Luận văn Quan hệ giữa Tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với Nông hộ ở khu vực miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam

Mục lục

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ GIỮA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ 5

1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ giữa Ngân hàng Thương mại với kinh tế hộ 5

1.2. Quan hệ giữa tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với kinh tế hộ và các nhân tố ảnh hưởng 18

1.3. Kinh nghiệm duy trì và phát triển quan hệ tín dụng ngân hàng với kinh tế hộ ở một số khu vực điển hình có điều kiện tương đồng trong nước 30

Chương 2: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA TÂY BẮC TỈNH QUẢNG NAM 36

2.1. Tình hình kinh tế xã hội ở khu vực ảnh hưởng đến quan hệ giữa tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với phát triển kinh tế hộ 36

2.2. Thực trạng tác động của Tín dụng ngân hàng đến phát triển kinh tế hộ ở khu vực 40

2.3. Những vấn đề cần đặt ra để mối quan hệ này phát triển lành mạnh và có hiệu quả 55

Chương 3: NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ LÀNH MẠNH HOÁ QUAN HỆ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC TỈNH QUẢNG NAM 62

3.1. Các mục tiêu, quan điểm phát triển và lành mạnh hoá quan hệ Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với phát triển kinh tế hộ khu vực miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam 62

3.2 Các giải pháp nhằm phát huy có hiệu quả mối quan hệ giữa Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với phát triển kinh tế hộ tại khu vực miền núi phía bắc tỉnh Quảng Nam 65

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1665 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ giữa Tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với Nông hộ ở khu vực miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất hàng hoá. Từ đó đã phát huy được phần nào lợi thế so sánh của một khu vực miền núi, khắc phục được nhiều bất thuận do thiên tai gây ra, góp phần ổn định sản lượng lương thực tại chỗ, tăng độ che phủ rừng, thực hiện xoá đói giảm nghèo và không ngừng nâng cao đời sông nhân dân tại khu vực dân tộc và miền núi Đặc biệt, từ khi có chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn đến nay, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, chương trình hành động về phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh giúp KTH phát triển. Ngoài ra, với sự ra đời của Quyết định 30/2002/QĐ-UB (04-5-2002), Quyết định 66/2004/QĐ-UB (20-8-2004) của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại; cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi bò giai đoạn 2004-2007 đã thật sự thúc đẩy KTH khởi sắc. Nông nghiệp trong khu vực được cải thiện đáng kể, cụ thể tính đến cuối năm 2003 tổng đàn bò hiện có tại khu vực là: 11.905 con, thì đến cuối năm 2005 đã lên đến 17.517 con, về chất lượng đàn bò cũng đã được nâng lên. Đã có hàng ngàn mô hình kinh tế vườn được xây dựng từ cải tạo vườn tạp và đem lại thu nhập cao cho hộ nông dân. Diện tích rừng trồng tăng nhanh: nếu đến cuối năm 2003 diện tích rừng trồng là 308 ha, thì đến cuối năm 2005 đã lên đến 863 ha, đặc biệt là đối với cây nguyên liệu, góp phần khai thác có hiệu quả diện tích đất chưa sử dụng. Điều này nói lên rằng, KTH tại khu vực có những chuyển biến tích cực và gặt hái được những thành tựu đáng khích lệ. Là đơn vị kinh tế tự chủ, hoạt động sản xuất-kinh doanh của KTH tại địa bàn đang trên đà chuyển động theo hướng vừa chuyên môn hoá vừa đa dạng hoá, trong đó xu hướng chủ yếu vẫn là chuyên môn hoá trồng trọt và chăn nuôi. Trên địa bàn đã xuất hiện một số mô hình kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá với quy mô nhỏ là chính và đang từng bước hình thành những vùng kinh tế chuyên canh phục vụ cho quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn đối với khu vực miền núi của tỉnh. Bảng 2.1: Giá trị ngành kinh tế các huyện trong khu vực từ 2001-2005 Đơn vị tính:Tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1.Giá trị sản xuất nông nghiệp 73, 6 74, 7 78, 3 84, 7 98, 3 2.Giá trị sản xuất lâm nghiệp 21, 6 22, 6 23, 2 25, 5 27, 4 3.Giá trị sản xuất công nghiệp 8, 5 9, 1 10 11, 7 15.6 Nguồn: Niên giám thống kê 2001-2005 của 3 huyện miền núi phía Bắc Quảng Nam. Qua khảo sát những đặc trưng về kinh tế xã hội tại khu vực ta thấy, đã có những ảnh hưởng nhất định đến quan hệ tín dụng giữa NHNo&PTNT với KTH thể hiện ở các điểm sau: Thứ nhất: do đặc điểm địa lý của các huyện trong khu vực với diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều do bị phân tán hoặc khó khăn về giao thông, địa hình, việc ứng dụng công nghệ còn thấp, thu nhập từ rừng còn là khoản thu nhập chính của nông hộ. Hơn nữa, bộ mặt nông thôn miền núi chưa được cải thiện đáng kể dẫn đến hoạt động tín dụng gặp khó khăn, đặc biệt trong việc huy động vốn, lựa chọn khách hàng, mở rộng thị trường. Thứ hai: Quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp nông thôn vừa chậm vừa thiếu đồng bộ, đặc biệt là khâu khảo sát quy hoạch đất đai, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi thích hợp…trong điều kiện như thế này ngân hàng luôn gặp khó khăn trong việc lựa chọn và thẩm định đối tượng đầu tư nhằm phát triển KTH. Thứ ba: Cơ cấu thành phần kinh tế chưa phát huy tác dụng đồng bộ, các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp tuy có hình thành, nhưng là những doanh nghiệp nhỏ bé hoặc chỉ đơn thuần làm chức năng khai thác, quản lý vốn rừng tự nhiên sẵn có. Toàn khu vực chưa hình thành được một hợp tác xã nông, lâm nghiệp, hợp tác xã ngành nghề mặc dù là địa phương luôn cung cấp nguyên liệu làm hàng xuất khẩu cho các địa phương khác. Điều này làm cho KTH phát triển thiếu tính bền vững, bình quân thu nhập của nông hộ từng vùng miền chưa đồng đều, từ đó vấn đề mở rộng tín dụng cũng thiếu tính ổn định. 2.2. Thực trạng tác động của tín dụng ngân hàng đến phát triển kinh tế hộ ở khu vực Đồng hành với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của toàn tỉnh, khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam cũng đã được Đảng và Nhà nước tập trung đầu tư với các chương trình dự án lớn, bước đầu một số cơ sở hạ tầng quan trọng cho sự phát triển trước mắt và lâu dài đã được xây dựng. Nếu như trước đây chưa có một xã một thị trấn nào có đường ôtô đến, thì nay đường ôtô đã tới 26/30 xã toàn vùng; đời sống đồng bào, đặc biệt ở các vùng gần thị trấn, gần đường giao thông được nâng lên một phần…Tốc độ phát triển chung của vùng dân tộc và miền núi đã tăng trưởng so với các năm trước. Các thành quả trên đang là cơ hội cho việc đầu tư thông qua hoạt động tín dụng NHNo&PTNT để đáp ứng nhu cầu vốn trong quá trình triển khai đồng bộ các dự án phát triển kinh tế theo ngành, vùng với mục tiêu là làm chuyển biến thực sự cơ cấu kinh tế tại khu vực. Đối với lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, hoạt động tín dụng bám sát các chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng cũng như các chương trình kinh tế lớn của chính phủ để cho vay vốn. Trong đó việc cho vay nhằm thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, cho vay để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo vùng…cho vay cải tạo phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, mở mang ngành nghề, cho vay theo hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá của doanh nghiệp đối với nông dân được thực hiện và phát triển…Việc đa dạng đối tượng cho vay, bình đẳng trong cơ chế tín dụng đối với các thành phần kinh tế, đặc biệt là mở rộng tín dụng theo quyết định 67/CP của chính phủ ngày 30/3/1999, trong đó áp dụng cơ chế giảm lãi đối với khách hàng vay theo khu vực II, khu vực III đã thúc đẩy khai thác tối đa tiềm năng về đất đai, lao động, các tài nguyên vốn có tại khu vực tạo nên thị trường tài chính sôi động ở vùng dân tộc và miền núi. Trong những năm vừa qua, các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam tại địa bàn, cũng như trong toàn tỉnh từ chỗ tập trung vào đối tượng cho vay là các doanh nghiệp nhà nước cấp tỉnh và huyện, thì sau năm 1990 hoạt động tín dụng đẩy mạnh địa bàn về vùng nông thôn với phương châm “Lấy nông thôn làm thị trường chính, lấy nông nghiệp làm đối tượng cho vay và nông dân là khách hàng truyền thống”. Từ đó hoạt động tín dụng đã giúp hàng trăm nghìn lượt hộ nông dân vay vốn mở rộng sản xuất, làm ra của cải vật chất, theo hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Tín dụng của NHNo&PTNT đã lấy đầu tư phát triển đàn bò và trồng các cây nguyên liệu chủ lực làm hướng chính để cho vay nên đã góp phần sắp xếp lại lao động vùng dân tộc miền núi, thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung. Mặt khác, ý nghĩa có tính chiến lượt của hoạt động tín dụng ở vùng dân tộc và miền núi cũng như trong toàn tỉnh là tạo lập mối quan hệ trách nhiệm giữa ngân hàng với người dân. Thông qua việc truyền đạt phổ cập những kiến thức về ngân hàng, về thủ tục và quy trình vay vốn, cách thức lập kế hoạch sản xuất kinh doanh… NHNo&PTNT đã nâng dần kiến thức về tiếp cận thị trường, về tính toán chi phí sản xuất của nông hộ. NHNo&PTNT tạo điều kiện để nông dân học tập các mô hình tổ chức phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, phục hồi các nghề truyền thống… Những sự hỗ trợ này đang được đánh giá là có hiệu quả để triển khai thực hiện đầu tư vốn tự có cùng với vốn vay ngân hàng vào các mô hình sản xuất nói trên. Từ khi thực hiện ưu tiên đầu tư cho KTH đến nay, ngoài vốn huy động trong nước để cho vay, các chi nhánh NHNo&PTNT tại khu vực cũng đã tranh thủ tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các kênh vốn từ NHNo&PTNT Việt Nam thông qua hỗ trợ của các tổ chức tài chính quốc tế dưới hình thức uỷ thác đầu tư. Các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn cùng với toàn bộ hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam đã hưởng ứng tích cực việc cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất theo nghị định 14/CP của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai quyết định 67 của Thủ tướng Chính phủ trên diện rộng đến các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Thông qua các chương trình phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và các đoàn thể khác để chuyển tải vốn đến hộ sản xuất. Vấn đề có tính khả thi trong cho vay KTH tại vùng dân tộc và miền núi là tập trung vào việc chuyển đổi cơ cấu tín dụng, từ chỗ chủ yếu cho vay vốn ngắn hạn thì nay việc cho vay vốn trung dài hạn được chú trọng hơn. Sau khi được Thống đốc cho phép sử dụng 30% nguồn vốn ngắn hạn dưới 12 tháng để cân đối cho vay trung dài hạn mà các đối tượng đang có nhu cầu vốn như: cải tạo vườn tạp, trồng rừng nguyên liệu, phát trển chăn nuôi bò thịt v.v…đưa cơ cấu dư nợ cho vay trung dài hạn tại địa bàn chiếm tỷ lệ 80% trên tổng dư nợ cho vay. Một điều thuận lợi đối với nông hộ tại khu vực là hầu hết vốn cho các công trình kênh mương thuỷ lợi, đường giao thông, hạ thế điện…đều nằm trong kế hoạch đầu tư hàng năm của ngân sách đối với vùng dân tộc và miền núi. Nhờ chủ trương này người nông dân chỉ hưởng lợi và tập trung cho phát triển kinh tế hàng hoá bền vững ở nông thôn miền núi. 2.2.1. Thực trạng quan hệ cho vay, huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở vùng núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam 2.2.1.1. Về quan hệ cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với kinh tế hộ ở khu vực miền núi phía bắc tỉnh Quảng Nam Có thể đánh giá, thời kỳ đầu triển khai cho vay đối với nông hộ, các chi nhánh NHNo&PTNT tại khu vực còn e dè trong việc cho vay đến hộ nông dân. Do dân cư sinh sống phân tán, giao thông đi lại khó khăn thậm chí có những xã vừa đi xe mô tô vừa đi bộ mất cả hai ngày mới đến được trung tâm xã. Hơn nữa công tác quy hoạch đất đai ở nông thôn miền núi không đồng bộ, trình độ dân trí thấp và còn bất đồng về ngôn ngữ giữa nhân viên ngân hàng với bà con nông dân người địa phương và đặc biệt là tài sản thế chấp thì chẳng có gì đáng kể, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên phương án được tiến hành có hiệu quả để vốn cho vay đến với bà con nông dân là sự phối hợp với chính quyền địa phương và lập ra các tổ cho vay lưu động, các bàn xét duyệt cho vay ở cấp xã để đánh giá phân loại hộ có nhu cầu vay vốn. Từ đó, chỉ có hộ có điều kiện để tổ chức sản xuất, biết tính toán làm ăn, kinh nghiệm mới được cho vay vốn. ở địa phương nào sự hợp tác của chính quyền xã với NHNo&PTNT càng chặt chẽ thì ở đó phong trào cho vay hộ nông dân có bước phát triển lớn. Vào thời kỳ đó, mức cho vay vốn chỉ là 500.000đ/hộ và không yêu cầu phải có tài sản thế chấp nên qua 2 năm thực hiện cho vay NHNo&PTNT Việt Nam đã nâng mức mức cho vay này lên 1 triệu đồng/hộ. Đến năm 1997, vấn đề cho vay hộ tại khu vực đã được nhân rộng ra và được đông đảo bà con nông dân đồng tình đón nhận. Tuy vậy, vào thời kỳ này, thị trường của sản phẩm nông nghiệp chưa phát triển nên sản lượng tiêu thụ còn hạn chế. Cơ chế tín dụng được mở ra cho hộ nông dân vay vốn để phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi cá nước ngọt đến 5 triệu đồng/hộ hoặc vay dưới 10 triệu đồng/hộ để trồng cây ăn quả đã được Uỷ ban nhân tỉnh chấp thuận với mức vay này được áp dụng không thế chấp tài sản. Đến 30/3/1999, chỉnh phủ ban hành quyết định 67/CP cho phép hộ nông dân vay vốn sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp đến 10 triệu đồng/hộ không yêu cầu phải có tài sản thế chấp. Năm 2000, Chính phủ cho phép mức vay 20 triệu(hiện nay là 30 triệu) đối với nông dân sản xuất hàng hoá và 50 triệu đồng/hộ đối với hộ sản xuất giống thuỷ sản, không phải thực hiện đảm bảo tiền vay. Chủ trương này có tác động tích cực đến việc mở rộng cho vay đến hộ, đặc biệt là cho vay để phát triển các mô hình kinh tế trang trại nhỏ và vừa tại địa bàn xã Ba, xã TaBhing. Đây là những địa phương đã có hàng hoá xuất ra ngoài khu vực và thu hút được nguồn lao động dôi dư tại địa bàn, góp phần xoá đói giảm nghèo, nên hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT khởi sắc. Qua đó, cho thấy do còn ràng buộc về cơ chế đảm bảo tiền vay, nên việc e dè trong đầu tư vốn tín dụng cho KTH của ngân hàng cũng là tồn tại khách quan.Do vậy trong những năm trước khi có quyết định 67/CP KTH nói riêng cũng như kinh tế nông nghiệp nông thôn chưa được khai thác đầy đủ về tiềm năng để phát triển kinh tế tại khu vực có lợi thế về đất đai và nguồn lao động. Rõ ràng việc quyết định 67/CP được ban hành đã tạo hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh và là cơ hội để ngân hàng mạnh dạn đầu tư vốn vào lĩnh vực nông nghiệp và khách hàng chủ yếu là hộ nông dân, đặc biệt đã cơ bản giải quyết không còn xã trắng về hoạt động tín dụng. Trong 5 năm qua, từ năm 2001 dến 2005 cùng với việc mở rộng cung cấp tín dụng đến hộ sản xuất, các chi nhánh NHNo&PTNT tại địa bàn cũng đã thành công trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện đề án án huy động vốn từ dân cư để tạo nguồn vốn ổn định tập trung cho vay các đối tương trung dài hạn. Ngoài ra việc tiếp cận kịp thời các dự án có tính khả thi NHNo&PTNT đã góp phần quan trọng thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế hàng năm trên địa bàn, có thể thấy rõ ở các số liệu thống kê tại biểu 2.2 dưới đây: Biểu 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng từ 2001-2005 Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 1.Doanh số cho vay +Tr.đó: Hộ sản xuất Tỷ đồng / 29 21, 2 31 23 28 25 32 28, 5 36 32 2.Doanh số thu nợ +Tr.đó: Hộ sản xuất Tỷ đồng / 24 15 26 19 24 21, 3 28 23, 2 30 23 3.Tổng dư nợ cho vay +Tr, đó:. Dư nợ hộ sản xuất .Số lượt hộ vay vốn . Số hộ dư nợ Tỷ đồng Tỷ đồng Hộ Hộ 32 16 3.533 2.940 37 20 3.538 3.320 41 23, 7 3.471 3.564 45 29 3166 4620 51 38 3.478 5.693 4.Nợ quá hạn +Tổng số .Tr.đó: Hộ sản xuất % % % 0, 58% 0, 43% 0, 41% 0, 32% 0, 37% 0, 31% 1, 20% 0, 25% 0, 75% 0, 26% Nguồn: Báo cáo Tín dụng các NHNo&PTNT huyện từ 2001-2005. Quan hệ tín dụng với khách hàng tại địa bàn trong 5 năm qua nói chung và với khách hàng là hộ sản xuất nói riêng, đều được duy trì có hiệu quả. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay hộ sản xuất qua từng năm đều tăng trưởng phù hợp với quy mô mở rộng sản xuất của nông hộ và chu kỳ sinh trưởng của các đối tượng vay vốn. Với thế mạnh về sản xuất nông lâm nghiệp, nên định hướng chính sách đầu tư cho lĩnh vực này luôn có sự chỉ đạo trực tiếp của các ngành chuyên quản, cùng với vốn của các chương trình dự án, vốn tín dụng của các chi nhánh NHNo&PTNT tại địa bàn đã tiếp cận đến hộ nông dân, giải quyết kịp thời các nhu cầu vay vốn thanh toán chi phí sản xuất, mua giống cây trồng, vật nuôi, trang bị mới máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp. Do thủ tục đơn giản, các hộ vay lại được Ngân hàng nơi cho vay cấp sổ vay vốn đối với hộ vay dưới 10 triệu đồng; đã tạo điều kiện để người nông dân thuận lợi tiếp cận vốn vay để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư khai hoang, chuyển hướng sang trồng rừng nguyên liệu kết hợp phát triển chăn nuôi bò hình thành các trang trại nhỏ và vừa, đã cơ bản giải quyết hợp lý nguồn lao động hiện có của hộ và thu hút được nguồn lao động dôi thừa tại địa bàn theo từng mùa vụ. Về lãi suất tiền vay:hiện nay tất cả các chi nhánh NHNo&PTNT tại địa bàn đều áp dụng cho vay giảm lãi 15% đối với vùng II, 30% đối với vùng III (phần giảm lãi không được ngân sách cấp bù).Với việc giảm lãi này thì NHNo&PTNT Việt Nam đã góp phần đáp ứng vốn, cùng với các cơ chế khuyến khích ưu đãi hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã trở thành nhân tố hỗ trợ tài chính giúp hộ vay thay đổi tập tục canh tác, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, giữ vững an ninh xã hội, an ninh biên giới, tạo lập sự gắn bố, đoàn kết hoà thuận trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Thời gian qua trên cơ sở sự chỉ đạo của NHNo&PTNT tỉnh, các chi nhánh NHNo&PTNT tại khu vực đã phối hợp cùng các đoàn tăng cường công tác trực tiếp bám sát cơ sở từng thôn bản để xây dựng các dự án đầu tư chuyên ngành, chuyên vùng (Dự án phát triển kinh tế vườn khu vực những xã vùng thấp, dự án khoanh vùng chăn nuôi bò thịt kết hợp phát triển mô hình trang trại nhỏ và vừa). Đồng thời thông qua tiếp cận cơ sở đã có những giải pháp cụ thể và có hiệu quả xử lý đối với nợ quá hạn tồn đọng. Khách hàng nông dân và các chi nhánh NHNo tại khu vực luôn là chỗ dựa đáng tin cậy và là người bạn đồng hành của nhau. Điều đó thể hiện khi thời vụ thu hoạch có hiệu quả, bán được hàng, bà con đã trả nợ sòng phẳng và kịp thời, khi gặp khó khăn khách quan như thiên tai dịch bệnh các chi nhánh NHNo sẵn sàng cho bà con được gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, một số trường hợp đặc biệt còn được khoanh nợ và đề nghị cấp có thẩm quyền xét miễn giảm lãi suất. Chính vì vậy, trong những năm qua, nợ quá hạn, nợ xấu khó thu hồi ở đối tượng cho vay hộ nông dân trên địa bàn lúc nào cũng chiếm tỷ trọng thấp nhất so với các đối tượng cho vay khác. Trong nhiều năm liên tục, tỷ lệ này luôn ở dưới 0, 5%, luôn thấp hơn mức khống chế. Kết quả trên, trước hết là do NHNo tỉnh đã có định hướng đúng đắn khi đột phá và mạnh dạn cho hộ sản xuất được vay trực tiếp, đồng thời luôn có sự điều chỉnh về cơ chế nghiệp vụ cho phù hợp với tình hình thực tế tại mỗi giai đoạn. Còn tại khu vực, ngoài nguyên nhân hết sức rõ ràng là có sự chỉ đạo, hỗ trợ của cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự gắn bó thân thiết của các khách hàng là hộ sản xuất, thì sự nổ lực không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên tại các chi nhánh là một nhân tố hết sức quan trọng. Họ luôn ý thức được rằng, muốn làm tốt nhiệm vụ của mình để gắn bó và đồng hành cùng nông dân thì phải luôn tìm tòi, suy nghĩ để làm sao chuyển tải nguồn vốn của ngân hàng đến với hộ một cách kịp thời nhất, với một thủ tục đơn giản nhất và giúp khách hàng của mình sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả nhất. Trong quan hệ cho vay hộ sản xuất, các chi nhánh chủ yếu triển khai thực hiện hình thức cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất và cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Một là, về cho vay trực tiếp đến hộ: Đây là hình thức được triển khai rộng ở các chi nhánh, phòng giao dịch tại khu vực.Ngoài ra ở các xã vùng sâu, vùng xa các ngân hàng còn thành lập các tổ cho vay lưu động đến từng hộ nông dân ở từng thôn bản theo định kỳ đã thoả thuận với địa phương. Hoạt động này đã giúp những hộ vay giảm được chi phí đi lại, tính toán được thời gian đầu tư vốn vào sản xuất, ngược lại ngân hàng cũng bám sát được địa bàn, tạo niềm tin đối với cấp uỷ, chính quyền địa phương, được bà con nông dân đồng tình ủng hộ. Việc cho vay trực tiếp còn được thực hiện thông qua các tổ chức vay vốn như: Tổ tín chấp, Tổ liên đới, Tổ tương hỗ… Các đơn vị này từ năm 2000 đến nay đã được thống nhất thực hiện thông qua nghị quyết liên tịch 2308 đối với Hội Nông dân, nghị quyết 02 đối với Hội Liên hiệp phụ nữ, có tên gọi là tổ vay vốn. Nội dung hoạt động của các tổ vay vốn nhằm mục đích hỗ trợ nhau, giúp nhau trong sản xuất, tập huấn chuyển giao công nghệ nuôi, trồng, làm các thủ tục vay vốn, chia sẻ rủi ro trong sản xuất-nâng cao tính cộng đồng trong sinh hoạt đoàn thể. Các tổ vay vốn được thành lập theo nhóm người có cùng địa bàn cư trú như thôn, bản, hoặc nhóm người theo ngành nghề sản xuất…Căn cứ vào khả năng quản lý và uy tín mà tổ bầu ra người đứng đầu là tổ trưởng, tổ phó vay vốn thay mặt cho tổ vay vốn quan hệ với ngân hàng nơi cho vay. Các chi nhánh NHNo&PTNT nơi cho vay tiến hành lập hợp đồng dịch vụ với tổ trưởng tổ vay vốn, trong đó quy định cụ thể các khâu công việc của tổ trưởng. Tuỳ theo năng lực quản lý, kinh nghiệm tổ chức hoạt động của tổ, chi nhánh Ngân hàng nơi cho vay có thể uỷ quyền một phần hoặc toàn bộ các khâu công việc như: 1) Nhận giấy đề nghị vay vốn của tổ viên; 2) Lập danh sách tổ viên đề nghị ngân hàng cho vay; 3) Kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay đúng mục đích; 4) Đôn đốc tổ viên vay vốn tích cực, trả lãi đúng hạn. Ngân hàng nơi cho vay khi nhận được đề nghị vay vốn của Tổ trưởng vay vốn, sẽ tiến hành: 1) Thẩm định điều kiện vay vốn; 2) Hướng dẫn thủ tục vay và trả nợ; 3) Ký hợp đồng tín dụng với tổ vay vốn; 4) Giải ngân trực tiếp đến hộ vay theo lịch đã thoả thuận; 5) Thu nợ, thu lãi theo định kỳ. Hình thức cho vay qua tổ vay vốn theo nghị quyết liên tịch 2308 đối với Hội nông dân, nghị quyết 02 đối với Hội phụ nữ của NHNo&PTNT Việt Nam. Nhờ đó đã tạo thuận lợi cho đại đa số bà con nông dân có được cơ hội quan hệ với ngân hàng thông qua tổ chức chính trị xã hội của mình, giúp các chi nhánh ngân hàng mở rộng diện cho vay vốn nhỏ, không phải tăng thêm biên chế, đưa vốn giải ngân cho hộ vay theo thời vụ trong sản xuất nông nghiệp. ý nghĩa đặc biệt của cho vay qua tổ là bất cứ hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn và đủ điều kiện vay vốn nhưng không có tài sản thế chấp với mức vay dưới 10 triệu đồng hoặc dưới 20 triệu đồng đối với hộ sản xuất hàng hoá nông lâm diêm nghiệp, thuỷ hải sản…được các tổ chức đoàn thể bình chọn, đề xuất thì được vay vốn tại NHNo&PTNT sở tại. * Kết quả cho vay trực tiếp qua tổ vay vốn theo nghị quyết 2308 giữa NHNo&PTNT Việt Nam với Hội nông dân Việt Nam tại khu vực đến cuối năm 2005 như sau: - Đã thành lập được 215 tổ, số thành viên 3.010 bình quân một tổ gồm 14 người. - Số tổ còn dư nợ đến cuối năm 2005: 186 tổ với 2.976 thành viên. - Doanh số cho vay : 19.400 triệu. - Doanh số thu nợ : 15.520 triệu. - Dư nợ : 22.147 triệu. - Nợ quá hạn : 17, 7 triệu, tỷ lệ nợ quá hạn 0, 08%. Biểu 2.3: Tình hình cho vay qua tổ theo Nghị quyết liên tịch 2308 tại khu vực đến 31/12/2005 Chi nhánh Số tổ đã thành lập Số thành viên trong tổ (người) Số tổ còn dư nợ (tổ) Dư nợ 2005 (triệu đồng) Dư nợ quá hạn (triệu đồng) Đông Giang 116 1.624 92 11.240 11 Nam Giang 82 1.230 77 9.456 7, 7 Tây Giang 17 156 17 1.451 0 Nguồn: Báo cáo tổng hợp cho vay theo NQLT 2308 các chi nhánh tại khu vực. Qua số liệu biểu 2.3 cho thấy, hình thức cho vay trực tiếp thông qua tổ vay vốn ngày càng mở ra trên diện rộng, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tích cực hưởng ứng tạo thành mạng lưới bán lẽ trực tiếp đến kinh tế hộ của các chi nhánh tại khu vực. Giảm thiếu áp lực quá tải đối với cán bộ tín dụng trong cho vay đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại vùng đồng bào dân tộc và miền núi vốn dĩ đã có khó khăn về đi lại, hiểu biết về công tác cho vay của ngân hàng không đồng đều và là một địa bàn rộng nhưng phân bổ dân cư thưa thớt. Tuy nhiên việc cho vay qua tổ vay vốn đã xuất hiện một số trường hợp tổ trưởng vay vốn đã xâm tiêu vào nguồn thu nợ vốn hoặc lãi nhằm sử dụng vào việc riêng của mình. Song đây cũng là những trường hợp không phổ biến tại khu vực, đã được phát hiện qua đối chiếu nợ của ngân hàng, cũng như sự phản ảnh từ các thành viên nên Ngân hàng cùng các đoàn thể, chính quyền đã xử lý thu hồi dứt điểm. Hai là, về hình thức cho vay gián tiếp đối với hộ sản xuất: Hình thức này đã triển khai trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Song tại địa bàn chưa hội đủ điều kiện để áp dụng rộng rãi bởi các định chế tài chính trung gian như Ngân hàng cổ phần nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân chưa hình thành… Do vậy, các chi nhánh NHNo&PTNT tại địa bàn chỉ mới thực hiện cho vay gián tiếp qua các tổ chức kinh tế mà chủ yếu là các Nông, lâm trường có thực hiện giao khoán các khâu sản xuất đối với hộ nhận khoán và tổ chức bao tiêu sản phẩm như: chè búp, nguyên liệu giấy, gỗ…Tuy nhiên dư nợ cho vay không lớn, chủ yếu là cho vay những khoản chi phí sản xuất như trả công lao động khi mùa vụ tập trung. 2.2.1.2. Về quan hệ huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các hộ nông dân vùng núi phía bắc tỉnh Quảng Nam Với cơ chế khóan trong kinh doanh, việc tự tạo lập cân đối nguồn vốn là yếu tố quyết định để mở rộng đầu tư tín dụng.Song đối với địa bàn khu vực miền núi nói chung và tại khu vực nói riêng, thì công tác này luôn gặp phải những hạn chế bởi các yếu tố khách quan như: Thứ nhất, đời sống, thu nhập của đa số nhân dân tại địa bàn còn nhiều khó khăn.Toàn bộ những khoản thu nhập của công chức, viên chức từ đồng bằng lên công tác tại địa bàn sau khi bù đắp những chi phí sinh hoạt phần còn lại đã di chuyển về đồng bằng do điều kiện gia đình, nhà ở quyết định, tạo sự thất thu trong huy động vốn của các chi nhánh NHNo&PTNT, cũng như làm tăng chi phí quản lý điều hoà lưu thông tiền mặt tại khu vực. Thứ hai, phong tục tập quán còn lạc hậu, phần đông số gia đình còn đẻ dày và đông con. Trình độ dân trí thấp, đa phần các hộ gia đình là người dân tộc thiểu số Cơtu, thiếu kiến thức kinh nghiệm làm ăn, nên việc tính toán làm ra kinh tế tạo thu nhập để tăng tích luỹ là một vấn đề hết sức khó khăn. Tuy nhiên bên cạnh những hạn chế bởi yếu tố khách quan nêu trên, những chuyển biến về diện mạo kinh tế xã hội tại khu vực miền núi Bắc Quảng nam trong thời gian gần đây đã tạo ra những lợi thế cho các chi nhánh NHNo&PTNT tại khu vực trong việc khai thác, thu hút các nguồn vốn trong dân cư từ các khoản đền bù đất, hoa màu, tài sản để giải toả mặt bằng phục vụ thi công các công trình mang tính chiến lược lâu dài cho phát triển bền vững đối với kinh tế-xã hội, ổn định an ninh quốc phòng tại khu vực miền núi. Từ việc xác định nhiệm vụ trọng tâm là khai thác nguồn vốn ổn định.Nắm bắt kịp thời ý kiến chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền địa phương về việc yêu cầu các tổ chức Ngân hàng, Kho bạc phải có biện pháp thiết thực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van dang sua.doc
  • docbia moi.doc
Tài liệu liên quan