Luận văn Quan hệ liên minh châu Âu với Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU .1

Chương 1. QUAN HỆ LIÊN MINH CHÂU ÂU- VIỆT NAM GIAI ĐOẠN1990- 2000.8

1.1. Khái quát quá trình ra đời, phát triển và những thành tựu của Liên minhchâu Âu .8

1.2. Khái quát quan hệ Liên minh châu Âu- Việt Nam trước năm 2000.16

Chương 2. QUAN HỆ LIÊN MINH CHÂU ÂU - VIỆT NAM

TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỈ XXI.28

2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực trong thập niên đầu thế kỉ XXI tác động

đến quan hệ Liên minh châu Âu - Việt Nam .28

2.1.1. Tình hình thế giới .28

2.1.2. Tình hình khu vực .35

2.1.3. Tác động .39

2.2. Chính sách của Liên minh Châu Âu trong thập niên đầu thế kỷ XXI.44

2.2.1. Chính sách trên lĩnh vực chính trị .44

2.2.2. Chính sách trên lĩnh vực kinh tế.47

2.2.3. Chính sách trên các lĩnh vực khác.49

2.3. Quan hệ Liên minh châu Âu - Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI.50

2.3.1. Quan hệ trên lĩnh vực chính trị.50

2.3.2. Quan hệ trên lĩnh vực kinh tế .54

2.3.3. Quan hệ trên lĩnh vực hợp tác phát triển .72

2.3.4. Quan hệ trên các lĩnh vực khác .79Chương 3. NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ LIÊN MINH CHÂU ÂU - VIỆT

NAM TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỈ XXI .85

3.1. Đánh giá quan hệ Liên minh châu Âu -Việt Nam .85

3.2. Ðặc điểm quan hệ liên minh châu Âu - Việt Nam.89

3.3. Thách thức và triển vọng của mối quan hệ Liên minh Châu Âu -Việt

Nam trong thập niên thứ hai của thế kỉ XXI.94

3.3.1. Thách thức.94

3.3.2. Triển vọng .102

3.4. Kiến nghị.110

KẾT LUẬN .115

TÀI LIỆU THAM KHẢO .122

PHỤ LỤC

pdf205 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ liên minh châu Âu với Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bối cảnh thay đổi mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá, thế giới hoá. Chính vì thế, EU đã dành cho Việt Nam một vị trí xứng đáng trong chiến lược châu Á của mình. EU đã đề ra những chính sách phù hợp trên lĩnh vực chính trị, kinh tế khi EU mở rộng sang hướng Đông và hiệp ước Lisbon đi vào hiệu lực. Tất cả đã tạo ra những điều kiện thuận lợi thúc đẩy EU và Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XXI mở rộng 83 quan hệ trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển và cả trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, dựa trên hiệp định khung đã được ký kết từ năm 1995 là nền tảng vững chắc của mối quan hệ EU - Việt Nam. Trên lĩnh vực chính trị- ngoại giao trong những năm đầu thế kỷ XXI, EU – Việt Nam đã có mối quan hệ khá chặt chẽ và có những bước tiến khích lệ. Hai bên thực sự đã trở thành đối tác tin cậy của nhau và có được đà để khai thác tốt hơn những tiềm năng to lớn hiện có trên các lĩnh vực khác như kinh tế. Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư EU - Việt Nam không ngừng được mở rộng và phát triển trong thập niên đầu thế kỷ XXI. Quan hệ kinh tế EU và Việt Nam giữ vị trí vô cùng quan trọng trong quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam. EU đã trở thành một trong những đối tác kinh tế, thương mại lớn vào bậc nhất của Việt Nam.Thương mại hai chiều EU- Việt Nam đã tăng lên về qui mô, khối lượng hàng hoá và kim ngạch. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang EU có nhiều tiến bộ cả về số lượng, chất lượng và giá cả. EU là thị trường lớn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực mũi nhọn của Việt Nam như giày dép, dệt may, hải sản, nông sản, vì thế Việt Nam đã chuyển từ nước nhập siêu liên tục thành nước xuất siêu trong những năm gần đây.Việc duy trì và phát triển quan hệ thương mại song phương giữa EU- Việt Nam là một tất yếu khách quan vì sự ổn định và thịnh vượng chung của khu vực cũng như vì lợi ích của mỗi bên. Và mối quan hệ kinh tế thương mại song phương EU- Việt Nam đã trở thành mối quan hệ đối tác toàn diện của nhau khi mối quan hệ này có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian qua. Đồng thời với việc EU nổi lên như một đối tác kinh tế quan trọng thương mại hàng đầu của Việt Nam thể hiện qua các hoạt động liên doanh, EU cũng là một nhà đầu tư lớn ở Việt Nam. EU ngày càng đẩy mạnh quan hệ hợp tác đầu tư với Việt Nam, trong đó có đối tác lớn của Việt Nam như Anh, Đức, Pháp, Italia Nguồn tài chính từ EU đã cơ bản đáp ứng được những mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam, tạo dựng cơ sở ban đầu quan trọng và đóng góp một phần đáng kể về những thành công của công cuộc đổi mới. Nguồn vốn này đã bổ sung một nguồn vốn quan 84 trọng cho đầu tư phát triển, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế của Việt Nam với khu vực thế giới. Tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị phần các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam; Tạo nên những mô hình quản lý và các phương thức kinh doanh hiện đại thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới tư duy, cách thức quản lý công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tham gia phát triển nguồn nhân lực, tạo công ăn việc làm, ổn định sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Mặc dù, các nhà đầu tư của EU có mặt rất sớm ở Việt Nam nhưng nhịp độ đầu tư từ EU chưa ổn định, xu hướng đầu tư chưa rõ rệt và dung lượng vốn đầu tư chưa thực sự tương xứng với tiềm lực kinh tế của khối. Các dự án đầu tư của EU vào Việt Nam có quy mô nhỏ và chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế của EU và nhu cầu vốn đầu tư của Việt Nam. Một trong những nội dung quan trọng trong quan hệ giữa EU và Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI là lĩnh vực hợp tác phát triển. EU đã trở thành một trong những nhà cung cấp ODA lớn nhất của Việt Nam. ODA của EU tập trung vào các lĩnh vực như phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi sang kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Các chương trình hợp tác của EU ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó, EU còn hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục đào tạo nhằm giúp Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Với những chương trình nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực khoa học công nghệ để cùng nhau giải quyết các thách thức toàn cầu hiện nay và cả trên lĩnh vực du lịch, y tế cũng đạt được những thành quả đáng kể. 85 Chương 3. NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ LIÊN MINH CHÂU ÂU - VIỆT NAM TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỈ XXI 3.1. Đánh giá quan hệ Liên minh châu Âu -Việt Nam Trên cơ sở nền tảng đã được dựng xây, mối quan hệ giữa một tổ chức Liên minh khu vực rộng lớn EU với một quốc gia độc lập có chủ quyền Việt Nam ngày càng phát triển. Dưới tác động của những nhân tố lịch sử chính trị khu vực nói riêng, thế giới nói chung và trong điều kiện phát triển cụ thể của EU và Việt Nam mà quá trình phát triển mối quan hệ này đã chuyển từ hình thái mang tính chất chính trị - ngoại giao, tiếp nhận viện trợ là chủ yếu sang hình thái hợp tác năng động, toàn diện, vừa song phương, vừa đa phương với việc đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học – kỹ thuật trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Và trong thập niên đầu thế kỷ XXI, mối quan hệ EU - Việt Nam đã có những chuyển biến dồn dập phát triển nhanh chóng và vững chắc từ đó đưa mối quan hệ hợp tác này đi vào chiều sâu trong mọi lĩnh vực và được tăng tiến theo thời gian từ thấp đến cao. EU đã và đang là đối tác quan trọng của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Mối quan hệ EU - Việt Nam được mở ra trên tất cả các lĩnh vực với hình thức đa dạng phong phú. Trên bình diện chính trị- ngoại giao, mối quan hệ song phương khá chặt chẽ, cơ bản tốt và có bước tiến khích lệ. Lãnh đạo cấp cao hai bên luôn khẳng định coi trọng tăng cường hợp tác nhiều mặt tương xứng với tiềm năng và vị thế của EU- Việt Nam chính vì thế hai bên đã có nhiều cơ hội tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau tạo được niềm tin cho nhau, tạo ra mối quan hệ, tăng cường hợp tác chặt chẽ cũng như tạo cơ sở pháp lý để hai bên tiếp tục triển khai hợp tác trên bình diện kinh tế đối ngoại và các lĩnh vực khác. Đặc biệt, hai bên đã nâng mối quan hệ lên tầm đối tác chiến lược thể hiện chiều hướng phát triển ngày càng sâu rộng trong quan hệ chính trị- ngoại giao EU - Việt Nam nói riêng và quan hệ EU - Việt Nam nói chung. Quan hệ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao phát triển tốt ổn định là cơ sở thúc đẩy tạo đà phát triển quan hệ kinh tế. 86 Trên lĩnh vực kinh tế, EU là khối thương mại đầu tiên có quan hệ với Việt Nam, trước cả ASEAN. Dưới tác động tích cực của việc EU mở rộng mà quan hệ thương mại EU - Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI phát triển rất khả quan. Kim ngạch thương mại EU - Việt Nam cũng tăng rất nhanh và mạnh. EU nhanh chóng đã trở thành đối tác quan trọng với Việt Nam, là thị trường lớn cho một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam đạt được vị thế xuất siêu trong giao thương với EU. Giá trị kim ngạch của EU - Việt Nam trong thời gian qua cho thấy EU đã là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Không những thế, quan hệ kinh tế giữa nhiều nước EU với Việt Nam đã được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu. Kim ngạch xuất, nhập khẩu trong quan hệ EU- Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhưng nhìn chung chưa tương xứng với tiềm năng của cả hai bên tuy nhiên sự tăng trưởng này cũng đã chứng tỏ trình độ và năng lực sản xuất của Việt Nam đã dần dần bắt kịp thị trường thế giới. Cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa EU và Việt Nam đã hình thành theo hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam vì đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. EU được coi là thị trường tiêu thụ hàng công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng lớn nhất của Việt Nam. Bên cạnh đó, hàng nhập khẩu từ EU cũng có sự chuyển dịch tích cực; giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng và tăng nhập khẩu máy móc, thiết bị để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong bối cảnh các nước EU vừa ra khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam mới bắt đầu hồi phục, những kết quả đạt được trên lĩnh vực quan hệ thương mại rất đáng ghi nhận. Kết quả hoạt động các lĩnh vực trên đã nâng tầm quan hệ kinh tế EU – Việt Nam lên tầm cao mới, góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đồng thời biến EU trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam trong giai đoạn mới. Những chuyển biến tích cực trong quan hệ kinh tế EU –Việt Nam trong những năm qua là kết quả phấn đấu không mệt mỏi của cả 2 phía vì trong những năm đầu thế kỷ XXI, việc mở rộng quan hệ thương mại là một trong những mục tiêu quan trọng của EU và Việt Nam. 87 Quan hệ đầu tư là lĩnh vực hợp tác thứ ba giữa EU và Việt Nam. Mặc dù động thái đầu tư của EU trong thập niên đầu thế kỷ XXI có những diễn biến bất thường, đạt tốc độ tăng trưởng thấp trong ba năm 2002 – 2004, tăng nhanh vào năm 2005 nhưng lại tiếp tục giảm trong những năm sau đó. Nhưng có thể thấy trong những năm qua, đầu tư của EU vào Việt Nam có sự tăng trưởng nhất định do chính sách đầu tư nước ngoài và những điều kiện vật chất nhất là hạ tầng cơ sở của Việt Nam ngày càng tốt hơn đã và đang tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư của EU. Vì thế, EU là nhà đầu tư lớn thứ 2 về vốn thực hiện và đứng hàng thứ 6 về vốn đăng ký trong số các đối tác của Việt Nam. Vốn đầu tư của EU có mặt ở nhiều ngành kinh tế trải khắp các địa phương của Việt Nam nhưng chỉ tập trung vào một số địa phương chủ yếu như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu. Với các hình thức đầu tư thích hợp như 100% vốn nước ngoài, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh cổ phần, công ty quản lý vốn (công ty mẹ – con),trong đó hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm đa số nhưng số vốn dưới hình thức đầu tư theo hợp đồng (BCC) chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các hình thức còn lại. Điều này gây bất lợi cho Việt Nam vì những hình thức BCC và BOT không có tính chất sản xuất kinh doanh lâu dài, không khuyến khích nghiên cứu phát triển (R&D) và chuyển giao công nghệ cũng như kinh nghiệm quản lý. Quy mô vốn đầu tư vừa và nhỏ chiếm vị trí thống trị trong các dự án đầu tư của EU tại Việt Nam nhưng các dự án này của EU đã tiến vào những lĩnh vực then chốt chủ yếu trong các ngành công nghiệp như dầu khí, điện, nước, xây dựng cơ sở hạ tầng, chế biến nông sản thực phẩm, viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và có tầm quan trọng nhất định với kinh tế Việt Nam vì nhìn chung, các dự án đầu tư của EU hoạt động có hiệu quả và qui mô trung bình các dự án của EU đã tăng nhiều. Nhiều dự án lớn có chất lượng của EU đã và đang đầu tư vào những ngành công nghệ cao, chế biến sâu của Việt Nam vì Việt Nam đã bước đầu tạo được sự tin tưởng của các nhà đầu tư EU, đầu tư của họ có tác động lan tỏa rất rộng trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên so với tiềm năng và vốn đầu tư ra nước ngoài của EU, thì số vốn họ đầu tư vào Việt Nam còn quá nhỏ bé. Quan hệ 88 đầu tư có tiến bộ nhưng kết quả đạt được là quá khiêm tốn chưa tương xứng so với tiềm năng của một cộng đồng 27 quốc gia giàu có, công nghiệp phát triển, dịch vụ đạt trình độ cao của thế giới. EU không chỉ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam mà EU còn là một trong những nhà tài trợ lớn nhất và hỗ trợ phát triển cho Việt Nam trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, chuyển đổi kinh tế, cải cách hành chính, xóa đói giảm nghèo, Quan hệ hợp tác phát triển của EU- Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI nhìn chung phát triển. EU đã là nhà cung cấp hỗ trợ phát triển lớn thứ hai và là nhà tài trợ không hoàn lại lớn nhất của Việt Nam. EU đã luôn duy trì là một trong những nhà cung cấp hỗ trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam vì thế ODA từ EU vào Việt Nam ngày một gia tăng cả về số lượng, phong phú và đa dạng về chương trình. Viện trợ của EU được đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên trong chính sách chung của Việt Nam như phát triển nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, y tế, hỗ trợ cải cách hành chính, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đây cũng là các mục tiêu chủ yếu trong chiến lược hợp tác với Việt Nam của EU nhằm góp phần giúp nền kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển ổn định và bền vững. Những dự án ODA của EU được triển khai thực hiện có hiệu quả và nhìn chung phù hợp với công cuộc phát triển kinh tế và xã hội cũng như tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đã góp phần tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, còn nhiều những vướng mắc về thủ tục và bệnh quan liêu trong công tác giải ngân vốn ODA ở Việt Nam, tham nhũng trong các dự án ODA đã ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện dự án, gây tổn hại về vốn, hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội và uy tín của Việt Nam trước các nhà tài trợ do đó chưa đáp ứng được sự mong đợi của cả hai bên . Trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục đào tạo mối quan hệ này đang có đà phát triển và có ý nghĩa lớn trong quan hệ EU và Việt Nam.Không chỉ dừng lại ở đó, mối quan hệ du lịch giữa EU và Việt Nam cũng có nhiều nét nổi bật thông qua những dự án hỗ trợ ngành du lịch Việt Nam, góp phần hấp dẫn một lượng khách châu Âu 89 đáng kể vào Việt Nam du lịch và tìm hiểu thị trường đầu tư, kinh doanh và buôn bán ở Việt Nam. Như vậy, trong thập niên đầu thế kỷ XXI, EU và Việt Nam đã phát triển được mối quan hệ tốt đẹp vững chắc trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị- ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển và trên cả lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, du lịch,Tất cả thành quả đó đã góp thêm những viên đá sống động góp phần thúc đẩy quan hệ EU- Việt Nam ngày càng đi vào chiều sâu và trở thành đối tác hợp tác bình đẳng trong tương lai. 3.2. Ðặc điểm quan hệ liên minh châu Âu - Việt Nam Quan hệ Liên minh châu Âu – Việt Nam có cơ sở nền tảng hình thành từ trong lịch sử mặc dù EU và Việt Nam mới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1990 nhưng giữa các thành viên trong EU đã có mối quan hệ từ lâu đời với Việt Nam trong đó có nhiều nước vốn là bạn bè truyền thống của Việt Nam như các nước Đông Âu, Bắc Âu. Diễn tiến của mối quan hệ này là một trong những biểu hiện của quy luật phát triển tất yếu trong thời đại ngày nay. Có thể coi đây là một trong những mối quan hệ được xác lập trên nguyên tắc chung của quan hệ quốc tế trong xu thế chung của thế giới với những điểm tương đồng và khác biệt. Mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu với Việt Nam có nhiều điểm khác biệt hơn là tương đồng vì EU và Việt Nam thuộc hai châu lục khác nhau, với cơ tầng văn hóa khác nhau. Về khác biệt, Việt Nam thuộc vùng văn hoá phương Đông, từng là nạn nhân của chủ nghĩa thực dân phương Tây trong khi đó các nước trong Liên minh châu Âu thuộc văn minh phương Tây khác xa Việt Nam về không gian địa lý, về văn hoá, về ngôn ngữ, về tâm lý, phong tục tập quán, về quá trình lịch sử trong đó có nước trong EU đã từng xâm lược và thống trị Việt Nam (Pháp), một số nước đã từng ủng hộ Mỹ cấm vận Việt Nam nhưng cũng có một số nước ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam trong công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Khác nhau về chế độ chính trị trong khi Việt Nam kiên định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội với chế độ một Đảng và nhà nước của dân, do dân và vì dân dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mac- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là một nước đang phát triển nhiều 90 mặt nghèo nàn, lạc hậu còn các nước EU phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa dựa trên nền tảng dân chủ tư sản của chủ nghĩa tư bản hiện đại và là một trong ba trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới và hầu hết các nước thành viên EU là những nước công nghiệp phát triển trong đó có 4 nước thuộc nhóm G7. Sự khác biệt này, một mặt sẽ làm cho quan hệ hợp tác phong phú đa dạng hơn bổ sung thêm cho nhau những lợi ích của mỗi bên. Tuy nhiên quan hệ hợp tác nhìn chung chưa thể hiện rõ vai trò đối tác bình đẳng, còn mang nặng tính một chiều. Việt Nam vẫn đóng vai trò của đối tác nhận sự hỗ trợ từ phía EU thể hiện trong lĩnh vực ODA, trong quan hệ văn hóa xã hội, các nguồn vốn hỗ trợ mang tính nhân đạo trong các dự án, EU thường đưa ra các “giá trị châu Âu” được xem là “giá trị phổ biến có tính toàn cầu lên bàn đám phán dẫn đến những bất đồng mâu thuẫn trong quan hệ. Có thể thấy, EU và Việt Nam không phải là đối tác gần như ASEAN - Việt Nam. Về tương đồng, cả Liên minh châu Âu và Việt Nam cùng thừa nhận những giá trị chung mang tính tiến bộ, cùng gặp nhau ở mẫu số chung ưu tiên hàng đầu cho phát triển kinh tế. Đó là nhân tố góp phần vào quá trình kết nối thúc đẩy mối quan hệ phát triển, cùng chủ trương thiết lập thế giới đa cực, cả hai bên đều mong muốn phát triển quan hệ song phương. Chính do chủ trương thiết lập thế giới đa cực mà mối quan hệ giữa EU và Việt Nam không chỉ dừng lại trong khuôn khổ song phương mà còn mở rộng ra khuôn khổ đa phương trong các tổ chức khu vực, liên khu vực như ASEAN, ASEM và từng nước thành viên của EU với Việt Nam tạo điều kiện cho quan hệ EU - Việt Nam phát triển. Mối quan hệ Liên minh châu Âu - Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển vì có một bộ phận khá lớn người Việt Nam được đào tạo ở các nước EU, một bộ phận đáng kể người Việt Nam định cư tại các nước EU và nhiều nước trong EU có quan hệ truyền thống với Việt Nam,... tất cả trở thành cầu nối quan trọng trong mối quan hệ EU - Việt Nam. Quan hệ Liên minh châu Âu - Việt Nam được hình thành và phát triển dựa trên nhu cầu và lợi ích của hai bên, có khả năng bổ sung cho nhau rất lớn vì EU có nền kinh tế phát triển cao, công nghệ tiên tiến, thị trường lớn, có tiềm lực lớn về 91 vốn. EU là địa chỉ cung cấp công nghệ nguồn hữu hiệu cho Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam được đánh giá là nước có nhiều tiềm năng, có nguồn tài nguyên dồi dào có thể cung cấp nguyên liệu, nhân công lao động rẻ, thị trường tiêu thụ hàng hóa với sức mua đang tăng lên và là “cửa ngõ” quan trọng của khu vực thị trường ASEAN, có nhu cầu lớn về khoa học công nghệ và vốn. Mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu với Việt Nam là mối quan hệ kết hợp đan xen vừa hợp tác vừa đấu tranh. Hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Có thể nói chính sự khác biệt đã tạo nên đấu tranh trong quá trình quan hệ. Chẳng hạn như Việt Nam chống lại luận điệu của EU coi Việt Nam vi phạm nhân quyền, Việt Nam chống lại cái Việt Nam gọi là Việt Nam chống bán phá giá một số mặt hàng. Tuy nhiên cần nhận thấy rằng đấu tranh là để hiểu nhau hơn, để hợp tác tốt hơn chứ không phải để loại trừ nhau. Ngoài ra mối quan hệ EU - Việt Nam còn có những khác biệt về trình độ phát triển và hội nhập, thể chế chính trị, văn hoá, quan điểm về dân chủ và dân quyền... Trong quan hệ kinh tế, EU và Việt Nam đã tạo lập mối quan hệ kinh tế theo hướng ổn định lâu dài và độ tin cậy cao trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Cơ cấu kinh tế Việt Nam và cơ cấu kinh tế nhiều nước châu Âu có tính bổ sung nhau nhiều hơn tính cạnh tranh xét trên tổng thể. Những mặt hàng mà các nước EU có thế mạnh và có tính cạnh tranh cao hầu hết thuộc các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo, hóa chất, giao thông vận tải, hàng không, dược phẩm, mỹ phẩm cao cấp, thực phẩm, đồ uống và dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng lớn Đây là những sản phẩm Việt Nam có nhu cầu ngày càng tăng nhưng khả năng sản xuất trong nước còn hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu của EU phần lớn là cao su nguyên liệu, hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, may mặc chè, cà phê, hạt tiêu, thủy sản, là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế so với nhiều nước khác và có nguồn cung tương đối dồi dào. Tuy đặc điểm nổi bật trong thương mại hai chiều là tính bổ sung cao, ít cạnh tranh nhưng mối quan hệ này chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế của hai bên. 92 Hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU còn nghèo nàn về chủng loại, chất lượng chưa cao, mẫu mã đơn sơ, tập trung chủ yếu là hàng nông, thủy sản, dệt may, giày dép, chất lượng thấp, khả năng cạnh tranh kém so với các hàng hóa cùng loại từ nước khác. Các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém về kinh nghiệm trong thương trường, chưa chủ động và chưa có kinh nghiệm sử dụng các biện pháp marketing, quảng cáo xúc tiến bán hàng. Chính sách thương mại của Việt Nam chưa ổn định, môi trường đầu tư chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài so với các nước khác. Mặc dù thị trường châu Âu rộng lớn, đa dạng có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại hàng hóa do Việt Nam sản xuất. Sức mua của người tiêu dùng châu Âu lớn và tương đối bền vững, đặc biệt là người tiêu dùng tại các nước Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Italia, Thụy Điển, Nga, Ucraina và Ba Lan Quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam được phát triển dựa trên nền tảng từ mối quan hệ truyền thống vốn có của Việt Nam với các nước thành viên EU. Trong quan hệ thương mại giữa EU- Việt Nam, các mối quan hệ hợp tác song phương giữa các nước thành viên EU với Việt Nam mang tính quyết định, do những quan hệ đặc thù giữa Việt Nam và các nước EU riêng biệt. Trong mối quan hệ thương mại này, EU coi trọng vai trò và vị trí của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, trong quan hệ hợp tác Á- Âu, tại các diễn đàn quốc tế. Việt Nam là một đối tác có nhiều tiềm năng về kinh tế, thương mại, đầu tư trong tương lai. Mặc dù quan hệ song phương giữa các nước thành viên với Việt Nam mang tính quyết định nhưng EU là một Liên minh kinh tế đang hướng tới những thể chế hợp tác chặt chẽ hơn không những trong kinh tế mà cả về chính trị và an ninh quốc phòng. Các thể chế của EU ngày càng chặt chẽ và ràng buộc các nước thành viên. EU thực hiện một ý tưởng “thống nhất trong đa dạng” nhằm phát triển kinh tế- xã hội của từng nước và toàn khu vực. Do vậy, quan hệ thương mại giữa EU- Việt Nam cũng mang tính tương đối ổn định. Chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam trong thời gian đầu chủ yếu dựa trên cơ sở xếp Việt Nam vào danh sách những nước thực hiện chính sách độc quyền ngoại thương, gần như không được hưởng các ưu đãi của EU dành cho các 93 nước đang phát triển. Sau khi các hiệp định nói trên được ký kết, quan hệ thương mại giữa EU- Việt Nam đã chuyển biến về chất, từ chế độ đơn phương định đoạt chính sách, biện pháp quản lý xuất nhập khẩu sang cơ chế đàm phán thỏa thuận, hợp tác và dành cho nhau ưu đãi MFN. Quan hệ thương mại giữa hai bên bước sang một thời kỳ mới, EU và Việt Nam là đối tác tin cậy của nhau, phát triển một cách toàn diện nhằm phục vụ tốt nhất cho lợi ích, cho sự phát triển lâu dài và bền vững của cả hai bên. Quan hệ thương mại giữa EU- Việt Nam cũng có tính hạn chế làm giảm tính hiệu quả trong phát triển quan hệ thương mại giữa hai bên. Chính sách thương mại- đầu tư của EU chủ yếu nhằm vào thị trường truyền thống có tính chiến lược là châu Âu, châu Mỹ và châu Phi- Địa Trung Hải. Với các nước trong đó có Việt Nam, cơ sở thương mại của EU mới hình thành rõ nét gần đây và đang trong quá trình xem xét thể nghiệm, khai thác. Ngoài ra, do tác động từ những yếu tố khác như chính sách “hướng nội của EU, vị trí địa lý, thói quen buôn bán, trình độ phát triển của Việt Nam, sự suy giảm về kinh tế của các nước EU, chính sách “hướng về châu Á” của EU mới được bắt đầu thì châu Á lại rơi vào khủng hoảng, làm giảm mức buôn bán và đầu tư của khu vực này. Trên lĩnh vực hợp tác đầu tư, quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư của EU vào Việt Nam còn khiêm tốn và chưa đều. Vốn đầu tư ít, chủ yếu là các dự án quy mô nhỏ, không có các dự án quy mô lớn nên vai trò của EU trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam còn quá mờ nhạt. Các dự án của EU không nhiều, vốn không lớn nhưng lại tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp, dầu khí, điện nước, xây dựng kết cấu hạ tầng, Đó là những ngành thuộc công nghệ cao, sản phẩm sạch tận dụng ưu thế về khoa học kỹ thuật, hàm lượng chất xám lớn, có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới rất cần cho kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài của các nước thành viên EU chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của các nước công nghiệp phát triển hàng đầu này. Chính sách đầu tư của các công ty EU có những điểm khác với mong muốn của Việt Nam, lợi ích của hai bên chưa trùng nhau. Đầu tư của EU tập trung vào 94 những lĩnh vực dịch vụ, công nghệ cao, chế biến sâu. Họ cần những thị trường có sức mua lớn, tính liên kết thị trường cao. Còn Việt Nam là thị trường lớn nhưng thu nhập bình quân sức mua của thị trường không lớn lắm. Chất lượng thấp không hấp dẫn các nhà đầu tư EU. Độ “mở” trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam vẫn còn rất n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_09_4870939622_6096_1871540.pdf
Tài liệu liên quan