MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . 1
LỜI CẢM ƠN . 2
MỤC LỤC . 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 5
MỞ ĐẦU. 6
1. Lí do chọn đề tài.6
2. Mục đích nghiên cứu .7
3. Lịch sử đề tài .8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .11
5. Phương pháp nghiên cứu .12
6. Đóng góp của luận văn .12
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨHAI. 13
1.1. So sánh lực lượng quốc tế có sự thay đổi.13
1.2. Sự tan rã của khối đồng minh chống phát xít .17
1.3. Sự ra đời hệ thống xã hội chủ nghĩa.17
1.4. Cách mạng khoa học kĩ thuật bùng nổ .19
CHƯƠNG 2: NGUỒN GỐC CHIẾN TRANH LẠNH (1): SỰ TAN RÃ QUAN
HỆ ĐỒNG MINH LIÊN XÔ – HOA KỲ (1945 - 1947). 24
2.1. Nguồn gốc Chiến tranh lạnh thông qua mối quan hệ Liên Xô- Hoa Kỳ ở châu
Âu trước và trong Chiến tranh thế giới thứ hai.24
2.1.1. Quan hệ Liên Xô – Hoa Kỳ trước Chiến tranh thế giới thứ hai.24
2.1.2. Quan hệ đồng minh Liên Xô – Hoa Kỳ trong chiến tranh thế giới thứ hai ( 1942-1945).26
2.2. Nguồn gốc Chiến tranh lạnh thông qua mối quan hệ Liên Xô – Hoa Kỳ ở Châu
Âu (1945-1947) .38
2.2.1. Sự mở rộng quyền lực của Liên Xô ở châu Âu.38
2.2.2. Khởi xướng Chiến lược ngăn chặn của Hoa Kỳ .41
2.2.3. Quan hệ tan vỡ Liên Xô – Hoa Kỳ 1947.45
CHƯƠNG 3: NGUỒN GỐC CHIẾN TRANH LẠNH (2): SỰ HÌNH THÀNH
HAI HỆ THỐNG ĐỐI ĐẦU XHCN VÀ TBCN (1948-1950). 57
3.1. Tình hình châu Âu những năm 1948-1950 .57
3.2. Cầu không vận Berlin và quá trình thành lập hai nhà nước Đức.58
3.2.1. Cầu không vận Berlin.584
3.2.2. Quá trình thành lập hai nhà nước Đức .61
3.3. Nổ lực cân bằng quyền lực của Liên Xô ở Châu Âu.62
3.3.1. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).62
3.3.2. Liên Xô phát triển bom nguyên tử .63
3.4. Hoa Kỳ tăng cường tìm kiếm liên minh quân sự .66
3.4.1. Sự thành lập khối quân sự NATO .66
3.4.2.Văn kiện NSC-68 .68
KẾT LUẬN . 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 72
PHỤ LỤC . 76
82 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ Liên Xô – Hoa Kỳ và nguồn gốc chiến tranh lạnh ở Châu Âu (1945- 1950), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át để Dairen, được phối hợp điều hành bởi việc thành lập một công ty chung của
Liên Xô-Trung Quốc, điều này được hiểu rằng lợi ích ưu việt của Liên Xô sẽ được bảo vệ
và rằng Trung Quốc sẽ giữ lại chủ quyền ở Mãn Châu.
Thứ ba, Quần đảo Kurile sẽ được bàn giao cho Liên Xô.
Vì vậy từ những điều kiện có lợi nêu trên, Stalin hứa Liên Xô sẽ tham gia cuộc chiến ở
Thái Bình Dương, trở lại cho các khu vực chiếm đóng ở Bắc Triều Tiên và Mãn Châu. Liên
Xô cũng đồng ý gia nhập tổ chức Liên Hiệp Quốc. Như vậy, vì lợi ích chung có liên quan
trực tiếp tới nền hòa bình, an ninh và trật tự thế giới mới sau chiến tranh nên cuối cùng lãnh
đạo chính phủ ba cường quốc tham gia hội nghị cũng đã đạt được sự đồng thuận trên một số
vấn đề : Vấn đề Đức, Vấn đề Ba Lan, Vấn đề tham chiến chống Nhật.
Cũng tại Hội nghị thượng đỉnh tại Yalta, ba cường quốc đã cùng nhau phân chia khu
vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á sau chiến tranh. Cụ thể :
Ở châu Âu: Quân đội Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát Đông Đức và Đông Béclin.
Quân đội Hoa Kỳ, Anh và Pháp chiếm đóng và kiểm soát Tây Đức, Tây Béclin, Italia và
một số nước Tây Âu khác. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô; vùng Tây
Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Hoa Kỳ, trong đó Áo và Phần Lan trở thành những nước
trung lập.
Ở châu Á: Do việc Liên Xô chấp nhận tham chiến chống Nhật, Hoa Kỳ và Anh đã
chấp nhận những yêu cầu của Liên Xô: duy trì nguyên trạng của CHND Mông Cổ; trả lại
cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và quần đảo Curin bị Nhật chiếm từ sau chiến tranh
Nga - Nhật (1904-1905); quân đội Hoa Kỳ chiếm đóng Nhật Bản; trả lại cho Trung Quốc
quần đảo Bành Hồ và Mãn Châu bị Nhật chiếm từ sau năm 1895; quân đội Liên Xô và Hoa
Kỳ rút khỏi Trung Quốc; Trung Quốc tiến tới thành lập một chính phủ liên hiệp có sự tham
gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc; Hoa Kỳ có quyền lợi ở Trung Quốc; Triều Tiên sẽ trở
thành một nước độc lập, nhưng trước mắt quân đội Liên Xô và Hoa Kỳ chia nhau kiểm soát
Bắc và Nam vĩ tuyến 38; các vùng lãnh thổ còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á và
Tây Á) vẫn thuộc phạm vi truyền thống của các nước phương Tây.
Có thể thấy, những kết quả đạt được giữa Liên Xô, Anh và Hoa Kỳ tại Yalta vào tháng
2 năm 1945 không chỉ thiết lập một sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các nước thuộc phe Đồng
minh trong cuộc chiến tranh chống lại chủ nghĩa phát xít ở giai đoạn cuối cùng mà còn đặt
34
những cơ sở có tính chất nền tảng cho việc hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến
tranh mà lịch sử gọi là Trật tự hai cực Yalta do Liên Xô và Hoa Kỳ đứng đầu mỗi cực với
các khu ảnh hưởng của mỗi nước.
Hội nghị Yalta được các chính khách phương Tây đánh giá là Hội nghị thành công
nhất của các cường quốc Đồng minh, mặc dù có một số bất đồng. Thủ tướng Anh Churchill
tỏ ra vô cùng phấn khởi khi nhớ lại sự kiện này:
“ Thay mặt Chính phủ tôi gửi đến bạn lòng biết ơn đối với tất cả các khách sạn và tình
bạn đến phái đoàn Anh tại Hội nghị Crimea Không có cuộc họp nào trước đó đã cho thấy
như vậy, rõ ràng các kết quả có thể đạt được khi ba người đứng đầu chính phủ đáp ứng đầy
đủ các ý định để đối mặt với những khó khăn và giải quyết chúng.Tôi đang giải quyết,
như tôi chắc chắn Tổng thống và bạn sẽ được giải quyết, rằng quan hệ hữu nghị và hợp tác
thành lập ”. [31]
Winston Churchill gửi 17 tháng 2 năm 1945, cảm ơn Stalin cho 'hiếu khách và tình
bạn' tại Hội nghị Yalta.
Hội nghị Potsdam
Ngay tại Hội nghị Yalta tháng 2 năm 1945, đã có dấu hiệu của bất đồng, của cuộc
xung đột. Cuộc chiến vẫn còn xảy ra, nhưng nó đã rõ ràng rằng Hitler sẽ bị đánh bại, do đó,
các đồng minh đã gặp nhau để quyết định làm thế nào họ sẽ tổ chức châu Âu sau chiến
tranh. Thật dễ dàng để đồng ý để mang lại chiến tranh Đức Quốc xã-tên tội phạm ra xét xử,
thừa nhận Nga vào Liên Hiệp Quốc, và phân chia Đức thành bốn khu, chiếm đóng Anh,
Pháp, Hoa Kỳ và Liên Xô.
Tuy nhiên, căng thẳng về hai điều: thứ nhất, chính phủ được thiết lập ở Đông Âu, đặc
biệt là Ba Lan (cuối cùng những đồng minh của bản Tuyên ngôn giải phóng châu Âu đồng ý
thiết lập các quốc gia dân chủ và tự quản, việc tổ chức các cuộc bầu cử tự do càng sớm càng
tốt, tự họ lựa chọn chế độ). Thứ hai xung đột bồi thường chiến tranh và đã bị hoãn lại bằng
cách đồng ý thiết lập một ủy ban để xem xét vấn đề.
Các bất đồng đó tiếp tục được đưa ra tranh luận tại Hội nghị Potsdam, đây là hội nghị
thứ hai được các nước đồng minh tổ chức. Hội nghị diễn ra từ ngày 17-07 đến ngày 02-08-
1945 tại Potsdam với sự tham dự của các vị đứng đầu nhà nước và chính phủ ba đại cường
quốc : Liên Xô ( Đại nguyên soái I.Stalin), Hoa Kỳ (Tổng thống Truman) và Anh (Thủ
tướng Churchill). Hội nghị triệu tập trong hoàn cảnh tình hình có nhiều thay đổi khác trước.
Khi cả ba gặp nhau tại Potsdam tháng 7 năm 1945, lúc này phát xít Đức đã bị đánh bại.
35
Ngoài ra Roosevelt người có thiện cảm với Stalin đã qua đời và kế nhiệm là Tổng thống
Truman, người đã tích cực chống Cộng, và Hoa Kỳ đã chế tạo thành công bom nguyên tử,
độc quyền vũ khí hạt nhân (khi Liên Xô chưa có) đồng nghĩa Truman không cần sự giúp đỡ
của Stalin tại Nhật Bản. Và Truman đã có thái độ cứng rắn đối với Stalin. Thủ tướng
Churchill đã nói : “ Bây giờ tôi biết những gì đã xảy ra với Truman ngày hôm qua. Tôi
không thể hiểu được nó. Khi đã đến cuộc họp sau khi đã đọc báo cáo này, ông là một người
đàn ông thay đổi”. Churchill, nói chuyện vào ngày 22 tháng 7 - về hành vi của Truman vào
ngày hôm đó (tức là ngày sau khi ông đã phát hiện ra về bom nguyên tử).
Như vậy, cán cân quyền lực đã nghiêng về phía Hoa Kỳ. Stalin đã ra lệnh cho các nhà
lãnh đạo không cộng sản ở Ba Lan bị bắt. Trong hoàn cảnh đó, tại hội nghị cả ba cường
quốc đã trao đổi các vấn đề quan trọng và không khí căng thẳng :
Thứ nhất, tương lai của Đức và vấn đề bồi thường chiến tranh
Thứ hai, vấn đề Ba Lan và biên giới phía Đông của Ba Lan
Thứ ba, về số phận của các nước Đồng minh hay chư hầu của Đức quốc xã.
Thứ tư, về kết thúc chiến tranh tại Nhật.
Tại Potsdam, những căng thẳng bên dưới Yalta về vấn đề Đông Âu và bồi thường
chiến tranh đã tiếp tục tranh luận, xảy ra bất đồng, xung đột giữa ba cường quốc Hoa Kỳ,
Anh và Liên Xô. Mặc dù vậy cả ba cường quốc đã thống nhất các Nghị định thư sau đây :
+ Thiết lập các khu vực chiếm đóng bốn nước tại Đức. Đảng Quốc Xã, chính phủ và
pháp luật đã bị phá hủy, loại bỏ các học thuyết phát xít và chủ nghĩa quân phiệt, làm cho
Đức có thể phát triển thành công các ý tưởng dân chủ.
+ Để đưa tội phạm Đức Quốc xã ra xét xử.
+ Công nhận Chính phủ lâm thời Thống nhất Quốc gia Ba Lan và tổ chức các cuộc
bầu cử tự do và tự do càng sớm càng tốt.
+ Liên Xô được phép bồi thường chiến tranh, và 10% của các thiết bị công nghiệp của
các khu vực phía tây.
Về vấn đề Nhật Bản : Ngày 27-07-1945 giữa lúc Hội nghị đang diễn ra, một bản
tuyên cáo mang chữ ký của tổng thống Hoa Kỳ H.Truman, thủ tướng Anh Clement và người
đứng đầu nhà nước Trung Hoa Tưởng Giới Thạch đã công bố với sự đồng ý của I.Stalin.
Tuyên cáo nhấn mạnh Nhật phải đầu hàng vô điều kiện, nếu không “sẽ bị hủy diệt nhanh
chóng và hoàn toàn”. Tuyên cáo nêu rõ chính sách của các nước Đồng minh đối với Nhật sẽ
là :
36
+ Vĩnh viễn loại trừ chủ nghĩa quân phiệt và xây dựng một chế độ mới, hòa bình, an
ninh và công lý.
+ Lãnh thổ Nhật sẽ chỉ còn lại 4 đảo lớn là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikokai
và các đảo nhỏ kề bên.
+ Các tội phạm chiến tranh sẽ bị trừng phạt.
+ Các quyền tự do ngôn luận, tư tưởng, tôn giáo và những quyền cơ bản khác của
con người sẽ được tôn trọng.
+ Các nội dung của Tuyên bố Cairo phải được thực hiện.
+ Nhật phải bồi thường chiến tranh và giải tán nền công nghiệp chiến tranh.
+ Quân đội Nhật phải bị giải giáp hoàn toàn.
+ Lực lượng Đồng minh sẽ chiếm đóng Nhật cho đến khia những chính sách trên
được hoàn thành và cho đến lúc “ một chính phủ có xu hướng hòa bình và có trách nhiệm
được thành lập phù hợp với ý nguyện được tự do bày tỏ của nhân dân Nhật.
Tổng thống Truman trình bày thỏa thuận nêu ra trong nghị định thư như là một thỏa
hiệp, nhưng trong thực tế, các nước Đồng minh đã công khai không đồng ý về các vấn đề :
Thứ nhất, cách thức chi tiết làm thế nào để phân chia Đức.
Thứ hai, không đồng ý về bồi thường chiến tranh. Stalin muốn bồi thường từ Đức bởi
vì 20 triệu người đã bị chết trong chiến tranh nhưng Truman không đồng ý.
Thứ ba, Hoa Kỳ và Anh không đồng ý chính sách của Liên Xô ở Đông Âu, tạo
ra sự ảnh hưởng của Liên Xô đối với các nước Đông Âu..
Nghị định thư đã nhất trí tại Potsdam chỉ đơn thuần lặp lại các thỏa thuận tại Hội nghị
Yalta, ngoại trừ rằng Liên Xô được phép để bồi thường chiến tranh từ vùng Xô, và 10% của
các thiết bị công nghiệp của các khu vực phía tây.
Hai hội nghị được tổ chức thời hậu chiến đã góp phần làm cho quan hệ Liên Xô và
Hoa Kỳ ngày càng căng thẳng, bất đồng, không tìm thấy tiếng nói chung khi sự khác biệt
giữa ý thức hệ quá lớn. Nó báo hiệu sự tan vỡ quan hệ đồng minh thời chiến Liên Xô – Hoa
Kỳ chuyển sang đối đầu. Và hai hội nghị Yalta và Potsdam đã xác lập địa vị ưu thế của Liên
Xô- Hoa Kỳ, rằng sau khi chiến tranh kết thúc chỉ còn lại hai cường quốc tồn tại là Liên Xô
và Hoa Kỳ. Như vậy, góp phần tạo ra cục diện lưỡng cực sau chiến tranh thế giới thứ hai.
2.1.2.4. Hiroshima - phá vỡ quan hệ đồng minh Liên Xô và Hoa Kỳ
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Hoa Kỳ và Liên Xô trở thành đồng
minh của nhau, cùng chống kẻ thù nguy hiểm nhất là phát xít Đức. Sau chiến tranh quan hệ
37
đồng minh thời chiến nhanh chóng chuyển sang quan hệ đối đầu, trở thành kẻ thù của nhau.
Điều này không có gì là bất ngờ, khi sự khác biệt về mọi mặt giữa hai cường quốc là khá rõ
ràng. Đặc biệt là sự đối lập nhau về ý thức hệ và an ninh, lợi ích quốc gia sau chiến tranh
của hai cường quốc là hoàn toàn trái ngược nhau. Không phải đợi đến khi Chiến tranh thế
giới thứ hai kết thúc, mà ngay khi chiến tranh vẫn còn đang tiếp diễn, thì sự nghi ngờ thiếu
tin cậy giữa chính phủ hai nước đã thể hiện khá rõ ràng. Một trong các nguyên nhân góp
phần phá vỡ quan hệ đồng minh hai nước sau chiến tranh bắt nguồn từ sự kiện Hiroshima ở
Nhật Bản.
Có lẽ người dân cả thế giới nói chung và người dân Nhật Bản nói riêng chẳng bao giờ
quên sự kiện ngày 6-8-1945 và 9-8-1945. Hoa Kỳ đã làm cả thế giới chấn động bằng việc
ném bom nguyên tử vào hai thành phố lớn của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki khiến
hàng trăm ngàn dân thường thiệt mạng.
Sau khi hai quả bom được ném xuống, chứng tỏ nhiệm vụ hòa giải của Liên Xô đã
không thành và đồng minh muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Nhật Bản. Thiên
Hoàng đã chấp nhận tiếp thu Tuyên ngôn Potsdam với lí do: “phía Nhật căn bản chưa
chuẩn bị xong “bản thổ quyết chiến”, nếu cứ mù quáng quyết chiến thì “tất sẽ dẫn đến sự
vong quốc diệt chủng của dân tộc”, Trẫm “vẫn còn muốn truyền lại cho con cháu đời sau
cái gọi là quốc gia Nhật Bản”.[5]
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số lí do thúc đẩy tổng thống Truman quyết định sử
dụng vũ khí giết người hàng loạt:
Thứ nhất, Truman muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh trước khi Liên Xô có thể
thực hiện điều đó.
Thứ hai, Việc ném bom để Nhật Bản hoảng sợ và nhanh chóng đầu hàng.
Thứ ba, dù không nói nhưng qua việc ném bom Truman muốn chứng tỏ sức mạnh của
Hoa Kỳ trước Stalin, muốn gây ấn tượng với Liên Xô và khẳng định ưu thế lãnh đạo thế
giới sau chiến tranh. Điều này không tránh khỏi sự nghi ngờ và đề phòng của Stalin, vốn dĩ
Stalin là người có tính đa nghi. Stalin không phải là không nhận thức được ẩn ý sâu xa của
việc Hoa Kỳ quyết định sử dụng hai quả bom nguyên tử.
Trước tiên, Stalin tỏ ra thái độ tức giận vì Truman đã không nói với ông ấy về bom
nguyên tử. Truman có đề cập với Stalin về bom nguyên tử vào ngày 24 tháng 7 nhưng
không đi thẳng vấn đề chỉ đề cập rằng “Hoa Kỳ đã có một vũ khí mới có sức công phá
khủng khiếp”. Thứ đến, Stalin nghi ngờ hành động ném bom của Mỹ xuống Hiroshima và
38
Nagasaki là nhầm vào Liên Xô hơn là Nhật Bản, Stalin nói với Molotov rằng : "Họ đang
giết chết Nhật Bản và đe dọa chúng ta" . Stalin đã lên kế hoạch cho các nhà khoa học Liên
Xô phát triển vũ khí hạt nhân của mình, rõ ràng bom nguyên tử đã kích động một cuộc chạy
đua vũ khí hạt nhân trong Chiến tranh lạnh. Sau đó, trong tháng 2 năm 1946, Stalin đã có
bài phát biểu nổi tiếng cáo buộc Mỹ sử dụng lợi thế hạt nhân của mình cho việc bảo vệ chủ
nghĩa đế quốc.
Bom thay đổi thái độ của Hoa Kỳ, việc Hoa Kỳ giữ độc quyền vũ khí hạt nhân, và vì
thế vai trò của Hoa Kỳ tại các Hội nghị thời hậu chiến trở nên vững chắc hơn. Tổng thống
Truman ném bom ở Hiroshima để nhanh chóng kết thúc chiến tranh tại Nhật Bản trước khi
Stalin có cơ hội để kết thúc chiến tranh ở Thái Bình Dương.
Như vậy bom nguyên tử đã làm cho quan hệ đồng minh Liên Xô- Hoa Kỳ trở nên
căng thẳng và bị phá vỡ ngay sau khi chiến tranh kết thúc. Chiến tranh thế giới thứ hai kết
thúc, mâu thuẩn giữa Hoa Kỳ và đồng minh phương Tây với Liên Xô lại trở thành mâu
thuẩn cơ bản nhất. Bom nguyên tử là cú sút cuối cùng kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai
thì nó cũng báo hiệu một cuộc chiến tranh mới sẽ bắt đầu, nếu chiến tranh xảy ra thì đó là
cuộc chiến tranh hạt nhân, hủy diệt cả nhân loại. Do đó, hai siêu cường quốc chỉ dừng lại ở
cuộc chiến tranh được gọi là “Chiến tranh lạnh”.
2.2. Nguồn gốc Chiến tranh lạnh thông qua mối quan hệ Liên Xô – Hoa Kỳ ở
Châu Âu (1945-1947)
2.2.1. Sự mở rộng quyền lực của Liên Xô ở châu Âu
Sau chiến tranh thế giới thứ hai lãnh thổ của Liên Xô được mở rộng đáng kể. Trong đó
liên quan đến nghị định thư phân chia phạm vi ảnh hưởng Xô-Đức (23-08-1939), Liên Xô
đã giành lại được phần lớn lãnh thổ tách khỏi nước Nga thời kì nội chiến ( 1918 – 1920) và
sát nhập những lãnh thổ gần kề nhờ vai trò giải phóng của Hồng quân Liên Xô ở các nước
này. Nó lí giải tại sao, ở những nước gần kề Liên Xô lại tồn tại lực lượng Hồng quân đông
đảo. Có thể nói, đây là thời kì Liên Xô tiến hành xây dựng đế chế của mình. Đặc biệt là kế
hoạch xây dựng Đông Âu thành lá chắn bảo vệ Liên Xô từ phía Tây.
Nếu như sức mạnh của đế quốc Hoa Kỳ và Anh được tạo nên chủ yếu bằng sức mạnh
hàng hải dựa trên thương mại và thương mại thì Liên bang Nga lại là một quyền lực được
tạo dựng trên đất liền, mở rộng từ trung tâm trong một quá trình bồi tụ lãnh thổ. Do đó trong
suốt thế kỷ 19, cải thiện khả năng tiếp cận hàng hải của Nga là một mục tiêu lâu năm trong
39
chính sách đối ngoại của các Sa hoàng. Mặc dù Nga có kích thước rộng lớn, nhưng con
đường hàng ngàn dặm vươn ra bờ biển đã bị đóng kín hầu hết năm nay, hoặc đi ra các đại
dương phải thông qua eo biển kiểm soát bởi các cường quốc khác, đặc biệt là ở Biển Baltic
và Biển đen. Người Anh đã nhìn thấy điều đó kể từ Chiến tranh Crimean vào những năm
1850 để giảm ảnh hưởng của Nga tại các bờ biển của Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ, người đàn ông
"bệnh hoạn của châu Âu." Với việc hoàn thành kênh đào Suez vào năm 1869, các khách
hàng tiềm năng của Nga thu giữ một phần của bờ biển Ottoman trên Địa Trung Hải, có khả
năng đe dọa đường thủy chiến lược, là mối quan tâm lớn đối với người Anh. Anh cũng sợ
hãi về lãnh thổ của Nga hoàng, mở rộng đế chế ở Trung Á đến Ấn Độ, gây ra một loạt các
cuộc xung đột giữa hai cường quốc ở Afghanistan, được gọi là The Great Game. Theo
Wisconsin, sự mở rộng nhằm bảo vệ an ninh biên giới của Nga hơn là chinh phục ảnh
hưởng của phương Tây. Anh lo ngại việc mở rộng của Nga, tuy nhiên, giảm xuống sau thất
bại tuyệt đẹp của Nga trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật năm 1905.
Rõ ràng, suốt thế kỉ XIX các Nga hoàng đã nổ lực theo đuổi chính sách vươn ra biển,
nhưng đó là nhằm mục đích an ninh được thúc đẩy bởi biên giới dễ bị tổn thương của Nga.
Sang thế kỉ XX, Liên Xô lại kiên trì theo đuổi học thuyết “Vùng Đất Trung Tâm”
(Heartland) để ra sức mở rộng phạm vi ảnh hưởng tín ngưỡng ý thức hệ ở những khu vực
mà khả năng cho phép xây dựng và duy trì chế độ giống như mình. Đặc biệt, sau chiến tranh
một khoảng trống quyền lực đã được hình thành ở châu Âu. Cả Liên Xô và Hoa Kỳ đều
muốn lấp đầy khoảng trống quyền lực đó. Giống như Stalin nói với đoàn đại biểu của Đảng
Cộng sản Nam Tư vào tháng 4-1945:
“Chiến tranh lần này và trước kia là khác nhau: bất luận ai chiếm lĩnh đất đai thì đều
áp đặt chế độ của mình ở đó. Không thể làm khác hơn.”. Và chỉ lên bản đồ châu Âu với
Liên Xô và Đông Âu được tô màu đỏ, ông nói tiếp : “Chẳng đời nào họ chịu chấp nhận một
khoảng rộng lớn như vậy bị loại bỏ. Chẳng đời nào. Chẳng đời nào”.[3, 21]
Qua lời phát biểu, Stalin đã thể hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ và mở rộng ảnh
hưởng trên phạm vi thế giới. Đồng nghĩa tranh giành ảnh hưởng đối với Hoa Kỳ và đồng
minh phương Tây.
Ngay trong chiến tranh, Stalin đã tính đến kế hoạch xây dựng Đông Âu thành lá chắn,
bảo vệ biên giới phía Tây của Liên Xô trước cuộc tấn công của bất kì cường quốc nào từ
phương Tây. Có lẽ, Stalin đã không quên sự kiện năm 1918 liên quân 14 nước kéo quân vào
lãnh thổ nhằm bóp nghẹt chính quyền Xô Viết và cuộc tấn công của phát xít Đức năm 1941.
40
Đặc biệt trong chiến tranh thế giới thứ hai, tất cả các nước Đông Âu bị Đức chiếm và trở
thành nơi xuất phát hoặc chư hầu của Đức và trở thành phụ trợ cho cuộc chiến của Đức vào
Liên Xô. Điều đó không tránh khỏi sự lo ngại của Stalin. Bắt đầu từ khoảng năm 1944,
Hồng quân Liên Xô đã tiến hành phản công trên quy mô lớn, giải phóng phần lớn lãnh thổ,
thu lại được những lãnh thổ đã bị mất trong thời kỳ đầu chiến tranh, và tiến mạnh ra ngoài
biên giới.Trong quá trình phát triển ra bên ngoài, Hồng quân Liên Xô đã giúp đỡ những
Đảng Cộng sản ở những nơi đó thành lập chính quyền ủng hộ lực lượng tiến bộ. Với vai trò
to lớn giải phóng các nước Đông Âu khỏi ách phát xít, sự hiện diện đông đảo Hồng quân
Liên Xô tại các nước này, rõ ràng rằng Stalin đã vạch sẵn chế độ mà Đông Âu phải chọn.
Kế hoạch của Liên Xô ở Đông Âu đã thành hiện thực, thời kỳ sau chiến tranh Hồng
quân Liên Xô đã giúp đỡ các nước Đông Âu như: Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumani xây dựng
chính quyền dân chủ nhân dân, Đảng Cộng sản Nam Tư và Anbania trong quá trình lập
chính quyền cũng được Liên Xô giúp đỡ. Trong các chính phủ liên minh này, người của
Đảng Cộng sản luôn nắm giữ vị trí then chốt. Tính đến tháng 4/1947 những người Cộng sản
đã giành ưu thế quyền lực như ở Bulgaria, ở Hungary, Ba Lan, Albania, Nam Tư. Riêng ở
Tiệp Khắc, Đông Đức, Romania những người Cộng sản đang tiến nhanh đến chỗ nắm trọn
quyền lực. Đương nhiên sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô đối với các nước Đông Âu, trên một
mức độ rất lớn là tính đến lợi ích dân tộc của bản thân, nhưng không thể loại trừ trong đó có
động cơ bành trướng, xây dựng đế chế, phạm vị quyền lực thông qua công cụ là Đảng Cộng
sản và Hồng quân Liên Xô đủ sức đối đầu với bất kì cường quốc nào trên thế giới. Kế hoạch
của Stalin đương nhiên vấp phải sự chống đối của Hoa Kỳ và phương Tây, vì vi phạm
“Tuyên ngôn giải phóng châu Âu” nhưng trên mức độ nào đó buộc chấp nhận, không thể từ
chối vì sự hiện diện đông đảo Hồng quân Liên Xô ở khu vực này. Và chính ở đây góp thêm
một bất đồng dẫn đến tan vỡ trong quan hệ đồng minh Liên Xô- Hoa Kỳ sau chiến tranh.
Không chỉ mở rộng quyền lực ở Đông Âu, Stalin còn mở rộng quyền lực và ảnh hưởng
ra bên ngoài châu Âu, cụ thể là Triều Tiên và Trung Quốc. Sự ra đời của nước Cộng hoà
dân chủ Nhân dân Triều Tiên, trên một mức độ rất lớn, đó chính là kết quả của sự mở rộng
đến bán đảo Triều Tiên của Hồng quân Liên Xô. Stalin trong thời chiến đã từng có quan hệ
trao đổi với Hoa Kỳ, coi Trung Quốc nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Hoa Kỳ, hơn nữa
còn nghi ngờ và không tin tưởng những người của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng
cùng với sự phát triển của tình hình Trung Quốc, thì Liên Xô lại dành một số sự giúp đỡ cho
Đảng Cộng sản Trung Quốc, như sau khi Hồng quân Liên Xô chiếm được vùng Đông Bắc
41
Trung Quốc, trên một mức độ nhất định đã ủng hộ Đảng Cộng sản ở Đông Bắc, và giao cho
quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc một số lượng lớn trang bị vũ khí, khiến cho quân
đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở vùng Đông Bắc trở thành một đội quân có trang bị tốt
nhất trong các khu giải phóng cả nước. Đối với các Đảng Cộng sản Tây Âu, Liên Xô lại
không giành sự trợ giúp nào.
2.2.2. Khởi xướng Chiến lược ngăn chặn của Hoa Kỳ
Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và kéo dài trong
suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh phần lớn chịu ảnh hưởng của hai cố vấn đó là một quan chức
Đại sứ quán Mỹ tại Moscow George F. Kennan và Luật sư, sĩ quan hải quân Clark Clifford.
Kennan và Clifford là hai cố vấn quan trọng, có sức chi phối và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ
đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong suốt thời kì Chiến tranh lạnh. Hai ông đã có
những bài báo cáo quan trọng về giải thích động thái, phân tích hành vi của Liên Xô sau
Chiến tranh thế giới thứ hai và đưa ra khuyến nghị với Truman để đối phó với hành vi của
Liên Xô.
Trong đó, Kennan với báo cáo năm 1946 giải thích động thái chính sách đối ngoại của
Liên Xô sau chiến tranh mang tên “Long Telegram”, ông cũng chính là người khởi xướng
“Chính sách ngăn chặn” được thực hiện bởi Truman. Và người thứ hai là Clark Clifford với
báo cáo phân tích hành vi sau chiến tranh của Liên Xô và đưa ra khuyến nghị với Truman
để đối phó với hành vi của Liên Xô với tựa đề “Quan hệ Hoa Kỳ với Liên Xô”.
George F. Kennan (1904 – 2005) tốt nghiệp từ Đại học Princeton vào năm 1925 và sau
đó làm việc cho Bộ ngoại giao Hoa Kỳ như là một chuyên gia về Liên Xô. Ông đã dành
phần lớn thời gian của những năm 1930 gắn liền với Đại sứ quán Mỹ ở Moscow, nơi ông
trực tiếp chứng kiến hoạt động nội bộ của Liên Xô, bao gồm các chương trình thử nghiệm,
trong đó Stalin lên án hàng ngàn các đối thủ chính trị bị nghi ngờ cho đến chết. Kinh
nghiệm này thuyết phục Kennan rằng có ít hy vọng cho sự hợp tác lâu dài giữa Liên Xô và
phương Tây. Trong tháng 5 năm 1944, ông đã được bổ nhiệm làm phó giám đốc của sứ
quán Hoa Kỳ tại Moscow. So với Clark Clifford, Kennan là người cố vấn am hiểu về Liên
Xô. Ngày 22 tháng 2 năm 1946 ông đã gửi thông điệp đến Bộ trưởng ngoại giao trong đó
giải thích động thái chính sách đối ngoại của Liên Xô, cũng như đưa ra quan điểm của ông
về lý do Liên Xô hành xử như vậy. Thông điệp này nhanh chóng được đặt tên là “Long
Telegram”. Điện tín này được chứng minh là có ảnh hưởng lớn trong số rất nhiều các cố vấn
chính sách đối ngoại của Truman.
42
Ông giải thích động thái của Liên Xô sau chiến tranh. Thứ nhất nó không đại diện cho
quan điểm của nhân dân Nga. Thứ hai là chỉ ra rằng đường lối của Đảng Liên Xô không dựa
trên bất kỳ mục tiêu, phân tích tình hình bên ngoài biên giới Liên Xô mà nó phát sinh chủ
yếu từ nhu cầu cơ bản bên trong Liên Xô đã tồn tại trước chiến tranh. Đó là truyền thống và
bản năng bất an của Liên Xô. Ban đầu là bất an của một dân tộc nông nghiệp hòa bình cố
gắng để tiếp xúc với đồng bằng trong khu phố của các dân tộc du mục khốc liệt. Các khu
phố của “dân tộc du mục” được hiểu là các nước phương Tây, mà Liên Xô đã tiếp xúc với
nền kinh tế tiên tiến phương Tây, và sợ có thẩm quyền và mạnh hơn nên cảm có cảm giác
bất an. Thứ hai là bất an từ nhà lãnh đạo Liên Xô, vì nhà lãnh đạo Liên Xô đã cảm nhận
quyền lực của họ không thể so sánh với hệ thống chính trị của các nước phương Tây. Vì lí
do này, Liên Xô luôn sợ sự xâm nhập nước ngoài, sợ tiếp xúc trực tiếp giữa thế giới phương
Tây và Liên Xô. Vì vậy, Kennan cho rằng các nhà lãnh đạo Liên Xô được thúc đẩy bởi nhu
cầu của quá khứ và hiện tại. Nó biện minh cho sự gia tăng của quân đội và cảnh sát quyền
lực trong nước Liên Xô. Điều đó cũng đúng, Stalin luôn sợ sự tấn công từ phương Tây. Qua
đó Kennan cho rằng những hoạt động bên trong nước Liên Xô như tăng cường sức mạnh và
uy tín bằng cách phát triển công nghiệp quân sự, lực lượng vũ trang và mở rộng quyền lực
ra bên ngoài ..là nhằm gây ấn tượng bên ngoài, làm suy yếu tiềm năng chính trị và chiến
lược của các cường quốc phương Tây. Như vậy người Hoa Kỳ cũng như Kennan đã thể hiện
sự mất niềm tin đối với Stalin, rằng sẽ không có hòa bình giữa hai cường quốc và làm cho
quan hệ Hoa Kỳ- Liên Xô trở nên xấu đi. Như Kennan đã khẳng định về lâu dài không thể
sống chung hòa bình vĩnh viễn.
Xuất phát từ sự ngờ vực và mất niềm tin, Kennan đặt ra vấn đề đối phó với Liên Xô,
và xem đây là nhiệm vụ lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ phải đối mặt và
ông khẳng định : “Tôi tin rằng vấn đề là trong khả năng của chúng tôi để giải quyết mà
không cần đến bất kỳ cuộc xung đột quân sự” [21, 28]. Phương pháp thực hiện chiến lược
đối phó là phải thấu hiểu, phải thực hiện bởi chính phủ, phải đáp ứng tình hình trong nước,
phải xây dựng hình ảnh tích cực cho các quốc gia khác và cuối cùng phải có lòng can đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_06_11_7269433475_0206_1871550.pdf