3 0 TMỤC LỤC3 0 T. 3
3 0 TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT3 0 T. 6
3 0 TMỞ ĐẦU3 0 T. 7
3 0 T1. Lý do chọn đề tài:3 0 T.7
3 0 T2. Lịch sử vân đề và nguồn tư liệu:3 0 T.9
3 0 T3. Phương pháp nghiên cứu:3 0 T.12
3 0 T5. Đóng góp của luận văn.3 0 T.14
3 0 T6. Bố cục của luận văn:3 0 T .15
3 0 TChương 1: QUAN HỆ VIỆT - PHÁP TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 19963 0 T. 16
3 0 T1.1. Khái quát về quan hệ Việt - Pháp trước 1991.3 0 T.16
3 0 T1.2. QUAN HỆ VIỆT NAM - PHÁP TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 1996.3 0 T.20
3 0 T1.2.1. Tình hình quốc tế và khu vực.3 0 T.20
3 0 T1.2.1.1. Tình hình quốc tế.3 0 T.20
3 0 T1.2.1.2. Tình hình khu vực.3 0 T.22
3 0 T1.2.2. Tình hình nước Pháp3 0 T .24
3 0 T1.2.3. Tình hình Việt Nam3 0 T .27
3 0 T1.2.4. Quan hệ Việt - Pháp trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao3 0 T .29
3 0 T1.2.5. Quan hệ Việt - Pháp trong lĩnh vực kinh tế- thương mại.3 0 T .35
3 0 T1.2.5.1. Thương mại.3 0 T .35
3 0 T1.2.5.2. Hợp tác đầu tư.3 0 T.36
3 0 T1.2.5.3.Chính sách viện trợ.3 0 T.41
3 0 T1.2.6. Quan hệ Việt - Pháp trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục, khoa học - kỹ thuật.3 0 T.43
3 0 T1.2.7. Quan hệ Việt - Pháp trên một số lĩnh vực khác.3 0 T.47
3 0 T1.2.8. Tiểu kết chương 13 0 T.49
188 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ giữa nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cộng hòa Pháp (1991 - 2005), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định thư tài chính năm 1997 (cho Việt Nam vay ưu đãi 52 triệu USD (300 triệu
FF)); Hiệp định về việc chính phủ Pháp viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 2.900 tấn bột
mỹ; Nghị định thư về việc quĩ phát triển Pháp (CFD) cho Việt Nam vay 34 triệu USD (200
triệu FF) để tài trợ cho dự án phát triển cà phê, chè...
Năm 1998, theo thống kê từ Đại sứ quán Pháp, Việt Nam nhận được 60,2 triệu euro
tiền viện trợ, trong đó viện trợ không hoàn lại chiếm 31,8 triệu euro. Năm 1999, tổng số
ODA Pháp giành cho Việt Nam đã tăng lên 81,0 triệu euro và khoản viện trợ không hoàn lại
trong đó có tính cả vốn vay với lãi suất ưu đãi là 45,7 triệu euro [34, tr.8]. Riêng Cơ quan
phát triển Pháp AFD - nhà tài trợ chủ yếu cho các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp và phát
triển nông thôn đã duyệt bốn dự án: dự án nâng cao bốn trường dạy nghề với 12,8 triệu
euro; dự án tài trợ quỹ nghiên cứu và chuẩn bị dự án viện trợ không hoàn lại với Ì triệu euro
và dự án giảm lượng tiêu thụ CFC trong hệ thống làm lạnh của các nhà máy dệt với khoản
viện trợ không hoàn lại là 179.771 euro.
71
Dưới tác động của tình hình thế giới và khu vực, năm 2000, quan hệ hợp tác song
phương vẫn được tiếp tục duy trì nhưng nguồn vốn ODA đổ vào Việt Nam có sự giảm sút
đáng kể, khoảng 60,8 triệu euro giải ngân, trong đó phần viện trợ không hoàn lại (có tính cả
vốn vay với lãi suất ưu đãi) chiếm hơn 50%, là 38 triệu euro.
Tình hình chuyển biến tốt đẹp hơn vào năm 2001 khi số vốn ODA giải ngân của Pháp
ở Việt Nam tiếp tục tăng (76 triệu euro), trong đó viện trợ không hoàn lại chiếm 42,4 triệu
euro và vốn vay là 33,6 triệu euro (xem Biểu đồ 2.3). Bước sang năm 2002, với 77,1 triệu
euro giải ngân, Pháp đứng vị trí thứ tư trong số các nhà tài trợ cho Việt Nam (sau Nhật Bản,
Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển châu Á). Bên cạnh đó, Pháp còn có những hoạt
động hợp tác phối hợp với các nhà tài trợ khác để cấp vốn cho các dự án chung hay hỗ trợ
về mặt kỹ thuật cho Việt Nam (xem Biểu đồ 2.4).
Những thành tích trong quá trình khai thác hiệu quả các dự án ODA của Việt Nam
trong thời gian qua đã trở thành cơ sở để Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (họp vào tháng 12
hàng năm) đồng ý tăng viện trợ phát triển từ 2,5 tỉ USD năm 2003 lên 3,4 tỉ USD năm 2004
và Việt Nam trở thành một trong những nước được hưởng vốn ODA nhiều nhất thế giới
(khoản viện trợ này chiếm 10% GDP của Việt Nam) (xem Bảng 2.10). Riêng Cộng hòa
Pháp tăng viện trợ phát triển chính thức từ 84,4 triệu euro trong năm 2003 lên 95,65 triệu
euro năm 2004. Năm 2005, khoản viện trợ đó tăng gấp 3 lần với tổng giá trị lên đến 334
triệu euro (xem Biểu đồ 2.4).
Viện trợ phát triển của Pháp vào Việt Nam tập trung vào ba hướng chính: đào tạo, phát
triển nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng trong giao thông vận tải và viễn thông (xem Biểu
đồ 2.5). Nhìn chung, bước đầu các dự án ODA của Việt Nam được chuẩn bị khá tốt, các
nguồn tài chính huy động cho các dự án này đều được sử dụng có hiệu quả, do cả hai phía
Việt Nam và Pháp đều có kinh nghiệm trong hoạt động hợp tác với nhau nên đã đáp ứng
nhu cầu cấp bách của Việt Nam về kiến thiết cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt trong
các lĩnh vực cấp thoát nước, điện thoại, truyền hình, sữa chữa cầu, đường, phục hồi bệnh
viện... với điều kiện cho vay ưu đãi, lãi suất thấp. Ngoài ra, Pháp còn cung cấp một số Quỹ
viện trợ không hoàn lại để phát triển hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, khoa học kỹ thuật,
hội nhập... nhằm tài trợ các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên của quỹ. Hàng năm Pháp đều đáp
ứng đề nghị của Việt Nam sử dụng một phần ODA để thực hiện một số dự án trong lĩnh vực
an ninh, quốc phòng.
72
Việt Nam cũng là một ương số ít nước được hưởng cả ba kênh viện trợ tài chính của
Pháp (viện trợ phát triển chính thức từ ngân khố và cho vay ưu đãi từ cơ quan phát triển
Pháp (AFD), quỹ Đoàn kết ưu tiên (FSP)). Tháng 2/1999, trong khuôn khổ sắp xếp lại bộ
máy và chính sách hợp tác phát triển của Pháp, Việt Nam (cùng với Lào, Campuchia và
nhiều nước thuộc địa cũ của Pháp ở châu Phi) được xếp trong danh sách các nước ưu tiên
hợp tác của Pháp.
Theo dõi quá trình hợp tác giữa hai nước, Pháp đã cấp cho phía Việt Nam một khoản
kinh phí khá lớn thông qua ba kênh: Nghị định thư tài chính, Tổ chức Phát triển Pháp, Quỹ
hợp tác ưu tiên (FSP) và quỹ trợ giúp đặc biệt cho doanh nghiệp (FASEP)
Về Nghị định thư tài chính: từ khi Pháp nối lại ODA cho Việt Nam năm 1989 cho đến
hết 2005, tổng số viện trợ của Pháp qua ngân khố hơn 690,3 triệu euro qua 14 Nghị định thư
tài chính với hơn 200 dự án trong các lĩnh vực ưu tiên. Việc Pháp tài trợ qua Nghị định thư
không phải ngẫu nhiên mà có chủ ý của nó. Trên thực tế, tài trợ qua kênh này bao gồm cả
viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi và cho vay hỗn hợp với mục đích nhằm hỗ trợ xuất
khẩu cho các công ty Pháp. Vì thế, sự ràng buộc về điều kiện mua sắm hàng hóa và dịch vụ
của Pháp là điều không thể tránh khỏi. Với phương thức ký Nghị định thư tài chính hàng
năm, Pháp đã viện trợ trung bình gần 300 triệu FF/năm (tương đương 50 triệu euro) để tài
trợ cho khoảng 20 dự án/năm. Từ năm 1998 trở lại đây, cả Pháp và Việt Nam đã thống nhất
áp dụng phương thức mới là viện trợ theo dự án, nghĩa là nghị định thư tài chính giữa hai
nước sẽ được ký cho từng dự án thay vì ký một tài khóa như trước đây. Kết quả từ sau khi
thực hiện phương thức mới này, trung bình có gần 20 triệu euro cho 2 đến 3 dự án.
Kênh AFD - Tổ chức Phát triển Pháp, thuộc Bộ Ngoại giao và Bộ Kinh tế, tài chính và
công nghiệp, cơ quan trụ cột của Pháp trong lĩnh vực viện trợ phát triển. Cơ quan này cho
nhà nước Việt Nam vay vốn với lãi suất thấp. Từ năm 1998, nguồn kinh phí do AFD cấp
tương đương với khoảng 36% số tiền giải ngân ODA của Pháp tại Việt Nam, năm 2002 là
50%. Ông Lúc Bonnamour - Giám đốc Chi nhánh AFD tại Việt Nam cho biết: Tính đến
cuối năm 2003, tổng cam kết tài trợ của AFD cho Việt Nam khoảng 429 triệu euro với 23
dự án, chiếm 60% các khoản hỗ trợ mà Pháp dành cho Việt Nam. Tổng giá trị thực hiện của
các dự án này khoảng 800 triệu euro, trong đó AFD trực tiếp thực hiện 9 dự án với tổng số
tiền lên tới 500 triệu euro và 300 triệu còn lại cho 4 dự án khác đồng tài trợ. Nhìn lại quá
trình hoạt động của AFD ở Việt Nam đến năm 2005 cho thấy, trước kia AFD tập trung vào
các hoạt động tài trợ cho lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn (như hỗ trợ xây dựng và
73
mở rộng một số nhà máy chế biến nông sản; hỗ trợ phát triển một số vung nguyên liệu mía,
bông; hỗ trợ tín dụng cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam...) thì
nay đã mở rộng hoạt động của mình sang một số lĩnh vực khác như: cơ sở hạ tầng (điện,
nước, phát triển đô thị...) và quản lý tài nguyên môi trường (nước, rừng, môi sinh môi
trường...).
Ngoài ra, bên cạnh việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp Pháp vào đầu tư tại Việt Nam thì
AFD cũng cam kết hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước ngoài khác muốn đầu tư vào Việt
Nam. Đây được coi là hướng hoạt động mới rất quan trọng của AFD đối với Việt Nam vì
điều này sẽ góp phần cải thiện đáng kể tình hình thu hút đầu tư của Pháp nói riêng và đầu tư
nước ngoài nói chung vào Việt Nam trong thời gian tới.
Quỹ hợp tác ưu tiên (FSP) và Quỹ trợ giúp đặc biệt cho doanh nghiệp (FASEP) là
những công cụ viện trợ phát triển dưới hình thức không hoàn lại của chính phủ Pháp nhằm
hỗ trợ các dự án hợp tác về văn hóa, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo (xem Biểu đồ
2.6). Năm 2002, qua chuyến thăm Pháp của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, dự án "Hỗ trợ
Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế" được kí kết. Trong đó, chính phủ Pháp
ủy quyền cho Đại sứ quán Pháp và Cơ quan công ích "Hỗ trợ trao đổi công nghệ, kinh tế và
tài chính" (ADETEF) tăng cường hoạt động ương hai lĩnh vực quan trọng là: Chuẩn bị dự
án FSP "Hỗ trợ hiện đại hóa nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực quản trị kinh tề'' và củng cố
Diễn đàn kinh tế và tài chính Pháp - Việt. Ngoài ra, chương trình đặc biệt nhằm đào tạo
tiếng Pháp và kiến thức kinh tế, tài chính cho các cán bộ Tài chính, hỗ trợ chuyên môn cho
quá trình cải cách thuế, quản lý lĩnh vực tài chính cũng như điều hành các doanh nghiệp và
cơ quan của nhà nước... cũng được xúc tiến. Năm 2003, trong khuôn khổ tài trợ của FSP và
FASEP, Việt Nam đã ký được nhiều dự án về các lĩnh vực quản lý tài chính công, phát huy
tiềm năng đa dạng sinh học, hỗ trợ phát triển văn hóa, hỗ trợ tài chính để thuê chuyên gia kỹ
thuật hàng không, hỗ trợ kỹ thuật thủy điện và đánh giá báo cáo tiền khả thi nhà máy thép
liên hợp, trị giá khoảng 7.600.000 euro [244]...
Có thể thấy từ khi hai nước thiết lập quan hệ chính trị, kinh tế cho tới nay, bằng nhiều
chính sách viện trợ được triển khai ở các cấp (từ Bộ Ngoại giao, Bộ Kinh tế tài chính và
công nghiệp, cơ quan phát triển Pháp cùng các công cụ viện trợ khác), Pháp đã có nhiều nỗ
lực sát cánh cùng Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế, ổn định xã hội, đặc biệt
74
trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Hoạt động này của Pháp và các nước khác góp phần
giúp Việt Nam hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo cơ sở vững chắc
trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới,
2.6.Quan hệ Việt - Pháp trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục, khoa học - kỹ thuật.
Tiếp nối những thành quả tốt đẹp trong giai đoạn trước, giai đoạn này được đánh dấu
bằng Hiệp định văn hóa - khoa học kỹ thuật qua chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Phạm
Văn Đồng vào tháng 4/1997. Việc kí kết Hiệp định trên đã tạo cở sở pháp lý khá thuận lợi
cho quá trình hợp tác giữa hai nước từ cấp chính phủ đến các địa phương, ban ngành.
Năm 1997 còn ghi dấu sự kiện Việt Nam vinh dự là nước được đăng cai tổ chức Hội
nghị thượng đỉnh lần thứ VE các quốc gia sử dụng tiếng Pháp. Đối với Việt Nam, đây được
xem như là một cầu nối, một cơ hội tốt để tăng cường tiếp xúc với hơn Và số nước trên thế
giới, đồng thời được tiếp cận với nền văn hóa Pháp cũng như các nền văn hóa đa dạng khác.
Thông qua Hội nghị, vị thế và uy tín của Việt Nam được nâng cao hơn trên trường quốc tế.
về phía Pháp, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ vu nhằm cụ thể hóa chủ đề "Pháp ngữ và kinh
tế". Không phải ngẫu nhiên mà ông Nguyễn Văn Vinh, Phó vụ trưởng thuộc Bộ Ngoại giao
Việt Nam đã khăng định: "Nước Pháp coi Việt Nam như là đầu cầu của họ trên bán đảo
Đông Dương và khu vực châu Á. Ngược lại, chúng tôi cũng cho rằng Pháp như là đầu cầu
của Việt Nam tại Châu Ầu. Hiện nay, người Pháp có con bài để chơi, bởi vì những hình ảnh
của họ luôn đọng lại trong trái tim của những người Việt Nam". Còn bà M. Sudre, Quốc vụ
khanh - phụ trách lĩnh vực Pháp ngữ thì cho rằng: "Nước Pháp đã bỏ lỡ chuyến tàu ở châu
Á, nó có thể giữ mãi khoảng cách của một đất nước mà sự tăng trưởng sẽ đạt hai con số.
Chúng tôi mới chỉ chiếm 2% thị trường chung của châu Á nhưng đối với 6% ở Việt Nam,
chứng tôi đánh cuộc rằng Việt Nam sẽ trở thành một con rồng mới. Hội nghị thượng đỉnh
tại Hà Nội đã được ghi nhận trong logic đó" [174, tr.2-3]. Tại Hội nghị thượng đỉnh lần
này, với chuyến thăm chính thức của Tổng thống Pháp LChừac, các quan hệ về hợp tác văn
hóa được đẩy mạnh qua việc tham quan các địa điểm văn hóa ở Hà Nội mà điển hình là sự
hiện diện của Tổng thống Pháp cùng đại diện Việt Nam - Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị
Bình cùng cắt băng khánh thành Bảo tàng Dân tộc học - kết quả hợp tác giữa các chuyên gia
bảo tàng và dân tộc học của Việt Nam và Pháp
Tháng 4/2000, Chủ tịch Thượng viện cộng hòa Pháp, Christan Poncelet cùng 5
Thượng Nghị sĩ đã sang thăm chính thức Việt Nam. Trong thời gian này, ông Poncelet đã có
75
khá nhiều cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Việt Nam, đồng thời tham gia một số hoạt
động của Festival văn hóa Việt - Pháp (Festival Huê 2000), dự lễ khánh thành nhà di sản
văn hóa được trùng tu với sự giúp đỡ của thành phố Lille. Chủ tịch Poncelet đã khẳng định
mong muốn được tham gia xây dựng sân vận động lớn ở Hà Nội, khôi phục cầu Long Biên,
bồi dưỡng đào tạo Pháp ngữ...
Tháng 5/2000 tại Hà Nội, trong sự biến chuyển theo hướng tốt đẹp của quá trình hợp
tác hai nước, ủy ban hỗn hợp Văn hóa - khoa học - kỹ thuật đã họp mở rộng phiên thứ II.
Hội nghị đánh giá và tổng kết nhiều vấn đề trên quan hệ hợp tác song phương. Theo đó,
hàng năm, Pháp duy tà ngân sách hợp tác dành cho Việt Nam trị giá khoảng 70 triệu FF, tập
trung vào các lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ, cải các hành chính, xây dựng luật pháp, tài
chính, ngân hàng, đào tạo cao học về quản ly kinh tế, luật, hàng không. Mỗi năm có khoảng
400 - 600 người nhận học bổng học tập và thực tập tại Pháp, nhất là trong ngành y. Sau hơn
lo năm, số sinh viên Việt Nam theo học tại Pháp tăng 40%.
Như vậy, giao lưu văn hóa - nghệ thuật, hợp tác giáo dục - đào tạo Việt -Pháp ngày
càng phong phú, đa dạng và đang trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy sự hiểu biết lẫn
nhau giữa nhân dân hai nước. về giáo dục, Pháp được coi là địa điểm quan trọng đào tạo cán
bộ, sinh viên Việt Nam. số sinh viên Việt Nam sang học tại Pháp tăng từ 1.200 (năm 1999 -
2000) lên 3.200 (năm học 2003 -2004). về văn hóa - nghệ thuật, Pháp là đối tác tích cực
nhất trong việc tổ chức các Festival - Liên hoan nghệ thuật Huế 2000, 2002, 2004. Qua các
hoạt động trên, Việt Nam không những học hỏi được công nghệ tể chức các Liên hoan văn
hóa cấp quốc gia và quốc tế của Pháp mà còn tạo ra nhiều sự khởi đầu tốt đẹp cho hàng loạt
các cuộc viếng thăm chính thức giữa chính phủ hai nước. Vào thời gian này, kênh truyền
hình TV5 - kênh truyền hình lớn thứ ba thế giới của Pháp cũng đã thực hiện một chương
trình trực tiếp 24 giờ giới thiệu về cuộc sống của người Hà Nội. Đây là cơ hội quan trọng để
người Việt Nam diễn giải với bạn bè quốc tế về cuộc sống và nền văn hóa của mình.
Trong năm 2005 vừa qua, sự kiện Vietnam Expo được xem như là hoạt động giao lưu
kinh tế - thương mại, văn hóa - du lịch quan trọng. Bên cạnh đó, hai bên còn phối hợp tổ
chức đợt triển lãm lớn về văn hóa Chàm tại Paris. Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Lê
Tiến Thọ đã nhấn mạnh: "Việt Nam đánh giá cao ý nghĩa triển lãm này, coi đó là một biểu
hiện sinh động của tình hữu nghị hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Pháp. Triển lãm này
tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tạo tiền đề cho sự phát triển chung của Chính phủ Việt
Nam và Pháp trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa của nhân loại" [269]. Còn Bộ trưởng
76
đặc trách hợp tác phát triển và Pháp ngữ của Pháp Brigitte Girardin cũng đánh giá cao ý
nghĩa hoạt động này, coi đây là dịp để thắt chặt thêm mối quan hệ hợp tác lâu đời giữa hai
nước [269].
Hiện nay, Việt Nam là nước được hưởng ngân sách của Pháp dành cho hợp tác khoa
học - kỹ thuật lớn nhất trong khu vực châu Á, khoảng 10 triệu euro/năm. Bên cạnh đó, qua
các chuyến thăm cấp cao thời gian qua, hợp tác Pháp - Việt càng khởi sắc. Đặc biệt khi Việt
Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu,
trong khuôn khổ hợp tác, Pháp đã hỗ trợ chương trình giảng dạy kinh tế và quản lý, đào tạo
kỹ sư (chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao PFIEV), dự án ESPOIR về phát triển công
tác nghiên cứu khoa học, cấp học bổng, đào tạo kỹ thuật viên cao cấp với các Trung tâm
Đào tạo và bảo trì công nghiệp (CFMI) tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và một dự án
hỗ trợ phát triển hợp tác khoa học xã hội...
Tổng quan lại có thể thấy, hoạt động của Pháp trong lĩnh vực văn hóa -giáo dục, khoa
học - kỹ thuật được tăng cường trên cơ sở trao đổi và chuyên giao tri thức. Điều này thể
hiện sự tôn trọng và cố gắng duy trì mối quan hệ truyền thống - hữu nghị giữa hai nước, làm
tiền đề và cơ sở vững chắc cho các hợp tác trên các lĩnh vực khác.
2.7.Quan hệ Việt - Pháp trên một số lĩnh vực khác.
Nối tiếp những hoạt động hợp tác từ giai đoạn trước, từ năm 1997 đến nay, quan hệ
Việt - Pháp trên một số lĩnh vực khác cũng có chiều hướng phát triển tốt đẹp.
Về y tế: Quan hệ Việt - Pháp trong lĩnh vực này đã trải trên nhiều nội dung và khá đa
dạng. Tổng hợp số liệu từ Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội và Lãnh sự quán Pháp tại thành phố
Hồ Chí Minh cho biết:
Trong đào tạo đại học ở môi trường bệnh viện: Chương trình FFI (thực tập bác sĩ nội
trú ở trình độ 1,2,3 và 4), cộng hòa Pháp đã tạo điều kiện cho 1500 bác sĩ Việt Nam sang tu
nghiệp trong vòng 1 năm; chương trình FMC (Bồi dưỡng nghiệp vụ y tế với bằng DU/DIU
ngành cấp cứu, chụp ảnh y khoa, ung bướu, phương pháp quản lý dịch bệnh, răng hàm mặt),
chương trình tập huấn tại bệnh viện Việt Nam (phía Bắc và phía Nam) dành cho các sinh
viên y/dược/nha khoa của Pháp trên cơ sở hợp tác với trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng cán
bộ Y tế của thành phố Hồ Chí Minh (CUF) đối với những hoạt động tại khu vực miền Nam.
77
Về Hợp tác bệnh viện: bao gồm quan hệ kết nghĩa giữa các bệnh viện Pháp và Việt
Nam tạo điều kiện tăng cường trao đổi nhân sự, giúp đỡ đào tạo, trang bị y tế... Từ những ca
ghép thận trẻ em đầu tiên (trong đó có một ca hoàn toàn sử dụng phương pháp soi tạng)
minh chứng cho chất lượng của mối quan hệ hợp tác này, có thể kể đến những hoạt động
khác như: các êkíp giải phẫu não của Pháp sang Việt Nam làm việc 2 đến 3 lần trong một
năm nhằm đào tạo lý thuyết và thực hành, chuyển giao kỹ thuật mới trong suốt 12 năm qua;
những hội nghị về tai mũi họng, ung thư, răng hàm mặt, tim mạch, nội tiết... được tổ chức
hằng năm hoặc hai năm một lần; hoạt động hợp tác của các tổ chức phi chính phủ và các tổ
chức khác: Hội chữ thập đỏ Pháp, Mádecin du Monde, APPEL, Rizière, Humacoop cùng
nhiều dự án khác [234].
Về nghiên cứu trong lĩnh vực y tế cộng đồng: thông qua các Viện Pasteur, chương
trình ANRS (cơ quan Nghiên cứu AIDS Quốc gia Pháp) được triển khai theo thỏa thuận
được ký kết giữa hai chính phủ với sự giúp đỡ của một cố vấn khoa học do Viện Pasteur
Pháp cử sang Việt Nam công tác và một trợ lý kỹ thuật của ANRS làm việc tại thành phố
Hồ Chí Minh. Nhờ chương tành này, 100 bệnh nhân Việt Nam bị nhiễm virus HIV/AIDS
được chữa trị trong khuôn khổ của cuộc nghiên cứu lâm sàng do ANRS tiến hành từ năm
2003. nghiên cứu này là sáng kiến đầu tiên cho phép đưa liệu pháp kết hợp 3 loại thuốc
kháng virus vào trị liệu tại Việt Nam. Chương trình ESTHER (Tập hợp vì một Mạng lưới
Liên đới trị liệu giữa các bệnh viện) dựa trên thỏa thuận hợp tác và kết nghĩa giữa các bệnh
viện Pháp và Việt Nam.
Hợp tác phi tập trung: Một nét nổi bật trong quan hệ hợp tác của hai nước, đó chính là
số lượng và sự đa dạng của các đối tác hoạt động tại địa phương. Cho đến năm 2005, Hội
nghị hợp tác này đã 6 lần được tổ chức (cách nhau hai năm). Theo thống kê, trong 500 dự án
tiến hành tại các địa phương, có sự hiện diện của các tổ chức: Các đơn vị hành chính địa
phương, (50 địa phương có quan hệ hợp tác dưới nhiều hình thức khác nhau với Việt Nam
trong lơ năm trở lại đây); các tổ chức đoàn kết quốc tế - OSI (72 tổ chức đăng kí chính thức
trong khoảng 200 tổ chức có hoạt động tại Việt Nam); tổ chức của những người nhập cư
trong số các OSI (trong số 300.000 người Pháp gốc Việt (cộng đồng người Việt lớn thứ hai
ở nước ngoài, sau Mỹ), rất nhiều người vẫn giữ mối liên hệ chặt chẽ với quê hương và góp
phần của mình vào quá trình phát triển đất nước); các trường Đại học (152 thỏa thuận đã
được kí kết giữa các trường Đại học của Pháp và Việt Nam); các cơ quan nghiên cứu
(khoảng 50 dự án hợp tác khoa học đang gắn kết các cơ quan nghiên cứu của hai nước); các
78
cơ sở y tế (12 thỏa thuận chính thức được ký kết giữa các cơ sở y tế, nhưng trên thực tế,
quan hệ hợp tác rộng hơn rất nhiều); hình thức khác: tham gia của các cơ quan nhà nước và
bán công (như phòng Thương mại, thủ công, các viện bảo tàng, thư viện, trường học...)".
Phần lớn các dự án này được tiến hành trên cơ sở mối quan hệ đồng nghiệp hơn là
giữa người viện trợ và người nhận viện trợ hay giữa các chuyên gia và khách hàng. Nhờ có
sự trợ giúp gián tiếp hay trực tiếp của nhà nước, các dự án này chủ yếu là dự án hợp tác
khoa học giữa các vùng lãnh thổ của Pháp và Việt Nam. Các dự án đều được tiến hành trên
thực địa và trở thành nguồn thông tin giúp người Pháp hiểu rõ hơn về những đổi thay đang
diễn ra trong xã hội Việt Nam [226].
Năm 2005 vừa qua, Hội nghị Hợp tác phi tập trung Việt - Pháp đã tổ chức tại Huế. Với
gần 450 đại biểu (đại diện cho các địa phương, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã
hội), Hội nghị đã thực sự trở thành diễn đàn thảo luận các chuyên đề lớn (phát triển kinh tế
nông thôn; phát triển đô thị; văn hóa, giáo dục, y tế và môi trường; thể chế quản lý và tăng
cường quan hệ đối tác).
Điểm lại những hoạt động hợp tác, kết quả cho thấy: lĩnh vực phát triển kinh tế nông
thôn chiếm quy mô nhỏ (12% tổng số dự án hợp tác giữa các địa phương hai nước) nhưng
thực tế có tính ứng dụng khá cao và hiệu quả tốt. Mặc dù có những dự án lớn như: Dự án
khôi phục và phát triển rừng ở Đồng Nai, đào tạo cán bộ phát triển nông nghiệp ở các tỉnh
miền Trung, dự án điện phi tập trung tại các tỉnh Phú Thọ, Sơn La, Nghệ An và Thừa Thiên
Huế... nhưng trong quá trình triển khai gặp không ít khó khăn, trước hết là quá trình ứng
dụng các tiến bộ khoa học công nghệ còn chậm, sau là sản xuất nông nghiệp chịu nhiều rủi
ro vì thời tiết thay đổi... Do đó, để hoạt động này đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới thì
cần có sự kết nối và lồng ghép các dự án để nâng cao hiệu quả, bên cạnh đó cũng cần ưu
tiên triển khai các dự án thiết thực hợp người dân với quy mô vừa và nhỏ. Đồng thời, quá
trình này cũng nên tập trung vào chuyển giao công nghệ, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp,
tăng cường năng lực quản lý, hợp tác chống thiên tai và rủi ro cũng như quy hoạch phát
triển du lịch...
Về phát triển đô thị: đây là lĩnh vực mà phía Pháp sấn sàng chuyển công nghệ cho Việt
Nam cũng như đạt nhiều triển vọng về khả năng hợp tác nhất. Các dự án được thực hiện chủ
yếu tại những thành phố lớn như: bảo tồn di tích lịch sử khu vực thủ đô Hà Nội, quy hoạch
giao thông công cộng, phát triển tuyến xe buýt 200 triệu lượt năm... Ngoài ra, các lĩnh vực
79
khác như văn hóa, giáo dục, y tế và môi trường cũng đều thu hút nhiều dự án phi tập trung
của Pháp.
Về Cộng đồng người Việt ở Pháp và vai trò của họ trong công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước: Trong định hướng công tác đối ngoại trong tình hình mới, Đảng ta đã xác
định tầm quan trọng của việc đẩy mạnh công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài,
mà trọng tâm là triển khai thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị trên cơ sỡ sửa đổi, bổ
sung và xây dựng mới chính sách khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người Việt
Nam ở nước ngoài hướng về quê hương, tham gia xây dựng đất nước. Cũng mới đây, tại
buổi giao lưu giữa Phó Thủ tướng Vũ Khoan và bà con kiều bào tại khu du lịch Làng Tôi
(quận 2, TP. Hồ Chí Minh) vào đầu năm 2005, Phó Thủ tướng đã cho biết Chính phủ Việt
Nam rất quan tâm đến việc kêu gọi bà con Việt Kiều về nước đầu tư phát triển kinh tế đất
nước và trong thời gian tới sẽ sớm ban hành Luật đầu tư chung đối với mọi đối tượng đầu tư
là người Việt trong nước, người Việt ngoài nước, người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam...
nhằm có chung một "sân chơi" bình đẳng để bớt đi những khó khăn cho bà con Việt kiều
trong việc đầu tư tại quê nhà.
Có thể nói, trong 20 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã trên đường mở cửa và hội nhập
kinh tế thế giới, kéo theo nhiều cơ chế thông thoáng đã thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam. Trong đó, chính sách và cơ chế mới của Nhà nước về kiều hối nói riêng và quản lý
ngoại hối nói chung đã làm cho lượng kiều hối chuyển về Việt Nam hàng năm tăng rõ rệt.
Kiều hối vẫn được xác định là một nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế. Năm 2000 mới
chỉ hơn 1 tỷ USD thì tới năm 2005 đã lên tới con số khoảng 4 tỷ USD.
Như chúng ta đã biết, sau năm 1975, Việt Nam có khoảng hơn 2 triệu người sinh sống
ở hải ngoại, trong đó đông nhất là ở Hoa Kỳ có 1,3 triệu người, kế đến là Pháp có 300.000
người, Australia có 150.000 người, Canada có 180.000 người... Theo thống kê chưa đầy đủ,
tính đến hết năm 2005, đã có gần 3 triệu người Việt Nam cư ngụ trong gần no nước trên thế
giới. Mặc dù sống xa Tổ quốc nhưng đại bộ phận bà con kiều bào phát huy trí tuệ, sự cần cù
của người Việt Nam, đã từng bước thành đạt trong nhiều lĩnh vực. Bà con kiều bào đã tích
lũy và chuyển về Việt Nam đầu tư hoặc giúp đỡ người thân. Nguồn kiều hối này cộng với
các nguồn ngoại tệ thu được từ các kênh khác (xã hội, FDI, ODA, lao động xuất khẩu, du
lịch...) đã góp phần cải thiện cán cân tổng thể của nước nhà.
80
Vốn là cộng đồng người Việt ở nước ngoài lớn thứ hai trên thế giới, trong suốt từ thời
kỳ kháng chiến giành độc lập của dân tộc ta, phần đông bà con Việt kiều tại Pháp đã hướng
về tể quốc và ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Cho đến sau khi đất nước
được giải phóng, bước sang giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước, cộng đồng người
V
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_05_27_1477500841_8051_1871446.pdf