MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 . 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀCẤP DƯỠNG THEO LUẬTHÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH. 1
1. LỊCH SỬPHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH CẤP DƯỠNG. 1
1.1. Quan hệcấp dưỡngtrong pháp luật Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám . 1
1.2. Quan hệcấp dưỡng trong pháp luật Việt Namsau Cách mạng ThángTám đếnnay. 4
2. KHÁINIỆM CHUNG VỀCẤP DƯỠNG . 8
2.1. Khái niệm. 8
2.2. Đặc điểmcủa cấpdưỡng. 10
3. CHỦTHỂTRONG QUAN HỆCẤP DƯỠNG . 14
3.1. Chủthểphải cấp dưỡng . 15
3.2. NgườI có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụcấp dưỡng. 16
4. CHẾ ĐỊNH CẤP DƯỠNG TRONG LUẬT MỘT SỐNƯỚC SO VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM . 18
5. CƠSỞLÝ LUẬN VÀ GIÁ TRỊCỦA CHẾ ĐỊNH CẤP DƯỠNG . 20
CHƯƠNG 2 . 23
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNGCỦA PHÁP LUẬTVỀQUAN HỆ
CẤP DƯỠNG THEO LUẬTHÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH . 23
1. CƠCHẾXÁCLẬP QUAN HỆCẤP DƯỠNG. 23
1.1. Xác lập quan hệcấp dưỡngtheo thoảthuận . 23
1.2. Xác lập quan hệcấp dưỡngbằng con đường Toà án . 23
2. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀCẤP DƯỠNG . 24
2.1. Điều kiện phát sinh trong quanhệcấp dưỡng . 24
2.2. Mức cấp dưỡng . 27
2.3. Phương thức thực hiện cấpdưỡng . 30
3.CÁC QUY ĐỊNH VỀCẤP DƯỠNG TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP CẤP
DƯỠNG CỤTHỂ . 34
3.1. Các trường hợp đặc biệt . 34
3.2. Nghĩa vụcấp dưỡng giữa các thành viên tronggia đình . 38
3.3. Những vấn đềphát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụcấp dưỡng . 47
CHƯƠNG 3 . 57
NHỮNG VẤN ĐỀTỒN TẠI, VƯỚNGMẮC TRONG CÁC QUY
ĐỊNHCỦA PHÁP LUẬTVỀCHẾ ĐỘCẤP DƯỠNGVÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN . 57
1. NHỮNG ĐIỂM TỒN TẠI VÀ VƯỚNG MẮC TRONG CÁC QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘCẤP DƯỠNG. 57
2. NHỮNG KIẾN NGHỊ, HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘCẤP DƯỠNG . 63
KẾT LUẬN . 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6546 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ cấp dưỡng trong luật hôn nhân và gia đình hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường hợp, đương sự còn có vợ (chồng)
thậm chí có con phải nuôi dưỡng của riêng mình. Một cách hợp lý, “ cuộc
sống của người đó” phải được hiểu theo nghĩa rộng nhất: không chỉ là cuộc
sống cá nhân của người đó mà còn là cuộc sống của gia đình hộ của người đó,
nghĩa là của người mà người đó chịu trách nhiệm trực tiếp nuôi dưỡng.
Không thể buộc một người hy sinh gia đình của mình để cứu lấy một gia đình
của người khác.
Trường hợp người cần được cấp dưỡng có lỗi. Trong khung cảnh của luật
thực định, chỉ cần người có quyền yêu cầu cấp dưỡng lâm vào cảnh túng thiếu
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Phương Diệp
SVTH: Lê Thạch Hương Trang
28
và người có nghĩa vụ cấp dưỡng có đủ điều kiện để hỗ trợ, thì nghĩa vụ cấp
dưỡng có cơ sở để được xác lập. Thực ra, có trường hợp tình trạng túng thiếu
của một bên và tình trạng đủ khả năng của bên kia đã từng xảy ra trước đó
nhưng lại có chủ thể được đảo lộn: người hiện có khả năng đã từng lâm vào
cảnh túng thiếu và người hiện túng thiếu lại đã từng có khả năng. Giả sử thêm
rằng người hiện có khả năng đã từng yêu cầu người hiện túng thiếu cấp dưỡng
cho mình và người sau này đã từ chối. Liệu nay người hiện có khả năng có
quyền từ chối cấp dưỡng cho người hiện túng thiếu như một biện pháp trả đũa
chính đáng? Có vẻ như từ câu chữ của luật viết, ta chỉ có thể trả lời phủ định
đối với câu hỏi trên: khi một người túng thiếu có yêu cầu, thì người có đủ khả
năng phải đáp ứng, dù có thể trước đó, người túng thiếu đã từng có đủ khả
năng và đã từ chối cấp dưỡng cho người đủ khả năng lúc người sau này đang
túng thiếu.
Về nguyên tắc, giữa những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc
nuôi dưỡng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau khi một bên gặp khó khăn,
túng thiếu. Song, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ có thể được thực hiện được khi
người có nghĩa vụ có khả năng kinh tế, đủ để bảo đảm cuộc sống của chính
mình. Do đó, việc cấp dưỡng phải căn cứ vào khả năng, thu nhập thực tế của
người cấp dưỡng. Như vây, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các chủ thể
khi có đầy đủ các điều kiện trên.
2.2 Mức cấp dưỡng.
Khi có nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh thì việc đầu tiên để nghĩa vụ cấp
dưỡng được thực hiện đó là phải biết số tiền mình phải cấp dưỡng là bao
nhiêu hay một tài sản nào đó và bên được cấp dưỡng biết mình sẽ nhận được
số tiền là bao nhiều và tài sản gì từ phía người có nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi
các bên đã thoả thuận thống nhất hoăc bản án của Toà án quyết định căn cứ
vào mức thu nhập thực tế của người cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của
người được cấp dưỡng, số tiền mà người được cấp dưỡng nhận được cũng
như người cấp dưỡng phải giao nộp để thi hành nghĩa vụ của mình gọi là mức
cấp dưỡng.
Theo quy định tại Điều 53 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì “mức
cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc
người giám hộ của người đó thoả thuận căn cứ vào thu nhập khả năng thực tế
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Phương Diệp
SVTH: Lê Thạch Hương Trang
29
của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp
dưỡng; nếu không có thoả thuận thì yêu cầu Toà án giải quyết”.
Như vậy mức cấp dưỡng sẽ do hai bên (người cấp dưỡng và người được cấp
dưỡng) thoả thuận, chỉ khi họ không thoả thuận thì yêu cầu Toà án giải quyết.
Việc quy định mức cấp dưỡng phải căn cứ vào hai điều kiện:
Thứ nhất: Căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ
cấp dưỡng. Thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm toàn bộ thu
nhập của người đó, gồm có thu nhập theo lương và các thu nhập khác ngoài
lương, tức là thu nhập thực tế của người cấp dưỡng. Trong các trường hợp thu
nhập thực tế của người cấp dưỡng không ổn định thì mức thu nhập của họ
được xác định là mức thu nhập bình quân hàng tháng của người đó.
Trên cơ sở thu nhập, kết hợp với các điều kiện cụ thể khác có thể đánh giá
khả năng thực tế của người cấp dưỡng. Khả năng thực tế của người cấp
dưỡng phản ánh khả năng kinh tế cụ thể của người đó. Khả năng kinh tế của
người cấp dưỡng cơ bản phụ thuộc vào thu nhập thực tế của người đó, tức là
thu nhập do lao động của họ mà có. Song, khả năng kinh tế của người cấp
dưỡng còn bao gồm cả những thu nhập hợp pháp khác nhưng không do lao
động của họ làm ra, như thu nhập do được thừa kế, do trúng xổ số, do được
lợi tự nhiên về tài sản.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 16 Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày
03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình thì: “ Người
có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại các điều
51, 52 và 53 của Luật Hôn nhân và Gia đình là người có thu nhập thường
xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho
cuộc sống của người đó”.
Tại Khoản 3, Điều 16 NĐ - 70/2001/NĐ-CP quy định: “Trong trường hợp
nhiều người có cùng nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người, mà trong số đó có
người có khả năng thực tế và có người không có khả năng thực tế để thực
hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì người có khả
năng thực tế phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho người được cấp dưỡng
theo quy định tại Điều 52 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000”.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Phương Diệp
SVTH: Lê Thạch Hương Trang
30
Pháp luật quy định mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng lao
động thực tế của người cấp dưỡng để đảm bảo tính khả thi của nghĩa vụ cấp
dưỡng và quyền lợi của người được cấp dưỡng.
Thứ hai: Căn cứ vào nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.
Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng là những nhu cầu cần thiết
nhất, không thể thiếu để đảm bảo cuộc sống của người được cấp dưỡng. Với ý
nghĩa đó việc cấp dưỡng là nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết tối thiểu để bảo
đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng. Nhu cầu thiết yếu bao gồm các
nhu cầu về ăn, ở, măc, học tập, đi lại, chữa bệnh,… chi phí cần thiết cho các
nhu cầu trên có thể rất khác nhau giữa các vùng; các miền như nông thôn,
miền núi, đô thị, thành phố,… và giữa những người cần cấp dưỡng là trẻ em
hay người lớn, người bị tàn tật hay người mất năng lực hành vi dân sự,… Do
điều kiện kinh tế ở mỗi vùng, mỗi miền khác nhau mà mức chi phí cho các
nhu cầu thiết yếu đó cũng rất khác nhau. Việc ấn định một mức cấp dưỡng
chung là không phù hợp. Để nghĩa vụ cấp dưỡng có tính khả thi, sát với thực
tế, bảo đảm tốt nhất lợi ích của người được cấp dưỡng, pháp luật cho phép
các bên có thể thoả thuận về mức cấp dưỡng sao cho phù hợp với nhu cầu
thiết yếu của người được cấp dưỡng.
Theo Khoản 2, Điều 16 NĐ-70/2001/NĐ-CP thì “Nhu cầu thiết yếu của
người được cấp dưỡng theo quy định tại Điều 51, 52 và 53 của Luật này được
xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được
cấp dưỡng cư trú, bao gồm các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc,
học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác để đảm bảo
cuộc sống của người được cấp dưỡng”.
Điều 53 quy định: khi có lý do chính đáng mức cấp dưỡng có thể thay đổi
theo thoả thuận của các bên. Nếu các bên không thoả thuận được thì yêu cầu
Toà án giải quyết.
Việc thay đổi mức cấp dưỡng có thể theo hướng tăng hoặc giảm mức cấp
dưỡng, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của người cấp dưỡng và người được cấp
dưỡng.
Việc thay đổi mức cấp dưỡng phải trên cơ sở có lý do chính đáng để yêu
cầu thay đổi mức cấp dưỡng có thể là ngưởi cấp dưỡng (hoặc người được cấp
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Phương Diệp
SVTH: Lê Thạch Hương Trang
31
dưỡng) lâm vào tình trạng khó khăn do bị bệnh tật, tai nạn, không còn việc
làm nên không có lương hoặc các thu nhập hợp pháp khác.
2.3 Phương thức thực hiện cấp dưỡng.
Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có thể hiểu là hình thức, cách
thức nhằm chuyển giao một số tiền hoặc một số hiện vật có số lượng đã được
xác định theo thoả thuận hoặc theo một bản án, quyết định của Toà án từ
người cấp dưỡng sang người được cấp dưỡng có thể trực tiếp hay gián tiếp
thông qua cơ quan thi hành án.
Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Điều 54
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000: “Việc cấp dưỡng có thể thực hiện định
kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên có thể
thoả thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong
trường hợp người có nghĩa vụ lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thoả thuận
được thì yêu cầu Toà án giải quyết”. Từ Điều luật đã dẫn ta thấy các nhà làm
luật đã quy định rất linh hoạt, theo đó việc cấp dưỡng có thể được thực hiện
theo nhiều cách thức khác nhau như cấp dưỡng định kỳ hàng tháng, hàng quý,
nửa năm, hàng năm hoặc cấp dưỡng một lần, quy định này tạo điều kiện
thuận lợi, dễ dàng các bên có thể lựa chọn trên cơ sở thoả thuận cách thức
thực hiện việc cấp dưỡng tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình.
2.3.1 Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo định kỳ.
Tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định 70/2001/NĐ-CP quy định: “Người có
nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người
đó thoả thuận về phương thức thực hiện nghĩa vụ bằng tiền hoặc tài sản,
nghĩa vụ cấp dưỡng được ưu tiên thực hiện theo phương thức định kỳ hàng
tháng, hàng quý, nửa năm hoặc hàng năm”. Theo quy định của Luật thì
dường như các nhà làm luật khuyết khích nên sử dụng phương thức cấp
dưỡng theo hình thức cấp dưỡng theo định kỳ. Cấp dưỡng theo định kỳ hay
một lần và nếu cấp theo định kỳ, thì định kỳ nào sẽ được lựa chọn. Trước hết,
theo sự thoả thuận giữa các bên. Toà án chỉ can thiệp một khi các bên không
có được sự thoả thuận cần thiết. Trước khi Toà án xác định phương thức nào
sẽ được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, Toà án thường cân nhắc
dựa trên cơ sở định kỳ thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và các nhu
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Phương Diệp
SVTH: Lê Thạch Hương Trang
32
cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Riêng trong trường hợp cấp dưỡng
cho con sau khi cha mẹ ly hôn thì theo Nghị quyết số 02/2000/NĐ-
HĐPTTANDTC tại Điểm C, Khoản 11: “Về phương thức cấp dưỡng do các
bên thoả thuận định kỳ, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong
trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương
thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng”.
2.3.2 Phương thức thực hiện nghĩa vụ theo hình thức cấp dưỡng một lần.
Trong trường hợp đặc biệt, nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng
kinh tế thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần và người được cấp dưỡng cũng
đồng ý thì nghĩa vụ cấp dưỡng một lần có thể được thực hiện. Việc cấp dưỡng
một lần được quy định chi tiết tại Khoản 2, Điều 18 Nghị định 70/2001/NĐ-
CP như sau:
+ Có sự thoả thuận giữa người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của
người đó và người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
+ Có yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và được Toà án chấp
nhận.
+ Có yêu cầu của người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người
đó và được Toà án chấp nhận trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng
thường xuyên có các hành vi phá tán tài sản hoặc cố tình trốn tránh việc thực
hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà hiện có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
một lần.
+ Theo yêu cầu của người trực tiếp nuôi con khi vợ chồng ly hôn mà có
thể trích từ phần tài sản được chia của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Như vây, quy định này nhằm bảo đảm cho người được cấp dưỡng có thể
có được cuộc sống vật chất ổn định trong những điều kiện tối thiểu trong suốt
thời kỳ được cấp dưỡng mà không phải lo lắng về việc người có nghĩa vụ cấp
dưỡng tìm cách trốn tránh, trì hoản thực hiện nghĩa vụ đồng thời bảo đảm
việc thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng nhanh gọn, có hiệu quả. Số tiền cấp dưỡng
một lần, trong chừng mực nào đó, mang ý nghĩa của việc trợ cấp trọn gói.
Chuyển giao số tiền trợ cấp trọn gói, người có nghĩa vụ cấp dưỡng trên
nguyên tắc, coi như đã hoàn thành nghĩa vụ cấp dưỡng của mình; người có
quyền yêu cầu cấp dưỡng từ đó về sau không được quyền đòi hỏi thêm. Tuy
nhiên, bên cạnh đó, nó cũng có những mặt hạn chế mà phần nhiều do người
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Phương Diệp
SVTH: Lê Thạch Hương Trang
33
cấp dưỡng phải chịu. Giả sử trong trường hợp người được cấp dưỡng là người
chưa thành niên nhưng người con đó đủ 16 tuổi và dưới 18 tuổi, theo Khoản
2, Điều 20 Bộ luật Dân sự 2005 thì số tiền cấp dưỡng thì tài sản riêng của
người con, do đó mà người con có quyền quản lý. Khi đó mất đi cuộc sống
hạnh phúc gia đình bên cha bên mẹ, đứa trẻ đang trong tâm trạng cô đơn,
buồn khổ thì có thể đứa trẻ dùng số tiền cấp dưỡng này một cách không có kế
hoạch mà ăn xài phung phí, trị lạc vào những cuộc chơi trong thời gian ngắn.
Sau khi hết tiền cấp dưỡng, đứa trẻ lâm vào tình trạng túng thiếu, khó khăn,
đe doạ đến cuộc sống của trẻ thơ. Thì khi đó, có được xem là lý do chính
đáng để được cấp dưỡng bổ sung không? Khi mà lý do của đứa trẻ không
thoả mãn các điều kiện do luật quy định. Như Điều 19, Nghị đinh
70/2001/NĐ-CP quy định: “Cấp dưỡng bổ sung, trong từng trường hợp
người được cấp dưỡng một lần lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng do bị
tai nan hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà người thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
có khả năng thực tế để cấp dưỡng ở mức cao hơn, thì phải cấp dưỡng bổ sung
theo yêu cầu của người được cấp dưỡng”.
Như vậy, qua điều luật đã dẫn thì đứa trẻ (tức người được cấp dưỡng)
không thể viện dẫn lý do đó để yêu cầu người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải cấp
dưỡng bổ sung. Chính vì lẽ đó, nhằm bảo vệ quyền lợi của người được cấp
dưỡng có được cuộc sống vật chất ổn định trong những điều kiện tối thiều
trong suốt thời kỳ được cấp dưỡng mà Nghị định 70/2001/NĐ-CP đã hướng
dẫn chi tiết về quản lý số tiền cấp dưỡng một lần. Điều đó được hướng dẫn
chi tiết tại Khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định này như sau:
“ 3. Theo yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, khoản cấp dưỡng một
lần có thể được gửi tại ngân hàng hoặc được giao cho người được cấp
dưỡng, người giám hộ của người được cấp dưỡng quản lý, trừ trường hợp
các bên có thoả thuận khác.
4. Người được giao quản lý khoản cấp dưỡng một lần có trách nhiệm bảo
quản tài sản đó như đối với tài sản của chính mình và chỉ được trích để bảo
đảm các nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng”. Tuy nhiên Nghị định
chưa quy định rõ khoản tiền lãi từ tiền cấp dưỡng gửi ở ngân hàng sẽ thuộc về
ai?
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Phương Diệp
SVTH: Lê Thạch Hương Trang
34
Do nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thân, việc
thực hiện xong nghĩa vụ cấp dưỡng một lần không hoàn toàn đồng nghĩa với
việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các bên với nhau. Trong những
trường hợp nhất định, mặc dù đã thực hiện xong việc cấp dưỡng một lần, bên
có nghĩa vụ cấp dưỡng vẫn có thể tiếp tục cấp dưỡng bổ sung cho người được
cấp dưỡng. Cụ thể là trường hợp người được cấp dưỡng một lần lâm vào tình
trạng khó khăn trầm trọng do bị tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà người
đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần có khả năng thực tế để cấp dưỡng
bổ sung theo yêu cầu của người được cấp dưỡng.
Điều 54 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy đinh: “Các bên có thể thoả
thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường
hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thoả thuận
được thì yêu cầu Toà án giải quyết”. Quy định này đảm bảo tính khả thi của
việc thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, việc tạm ngừng cấp dưỡng sẽ
gây ảnh hưỡng trực tiếp tới đời sống của người được cấp dưỡng nên cần được
Toà án xem xét thận trọng. Chỉ nên cho phép tạm ngừng cấp dưỡng khi sự
khó khăn về kinh tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng là có thật và vì những
lý do chính đáng (như bị mất mùa, bị ốm đau, bị thất nghiệp, bị phá sản…) và
việc tạm ngừng việc cấp dưỡng không thể kéo dài mà chỉ có thể cho phép tạm
ngừng trong một thời gian nhất định.
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 70/2001/NĐ-CP thì các bên có thể
thoả thuận với nhau về việc cấp dưỡng. Thoả thuận về việc cấp dưỡng có thể
bằng miệng hoặc lập thành văn bản, nêu rõ ràng người có nghĩa vụ cấp dưỡng
bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, các thoả thuận khác về sự thay đổi
mức cấp dưỡng hoặc phương thức cấp dưỡng.
Tuy nhiên, việc cấp dưỡng một lần sẽ gây khó khăn rất nhiều cho Thẩm
phán khi tính tổng số tiền cấp dưỡng cũng như xác định thời gian, số năm kết
thúc để tính tổng số tiền cấp dưỡng một lần. Đây là vấn đề khó xác định, giả
sử khi người được cấp dưỡng một lần là người không có khả năng lao động,
hay bị tàn tật thì khi nào nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt, thời gian đó là bao
lâu, Thẩm phán căn cứ vào đâu để tính tổng số tiền mà người này sẽ nhận,
hoặc khi cấp dưỡng cho chồng hoặc vợ là đối tượng được cấp dưỡng một lần,
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Phương Diệp
SVTH: Lê Thạch Hương Trang
35
lúc đó khó mà xác định khi nào người này có chồng hay có vợ hoặc khi nào
đối tượng này có cuộc sống ổn định. Từ đó cho thấy việc cấp dưỡng một lần
chỉ có tính khả thi cho trường hợp cấp dưỡng cho con chưa thành niên vì thời
gian chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên là khi con đã
thành niên (tức tròn 18 tuổi) nhưng tính khả thi trong trường hợp này chỉ
mang tính tương đối, ngoài trường hợp này thì cấp dưỡng một lần trong các
trường hợp khác sẽ không có tính khả thi trong thực tế. Từ đó ta thấy việc cấp
dưỡng theo phương thức định kỳ sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho Thẩm phán
trong việc ấn định một mức cấp dưỡng, cũng như tính khả thi của nghĩa vụ
này trong thực tế, bảo đảm cuộc sống ổn định của người cấp dưỡng, do người
dân Việt Nam đa số nghề nghiệp không ổn định, lao động không thường
xuyên cho nên việc cấp dưỡng hàng tháng sẽ thuận lợi hơn là cấp dưỡng một
lần. Quá trình thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là cả một thời gian dài cho nên
sẽ phát sinh nhiều vấn đề có thể phát sinh yếu tố chấm dứt hoặc yếu tố làm
nghĩa vụ cấp dưỡng mãi mãi cho nên để ổn định cuộc sống cho người được
cấp dưỡng, để tránh trường hợp có phát sinh yếu tố bất lợi cho người được
cấp dưỡng cũng như người có nghĩa vụ cấp dưỡng thì việc khuyến khích áp
dụng phương thức cấp dưỡng định kỳ theo hướng của Nghị định 70/CP là hợp
lý vừa đảm bảo tính khả thi, vừa đảm bảo cuộc sống của hai bên và tạo sự
thoả thuận cho Thẩm phán khi ấn định một cấp dưỡng.
3. CÁC QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CẤP DƯỠNG TRONG CÁC TRƯỜNG
HỢP CẤP DƯỠNG CỤ THỂ
3.1 Các trường hợp cấp dưỡng đặc biệt.
3.1.1. Nhiều người có cùng nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người hoặc nhiều
người.
Trong cuộc sống hàng ngày, không ít trường hợp một người được nhận sự
cấp dưỡng từ nhiều người hoặc nhiều người cùng cấp dưỡng cho nhiều người,
điều này đòi hỏi pháp luật phải quy định các quy tắc ứng xử cho các chủ thể
một cách cụ thể và rõ ràng. Để khắc phục khoản trống này, khi xây dựng Luật
Hôn nhân và Gia đình năm 2000, tại Điều 52 quy định: “ Trong trường hợp
nhiều người có cùng nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người hoặc cho nhiều
người thì những người này thoả thuận với nhau về phương thức và mức đóng
góp phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mỗi người và nhu cầu thiết
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Phương Diệp
SVTH: Lê Thạch Hương Trang
36
yếu của người được cấp dưỡng, nếu không thoả thuận thì yêu cầu Toà án giải
quyết”. Quy định này được áp dụng cho hai trường hợp sau:
- Trường hợp nhiều người cùng phải cấp dưỡng cho một người. Trong đời
sống bình thường, trong những hoàn cảnh, những điều kiện nhất định, khi một
người lâm vào hoàn cảnh khó khăn túng thiếu, đe doạ đến cuộc sống của họ
thì cùng một lúc, họ có thể yêu cầu nhiều người và những người này là những
người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho họ để đảm bảo cuộc sống ổn định của họ
theo quy định của luật. Nhưng các tiêu chí để xác định hoàn cảnh, điều kiện
đó không được thiết lập một cách cụ thể trong luật và vấn đề nhiều người
cùng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người được luật giải quyết tuỳ theo
trường hợp. Chẳng hạn như cả cha và mẹ điều phải cấp dưỡng cho con không
sống chung với mình. Nhiều người con không sống chung với cha hoặc mẹ có
nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha hoặc mẹ. Nhiều anh, chị, em có cùng nghĩa vụ
cấp dưỡng cho một người em của mình.
Một khi nhiều người có cùng nghĩa vụ cấp dưỡng đối với một người, thì
nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ liên đới: người có quyền được cấp dưỡng có
thể yêu cầu bất kỳ người nào trong những người có nghĩa vụ thực hiện toàn
bộ nghĩa vụ. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ cấp dưỡng, thì người thực hiện
nghĩa vụ có thể yêu cầu những người cùng có nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa
vụ của họ đối với mình. Phần nghĩa vụ của mỗi người có nghĩa vụ cấp dưỡng
được xác định theo thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì có thể yêu cầu
Toà án giải quyết. Thế nhưng phần nghĩa vụ của mỗi người, trong trường hợp
không có thoả thuận, không thể được xác lập bằng cách phân chia đồng điều
mà phải dựa vào thu nhập, khả năng thực tế của mỗi người. Có trường hợp
phần nghĩa vụ của một người lớn hơn phần nghĩa vụ của một người khác,
cũng như có trường hợp một trong số những người có nghĩa vụ phải nhận
lãnh toàn bộ nghĩa vụ.
- Trường hợp nhiều người cùng phải cấp dưỡng cho nhiều người. Trong
thực tiễn, do sự phức tạp của cuộc sống mà có thể trong một lúc nhiều người
thân trong gia đình cùng lâm vào hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu thật sự,
hoặc cuộc sống của họ đang đe doạ nghiêm trọng và lúc đó, những người này
điều lên tiếng yêu cầu cấp dưỡng đối với nhiều người có nghĩa vụ cấp dưỡng
và khả năng cấp dưỡng.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Phương Diệp
SVTH: Lê Thạch Hương Trang
37
Theo Khoản 1, Điều 36 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì: “Trong
trường hợp gia đình có nhiều con, thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi
dưỡng cha mẹ” kết hợp với Điều 57 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2000 có quy định: “Con đã thành niên không sống chung với cha mẹ có nghĩa
vụ cấp dưỡng cho cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để
tự nuôi mình”.
Từ hai điều luật trên đã dẫn ta có thể khẳng định chỉ trường hợp nhiều
người cấp dưỡng cho nhiều người là các con không sống chung với cha mẹ
phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ. Theo Điều 58 Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 2000 thì Ông bà nôi, Ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu
không sống chung với mình mà có yêu cầu cấp dưỡng.
Như vậy trong cả hai trường hợp thì những người có nghĩa vụ cấp dưỡng
và người được cấp dưỡng phải tự thoả thuận với nhau về phương thức và mức
đóng góp trong việc cấp dưỡng. Việc thoả thuận này không phải thuần tuý
theo ý chí chủ quan của người phải cấp dưỡng và người được cấp dưỡng mà
phải dựa trên căn cứ quan trọng là phải phù hợp với thu nhập, khả năng thực
tế của mỗi người có nghĩa vụ cấp dưỡng và đáp ứng được nhu cầu thiết yếu
của người được cấp dưỡng.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 16 Nghị định 70/2001/NĐ-CP quy định:
“Trong trường hợp nhiều người có cùng nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người,
mà trong số những người đó có những người có khả năng thực tế và có người
không có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại
Khoản 1, điều này, thì người có khả năng thực tế phải thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng cho người được cấp dưỡng theo quy định tại Điều 52 Luật Hôn nhân
và Gia đình”.
Như vây, khi một người trong nhiều người gặp khó khăn, túng thiếu
không có khả năng để thực hiện phần nghĩa vụ cấp dưỡng của mình mà có lý
do chính đáng thì họ sẽ không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình và phần
nghĩa vụ của họ sẽ do những người còn lại sẽ phân chia phần nghĩa vụ đó ra
theo khả năng của những người còn lại hoặc nếu có một người nào đó có khả
năng cấp dưỡng sẽ cấp dưỡng toàn bộ nghĩa vụ hoặc toàn bộ phần nghĩa vụ
của người gặp khó khăn không còn khả năng cấp dưỡng.
3.1.2. Một người cấp dưỡng cho nhiều người.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đoàn Thị Phương Diệp
SVTH: Lê Thạch Hương Trang
38
Trong cuộc sống, một khi có một người nào đó gặp khó khăn trong cuộc
sống hay thất bại trong công việc thì người đầu tiên người này cần sự giúp đỡ
là các thành viên trong gia đình mình, chính nơi đây sẽ giúp họ đứng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QUAN H7878 C7844P D4317904NG TRONG LU7852T Hamp212N NHamp194N Vamp192 GIA 272amp.PDF