MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Danh mục các bảng 5
Danh mục các biểu đồ 6
CHƯƠNG I 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HỘI NHẬP TỚI QUAN HỆ KINH TẾ 8
VIỆT NAM- HÀN QUỐC 8
1.1 - Hội nhập kinh tế - khái niệm và bản chất 8
1.1.1. Hội nhập kinh tế - vấn đề mang tính khách quan của các nền kinh tế hiện nay 8
1.1.2. Khái niệm 9
1.1.3. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế 10
1.2 Nội dung của các quan hệ kinh tế quốc tế( đặc biệt là quan hệ thương mại và đầu tư) 12
1.2.1 Quan hệ hợp tác về thương mại 12
1.2.1.1 Khái niệm về thương mại quốc tế 12
1.2.1.2 Đặc điểm của thương mại quốc tế 12
1.2.1.3 Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế 15
1.2.2 Quan hệ hợp tác về đầu tư( đặc biệt là FDI) 16
1.2.2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài: 16
1.2.2.2 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 18
1.2.3. Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngoại thương: của các nước đang phát triển 22
1.2.3.1. Tác động trực tiếp 22
1.2.3.2. Tác động gián tiếp 26
1.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc 27
1.3.1. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc phát triển toàn diện 27
1.3.2. Thúc đẩy cải cách hành chính 28
1.3.3. Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế 29
1.3.4. Thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh 30
1.3.5. Những tác động không thuận chiều 31
Chương II 33
THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI 33
VIỆT NAM- HÀN QUỐC TỪ 1992 ĐẾN NAY. 33
2.1 Quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc 34
2.1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu 36
2.1.2 Về Xuất khẩu 38
2.1.3 Về nhập khẩu 44
2.1.4 Đánh giá về quan hệ thương mại Việt Nam- Quốc 47
2.1.4.1 Ưu điểm 47
2.1.4.2 Nhược điểm 51
2.2 Quan hệ hợp tác trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam 53
2.2.1 Về quy mô và tốc độ tăng 54
2.2.2 Về hình thức đầu tư 58
2.2.3 Cơ cấu đầu tư theo ngành 61
2.2.4 Phân bố đầu tư theo vùng 63
2.2.5 Đánh giá quan hệ đầu tư( FDI) Hàn Quốc và Việt Nam 65
2.2.5.1 Đạt được 65
2.2.5.2 Hạn chế, khó khăn và nguyên nhân 67
Chương III 73
TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC KINH TẾ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – HÀN QUỐC 73
3.1) Triển vọng mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam – Hàn Quốc. 73
3.1.1) Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc 73
3.1.2) Triển vọng FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam 79
3.2) Các giải pháp chung nhằm tăng cường hợp tác kinh tế giữa Việt Nam- Hàn Quốc 81
3.3 Một số giải pháp, chính sách cho sự phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc 88
3.3.1) Nhóm các giải pháp và chính sách chung. 88
3.3.1.1) Đối với chính phủ Việt Nam và các bộ ngành liên quan 89
3.3.1.2) Đối với các doanh nghiệp Việt Nam. 96
3.3.2) Nhóm các giải pháp chính sách trong một số lĩnh vực cụ thể 98
3.3.2.1) Các giải pháp chính sách trong lĩnh vực trao đổi hàng hoá 99
3.4) Các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam 109
3.4.1)Về pháp luật chính sách: 109
3.4.2) Về quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư nước ngoài 110
3.4.3) Đổi mới và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư 112
3.4.4) Giải pháp về thuế 114
3.4.5) Hoàn thiện về môi trường đầu tư 115
KẾT LUẬN 119
Danh mục tài liệu tham khảo 120
130 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4820 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng những năm tới.
2.2.1 Về quy mô và tốc độ tăng
Năm 1992 khi mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được thiết lập thì vốn đầu tư của Hàn Quốc đã tăng 2,26 lần so với 4 năm trước gộp lại (149.600.000 USD). Năm 1993, Hàn Quốc đã được nâng lên vị trí thứ 3 với 30 dự án và 508,5 triệu USD tổng vốn đầu tư, tăng gần 4 lần so với năm 1992 nhưng vẫn xếp sau Đài Loan và Hồng Kông về số dự án. Vị trí này vẫn được duy trì trong hai năm 1994- 1995 song vị trí về số vốn đầu tư tăng rõ rệt hàng năm. Năm 1994, Hàn Quốc xếp thứ 6 trên tổng số 54 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Năm 1995, với số vốn đầu tư(656,8 triệu USD) tăng gấp đôi so với năm 1994 đã đưa Hàn Quốc lên vị trí thứ 4 sau Đài Loan(1214 triệu USD), Nhật Bản(1188 triệu USD) và Mỹ( 830 triệu USD). Riêng 6 tháng đầu năm 1996 Hàn Quốc vượt lên đứng đầu với tổng số dự án lên đến 30 dự án và 714.468.100 USD. Tính đến tháng 6/1997 Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam tổng số là 206 dự án với tổng số vốn đăng ký là trên 2.363.548.252 USD. Cho đến hết tháng 4/1999 Hàn Quốc đang có 231 dự án được cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam và còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 3.450 triệu USD, đứng thứ 4 trong số các nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Tính đến hết tháng 3 năm 2004, Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam 4,311 tỷ USD với 697 dự án. Trong 2 năm 2006 và 2007 Hàn Quốc là nước đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất.
Bảng 2.8 : TOP 10 ĐỐI TÁC CÓ TỔNG VỐN ĐẦU TƯ CAO NHẤT-2006
STT
Đối tác
Số dự án
Tổng vốn đầu tư
(USD)
Tỷ lệ vốn đầu tư
(%)
1
Hàn Quốc
207
2.780.951.095
27.26
2
Hồng Kông
21
1.142.006.430
11.20
3
Nhật Bản
130
938.020.536
9.20
4
Hoa Kỳ
47
638.562.368
6.26
5
Cayman Islands
2
576.000.000
5.65
6
BritishVirginIslands
16
319.828.874
3.14
7
Trung Quốc
57
312.048.443
3.06
8
Singapore
49
261.867.934
2.57
9
Đài Loan
112
215.736.756
2.12
10
Hà Lan
11
100.908.000
0.99
Nguồn Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Biểu đồ2.5 Tỷ lệ vốn đầu tư của Hàn Quốc trong tổng số vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam năm 2006
Xét một cách tổng quan, đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam kể từ 1992 đến nay có xu hướng tăng lên và tăng mạnh nhất từ năm 1993 đến 1996. Trong khoảng thời gian này, có những năm đầu tư của Hàn Quốc dẫn đầu cả về số lượng dự án lẫn vốn đầu tư và luôn nằm trong số 10 nước và vùng lãnh thổ có số dự án và vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
Tuy nhiên, nhịp độ đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam có xu hướng giảm dần từ năm 1997 đến năm 2000, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á bắt đầu từ năm 1997, các công ty của Hàn Quốc gặp khó khăn, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam bị giảm sút mạnh, nhất là các năm 1998,1999. Kể từ năm 2000 đến năm 2006, cùng với quá trình phục hồi của nền kinh tế Hàn Quốc, tình hình đã có những chuyển biến tốt hơn. Đầu tư của các công ty Hàn Quốc vào Việt Nam đã dần lấy lại được nhịp độ trước đây, mà đỉnh cao là năm 2002 với 149 dự án với tổng số vốn đăng ký là 289,5 triệu USD, đến năm 2006 với tổng số vốn đăng ký là 2,78 tỷ USD gắn liền với sự kiện Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Và đặc biệt năm 2007 tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đã lên đến 3,68 tỷ USD, tăng 32,4 % so với năm 2006.
Bảng 2.9 :
Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam
( 1991-2007)
Năm
Số dự án
Tổng số vốn( triệu USD)
1991
6
44,5
1992
9
140,6
1993
30
508,5
1994
35
345,2
1995
43
656,8
1996
39
844,5
1997
25
345,9
1998
12
27,8
1999
27
169,5
2000
34
197,9
2001
75
209,2
2002
149
289,5
2003
142
255,9
2004
156
346,3
2005
161
656,7
2006
207
2780,9
2007
165
3680,1
Tổng số
1315
11502,7
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch Đầu tư
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ tăng của vốn đầu tư nước ngoài từ Hàn Quốc vào Việt Nam giai đoạn 1997-2007
Tính đến cuối năm 2007, tổng số vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đạt trên 11,5 tỉ USD với 1315 dự án, chiếm 16,4% tổng số vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hiện nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn thứ 1 tại Việt Nam. Ngoài ra, đầu tư vào Việt Nam chiếm đến 8% tổng vốn đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc.
Theo Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc(KOTRA), phần lớn các dự án đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam có thời hạn từ 10-30 năm. Trong số các dự án đã được ký kết, số dự án có thời hạn từ 35 năm đến 75 năm là rất ít mà chủ yếu là 20 năm. Các dự án liên doanh và 100% vốn nước ngoài có thời hạn kinh doanh chủ yếu là 20-25 năm, các dự án có thời hạn kinh doanh 40 đến 50 năm thường là các dự án lớn, mức vốn từ 50- 100 triệu USD.
Trong số 10 dự án FDI lớn nhất tại Việt Nam năm 2006, các doanh nghiệp Hàn Quốc chiếm tới 4 dự án. Tập đoàn thép Posco hàng đầu của Hàn Quốc vượt qua cả Intel (Mỹ) trở nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam năm 2006 với số vốn 1,126 tỷ USD để xây dựng nhà máy thép tại Khu công nghiệp Phú Mỹ II (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Tổ hợp 5 Cty xây dựng lớn của Hàn Quốc (Daewoo, Daewon, Kolon, Keangnam, Dongil) đầu tư 314 triệu USD vào dự án Tây Hồ Tây, xây dựng khu đô thị lớn nhất Hà Nội. Dự án liên doanh của tập đoàn Posco xây dựng khu đô thị An Khánh giai đoạn I cũng lên tới 211,9 triệu USD (tổng dự án 2,1 tỷ USD). Cty xây dựng nhà hàng đầu Hàn Quốc Booyoung đầu tư 171 triệu USD cho dự án khu đô thị mới Mỗ Lao (Hà Tây).
2.2.2 Về hình thức đầu tư
Tính đến ngày 25-3 năm 2004, Hàn Quốc đã có 697 dự án được cấp giấy phép với tổng số vốn 4,3 tỷ USD, tập trung vào 3 hình thức chủ yếu sau:
- Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 17 dự án với tổng số vốn đăng ký 176,383 triệu USD.
- Hình thứcliên doanh có 122 dự án với tổng số vốn đăng ký 2.041 triệu USD
- Hình thức 100% vốn nước ngoài có 588 dự án với tổng số vốn đăng ký 2.094 triệu USD
Bảng 2.10:Một số dự án đầu tư lớn của Hàn Quốc tại Việt Nam trước đây
STT
Ngày cấp phép
Tên công ty
Lĩnh vực hoạt động
Đối tác Việt Nam(V) và đối tác nước ngoài(F)
Tổng số vốn: triệu USD và tỷ lệ góp vốn
Thời gian hoạt động
Nơi đầu tư
1
20/05/92
Oil exploitation
Thăm dò và khai thác dầu khí
F: Pedco
V: Petro
74 tr
25
217 Nơ Trang Long, Bình Thuận, HCM
2
06/1/93
Orion Hanel Picture Tube Co
Sản xuất bóng đèn hình TV mầu, đen trắng
F: Orion Hannel
F: Daewoo corp co
170 tr
(70:30)
50
Khu CN Sài Đồng, Gia Lâm, HN
3
21/6/93
Daclia Bussiness Center
XD và QL Trung tâm thương mại
F: Daewoo
V: Hanel
134tr
(75:25)
38
Liễu Giai, Ba Đình, Hàn Nội
4
18/1/94
VSC- Posco Steel Co(VPS)
SX thép cuốn
F: Posco
F: KeoYang Co, Ltd
V: VSC
V: Công ty dầu khí HP
56,12 tr
(60:40)
25
An Hùng, Hồng Bàng, Hải Phòng
5
17/6/96
Daewoo-Hanel Corp
Xâydựng cơ sở Hạ Tầng
F: Daewoo Corp
V: Hanel
152 tr
(60:40)
50
Đống Đa, Hà Nội
6
16/6/96
Kumho SG, Joint venture Co
XD khách sạn văn phòng
F: Kumho
V: Công ty du lịch SG
V: Công ty dịch vụ phát triển nhà ở
209,32 tr
(65:35)
45
39 Lê Duẩn
7
30/9/1996
Hyundai Vinashim Shipyard Co Ltd
XD và sửa chữa tàu biển
F: Công ty Hyundai
V:Công ty đóng tàu biển VN
95,39 tr
(70:30)
50
Nha Trang,
Khành Hoà
8
21/8/97
Liên doanh xi măng HP
SX xi măng
F: Cty XD và CN Hàn Quốc
V: Cty than VN
250tr
(55:45)
50
Hạ Long, Quảng Ninh
9
14/6/1995
Samsung Vina
SX tơ và sợi tổng hợp
F: Công ty Samsung
F: Cheil Synthetic
192,69tr
50
Nhơn Trạch, Đồng Nai
10
1/8/97
Kolonvin
Industries INSC
SX sợi tơ tổng hợp từ vật liệu TPA
F: Tập đoàn Công nghiệp Kolan
147,86tr
50
Nhơn Trạch, Đồng Nai
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 1999
Bảng 2.11 Một số dự án hàng đầu của Hàn Quốc tại
Việt Nam hiện nay (2000-2007)
Tên dự án
Tổng vốn đầu tư
( Tr USD)
Tỷ lệ đóng góp vốn(%)
Lĩnh vực hoạt động
Tên nhà đầu tư
Vị trí đầu tư
Orion- Hanel
178,6
70
TV’s CRT
Daewoo
Hà Nội
Deeha Hotel
177,0
70
Khách sạn
Dae woo
Hà Nội
Hyundai Vinashin
167,0
70
Đóng tàu
Hyundai
Nha Trang
I.B.C
91,9
60
Xây dựng và dịch vụ
Posco
HCM
Samsung
192,7
100
Dệt may
Samsung
Đồng nai
Vina Kolon
147,9
100
Dệt may
Kolon
Đồng nai
Xi măng Hạ Long
250,0
65
Xi măng
Hanjung
Quảng Ninh
Kumho Sài Gòn
233,0
65
Xây dựng nhà văn phòng
XD Kumho
HCM
Nhà máy thép tại Khu công nghiệp Phú Mỹ II
1126
70
Xây dựng
Posco
Bà Rịa - Vũng Tàu
Dự án Tây Hồ Tây
314
80
Xây dựng và dịch vụ
Daewoo, Daewon, Kolon, Keangnam, Dongil
Hà Nội
Dự án khu đô thị mới Mỗ Lao
171
80
Xây dựng và dịch vụ
Booyoung
Hà Tây
Khu đô thị An Khánh giai đoạn I
211,9
(tổng dự án 2,1 tỷ USD)
80
Xây dựng và dịch vụ
Posco
Hà Tây
Trung tâm gia công Posco Việt Nam
1,2 tỷ USD
80
SX thép cán nóng, cán nguội
Posco
Bà rịa- Vũng Tàu
Trung tâm Văn hóa - Thương mại Giảng Võ và khu triển lãm Mễ Trì
tổng dự án 2,5 tỷ USD
80
Xây dựng và dịch vụ
Kumho Asiana
Hà Nội
Tổ hợp văn phòng và khách sạn Landmark Tower
1 tỷ USD
80
Xây dựng và dịch vụ
Keangnam
Hà Nội
Cụm tháp đôi khách sạn 5 sao Hà Nội Plaza và khu văn phòng cao cấp
500 triệu USD
80
Xây dựng và dịch vụ
Charmvit
Hà Nội
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2.2.3 Cơ cấu đầu tư theo ngành
Giai đoạn đầu, Hàn Quốc trú trọng nhiều tới lĩnh vực đầu tư công nghiệp nhẹ như may mặc, giầy dép, ba lô, túi sách… và công nghiệp chế biến lâm, hải sản, bởi vì vốn đầu tư ít nhưng lại tận dụng được nhiều nhân công giá rẻ. Song sau năm 1994 và đặc biệt là gần đây Hàn Quốc đã tiến tới đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp kỹ thuật cao như điện tử, công nghiệp ô tô, công nghiệp chế tạo cơ khí và xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Hướng tăng trưởng đầu tư này rất phù hợp với xu thế phát triển kinh tế Việt Nam.
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam
theo ngành kinh tế 2005
Về cơ cấu ngành đầu tư của Hàn Quốc , trong năm 2005, nếu như Đài Loan, Singapore đầu tư vào Việt Nam yếu hướng vào các ngành dịch vụ, khách sạn, nhà hàng và du lịch thì đầu tư của Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào sản xuất công nghiệp và xây dựng , với 117 dự án (chiếm đến 72,6% về số dự án) có tổng số vốn đầu tư 502 USD (chiếm 77% về vốn đầu tư). Lĩnh vực dịch vụ và du lịch thu hút 25 dự án với tổng số vốn đầu tư 133 triệu USD.
Biểu đồ 2.8: Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Hàn Quốc vào
Việt Nam năm 2006
Năm 2006, Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu vào Công nghiệp và Dịch vụ trong đó công nghiệp nặng chiếm 55%, xây dựng chiếm 30%, còn lại là các ngành khác.
Như vậy ta có thể thấy được so với năm 2005 thì năm 2006, Hàn Quốc ngày càng đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam trên lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, nhất là công nghiệp nặng và xây dưng khách sạn và chung cư. Nếu chỉ xem xét đơn thuần về số liệu thống kê về vốn đầu tư của Hàn Quốc ở Việt Nam vào cách ngành như trên, có thể làm cho ta nhận thấy sự phù hợp tương đối của các chỉ số này với yêu cầu về cơ cấu của một nền kinh tế hiện đại, phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.2.4 Phân bố đầu tư theo vùng
Trong những năm đầu, đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc chủ yếu tập trung ở phía Nam, do ở đây có địa hình bằng phẳng, đất đai rộng rãi, cơ sở hạ tầng tốt và nguồn lao động rồi rào. Những năm gần đây, khi Chính phủ có nhiều chính sách khuyến khích và điều chỉnh nguồn vốn cho nên phân bố đầu tư đã có sự đều khắp cả nước, mặc dù vậy các dự án của Hàn Quốc cho đến hết năm 2005 vẫn chỉ tập trung chính vào hai vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc và phía Nam như Hà Nội, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương là những địa phương có cơ sở hạ tầng tốt, những nơi có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, chỉ riêng thành phố HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai đã có 532 dự án, chiếm 56,41% số dự án.
Bảng 2.12: Đầu tư FDI của Hàn Quốc vào các địa phương trong cả nước 2006
Khu vực đầu tư
Dự án đầu tư
Vốn đầu tư (USD)
Khu vực phía Bắc
Bắc Giang
3
4,000,000
Bắc Ninh
2
5,500,000
Hà Nam
3
7,400,000
Hà Nội
34
341,087,463
Hà Tây
7
413,301,667
Hải Dương
3
7,800,000
Hải Phòng
3
31,989,008
Hưng Yên
13
56,792,840
Phú Thọ
2
2,200,000
Quảng Ninh
1
5,000,000
Thanh Hóa
1
650,144
Vĩnh Phúc
3
9,556,321
Tổng số
75
875,721,122
Khu vực phía Nam
TP HCM
48
109,762,639
Đồng Nai
18
82,304,688
Bình Dương
48
143,338,068
Bình Phước
8
31,485,440
Bà Rịa- Vũng Tàu
2
1,133,000,000
Đà Nẵng
2
42,083,459
Lâm Đồng
2
1,300,000
Long An
2
3,500,000
Quảng Ngãi
1
260,000,000
Tây Ninh
1
500,000
Tổng số
132
1,807,274,294
Tổng số toàn quốc
207
2,682,995,416
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Tuy vậy, sang năm 2006, Hà Tây và Bà Rịa- Vũng Tàu là 2 tỉnh thu hút được nhiều nguồn vốn FDI từ Hàn Quốc nhất. Trong đó xếp đầu là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với 1,133 tỷ USD, tiếp đó là Hà Tây với 413 triệu USD. Sở dĩ hai địa phương năm nay dẫn đầu cả nước về số vốn đầu tư FDI của Hàn Quốc là do 3 dự án lớn: Nhà máy thép tại Khu công nghiệp Phú Mỹ II (1,126 tỷ USD) ở tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Dự án khu đô thị mới Mỗ Lao(171 triệu USD) và Dự án khu đô thị An Khánh giai đoạn I(211,9 triệu USD) ở tỉnh Hà Tây. Tổng số vốn FDI Hàn Quốc vào các tỉnh phía Nam là 1,807 tỷ USD lớn hơn 2 lần so với tổng số vốn FDI Hàn Quốc đầu tư vào các tỉnh phía Bắc( 875,72 triệu USD).Và đa số các dự án đầu tư của Hàn Quốc vẫn tập trung chủ yếu trong các tỉnh phía Nam với 132 dự án so với các tỉnh vùng kinh tế phía Bắc là 75 dự án. Như vậy đa số dự án của Hàn Quốc vẫn tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam do ở môi trường đầu tư, chính sách
đầu tư hấp dẫn và thông thoáng hơn, thủ tục hành chính đơn giản không phức tạp, nguồn lao động rồi rào…
Tuy nhiên, trong những năm tới định hướng cơ cấu vùng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam sẽ mở rộng phạm vi, trước hết là các vùng ven biển( nơi có tiềm năng dầu khí và khai thác hải sản) các vùng có thế mạnh sản xuất nông nghiệp.. bên cạnh việc nâng cấp các khu vực đầu tư trọng điểm đã được xây dựng trong thời gian qua.
2.2.5 Đánh giá quan hệ đầu tư( FDI) Hàn Quốc và Việt Nam
2.2.5.1 Đạt được
Có thể nhận định rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam và đặc biệt từ Hàn Quốc năm 2007 tăng một cách kỷ lục với 3,68 tỷ USD trong tổng số 20,3 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam. Nhờ những thuận lợi đầu tư trong 2 năm 2006 và 2007 mà tổng số vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam năm 2007 đã đạt 11,5 tỷ USD với 1315 dự án đăng ký, chiếm 16,4 % tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Mặt khác, đầu tư vào Việt Nam đã chiếm đến 8% tổng vốn đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc. Để thu hút được một lượng vốn FDI từ Hàn Quốc Việt Nam đã biết tận dụng lợi thế của mình đồng thời không ngừng cải thiện môi trường đầu tư trong nước.
Trong thời gian vừa qua, Việt nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh của nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi trường pháp lý bình đẳng, thông thoáng và minh bạch cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cũng là yếu tố quan trọng được cộng đồng quốc tế quan tâm. Đặc biệt, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp cùng với Luật Đấu thầu, Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ và một số luật khác được ban hành và có hiệu lực trong năm 2006 đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thể chế hoá kinh tế thị trường và đường lối mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
Chính sách đổi mới, thể chế kinh tế thị trường đang được hoàn thiện, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm đang là những yếu tố tạo lòng tin cho các nhà đầu tư. Thêm vào đó, quan hệ chính trị giữa Việt Nam với hầu hết các nước đang diễn biến theo chiều hướng tích cực cũng là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến quan hệ kinh tế, đầu tư.
Mặt khác, ở các địa phương hiện nay đang thực hiện rất nhiều chương trình hành động để mời các nhà đầu tư trong đó có các nhà đầu tư Hàn Quốc. Các tỉnh, thành phố cố gắng tiến hành các thủ tục cấp phép, giải phóng và san lấp mặt bằng, đào tạo nghề cho lực lượng lao động địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu và tạo sự tin tưởng đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có Hàn Quốc.
Những yếu tố trên cùng với nỗ lực nhằm nâng cấp kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính, tăng cường chống tham nhũng đang tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy làn sóng đầu tư mới của nước ngoài vào nước ta.
2.2.5.2 Hạn chế, khó khăn và nguyên nhân
Mặc dù, trong thời gian gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao những nỗ lực đổi mới của Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập.
- Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2005 đánh dấu sự tiến bộ về môi trường pháp lý đối với đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện 2 luật này trong giai đoạn đầu khó tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc do có nhiều quy định mới đòi hỏi phải được hướng dẫn cụ thể. Đồng thời, việc phân cấp mạnh mẽ cho các địa phương trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý đầu tư nước ngoài đòi hỏi phải khẩn trương kiện toàn tổ chức, bộ máy và nhân sự của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư của các địa phương để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.
- Tuy trong thời gian qua kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của nước ta đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, nhưng thiếu vốn bảo dưỡng và duy trì, vẫn thuộc diện kém phát triển, còn nhiều bất cập, kém hấp dẫn hơn so với nhiều nước trong khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Nguyên nhân của vấn đề này một phần là bởi còn nhiều yếu kém trong khâu quản lý vốn ODA, vốn vay để phát triển cơ sở hạ tầng. Tình trạng quá tải, gây ách tắc giao thông; nguy cơ quá tải của hệ thống mạng thông tin viễn thông, cảng biển và cấp - thoát nước đã và đang ảnh hưởng, gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sở dĩ còn tồn tại nhược điểm trên là do trong những năm vừa qua chất lượng các công trình giao thông không tốt, khâu giám sát và quản lý còn lỏng lẻo. Chúng ta chỉ thực sự nhận thức được vấn đề này sau khi có những vụ điều tra xung quanh vụ PMU 18 xảy ra ở Việt Nam.
Cải cách hành chính tuy đang được đẩy mạnh song chưa đạt kết quả mong muốn. Khâu quy hoạch, xây dựng và công bố danh mục dự án thu hút đầu tư nước ngoài còn chậm và nhiều bất cập. Tình trạng khan hiếm lao động có trình độ tay nghề cao và cán bộ quản lý đang có chiều hướng gia tăng là cản trở lớn đối với việc thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật cao. Cũng theo một điều tra của Văn phòng Xúc tiến Thương mại và Đầu tư KOTRA Hàn Quốc, mở một cuộc điều tra về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp nước này ở Việt Nam( trong 2 tháng 11 và 12-2006), bên ngoài những mặt thuận lợi, họ còn chỉ ra những khó khăn khi đầu tư vào Việt Nam như sự khác biệt về văn hoá, khung hành lang pháp lý chưa hoàn thiện( trong đó có vấn đề quan liêu tham nhũng), thiếu thông tin, bất đồng ngôn ngữ, thủ tục hành chính… có 36 % nhà doanh nghiệp Hàn Quốc được hỏi đã cho rằng khó khăn lớn nhất của họ tại Việt Nam là thủ tục hành chính, trong khi đó con số này ở Thái Lan là 13%, Philippin là 18% và Inđônêxia là 22%. Trong một cuộc điều tra khác được thực hiện trong năm 2004, cho thấy trên 50% các công ty mất từ 1 – 6 tháng để đăng ký kinh doanh, tiếp theo phải mất hơn 6 tháng, thậm chí có một số công ty phải mất hơn 2 năm để xin giấy phép đầu tư. Để đẩy nhanh tốc độ giải quyết thủ tục của các cơ quan chính phủ và chính quyền địa phương, 74% các công ty thỉnh thoảng phải chi thêm một khoản chi phí, 9% phải thường xuyên chi thêm các khoản chi phí này để giải quyết mọi vấn đề nhanh chóng, chỉ có 17% không bao giờ chấp nhận trả các chi phí bất hợp pháp này.
Một vấn đề đang trở thành thời sự hiện nay đó là lạm phát đang gia tăng mạnh ở Việt Nam, giá các mặt hàng tiêu dùng tăng đột biến. Dẫn đến chi phí sản xuất gia tăng , chi phí tiền lương tăng sau khi nâng mức lương tối thiểu... đang gây khó khăn cho nhà đầu tư và có nguy cơ làm giảm sự hấp dẫn đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài nhận xét rằng, so với mặt bằng chung khu vực hiện nay, giá cả ở Việt Nam vẫn đứng ở mức cao, cần cải thiện hơn. Chẳng hạn, như giá cước viễn thông gọi từ Việt Nam sang Hàn Quốc vẫn cao, mặc dù năm 2007, Việt Nam đã giảm mạnh cước quốc tế 28% so với năm 2003. Năm 2003, giá cước điện thoại từ TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội gọi đi Nhật là 2,7 USD/3 phút; năm 2007 đã giảm còn 1,62 USD/3 phút; nhưng so với các thành phố lân cận trong khu vực như Băng Kốc (Thái Lan) giá chỉ là 1,19 USD/3 phút; Manila (Philippin) là 1,2 USD/3 phút... Điều này cho thấy, giảm chi phí đầu tư so với chi phí của Việt Nam trước đó chưa đủ mà cần so sánh với các nước láng giềng trong khu vực. Về giá điện, mặc dù đã bỏ chế độ hai giá nhưng người nước ngoài thuê nhà ở Việt Nam vẫn phải chịu giá điện kinh doanh, bởi họ không thể ký hợp đồng với cơ quan địa phương, do vậy, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn phàn nàn về quyết định bỏ chế độ hai giá mới chỉ giải quyết được một nửa mục tiêu giảm chi phí đầu tư. Bên cạnh đó, tình hình cắt điện như thời gian vừa qua cho thấy tình hình ổn định điện sản xuất ở Việt Nam vẫn chưa đảm bảo khiến cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài lo lắng. Hay trong lĩnh vực thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, mức cao nhất 40% (đối với những người thu nhập từ 80 triệu VNĐ trở lên) như hiện nay của Việt Nam vẫn là mức cao nhất so với các mức của Thái Lan là 37%, hay trung bình trong khu vực là 32,55%.
Giá thuê văn phòng trong khu vực đang có xu hướng giảm hoặc giữ nguyên thì mức giá ở một số thành phố như Hà Nội lại tăng 13%. Nguyên nhân của sự tăng giá này, có thể là do đầu tư nước ngoài đang tăng dần ở khu vực miền Bắc Việt Nam và đặc biệt là ở Hà Nội. Các công ty trong nước hiện cũng có nhu cầu thuê văn phòng, trong khi số lượng văn phòng mới được xây không nhiều.
Hoạt động xúc tiến đầu tư ở Việt Nam đã có nhiều cố gắng nhưng gặp khó khăn do thiếu nguồn kinh phí để tổ chức các cuộc vận động, xúc tiến đầu tư ở nước ngoài cũng như để hoàn chỉnh các tài liệu xúc tiến đầu tư, khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài thiếu thông tin về thị trường Việt Nam. Từ trước đến nay, chủ yếu là các nhà đầu tư tự tìm đến Việt Nam chứ chưa được mời đến. Hoạt động xúc tiến đầu tư của Việt Nam còn quá chung chung, chưa bài bản nên không biết đối tác cần gì và muốn gì, do vậy không thể thu hút, lôi kéo được họ vào Việt Nam. Ngoài ra, trong việc cung cấp thông tin ở nước Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất khó lấy được số liệu phản ánh chính xác tình hình và cập nhật của hoạt động FDI ở nước ta. Ví dụ, một nhà đầu tư có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa số liệu vốn FDI của các dự án được cấp giấy phép – thường xuyên được thông báo, cập nhật trên trang Website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hay Tổng cục Thống kê, với số liệu vốn FDI của các dự án bị thu hồi giấy phép thông qua bảng cân đối các khoản thanh toán nhưng sự khác biệt quan trọng này lại thường không được làm rõ. Phải thật tinh tế mới nắm được và tập hợp được các số liệu FDI “bình thường” khi mà hiện có rất nhiều cơ quan được ủy quyền cấp và thu hồi giấy phép FDI. Và còn khó khăn hơn rất nhiều khi các nhà đầu tư muốn xem xét hoạt động FDI thông qua các khoản thu được tái đầu tư, các dự án liên doanh (nơi có góp vốn của địa phương, thường dưới dạng quyền sử dụng đất và thường bị phóng đại so với giá trị thực...), tài trợ thông qua vốn vay ngân hàng hoặc các khoản vay giữa các công ty, các dự án FDI bị thu hồi giấy phép; hoạt động đầu tư với quy mô nhỏ, không chính thức của các Việt kiều thường không được cấp giấy phép. Những giới hạn về dữ liệu thông tin này thường gặp ở Việt Nam và chúng gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc nắm bắt thông tin một cách đầy đủ. Điều này là rất quan trọng, bởi nó giúp các nhà đầu tư nước ngoài có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc xác định khu vực, ngành, lĩnh vực...có thể đầu tư, tránh việc có quá nhiều dự án bị thu hồi giấy phép hoặc không thể triển khai làm giảm hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài, giảm khả năng cạnh tranh thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Một rào cản nữa đối với môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay đó chính là tính minh bạch và công khai của nền kinh tế còn hạn chế. Đặc biệt, yêu cầu về minh bạch và công khai các thông tin tài chính vi mô của doanh nghiệp còn chưa phổ biến. Quy định bắt buộc kiểm toán độc lập với báo cáo tài chính mới chỉ hạn chế trong một số ít các doanh nghiệp( các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung, các doanh nghiệp nước ngoài). Còn lại, phần lớn các doanh nghiệp chưa và chưa phải tuân thủ chặt chẽ yêu cầu công khai và minh bạch tài chính. Điều này dẫn đến tính cạnh tranh trong nền kinh tế chưa được phát huy triệt để. Sự thiếu minh bạch và công khai trong nền kinh tế sẽ dẫn đến hai hệ quả ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đầu tư đó là: tham nhũng và tăng chi phí kinh doanh. Chính vì vậy, để cải thiện môi trường đầu tư cần phải tăng cường và tích cực thiết lập cơ chế đảm bảo công khai minh bạch bao gồm cả công khai minh bạch trong chính sách, trong chi tiêu công và trong thông tin tài chính doanh nghiệp.
Cạnh tranh thu hút vốn FDI giữa các nước trong khu vực ngày càng gia tăng, đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của nước ta; đồn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp.DOC