Luận văn Quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi trong luật Việt Nam hiện hành

Lời mở đầu. 1

I. Lý do chọn đề tài . 1

II. Mục tiêu của nghiên cứu . 2

III. Phạm vi, phương pháp nghiên cứu .3

IV. Kết cấu của đề tài. 3

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ CHA MẸ NUÔI

I. KHÁI NIỆM CHUNG.4

1.1.Khái niệm.4

1.2 Ý nghĩa .6

1.3 Phân loại con nuôi.7

1.4 Nguyên nhân của việc cho và nhận con nuôi .9

II. BẢN CHẤT CỦA VẤN ĐỀ NUÔI CON .10

2.1 Bản chất xã hội –lịch sử .10

2.2 Bản chất pháp lí.11

III. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI

3.1.Lịch sử thế giới .16

3.2.Lịch sử Việt Nam.18

3.2.1.Giai đoạn trước cách mạng tháng 8/1945 .18

3.2.1.1 Pháp luật về nuôi con nuôi trong triều đại Nhà Lê (1428 -1788) .18

3.2.1.2 Pháp luật về nuôi con nuôi trong triều đại Nhà Nguyễn (1802-1858) .22

3.2.1.3 Pháp luật về nuôi con nuôi dười thời Pháp thuộc (1858-1945).25

3.2.2. Giai đoạn sau cách mạng tháng 8/1945 .32

3.2.2.1 Thời kỳ từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 1959.33

3.2.2.2 Thời kỳ từ Hiến pháp 1959 đến Hiến pháp 1980.34

3.2.2.3 Thời kỳ từ Hiến pháp 1980 đến Hiến pháp 1992.36

3.2.2.4 Thời kỳ từ Hiến pháp 1992 đến nay .40

CHƯƠNG II

QUAN HỆ CHA MẸ NUÔI- CON NUÔI KHÔNG CÓ YẾU TỐ

NƯỚC NGOÀI

I. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG

VIỆC GIẢI QUYẾT NUÔI CON NUÔI . 42

II. XÁC LẬP QUAN HỆ CHA MẸ NUÔI, CON NUÔI. 44

2.1 Điều kiện về nội dung. 44

2.1.1 Điều kiện liên quan đến người nuôi. 44

2.1.1.1 Đối với người nuôi là cá nhân độc thân. 44

2.1.1.2 Đối với người nuôi là vợ chồng. 47

2.1.2 Điều kiện liên quan đến người nuôi. 50

2.1.3 Mối quan hệ giữa người nuôi và người được nuôi. 52

2.2 Điều kiện về hình thức. 53

2.2.1 Nộp hồ sơ. 53

2.2.2 Xem xét hồ sơ. 55

2.2.3 Đăng ký và giao nhận . 56

2.2.4 Trường hợp ngoại lệ . 56

2.3 Hiệu lực của việc nuôi con nuôi . 58

2.3.1 Quan hệ với gia đình của người nuôi . 58

2.3.1.1 Quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi. 58

2.3.1.2 Quan hệ giữa người được nuôi và các thành viên khác trong

gia đình . 60

2.3.1.3 Họ tên dân tộc của con nuôi . 60

2.3.2 Quan hệ với gia đình gốc . 63

2.3.2.1 Quyền thừa kế . 63

2.3.2.2 Cấm kết hôn . 64

2.3.2.3 Quan hệ nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng . 64

2.4 Chấm dứt việc nuôi con nuôi . 64

2.4.1 Điều kiện và thủ tục . 66

2.4.1.1 Các trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi . 66

2.4.1.2 Người có quyền yêu cầu . 67 2.4.1.3 Thủ tục chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi . 68

2.4.2 Hiệu lực . 68

2.4.2.1Chấm dứt bằng con đường Tư pháp . 68

2.4.2.2 Chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi, con nuôi theo thỏa thuận. 70

III.THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP . 70

3.1 Đối với việc vợ chồng nhận nuôi con nuôi . 70

3.1.1 Vợ chồng trong quan hệ hôn nhân thực tế . 70

3.1.2 Đối với vợ hoặc chồng nhận nuôi con nuôi . 71

3.2 Đối với việc hủy nuôi con nuôi . 72

3.3 Đối với vấn đề chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi. 74

3.3.1 Căn cứ chấm dứt . 74

3.3.2 Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt . 78

3.4 Thực tiễn nuôi con nuôi (không có yếu tố nước ngoài) tại thành phố Cần

Thơ . . .80

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ XÁC LẬP QUAN HỆ

CHA MẸ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

I. ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC VỀ LĨNH VỰC

NUÔI CON NUÔI. 82

II. NGUYÊN TẮC XÁC LẬP NUÔI CON NUÔI. 84

III. XÁC LẬP QUAN HỆ CHA MẸ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC

NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM. 85

3.1 Điều kiện về nội dung. 85

3.1.1 Điều kiện liên quan đến người nuôi . 85

3.1.2 Điều kiện liên quan đến người được nuôi . 86

3.2 Điều kiện về hình thức . 88

3.2.1 Đối với trường hợp xin đích danh. 88

3.2.2 Đối với trường hợp xin không đích danh . 95

3.2.3 Đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới. 97

IV. THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP . 99 3.1 Tình hình giải quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

3.1.1 Những mặt tích cực . 99

3.1.2 Những vướng mắc cần tháo gỡ. 100

3.1.3 Sự cần thiết của việc quy định hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn . 102

3.2 Công tác giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi ở thành

phố Cần Thơ . 103

3.2.1 Tình hình giải quyết cho người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam tại

Cần Thơ làm con nuôi (2004 – 5/2008) . 103

3.2.2 Một số kiến nghị, đề xuất liên quan đến công tác giải quyết cho người

nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam tại Cần Thơ làm con nuôi . 105

KẾT LUẬN. 106

 

 

 

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2728 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi trong luật Việt Nam hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó quan hệ vợ chồng. Trong trường hợp này việc nhận nuôi con nuôi phải có sự thể hiện ý chí của cả hai vợ chồng. Ví dụ: Ông A và bà B chung sống như vợ chồng từ tháng 8/1982. Do không có con nên họ đã làm thủ tục nhận cháu T làm con nuôi từ tháng 7/1986. Vậy cháu T là con nuôi chung của hai người là vợ chồng. Nếu chỉ ông A hoặc bà B nhận nuôi cháu T thì cháu T là con riêng của người đó nhưng trong đơn phải có chữa ký của người kia. + Ngược lại việc chung sống không được công nhận là có giá trị pháp lý thì giữa hai bên không có quan hệ vợ chồng. Trong trường hợp này, nếu việc nhận nuôi con nuôi đã được xác lập thì sẽ giải quyết như thế nào? Ví dụ: Anh X và chị Y chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 1990 . Anh chị đã làm thủ tục nhận cháu Z làm con nuôi tù tháng 1/1994. theo quy định của pháp luật hiện hành thì sẽ có hai khả năng Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 49 - xảy ra. Thứ nhất, nếu anh X và chị Y đăng ký kết hôn trong thời gian luật định (trước ngày 01/01/2003) thì họ được coi là có quan hệ vợ chồng từ thời điểm bắt đầu chung sống . Cháu Z là con nuôi chung của hai người là vợ chồng. Thứ hai, Nếu anh X và Chị Y không đăng ký kết hôn, cháu Z là con nuôi chung của hai người không phải là vợ chồng. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra vì một mặt trước đây nhà nước vẫn công nhận tình trạng hôn nhân không đăng ký kết hôn; mặt khác luật hôn nhân và gia đình năm 1986 không có quy định “một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của hai vợ chồng” và nghị định 83/CP (Đã được thay thế bằng nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005) cũng không có quy định khi vợ chồng nhận nuôi con nuôi thì phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn. Hiện nay nó là một thực tế nay thuẫn với quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 * Sự thể hiện ý chí của vợ chồng trong việc nuôi con nuôi - Vợ chồng cùng nhận nuôi con nuôi: Theo quy định tại Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “Trong trường hợp vợ chồng cùng nhận nuôi con nuôi thì vợ chồng phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000”. Quy định này hết sức cần thiết nhằm khẳng định tư cách đạo đức, ý thức pháp luật, điều kiện về thời gian, về kinh tế của người nhận nuôi, bảo đảm cho người con nuôi được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt lớn lên trong một môi trường lành mạnh. Trong trường hợp nếu một bên vợ hoặc chồng không có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 69 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì cặp vợ chồng đó cũng không được nhân nuôi con nuôi. Chẳng hạn một bên vợ hoặc chồng không đủ điều kiện chênh lệch về tuổi với con nuôi, điều kiện về hạnh kiểm Tư pháp… Vợ chồng cùng đứng ra nhận nuôi con nuôi là trường hợp nhận nuôi con nuôi phổ biến thường xảy ra. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 không có quy định cụ thể về việc nếu vợ chồng nhận nuôi con nuôi thì có bắt buộc có sự đồng ý của hai vợ chồng hay không. Trước đây, trong Nghị định số 83/CP có quy định nếu người nuôi đã có vợ có chồng thì phải có chữ ký của hai vợ chồng, điều đó đã dẫn đến hai cách hiểu là có thể cả hai vợ chồng nhận nuôi con nuôi và họ trở thành cha mẹ nuôi của đứa trẻ hoặc chỉ một bên vợ hoặc chồng nhận nuôi con nuôi con bên kia chỉ đồng ý cho vợ hoặc chồng mình nhận nuôi con nuôi. Đến Nghị định 158/2005/NĐ-CP thì đã bỏ quy định này và không đả động gì đến chuyện nuôi con nuôi đối với vợ chồng nữa. Theo tôi, ý chí chung của hai vợ chồng đối với việc nhận nuôi con nuôi được thể hiện trong giấy thỏa thuận về việc cho nhận nuôi con nuôi giữa cha mẹ đẻ và người nhận nuôi lập. - Chỉ một người, vợ hoặc chồng nhận nuôi con nuôi: Trong trường hợp người nhận nuôi con nuôi đã có vợ chồng nhưng chỉ một bên (chồng hoặc vợ) xin nhận nuôi Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 50 - con nuôi. Thì có cần sự đồng ý của người kia hay không? Theo nhiều nhà nghiên cứu luật pháp thì trong trường hợp này người vợ hoặc chồng có thể tự mình nhận nuôi con nuôi mà không cần sự đồng ý của người chồng hoặc vợ. Và như vậy có thể hiểu là chỉ cần có sự bộc lộ ý chí của người vợ hoặc chồng trong việc nhận con nuôi mà không cần đến sự đồng tình của người bạn đời của mình. 2.1.2 Điều kiện liên quan đến người được nuôi Theo quy định tại Điều 68 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “Người được nhận làm con nuôi phải là người từ mười lăm tuổi trở xuống. Người trên mười lăm tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn”. Giữa người nhận con nuôi và con nuôi phải tuân theo những điều kiện nhất định về độ tuổi để đảm bảo có sự chênh lệch và khoảng cách cần thiết giữa hai thế hệ. Có như vậy việc nuôi con nuôi mới đảm bảo được mục đích là: xác lập quan hệ cha mẹ và con, đảm bảo cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội. * Người được nhận làm con nuôi phải là “Người từ mười lăm tuổi trở xuống”. Quy định này xuất phát từ cơ sở nhhững người chưa thành niên từ 15 tuổi trở xuống là người chưa có năng lực hành vi đầy đủ, họ chưa nhận thức được đầy đủ hành vi của mình, quan hệ nuôi con nuôi sẽ đảm bảo cho người con nuôi có được sự giám hộ của cha mẹ nuôi. Hơn nữa, thực tế những người trên 15 tuổi đã có thể tự lập kiếm sống nuôi bản thân và thông thường, người nhận con nuôi cũng mong muốn được bảo trợ cho những em nhỏ, tạo cho các em mái ấm gia đình. Như vậy, nếu nhận người đã thành niên hoặc người trên 15 tuổi thì mục đích của việc nhận con nuôi ít nhiều không còn nguyên giá trị. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 chưa có quy định về độ tuổi của người nhận làm con nuôi, đến Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 điều kiện này mới được quy định, nhằm đảm bảo khoảng cách cần thiết của cha mẹ và con nuôi, khuyến khích nhận trẻ em làm con nuôi. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã kế thừa quy định về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi. Quy định về độ tuổi như vậy là hợp lý, vừa đảm bảo sự thừa kế vừa phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. * Trong trường hợp sau người trên 15 tuổi có thể được nhận làm con nuôi: Thứ nhất: Người được nhận làm con nuôi là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự. Những người này, nếu phát triển bình thường thì họ có thể tự chăm sóc cho cuộc sống của mình, tuy nhiên, do hạn chế về thể chất hoặc tinh Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 51 - thần, nên họ khó có thể tự bảo đảm cho cuộc sống của bản thân, và về bản chất thì những người này cũng gần giống với những người từ 15 tuổi trở xuống, họ là những người thật sự cần được chăm sóc, giúp đỡ. So với Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có tiến bộ hơn; nếu trước kia chỉ có người có nhược điểm về thể chất trên 15 tuổi mới được nhận làm con nuôi, thì nay Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định không những người có nhược điểm về thể chất mà cả những người không có nhược điểm về tinh thần cũng được nhận làm con nuôi mà không giới hạn tuổi tác của họ. Thứ hai: Người trên 15 tuổi làn con nuôi cho người già yếu cô đơn. Đây là trường hợp ngoại lệ vì việc nhận nuôi con nuôi không phải xuất phát từ việc mang lại cho người được nhận con nuôi mà xuất phát từ lợi ích của người nuôi con nuôi, đó là nhằm chăm sóc, giúp đỡ người nhận nuôi con nuôi. Trong trường hợp này, người được nhận làm con nuôi, hay nói đúng hơn là người nhận cha mẹ nuôi là những người trên 15 tuổi, không những có đầy đủ khả năng để chăm lo cho chính mình mà còn muốn đem lại sự chăm sóc, nuôi dưỡng người già yếu cô đơn, giúp đỡ họ phần nào khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt và tình cảm. Quy định này của Luật hôn nhận và gia đình năm 2000 là sự kế thừa của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, đó chính là sự thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: “lá lành đùm lá rách”, “tương thân tương ái”, thể hiện tấm lòng nhân ái và tình cảm gia đình nhận hậu của con người Việt Nam. Hầu hết các nước quy định người được nhận làm con nuôi phải là vị thành niên (trừ một số có chế định riêng đối với việc nuôi con nuôi đã thành niên như Đức), quy định về độ tuổi thành niên của các nước là tương đối khác nhau, ví dụ Hà Lan quy định tuổi thành niên là 18, việc nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi thì người con nuôi phải dưới 6 tuổi. Trung Quốc quy định tuổi thành niên là trẻ em dưới 14 tuổi và chỉ những nhóm sau mới có thể là con nuôi: trẻ em mồ côi,trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em con các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Như vậy, so với pháp luật một số nước, pháp luật Việt Nam cho phép nhận người trên 15 tuổi, người đã thành niên làm con nuôi trong những trường hợp đặc biệt nói trên là sự thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta. “Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng. ” đó là quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Quy định này nhằm đảm bảo cho người nuôi con nuôi về nơi ăn, chốn ở, về sự hòa hợp và sự ổn định thống nhất trong cách sống, cách chăm sóc giáo dục. Nếu một người làm con nuôi của nhiều người khác nhau thì sẽ khó có sự ổn định cho người là con nuôi, bởi vì nếu như vậy, thì người con nuôi sẽ phải hôm nay ở với người này mai ở với người kia, chịu ảnh hưởng của các cách giáo dục không giống nhau của những Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 52 - người nhận nuôi, dẫn đến hiện tượng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Thêm vào đó, nếu một người được nhận làm con nuôi của nhiều gia đình sẽ làm mất đi mục đích xã hội của việc nuôi con nuôi, bởi lẽ trong trường hợp đó, người con nuôi đã được hưởng sự chăm sóc giá dục, quan hệ con nuôi với một người khác nữa là điều không cần thiết. Quy định này phù hợp với pháp luật các nước trên thế giới, đều quy định không được phép làm con nuôi hai lần, nhằm mục đích chống lại khả năng lạm dụng việc nuôi con nuôi để buôn bán trẻ em. Tuy nhiên, pháp luật các nước quy định trường hợp ngoại lệ là nếu bố mẹ nuôi hoặc người nhận nuôi chết trong khi con nuôi chưa thành niên thì người con nuôi đó có thể được nhận làm con nuôi của người khác. Trên tinh thần của điều luật này, có thể nói rằng, quy định “Một người chỉ có thể làm con nuôi một người hoặc của cả hai người là vợ chồng” không áp dụng với trường hợp người đã thành niên làm con nuôi của người già yếu cô đơn. Bởi vì, quan hệ con nuôi là xuất phát từ lợi ích của người nuôi con nuôi, tức là của người già yếu cô đơn, nên một người đã thành niên có thể được nhận làm con nuôi của nhiều người già yếu cô đơn. Như vậy, có lẽ sẽ phù hợp với thực tế của xã hội Việt Nam hiện nay có không ít người nhận phụng dưỡng chăm sóc nhiều cụ già cô đơn, không nơi nương tựa. 2.1.3 Mối quan hệ giữa người nuôi và người được nuôi * Khoảng cách về tuổi tác: Như đã phân tích ở phần trên người nuôi phải hơn người được nhận làm con nuôi từ 20 tuổi trở lên. Đối với trường hợp cả vợ chồng đứng ra nhận nuôi con nuôi thì từng người phải thỏa mãn điều kiện theo quy định tại điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trong những điều kiện đó có điều kiện chênh lệch về tuổi tác giữa người nuôi và người được nhân làm con nuôi. Đây là một quy định không có ngoại lệ, cũng như quy định về độ tuổi kết hôn quy định về khoảng cách tuổi giữa người nuôi và người nhận nuôi chỉ nhằm giới hạn tối thiểu chứa không có giới hạn tối đa là bao nhiêu tuổi. * Vấn đề quan hệ thân thuộc: Đạo đức xã hội không thừa nhận việc nuôi con nuôi dẫn đến việc đạo lộn tôn ti trật tự gia đình được thiết lập trên quan hệ thân thuộc. Chẳng hạn người dưới 15 tuổi về mặt vai vế được gọi là chú, cậu, cô, dì của một người nhưng cũng chính sự thiết lập quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi đã biến người đó trở thành con của người đáng ra phải gọi mình bằng chú, cậu, cô, dì. Hoặc một ví dụ khác chẳng hạn A và B có hai người con là X và Y trong đó X lấy vợ và sinh được đứa con là Z trong một đợt đi làm ăn vợ chồng X chết khi này nếu A, B nhận Z (cháu ruột) làm con nuôi sẽ dẫn đến sự đảo lộn trật tự gia đình giữa Z và Y (từ thân phận cháu của Y trở thành anh em với Y), hay một trường hợp khác A và B cũng có hai người con là X Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 53 - và Y một ngày nọ A và B đều chết thương em con nhỏ thế là X nhận Y làm con nuôi của mình… “Trong luật của Pháp, quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi có thể được xác lập giữa những người vốn là anh chị em ruột . Trái lại, có thể có quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi giữa ông bà và cháu, bởi một quan hệ như thế sẽ làm cho người được nuôi trở thành em của người mẹ (hoặc cha) ruột” 22 Nhưng cũng có trường hợp nhận biến con ruột thành con nuôi lại không thể nói là trái pháp luật và trái đạo đức xã hội. Chẳng hạn một người phụ nữ trước khi kết hôn đã có con riêng với người khác và giả xử rằng người chồng sau này của chị ta không biết được chuyện đó. Và việc chị ta nhận đứa con riêng của mình làm con nuôi chung của vợ chồng lại là một việc hoàn toàn hợp lý. Vì khi đó đứa con sẽ được sống trong tinh thương sự đùm bọc trở che của người mẹ, của cả gia đình. Và lúc này người mẹ cũng không phải ăn năn hối hận vì bỏ rơi đứa con, con đứa con có được sự chăm sóc, nuôi dưỡng. và người vợ cũng có thể giấu mối quan hệ giữa mình và người con nuôi với người chồng. Còn về phái người chồng anh ta cũng có thể có quyền yêu cầu tuyên bố việc nuôi con nuôi đó là vô hiệu do sự nhầm lẫn hoặc lừa dối. 2.2 Điều kiện về hình thức 2.2.1 Nộp hồ sơ * Thành phần hồ sơ: Theo điều 26 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 Về đăng ký và quản lý hộ tịch. Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi bao gồm các giấy tờ sau: - Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi (theo mẫu quy định). Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải do chính cha, mẹ đẻ và người nhận con nuôi lập, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đẻ đã ly hôn. Trong trường hợp một bên cha hoặc mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì chỉ cần chữ ký của người kia; nếu cả cha và mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì người hoặc tổ chức giám hộ trẻ em thay cha, mẹ đẻ ký Giấy thỏa thuận. Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng mà không xác định được địa chỉ của cha, mẹ đẻ, thì người đại diện của cơ sở nuôi dưỡng ký Giấy thoả thuận. Nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì trong Giấy thỏa thuận phải có ý kiến của người đó về việc đồng ý làm con nuôi, trừ trường hợp người đó bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Quy định này thể hiện sự tôn trọng nguyện vọng của người được nhận làm con nuôi, khi đến độ tuổi này người được nhận làm con nuôi đã có nhận thức về môi 22 Bình luận khoa học luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, TS Nguyễn Ngọc Điện, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2002 trang 205 Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 54 - trường sống và hệ qủ của việc làm con nuôi, họ có quyền không đồng ý làm con nuôi nếu thấy không phù hợp với bản thân. Trong pháp luật của các nước cũng quy định điều này nhưng đọ tuổi khác nhau tùy thuộc điều kiện xã hội của mỗi nước: Trung Quốc quy định độ tuổi này trên 10 tuổi, Đức 14 tuổi, Pháp 13 tuổi, Thụy điển 12 tuổi…Một số nước còn quy định người muốn nuôi con nuôi phải chải qua một thời gian chung sống và nuôi dạy nhất định để họ tìm hiểu cá tính cuộc sống của nhau xem có phù hợp không. (Pháp, Đức) Trong trường hợp người nhận con nuôi không cư trú tại xã, phường, thị trấn, nơi đăng ký việc nuôi con nuôi nói tại khoản 2 Điều 25 23 của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005, thì Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải có xác nhận của Ủy ban nhân cấp xã, nơi người nhận con nuôi cư trú về việc người đó có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. - Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi. - Biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi, nếu người được nhận làm con nuôi là trẻ bị bỏ rơi. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 ban hành thay thế Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch. Với sự ra đời của Nghị định này việc đăng ký và quản lý về hộ tịch đã trở nên thong thoáng và dễ dàng hơn đối với người dân. Nếu trước kia theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 thì thành phần hồ sơ phức tạp hơn nhiều và gây rất nhiều phức tạp cho vấn đề nhận nuôi con nuôi. 24 23 Điều 25 thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi 1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi 2. Trong trường hợp trẻ bị bỏ rơi được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi đăng ký việc nuôi con nuôi; nếu trẻ em đó đã được đưa vào cơ sở nuôi dưỡng, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng đăng ký việc nuôi con nuôi 24 Điều 36. Thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi Người xin nhận nuôi con nuôi phải nộp đơn xin nhận nuôi con nuôi, Giấy thoả thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi của cha, mẹ đẻ, người giám hộ, cơ sở y tế hoặc cơ sở nuôi dưỡng và xuất trình các giấy tờ sau đây: 1. Giấy khai sinh của người nhận nuôi con nuôi; 2. Chứng minh nhân dân của người nhận nuôi con nuôi; 3. Sổ hộ khẩu gia đình của người nhận nuôi con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi tại nơi đăng ký nhận nuôi con nuôi; 4. Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi. Trong trường hợp trẻ em chưa được khai sinh, thì phải đăng ký khai sinh trước khi đăng ký nhận nuôi con nuôi; 5. Nếu người được nhận làm con nuôi từ 9 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó. Trong trường hợp không có đủ các giấy tờ theo quy định tại điểm 1, 2, 3 trên đây, thì phải có giấy tờ hợp lệ thay thế. Đơn xin nhận nuôi con nuôi phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi người nhận nuôi công tác (đối với cán bộ, công chức, người lao động, lực lượng vũ trang nhân dân), hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (đối với nhân dân) của người nhận nuôi về việc người đó có tư cách đạo đức tốt và có đủ điều kiện khác để nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về Hôn nhân và gia đình. Trong đơn phải có cam kết của người xin nhận Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 55 - * Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi: Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 72, việc nhận con nuôi phải được cơ quan có thẩm quyền đăng ký và ghi vào sổ hộ tịch. Trong trường hợp cả cha mẹ nuôi và con nuôi đều có quốc tịch việt Nam và việc nhận con nuôi được thực hiện tại Việt Nam, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận nuôi con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi. (khoản 1Điều 25 của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005) Tại khoản 2 của điều 25 của nghị định này con quy định thêm rằng: Trong trường hợp hợp trẻ bị bỏ rơi được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi đăng ký việc nuôi con nuôi; nếu trẻ em đó đã được đưa vào cơ sở nuôi dưỡng, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng đăng ký việc nuôi con nuôi. Đây là điều khoản mới so với Nghị định 83/1998/NĐ-CP chấm dứt tình trạng không rõ ràng về thẩm quyền đăng ký giữa Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân đối với những trường hợp nhận trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi. 2.2.2 Xem xét hồ sơ Theo điều 27 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 thì người nhận nuôi con nuôi phải trực tiếp nộp hồ sơ nhận con nuôi cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký việc nuôi con nuôi. Sau khi nhận đủ hồ sơ, thì Ủy ban nhân dân cụ thể là cán bộ Tư pháp hộ tịch nơi tiến hành đăng ký việc nuôi con nuôi phải tiến hành xác minh kỹ các nội dung như: - Tính tự nguyện của việc cho nhận con nuôi; - Tư cách của người nhận con nuôi; - Mục đích nhận con nuôi. Về nguyên tắc, để việc nuôi con nuôi có giái trị pháp lý, được pháp luật công nhận và bảo vệ thì phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và ghi vào Sổ hộ tịch . Tuy nhiên nhiều trường hợp mặc dù các bên đi đăng ký nuôi con nuôi nhưng do một bên hoặc các bên không có đủ điều kiện nhận nuôi con nuôi hoặc làm con nuôi, thì cơ quan đăng ký việc nuôi con nuôi phải từ chối đăng ký và giải thích rõ lý do bằng văn bản. Nếu cha mẹ đẻ, người giám hộ và người nhận nuôi con nuôi không đồng ý thì nuôi con nuôi về việc chăm sóc, giáo dục trẻ em. Nếu người nhận nuôi con nuôi có vợ hoặc chồng, thì đơn phải có chữ ký của cả vợ và chồng. Trong trường hợp con nuôi là thương binh, người tàn tật hoặc người xin nhận con nuôi già yếu, cô đơn, thì đơn phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về hoàn cảnh đặc biệt đó. Giấy thoả thuận của cha, mẹ đẻ, người giám hộ, cơ sở y tế, hoặc cơ sở trực tiếp nuôi dưỡng trẻ em về việc đồng ý cho trẻ em đó làm con nuôi phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha, mẹ, người giám hộ hoặc nơi có trụ sở của cơ sở Y tế, cơ sở trực tiếp nuôi dưỡng trẻ em đó. Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 56 - có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật (Theo điều 73 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000) Quy định này nhằm bảo đảm việc tuân thủ quy định của pháp luật về các điều kiện của người nhận con nuôi và người con nuôi. Chỉ khi người nhận nuôi con nuôi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 69, Điều 70; người được nhận nuôi con nuôi đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 68 và các bên thỏa mãn các quy định tại Điều 67, Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, thì quan hệ nuôi con nuôi mới được pháp luật thừa nhận và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thủ tục đăng ký. Pháp luật quy định thời hạn xác minh kiểm tra các nội dung nói trên không qua 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần xác minh thêm thì thời hạn được kéo dài thêm không qua 5 ngày. Như vậy theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP thì đã rút ngắn được 2 ngày so với Nghị định 83/1998/NĐ-CP đã thực hiện đúng chủ trương cải cách hành chính trong cơ quan Nhà nước, việc nhanh chóng về thủ tục nhận nuôi con nuôi vừa không mất thời gian chờ đợi lâu của người nhận, và người được nhận làm con nuôi vừa giúp cho số trẻ được nhận nuôi ngày càng nhiều hơn. Trong trường hợp mọi điều kiện cần thiết cho việc nuôi con nuôi đều hội đủ, thì Ủy ban nhân dân xã tiến hành đăng ký việc nuôi con nuôi. 2.2.3 Đăng ký và giao nhận Khi đăng ký việc nuôi con nuôi thì các bên trong quan hệ nuôi con nuôi phải có mặt bao gồm bên cho và bên nhận con nuôi; Nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên thì cũng phải có mặt. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký việc nuôi con nuôi và quyết định công nhận việc nuôi con nuôi . Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính quyết định công nhận việc nuôi con nuôi. Bản sao của quyết định công nhận việc nuôi con nuôi được cấp theo yêu cầu của các bên cho và nhận con nuôi. Bên cho con nuôi có trách nhiệm giao cho cha, mẹ nuôi bản chính giấy khai sinh của con nuôi. 2.2.4 Trường hợp ngoại lệ * Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi ở các vùng dân tộc thiểu số: Được thực hiện theo Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/03/2002 quy định việc áp dụng Luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số. Quy định tại nghị định này có phần đơn giản hơn, nhằm phát huy phong tục tập quán tốt đẹp và khuyến khích đồng bào thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Điều 15 Nghị định số 32/2002/NĐ-CP thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước đối với phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số: “Nhà nước khuyến Ñeà Taøi: Quan heä cha meï nuoâi -con nuoâi trong Luaät Vieät Nam hieän haønh GVHD: Th. S Ñoaøn Thò Phöông Dieäp SVTH: Leâ Theá Trung -Trang 57 - khích phát huy tập quán của các dân tộc nhận những người thân thích trong dòng họ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em mồ côi không nơi nương tựa làm con nuôi, nếu việc nuôi con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Vận động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc67284.doc
  • pdf67284.pdf
Tài liệu liên quan