Do đô thịhóa mạnh mẽnên có sựchuyển dịch cơcấu sửdụng đất rõ nét.
Diện tích đất nông nghiệp của Quận 2 có xu hướng giảm, phần lớn được chuyển đổi
sang đất phi nông nghiệp. Năm 1997, diện tích đất nông nghiệp chiếm 49,9% diện tích, đến
năm 2007 còn 28%, giảm 1,8 lần. Trung bình mỗi năm diện tích đất nông nghiệp giảm hơn
100 ha (Bảng 2.10 – phần Phụlục).
Các loại đất nông nghiệp giảmkhông đều: đất trồng cây hàng năm có xu hướng giảm
nhiều nhất: từnăm 1997 đến năm 2007 giảm hơn 20 lần. Trong khi đó, diện tích đất lâm
nghiệp; đất trồng cây lâu năm và đất ngưnghiệp lại có xu hướng tăng lên: từ5,1% tăng lên
20,4% năm 2007. Đất lâm nghiệp và cây lâu năm tăng hơn 2,5 lần (năm 1997 đạt 69,25 ha;
đến năm 2007 đạt 167,91 ha;); đất ngưnghiệp tăng gấp đôi sau 10 năm (năm 1997 đạt 61,46
ha; đến năm2007 đạt 119,99 ha).
172 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3251 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình đô thị hóa Quận 2, thành phố HồChí Minh và những tác động đối với kinh tế– xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y
giúp những gia đình thuộc diện khó khăn cải thiện chất lượng cuộc sống.
2.3.3. Tác động tích cực đối với môi trường
Phòng Tài nguyên môi trường Quận 2 thường xuyên thực hiện chương trình quan
trắc, giám sát chất lượng môi trường trên địa bàn quận, nhằm đưa ra những giải pháp kịp
thời với vấn đề ô nhiễm thường gặp tại khu vực đô thị. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa
cũng góp phần nâng cao ý thức của người dân về các vấn đề môi trường: phần lớn các hộ
gia đình đã tham gia việc đổ rác thông qua Sở vệ sinh (hơn 95% số hộ được hỏi trong cuộc
điều tra). Số hộ vẫn còn đổ rác và chất thải ra các khu vực đất trống hoặc các kênh rạch còn
rất thấp. Số hộ có nhà vệ sinh đảm bảo yêu cầu môi trường đạt 99% tổng số hộ gia đình
Quận 2 (Bảng 2.19 – phần Phụ lục). Ý thức người dân về môi trường được nâng cao đã làm
giảm mức độ ô nhiễm môi trường trong quá trình đô thị hóa.
Quận 2 vẫn đang thực hiện công tác đấu thầu quét dọn, thu gom và vận chuyển rác
trên địa bàn. Hiện Quận cũng có kế hoạch xác lập lại lộ trình và khối lượng vận chuyển rác.
Đồng thời, tiến hành thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn.
Hiện có 32/44 đơn vị nộp phí với tổng số tiền 48,9 triệu đồng.
Các cơ quan chức năng của Quận cũng thường xuyên kiểm tra, đề xuất di dời các cơ
sở sản xuất gây ô nhiễm nằm trong khu dân cư, đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường xử lí
các trường hợp sản xuất gây ô nhiễm … Qua đó hạn chế tình trạng ô nhiễm khi quá trình đô
thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng phát triển.
2.4. Tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa đối với kinh tế – xã hội Quận 2
2.4.1. Tác động tiêu cực đối với kinh tế
Đô thị hóa thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và tăng qui mô sản xuất. Tuy nhiên,
quá trình đô thị hóa Quận 2 chưa được tiến hành song song với quá trình công nghiệp hóa
nên giá trị sản xuất ngành công nghiệp chưa cao. Năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp
Quận 2 đạt 5129,98 tỉ đồng, chỉ chiếm 3,4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp Thành phố.
Nguyên nhân công nghiệp Quận 2 còn phát triển chậm là do cơ cấu ngành công
nghiệp vẫn chủ yếu là sửa chữa, lắp ráp như sửa chữa, lắp ráp ô tô, tàu thuyền. Các ngành
công nghiệp hiện có chủ yếu phát triển dựa vào nguồn lao động dồi dào, chưa có sự đầu tư
về mặt công nghệ nên giá trị còn thấp.
Các ngành kinh tế phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Nguồn đầu tư
nước ngoài vào Quận tăng liên tục, từ 749,76 tỉ đồng năm 1997, tăng lên 3754,17 tỉ đồng
năm 2007 [38], tăng hơn 5 lần và chiếm 30% tổng giá trị sản xuất Quận. Nguồn vốn đầu tư
cao tạo đà tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, nhưng đồng thời cũng tác động làm tốc độ tăng
trưởng kinh tế không ổn định.
Ngành dịch vụ Quận 2 phát triển chậm. Nhóm ngành dịch vụ cấp cao như bất động
sản và thương mại chiếm tỉ trọng nhỏ và phát triển chậm, phần lớn phụ thuộc vốn đầu tư
nước ngoài. Các hoạt động dịch vụ ở Quận 2 vẫn còn mang tính tự phát với giá trị thấp, ví
dụ như buôn bán nhỏ, bán hàng rong, “cò đất”…, chủ yếu phục vụ nhu cầu sang nhượng đất
đai khi giá đất biến động mạnh mẽ, cũng như phục vụ nhu cầu sinh hoạt của lực lượng công
nhân, người dân tái định cư ở các khu lao động nghèo đang ngày càng tăng cao. Người lao
động trong những ngành nghề này phần lớn do chưa tìm được việc làm hoặc không đủ trình
độ và nguồn vốn để kinh doanh. Vì thế, hiệu quả kinh tế chưa cao và ảnh hưởng đến mĩ
quan đô thị Quận 2. Ngoài ra, quá trình sang nhượng đất đai nhiều lần cũng như làm giá đất
ngày càng tăng cao, khiến việc triển khai qui hoạch gặp nhiều khó khăn khi không đủ kinh
phí thực hiện đền bù, ảnh hưởng đến qui hoạch chung của Quận cũng như toàn thành phố.
Do đó, Chính quyền cần có những biện pháp tích cực hơn trong việc xây dựng, phát
triển các ngành nghề theo theo nhu cầu phát triển kinh tế. Cần nâng cao trình độ cho người
lao động và định hướng đào tạo nghề cho họ, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho các
ngành kinh tế, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống người dân đô thị.
2.4.2. Tác động tiêu cực đối với xã hội
Lao động và việc làm
Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm. Hiện nay, số lao động trong ngành
nông lâm ngư nghiệp từ 62% dân số năm 1997, giảm còn 28% năm 2007, giảm 2,2 lần. Tỉ lệ
này cao hơn nhiều so với thành phố (3,6% năm 2007).
Quá trình đô thị hóa thu hút dân cư và lao động, dẫn đến tình trạng dân số tăng
nhanh, tạo sức ép lớn đối với lao động, việc làm. Bên cạnh đó, phần lớn nguồn lao động
nhập cư không đủ trình độ để làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp. Những lao động này chỉ
tham gia vào công việc thời vụ như phụ hồ, ve chai, bán hàng rong…, gây ảnh hưởng rất lớn
đến tiến độ phát triển kinh tế chung của Quận cũng như gây nên nhiều vấn đề xã hội như mĩ
quan đô thị, tệ nạn xã hội…
Ngoài ra, do ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa, vấn đề qui hoạch, giải tỏa, di dời
cũng tác động đến một bộ phận dân cư địa phương không có việc làm ổn định. Những hộ
gia đình này phần lớn không có chỗ ở cố định, sống tạm bợ trong những khu dân cư tự phát,
khiến công việc của họ không ổn định. Việc di dời cũng khiến nhiều người phải chuyển đổi
công việc, gây xáo trộn đời sống của người dân.
Việc di dời này cũng ảnh hưởng lớn đến lực lượng lao động tại các nhà máy, xí
nghiệp trong Quận khi công nhân nghỉ việc để chuyển nơi ở, cũng như tốn chi phí đào tạo
đội ngũ lao động mới vào làm việc tại các nơi này.
Đô thị hóa ảnh hưởng đến ý thức lao động của một bộ phận thanh niên
Một số thanh niên có khả năng lao động, nhưng vì kinh tế gia đình giàu lên nhanh
chóng nhờ sự sang nhượng đất đai hoặc được đền bù giải tỏa, khiến họ bỏ bê việc học, việc
làm, có tư tưởng hưởng thụ cuộc sống, ăn chơi và rơi vào nhiều tệ nạn xã hội. Việc giải
quyết lao động, việc làm đối với tầng lớp thanh niên vùng ven đô tránh tư tưởng ăn chơi,
hưởng lạc là vấn đề xã hội vô cùng cần thiết.
Đây là vấn đề xảy ra tại nhiều quận, huyện trong quá trình đô thị hóa. Vì thế, cần có
những biện pháp định hướng đúng đắn việc sử dụng vốn đối với người dân ở các khu vực đô
thị nhằm giảm tối đa các tệ nạn xã hội, góp phần tác động giúp người dân có lối sống tích
cực hơn, đóng góp sức lao động nhiều hơn cho xã hội.
Sức ép lên cơ sở hạ tầng
Quá trình tập trung dân cư, tập trung sản xuất mạnh mẽ cũng làm cho giao thông
trong địa bàn Quận 2 gặp nhiều khó khăn khi các công trình xây dựng được thực hiện song
song với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khiến cho nhiều đoạn đường bị đào bới liên tục, cũng
như tình trạng ngập ở nhiều tuyến đường diễn ra thường xuyên. Ngoài ra, tình trạng đường
xấu đi do các xe chở quá tải đi vào những con đường nhỏ cũng còn diễn ra phổ biến. Tất cả
những yếu tố này khiến cho việc ùn tắc giao thông cũng thường xuyên xảy ra vào giờ cao
điểm, nhất là tại các tuyến đường có các trung tâm hành chính, trường học. Đây là vấn đề
cần giải quyết để đảm bảo cho sản xuất và thúc đẩy xã hội phát triển, nhất là đối với một
Quận còn mới như Quận 2.
Phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng
Chất lượng cuộc sống của phần lớn người dân trong quá trình đô thị hóa được cải
thiện. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một bộ phận dân cư có chất lượng cuộc sống thấp do tác
động của quá trình đô thị hóa. Đó là các hộ gia đình thuộc diện bị thu hồi, giải tỏa, chưa có
khả năng ổn định lại cuộc sống.
Mặt khác, dân số tăng lên quá nhanh trong quá trình đô thị hóa gây sức ép đối với
vấn đề việc làm. Những người không có việc làm, trong khi đời sống ở đô thị đắt đỏ khiến
họ đã nghèo lại càng nghèo hơn. Trong khi đó, số người giàu nhờ có vốn kinh doanh lại
càng giàu lên nhanh chóng. Từ đó, sự phân hóa giàu nghèo lại càng rõ nét. Điều này thể
hiện rõ tình trạng nhà ở của dân cư Quận 2: số hộ gia đình sống trong các biệt thự ngày càng
tăng, trong khi số hộ gia đình sống trong nhà tạm vẫn còn nhiều: năm 2007, số nhà tạm
chiếm 2,71% tổng số nhà ở trong Quận, trong khi số nhà biệt thự chiếm 7,74% (Bảng 2.21)
Khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư còn biểu hiện qua sự chênh lệch
giá trị của các đồ dùng lâu bền trong mỗi gia đình. Các hộ có thu nhập cao thường mua sắm
những thiết bị với giá tiền hàng chục triệu đồng/sản phẩm. Ngược lại, những hộ nghèo ít chi
tiêu cho các vật dụng cao cấp như máy giặt, máy hút bụi hay các sản phẩm phục vụ nhu cầu
giải trí như ti vi, đầu DVD, điện thoại di động. Hoặc nếu có sử dụng, phần lớn các hộ nghèo
chỉ mua sắm những hàng hóa có giá thành thấp.
Chi tiêu của các hộ giàu cho các khoản như giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, mua sắm
quần áo… thường cao hơn nhiều so với các hộ nghèo. Nhiều trường học, bệnh viện theo tiêu
chuẩn quốc tế được xây dựng phục vụ cho tầng lớp dân cư giàu có. Ngược lại, vẫn còn có
những người dân nghèo không đủ khả năng chi trả học phí cho con em ở các trường dân lập
và thậm chí, cả ở các trường công lập. Điều này dẫn đến sự chênh lệch về trình độ học vấn.
Từ đó, người dân nghèo, học vấn thấp khó tìm kiếm việc làm hoặc chỉ làm việc trong những
ngành nghề thu nhập thấp. Đây cũng là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
tế – xã hội của Quận 2.
Một số chỉ tiêu chất lượng cuộc sống chưa đáp ứng nhu cầu
Chất lượng cuộc sống của người dân tuy có tăng lên, nhưng chưa ổn định. Trong quá
trình đô thị hóa, những biến động của thị trường dễ ảnh hưởng đến đời sống người dân,
khiến họ tiết kiệm hơn, giảm hẳn những khoản chi tiêu như may mặc, vui chơi giải trí (năm
1997, chi tiêu cho may mặc, vui chơi giải trí đạt 7,6%; đến năm 2007, tỉ lệ này chỉ còn
7,1%)… Phần chi tiêu này chuyển sang phục vụ những nhu cầu thiết yếu như ăn, uống,
hút... khi giá cả ngày càng tăng cao (năm 2007, chi tiêu cho ăn uống hút tăng lên 52,8% so
với 52,6% năm 1997)
Y tế đã được đầu tư, cải thiện rất nhiều qua việc gia tăng các trạm xá cũng như số
lượng nhân sự trong ngành. Tuy nhiên, sự gia tăng này vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu
của người dân, cả về số lượng lẫn chất lượng: Năm 2007, tỉ lệ số dân/nhân viên y tế khá cao,
với 780 người. Việc chăm lo cho đời sống người dân chưa đúng mức và hiệu quả. (Bảng
2.25; 2.26 – phần Phụ lục)
Quá trình đô thị hóa khiến dân số tăng nhanh, nên số người đến khám và điều trị nội
trú tại Trung tâm y tế Quận và các trạm y tế tăng cao gây tình trạng quá tải và không đảm
bảo chất lượng khám chữa bệnh. Số giường bệnh trên 1 vạn dân năm 1997 là 3,3 giường,
đến năm 2000, tăng lên 21,9 giường; nhưng đến năm 2006, số giường bệnh trên 1 vạn dân
chỉ còn 6,3 giường, giảm 3,5 lần so với năm 2000. Từ năm 2005, số giường ngoại trú không
được tính vào thống kê nên số giường bệnh giảm xuống. Tình trạng này cũng ảnh hưởng
đến việc nghỉ dưỡng, chữa bệnh của bệnh nhân.
Theo điều tra, số dân tham gia khám chữa bệnh tại địa phương chỉ khoảng 30%. Việc
xây dựng mới bệnh viện trong giai đoạn đô thị hóa hiện nay gặp nhiều trở ngại, nhất là đối
với vấn đề đất đai xây dựng cũng như đền bù giải tỏa.
Ngành giáo dục Quận 2 cũng gặp nhiều khó khăn (Bảng 2.23; 2.24 – phần Phụ lục).
Năm 2007, bậc giáo dục Mầm non có tỉ lệ học sinh/giáo viên là 16. Việc đảm bảo chất
lượng và hiệu quả trong việc chăm sóc, giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn. Ở bậc Mẫu giáo,
tỉ lệ học sinh/giáo viên cũng khá cao, với 22 học sinh/giáo viên. Đối với những cấp học này,
tỉ lệ học sinh/giáo viên cao khiến việc chăm sóc, dạy dỗ gặp nhiều khó khăn và không đảm
bảo chất lượng.
Điều tra của tác giả cũng cho thấy có đến 70% số người khảo sát đánh giá chất lượng
giáo dục hiện nay của Quận chỉ đạt mức trung bình, và có đến hơn 10% cho rằng giáo dục
chưa đạt chất lượng.
Sự giảm sút trong đời sống tình cảm
Hiện nay, vấn đề nổi trội về chất lượng cuộc sống của người dân trong Quận đó là sự
tăng nhanh về chất lượng đời sống vật chất của người dân. Đặc biệt đối với những gia đình
còn đất đai, hoặc đã thực hiện sang nhượng hoặc được đền bù giải tỏa giàu lên rất nhanh
chóng. Tuy nhiên, tình trạng này lại kéo theo nhiều vấn đề xã hội, điển hình là nhiều thành
viên trong các gia đình này có sự tranh chấp khi phân chia đất đai cũng như chia tiền đền
bù, sang nhượng. Những vụ kiện tranh chấp đất đai mà trong đó nguyên đơn và bị đơn đều
là anh chị em ruột ngày càng trở nhiều hơn.
Đây là một hệ lụy xảy ra khi giá cả đất đai tăng lên quá nhanh, làm cho nhiều người
sẵn sàng bất chấp tình nghĩa để hưởng được phần đất đai có giá trị ngày càng cao trong quá
trình đô thị hóa. Tình cảm láng giềng giữa các hộ gia đình cũng có xu hướng giảm dần.
Theo khảo sát của tác giả cho thấy có đến 29% người được hỏi cho rằng tình cảm xóm
giềng đang có xu hướng giảm đi. Những hiện tượng này cho thấy phần nào đó quá trình đô
thị hóa đã ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức, lối sống của người dân.
Ngoài ra, hiện tượng nhiều thanh niên sau khi gia đình giàu lên nhanh chóng đã mau
chóng bỏ học, sống hưởng thụ nhiều hơn, bị lôi cuốn vào nhiều tệ nạn xã hội hơn. Các tệ
nạn ma túy, cờ bạc, cướp giật từ đó cũng tăng nhanh hơn, trong đó thành phần tham gia chủ
yếu là trẻ vị thành niên và thanh niên. Điều này cho thấy mức sống của người dân có tăng
lên nhưng thực tế, chất lượng cuộc sống, trong đó đặc là giáo dục chưa đáp ứng được yêu
cầu phát triển của các khu vực. Đây là vấn đề cần được Quận 2 quan tâm giải quyết.
Thay đổi quá trình sử dụng đất
Quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển với hệ quả là diện tích đất nông nghiệp
ngày càng giảm nhanh chóng nhưng lại chưa mang lại hiệu quả sử dụng cao khi phần lớn
diện tích này vẫn còn nằm trong qui hoạch treo. Bên cạnh đó, phần diện tích đất nông
nghiệp khi đưa vào sử dụng qui hoạch lại chưa thật hợp lí: những công trình công cộng phục
vụ đời sống tinh thần của người dân, như công viên, thư viện, nhà văn hóa, trung tâm thể
dục thể thao… chưa được chú trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các khu dân cư
mới trong tương lai. Điều này thể hiện rõ quá trình sử dụng đất chưa thực sự hiệu quả do
quá trình qui hoạch bất hợp lí ở Quận 2.
Trong tình trạng hiện nay, khi đô thị hoá trở thành một quá trình tất yếu, đất đai sản
xuất nông nghiệp được chuyển đổi để xây dựng phát triển đô thị, nhưng người dân do mất
đất, không tìm được việc làm mới phù hợp với nghề nghiệp, đã trở thành nguyên nhân nảy
sinh những vấn đề xã hội, làm tiêu cực trong xã hội gia tăng. Vì thế, chính sách cấp đất theo
dự án trong qui hoạch cần phải thay đổi. Thời gian qua, hơn 11000 căn nhà xây cất tạm bợ,
không phép hay những khu ở tạm bợ, những khu chợ chồm hổm mọc quanh khu công
nghiệp…, phần lớn được hình thành từ những người dân nhập cư hoặc người dân bị giải tỏa.
Những phần đất bị thu hồi để giải tỏa được phân lô bán với giá rất cao trong khi giá đền bù
cho các hộ không đủ để họ mua lại một căn hộ, hoặc một mảnh đất ở vùng ven. Điều này
làm cho cuộc sống của một số người dân càng trở nên khó khăn gấp bội.
2.4.3. Tác động tiêu cực đối với môi trường
Vấn đề môi trường nếu không xuất phát từ lợi ích của cộng đồng, môi trường cảnh
quan, môi trường sinh thái và môi trường sống đô thị sẽ nhanh chóng bị huỷ hoại. Những
hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, văn hoá, không tuân thủ nghiêm
chỉnh và quá trình kiểm soát không chặt chẽ dẫn đến tình trạng suy thoái môi trường nghiêm
trọng.
Theo quan trắc của Phòng tài nguyên – môi trường Quận 2, tiếng ồn tại các điểm
quan trắc đều vượt quá mức cho phép. Chất lượng không khí vẫn còn trong giới hạn cho
phép, chất lượng nước mặt vẫn đảm bảo các giá trị về nồng độ chất ô nhiễm cho phép.
Riêng các khu vực bị ảnh hưởng do hoạt động giao thông thủy, như phà Cát Lái, điểm xả
của rạch Cầu Cống ra sông Sài Gòn (cầu ông Cậy) có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng. Tuy
nhiên, nồng độ các chất này vẫn nằm trong giới hạn cho phép.
Theo điều tra, phần lớn người dân cho rằng tình trạng ô nhiễm nặng nề nhất hiện nay
là do bụi bặm, tiếng ồn và ô nhiễm nguồn nước (với hơn 50% số người tham gia).
Phần diện tích đất ít ỏi ở các đô thị dùng cho xây dựng, tổ chức cây xanh, mặt nước,
quảng trường, cảnh quan, những không gian công cộng có vai trò quan trọng, phục vụ thiết
thực cho nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn của cả cộng đồng đô thị dần dần cũng bị chiếm dụng,
sử dụng sai mục đích, bị thu hẹp và biến mất. Thay vào đó là các công trình xây dựng,
những khu kinh doanh dịch vụ, những chỗ để xe ô tô, xe máy, xe đạp.... Vấn đề này phải
được xử lí nghiêm túc bằng những qui định được của Nhà nước, cũng như có những chế tài
kịp thời và đủ mạnh để điều hành, quản lí các khu đô thị mới, nhằm xây dựng được những
đô thị tốt phục vụ cho con người trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường.
Như vậy, có thể thấy quá trình đô thị hóa mang lại nhiều giá trị tích cực trong việc
thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội của Quận, đặc biệt là việc giúp cho kinh tế phát triển, nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, quá trình này cũng gây ra nhiều tác
động tiêu cực, ảnh hưởng đến đời sống người dân như phát sinh nhiều hơn các tệ nạn xã hội,
nhiều giá trị đạo đức suy giảm cũng như yếu tố môi trường đang chuyển biến xấu đi.
Vì thế, chính quyền địa phương cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc kiểm soát quá
trình phát triển đô thị hóa để phát huy hết hiệu quả của nó, đồng thời giảm thiểu tối đa
những tác động tiêu cực mà nó gây ra trong suốt quá trình phát triển, nhằm xây dựng Quận
2 trở thành một trung tâm mới của Thành phố, với bộ mặt mới và không vấp phải những
thiếu sót như những Quận khác đã từng trải qua.
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI, ĐÔ THỊ HÓA
QUẬN 2 VÀ CÁC GIẢI PHÁP
3.1. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội, đô thị Tp. Hồ Chí Minh
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội Tp. Hồ Chí Minh
Cơ sở định hướng phát triển đô thị và kinh tế – xã hội của Quận 2 được xây dựng dựa
trên định hướng phát triển chung của thành phố, với quyết định của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt điều chỉnh qui hoạch chung Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020 và quyết định
về việc phê duyệt nhiệm vụ qui hoạch chung xây dựng Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2025.
Thành phố tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng
chung của cả nước, phát triển toàn diện, cân đối và bền vững về kinh tế – văn hóa – xã hội.
Tốc độ tăng trưởng GDP Tp. Hồ Chí Minh bình quân thời kỳ 2005 – 2010 đạt bình quân
13,0%/năm. Tương ứng với giai đoạn trên, tăng trưởng của khu vực I là 1,7%/năm; khu vực
II: 12,7%/năm, khu vực III: 13,5%/năm . GDP bình quân đầu người tăng từ 1980 USD năm
2005 lên 2400 USD và 3100 USD vào năm 2008 và 2010. Phát triển kinh tế – xã hội trên
địa bàn Tp. Hồ Chí Minh gắn liền với tổng thể phát triển kinh tế – xã hội khu vực kinh tế
trọng điểm phía Nam và cả nước.
Thành phố đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỉ trọng khu
vực dịch vụ; phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu. Trong cơ cấu ngành kinh tế, khu vực
dịch vụ Tp. Hồ Chí Minh phấn đấu tăng tỉ trọng đạt khoảng 51,7% năm 2010. Khu vực công
nghiệp và xây dựng thay đổi tương ứng 47,5%; khu vực nông lâm ngư nghiệp dự kiến sẽ
giảm còn 0,8% vào năm 2010. Hiện đại hóa các ngành dịch vụ, đặc biệt là các loại dịch vụ
cao cấp tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy công nghiệp hóa.
Cơ cấu theo thành phần kinh tế của Tp.Hồ Chí Minh bao gồm kinh tế nhà nước, kinh
tế hợp tác xã, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Các thành phần kinh tế này liên kết hỗ trợ nhau phát triển, trong đó kinh tế nhà nước vẫn
giữ vai trò chủ đạo, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của từng ngành và
toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời, nâng cao sức cạnh tranh của các ngành kinh tế trong tiến
trình hội nhập, chiếm lĩnh thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong
những năm tới, thành phố tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các
ngành công nghiệp hiện có, từng bước phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn (như cơ
khí chế tạo; điện tử, công nghệ thông tin; công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp và chế
biến nông – thủy – hải sản; công nghệ chế tạo vật liệu mới; công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng ), lấp đầy các khu công nghiệp tập trung.
Hình 3.1. Biểu đồ dự báo GPD/người của Tp.Hồ Chí Minh đến năm 2010
Đồng thời, thành phố chú trọng phát triển các ngành, các lĩnh vực dịch vụ then chốt
như thương mại, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, vận tải, thông tin viễn thông,
khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, phấn đấu xây dựng, phát triển Thành phố thành trung
tâm kinh tế – tài chính khu vực Đông Nam Á.
Thành phố cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân năm
2006 – 2010 là 15%/năm. Phát triển nông nghiệp theo hướng phù hợp với đặc điểm đô thị
sinh thái. Bên cạnh đó tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu bình quân
giai đoạn 2006 – 2010 là 20%/năm.
Về công nghiệp: tổng số các khu công nghiệp ở Tp.Hồ Chí Minh được điều chỉnh từ
12 lên 20 khu và 30 cụm công nghiệp, với tổng diện tích đất dành cho phát triển công
nghiệp là từ 6000 ha lên 9000 ha. Theo qui hoạch phát triển đến năm 2020, Tp. Hồ Chí
Minh sẽ có 22 khu chế xuất, khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 5809 ha.
Hiện nay, HEPZA đang quản lý 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp với tổng diện
tích là 3620 ha. Hầu hết các khu này đều có tỷ lệ đất cho thuê từ đất 60% – 100% trên tổng
diện tích đất cho thuê. Đây là cơ sở để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội thành
phố cũng như thu hút khoa học kĩ thuật từ các nước khác, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa
kinh tế thành phố.
USD
năm
Định hướng phát triển sẽ là tăng chiều cao công trình xây dựng, dành đất mở rộng
giao thông và trồng cây xanh. Một số khu nhà lụp xụp sẽ bị giải toả để chỉnh trang đô thị.
Khu vực trung tâm thành phố hiện vẫn giữ vai trò là trung tâm hành chính, sẽ có tổng diện
tích 930ha, sẽ có tính toán để kết nối với khu đô thị mới Thủ Thiêm và khu đô thị mới Bình
Quới – Thanh Đa.
Các khu công nghiệp từ 1 đến 15 đã đi vào hoạt động, với tỉ lệ lấp đầy trên 90%.
Trong đó có đến 9/15 khu công nghiệp đạt tỉ lệ lấp đầy là 100%.
Các khu chế xuất, khu công nghiệp như Linh Trung 1, Linh Trung 2, Tân Bình, Lê
Minh Xuân, Vĩnh Lộc, Tân Thới Hiệp, Bình Chiểu, Hiệp Phước, Cát Lái – Quận 2 đã đạt tỉ
lệ lấp đầy là 100%. Các khu công nghiệp thuộc phía tây bắc thành phố có tỉ lệ lấp đầy còn
thấp do nằm xa các nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất.
Bảng 3.1. Dự kiến điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp – chế xuất Tp. Hồ
Chí Minh đến năm 2020
Số
TT TÊN KHU CN ĐỊA ĐIỂM
Diện tích đất quy hoạch
(ha)
I. CÁC KHU CN – CX ĐÃ THÀNH LẬP: 3620
01 KCX Tân Thuận Quận 7 300
02 KCX Linh Trung I Q. Thủ Đức 62
03 KCX Linh Trung II Q. Thủ Đức 62
04 KCN Tân Tạo (GĐ1&GĐ2) Q. Bình Tân 381
05 KCN Vĩnh Lộc (GĐ1&GĐ2) Q. Bình Tân và H. Bình Chánh 259
06 KCN Bình Chiểu Q. Thủ Đức 27
07 KCN Hiệp Phước (GĐ1&GĐ2) H. Nhà Bè 962
08 KCN Tân Bình (GĐ1&GĐ2) Q. Tân Phú và Q. Bình Tân 134
09 KCN Tân Thới Hiệp Quận 12 28
10 KCN Lê Minh Xuân H. Bình Chánh 100
11 KCN Tây Bắc Củ Chi H. Củ Chi 207
12 KCN Cát Lái Quận 2 124
13 KCN Phong Phú H. Bình Chánh 148
14 KCN Tân Phú Trung H. Củ Chi 543
15 KCN Đông – Nam Củ Chi H. Củ Chi 283
II. CÁC KCN DỰ KIẾN THÀNH LẬP MỚI 1569
16 KCN Vĩnh Lộc III H. Bình Chánh 200
17 KCN Phú Hữu Quận 9 114
18 KCN Phước Hiệp H. Củ Chi 200
19 KCN Xuân Thới Thượng H. Hóc Môn 300
20 KCN Bàu Đưng H. Củ Chi 175
21 KCN Lê Minh Xuân II H. Bình Chánh 338
22 KCN Lê Minh Xuân III H. Bình Chánh 242
III. CÁC KHU CÔNG NGHIỆP DỰ KIẾN MỞ RỘNG 620
KCN Hiệp Phước H. Nhà Bè 500
KCN Lê Minh Xuân H. Bình Chánh 120
TỔNG CỘNG 5809
(Nguồn: Ban quản lí các khu chế xuất và công nghiệp Tp.Hồ Chí Minh)
Bảng 3.3. Tình hình lấp đầy các khu công nghiệp – khu chế xuất
STT KCX/KCN DIỆN TÍCH TỶ LỆ LẤP ĐẦY
1 Tân Thuận 300 ha 90%
2 Linh Trung 1 62 ha 100%
3 Linh Trung 2 61,7 ha 100%
4 Tân Tạo 380 ha 96,57%
5 Tân Bình 109 ha 100%
6 Lê Minh Xuân 100 ha 100%
7 Vĩnh Lộc (giai đoạn 1) 207 ha 100%
8 Tân Thới Hiệp 215,4 ha 100%
9 Tây Bắc Củ Chi 220 ha 96,63%
10 Bình Chiểu 27,34 ha 100%
11 Hiệp Phước (giai đoạn 1) 311,4 ha 100%
12 Cát Lái II 111 ha 100%
13 Phong Phú 148,60 ha 0%
14 Tân Phú Trung 543 ha 59,48%
15 Đông Nam Củ Chi – –
Trên quan điểm phát triển Tp. Hồ Chí Minh thành thành phố công nghiệp vào năm
2015 – 2017, giữ vai trò đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước,
ngày 1/11/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về qui hoạch phát triển công
nghiệp đến năm 2020với mục tiêu phát triển chung như sau:
Bảng 3.3. Các chỉ tiêu phát triển công nghiệp của Tp. HCM đến năm 2020
Các chỉ tiêu Đơn vị 2005 2010 2015 2020
GDP bình quân đầu người so
với cả nước
Lần
3,45
3,9
4,05
4,2
Tốc độ tăng của GDP so với cả
nước
%
29,0
29,1
31,0
33,2
Tỉ trọng ngành công nghiệp so
với cả nước
%
29,0
29,1
29,5
30,1
Tỉ trọng ngành công nghiệp
trong kinh tế thành phố
%
42,42
39,28
39,4
39,6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVDLDLH032.pdf