Luận văn Quá trình hình thành - phát triển các khu công nghiệp và tác động của nó đến sự phân bố nguồn lao động tỉnh Bình Dương

Bình Dương có lợi thế rất lớn về vịtrí địa lý: nằm trong vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam - vùng phát triển kinh tế lớn nhất và năng động nhất của

cả nước. Nằm sát cạnh TP. Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế, tài chính, công

nghiệp và khoa học công nghệ của cả nước. Bình Dương một mặt dễ dàng thu

hút được các nguồn vốn, tiếp nhận nhanh chóng các kiến thức trong chuyển

giao khoa học công nghệ, các thông tin kinh tế thị trường, một mặt lại tận

dụng được hầu hết các cơ sở hạ tầng lớn sẵn có của TP. Hồ Chí Minh như: sân

bay, bến cảng, đường bộ.

pdf93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3396 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình hình thành - phát triển các khu công nghiệp và tác động của nó đến sự phân bố nguồn lao động tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân: Do đặc điểm về địa hình, thời tiết, đất đai, khu dân cư nông thôn tỉnh Bình Dương bao gồm đất ở và đất vườn trong khuôn viên của tổng hộ gia đình được gọi là đất thổ canh. Đất vùng dân cư nông thôn gồm 66 xã, với tổng diện tích 250.841 ha, dân số nông thôn 501.384 người. 7. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội gây áp lực đối với đất đai: Trong những năm gần đây, Bình Dương nổi lên như một điểm sáng trong khu vực về phát triển công nghiệp. Công nghiệp đã giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Quá trình phát triển công nghiệp gắn liền đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, hình thành mạng lưới đô thị có công nghiệp và dịch vụ, kết cấu hạ tầng đồng bộ, đòi hỏi cần nhiều quỹ đất đai cho mở rộng nâng cấp và phát triển. Đời sống của nhân dân trong những năm qua cũng đã được nâng cao rõ rệt, tuy mức thu nhập bình quân của tỉnh cao hơn so với thu nhập bình quân cả nước nhưng so với khu vực vẫn còn ở mức thấp, nguồn lao động dồi dào nhưng thực tế trong một số ngành công nghiệp vẫn thiếu lao động do đòi hỏi phải có tay nghề chuyên môn, dân số tăng nhanh trong những năm qua cũng đòi hỏi nhu cầu về đất đai tăng lên. III. CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐỂ ĐẦU TƯ: So với TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai hay Bà Rịa-Vũng Tàu, thuở ban đầu Bình Dương không có nhiều thuận lợi trong thu hút các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Bởi Bình Dương xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp, kết cấu hạ tầng yếu kém. Tuy vậy, giờ đây Bình Dương đã trở thành một đối thủ cạnh tranh “nặng ký” trong việc thu hút đầu tư nước ngoài so với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, thậm chí là với cả TP. Hồ Chí Minh. Thành quả ấy phản ánh thực tế là Bình Dương đã biết cách mời gọi, đón tiếp và giữ chân những “người bạn mới” bằng những hành động đem lại lợi ích thực sự. Vừa lòng các nhà đầu tư ngay khi vừa đặt chân đến. Một nhà đầu tư “chân ướt chân ráo” đến với Bình Dương cần gì? Phải chăng đó là tìm được đúng địa chỉ để hỏi và nếu cần có thể làm thủ tục cho một dự án. Ông Lê Việt Dũng – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư có một lời chỉ dẫn chung: “Đến với Bình Dương, các nhà đầu tư nước ngoài phải đến Sở Kế hoạch và Đầu tư hoạc Ban Quản lý các khu công nghiệp của Tỉnh nếu đầu tư ở các khu công nghiệp”. Cơ chế “một cửa-một dấu” xem ra rất hiệu quả kể từ khi tỉnh có chủ trương kêu gọi đầu tư từ năm 1997, ở đó các thủ tục cần thiết để hoàn chỉnh hồ sơ đầu tư được bộ phận phụ trách có liên quan đảm bảo cho nhà đầu tư có giấy phép. Nếu trường hợp có vướng mắc vượt quá thẩm quyền giải quyết của tỉnh, các quan chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư có thể cùng nhà đầu tư gặp các Bộ chủ quản để giải quyết. Nhiều người còn nhớ khi tiếp nhận dự án nuôi bò và chế biến sữa, tỉnh Bình Dương phải cử người ra Trung ương xin ý kiến. Bây giờ, bằng những hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, doanh nghiệp sữa Bình Dương hoạt động đạt hiệu quả cao và có sức cạnh tranh tốt. Đến với Bình Dương, các nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được tối đa quỹ thời gian eo hẹp của mình trong quá trình làm thủ tục đầu tư. Cụ thể, thời gian cấp giấy phép cho dự án đầu tư nước ngoài, trong và ngoài khu công nghiệp là 3 ngày nếu không cần thỏa thuận, 15 ngày nếu cần có thỏa thuận với Bộ, Ngành Trung ương. Về thủ tục hải quan, tỉnh đã lập các trạm thông quan ở ba khu công nghiệp chính để giải quyết thủ tục xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tìm hiểu, khảo sát thị trường, xúc tiến đầu tư (xem thêm phần phụ lục). Bên cạnh đó, Bình Dương còn thực hiện phương châm “một dự án được cấp giấy phép hoạt động sẽ trở thành một tuyên truyền viên tốt kêu gọi các nhà đầu tư khác đến Bình Dương” hay nói theo cách nôm na là “tiếng lành đồn xa”. Vì thế, đã nhiều năm nay, tỉnh Bình Dương hết sức coi trọng việc cải cách các thể chế, tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư không mất nhiều thời gian khi đến đây. Không chỉ với các nhà đầu tư đang xin cấp phép mà sự quan tâm của tỉnh còn dành cho cả các dự án đã đi vào sản xuất. Đã thành lệ từ nhiều năm nay, hàng tuần, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân đều có chương trình đến thăm và làm việc tại một số doanh nghiệp nhằm kịp thời giải quyết, tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp, giúp họ an tâm sản xuất-kinh doanh. Ngoài ra, Tỉnh còn gặp gỡ với các doanh nghiệp hàng quý vào ngày 31 tháng 12 hàng năm, Tỉnh tổ chức “ngày doanh nghiệp“ để lãnh đạo Tỉnh gặp mặt tất cả các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Thông qua các cuộc đến thăm, gặp gỡ như vậy, các đồng chí lãnh đạo Tỉnh có thể lắng nghe và giải quyết kịp thời những kiến nghị, vướng mắc của các nhà đầu tư, qua đó, Tỉnh có thể kiến nghị với Chính phủ chỉnh sửa các cơ chế, chính sách cho thật hợp lý, nhằm đẩy nhanh tiến trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ông Lê Hùng – Phó Trưởng Ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, khi đánh giá về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Bình Dương đã nói: “Sự quan tâm của chính quyền đối với nhà đầu tư ở Bình Dương là rất quan trọng, nó tạo nên tâm lý an tâm để nhà đầu tư gắn bó lâu dài với mảnh đất mới mà họ đã chọn”. Còn ông Hồ Minh Phương, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, tự hào giới thiệu: “Tại Bình Dương, mọi cánh cửa đều rộng mở. Các doanh nghiệp muốn gặp trực tiếp cán bộ của Ủy ban Nhân dân tỉnh không có khó khăn gì. Nhưng tôi biết, với một số nơi thì đó là trường hợp hãn hữu. Tại Bình Dương, hầu hết các lễ khai trương, động thổ các công trình lớn nhỏ, người ta có thể dễ dàng nhận thấy sự có mặt của các cấp lãnh đạo tỉnh Bình Dương. Và họ cũng nhìn thấy sự thân thuộc giữa các doanh nghiệp và giới chức tỉnh này trong mối quan hệ chân thành để cùng làm giàu cho Bình Dương”. Đón tiếp các nhà đầu tư ân cần, chu đáo, làm việc vô tư, bảo đảm thời gian nhanh nhất, thuận lợi nhất đã khiến các nhà đầu tư trở thành kênh tiếp thị hữu hiệu cho Bình Dương “hữu xạ tự nhiên hương”, chiến lược “trải chiếu hoa” đón nhà đầu tư của tỉnh Bình Dương vì thế mà ngày càng đơm hoa kết trái. Linh hoạt đầu tư xây dựng hạ tầng. Đã có nhiều địa phương đến Bình Dương học tập về kinh nghiệm thu hút đầu tư, họ đặc biệt chú ý đến tính linh hoạt của lãnh đạo tỉnh trong xây dựng kết cấu hạ tầng. Thực tế cho thấy, trong khi không ít nơi phải đi vay mượn, chịu lãi ngân hàng để xây dựng hạ tầng, thì Bình Dương đã tìm cho mình con đường riêng: không dùng tiền ngân sách hoặc vay ngân hàng để làm kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp. Vậy vốn đầu tư cho hạ tầng lấy từ đâu? Ông Lê Việt Dũng cho biết: “Việc huy động vốn được giao cho chủ đầu tư quyết định. Họ tự vận động các nhà đầu tư, các doanh nghiệp chuẩn bị đầu tư vào khu công nghiệp bỏ vốn tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp của mình và làm theo hình thức cuốn chiếu”. Cách làm như vậy đã mang lại hiệu quả cao trong khi tỉnh không phải lo chạy vốn, lo trả nợ vốn và lãi cho ngân hàng, lo xây dựng kết cấu hạ tầng rồi ngồi chờ các doanh nghiệp đến đầu tư. Quan trọng hơn, cách làm này đã đẩy nhanh tốc độ đầu tư, xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp”. Bảng 3: VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN PHÂN THEO HUYỆN Đơn vị: Triệu đồng 2000 2001 2002 2003 TỔNG SỐ 5.607.125 5.907.201 6.798.091 7.555.296 1. Thị xã Thủ Dầu Một 411.536 432.335 523.658 623.498 - Trung ương quản lý 7.496 17.578 483578 51.240 - Địa phương quản lý 273.113 376.536 430.830 525.687 - Đầu tư nước ngoài 130.927 38.221 44.250 46.571 2. Huyện Dầu Tiếng 88.843 138.121 164.984 179.046 - Trung ương quản lý 32.163 44.947 42.335 43.568 - Địa phương quản lý 56.680 93.174 122.649 135.478 - Đầu tư nước ngoài 3. Huyện Bến Cát 379.546 218.466 580.401 941.892 - Trung ương quản lý 5.045 7.898 9.671 11.754 - Địa phương quản lý 116.083 140.382 142.428 187.960 - Đầu tư nước ngoài 258.418 70.186 428.302 742.178 4. Huyện Phú Giáo 58.880 117.540 121.799 130.359 - Trung ương quản lý 7.839 30.660 27.232 27.789 - Địa phương quản lý 51.041 86.880 94.567 102.570 - Đầu tư nước ngoài 5. Huyện Tân Uyên 484.668 476.923 564.928 637.773 - Trung ương quản lý 1.225 11.224 9.214 9.757 - Địa phương quản lý 183.018 195.025 203.964 243.456 - Đầu tư nước ngoài 300.425 270.674 351.750 384.560 6. Huyện Thuận An 2.172.829 2.421.655 2.468.792 2.618.345 - Trung ương quản lý 2.859 21.070 21.315 21.587 - Địa phương quản lý 540.431 989.336 992.744 1.048.796 - Đầu tư nước ngoài 1.626.539 1.411.249 1.454.733 1.547.962 7. Huyện Dĩ An 2.010.823 2.102.161 2.373.529 2.424.383 - Trung ương quản lý 23.323 53.947 34.175 38.015 - Địa phương quản lý 336.944 629.767 762.839 779.627 - Đầu tư nước ngoài 1.650.556 1.418.447 1.576.515 1.606.741 Nguồn: Niên Giám Thống Kê tỉnh Bình Dương 2003 Bên cạnh đó, Bình Dương còn làm tốt công tác đầu tư cho kết cấu hạ tầng như điện, nước, đường sá. Đồng thời, để rút ngắn khoảng cách đi lại giữa Bình Dương với TP. Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế và giao dịch vào loại lớn nhất cả nước, Bình Dương đã được chính phủ cho phép mở rộng và nâng cấp Quốc lộ 13, đoạn chạy qua thị xã Thủ Dầu Một. Tỉnh còn khai thác ưu thế có nhiều tuyến lưới điện quốc gia đi xuyên qua để quy hoạch xây dựng các trạm nguồn và hình thành các nhà máy nhiệt điện cung cấp khoảng 150-200 MVA cho sản xuất ở các khu công nghiệp. Với sự linh hoạt, sáng tạo trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, Bình Dương đã đảm bảo việc nâng cấp và xây dựng hệ thống hạ tầng đến tận hàng rào các khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đến đây kinh doanh. Từ “hiện tượng” Bình Dương cho thấy, trong thu hút đầu tư nước ngoài, vị trí địa lý, giá thuê đất, kết cấu hạ tầng là yếu tố quyết định. Song, sự hiểu biết giữa “chủ nhà” và các nhà đầu tư cũng không kém phần quan trọng. Thân thiện trong hợp tác, cởi mở trong quan hệ và thắt chặt những ràng buộc vì lợi ích và trách nhiệm đã làm nên cầu nối để bạn bè thế giới đến với Bình Dương. IV. CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG: Nổi tiếng với khẩu hiệu “trải chiếu hoa đón nhà đầu tư, trải thảm đỏ rước nhân tài”, Bình Dương được xem là địa phương ban hành chính sách thu hút nhân tài sớm nhất so với cả nước và cũng đạt được một số thành công nhất định. Vốn dồi dào và nguồn nhân lực tốt là hai đầu vào quan trọng để nền kinh tế tăng trưởng. Chính vì vậy, bên cạnh việc thu hút nguồn vốn đầu tư, tỉnh Bình Dương ngay từ khi tái lập tỉnh đã quan tâm đến việc thu hút nhân tài, tập trung sức lực và trí tuệ xây dựng quê hương. Từ đó đến nay, đã 4 năm kể từ khi tỉnh Bình Dương đưa ra chủ trương thu hút nhân tài về tỉnh. Nhân tài đã về tỉnh nhưng chưa đủ. Vào tháng 8/1998, chính sách thu hút nhân tài mới lần đầu tiên được Bình Dương công bố, trong đó nêu lên những ưu tiên trong việc thu hút “nhân tài” về tỉnh công tác, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Chẳng hạn, sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy đúng với ngành học mà tỉnh đang cần thì được hưởng trợ cấp ban đầu và hàng năm được hưởng thêm 50-200% mức lương. Với các chức danh có học hàm, học vị cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ, mỗi tháng được hưởng trợ cấp từ 1,5 – 3 triệu đồng ngoài tiền lương. Đích nhắm của Bình Dương chính là thị trường lao động dồi dào nhưng khá đắt đỏ tại TP.Hồ Chí Minh. Sau gần 4 năm “đột phá”, tỉnh đã nhận hơn 100 hồ sơ đăng ký với nguyện vọng về làm việc tại tỉnh, trong số này tỉnh nhận hơn 80 người, gồm 1 tiến sĩ, 1 thạc sĩ và còn lại là các cử nhân tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi. Hầu hết những người về theo chính sách thu hút nhân tài đều có hộ khẩu từ các tỉnh miền Bắc, Trung và Tây Nguyên. Mặc dù so với các cán bộ, công chức trong tỉnh, đối tượng ngoại tỉnh được hưởng mức lương cao gấp 5 – 10 lần, nhưng do Bình Dương ở gần TP.Hồ Chí Minh nên mức thu nhập đó xem ra vẫn chưa đủ hấp dẫn để thu hút tài năng từ thành phố về làm việc lâu dài tại địa phương. Theo nhận định của lãnh đạo tỉnh Bình Dương, các chính sách trên chưa thật sự thu hút những người có học hàm, học vị cao ở ngoài tỉnh và chưa thúc đẩy những người tài giỏi trong tỉnh phát huy năng lực. Do đó, lãnh đạo tỉnh đi đến quyết định cần phải điều chỉnh lại chính sách “trải thảm đỏ” đón nhân tài trong thời điểm mới sao cho phù hợp. Hướng tới nguồn nhân tài tại chỗ, nâng cao chế độ cho người ngoại tỉnh Đầu năm 2002, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, ông Hồ Minh Phương, đã ký Quyết định số 06/2002/QĐ-UB về việc ban hành chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực cho nhu cầu tập trung và phát triển. Quyết định này có nhiều ưu tiên hơn trong phát triển nguồn nhân lực tại chỗ đang công tác, học tập và sinh sống trên địa bàn của tỉnh. Nó còn được xem như hành động “trải thảm đỏ” đón nhân tài trong tỉnh trong thời điểm mới, có tác dụng khuyến khích cán bộ, công chức của tỉnh phấn đấu theo học các chương trình sau đại học hoặc văn bằng hai về ngoại ngữ và tin học. Quyết định số 06 hướng vào 3 vấn đề trọng tâm, trong đó có quy định về đào tạo tu nghiệp, thu hút nguồn nhân lực và tổ chức thực hiện. Việc đào tạo tu nghiệp cho các cán bộ, công chức trong tỉnh nhằm mục đích nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tương ứng với công việc đang đảm trách và cũng đáp ứng nhu cầu quy hoạch kế thừa cho các chức danh, chức vụ chủ chốt sau này. Trường hợp các cán bộ, công chức đang làm việc, sinh sống trên địa bàn nhưng thuộc các cơ quan, đơn vị hưởng lương ngành dọc khi đi học chuyên môn, nghiệp vụ sẽ được ngân sách tỉnh cấp bù thêm cho đủ theo quy định này cùng tiền trợ cấp tàu xe. Về chế độ trợ cấp cho cán bộ, công chức trong tỉnh đi học tập trung các lớp lý luận chính trị, quản lý nhà nước, Bình Dương luôn trợ cấp cao hơn so với các tỉnh khác. Riêng các khóa đào tạo tu nghiệp ở nước ngoài, cán bộ, công chức còn được hưởng thêm một số chế độ ưu tiên hơn ngoài các chế độ nêu trên. Nhằm phát triển nhân tài tại chỗ, tỉnh còn trợ cấp cho cán bộ số tiền để thực hiện và bảo vệ luận án tốt nghiệp, trong đó tiến sĩ 30 triệu đồng, thạc sĩ 20 triệu đồng, bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa cấp I là 12 triệu đồng, cấp II là 20 triệu đồng. Đối với chính sách thu hút nhân tài ngoại tỉnh cũng có những đổi mới. Ông Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng Ban tổ chức Ủy ban Nhân dân Tỉnh cho biết: “Quyết định số 06 có nhiều điểm mới về chính sách thu hút nhân tài, nhất là các cán bộ công chức có trình độ sau đại học”. Nếu là cán bộ dưới 45 tuổi, được tiếp nhận về Bình Dương công tác trong các cơ quan hành chính với cam kết làm việc tại tỉnh ít nhất 7 năm, được cấp một lần theo định mức: bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp I là 10 triệu đồng; thạc sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp II là 15 triệu đồng và tiến sĩ là 20 triệu đồng. Trường hợp người có học hàm, học vị từ bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp I đến giáo sư có năng lực chuyên môn làm việc trong một thời gian nhất định cho công việc cụ thể theo yêu cầu của Ủy ban Nhân dân tỉnh được chi trả lương từ 4 triệu đến 8 triệu đồng/người/tháng. Đối với người trúng tuyển vào ngạch công chức ở tỉnh, nếu tốt nghiệp đại học loại giỏi được trợ cấp ban đầu là 2 triệu đồng, thạc sĩ là 10 triệu đồng. Đối với các chức danh, ngành nghề mà tỉnh cần cho một cơ quan, đơn vị cụ thể (nằm trong danh mục của Ủy ban Nhân dân tỉnh thông báo) sẽ được xem xét cấp thêm mỗi tháng từ 50% đến 200% mức lương đang hưởng và được cấp ban đầu 2 triệu đồng. Với nỗ lực không ngừng, Bình Dương đang từng bước cụ thể hóa chính sách “trải thảm đỏ” mời đón nhân tài, phù hợp với tình hình mới, tạo điều kiện cho người lao động trong và ngoài tỉnh được an cư lạc nghiệp và an tâm khi về Bình Dương công tác. Bảng 4: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CÔNG NGHIỆP Đơn vị: % Các chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 Bình quân giai đoạn Cả nước 13,9 12,5 10,4 15,5 14,2 13,3 Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 16,8 15,9 15,9 16,8 16,2 16,3 Bình Dương 48,0 17,0 32,0 34,3 29,1 31,7 Đồng Nai 21,4 15,8 14,7 17,0 15,1 16,8 Bà Rịa-Vũng Tàu 15,9 23,5 24,8 11,7 4,0 16,0 TP.Hồ Chí Minh 13,5 12,5 10,2 17,4 16,5 14,0 Nguồn: Sở Công Nghiệp Bình Dương Bảng 5: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (GIÁ SO SÁNH NĂM 1994) Đơn vị: Tỷ đồng 1997 1998 1999 2000 2001 Giá trị sản xuất công nghiệp 3.977,9 4.663,8 6.512,6 9.282,1 11.973,5 Khu vực quốc doanh 700,2 652,6 1.016,3 1.281,3 1.366,7 − Công nghiệp Trung ương 302,6 322,2 670,5 738,1 729,3 − Công nghiệp địa phương 397,6 330,5 345,7 543,2 637,3 Khu vực ngoài quốc doanh 1.393,0 1.583,8 2.235,3 3.186,1 3.909,4 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1.884,8 2.427,3 3.261,1 4.814,8 6.697,3 Nguồn: Sở Công Nghiệp Bình Dương — Các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển: + Ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm + Ngành công nghiệp chế tạo máy và gia công kim loại gồm: máy móc cơ khí, phương tiện vận tải, máy và thiết bị điện - điện tử - tin học, phụ tùng máy móc và chế biến kim loại. + Ngành công nghiệp hóa chất và các sản phẩm hóa chất. + Ngành công nghiệp dệt may-giày dép. + Ngành công nghiệp gốm sứ – vật liệu xây dựng. + Ngành công nghiệp khai khoáng. — Công nghiệp tỉnh Bình Dương sau ngày giải phóng: Sau gần 30 năm phát triển, ngành công nghiệp Bình Dương đã trải qua nhiều thăng trầm, song nhìn chung liên tục phát triển. Từ một ngành chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP tỉnh, đến nay, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp Bình Dương đã chiếm 59,3% GDP toàn tỉnh. Để thấy rõ hơn về quá trình đi lên của ngành công nghiệp Bình Dương, dưới đây chúng tôi xin điểm lại những giai đoạn phát triển của ngành kinh tế mũi nhọn này. 9 Thời kỳ 1975 – 1985: Ngành công nghiệp tập trung chủ yếu vào thực hiện cải tại xã hội chủ nghĩa, xây dựng kinh tế quốc doanh và tập thể. Đến năm 1985, hai thành phần kinh tế này chiếm 85% về cơ cấu thành phần và 90% giá trị sản xuất công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3,2%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1985 đạt 160 tỷ đồng, trong đó tập trung chủ yếu vào hai ngành nghề truyền thống: gốm sứ và sơn mài. 9 Thời kỳ 1986 – 1990: Trong thời kỳ đầu của sự nghiệp đổi mới, nhiều xí nghiệp quốc doanh địa phương hoạt động không có hiệu quả phải giải thể và tổ chức sắp xếp lại một số xí nghiệp. Công nghiệp Bình Dương bắt đầu phát triển với tốc độ 8%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp năm 1990 đạt 367 tỷ đồng. Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế chiếm 13%. 9 Thời kỳ 1991 – 1995: Sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô (cũ), cũng như tình hình khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ đã ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp Bình Dương. Tuy nhiên, năm 1992, với tác động tích cực chủ trương, chính sách mở cửa thu hút đầu tư trong và ngoài nước, ngành công nghiệp Bình Dương đã phát triển với tốc độ cao, bình quân các năm 1993-1994-1995 là 43,7%. Đến năm 1995, giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh đã vượt trên con số 1000 tỷ đồng, đứng thứ sáu cả nước, tỷ trọng công nghiệp chiếm 32% GDP toàn tỉnh. 9 Thời kỳ từ năm 1996 tới nay: Là giai đoạn ngành công nghiệp của tỉnh thực hiện chủ trương tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế, phù hợp với việc phát huy và sử dụng có hiệu quả lợi thế của địa phương với vị trí, điều kiện tự nhiên, tiềm năng và nguồn lực của tỉnh. Từng bước chuyển dần và đầu tư mới toàn ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp khai khoáng và công nghiệp vật liệu xây dựng lên các vùng phía Bắc gần vùng nguyên liệu. Quy hoạch đầu tư các khu công nghiệp tập trung, đón nhận các nhà đầu tư công nghiệp trong và ngoài nước ở khu vực phía Nam. Vì vậy, công nghiệp tỉnh trong thời kỳ này có tốc độ tăng trưởng cao 31,7% và giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trong năm 2001 đạt 11.974 tỷ đồng, tỷ trọng công nghiệp chiếm 59,3% trong cơ cấu GDP toàn tỉnh. V. SỰ HÌNH THÀNH – PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÂN BỐ NGUỒN LAO ĐỘNG TỈNH: 1. Khái quát về các khu công nghiệp trên địa bàn của tỉnh: Với chính sách thông thoáng tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho việc đầu tư, Bình Dương đã được chính phủ phê duyệt quy hoạch 13 khu công nghiệp tập trung, trong đó có 9 khu được cấp giấy phép đầu tư, đã triển khai xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng đi vào hoạt động, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Đến nay tỷ lệ lấp kín diện tích bình quân trong 9 khu đạt 60%, trong đó 5 khu cơ bản đã lấp kín, các khu còn lại: (1) KCN Mỹ Phước (2) KCN Tân Đông Hiệp A và B (3) KCN Việt Nam – Singapore (giai đoạn 2) đã từng bước vừa xây dựng hạ tầng kỹ thuật vừa thu hút đầu tư. Tính đến tháng 7/2003 đã có 479 doanh nghiệp thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp, trong đó có 339 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 1 tỷ 523 triệu USD và 140 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đầu tư 1.736 tỷ đồng. CỤ THỂ 9 KHU CÔNG NGHIỆP: + KCN Việt Nam – Singapore, địa điểm xã Bình Hòa, huyện Thuận An. + KCN Việt Hương, diện tích 46,29 ha (tỷ lệ lấp kín diện tích 48%), địa điểm xã Bình Hòa, huyện Thuận An. + KCN Đồng An, diện tích 132,3 ha, địa điểm xã Bình Hòa, huyện Thuận An. + KCN Mỹ Phước, diện tích 377 ha, địa điểm trị trấn Mỹ Phước và xã Thới Hòa, huyện Bến Cát. + KCN Sóng Thần 1, diện tích 180 ha, địa điểm thị trấn Dĩ an, huyện Dĩ An + KCN Sóng Thần 2, diện tích 318 ha, địa điểm thị trấn Dĩ an, huyện Dĩ An + KCN Bình Đường, diện tích 26 ha, địa điểm xã An Bình, huyện Dĩ An. + KCN Tân Đông Hiệp A, diện tích 54,7 ha, thành lập theo Quyết định số 1282/QĐ-TTg ngày 19/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ, địa điểm xã Tân Đông Hiệp, huyện Dĩ An. + KCN Tân Đông Hiệp B, diện tích 164 ha, thành lập năm 2002, địa điểm xã Tân Đông Hiệp, huyện Dĩ An. 1.1. Xét về quy mô (vốn, đất cho thuê lại): 9 KCN Việt Nam- Singapore: tổng vốn đầu tư thực hiện từ khi cấp giấy phép đầu tư đến nay đạt gần 75 triệu USD đạt 75% tổng vốn đầu tư dự kiến cho các giai đoạn, diện tích 500 ha, chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1: 116 ha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLKTXH003.pdf
Tài liệu liên quan