MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC KINH TẾ THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ CỦA NƯỚC MÔNG CỔ
1.1 Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của Mông Cổ trong giai đoạn từ năm 1986-1990
1.2 Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của Mông Cổ trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay
1.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1990-1996
1.2.1.1 Tỷ lệ lạm phát
1.2.1.2 Tỷ giá hối đoái
1.2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 1996 đến nay
1.2.3 Cơ cấu kinh tế Mông Cổ
1.2.3.1 Xét theo tỷ trọng trong GDP nền kinh tế Mông Cổ
1.2.3.2 Xét theo tình hình tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của các ngành nền kinh tế Mông Cổ
1.2.4 Định hướng phát triển nền kinh tế Mông Cổ
1.3 Tình hình thu hút và sử dụng Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Mông Cổ
1.3.1 Vai trò của đầu tư nước ngoài trong việc phát triển kinh tế đất nước Mông Cổ
1.3.2 Tình hình dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI lưu chuyển toàn thế giới trong những năm gần đây
1.3.3 Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Mông Cổ từ năm
1990 đến nay
1.3.3.1 Nhà nước Mông Cổ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào cấc khu vực nền kinh tế Mông Cổ
1.3.3.2 Những ưu tiên và trở ngại trong việc thu hút vốn đầu tư vào
Mông Cổ hiện nay
A. Những ưu tiên chính trong việc thu hút vốn đầu tư vào
Mông Cổ
B. Những trở ngại chính trong việc thu hút vốn đầu tư vào .
Mông Cổ
1.3.4 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Mông Cổ
1.3.4.1 Khái quát tình hình hoạt động đầu tư nước ngoài theo cơ cấu của Mông Cổ
1.3.4.2 Xét theo cơ cấu FDI của nước ngoài vào Mông Cổ từ năm 2000 đến cuối năm 2004 và tính theo tỷ trọng vốn đầu tư FDI đăng ký tại Mông Cổ
1.3.5 Phân bổ FDI theo lãnh thổ ở Mông Cổ
1.3.6 Nguồn và nơi đến của vốn FDI ở Mông Cổ
1.3.7 Khu vực tự do Mông Cổ
1.4 Tình hình hoạt động ngoại thương của Mông Cổ trong những năm gần đây
1.4.1 Nước Mông Cổ tích cực tham gia vào các hoạt động thương mại song phương, khu vực và đa phương
1.4.2 Tình hình hoạt động ngoại thương Mông Cổ trong những năm đầu
thập niên 90
1.4.3 Tình hình hoạt động ngoại thương Mông Cổ, sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
1.4.3.1 Những cải cách trong chính sách đối ngoại của Mông Cổ kể từ khi thực hiện đổi mới kinh tế
1.4.3.2 Những điều chỉnh về thuế quan
1.4.4 Tình hình ngoại thương Mông Cổ trong những năm gần đây
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ THƯƠNG MẠI GIỮA MÔNG CỔ VÀ VIỆT NAM
2.1. Đặc trưng của quan hệ Mông Cổ – Việt nam trong những năm từ 1990 đến 2001
2.1.1 Những tiền đề trong tiến trình lịch sử dẫn đến thiết lập và phát triển quan hệ truyền thống và hữu nghị của hai nước Mông Cổ -Việt Nam
2.1.1.1 Vai trò và ý nghĩa vị trí địa lý của hai nước Mông Cổ - Việt Nam
a. Vị trí địa lý của đất nước Mông Cổ
b. Vị trí địa lý của đất nước Việt Nam
2.1.1.2 Những tiền đề lịch sử dẫn đến thành lập và phát triển mối quan hệ truyền thống và hữu nghị hai nước Mông Cổ - Việt Nam
a. Vài nét về lịch sử cổ đại của quan hệ truyền thống hai nước Mông Cổ và Việt Nam
b. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển quan hệ ngoai giao hai nước Mông Cổ và Việt Nam
2.1.1.3 Các giai đọan phát triển của quan hệ Mông Cổ – Việt Nam
a. Giai đoạn thứ nhất: từ năm 1954 đến năm 1984
b. Giai đoạn từ cuối thập kỷ 80 đến đầu thập kỷ 90 (1985-1991)
c. Giai đoạn từ 1994 đên nay
2.1.1.4 Sự cần thiết phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nuớc Mông Cổ và Việt Nam
a. Về phía Mông Cổ
b. Về phía Việt Nam
2.2 Đặc điểm quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư song phương
2.2.1 Về hợp tác trong lĩnh vực thương mại
2.2.1.1 Giai đoạn 1991-1998
2.2.1.2 Giai đoạn từ năm 1998 trở lại đây
2.2.2 Các khoá họp của Uỷ ban liên Chính phủ hai nước Mông Cổ và Việt Nam về hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ thuật
2.2.2.1 Phiên họp lần thứ VIII của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học - kỹ thuật
2.2.2.2 Phiên họp lần thứ IX của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học - kỹ thuật
2.2.2.3 Phiên họp lần thứ X của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học - kỹ thuật
2.2.2.4 Phiên họp lần thứ XI của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học - kỹ thuật
2.2.3 Về hợp tác trong lĩnh vực đầu tư
2.2.4 Phân bố địa lý của các dự án
2.3 Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế thương mại giữa hai nước
2.3.1 Những khó khăn, hạn chế
2.3.2 Những thuận lợi
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ – THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIỮA MÔNG CỔ VÀ VIỆT NAM
3.1 Định hướng phát triển quan hệ kinh tế, thương mại Mông Cổ – Việt Nam
3.2 Triển vọng quan hệ kinh tế, thương mại Mông Cổ – Việt Nam trong thời gian tới
3.2.1 Triển vọng trong quan hệ thương mại song phương
3.2.2 Triển vọng trong quan hệ đầu tư
3.3 Một số giải pháp đẩy mạnh quan hệ thương mại Mông Cổ – Việt Nam
3.3.1 Cần tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nhà nước
3.3.2 Các biện pháp mà Chính phủ hai nước Mông Cổ và Việt Nam cần áp dụng nhằm đẩy mạnh xuất nhập khẩu
3.3.2.1 Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp hai nước xúc tiến thương mại từ phía Chính phủ
3.3.2.2 Những giải pháp từ phía doanh nghiệp hai nước Mông Cổ và Việt Nam trong việc tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thương mại của các doanh nghiệp
3.3.3 Cải thiện các phương thức thanh toán giữa doanh nghiệp hai nước và vận chuyển hàng hóa giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam
3.3.3.1 Đề xuất liên quan tới vấn đề thanh toán xuất nhập khẩu
a Tăng cường sự hiện diện của các Ngân hàng thương maị hai nước để hỗ trợ khâu thanh toán xuất khẩu cho các doanh nghiệp hai nước
b Có thể áp dụng các phướng thức thanh toán trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp hai nước như thanh toán trả chậm có nhiều hình thức
c. Áp dụng phướng thức thanh toán mở tín dụng thư (L/C) trực tiếp giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hai nước.
3.3.3.2 Đề xuất liên quan tới vận chuyển hàng hóa giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam
3.3.4 Tạo thuận lợi cho việc tăng cường quan hệ thương mại, đẩy nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu với Việt Nam
3.3.4.1 Cần tăng cường hờn nữa, nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh để phát huy hết tiềm năng của hai nước
3.3.4.2 Chính phủ Mông Cổ cần có chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất nhập khẩu hàng hoá và đầu tư sang thị trường Mông Cổ
3.3.4.3 Cần nghiên cứu mô hình, chính sách ưu đãi trong Khu TMTD thích hợp cho Mông Cổ của các nước. Kinh nghiệm của Việt Nam trong việc sử dụng và phát triển các loại hình khu kinh tế là những bài học kinh nghiệm quý báu và sẽ góp phần đẩy mạnh trong việc sử dụng và phát triển Khu TMTD tại Mông Cổ
KẾT LUẬN
143 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1995 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ kinh tế – thương mại giữa Mông Cổ và Việt Nam: thực trạng và triển vọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nước ít có khả năng chịu rủi ro từ bên ngoài nhất châu Á với số điểm 3,44.
Về kinh tế, Việt Nam với nền kinh tế thị trường tiềm năng với hơn 80 triệu dân với sức mua ngày càng được nâng cao sẽ là điều kiện thuận lợi để Mông Cổ tăng cường xuất khẩu hàng hoá của mình, phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa, có nhiều tiềm năng chưa được khai thác, sức lao động, trí tuệ, đất đai dồi dào, tiền công lao động thấp, tài nguyên thiên nhiên phong phú là những lợi thế của Việt Nam mà Mông Cổ có thể khai thác, các doanh nghiệp Mông Cổ có thể yên tâm làm ăn lâu dài. Năm 2001, Việt Nam được xếp là thị trường đầu tư an toàn nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam đứng thứ 13 trong số hơn 220 quốc gia trên thế giới, thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Số người trong độ tuổi lao động khoảng 52,7% và có xu hướng tăng lên. Đây là một lợi thế lớn của Việt Nam trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó chi phí nhân công (lương) của Viẹt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Mông Cổ coi Việt Nam là một đối tác, một thị trưòng quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Duy trì và phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam, Mông Cổ không những thu được lợi ích từ bản thân mối quan hệ này mà còn thu được nhiều lợi ích khác nhờ phát riển các mối quan hệ với các nước ASEAN thông qua Việt Nam. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển nhanh chóng, có nền kinh tế, chính trị ổn định và nếu quan hệ khu vực này có thể Mông Cổ sẽ giải quyết được một số ván đề về kinh tế, đặc biệt là thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại khu vực Đông Nam Á, hơn nữa phát triển quan hệ kinh tế thương mại với các nước ASEAN sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Mông Cổ tăng thêm vai trò kinh tế của mình trong quá trình hoà nhập vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Vì thế trong thời gian tới, Mông Cổ sẽ chú trọng phát triển kinh tế đối ngoại với các nước thuộc khu vực này, Mông Cổ đặc biệt là chú trọng tới Việt Nam do nước Việt Nam có một ý nghĩa đặc thù đối với lợi ích của Mông Cổ.
Hệ thống pháp luật kinh tế, các cơ chế chính sách đang được từng bước đồng bộ hoá nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh đã thực sự có sức hấp dẫn các nhà đầu tư Mông Cổ. Chính phủ Việt Nam bước đầu đã tạo dựng được một hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được ban hành năm 1987. Bộ luật này đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới bởi nghị định 12 năm 1996 và nghị định 10 năm 1997, luật sửa đổi bổ sung năm 2000.
Quan hệ kinh tế đối ngoại được tăng cường nhằm mở rộng thị trường ngoài nước, thu hút nguồn lực bên ngoài theo phương châm: Việt Nam sãn sàng là bạn của tất cả các nước, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Trên thực tế, các nước bè bạn quốc tế luôn coi Việt Nam là một nhân tố của hoà bình, ổn định, là một đối tác giàu tiềm năng và đáng tin cậy. Việt Nam có những buớc đi vững chắc nhằm hoà nhập vào “sân chơi chung” của quan hệ kinh tế quốc tế đương đại. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 167 nước trong tổng số hơn 200 nước trên thế giới; có quan hệ thương mại với 150 nước và vùng lãnh thổ; ký 90 hiệp định thương mại song phương, trong đó có Hiệp định thương mại Việt – Mỹ. Đã tham gia Hịêp hội quốc gia Đông Nam Á, đã tiến một bước dài trong việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua gia nhập AFTA, APEC và đang trong quá trình chuẩn bị gia nhập WTO. Cũng đã thiết lập quan hệ tín dụng với các tổ chức tài chính- tiền tệ quốc tế, tranh thủ được số lượng đáng kể vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Tính đến 6-2004, có 4,575 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép và còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký hơn 43 tỷ USD. Năm 2005, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 17,1% tông số vốn đầu tư xã hội, 23% kim ngạch xuất khẩu, 35% giá trị sản xuất công nghiệp, thu hút hơn nửa triệu lao động.
b. Về phía Việt Nam
Từ vài năm trở lại đây, nền kinh tế Mông Cổ đã phục hồi và đang trên đà phát triển, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, lạm phát cao bị đẩy lùi, nợ nước ngoài giảm, tình hình chính trị xã hội đang ổn định dần, là một thị trường với nhiều cơ hội mới cho đối tác nước ngoài trên nhiều lĩnh vực. Mông Cổ là một thị trường Việt Nam có mối quan hệ gắn bó về chính trị, kinh tế và văn hoá từ lâu, đã có những hiểu biết về nhu cầu và những phong tục, tập quán tiêu dùng của nhau, về khả năng cung ứng hàng hoá phù hợp, về các bạn hàng và phương thức thanh toán… Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nên việc đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài để bổ sung tổng vốn đầu tư phát triển là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng và là một trong những động lực cơ bản giúp Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Do đó, đối với Việt Nam, mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với Mông Cổ trong nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư từ Mông Cổ vào Việt Nam không chỉ có ý nghĩa về kinh tế chính trị mà còn nhu cầu bức thiết đáp ứng những lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của hai nước. Vì vậy, các doanh nghiệp của hai nước tiếp cận và thâm nhập vào thị trường nhau sẽ có nhiều thuận lợi hơn so với một số thị trường mới khác.
Mông Cổ là nước có nền kinh tế chuyển đổi, đang từng bước mở cửa thị trường, nên có nhiều cơ hội kinh doanh và đầu tư cho các đối tác nước ngoài. Các qui định và rào cản đối với hàng nhập khẩu không nghiêm ngặt như ở thị trường các nước trong khu vực khác.
Khôi phục và phát triển mối quan hệ thương mại với Mông Cổ theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi Việt Nam sẽ đảm bảo được sự thăng bằng trong quan hệ thương mại giữa khu vực thuộc hệ thống các nước XHCN trước đây và khu vực các nước mới quan hệ hiện nay. Ngoài ra, Mông Cổ là thị trường ít nhiều đã phần nào quen dùng sản phẩm của Việt Nam sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế, từ đó góp phần phát triển nền kinh tế trong nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Do đặc thù của vị trí địa lý, Mông Cổ thuộc vùng khí hậu ôn đời, mùa đông kéo dài và giá lạnh, vì thế ở Mông Cổ trong một năm chỉ tiến hành một vụ hè thu trồng trọt. Mặc dù đất đai mầu mỡ, nhưng năng suất trồng trọt ở Mông Cổ không cao, đôi khi xảy ra mất mùa do bão tuyết hoặc mùa đông kéo dài, dẫn đến sản lượng lương thực – thực phẩm bị thiếu hụt, để cung cấp đủ nhu cầu trong nước buộc Mông Cổ phải nhập khẩu. Trong đó, về lương thực nhập khẩu chủ yếu là lúa mỳ, bột mì, gạo, mỳ ăn liền, đường. Theo thống kê của Mông Cổ, năm 2002 Mông Cổ đã nhập khẩu khoảng 26 nghìn tấn đường, khoảng 34 nghìn tấn gạo [10]. Đối với Mông Cổ nhập khẩu nông sản Việt Nam có nhiều thuận lợi và rẻ hơn do các nước Đông Bắc Á gần kề (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…) ít có tiềm năng về xuất khẩu nông sản. Đó là các nước công nghiệp mới ít quan tâm đến phát triển nông nghịêp. Do đó, đối với Việt Nam, tăng cường quan hệ buôn bán với Mông Cổ là sự lựa chọn hợp lý, là một lối ra cho ngành xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới không chỉ đối với những mặt hàng truyền thống mà còn đối với nhiều mặt hàng tiềm năng khác.
Có nhiêu doanh nhân Việt Nam đã và đang kinh doanh thành công ở các thành phố và hầu khắp nước Mông Cổ. Trong đó, nhiều người Việt Nam đã được đào tạo đại học, học nghề, vì vậy họ vừa có tình cảm gắn bó với đất nước và con người Mông Cổ, vừa rất hiểu thị trường ở đây với những luật lệ, các quy định, định chế, tập quán, thói quen tiêu dùng, hệ thống kênh phân phối bán buôn, bán lẻ, cách thức phân phối hàng một cách có hiệu quả cũng như việc thanh toán, dự báo được các rủi ro có thể xảy ra, thậm chí họ còn hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh từ các nước khác nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Mông Cổ chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực xuất nhập khẩu thông qua các công ty vừa và nhỏ.
Hiện nay, Mông Cổ và Việt Nam là hai nước đang phát triển. Hai nước Mông Cổ và Việt Nam đã mở rộng hoạt động đổi mới, cải cách một cách tích cực phát triển hợp tác đa lĩnh vực với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và góp phần vào việc thúc đẩy hoà bình, ổn định ở khu vực trên cơ sở tôn trọng công lý và quy tắc luật pháp về quan hệ giữa các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và toàn thế giới nói chung. Mối quan hệ hữu nghị, tôn trọng và truyền thống lâu dài giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam đã trải qua những khó khăn trong thời kỳ đổi mới và đây là một chứng nhận mạnh mẽ và rõ rệt của quan hệ hữu nghị vững chắc giữa hai nước.
Mông Cổ luôn giữ vững lập trường trước sau như một đoàn kết ủng hộ sự nghiệp cách mạng của dân tộc, các quốc gia trên thế giới nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng. Như vậy, quan hệ hai nước Mông Cổ - Việt Nam có bề dày lịch sử, có truyền thống tốt đẹp, đã thu được những thành tựu to lớn trong hơn bốn thập kỷ quan hệ ngoại giao vừa qua, đặc biệt trong 15 năm gần đây mối quan hệ giữa hai nước có đầy đủ cơ sở và những điều kiện thuận lợi để ngày càng được củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống và mối quan hệ hợp tác nhiều mặt vì lợi ích của nhân dân hai nước. Nhân dân Mông Cổ luôn giữ gìn và quí trọng quan hệ hữu nghị với nhân dân Việt Nam anh hùng.
2.2. Đặc điểm quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư song phương
2.2.1 Về hợp tác trong lĩnh vực thương mại
2.2.1.1 Giai đoạn 1991-1998
Quan hệ thương mại Mông Cổ - Việt Nam mang đậm tính hữu nghị và giúp đỡ của Mông Cổ đối với Việt Nam, với phương thức trao đổi hàng hóa qua các nghị định thư và các hiệp định được ký kết giữa hai nước, mặc dù hoạt động xuất nhập khẩu chưa xuất phát từ nhu cầu của thị trường, chưa lấy thị trường là mục tiêu, nhưng hoạt động trao đổi hàng hoá giũa hai nước cũng đã phản ánh lợi thế so sánh của hai nước thông qua hoạt động ngoại thương.
Có thể khẳng định rằng, từ khi Mông Cổ và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ kinh tế – thương mại với nhau đến trước năm 1991, quan hệ thương mại hai nước không ngừng phát triển, có ảnh hưởng tích cực và vô cùng quan trọng đến nền kinh tế của Việt Nam. Trên cơ sở quan hệ thương mại chủ yếu một chiều từ Mông Cổ sang Việt Nam, đã giúp cho Việt Nam xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam và phục vụ cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Việt Nam. Hàng xuất khẩu của Mông Cổ từ những năm trước 90 gồm: xe KAMAZ, bột xương, gỗ thông, lông cừu, da và các sản phẩm da, nhưng hiện nay xuất không đáng kể [44].
Trên thực tế, ngoại thương giữa hai nước bị đình trệ trong suốt một thập niên, mặc dù số thương vụ tăng trong vài năm (từ 1994-1998) nhưng không làm thay đổi tình trạng tổng quát. Từ năm 1991, quan hệ thương mại giũa hai nước bước sang một thời kỳ mới với phương thức hoạt động mới, lấy thị trưòng làm mục tiêu, trong đó các doanh nghiệp chiếm vị thế trung tâm. Chính phủ hai nước Mông Cổ và Việt Nam đã quyết định việc buôn bán giũa hai nước được thực hiện trên cơ sở giá cả thế giới và bằng ngoại tệ chuyển đổi thay cho những nguyên tắc trước đây. Do những khó khăn ban đầu trong cải cách kinh tế của Mông Cổ trong các năm 1989-1994, do hoàn cảnh chính trị – kinh tế của mỗi nước mà quan hệ thương maị hai nước tạm thời bị thu hẹp, chỉ sau đó ít lâu Mông Cổ đã chủ động nối lại và có những hoạt động tích cực nhằm thúc đẩy quạn hệ hợp tác Mông Cổ – Việt Nam trên một cơ sở mới. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn và khủng hoảng, nhưng từ những năm đầu thập kỷ 90, quan hệ thương mại Mông Cổ – Việt Nam đã dần từng bước phục hồi, tuy kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch ngoại thương của mỗi nước, vào năm 1998 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Mông Cổ và Việt Nam đạt mức cao nhát, kết quả đạt được như vậy chủ yếu do nền kinh tế hai nước Mông Cổ và Việt Nam đã tương đối ổn định, môi trường kinh doanh có được cải thiện (năm 1994, chiếm xấp xỉ 0.1% trong tổng kim ngạch ngoại thương của Mông Cổ, năm 1995 chiếm 0.2%, năm 1996, 1997, 1998 chiếm 0.3% trong tổng kim ngạch ngoại thương Mông Cổ).
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam
Đơn vị: nghìn USD
Năm
Tổng kim ngạch XNK
Xuất khẩu
Nhập khẩu
1991
6,7
-
6,7
1992
-
-
-
1993
-
-
-
1994
131,5
-
131,5
1995
253,1
1,5
251,6
1996
676,3
-
676,3
1997
2685,0
37,1
2647,9
1998
3014,6
-
3014,6
1999
1716,6
3,9
1712,7
2000
1550,9
1,5
1549,4
Nguồn: Tổng Cục thống kê Mông Cổ
Bảng 2.3 Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu Mông Cổ và Việt Nam, I
Năm
Tổng kim ngạch XNK
Việt Nam- Mông Cổ
Tổng kim ngạch XNK Việt Nam
Tỷ USD
Tỷ trọng % KNXNK sang Mông Cổ/ KNXNK Việt Nam
1991
6,7
4,4
0,002
1994
131,5
9,9
0,002
1995
253,1
13,6
0,002
1996
676,3
18,4
0,003
1997
2685,0
20,8
0,02
1998
3014,6
20,9
0,02
1999
1716,6
23,2
0,007
2000
1550,9
30,1
0,005
2001
2479,8
31,2
0,008
2002
2047,1
36,4
0,006
2003
1743,7
45,4
0,004
2004
2208,3
58,5
0,004
2005
2390,9
69,4
0,004
Nguồn: Tính toán từ số liệu của các biểu trên
Trong thập niên 90, hàng nhập cảng từ Việt Nam căn bản có những nông sản thực phảm như: gạo, dầu nấu ăn, chuối sấy, dưa chuột muối, kẹo lạc trứng chim, mứt hoa quả, đồ hộp; tân dược, một số ít công nghệ phẩm như xà phòng, sản phẩm tiêu thụ: giày dép, hàng dệt, quần áo (xem bảng 2.10). Kim ngạch mỗi mặt hàng với kim ngạch chỉ từ một vài ngàn đến vài ba trăm ngàn USD (xem bảng 2.3).
Từ năm 1995, buôn bán hai chiều giữa Mông Cổ và Việt Nam đã dần được khôi phục, tuy còn rất khiêm tốn, với kim ngạch khoảng dưới 1 triệu USD, thường là Việt Nam xuất siêu. Nguyên nhân chính là do:
Cơ cấu mặt hàng của Mông Cổ nhỏ lẻ;
Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp Mông Cổ khó khăn. Một số dự án đầu tư của Việt Nam tại Mông Cổ như chế biến da, dược liệu (Ví dụ, công ty dược liệu VIMEDIMEX) không hoạt động được do khó khăn tài chính;
Vị trí địa lý cách xa, cước phí vận tải hơi cao, vận chuyển khó khăn nên hàng hoá co giá nhập khẩu cao.
Ngoài ra, thị trường Việt Nam chưa có nhu cầu lớn đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Mông Cổ. Ví dụ, lông cừu của Mông Cổ có chất lượng thấp hơn so với lông cừu của Úc. Trước đây có công ty Việt Nam lấy gỗ thông Mông Cổ theo hợp đồng hàng đổi hàng nhưng phải bán qua Nhật vì nếu chở về Việt Nam sẽ có giá quá cao. Quặng đồng của Mông Cổ không phù hợp với quy trình tinh chế luyện tại các nhà máy hiện có tại Việt Nam.
Khôi phục và phát triển quan hệ kinh tế – thương mại Mông Cổ – Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với lợi ích của hai bên. Song, do tình trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mông Cổ tăng chậm và thiếu ổn định, và xuất khẩu từ phía Mông Cổ hầu như là không có, cần tăng cường hơn nữa, nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh để phát huy hết tiềm năng của hai nước.
2.2.1.2 Giai đoạn từ năm 1998 trở lại đây
Thời kỳ này được đánh dấu bởi các cuộc viếng thăm của nhiều đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, các bộ, các ngành của Mông Cổ tới Việt Nam, và đã ký kết được nhiều văn kiện hợp tác quan trọng mà nội dung trong đó có việc xác định các nguyên tắc quan hệ mới và những lĩnh vực hợp tác cùng có lợi.
Hiện nay, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cũng như số lượng hàng hoá của Mông Cổ sang Việt Nam rất nhỏ bé so với kim ngạch và số lượng hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam. Trong mấy năm qua mặc dù kim ngạch buôn bán hai chiều còn ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi nước do sự thiếu thông tin của mỗi bên về viễn cảnh kinh tế và kinh doanh và tình hình kim ngạch mậu dịch của hai nước trong thời kỳ này đã có xu hướng đi theo một chiều chủ yếu là Việt Nam xuất hàng sang Mông Cổ, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Mông Cổ chỉ chiếm 0,7% (cuối năm 2004) xuất khẩu của nước Mông Cổ và trong xuất khẩu chưa có mặt hàng chủ lực có thế mạnh để chiếm giữ thị phần ổn định, nhưng nhiều doanh nghiệp của hai nước đã có những thoả thuận tăng kim ngạch thương mại song phương đến năm 2010 tới lên 10-12 triệu USD so với mức trên dưới 5 triệu USD hiện nay.
Cùng với sự tăng trưởng kim ngạch ngoại thương giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mông Cổ tăng liên tục qua các năm, đặc biệt từ những năm đầu 2000, nhưng không ổn định (xem bảng 2.4).
Hàng xuất khẩu của Mông Cổ gồm chủ yếu là:
Điện tử, linh kiện điện tử
Sản phẩm dầu hoá
Hàng da
Gỗ thông
Hàng xuất khẩu của Việt Nam gồm chủ yếu vẫn là (xem bảng 2.10):
- Nông sản thực phẩm: gạo, chuối sấy, dưa chuột muối, bánh, kẹo lạc trứng chim, mứt, hoa quả, đồ hộp;
- Tân dược;
- Một số ít công nghệ phẩm như xà phòng …;
- Hàng dệt, áo sơ mi, đài bán dẫn.
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam
Đơn vị: nghìn USD
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Xuất khẩu
37,1
0,0
3,9
1,5
1,0
23,5
15,7
8,2
14,2
Nhập khẩu
2647,9
3014,6
1712,7
1549,4
2478,8
2023,6
1728,0
2200,1
2376,7
Tổng kim ngạch
2685,0
3014,5
1716,6
1550,9
2479,8
2047,1
1743,7
2208,3
2390,9
Nguồn: Tổng Cục thống kê Việt Nam
Bảng 2.5 Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu Mông Cổ và Việt Nam II
Năm
Tổng kim ngạch XNK
Việt Nam- Mông Cổ
Kim ngạch xuất khẩu sang Mông Cổ
Kim ngạch nhập khẩu từ Mông Cổ
Tỷ trọng KNXK Việt Nam/KNNK Mông Cổ
Tỷ trọng KNNK Việt Nam/KNXK Mông Cổ
1991
6,7
6,7
-
0,002
-
1994
131,5
131,5
-
0,05
-
1995
253,1
251,6
1,5
0,06
0,003
1996
676,3
676,3
-
0,16
-
1997
2685,0
2647,9
37,1
0,56
0,008
1998
3014,6
3014,6
-
0,64
-
1999
1716,6
1712,7
3,9
0,33
0,008
2000
1550,9
1549,4
1,5
0,23
0,003
2001
2479,8
2478,8
1,0
0,36
0,002
2002
2047,1
2023,6
23,5
0,27
0,004
2003
1743,7
1728,0
15,7
0,22
0,003
2004
2208,3
2200,1
8,2
0,22
0,009
2005
2390,9
2376,7
14,2
0,21
0,002
Nguồn: Tính toán từ số liệu của các biểu trên
2.2.2 Các khoá họp của Uỷ ban liên Chính phủ hai nước Mông Cổ và Việt Nam về hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ thuật
Uỷ ban Liên Chính phủ Mông Cổ - Việt Nam về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học - kỹ thuật được thành lập năm 1979 cà đã tiến hành 10 kỳ họp.
2.2.2.1 Phiên họp lần thứ VIII của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học - kỹ thuật
Vào tháng 5 -1996 phiên họp lần thứ VIII của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học - kỹ thuật đã đuợc tiến hành tại Ulaanbaatar, sau bị chững lại trong vòng 8 năm qua.
Trong đợt công tác này, hai bên trao đổi ý kiến về vấn đề khối phục lại quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại bị ngưng trệ vào những năm đầu thập kỷ 90 và hai bên đã được ký một số hiệp địng quan trọng về hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ thuật giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam. Hai bên đã trao đổi với nhau một lượng thông tin lớn về tình hình kinh tế, thị trường hai nuớc trong thời gian qua, còn hai bên đã tập trung giải quyết vấn đề tiến hành cải cách trong lĩnh vực thanh toán, vấn đề quản lý ngoại hối. Những thảo luận này đã tạo niềm tin cậy và phấn chấn nhiều hơn của các nhà doanh nghiệp hai nước đã và đang hướng về thị trường của nhau.
Theo những thỏa thuận giữa hai bên, các đoàn doanh nghiệp công ty Mông Cổ và Việt Nam đã có các cuộc thăm viếng lẫn nhau, thực hiện các công việc ký kết các hiệp định thư, hợp đồng hợp tác, nghiên cứu thị trường như [2]:
Các đại diện của Công ty "Ulanbator Impex" đến thăm Việt Nam và ký hợp đồng với Tổng công ty rau qủa "Vegetexco" của Việt Nam;
Tổng cục trưởng Tổng Cục Hải quan hai nước ký Nghị định thư hợp tác về Hải quan;
Đòan Tổng công ty da giầy Việt Nam đã đến thăm Mông Cổ có cuộc gặp làm việc với Tổ hợp công ty da giầy "Ajnai" và với công ty trách nhiệm hữu hạn “Mongol savhi” Mông Cổ và ký két Biên bản hợp tác;
Đoàn Tổ hợp dầu khí Việt Nam tahưm Ulan-Bator, thảo luận với công ty dầu mỏ.
Ngoài ra còn các công ty "Mongol Salkhit", "Tengis Trade", "Uud" có quan hệ thương mại với những công ty Việt Nam. Phòng Thương mại, Công nghiệp hai nước cũng đã thông báo sẽ tham gia các hội chợ triển lãm được tổ chức tại mỗi nước.
Như vậy, đây là những ví dụ điển hình về cởi mở và quyết tâm tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho gia tăng kim ngạch buôn bán và khả năng đầu tư vào hai nước lẫn nhau, cải thiện môi trường đầu tư, mở rộng thị trượng bằng cách tăng thêm số mặt hàng có thể cung cấp trên thị trường hai nước, đẩy mạnh xuất khẩu. Có thể nói rằng với những nỗ lực của cả hai phía đã có cơ sở để khẳng định rằng sự củng cố và mở rộng hơn nữa mối quan hệ đó trên cơ sở ổn định bền vững lâu dài đã đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu và có hiệu qủa hơn nữa để tương xứng với tiềm năng và đáp ứng nguyện vọng lợi ích của cả hai nước.
2.2.2.2 Phiên họp lần thứ IX của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học - kỹ thuật
Vào ngày 10-14, tháng 12 năm 1999, phiên họp lần thứ IX của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ thuật đã được tiến hành tại Hà Nội, mục đích chính của cuộc phiên họp lần này là thúc đẩy thêm việc thiết lập và phát triển các mối quan hệ làm ăn với đối tác giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam, hai bên đã trao đổi ý kiến về đẩy mạnh phát triển hợp tác cùng có lợi trong thế kỷ mới. Tại phiên họp hai bên đã khẳng định rằng các cơ quan Chính phủ và tổ chức của hai nước đã có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhau, trên cơ sở đó đã tạo ra những điều kiện thuận lợi về chính sách vĩ mô và có những việc làm cụ thể trong lĩnh vực kinh tế - thương mại. Trong thời gian kỳ họp đã nêu mục tiêu xuất nhập khẩu hàng năm lên 10 triệu USD vào năm 2005. Hai bên cho rằng phát triển hợp tác kinh tế, thương mại trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp sẽ cho hiệu quả cao hơn [3].
Cụ thể, hai bên đã xác định hướng đẩy mạnh phát triển hợp tác trong các ngành sau:
- công nghiệp chế biến thực phẩm (chế biến, bảo quản rau quả);
- cơ sở hạ tầng (xây dung, sửa chữa cầu đường);
chăn nuôi (đưa kỹ thuật, công nghệ mới vào lĩnh vực chế biến mặt hàng từ gia súc, phát triển nghề nuôi cá);
nông nghiệp (đưa máy móc công nghệ nhỏ vào sản xuất, tổ chức gieo trồng có hệ thống tưới tiêu);
- sản xuất vừa và nhỏ (xây dung nhà máy liên doanh dệt thảm, may mặc);
- du lịch.
Chính phủ hai nuớc ủng hộ và giúp đỡ cho giới kinh doanh hai nước thiết lập quan hệ với nhau, nhanh chóng mở rộng đầu tư ở Việt Nam và Mông Cổ; hai bên đã khẳng định rằng tiềm năng hợp tác Mông Cổ -Việt Nam rất lớn và phong phú, cần được khai thác, cần tăng cường mạnh mẽ quan hệ hợp tác nhiều mặt, nhất là các lĩnh vực thương mại - đầu tư, văn hoá và khoa học công nghệ. Để đẩy mạnh hoạt động thương mại giữa hai nước và tạo môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện mới đã có thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp là Hiệp định Thương mại đã được Chính phủ hai nước ký ngày13, tháng 12 năm 1999 tại Hà Nội, trong đó có tuyên bố Tối huệ quốc trong lĩnh vực thương mại và vận tải, trong việc đánh thuế hải quan và đối với các quy định điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá, cũng như đối với việc giải quyết những vấn đề thủ tục các loại thuế hải quan và đối với những quy định khác phù hợp với các quy chế pháp luật hiện hành tại mỗi nước Việt Nam và Mông Cổ.
2.2.2.3 Phiên họp lần thứ X của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học - kỹ thuật
Vao ngày 23-27 tháng 10 năm 2001 phiên họp lần thứ X của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học - kỹ thuật đã được tiến hành tại Ulanbator. Trong phiên họp lần này, hai bên đã chú trọng đến những vấn đề gây nên khó khăn trong việc phát triển quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước. Ngoài ra, hai bên đã trao đổi những phương hướng hợp tác Kinh tế – Thương mại, Khoa học kỹ thuật giữa hai nước trong thời gian 2001-2003, đàm phán và ký các văn kiện [4]:
Hiệp định về giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo về hợp tác trong ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2001 – 2005.
Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực Kiểm dịch động vật và thú y.
Thỏa thuận khung về hợp tác giữa Ngân Hàng Mông Cổ với Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam.
Hai bên đặc biệt cho rằng, vấn đề vận tải đường sắt quốc tế đóng vai trò quan trọng việc tiếp tục mở rộng hơn nữa hợp tác thương mại-kinh tế, thực hiện mục tiêu 10 triệu USD trao đổi hàng hoá vào năm 2005. Do đó cần tổ chức cuộc gặp 3 bên với CHND Trung Quốc.
Mặt khác nhằm đẩy mạnh và mở rộng hoạt động của Uỷ Ban Liên Chính phủ, cần nghiên cứu khả năng phục hồi Tiểu ban hợp tác Khoa học kỹ thuật, và Tiểu ban của Việt Nam đã được thành lập vào tháng 2 năm 2005.
Tháng 2 năm 2002, trong thời gian cuộc gặp 3 bên về vấn đề đường sắt quốc tế giữa Mông Cổ, Việt Nam và Trung Quốc, đã có ký kết Nghị định thư hợp tác trực tiếp đường sắt Mông Cổ và Việt Nam. Tại Nghị định thư, có ghi sẽ giảm 50% giá cước vận chuyển hàng hóa của Việt Nam quá cảnh bằng đường sắt.
Tháng 4 năm 2002, đoàn phân ban Mông Cổ thuộc Uỷ ban LCP đã sang thăm làm việc tại Việt Nam, trao đổi với phía Việt Nam về quá trình thực hiên và biện pháp tiếp theo thực hiện những mục tiêu của Kỳ họp thứ 10 của Uỷ ban LCP.
2.2.2.4 Phiên họp lần thứ XI của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học - kỹ thuật
Vào ngày 8-12, tháng 12 năm 2004, phiên họp lần thứ XI của Uỷ ban Liên Chính phủ về hợp tác kinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qth31.doc