Luận văn Quan hệ ngoại giao của triều quang trung với nhà Thanh (1788 - 1792)

MỤC LỤC

MỤC LỤC .3

DẪN LUẬN .5

1. Lý do chọn đề tài:.5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:.6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .10

4.Phương pháp nghiên cứu:.11

5.Bố cục của luận văn: .11

CHƯƠNG 1: QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG HOA TRƯỚC TRIỀU QUANG

TRUNG.12

1.1.QUAN HỆ GIỮA HAI NƯỚC TRƯỚC KHI QUÂN THANH XÂM LƯỢC NƯỚC TA:

.12

1.2. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHONG QUÂN XÂM LƯỢC THANH. .17

1.2.1. TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRƯỚC KHI QUÂN THANH XÂM LƯỢC .17

1.2.2. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHONG QUÂN XÂM LƯỢC THANH. .20

1.2.2.1. QUÂN THANH XÂM LƯỢC NƯỚC TA:.20

1.2.2.2. NGUYỄN HUỆ LÊN NGÔI HOÀNG ĐẾ, LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN

TOÀN DÂN CHỐNG XÂM LƯỢC.22

CHƯƠNG 2: QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG HOA SAU ĐẠI THẮNG QUÂN

THANH VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG THÔNG HIẾU BƯỚC ĐẦU.27

2.1. TÌNH HÌNH SAU ĐẠI THẮNG QUÂN THANH. .27

2.1.1. YÊU CẦU CỦA TRIỀU ĐẠI QUANG TRUNG TRONG QUAN HỆ VỚI NHÀ

THANH SAU CHIẾN TRANH: .27

2.1.2.NHỮNG YÊU SÁCH CỦA NHÀ THANH TRONG QUAN HỆ VỚI TRIỀU ĐẠI

QUANG TRUNG SAU CHIẾN TRANH. .29

pdf94 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ ngoại giao của triều quang trung với nhà Thanh (1788 - 1792), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần Phúc Khang An - người thay Tôn Sĩ Nghị làm tổng đốc Lưỡng Quảng, cũng chính là người từng phụ trách vấn đề quân lương cho đại quân xâm lược của Tôn Sĩ Nghị trước đây. Từng chứng kiến thất bại thảm hại của đại quân "Thiên triều" trước sự tấn công dũng mãnh của Tây Sơn, sau khi thay Tôn Sĩ Nghị làm Tổng đốc Lưỡng Quảng, theo Đại Nam chính biên liệt truyện (quyển 30 tờ 36b, 37a), Phúc Khang An đã từng nói với thuộc quan rằng: " Nam - Bắc thôi việc binh đao, đó là phúc của sinh dân, mà là điều may mắn cho quan ở bờ cõi "[3 :126]. Như vậy, Phúc Khang An đã sẩn có ý chủ hoà nên gặp chủ trương giảng hòa của Quang Trung thì rất vui mừng và đã ra sức dàn xếp . Phúc Khang An tạo điều kiện cho người của Tây Sơn tìm cách tiếp cận với Hòa Thân - cận thần tin cậy của Càn Long, nhờ Hoà Thân dùng lời lẽ thiệt hơn phân tích với vua Thanh. Hoà Thân tâu với Càn Long rằng: "Từ xưa tới giờ, Trung Quốc chưa bao giờ đắc chí ở phương Nam cả. Chính Tống, Nguyên, Minh rút cục cũng đều thua hỏng, gương ấy không xa, hãy còn trờ trờ" [8: 220]. Rốt cuộc, vua Thanh cũng chấp nhận đề nghị giảng hoà . 37 Tháng tư năm Kỷ Dậu (1789), Quang Trung cử cháu của mình là Nguyễn Quang Hiển dẫn đầu một sứ bộ sang Thanh, dâng biểu xin phong vương và triều cống: "Nghĩ lại, nước chúng tôi vừa mới gây dựng, công việc rất nhiều, chẳng ngày nào rỗi, không thể rời xa quốc thành. Cho nên kính ủy cho cháu là Nguyễn Quang Hiển đến cửa ải, thay tôi làm lễ và dâng nộp bẩm văn, trình bày rõ sự tình rồi kêu xin về việc thỉnh phong và ấn tín. (...) Kính nghĩ Đại Hoàng Đế che chở muôn nước, một lòng nhân ái với tất cả mọi người, tha thứ cái lỗi không phải do mình gây ra, ban ơn lớn cho khắp thiên hạ, để tôi may được dự vào hàng phiên thần, dâng đồ tuế cống" [44:314]. Sứ bộ Tây Sơn sang Yên Kinh được nhà Thanh đón tiếp rất long trọng. Vua Càn Long cho vẽ tranh, ghi lại cảnh Nguyễn Quang Hiển vào bệ kiến và Càn Long còn tự đề thơ lên tranh, vẫn biết, theo lệ thường trong lịch sử, mỗi khi sứ bộ các nước sang Trung Hoa thường giao dịch, làm việc với bộ Lễ, cao nhất là với thượng thư bộ Lễ... Việc sứ bộ được vào yết kiến hoàng đế Trung Hoa là nhữiig trường hợp đặc biệt hiếm hoi. Sứ bộ Nguyễn Quang Hiển được vua Càn Long cho tiếp kiến là vinh dự đặc biệt, nhất là lại còn được vua cho vẽ tranh , tự đề thơ lên tranh thì quả là một "ân sủng" vô cùng đặc biệt. Bức tranh " Ngự chế An Nam Nguyễn Huệ khiển diệt Nguyễn Quang Hiển nhập cận tứ yến đồ" (An Nam Nguyễn Huệ sai cháu là Nguyễn Quang Hiển vào ra mắt và được ban cho yến tiệc, tranh do nhà vua sai làm) là một trong sáu bức tranh trong bộ: "Bình định An Nam chiến đồ" vua Càn Long cho vẽ lại sau trận chiến năm 1790, hòng chống chế cho việc thất bại về quân sự và vớt vát "thể diện Thiên triều" qua "thành công lớn lao" về mặt ngoại giao khi Tây Sơn dâng biểu cầu hoà, xin phong vương và triều cống. (Xem thêm Phụ lục3 ). Tóm lại, không phải đợi tới khi chiến tranh kết thúc mà ngay từ khi chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống xâm lược, triều Quang Trung đã xác định được tầm quan trọng của việc tái thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà Thanh và đã có sự chủ động chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ lịch sử hệ trọng này. Nhất là trong giai đoạn đầu sau chiến tranh, dù trên địa vị người chiến thắng, Quang Trung vẫn rất mềm mỏng, dùng những biện pháp ngoại giao tích cực, chủ động xúc tiến công cuộc giảng hoà với nhà Thanh, về phía nhà Thanh, sau thất bại thảm hại ấy, dù rất căm giận, nuôi chí phục thù bằng một cuộc xâm lược mới, nhưng cũng có ý chờn, đành chấp thuận tạm thời giảng hoà với ta. 38 Càn Long đồng ý hạ chiếu bãi binh đánh Việt Nam, nhận cho Quang Trung xưng thần, nhưng theo bức thư đề tháng 5, năm Càn Long 54 (1789) gửi cho Quang Trung, Càn Long cố vớt vát "thể diện" bằng việc rá hai điều kiện: " 1. Để đền bù cái chết của đề trấn Hứa Thế Hanh, Tây Sơn phải lập cho cái đền thờ mà xuân thu trí tế viên tướng tử ứận ấy. 2. Quốc vương An Nam, sang năm, nhân dịp bát tuần khánh thọ của vua Càn Long, phải thân sang triều cận." [8:221] Phải chăng Quang Trung xét thấy việc lập đền thờ tướng Thanh tử trận có thể chấp nhận được vì đền thờ ấy khi được lập nên có khác nào là bằng chứng về chiến thắng lừng lẫy của ta và cũng là bằng chứng về sự thất trận thảm hại của chúng ? Còn việc sang triều cận vua Thanh thì ta vẫn còn thời gian sẽ "tuỳ cơ ứng biến". Vì vậy, hai điều kiện này được Quang Trung chấp thuận, bắt đầu một thời kỳ giao thiệp hoà bình giữa triều đại Quang Trung và nhà Thanh sau chiến tranh. 39 CHƯƠNG 3: QUAN HỆ NGOẠI GIAO CỦA TRIỀU QUANG TRUNG VỚI NHÀ THANH 3.1. VẤN ĐỀ SÁCH PHONG - TRIỀU CẬN - TRIỀU CỐNG. 3.1.1. VẤN ĐỀ SÁCH PHONG: Như đã trình bày trong phần 1.1, ở nước ta cũng như ở những nước chư hầu, "phên giậu" khác của Trung Hoa, mỗi khi có sự thay đổi triều đại, hay một vị vua mới lên ngôi thì phải cầu phong. Khi được "Thiên triều" sách phong cho thì có ý nghĩa như sự chính thức công nhận tính hợp pháp của triều đại ấy. Còn trong trường hợp của Quang Trung Nguyễn Huệ thì sao? Cuối năm 1788, khi Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế là tự nhận lấy trọng trách lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống xâm lược. Sau khi đánh tan quân Thanh, dẹp yên bờ cõi, bắt tay vào ổn định và xây dựng đất nước, liệu Quang Trung có thấy cần thiết phải được sự công nhận của "Thiên triều" hay không? Sau chiến thắng mùa xuân Ất Dậu (1789), đối với "Thiên triều" đại bại, hẳn là Quang Trung cũng ít nhiều có ý xem thường. Song xét thấy ta là nước nhỏ bên cạnh nước láng giềng Trung Hoa là nước lớn, mà trong quan hệ giữa các quốc gia quân chủ phương Đông, nước ta cũng như những nước nhỏ khác đều phải chịu ảnh hưởng phần nào đối với nước lớn Trung Hoa. Như vậy, dù muốn, dù không, Quang Trung vẫn thấy cần phải nhún nhường để có được sự công nhận chính thức của "Thiên ừiều". Những đoạn trong thư gửi Thang Hùng Nghiệp và Phúc Khang An đã dẫn phản ánh khá rõ nét thái độ này của Quang Trung. Sau khi chấp thuận giảng hòa, Càn Long ra lệnh bãi bỏ việc tiến binh sang xâm lược Việt Nam một lần nữa và đồng ý việc phong vương cho Quang Trung, nhưng lại muốn kẻ chiến thắng phải đích thân sang triều cận mới được phong vương. Ý đồ này đã bị Quang Trung từ chối. 40 Theo lệ cũ trong lịch sử, mỗi lần phong vương cho các nước chư hầu, "phên giậu", vua Trung Hoa thường cử một sứ bộ mang sắc phong và ấn (bằng vàng hoặc bạc) sang tận kinh đô nước đó và việc phong vương phải được diễn ra theo những nghi thức hết sức trang trọng đã được định sẩn. Trong lịch sử Việt Nam, chưa hề có vị tân vương nào của ta phải sang triều cận "Thiến triều" mới được phong vương, nhất là khi vị vua mới ấy lại là người vừa chiến thắng đại quân "Thiên triều" hùng mạnh. Nhưng trước yêu cầu của "Thiên triều" mà chối từ thẳng thừng, gay gắt quá cũng không có lợi cho quan hệ giữa hai nước, nên trong thư gửi Phúc Khang An, Quang Trung đã đưa ra lý do nếu chưa được phong vương mà sang kinh đô triều cận mừng thọ vua Càn Long thì có nhiều điều bất tiện. Do đó, Quang Trung đòi phải được tuyên phong trước khi sang triều cận, mà phải là tuyên phong tại kinh đô nước mình: "Sánh với các triều Lý, Trần, Lê của nước tôi khi mới được phong, cũng là việc thờ "Thiên triều" không thất lễ, "Thiên triều" bỏ qua lỗi lầm nhỏ nhặt, dìu dắt vào con đường lớn, ra ơn vinh phong đại điển, chưa từng có chuyện chờ đến lúc đi mới cử hành một cách vội vã, qua loa. Ngước mong đại nhân xét tình, hết lòng vì tôi cầu xin phong tước trước lúc ra đi noi theo lệ cũ của nước tôi để tôi phụng mệnh làm phên giậu sớm được làm lễ (thụ phong) ở kinh đô" [44: 321-322]. Nhà Thanh đành chấp nhận, không bắt Quang Trung đến tận kinh đô mới phong vương nữa, mà đợi đến khi Quang Trung sang triều cận "Thiên triều", qua cửa Nam Quan sẽ phong vương. Nhưng Quang Trung lại một lần nữa tìm cách chối từ: "Nếu phải đợi sau khi đến cửa khuyết mới được phong điển, người biết nói là "Thiên triều" đã có thành mệnh, người không biết nói là Đại Hoàng đế sẽ có sự phân xử khác, lời bịa đặt phao đồn, ắt sẽ sinh lắm việc, tốn công khó nhọc một phen vỗ yên, chẳng bằng ngay ngày nay sớm dự định" [44:323]. Như vậy, mặc cho ý muốn của "Thiên triều", Quang Trung vẫn một mực muốn được làm lễ tuyên phong ở tại kinh đô nước mình trước khi sang nhà Thanh triều cận Càn Long. Nhà Thanh đành phải chấp thuận yêu cầu của Quang Trung, cử một sứ bộ mang sắc thư và bài thơ ngự chế sang phong vương cho Quang Trung. Theo "Lịch triều tạp kỷ", ngày mùng một tháng tám năm Kỷ Dậu (1789) sứ bộ Thanh ( do sứ thần Thành Lâm, Hậu bổ tỉnh Quảng Tây dẫn đầu) được lệnh khởi hành sang Việt Nam. 41 Vậy là nhà Thanh đã phải nhiều lần nhượng bộ Quang Trung trong việc chọn thời gian, địa điểm làm lễ tuyên phong. Theo lệ cũ, lễ phong vương thường được cử hành tại Thăng Long, nhưng Quang Trung không muốn ra Thăng Long nhận sắc thư nên cứ tìm cách lần lừa mãi. - Ngay từ khi sứ bộ nhà Thanh vừa đến cửa Nam Quan đã nhận được thư Quang Trung lấy lý do đường sá hư hỏng nên phải chậm trễ việc ra Thăng Long thụ phong: "Duy có khí hậu nước tôi từ Thanh Hoá trở ra Bắc lụt to, vì mùa hạ từ Thanh Hoá trở vào Nam lụt to về mùa thu, tôi định hạ tuần tháng tám từ Nghệ An khởi hành, lặn lội khe núi, gặp nước bắc cầu, thể tít phải chậm ít nhiều ngày, ước chừng đến mười lăm tháng chín mới đến Thăng Long được" [44:334]. - Trong một thư khác Quang Trung lại lấy lý do bị bệnh, xin hoãn lễ tuyên phong: "Chỉ vì tôi mình đeo bệnh, chợt gặp ngay vào kỳ làm lễ, đâu dám không cứ tình thực kêu ở trước thái giám, rất mong tiết ngọc tạm đình, xe hương dừng, lại dung cho tiểu phiên tôi khỏi bệnh, ngay sau khi tham yết, sẽ chọn ngày tốt làm lễ thụ phong, để cho trọn được điển lễ" [44: 338] - Quang Trung không muốn ra Thăng Long nhận phong vương như lệ cũ trước đây, mà muốn sứ Thanh mang sắc thư đến Phú Xuân tuyên phong, nên trong lá thư sau đó, ông viện đủ mọi lý do để thuyết phục: Nào là đất Thăng Long đã hết vượng khí, nào là chính Phú Xuân là nơi đô hội mới xứng đáng là nơi nhận lễ thụ phong: "Đất Thăng Long dẫu là quốc đô của đời trước mà vận trời có khi lấy, bỏ, vận đất có lúc thịnh suy, không thể lấy nhất khái mà ấn định" [44:345]. "Bởi từ khi nhà Tiền Lê mất quyền, vượng khí thành Thăng Long bị tiêu tan, núi Tản Viên xuống mạch, đổ dưới, đổ trên mất gần hai ngọn. Phú Lương sông lở, vỡ đứt hậu đầu. Gần đây hơn một trăm năm nạn trong chẳng yên, lo ngoài nối đến, thêm lấy vài năm loạn lạc, cung khuyết để hoang, số người ở trong thành cũng lại thưa thớt." [44:354] . Và: "Thành Phú Xuân trước đã lập thành đô ấp, từ khi tiểu phiên tôi sửa sang chiêu tập đến nay hơi thành nơi đô hội" [44: 344^. Quang Trung lại biện minh rằng việc đón sắc thư của "Thiên triều" cần phải ở nơi đô hội sum vầy mới xứng đáng: " Ôi ! Ân phong là một lễ to vậy. Vượng khí ở Thăng Long tiêu tán, người ỏ và khói bếp cũng ít, đó để cho gia tướng của tôi trấn vỗ, không phải nền gốc của tôi ở đó. Nay vâng mệnh cho mở nước, không được tỏ bày ở chốn đô thành họp tập đông đúc, 42 mà lại đặt ở chốn hoang tàn tiêu điều, kính vâng ân mệnh ở Thăng Long thực cũng chưa yên" [44:356]. Đến tháng mười năm Kỷ Dậu, sứ bộ đã đến Thăng Long. Sau đó Quang Trung mấy lần viết thư lấy lý do sức khoe yếu nên không ra Thăng Long được, đề nghị sứ bộ nhà Thanh vào Phú Xuân làm lễ thụ phong. Nhưng Thành Lâm và sứ bộ không dám trái lệ từ xưa tới nay (và đây cũng là ý của Càn Long); Lễ thụ phong phải được cử hành ỏ Thăng Long nên sứ bộ Thanh nhất định không vào Phú Xuân. Quang Trung nhiều lần viện lý do thoái thác, lần lưa mãi việc thụ phong, chứng tỏ Quang Trung chẳng mặn mà gì với cái tước "An Nam quốc vương" mà "Thiên triều" ban cho. Nhưng Quang Trung thấy vẫn cần chính thức được "Thiên triều" tuyên phong để đảm bảo danh chính ngôn thuận về mặt pháp lý, nhằm ngăn chặn những âm mưu phục thù của những lực lượng phản động trong và ngoài nước. Như trong phần 1.2.1.2.2. đã trình bày, sau khi đại quân "Thiên triều" thất ứận, Lê Chiêu Thống và bè lũ đã theo tàn quân chạy sang Trung Hoa, hy vọng "Thiên triều" sẽ một lần nữa xuất quân giúp sức "phục quốc". Một mặt chúng ra sức kêu xin nhà Thanh ra quân cứu giúp, một mặt nhóm họp lực lượng và tìm cách liên hệ bọn cựu thần, những nhóm phản động trong nước tìm cách chống đối Tây Sơn. Vì vậy, để tránh sự căng thẳng trong quan hệ với "Thiên triều", Quang Trung sai Phạm Công Trị, cháu gọi Quang Trung bằng cậu, giả mạo Quang Trung ra Thăng Long nhận tuyên phong. Còn sắc và ấn của vua Thanh ban cho thì đến ngày mười hai tháng Chạp, năm Canh Tuất (1790), tức là đợi khi phái đoàn ta sang triều cận dự lễ bát tuần vạn thọ của Càn Long mới nhận lĩnh. "Như vậy là từ sau khi nhận được tin vua Càn Long phong vương ngày 26 tháng bảy năm Kỷ Dậu (Sau bảy tháng chiến thắng ở Đống Đa) mãi đến cuối năm sau mới nhận sắc và ấn, đủ biết rằng Quang Trung cũng rất coi nhẹ việc phong này" [39:295]. Như vậy, việc Quang Trung lần lưa mãi trong việc nhận lễ tuyên phong và chậm trễ trong việc nhận sắc và ấn chứng tỏ Quang Trung chẳng mấy coi trọng sự công nhận của nhà Thanh, ở khía cạnh nào đó lại có vẻ như xem thường kẻ vừa bị mình đánh bại, dù đó có là "Thiên triều". 43 Việc triều đình Mãn Thanh nhiều lần nhượng bộ Quang Trung trong việc chọn thời gian, địa điểm tuyến phong chứng tỏ phần nào sự nể sợ trước "khách chiến thắng". "Chưa bao giờ trong lịch sử ngoại giao của nước ta, Thiên triều lại bị động, xuống thang, không trịch thượng đến như thế" [39:281]. Trước thái độ lần lưa của Quang Trung, có thể nhà Thanh không mấy hài lòng nhưng vẫn phải "ngậm bồ hòn làm ngọt". Dù sao, việc Quang Trung được nhà Thanh tuyên phong, chính thức công nhận thực sự là một bước tiến dài ứên mặt trận ngoại giao. Thêm nữa, khi Quang Trung được nhà Thanh tuyên phong, nghĩa là nhà Thành đã phải công nhận triều đại Quang Trung là triều đại chính thống, không còn công nhận nhà Lê nữa. Do đó, Lê Chiêu Thống và bọn phản động trong và ngoài nước không thể tiếp tục dùng danh nghĩa "phục quốc", "phù Lê" để chống phá Tây Sơn được. Như vậy, việc tuyên phong này xét ở một góc độ nào đó cũng có tác dụng tích cực góp phần củng cố tình hình an ninh chính trị, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. 3.1.2. VỀ VẤN ĐỀ TRIỀU CẬN: Một trong những vấn đề đáng lưu ý trong quan hệ giữa Quang Trung và nhà Thanh sau chiến tranh là việc Quang Trung phải đích thân sang triều cận Càn Long nhân lễ mừng thọ Càn Long tám mươi tuổi như đã hứa. Phải chăng Hoàng đế "Thiên triều" rất muốn được nhìn tận mắt vị anh hùng đã lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đánh bại đại quân "Thiên triều" chỉ trong một trận, năm Kỷ Dậu, 1789, nên trong cuộc giảng hoa sau chiến tranh, một ương những điều kiện nhà Thanh đưa ra là: Quang Trung phải đích thân sang triều cận ? Càn Long nhiều lần xuống chiếu dụ Quang Trung sang triều cận: Lần đầu, Càn Long muốn khi Nguyễn Huệ sang triều cận thì mới phong vương, nhưng Quang Trung không đồng ý, buộc nhà Thanh phải nhượng bộ. Rồi sau đó, tuy đã cử sứ bộ mang sắc thư sang Thăng Long làm lễ thụ phong cho Quang Trung rồi, Càn Long vẫn muốn Quang Trung sang yết kiến nhân lễ "bát tuần vạn thọ" của mình. Theo Đại Thanh thực lục (quyển 1346, tờ 13a, 14b), khi nhận được tờ biểu của Quang Trung hứa sẽ sang triều cận theo yêu cầu của nhà Thanh, Càn Long rất vui mừng, phê ngay vào tờ biểu: "Ta sắp gặp nhau là điều mong ước lớn" rồi đưa lại cho sứ thần chuyển về cho Quang Trung [3:86]. Thực ra, trong lịch sử dân tộc ta, chưa có trường hợp nào "An nam quốc vương" sang triều cận "Thiên triều" cả. (ngoại trừ việc Mạc Đăng Dung tự trói mình đến dinh tướng nhà Minh ở biên giới Trung Hoa xin hàng). 44 về phần Quang Trung, tuy phải chấp thuận điều kiện giảng hoà cho êm chuyện, nhưng có thể có nhiều lý do giải thích việc Quang Trung không muốn đích thân sang triều cận vua Thanh. Quang Trung viện cớ đang có đại tang (mẹ ông vừa mất vào tháng giêng), nên không thể sang triều cận được, đành xin phép cho con thứ là Nguyễn Quang Thúy đi thay. Biết ý Quang Trung không muốn đi, Phúc Khang An vội phái người sang khuyên rằng: Việc triều cận không thể không thi hành, " Nếu quốc vương không sang triều cận được thì nên chọn lấy một người trạng mạo giống mình mà cho đi thay" [8:233]. Như vậy, Tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An -vị đại thần thân tín của vua Thanh - đã chủ động dàn xếp một màn kịch ngoại giao để vừa có thể chiều ý Hoàng đế "Thiên triều", lại vừa không làm mất lòng khách chiến thắng. Về phía ta, tuy Quang Trung không muốn sang triều cận nhưng ông thừa hiểu rằng trong quan hệ ngoại giao với "Thiến triều" cần phải hết sức mềm dẻo. Quang Trung đã chấp thuận đề nghị của Phúc Khang An nên cho chọn người thay mình sang triều cận. Phạm Công Trị, cháu gọi Quang Trung bằng cậu, người đã từng thay Quang Trung ra Thăng Long lĩnh sắc thư tuyên phong, được chọn làm "Giả vương" (Theo Đại nam chính biên liệt truyện, sơ tập, quyển 30, tờ 39a). Còn theo [48:375], người đóng giả Quang Trung tên là Nguyễn Quang Thực, một vị võ quan người Nghệ An, do Ngô Thì Nhậm kén chọn. Còn theo "Tây Sơn thuật lược" thì giả vương do một người tên là Nguyễn Hữu Chấn đảm trách). Đoàn sứ bộ gồm 159 người, trong đó có cả Nguyễn Quang Thúy, con thứ của vua Quang Trung , các đại thần cùng đi là Ngô Văn Sở, Phan Huy ích, Vũ Huy Tấn... và cả một đoàn nhạc công với mười bài từ khúc chuẩn bị công phu để biểu diễn mừng thọ Đại Hoàng đế. Ngoài các cống phẩm theo lệ thường, ta lại chuẩn bị thêm hai thớt voi tiến cống. Món quà này thành gánh nặng đối với quan lính nhà Thanh, vì phải chăm sóc, hộ tống voi chu đáo suốt chặng đường dài từ biên giới đến tận kinh đô. Đoàn sứ giả khởi hành từ Nghệ An vào cuối tháng 3 năm Canh Tuất (1790), đến tháng 7 thì tới kinh đô nhà Thanh. Được lệnh của triều đình, tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An phải đích thân hộ tống đoàn từ biên giới đến kinh đô. Triều đình còn lệnh cho các địa phương, nơi có phái đoàn đi qua, phải tổ chức đón tiếp thật chu đáo, trọng hậu, mọi phí tổn do triều đình chịu. 45 Theo Đại Thanh thực lục (quyển 1356, tờ 21b, 26a), ngay từ khi đoàn vừa tới Lạng Sơn, vua Càn Long đã cho gửi tặng Quang Trung (giả) một bài thơ cổ in trên đá và một bài thơ ngự chế. Rồi sau đó, trên đường phái đoàn tiến kinh, hễ có của ngon, vật lạ, vua Càn Long lại sai chạy ngựa trạm đưa thết khách, chưa kể những quà tặng như thực phẩm, áo mão và những vật dụng quý được chế tạo tinh xảo tại Trung Hoa "Thật là một thứ ban ơn ngoài lệ thường" [39:301]. Trong quá trình hộ tống đoàn, Phúc Khang An còn làm nhiệm vụ theo dõi tình hình, báo cáo cho Càn Long. Những thư từ Quang Trung (giả) gửi về nước đều bị kiểm soát, sao lục lại. (Điều này phái đoàn đã liệu trước nên không để lại sơ suất gì). Sau, thấy không có gì đáng ngờ, vả lại, thấy việc kiểm soát thật khiếm nhã nên Càn Long cho bãi bỏ lệnh "thư gửi không được dán kín" đối với sứ bộ ta. Điều đó chứng tỏ sự ưu đãi và thái độ hết sức tôn trọng của nhà Thanh giành cho Quang Trung . Nghe tin có con trai của Quang Trung là Nguyễn Quang Thùy cùng đi trong đoàn, Càn Long tưởng Thùy là con trưởng của Quang Trung nên đặc cách phong cho Nguyễn Quang Thùy làm "Thế Tử" và ban cho nhiều tặng phẩm. Sau, biết mình đã lầm, Càn Long sai người đổi sắc thư phong cho con trưởng của Quang Trung là Nguyễn Quang Toản làm "Thế tử" , còn Quang Thùy vẫn được hưởng những quà đã ban tặng. Khi nghe Thùy bị ốm, phải về nước trị bệnh, vua Càn Long cho gửi tặng Thuỳ một cái như ý bằng ngọc và kèm theo lời chúc lành "... Để làm điềm tốt lành lớn, tức khắc ngày nay qua khỏi, yên lành" [8: 239]. Tất cả những ân cần, chu đáo mà triều Thanh dành cho Nguyễn Quang Thùy và sứ bộ chứng tỏ sự tôn trọng , đối đãi cực kỳ trọng hậu. Khi phái đoàn đến kinh đô nhà Thanh, vua Càn Long mời đến hành cung Nhiệt Hà, nơi vua đang nghỉ mát. Hành trình của đoàn có sự chậm trễ về thời gian, đoàn không bị "quở trách" mà còn được Càn Long ban thưởng nhiều tặng phẩm quý giá và ban tặng bài thơ ngự chế. Đại ý bài thơ: "Năm trước phải đem binh sang Nam, cốt để khôi phục cho nhà Lê, nhưng nhà Lê đã đến lúc không được trời tựa nên phải phong cho Nguyễn (Tây Sơn) vì Nguyễn đã quy phục thật tình" [8: 245]. Vua Thanh đón tiếp Quang Trung (giả) "ngang hàng với những bậc thân vương Trung Quốc, đó là một ân điển xưa nay chưa vị phiên vương nào được hưởng" [16:213 ]. “Giả 46 vương"còn được Càn Long cho làm lễ "bão tất" (lễ ôm đầu gối, thể hiện tình cảm cha con). Đây là một ân sủng đặc biệt khác thường mà chưa một vị quốc vương chư hầu, phên giậu nào được hưởng. Vua Càn Long còn đích thân viết tặng bốn chữ "Củng cực quy thành" (Củng cực: Gác vì sao chầu về sao Bắc Đẩu, là hình ảnh tượng trưng cho sự thần phục của chư hầu đối với Thiên tử. Quy thành: hướng về với tất cả sự trung thành, thành thực), có ý khen ngợi sự "quy phục chân thành" của Quang Trung đối với "Thiên triều". Khi sứ bộ vào bệ kiến, từ biệt về nước, vua Càn Long còn cho hoa công vẽ một bức chân dung "giả vương" rồi ban tặng làm kỷ niệm. (Xem Phụ lục 4),Thêm nữa , Càn Long còn tự tay viết chữ "Phúc", chữ "Thọ" làm quà tặng tốt lành cho Quang Trung nhân dịp đầu xuân. Các vị cùng đi trong đoàn cũng được đối đãi ân cần và được ban tặng nhiều tặng phẩm quý giá. Trong "Tinh sa kỷ hành", Phan Huy ích đã nhận xét: "Người mình đi sứ Tàu chưa có lần nào lạ lùng và vẻ vang đến như vậy". [8: 258]. Được đối xử "lạ lùng, vẻ vang" như vậy là vì nước ta dưới triều Quang Trung là một quốc gia hùng mạnh, đã đánh bại đại quân "Thiến triều" ngót nghét ba mươi vạn quân, khiến "Thiên triều" và các nước lân bang cũng phải nghiêng mình nể sợ. Thời nào cũng vậy, đất nước có thực lực hùng mạnh rồi mới nói đến chuyện ngoại giao bình đẳng với Trung Hoa được. Thời Quang Trung, Việt Nam ta không chỉ được đối xử bình đẳng mà còn được hết sức trân trọng, hậu đãi. Ngoài chi phí cho việc sửa lại đường sá, cầu cống ... phí tổn cung ứng cho phái đoàn của "Giả vương" mỗi ngày lên tới bốn ngàn lạng bạc, mà hành trình cả đi và về của phái đoàn lên đến hai trăm ngày. Theo "Đại Thanh thực lục" (quyển 1356, tờ 26a), chi phí tiếp đón ấy quá tốn kém, đến nỗi Càn Long cũng phải bực mình, xót xa: "Giá lấy số tiền ấy mà làm quân phí đem sang đánh báo thù cho bọn Hứa Thế Hanh còn hơn" [3:130]. Qua đoạn chỉ dụ của Càn Long ta còn thấy nhà Thanh tuy chịu giảng hoà với triều Quang Trung nhưng vẫn cay cú về thất bại thảm hại và vẫn chưa từ bỏ ý định báo thù. Hẳn rằng nhà Thanh cũng hiểu rằng việc báo thù đâu phải dễ dàng, vậy nên đành tạm vuốt giận làm lành. Một câu hỏi được đặt ra trong vấn đề triều cận này: Liệu nhà Thanh, mà đứng đầu là Càn Long, có biết được rằng người sang triều cận chỉ là "An Nam Quốc Vương giả" hay không? Theo cách đối đãi trọng hậu của Càn Long với "Quang Trung giả", có thể xem là Càn Long không hề biết sự thật. Sự thật này được ghi lại rành rành trong sách sử Việt Nam. về phía 47 Trung Hoa vào thời điểm đó cũng có không ít người biết sự thật: Phúc Khang An, Thang Hùng Nghiệp, Tôn Vĩnh Thanh và viên sứ do Phúc Khang An cử sang khuyên Quang Trung tìm người thay thế sang triều cận vua Thanh... Chắc chắn là có không ít người Trung Quốc nghi ngờ về việc không phải đích thân An Nam Quốc vương sang triều cận vua Thanh, mà đó chỉ là "giả vương". Trong "Tây Sơn sử truyện" của Trung Quốc [Bản dịch của Hoàng Xuân Hãn, Tập san Sử Địa số 9, SG 1968] có ghi: " Người Thanh có kẻ hoài nghi là có sự giả mạo, nhưng Thanh đế trước sau vẫn không biết gì hết". Ngay cả một thương gia người Anh, chỉ sau đó ba năm cũng đã biết được việc này, ông ta viết: "Người được tiếp đón ở Bắc Kinh với tất cả vinh dự dành cho một hoàng đế, đó chỉ là một ông vua giả". [3:103-104]. Như vậy, phải chăng khi đón tiếp sứ bộ của ta, Càn Long và triều thần không hề biết đó là "giả vương", đến khi đã vỡ lẽ ra, biết được sự thực, vua tôi nhà Thanh đành nuốt giận làm ngơ để giữ gìn thể diện ? Về phía Quang Trung, tuy không phải đích thân sang triều cận mà vẫn thực hiện được lời hứa khi chấp nhận điều kiện giảng hoa của Càn Long . Hơn nữa, màn kịch ngoại giao này lại do chính những vị đại thần nhà Thanh đứng ra xếp đặt. Đây thực sự là một chiến công vẻ vang của triều đại Quang Trung trên mặt trận ngoại giao với nhà Thanh - một mặt trận đấu tranh không dùng gươm súng song cũng không kém phần gay go, và đầy rẫy khó khăn. 3.1.3.VỀ VẤN ĐỀ TRIỀU CÔNG. • VÀI NÉT VỀ VIỆC TRIỀU CỐNG TRUNG HOA: Ngay từ thế kỷ X, sau khi giành được độc lập và thiết lập lại mối quan hệ ngoại giao với Trung Hoa, mỗi khi sứ thần nước ta đi sứ Trung Hoa cũng đều mang đồ tiến cống. Dưới thời Tiền Lê, thời Lý? nhíìng đồ tiến cống ấy chỉ được ghi là "biếu". Phải đến thời Trần, vào năm 1258, lệ cống nạp cho Trung Hoa mới chính thức được quy định thành thông lệ. về thực chất cống nạp là một hình thức thuế mà nước nhỏ có nghĩa vụ nộp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_10_07_9742316092_7348_1871161.pdf
Tài liệu liên quan