MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa . 1
Lời cam đoan. 2
Lời cảm ơn . 3
Mục lục. 4
Danh mục các bảng . 8
MỞ ĐẦU . 9
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu . .9
1.1 Lý do chọn đề tài. 9
1.2 Mục đích nghiên cứu. 10
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề. . 11
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 16
3.1 Đối tượng nghiên cứu . 16
3.2 Phạm vi nghiên cứu. 17
4.Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu . 17
4.1Nguồn tư liệu. 17
4.2 Phương pháp nghiên cứu. 19
5.Đóng góp của luận văn. 19
6.Cấu trúc của luận văn. 20
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT ĐÀ NẴNG ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX. 22
1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên Đà Nẵng. 226
1.2 Đà Nẵng trước thế kỷ XIV. 25
1.3 Quá trình Đà Nẵng gia nhập Đại Việt (1306-1471). 28
1.4 Đà Nẵng từ sau khi gia nhập Đại Việt cho đến giữa thế kỷ XIX. 30
1.5 Quá trình di cư của người Việt vào Đà Nẵng . 35
CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC LÀNG XÃ VEN SÔNG
HÀN (TRONG CÁC THẾ KỶ XV, XVI, XVII) . 41
2.1. Điều kiện thuận lợi vùng ven sông Hàn. 41
2.1.1 Vài nét về danh xưng “Hàn”. . 41
2.1.2 Điều kiện tự nhiên vùng ven sông Hàn. .42
2.2 Công cuộc khai phá, lập làng ở vùng ven sông Hàn từ cuối thế kỷ XV đến
giữa thế kỷ XVI. 44
2.2.1 Bối cảnh chính trị, xã hội. 44
2.2.2 Vùng ven sông Hàn – nơi định cư sớm của lưu dân người Việt ởĐà Nẵng. 45
2.2.3 Các làng xã ven sông Hàn hình thành (từ cuối thế kỷ XV đến
giữa thế kỷ XVI) . 46
2.2.3.1 Cơ sở hình thành làng xã . 46
2.2.3.2 Sự hình thành các làng xã ven sông Hàn từ cuối thế kỷ
XV đến giữa thế kỷ XVI. . 48
2.3 Quá trình khai phá, lập làng ở vùng ven sông Hàn từ giữa thế kỷ XVI đến
cuối thế kỷ XVII. 62
2.3.1 Bối cảnh lịch sử mới. . 62
2.3.2 Các làng xã ven sông Hàn tiếp tục hình thành (từ giữa thế kỷ
XVI đến cuối thế kỷ XVII). . 647
2.4 Quê quán và thành phần những lưu dân đến khai phá, lập làng ở vùng ven
sông Hàn trong các thế kỷ từ XV đến XVII. .74
2.4.1 Quê quán của những lưu dân. . 74
2.4.2 Thành phần xuất thân của những lưu dân. 78
2.5 Hệ thống các làng xã ven sông Hàn hồi giữa thế kỷ XVIII . .79
CHƯƠNG 3. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG
XÃ VEN SÔNG HÀN (TRONG CÁC THẾ KỶ XVII, XVIII VÀ NỬA
ĐẦU THẾ KỶ XIX) . 84
3.1 Tổ chức bộ máy quản lý, bảo vệ làng xã ở vùng ven sông Hàn . 84
3.1.1 Về tổ chức bộ máy chính quyền làng xã. 84
3.1.2 Việc thiết lập hệ thống phòng thủ ở vùng ven sông Hàn trong nửa đầu
thế kỷ XIX. 87
3.2 Về chế độ sở hữu ruộng đất. . 92
3.3 Sự phát triển kinh tế các làng xã ven sông Hàn. . 103
3.3.1 Hoạt động kinh tế nông nghiệp. 103
3.3.2 Hoạt động kinh tế thủ công nghiệp. . 108
3.3.3 Hoạt động kinh tế ngư nghiệp và nghề làm muối. 111
3.3.3.1 Kinh tế ngư nghiệp. 111
3.3.3.2 Nghề sản xuất muối . 113
3.3.5 Sự phát triển kinh tế thương nghiệp. .114
3.3.5.1 Kinh tế nội thương . 114
3.3.5.2 Kinh tế ngoại thương. . 118
3.4 Đời sống vật chất và các hoạt động văn hóa tinh thần của cư dân các làng
xã ven sông8Hàn .124
3.4.1 Đời sống vật chất. . 124
3.4.2 Đời sống văn hóa tinh thần . . 126
3.4.2.1 Tín ngưỡng, tục lệ . 126
3.4.2.2 Tư tưởng, tôn giáo. 133
3.4.2.3 Các hoạt động lễ hội. 135
KẾT LUẬN . 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 145
PHỤ LỤC. 161
196 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình hình thành và phát triển các làng xã ven sông Hàn (Đà Nẵng) từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5]. Nội dung văn bia này phù hợp với lời kể của các bậc cao
niên trong làng Quán Khái, theo đó người có công đem nghề đá truyền từ
Thanh Hóa vào vùng đất Quán Khái là cụ Huỳnh Bá Quát. Ông đồng thời
cũng là tiền hiền lập ra làng Quán Khái.
Như vậy, trong thời gian từ cuối thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVII, hầu
hết các làng xã ở vùng ven sông Hàn đã được thành lập, trong đó giai đoạn từ
cuối thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVI là giai đoạn hình thành những làng xã
đầu tiên, trọng yếu của vùng ven sông Hàn; giai đoạn từ giữa thế kỷ XVI đến
cuối thế kỷ XVII là giai đoạn hoàn thành việc hình thành các làng xã còn lại ở
khu vực này. Đến giữa thế kỷ XVIII, bộ mặt các làng xã vùng ven sông Hàn
đã được xác lập quy củ. Tiếp nối quá trình hình thành, các làng xã vùng ven
sông Hàn bước vào thời kỳ phát triển về mọi mặt, thay đổi bộ mặt của vùng
ven sông Hàn.
2.4 Quê quán, thành phần những lưu dân đến khai phá, lập làng ở vùng
ven sông Hàn trong các thế kỷ từ XV đến XVII.
75
2.4.1 Quê quán của những lưu dân.
Trong quá trình di dân, lập làng từ cuối thế kỷ XV đến cuối thế kỷ
XVII, ở Quảng Nam nói chung, vùng ven sông Hàn nói riêng, hầu hết các lưu
dân có quê quán gốc ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên do quá trình
nghiên cứu thực địa còn hạn chế, chưa đầy đủ, mặt khác đa số các họ tộc khi
được hỏi về quê quán xuất thân của tổ tiên mình thì không biết hoặc chỉ nói
chung chung. Điều này được lý giải do trải qua thời gian dài, tư liệu bị thất
lạc. Mặt khác, không phải dòng tộc nào cũng sớm có ý thức lưu giữ hay truyền
lại cho con cháu về vấn đề này, cho nên những thông tin thu nhận được còn
chưa đầy đủ. Điều này dẫn tới việc tìm hiểu quê quán cụ thể của những lưu
dân vào vùng ven sông Hàn trong các thế kỷ XV đến XVII gặp nhiều khó
khăn. Tuy vậy, dựa vào những nguồn tài liệu hiếm hoi có được, cộng với việc
phỏng vấn, điều tra thực địa, bước đầu xin trình bày về quê quán của một số
tộc họ đã đến vùng ven sông Hàn khai canh, lập làng.
Bảng 1. BẢNG THỐNG KÊ QUÊ QUÁN MỘT SỐ TỘC HỌ ĐẾN
VÙNG VEN SÔNG HÀN TRONG CÁC THẾ KỶ TỪ XV ĐẾN XVII
Tên làng xã Tên tộc họ Quê quán xuất thân Nguồn tư liệu
Hải Châu Nguyễn Văn Thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu,
huyện Ngọc Sơn, phủ Tỉnh Gia,
tỉnh Thanh Hóa
Gia phả tộc
Nguyễn Văn,
làng Hải Châu.
An Hải Bà Thân (hay Hà
Thân)
Gốc Chăm Tư liệu thực địa
Lê (thủy tổ Lê
Quynh, Lê Hữu
Lượng, Lê Đức Hà)
Sầm Sơn, Thanh Hóa Gia phả tộc Lê,
làng An Hải.
Nguyễn Văn (thủy tổ Bắc Trung Bộ Gia phả tộc
76
Nguyễn Văn Lượng) Nguyễn Văn,
làng An Hải.
Đỗ (thủy tổ Đỗ Văn
Hòa)
Sầm Sơn, Thanh Hóa Gia phả tộc Đỗ,
làng An Hải.
Hóa Khuê Lê, Trần, Nguyễn,
Mai, Huỳnh, Phan,
Đặng, Võ, Ngô,
Phùng, Bùi
Đông Sơn, Thanh Hóa Tư liệu thực địa
Nam An Trương (thủy tổ
Trương Công Bậc)
Tiên Đoại, Bình Sa (Quảng Nam) Bộ lập làng
Nam An
Nguyễn Hữu (thủy tổ
Nguyễn Hữu Chữ)
Sa Lai, Cẩm Sa ( Quảng Nam) Bộ lập làng
Nam An
Nguyễn Văn Lục Giáp, Điện Thắng (Quảng
Nam)
Bộ lập làng
Nam An
Trần Giáng La, Điện Thọ (Quảng Nam) Bộ lập làng
Nam An
Võ Quảng Hóa, Quảng Huế (Quảng
Nam)
Bộ lập làng
Nam An
Phan Hà Dừa, Viêm Minh (Quảng Nam) Bộ lập làng
Nam An
Mai Văn Cẩm Nê, Hòa Tiến (Quảng Nam) Bộ lập làng
Nam An
Lê Văn La Châu, Hòa Khánh(Quảng Nam) Bộ lập làng
Nam An
77
Trần Văn Bàu Tròn, Tây Châu (Quảng Nam) Bộ lập làng
Nam An
Lê Công Huyện Ngọc Sơn, phủ Nga Sơn,
tỉnh Thanh Hóa
Bộ lập làng
Nam An
Phạm Tiên Dõi, Bình Sa (Quảng Nam) Bộ lập làng
Nam An
Trần Văn Minh An, Cẩm Phú (Quảng Nam) Bộ lập làng
Nam An
Nại Hiên
Đông
Huỳnh (thủy tổ
Huỳnh Văn Muộn)
Nam Định Gia phả tộc
Huỳnh, làng Nại
Hiên Đông.
Trương (thủy tổ
Trương Văn Sáo)
Thanh Hóa Gia phả tộc
Trương, làng
Nại Hiên Đông.
Quán Khái Huỳnh (thủy tổ
Huỳnh Bá Quát)
Thanh Hóa Tư liệu thực địa
Qua bảng thống kê về quê quán những lưu dân vào vùng ven sông Hàn
trong các thế kỷ từ XV đến XVII cho thấy:
- Ở vùng ven sông Hàn, phần lớn lưu dân đến từ Thanh Hóa. Điều này
không chỉ đúng cho vùng ven sông Hàn mà còn đúng với nhiều vùng quê khác
ở Quảng Nam, Đà Nẵng. Vấn đề này có thể lý giải do Thanh Hóa là địa bàn
chính của nhiều cuộc chiến, dân số đông, thiên tai nhiều nên có nhiều dân li
tán. Mặt khác, Thanh Hóa chính là quê hương của nhà Hậu Lê. Vì vậy, khi nhà
Lê tiến hành cuộc tấn công Chiêm Thành, nhiều người dân Thanh Hóa đã
tham gia vào đoàn quân của vua Lê Thánh Tông. Sau chiến thắng, nhiều người
trong số họ đã ở lại định cư tại đây, sau một thời gian ổn định, họ tiếp tục đưa
78
gia quyến vào đây. Bên cạnh đó, khi Nguyễn Hoàng vào cai quản vùng đất
Thuận Hóa, dẫn tới một đợt di dân mới vào vùng đất Đàng Trong, trong đó
phần nhiều là cư dân từ Thanh Hóa.
- Các bậc tiền hiền khai canh các làng xã vùng ven sông Hàn chủ yếu
xuất thân từ Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Trong giai đoạn sau cũng có một bộ phận
đến từ các địa phương lân cận của Quảng Nam, tuy họ cũng có nguồn gốc từ
các làng quê Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Những người có nguồn gốc xuất thân từ
Quảng Nam thường đến vùng ven sông Hàn muộn (khoảng thế kỷ XVII), khi
mà các làng xã ở Quảng Nam đã được hình thành đông đúc.
- Qua việc việc thống kê đã lý giải được một số vấn đề liên quan đến
đời sống văn hóa của cư dân vùng ven sông Hàn, chịu nhiều ảnh hưởng của
văn hóa các miền quê Thanh Hóa như: tên làng (làng Hải Châu), làng nghề
(chế tác đá ở Quán Khái), tín ngưỡng (họ Lê thờ Lê Thái Tổ)...
Tóm lại, với những tư liệu hạn chế, chỉ mới bước đầu đã làm rõ quê
quán xuất thân của một số tộc họ tiền hiền ở vùng ven sông Hàn. Mặc dù cư
dân các làng xã vùng ven sông Hàn có xuất thân từ các miền quê khác nhau
nhưng họ đã nhanh chóng hòa nhập với vùng đất mới, tiếp thu các tín ngưỡng
địa phương, tạo nên những nét tính cách riêng, tính cách của người xứ Quảng.
2.4.2 Thành phần xuất thân của những lưu dân.
Nhìn chung, cơ cấu thành phần xuất thân của cộng đồng dân cư ở
Quảng Nam, Đà Nẵng bao gồm những thành phần xuất thân sau đây: Họ là
những người thuộc diện “tòng binh lập nghiệp”, những người nghèo khổ, nông
dân không có ruộng đất phải tha phương cầu thực. Cũng có một bộ phận lưu
dân là những người thân tộc, đồng hương, gia nhân các tỳ tướng, quan chức;
những tội đồ nghịch dân bị lưu đày; những tù binh trong các cuộc chiến.
Ngoài ra có một bộ phận lưu dân là những người có đầu óc mạo hiểm, phiêu
lưu, những người làm nghề tự do, thợ thủ công đi tìm vùng đất mới để thoát
khỏi cuộc khủng hoảng xã hội bế tắc dưới thời Lê – Trịnh[88].
79
Dựa vào những tài liệu có được, thành phần xuất thân của những lưu
dân đến vùng ven sông Hàn trong thời gian từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII bao
gồm:
- Họ là những người vào đây khai phá theo con đường “tòng binh lập
nghiệp” như tiền hiền tộc Võ ở làng Hải Châu; tiền hiền tộc Nguyễn, tộc Lê
làng An Hải.
- Họ là những lưu dân là thân tộc, đồng hương, gia nhân vào đây thời
kỳ Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Quảng như: tộc Nguyễn Văn làng Hải
Châu, tộc Đỗ làng An Hải, tộc Đoàn làng Mỹ Khê...
- Họ vốn là người Chăm tiếp tục ở lại khai phá, lập làng cùng với người
Việt như Bà Thân ở làng An Hải.
- Còn lại, thành phần xuất thân của các lưu dân vào đây hoặc không rõ
thành phần, hoặc là di dân tự do vì đói kém, chiến tranh, muốn tìm vùng đất
mới như các trường hợp tộc họ ở các làng còn lại.
Tóm lại, qua nghiên cứu quê quán, thành phần xuất thân cho thấy, cư
dân vùng ven sông Hàn chủ yếu đến từ các làng quê ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
với nhiều thành phần khác nhau. Tuy nhiên khi đến đây, tất cả họ cùng hòa
đồng, chung sức, vượt mọi khó khăn để xây dựng, khai phá vùng đất mới.
2.5 Hệ thống các làng xã ven sông Hàn hồi giữa thế kỷ XVIII.
Lê Quý Đôn dựa vào sách Thiên Nam dư hạ tập của triều Lê chép thời
Hồng Đức cho biết: huyện Điện Bàn có 12 tổng, 96 xã [27, tr.44]. Còn theo
sách Ô Châu cận lục viết năm 1553, huyện Điện Bàn có 66 xã [1].
Dưới thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, hệ thống làng xã tăng lên
nhanh chóng, bộ mặt các làng xã ở huyện Điện Bàn trở nên đông đúc, dân cư
trù mật. Chính vì vậy năm 1604, Nguyễn Hoàng đã quyết định tách huyện
Điện Bàn khỏi dinh Thuận Hóa, thăng lên làm phủ, quản lĩnh 5 huyện: Hòa
Vang, An Nông, Diên Khánh, Tân Phúc và Phú Châu, lệ thuộc vào xứ Quảng
80
Nam. Trong thời kỳ này vùng ven sông Hàn thuộc hai huyện Hòa Vang và
Tân Phúc của phủ Điện Bàn.
Dựa vào ghi chép của Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục, xin thống kê
hệ thống các làng xã vùng ven sông Hàn vào giữa thế kỷ XVIII qua bảng sau:
Bảng 2. BẢNG THỐNG KÊ HỆ THỐNG CÁC LÀNG XÃ VEN SÔNG
HÀN HỒI GIỮA THẾ KỶ XVIII
STT Tên làng xã Tổng Huyện Phủ Xứ
1 Hải Châu Hà Khúc Hòa Vang Điện Bàn Quảng Nam
2 Mân Quan Hà Khúc Hòa Vang Điện Bàn Quảng Nam
3 Nam An Hà Khúc Hòa Vang Điện Bàn Quảng Nam
4 Quán Khái Đông
giáp
Hà Khúc Hòa Vang Điện Bàn Quảng Nam
5 Quán Khái Tây giáp Hà Khúc Hòa Vang Điện Bàn Quảng Nam
6 Hóa Khuê Đông Lỗ Giản Hòa Vang Điện Bàn Quảng Nam
7 Hóa Khuê Tây Lỗ Giản Hòa Vang Điện Bàn Quảng Nam
8 Mỹ Thị Lỗ Giản Hòa Vang Điện Bàn Quảng Nam
9 Nại Hiên Đông Hòa Mỹ Tân Phúc Điện Bàn Quảng Nam
10 Nại Hiên Tây Hòa Mỹ Tân Phúc Điện Bàn Quảng Nam
11 Tân An Hòa Mỹ Tân Phúc Điện Bàn Quảng Nam
Nguồn [27]
Dựa vào bảng trên cho thấy: đến giữa thế kỷ XVIII, về cơ bản các làng
xã vùng ven sông Hàn đã được thành lập. Tuy nhiên trong Phủ biên tạp lục
không thấy ghi tên hai làng An Hải và Mỹ Khê. Dựa vào tư liệu nghiên cứu
81
thực địa cho thấy, hai làng An Hải, Mỹ Khê nêu trên được thành lập trước thế
kỷ XVIII. Đặc biệt An Hải là làng lớn (thuộc “Quảng Nam ngũ đại xã”), được
thành lập sớm (muộn nhất là thế kỷ XVI), làng trung tâm của bờ Đông sông
Hàn lại không được nêu tên.
Tóm lại, sự hình thành các làng xã ven sông Hàn là quá trình lâu dài,
diễn ra trong 3 thế kỷ XV, XVI, XVII. Cũng như các làng xã ở khu vực khác,
đặc điểm chung của làng xã vùng ven sông Hàn là sự cố kết cộng đồng trên
một địa vực nhất định. Cư dân các làng xã vùng ven sông Hàn chủ yếu xuất
thân từ các làng quê ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Vì vậy, khi vào đây, họ vẫn giữ
mô hình làng quê truyền thống của Miền Bắc, mỗi làng đều có đình làng, chợ,
nhà thờ tộc họ, quan hệ chòm xóm... Tuy nhiên, do đặc điểm địa lý của vùng
có nhiều điểm khác so với Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ nên mô hình làng xã ở nơi
đây không hoàn toàn giống với mô hình làng Bắc Bộ, “tính chất quy hoạch
ngõ xóm không đến mức quá chặt chẽ như ở Bắc Bộ” [7, tr.73].
Về đặc điểm cấu trúc làng xã, ở đây các làng chia ra thành các xóm,
thôn, ấp dưới xóm là nhà. Trong làng có dân chính cư và dân ngụ cư [7, tr.73].
“Nếu nhìn tổng thể, làng xóm ở Bắc Quảng Nam mang đậm tính “chòm xóm”
trong một cấu trúc “lỏng” [6, tr.124]. Nếu như làng ở Bắc Bộ mang tính chất
“đóng”, làng ở Nam Bộ mang tính chất “mở” thì làng ở Trung Trung Bộ mang
tính chất “lỏng”, không hoàn toàn đóng như ở Bắc Bộ nhưng cũng không mở
như ở Nam Bộ.
Qua việc tìm hiểu về quá trình hình thành các làng xã vùng ven sông
Hàn, bước đầu xin được rút ra một vài đặc điểm về sự hình thành làng xã ở
khu vực này như sau:
- Các làng xã vùng ven sông Hàn hình thành gắn liền với quá trình di
dân Nam tiến của dân tộc. Trong quá trình mở rộng cương giới lãnh thổ, chính
quyền không ngừng khuyến khích sự di dân vào vùng đất mới. Chính quá trình
di dân này cùng với những điều kiện thuận lợi vùng ven sông Hàn đã tạo nên
82
sự gặp gỡ với nguyên lý “đất làng chim đậu”, vùng ven sông Hàn đã đón
nhiều đợt di dân. Điều này thúc đẩy quá trình khai hoang, lập làng ở đây. Qua
nghiên cứu cũng cho thấy ở vùng ven sông Hàn đa phần cư dân có nguồn gốc
xuất thân từ Thanh Hóa.
- Các làng xã vùng ven sông Hàn được hình thành gắn với các bậc tiền
hiền. Đó là những người vào đây sớm, có công trạng trong việc chiêu tập nhân
dân khai phá vùng đất mới. Mỗi làng thường có một hoặc một số tộc họ được
gọi là tiền hiền (do triều đình phong tặng hoặc do nhân dân trong làng suy tôn)
như: tộc Võ, tộc Nguyễn Văn ở làng Hải Châu; các tộc Trần, Lê, Nguyễn, Đỗ,
Ngô, Huỳnh ở làng An Hải; các tộc Nguyễn, Trương ở làng Nam An... Những
người có công khai phá làng được triều đình coi trọng và được dân làng kính
trọng. Nhiều vị tiền hiền được triều đình phong thần, dân làng thờ cúng như:
Bà Thân ở An Hải, Nguyễn Hữu Chữ, Trương Công Bậc ở làng Nam An...
Bên cạnh các tộc tiền hiền, các làng thường có tộc họ hoặc danh nhân được
suy tôn hậu hiền. Đó là những tộc họ, các danh nhân có công lao lớn trong
việc xây dựng và phát triển làng xã.
- Các làng được thành lập sớm ở vùng ven sông Hàn là những làng có
quy mô lớn, được hình thành trên những khu vực thuận lợi nhất của vùng. Đó
là các làng Hải Châu, An Hải, Hóa Khuê, Nại Hiên. Ngược lại, những làng
thành lập sau thường có quy mô nhỏ hơn, được thành lập trên những khu vực
có điều kiện địa lý không thuận lợi (như các làng Nại Hiên Đông, Nam An,
Mân Quan, Mỹ Khê...). Thường thì đất đai ở những làng này không thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp.
- Các làng xã vùng ven sông Hàn thường được hình thành dựa trên các
xứ, các tiểu xứ. Có xứ lập nên một làng, cũng có làng được thành lập dựa trên
nhiều xứ, tiểu xứ. Có điều này là do vùng ven sông Hàn không có đồng bằng
rộng lớn. Ở đây lại có nhiều đầm, bàu chia tách giữa các vùng. Vì vậy ban đầu
cư dân hình thành nên các tiều xứ, sau đó phát triển lên thành làng xã.
83
- Trong quá trình thành lập, các làng xã vùng ven sông Hàn có sự giao
thoa, dung hợp giữa những nét văn hóa truyền thống của cư dân Bắc Bộ, Bắc
Trung Bộ với những yếu tố văn hóa Champa. Như làng An Hải, tiền hiền khai
canh là Bà Thân, một người gốc Chăm. Ở các làng khác thường thờ các vị
thần có nguồn gốc của Chăm như Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi, tiếp thu tín
ngưỡng thờ cá Ông của cư dân Champa... Cư dân Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ khi
vào đây, một mặt họ vẫn bảo lưu những nét văn hóa truyền thống quê nhà, mặt
khác lại tiếp nhận những yếu tố văn hóa của cư dân Champa. Điều này làm
cho văn hóa vùng Trung Trung Bộ mang những sắc thái riêng, trong đó rõ nét
nhất là sự cộng hưởng với văn hóa của người Chăm.
Nhìn chung, quá trình hình thành các làng xã ven sông Hàn bên cạnh
việc tuân theo những đặc điểm chung cũng tồn tại những đặc điểm riêng biệt.
Trong đó yếu tố chung là chủ đạo so với yếu tố riêng. Những đặc điểm nêu
trên về sự hình thành các làng xã ven sông Hàn có phần nào giống với đặc
điểm làng xã ở vùng Trung Trung Bộ. Tuy nhiên, trên đây chỉ là một vài đặc
điểm được rút ra khi nghiên cứu một phạm vi nhỏ, chưa mang tính tổng quát.
Để rút ra những đặc điểm của làng xã vùng Trung Bộ trên cơ sở so sánh với
làng xã ở Bắc Bộ, Nam Bộ cần phải nghiên cứu trên quy mô lớn hơn.
84
CHƯƠNG 3.
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG XÃ VEN
SÔNG HÀN (TRONG CÁC THẾ KỶ XVII, XVIII VÀ NỬA ĐẦU
THẾ KỶ XIX)
3.1 Tổ chức bộ máy quản lý, bảo vệ làng xã ở vùng ven sông Hàn.
3.1.1 Về tổ chức bộ máy chính quyền làng xã.
Trong giai đoạn từ khi mới thành lập (thế kỷ XV) cho đến năm 1604,
các làng xã ven sông Hàn thuộc huyện Điện Bàn, phủ Triệu Phong, châu
Thuận Hóa. Năm 1604, Nguyễn Hoàng đã quyết định thăng huyện Điện Bàn
thành phủ, quản lĩnh 5 huyện: Tân Phúc, An Nông, Hòa Vang, Diên Khánh,
Phú Châu lệ vào xứ Quảng Nam. Thời kỳ này các làng xã ven sông Hàn thuộc
tổng Hà Khúc, tổng Lỗ Giản của huyện Hòa Vang và tổng Hòa Mỹ của huyện
Tân Phúc, đều thuộc phủ Điện Bàn, xứ Quảng Nam.
Dưới thời các chúa Nguyễn, thể chế chính quyền địa phương được phân
cấp từ dinh (xứ) đến phủ, huyện, tổng, xã (thuộc). Đứng đầu dinh là Trấn thủ,
giúp việc có Cai bạ, Ký lục, bên dưới có các ty. Ở phủ, đứng đầu là Tri phủ,
giúp việc có Phủ lại, Huân đạo, Phủ lễ sinh, Phủ thông lại. Ở huyện, đứng đầu
là Tri huyện, giúp việc có Đề lại, huyện thông lại. Ở tổng, đứng đầu là các Cai
tổng. Dưới tổng là xã (ở đồng bằng), thuộc (ở miền núi, ven biển). Đứng đầu
xã là Tướng thần, Xã trưởng; đứng đầu thuộc là Cai thuộc, Ký thuộc, Tướng
thần. Dưới triều Nguyễn, người đứng đầu làng xã được gọi là Lý trưởng. Tùy
theo quy mô lớn nhỏ của xã mà đặt số chức dịch tương ứng. Những xã có dưới
1000 người từ 999 người trở xuống đặt 18 Xã trưởng và Tướng thần. Những
xã có 400 người trở xuống đặt 8 Xã trưởng và Tướng thần. Những xã có 119
người trở xuống đặt 2 Tướng thần và Xã trưởng. Còn những xã có khoảng
dưới 70 người chỉ đặt 1 Tướng thần hoặc 1 Xã trưởng mà thôi [104, tr.10].
Nhìn chung, bộ máy làng xã thời các chúa Nguyễn khá cồng kềnh, đúng như
nhận xét của Lê Quý Đôn: “Nhưng tính cả trong hai xứ, quan bản đường chính
85
ngạch vẫn nhiều, đặt thừa quá lạm, và Tướng thần Xã trưởng nhiều gấp đôi,
không thể kể xiết” [27, tr.147].
Một điều đáng chú ý là vào thời các chúa Nguyễn, hình thức mua bán
quan chức trở nên hết sức phổ biến. Những người có tiền nộp một khoản nhất
định sẽ được bổ nhiệm làm quan chức, đó là tiền thượng lễ và nội lễ. Theo quy
định năm Bảo Thái Ất Tỵ (1728), họ Nguyễn định lệ thu các lễ. Đối với
Tướng thần: phải nộp tiền thượng lễ (dâng chúa) 35 quan, tiền nội lễ (dâng nội
cung) 7 quan, tiền lĩnh bằng và tiền ngụ lộc các quan cộng là 7 quan. Đối với
Xã trưởng: phải nộp tiền thượng lễ 30 quan, tiền nội lễ 6 quan, tiền phát bằng
và tiền ngụ lộc các quan cộng là 5 quan [27, tr.148]. Chính quy định này đã
khiến nhiều người tranh nhau nộp tiền để nhận bằng làm quan, số quan chức vì
thế mà tăng lên, “đến nay có chỗ một số xã có đến 16 hay 17 Tướng thần, hơn
20 Xã trưởng, đều được làm việc” [27, tr.148]. Tiền không những mua được
chức mà tiền cũng có thể thăng được chức. Trong khi đó, quan lại ở Đàng
Trong lại không được hưởng một chế độ lương bổng nhất định, vì vậy đã nảy
sinh tình trạng quan lại tham nhũng, bóc lột người dân để thu lợi cho mình.
Đây chính là mặt trái của chính quyền địa phương ở Đàng Trong, đặc biệt ở
các làng xã. Tình trạng này nghiêm trọng đến mức Lê Quý Đôn đã phê phán:
“Nhũng lạm quá lắm, tất cả bộc lộc đều lấy ở dân, dân sao chịu được” [27].
Về chức năng, bộ máy quản lý làng xã có nhiệm vụ trông coi an ninh,
phân công việc khai phá đất hoang, phân chia ruộng đất công, phân bổ xâu
dịch, kê khai bộ tịch. Nét khác biệt của chính quyền địa phương của họ
Nguyễn ở Đàng Trong là đội ngũ quan lại thuộc chính quyền địa phương
không tham gia vào việc thu thuế. Việc thu thuế từ phủ, huyện trở xuống, họ
Nguyễn dùng đội ngũ quan lại gọi là “Bản đường quan” [104, tr.10]. Ngoài ra,
ở xã còn có Hội đồng hương lão bao gồm các cụ già có vai vế, các cụ cao niên
có kinh nghiệm, đại diện cho dân xã giám sát bộ máy chức dịch. Hội đồng
hương lão còn có nhiệm vụ thay mặt dân trong xã tiến cử Xã trưởng, Tướng
thần, Tri thâu lên quan trên.
86
Các làng xã ven sông Hàn đứng đầu là Xã trưởng, Tướng thần, Ký
thuộc (hay Cai thuộc). Về sau, từ triều Nguyễn có thêm chức Lý trưởng. Qua
khảo sát khu vực các làng xã ven sông Hàn, bước đầu có được một số chức
danh liên quan đến bộ máy làng xã:
- Bia chùa Long Thủ có nhắc đến một số chức sắc như: Hội chủ
Nguyễn Văn Châu chức Cai thuộc; Cai hợp của ty Tướng thần lại Vạn Kim Tử
Trần Hữu Lễ; Lại ty Tướng thần lại Triều Kiên Nam Trần Hữu Kỷ; Xã trưởng
Phạm Văn Ngao; Hương chủ làng Nại Hiên Võ Đình Pháo [102].
- Bộ lập làng của làng Nam An có ghi một số chức danh sau: Tuần
kiểm Nguyễn Đình Long, Thủ sắc Phan Văn Quế, Thủ sắc Lê Văn Đa, Thủ hộ
Nguyễn Văn Đậu, Dịch mục Nguyễn Văn Thừa, Dịch mục Lê Văn Giăng,
Dịch mục Nguyễn Văn Thạnh, Biện lại Trương Văn Cơ, Biện lại Trần Văn
Huy, Lý trưởng Trương Văn Lai [112].
- Trát của Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại gửi làng An Hải đề ngày
20, tháng 4, năm Minh Mạng thứ 8 (1827) phần cuối có ghi: “An Hải xã, Xã
trưởng, Hương lão, mục dịch đẳng tường hành” (dịch là: các Dịch mục,
Hương lão và Xã trưởng làng An Hải phải hiểu rành và làm theo) [150].
- Bia kỷ công của làng An Hải lập năm 1853 có ghi: “Xã trưởng Lê Đức
Giảng phụng cúng điền ngũ cao” [153].
Trên đây là những tài liệu hiếm hoi nói về chức sắc ở các làng xã vùng
ven sông Hàn. Nhìn chung, bộ máy quản lý làng xã ở vùng ven sông Hàn
không khác so với làng xã ở Đàng Trong, cách tổ chức còn thiếu chặt chẽ,
nặng nề. Những người đứng đầu làng xã do dân bầu (thông qua Hội đồng
hương lão), thậm chí có thể mua bằng tiền. Về sau, các vị trí đứng đầu làng xã
do chính quyền cấp trên chỉ định, trường hợp không chỉ định được mới tiến
hành cho dân bầu. Quan viên làng xã có nhiệm vụ quản lý làng về mặt hành
chính, tế lễ, an ninh. Bộ máy làng xã đã có những tác dụng nhất định trong
việc quản lý cư dân trong vùng, mở mang đất đai, phát triển kinh tế, quản lý xã
hội, đảm bảo an ninh, tạo điều kiện cho làng xã phát triển. Tuy nhiên, bộ phận
87
này cũng có những hạn chế, một số chức dịch thường lợi dụng chức phận để
sách nhiễu nhân dân, tạo nên nạn cường hào hoành hành ở các địa phương.
3.1.2 Việc thiết lập hệ thống phòng thủ ở vùng ven sông Hàn trong nửa
đầu thế kỷ XIX.
Cùng với việc dựng bộ máy quản lý làng xã, vào đầu thế kỷ XIX vùng
ven sông Hàn đã trở thành nơi bố phòng các hệ thống phòng thủ của triều
Nguyễn nhằm chống lại âm mưu xâm lược từ các nước phương Tây.
Do những lo ngại về tình hình an ninh, triều Nguyễn đã ra những quy
định hạn chế giao thương với phương Tây. Theo đó, các hoạt động ngoại giao,
giao thương giữa nước ta với các nước phương Tây chỉ được phép diễn ra tại
một cửa biển duy nhất, đó là Đà Nẵng. Với vị trí chiến lược nằm ngay cạnh
cửa biển Đà Nẵng, vùng ven sông Hàn có những thời cơ thuận lợi trong việc
giao lưu, tiếp xúc với các nước phương Tây. Tuy nhiên, chính điều này đã đặt
khu vực này đứng trước những thách thức nghiêm trọng, đó là nguy cơ vùng
ven sông Hàn trở thành cửa ngõ cho sự xâm lược của các nước phương Tây.
Nhận thức được vấn đề này, triều Nguyễn đã cho xây dựng hệ thống phòng
thủ tại cửa biển Đà Nẵng và vùng ven sông Hàn nhằm đối phó với những
thách thức xâm lược từ phương Tây.
Ngay sau khi lên ngôi (1802), vua Gia Long đã cho thiết lập Thủ sở tại
tấn Đà Nẵng, là cơ quan an ninh tại cửa biển. Thủ sở đặt tại hữu ngan sông
Hàn, có quân đồn trú và có trấn thủ chỉ huy [17, tr.197]. Năm 1812, triều đình
lại sai Nguyễn Văn Thành lập đài Điện Hải và bảo An Hải nằm hai bên bờ
sông Hàn để quan sát biển và phòng thủ Đà Nẵng [62, tr.857]. Tiếp đó các vị
vua kế vị như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đã dành sự quan tâm đặc biệt
cho việc thiết lập hệ thống phòng thủ tại cửa biển Đà Nẵng và vùng ven sông
Hàn để đối phó với thách thức ngày càng lớn đến gần từ các nước phương
Tây. Trong quá trình đó, hệ thống phòng thủ vùng ven sông Hàn đã được thiết
lập. Dưới đây là một số công trình phòng thủ trọng yếu:
Thành Điện Hải và An Hải
88
Thành Điện Hải được xây dựng vào năm Gia Long thứ 12, tại làng Hải
Châu. Sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Thành Điện Hải: ở phía Đông
huyện Hòa Vang, phía tả cửa biển Đà Nẵng: chu vi 139 trượng, cao 1 trượng 2
thước; hào sâu 7 thước; có 3 cửa, 1 kỳ đài, 30 ụ đặt súng lớn. Năm Gia Long
thứ 12 (1813) đắp đài ở cửa biển Đà Nẵng gần mé biển. Năm Minh Mạng thứ
4 (1823) dời đến đây, xây gạch. Năm thứ 15 (1834), cải làm thành. Năm Thiệu
Trị thứ 7 (1847) xây sửa lại”[61, tr.60].
Năm 1823, vua Minh Mạng đã cho dời đài Điện Hải về phí Nam, cách
đài cũ hơn 50 trượng, lý giải về quyết định của mình, vua Minh Mạng nói:
“Đầu đời Gia Long xây đắp đài này, công việc buổi đầu, người trông coi lại
không được giỏi cho nên không được kiên cố. Lại thêm gần sát bờ biển, nước
biển xói mòn, ngày càng sụt lở, từng đã đóng cọc xây đá song nước mạnh dữ,
sức người khó chống. Trẫm thấy đặt đài này là để củng cố bờ biển, giữ mạnh
thế nước, há có thể sợ ngại khó nhọc, tổn phí mà để đấy không hỏi đến sao?
Nay sai người ngắm đo hình thế, nên dời phía Nam hơn 50 trượng là chỗ đất
rộng mà xây” [63, tr.264].
Đối diện bên kia bờ sông của thành Điện Hải là thành An Hải, được
xây dựng tại làng An Hải. Về thành An Hải, sách Đại Nam nhất thống chí
chép: “Thành An Hải: ở phía hữu cửa Đà Nẵng, thuộc xã An Hải, huyện Diên
Phước: chu vi 41 trượng, 2 thước; cao 1 trượng, 1 thước; hào sâu 1 trượng; có
2 cửa, 1 kỳ đài, 22 chỗ ụ đặt súng lớn. Năm Gia Long thứ 12 (1813), đắp
thành đất, tên là bảo An Hải. Năm Minh Mạng thứ 11 (1830), xây gạch. Năm
thứ 15 (1834), cải tên là thành” [61, tr.60]. Như vậy thành An Hải được xây
dựng cùng thời với thành Điện Hải nhưng có quy mô nhỏ hơn.
Về việc trang bị bố phòng, tại thành Điện Hải ban đầu đài do tiền quân
Nguyễn Văn Thành trông coi với lực lượng đồn trú, trấn giữ là 500 người [62,
tr.857]. Năm 1823, vua Minh Mạng lấy Cai đội vệ Hữu bảo nhị của Hữu quân
là Đào Văn Nghị làm phó vệ úy, quản lĩnh biền binh coi giữ đài Điện Hải [63,
tr.334]. Năm 1825, đổi bổ phó vệ úy Hữu bảo nhị của Hữu quân là Đào Văn
89
Nghị làm phó vệ úy Tín trực án thủ đài Điện Hải, kiêm quản biền binh đóng
giữ” [63, tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_08_29_2831403041_8369_1872323.pdf