọng mở rộng các
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, giảm bớt hộ nông dân
thuần túy, tăng các hộ nông dân kiêm ngành nghề và dịch vụ. Đẩy mạnh nâng cao
dân trí, từng bước xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại.
Bảng 3.2: Diện tích, năng suất và tổng sản lƣợng lúa qua các năm
của thành phố Bắc Ninh.
Năm 2006 2010 2014 2015
Diện tích (ha) 6.341 5.555 5.405,5 5.147,2
Sản lượng (tấn) 34.002 31.140 32.669,8 31.324,3
Năng suất (tạ/ha) 53,6 56,1 60,4 60,9
Nguồn: (41, tr 44; 42, tr 74)
53
Bảng số liệu 3.2 cho thấy từ năm 2006 đến năm 2015 tổng diện tích trồng
lúa có xu hướng ngày càng giảm nhưng năng suất lại có xu hướng tăng. Năm
2006, diện tích gieo trồng lúa là 6.341 ha thì năm 2015 chỉ còn 5.147,2 ha.
Trong vòng 9 năm (2006 – 2015), thành phố Bắc Ninh mất 1.193,8 ha diện tích
gieo trồng lúa. Tuy nhiên, năng suất lúa ngày càng tăng, năm 2006 năng suất
lúa đạt 53,6 tạ/ha thì đến năm 2015 đã tăng lên 60,9 tạ /ha và tăng 7,3 tạ/ha so
với năm 2006. Sản lượng lúa có xu hướng giảm dần, năm 2006 sản lượng lúa là
34.002 tấn đến năm 2015 đã giảm xuống 31.324,3 tấn. Trong vòng 9 năm sản
lượng lúa của Thành phố giảm 2677,7 tấn... Nguyên nhân diện tích đất nông
nghiệp ngày càng ít đi do bị thu hồi để thực hiện các dự án kinh tế và dân sinh.
Tuy nhiên lương thực là vấn đề an ninh Quốc gia nên Thành phố có nhiều
chính sách hợp lý để năng suất lúa vẫn tăng như quan tâm đến công tác bảo vệ
thực vật, phát động các phong trào diệt chuột, diệt ốc bưu vàng, khuyến khích
thành lập các đội khuyến nông... Chủ động đầu tư thâm canh tăng vụ, đưa các
giống lúa mới có năng suất, chất lượng vào sản xuất như Bắc ưu 903, Bắc ưu
253, Q ưu số 1, SYN6... Kết hợp với chuyển dịch cơ cấu giống, sản xuất nông
nghiệp còn có những thay đổi về cơ cấu mùa vụ theo hướng tăng diện tích cấy
lúa mùa sớm và trà xuân muộn, tích cực đưa vụ Đông thành vụ chính... Chính
vì vậy, tuy diện tích cây lúa giảm nhưng năng suất lúa vẫn tăng.
Biểu đồ 3.2. Sản lượng lương thực có hạt của thành phố Bắc Ninh qua các năm
34.540
32.996
31.269
32.795
31.848
29000
30000
31000
32000
33000
34000
35000
2011 2012 2013 2014 2015
Tấn SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CÓ HẠT
54
Diện tích gieo trồng một số cây trồng chính trên địa bàn Thành phố từ
năm 2011 đến năm 2015 đã giảm khoảng 5,4 % từ 6.783 ha xuống còn 6.219 ha.
Một số cây trồng chính như ngô, khoai tây,lạc, đậu các loại... Các chỉ số phát
triển nông nghiệp trên địa bàn Thành phố thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 3.3: Diện tích một số cây trồng giai đoạn 2011 – 2015
(Đơn vị: ha)
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng 6.783 6.581 6.576 6.573 6.219
Cây lương thực 5.696 5.418 5.391 5.484 5.218
Cây thực phẩm 966 1007 1037 912 878
Cây công nghiệp 75 109 88 94 90
Cây hàng năm khác 46 48 60 83 32
Nguồn: (42; tr 71,91,92,9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_qua_trinh_do_thi_hoa_cua_thanh_pho_bac_ninh_tu_nam.pdf