LỜI CẢM ƠN2 T.3
2 TMỤC LỤC2 T .4
2 TMỞ ĐẦU2 T.6
2 T1. Lý do chọn đề tài2 T.6
2 T2. Mục đích nghiên cứu2 T.9
2 T3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu2 T.9
2 T4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu2 T.13
2 T5. Phương pháp nghiên cứu2 T.14
2 T6. Những đóng góp của luận văn2 T .14
2 T7. Cấu trúc của luận văn2 T.15
2 TCHƯƠNG 1: NHỮNG CON ĐƯỜNG LAN TỎA CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ
XUỐNG ĐÔNG NAM Á2 T. 16
2 T1.1. Bức tranh tổng thể của lịch sử khu vực Đông Nam Á mười thế kỷ đầu công
nguyên2 T .16
2 T1.2. Những con đường du nhập2 T .21
2 T1.2.1. Con đường thương mại2 T.22
2 T1.2.2. Thông qua hoạt động truyền giáo2 T .25
2 T1.2.3. Dân di thực2 T .26
115 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ văn hóa ấn độ - Đông nam á mười thế kỷ đầu công nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôi nảy nở. Cho nên khi Ấn Độ giáo vào, việc thờ Linga và Yoni mới phổ biến như
vậy.
Visnu là chúa tể của thế giới. Vị thần này được cư dân Đông Nam Á thể hiện là một
người đàn ông đội trên đầu chiếc mũ hình trụ và cũng có bốn cánh tay, trên đó các bàn tay,
có tay cầm chiếc tù và bằng vỏ ốc, có tay cầm cái đĩa, một tay cầm cái gậy và tay nữa cầm
một bông sen. Thần Visnu giữ vị trí chủ đạo trong việc sai khiến rắn thần Vasuki khuấy biển
sữa tạo nên nguồn thức ăn cho sự trường sinh bất tử. Thần cưỡi lên mình chim thần Garuda.
Vợ của thần, được coi là vị nữ thần may mắn có tên là Lakshmi. Ngoài ra, hiện thân của
thần chính là Rama và Krisna, tên hai nhân vật chính trong các trường ca nổi tiếng của Ấn
Độ Ramayana và Mahabharata.
Brama, vị thần thứ ba của Ấn Độ giáo có bốn mặt và cưỡi trên con ngỗng Hamsa.
Trong ba vị thần nói trên, hầu hết cư dân Đông Nam Á thờ cả ba vị thần nhưng thần
Visnu và Siva được thờ nhiều hơn cả, đặc biệt là vương quốc của người Champa và vương
quốc của người Khmer.
2.2.1. Tiền Angkor và giáo phái Visnu
Vương quốc Campuchia nằm ở phía Nam bán đảo Đông Dương, phía Bắc là dãy núi
Dangrek, ở trung tâm có Biển Hồ, phía Tây Nam tiếp giáp với vịnh Thái Lan. Người
Campuchia có tên tộc là Khmer, thực chất họ là một nhóm của người Môn cổ vốn cư trú lâu
đời trên một địa bàn rộng lớn (vùng Đông Nam Á lục địa). Địa bàn tụ cư của người Khmer
chủ yếu ở ven trung lưu sông Mekong (từ Pắc - xế đến Cro - chê) và lưu vực sông Semun (ở
Cò Rạt).
Nơi gần ngã ba sông Semun - Mekong, người ta tìm thấy một số di tích cổ và bia chữ
Phạn, tự dạng của bia cho phép đoán định niên đại vào khoảng thế kỷ thứ VI. Dựa vào trình
độ văn hóa vật chất và các di tích thạch ký này có thể đoán định rằng quốc gia sơ kì của
người Khmer đã hình thành trên lưu vực Semun vào khoảng cuối thế kỷ V đến đầu thế kỷ
VI, với sự tác động, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
Do vị trí nằm sát vương quốc cổ Phù Nam và từng bị lệ thuộc lâu dài vào Phù Nam,
cư dân Khmer tiếp thu những ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ vốn khá gần gũi với những tập
quán, tín ngưỡng và cơ sở văn hóa nông nghiệp của cư dân bản địa. Điều đoán định này
được xác nhận bởi các tài liệu văn bản thuộc thời gian muộn hơn một ít, nói rằng “Quốc gia
đó lúc đầu phụ thuộc một vương quốc gọi là Phù Nam nhưng từ cuối thế kỷ VI, đầu thế kỷ
VII đã giành lại quyền tự chủ và chiến thắng cả Phù Nam”[ 37].
Nhờ vào bia ký và khảo cổ học ta biết quốc gia Khmer sơ kỳ có tên gọi là Bha-va-pu-
ra, còn người Trung Hoa thì lại đặt cho nó cái tên gọi khác là Chân Lạp. Quốc gia này sau
khi thắng được Phù Nam đã trở thành một vương quốc quan trọng trong khu vực, làm chủ
một vùng lãnh thổ rộng lớn, mở đầu cho vương quốc Campuchia sơ kỳ.
Trung tâm điểm của bộ lạc Khmer gốc có lẽ đặt ở địa điểm Vat-phu (Champasac)
gần nơi hội tụ Semun - Mekong và đã tiếp xúc với các thị tộc người Khmer ở phía Nam và
với cả cư dân ven biển. Qua đó họ tiếp thu văn hóa Ấn Độ.
Vị vua đầu tiên được coi là người chính thức sáng lập vương triều mới của vương
quốc Campuchia sơ kỳ là Bha-va-vac-man, mà ban đầu ông đã lấy tên của mình để gọi tên
nước - nước Bhavapura. Các sử liệu Trung Quốc lại gọi là nước Chân Lạp. Tóm lại, vương
quốc Campuchia (sơ kỳ) hay như một số tác giả nước ngoài thường gọi là nước Campuchia
lịch sử, để chỉ quốc gia Khmer gốc, chính tông đã hình thành ở Semun vào khoảng đầu thế
kỷ VI.
Từ thế kỷ VI, người Khmer tiến đánh Phù Nam, tấn công kinh đô Đặc Mục
(Vyadhapura). Vua Phù Nam phải bỏ chạy đến Naravara (Chí Tôn). Cuộc Nam tiến từ lưu
vực sông Sêmun đã gia tăng số người Khmer và bắt đầu thực sự hình thành bộ phận Khmer
phía Nam trên lãnh thổ của nước Phù Nam cũ.
Người Khmer đã ồ ạt tràn xuống phía Nam cách xa cái nôi sinh trưởng của mình.
Nhưng những người chưa quen sông nước, chưa quen với biển đã dừng lại ở những thềm
cao, ở Takeo (Cụm di tích Angkor Borei) ở Prây Veng (cụm di tích Phnôm ), nhưng phần
lớn vẫn dừng chân ở trung lưu Me-kong và Đông Bắc Biển Hồ. Chính nơi đây trên bờ sông
Stưng - Sen gần Kong-Pông Thom, vua Isanavarman đã lập kinh đô mới của vương quốc là
Isanapura.
Sau khi hoàn thành cuộc tiến chiếm Phù Nam và xác định phạm vi lãnh thổ, người
Khmer bắt đầu xây dựng vương quốc Chân Lạp theo mô hình nhà nước Ấn Độ. Vào thế kỉ
thứ VII, do sự sụp đổ của Phù Nam và yêu cầu thiết lập một vương quyền thống nhất đã tạo
điều kiện Chân Lạp đón nhận làn sóng mới của văn hóa Hindu giáo, tạo nên một phong cách
nghệ thuật nổi tiếng - “Tiền Angkor”. Thuật ngữ “Tiền Angkor” là khái niệm do các nhà
nghiên cứu nghệ thuật Pháp đưa ra với ý nghĩa là một giai đoạn nghệ thuật có trước Angkor
của toàn bộ vùng phía Nam bán đảo Đông Dương. Trong luận văn, tôi sử dụng khái niệm
“Tiền Angkor” với ý nghĩa chỉ giai đoạn lịch sử nghệ thuật của người Khmer trước giai
đoạn Angkor (thế kỉ VI- đầu thế kỉ IX) mà phong cách Kulên là giai đoạn chuyển tiếp.
Ở thời kỳ “Tiền Angkor”, nhiều ngôi đền Hindu giáo được người Khmer xây dựng,
nổi bật nhất trong số các ngôi đền đó là Vat Engkhna năm 620, Toul Baset năm 640, Prasat
Andet năm 660. Sang thế kỉ VIII là Prekhmeng, Sambor, Kongpong Prat và đầu thế kỉ IX,
năm 802 với Prasat Damrey Krap trên núi Kulên. Cùng với những đền đài, nhiều tượng
Hindu giáo bằng đá, bằng đồng cùng một phong cách xuất hiện trên đất Campuchia ngày
nay và châu thổ sông Cửu Long, đất Phù Nam bị Chân Lạp chiếm. Trong số các tượng thần
Hindu giáo nhiều nhất và đẹp nhất là tượng thần Visnu. Điều đó chứng tỏ thần Visnu được
tôn thờ và sùng kính hơn cả ở Campuchia.
Như vậy, Ấn Độ giáo được truyền bá từ giai đoạn Phù Nam đến đây tiếp tục được
phát triển dường như hoàn toàn chiếm được ưu thế mặc dù một làn sóng du nhập mới của
đạo Phật đại thừa đã đến Đông Nam Á, trong đó có Campuchia, vào cuối thế kỷ VIII. Việc
tôn thờ Ấn giáo được thể hiện dưới hình thức độc đáo, hiếm thấy ở các nước láng giềng, kể
cả Ấn Độ và cũng không gặp lại ở giai đoạn sau, đó là việc thờ hai thần là Visnu và Siva kết
hợp. Một trong những biểu hiện của hình thức này là pho tượng Hari - Hara - tức hai nửa
Visnu và Siva trong một thân thể rất đẹp và rất độc đáo trong phong cách thế kỷ VII còn giữ
lại được đến ngày nay. Hình tượng Hari - Hara được cư dân Khmer khai thác triệt để và khó
tìm được ở nơi nào khác ngoài Prasat Andet, Sambor Prei Kut, Phnom Da một loại tượng
Hari - Hara có thể so sánh được.
Nổi bật nhất trong số các tượng nam thần là những bức tượng Hari - Hara ở Prasat
Andet (thế kỷ VIII), bức tượng là sự kết hợp giữa các mặt đối lập (đồ sộ xen lẫn sự mong
manh, dữ dội nhưng vẫn đậm tính mềm mại). Về tượng nữ thần có thể xem tượng Lakshmi
(nữ thần sắc đẹp, vợ thần Visnu) là những pho tượng thể hiện nét đẹp thẩm mỹ của người
phụ nữ hoàn chỉnh nhất. Pho tượng nữ thần Laskhmi ở Koh Krieng (thế kỷ VII) tượng được
tạo tác với bố cục cân xứng, những đường nét đầy nữ tính cùng tư thế đứng hơi rướn tới
trước và nụ cười thể hiện một sự quyến rũ khó tả. Nhìn chung, pho tượng toát lên cảm xúc
khoái lạc mãnh liệt. Ngoài ra, còn có những tượng thần thể hiện những vũ điệu, thể hiện tính
thần trong những tư thế theo truyền thống Ấn Độ giáo.
Xét về tổng thể, những pho tượng thời Tiền Angkor thường thể hiện các nam thần và
nữ thần theo các điển tích Ấn Độ giáo. Đặc trưng của tượng nam thần là sự hiện hữu của
yếu tố bản địa như môi dày, có ria mép, cánh mũi to, thân hình vạm vỡ, vai rộng, ngực nổi
vòng, tư thế mạnh mẽ dữ dội nhưng vẫn không làm u mờ tính mềm mại sống động của hình
thể. Tượng nữ thần chia làm hai loại: tượng trong những tư thế đứng khác nhau và tượng
bán thân. Đặc điểm của các tượng nữ thần là “đều có khuôn mặt trái xoan hoặc tròn trĩnh
với hàng lông mày cong, đôi mắt hình hạnh nhân xinh xắn và đôi môi mọng diễn cảm”,
ngoài sự tôn vinh nét đẹp cơ thể người phụ nữ còn pha lẫn sự gợi tình.
Thời kỳ “Tiền Angkor” trong lịch sử Campuchia đắm mình trong một đời sống tôn
giáo chịu ảnh hưởng sâu đậm của Ấn Độ giáo. Theo những ghi chép trên tấm bia Bansei
Cham Krong, Jayavarman có dòng dõi cao quý từ thủy tổ Kampu - Mera và “Người đóng đô
trên đỉnh núi Mahendra đã chiến thắng vị thần có trăm lần hiến tế (Indra)Người là một
kho tàng vẻ đẹpNgười có cái rực rỡ của vị thần có con mắt bông sen (Visnu)” [51,tr.14].
Cũng giống như các công trình kiến trúc Ấn Độ giáo khác, các di tích kiến trúc thời kỳ này
đều cho thấy sự thể hiện hình ảnh của núi thiêng Meru, nơi cư trú của các vị thần Ấn Độ
giáo thiêng liêng. Và có thể thấy nghệ thuật tôn giáo Campuchia đã được khai sinh từ nghệ
thuật kiến trúc thời “Tiền Angkor”.
Đến đầu thời đại Angkor, Jayavarman (802-850) - vị vua đầu tiên của vương triều
Angkor để khẳng định quyền lực và sự tôn kính, sùng tín của vương quốc đối với các vị
thần Ấn Độ giáo thiêng liêng, Ông đã cho xây dựng nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu
trong thời gian này là kinh đô ở Mahendraparvata trên núi Phnom Kulên, núi của vị thần vĩ
đại. Ông là người đặt nền tảng cho tục thờ Thần - Vua ở vương quốc và đã xây dựng nhiều
công trình kiến trúc lớn ở Banteay Prei Nokor ở Roluos và ở Phnôm Kulên - nơi đặt chiếc
Linga thiêng liêng của quốc gia. Trong các công trình kiến trúc này Jayavarman II đã có thể
hiện núi vũ trụ Meru vào hình dáng của những tháp gạch. Đặc biệt tại một trong những thủ
đô của mình Amarendrapura ông đã xây dựng một kiến trúc hình kim tự tháp ba bậc với
năm tháp trên đỉnh - tiền thân của kiến trúc đền núi Khmer sau này. Nhưng điêu khắc cũng
như kiến trúc đền tháp thời gian này, kể cả các đền tháp ở Amarendrapura vẫn còn mang
phong cách của nghệ thuật Chân Lạp.
Thần Visnu được tôn thờ nhiều nhất ở Campuchia, biểu hiện của xu hướng này là sự
coi trọng (về quy mô, số lượng và nghệ thuật) của các kiến trúc và tượng thần). Những biểu
hiện đó đã tạo thành giáo phái Visnu ở Campuchia, chính khu tháp Angkor Wat đồ sộ cũng
là nơi tôn thờ Visnu cùng những hình điêu khắc xung quanh tường, những hình trang trí và
con rắn Suki khổng lồ làm lan can hai bên đường vào đều gắn với thần tích Visnu.
Visnu còn có tên là Bhagavat (Hạnh vận), Hari (mãnh thú), Ananta (Vô biên), Vrah
Narâyana (theo Vêđa) hay gọi theo cách Khmer là Preah Noreay.
Là thần Bảo tồn, mỗi khi thế giới gặp nguy hiểm, Visnu lại “hạ giới” cứu giúp loài
người. Cả 9 lần hạ giới (gọi là Avatara), có khi dưới hình thái Người (như Vamana,
Parasumara, Râma, hay Krisna), có khi mang hình thái con thú động vật như : Matsya (cá),
Kurma (con rùa), Varâha (con lợn rừng), hoặc nữa người nữa thú như Nara simha (người -
sư tử), Kalkin (nửa người -nửa ngựa).
Các dạng hóa thân của Visnu đều được các nghệ nhân Campuchia thể hiện thành các
hình tượng hết sức độc đáo như vẩy rắn Sesa là mái của các hành lang Angkor Vat, rắn
Vasuki và rùa Kurma (tham gia khuấy biển sữa đã xuất hiện trên phù điêu tường Angkor
Vat và làm lan can hai bên đường đi vào khu đền tháp đồ sộ này. Lợn rừng Varaha, cũng
như sư tử Narasimha, đã xuất hiện trên nhiều mi cửa, trán tường đền Khmer.
Theo thần tích, các nghệ sĩ tạc tượng Visnu với những con vật cưỡi, vật cầm tay biểu
tượng (cùng với số lượng bàn tay và cánh tay) và tạc nét mặt, kiểu mũ, quần áo vừa theo
thần tích, vừa theo quan niệm trang phục của thời đó, tạo nên phong cách nghệ thuật tiếu
tượng của mỗi vùng, mỗi thời.
Vật cưỡi quen thuộc của Visnu là linh điểu Garuđa, tuy nhiên, đôi khi người ta gặp
Garuđa đứng riêng một mình, ở bảo tàng Phnôm Pênh, ngoài pho tượng Visnu bằng đồng
“đang nằm nghỉ trên sóng đại dương” rất nổi tiếng còn có 6 pho tượng Visnu. Tất cả đều là
“tượng đứng” toàn thân rất đẹp. Mặt, dù là “tròn” hay “vuông”, đều rõ là người Nam Á, có
mũi, môi, mắt mí rất thanh tú, dáng người cân đối, các pho tượng Visnu này đều thể hiện rõ
cá tính của nhà điêu khắc và phong cách nghệ thuật Khmer độc đáo, cũng như cả pho tượng
Krisna - vua mục đồng nâng trái núi Govardhana rõ ràng là tinh tế hơn và đẹp hơn những
phù điêu trên vách đá khu đền Mamalapura ở Ấn Độ, tuy cùng một chủ đề.
Cả 8 tượng Visnu nói trên đều tôn trọng quy tắc vật cầm như sau: visnu được thể
hiện có 4 tay thì tay phải trên cầm vòng càng khôn (sakra), tay trái trên cầm con ốc tù và
(conque), tay phải dưới chuyển đổi, từ cầm bông hoa sen sang cầm quả cầu tròn (tượng
trưng trái đất), còn tay trái dưới thì cầm chùy (vũ khí của Visnu, thường là chùy 8 cạnh),
hoặc cầm kiếm.
Tuy nhiên, một số pho tượng đã bị “phá cách” - thường là đổi tay cầm càn khôn và
ốc tù và, nhưng dù phá cách như thế nào thì Visnu vẫn luôn biểu hiện rõ ràng thần tích
Hindu giáo, là vị thần tài năng, thâu tóm vũ trụ (cái vòng càn khôn), có sức mạnh (cái chùy),
là người tập hợp (con ốc tù và) và che chở cho thế gian (quả cầu - Trái đất).
Thời kỳ Angkor (802 - 1434) đánh dấu những bước đi lên từ giai đoạn khôi phục đến
phát triển và thịnh đạt của vương quốc Campuchia. Dưới vương triều Jayavarman II (820 -
850), một nét sáng tạo mới của người Khmer trong thời gian đầu lập quốc, một hình thức
tôn giáo mới ra đời dựa trên nền tảng Ấn Độ giáo, tôn thờ thần - vua, nhà vua chủ trương
nâng cao địa vị của Ấn giáo. Dưới hình thức này, nhà vua trở thành người đứng đầu giáo
hội, vua mang vương hiệu, tôn hiệu và tên thụy gắn với tên một vị thần được coi là “thiêng
liêng” và do đó có tính chất đồng nhất với thần thánh. Theo một bản văn bia, hình thức này
được áp dụng từ thời vua Jayavarman II, ngay từ khi mới lên ngôi, Ông đã nghĩ đến một
hình thức tôn giáo để suy tôn quyền lực của mình nên Ông đã cho đón một pháp sư
Bàlamôn, người Ấn Độ uyên bác, có pháp thuật cao về triều đình để phổ biến các kinh
Hindu và tiến hành nghi lễ Thần - Vua dựa theo những hình thức nghi lễ trong kinh Hindu
giáo. Theo đó, đức vua nhận từ tay thầy Bàlamônchủ lễ, một linh tượng Linga - tượng trưng
cho sức mạnh dương tính của thần Siva - để đưa vào thờ ở trong tháp chính, giữa hoàng
cung. Từ đó, linh tượng linga tượng trưng cho vương quyền, Vua được đồng nhất với vị
thần quyền lực vô biên trở thành Thần - Vua trước con mắt của thần dân, vua trở thành đấng
toàn năng, vua của các vua, đại vương của các chư hầu. Và cũng từ đó mỗi vị vua thời
Vishnu - Campuchia Hari-hara-Phnom Da
Angkor đều phải có trách nhiệm xây dựng cho mình một đền tháp để đặt linga của vương
triều. Vì thế, ở đây đã mọc lên những đền tháp kỳ vĩ tượng trưng cho vinh quang chói ngời
của thời đại Angkor.
Trên cơ sở đó, nhà vua đã tổ chức bộ máy hành chính đặt các quan chức và vì thế,
việc thờ cúng thần là một trong những chức năng chủ yếu, một hoạt động chính thức của
nhà nước, gắn liền với việc xây dựng đền tháp và chi phí cho hoạt động của đền. Trong đó,
các tăng lữ Bàlamôn được giao nhiệm vụ này và đã giữ những chức vụ cao quý. Ảnh hưởng
của những tăng lữ mà nhiều người là Ấn Độ hoặc thuộc dòng dõi Ấn Độ còn có vai trò
trong cả các lĩnh vực khác, nhất là trong lĩnh vực văn hóa.
Các ngôi đền tháp thời kỳ đầu giai đoạn cổ điển Angkor có đặc trưng vừa là hiện
thân vật chất hóa ngọn núi thiêng Meru theo truyền thống kiến trúc tôn giáo Ấn Độ vừa
mang một ý nghĩa mới, là nơi trú ngụ linh hồn của các vị Thần - Vua của vương quốc khi
sống và cả chức năng lăng mộ khi nhà vua băng hà. Vì thế, một ngôi đền tháp thờ Vua -
Thần ở Campuchia là ngôi đền tọa lạc trên một quả núi tự nhiên hoặc những nền tầng cao
hình khối nhỏ dần khi lên cao, trên đỉnh thường là năm tháp tượng trưng cho năm đỉnh ngọn
núi thiêng Meru, lục địa và đại dương vũ trụ quanh núi Meru được thể hiện bằng những hào
nước và những lớp tường hoặc hành lang. Để liên kết thế giới trần tục với thế giới thiêng
liêng, các nghệ sĩ Khmer cổ đã tạo tác những chiếc cầu đá (tượng trưng cho cầu vồng) có
lan can hình rắn Naga bắc qua những hào nước. Đây thực sự là một tổng thể kiến trúc mang
nội dung ý nghĩa thể hiện tôn giáo rất rõ nét của cư dân Khmer.
Ấn Độ giáo vẫn tiếp tục giữ vị trí chủ đạo trong xã hội Khmer trong nhiều thế kỷ.
Đến thế kỷ XI, Campuchia xuất hiện một vị vua mới đã định đô ở Angkor và xây dựng
Angkor thành một kinh đô huy hoàng với các kiến trúc của Ấn Độ giáo, đó là vua
Suriavarman I (1002-1050). Nhưng Angkor không chỉ là một thành phố Ấn Độ giáo mà sau
này đạo phật thịnh hành, nhiều công trình phật giáo cũng đã được xây dựng khiến cho thành
phố này là sự kết hợp tài tình của hai tôn giáo Ấn Độ giáo và Phật giáo. Hai kiến trúc chính
của Angkor là Angkor Vat được xây dựng dưới triều vua Suriavarman II khoảng đầu thế kỷ
thứ XII và Angkor Thom được xây dựng dưới triều vua Jayavarman VII khoảng những năm
cuối thế kỷ XII. Mặc dầu vào thời trị vì của Jayavarman VII, phật giáo đã thịnh hành ở
Campuchia nhưng Ấn Độ giáo với việc thờ các vị thần Siva và Visnu vẫn chưa bị mất đi ở
Campuchia. Cũng từ thời kỳ trị vì của vua Jayavarman II trở đi, người Khmer đã xây dựng
rất nhiều những đền thờ các vị thần của Ấn Độ giáo. Những đền thờ Ấn Độ giáo được coi là
các thánh đường để dâng lên đức vua và thánh đường lớn nhất khi còn sống đức vua trị vì
và khi nhà vua băng hà trở thành lăng mộ của vua.
2.2.2. Champa và sự ảnh hưởng của Siva
Các tôn giáo Ấn Độ cũng có vai trò rất lớn đối với người Chăm. Qua bia ký, nghệ
thuật, kiến trúc, điêu khắc, ta thấy cả hai tôn giáo lớn của Ấn Độ là Phật giáo và Ấn Độ
giáo đều có mặt ở Champa. Nhưng tôn giáo được thịnh hành nhất là Siva giáo. Người Chăm
thờ thần Siva chủ yếu dưới dạng Siva - Linga biểu tượng cho sức mạnh sinh thành của vũ
trụ, cho uy lực của vương quyền.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, “từ khi mới lập quốc, người Chăm đã chịu ảnh
hưởng văn hóa Ấn Độ một cách sâu đậm. Họ theo phong tục, tôn giáo, pháp luật, tư tưởng
chính trị Ấn Độ”[23, tr.19].
Về mặt tôn giáo, có nhiều bằng chứng cho thấy từ rất sớm cư dân Champa thu nhận
cả Phật giáo lẫn Ấn Độ giáo. Tấm bia cổ nhất ở Đông Nam Á - bia Võ Cạnh được tìm thấy
ở Nha Trang thể hiện rõ tư tưởng phật giáo, trong văn bia có đoạn “từ bi trắc ẩn đối với
chúng sanh”[12,tr.353]. Ngoài ra, còn có một pho tượng Phật bằng đồng có niên đại thế kỷ
IV - VI được tìm thấy ở Đồng Dương. Từ đây có thể suy đoán trong thời kỳ đầu xây dựng
vương triều quốc gia dân tộc, Champa cũng sớm trở thành một trung tâm Phật giáo của khu
vực. Tuy nhiên, từ thế kỷ VI - VII trở đi, các văn bia ở Champa cho thấy Ấn Độ giáo chiếm
ưu thế vì thông qua các bia ký, các nhà nghiên cứu xác nhận một đặc điểm về tôn giáo của
cư dân Chăm cổ, “cho đến thế kỷ VII, Ấn Độ giáo mà chủ yếu là Siva giáo đã trở thành tôn
giáo chính thống của vua chúa Champa, đã ra đời cả một thánh địa tôn giáo - khu Mỹ Sơn,
đã mọc lên nhiều đền thờ các thần Ấn giáo và nhiều tượng thần với nhiều dạng khác nhau
làm ra để thờ phụng” [12,tr.355].
Có nhiều bằng chứng cho thấy cư dân Chăm rất sùng kính thần Siva. Các văn bia cổ
khắc chữ Phạn (Sanskrit) trong thung lũng Mỹ Sơn đã tôn Siva là “chúa tể của muôn loài”,
“là cội rễ của nước Champa”. Thần Siva thường được thờ dưới ngẫu tượng sinh thực khí
nam giới (Linga). Trong 128 bia ký quan trọng của Champa mà hiện nay được biết, thì có
92 thuộc Siva giáo, 5 nói về Brama, 7 nói về Phật, 3 nói về Visnu, 21 không rõ. Cho đến
nay đã có hai đầu tượng Siva bằng vàng được tìm thấy tại Quảng Nam, nhưng vẫn chưa tìm
thấy một tượng nào của các vị thần khác làm bằng chất liệu quí như vậy. Theo ông Hall, tác
giả quyển Lịch Sử Đông Nam Á cũng cho rằng thuỷ quân Java đã có lần đến cướp một pho
tượng thần chủ (Siva) bằng vàng to hơn người thật ở đền Panduranga (Phan Rang).
Thần Siva (theo nghĩa tiếng Phạn là “tốt lành”) là một trong ba vị thần chính của Ấn
Độ giáo. Thần cũng là một trong ba ngôi tối linh (tam vị nhất linh - Trimutri). Từ quan điểm
đó phát sinh ra những trường phái khác nhau, có phái thờ thần Siva, phái thờ thần Visnu,
phái thờ thần Brama. Thần Siva được mệnh danh là thần Huỷ diệt, theo quan điểm “thần
luận”, chính sự huỷ diệt của Siva là sự huỷ diệt cái cũ để sáng tạo nên cái mới. Do vậy,
người ta coi thần Siva như là thần Sáng tạo, và có chức năng coi đầu sinh và đầu tử.
Siva, theo thần tích là sức mạnh vũ trụ, là ngọn lửa đốt cháy, sức hủy diệt những gì là
vô ích đối với trái đất, chứ không phải là sự hủy diệt nói chung. Như vậy, trong tư duy của
con người, Siva là vị thần phải có và có ích, nhưng ở chỗ nào đó đi hơi quá đà nên mới cần
có Visnu.
Siva được quan niệm là vị thần ưa hoạt động có 5 đầu và 10 tay (sadaviva, luôn luôn
thắng lợi), là vua của vũ điệu (Nataraja), đã nhảy điệu múa vũ trụ (tandava) mừng thành tích
của mình.
Siva có 8 hình thái, 8 tên gọi, là vị thần có 3 mắt “nhìn thấu suốt”. Cho nên các tượng
Siva thường có búi tó “củ hành”, cài trăm hình trăng lưỡi liềm, có con mắt thứ ba ở trán và
đeo dây theo (Yajânapavati - dây theo Bàlamôn, là một vòng trang sức quanh cổ và nối liền
nhau ở một dây trang sức thứ ba).
Các vật biểu tượng của Siva là cái đinh ba, tràng hạt, cái trống, cái bình, sọ người và
một vòng dây thừng. Vợ (hay sakti) của Siva có những tên gọi Durgâ, Umâ, Kâli,
PavatiSiva có hai con với Pavati, là Skanda và Ganesa. Cả hai đều là những vị thần trẻ
tuổi, Skanda được quan niệm là một thanh niên có 6 đầu, từ 2 - 12 cánh tay, cầm cung,
kiếm, rìu và lưỡi tầm sét, có vật cưỡi là con công. Hình tượng riêng của Skanda rất ít thấy
thể hiện, nhưng đôi khi một con công bên cạnh Siva là dấu hiện thể hiện con bên cha (riêng
bảo tàng Chàm - Đà Nẵng có 1 tượng Skanda vào loại hiếm và đẹp nhất mà người ta được
biết).
Ganesa có mình người đầu voi , là nam thần có vai trò dọn dẹp các vật chướng ngại
trước khi tiến hành công trình. Tay cầm bát đỡ vòi, ngà bên trái bị gãy trong một cuộc giao
tranh với Parasurama, hiện thân của Visnu, sự thể hiện cũng phong phú trong điêu khắc của
cả Champa và Campuchia. Nhưng điều lạ là Ganesa lại có vật cưỡi là chuột, thật là đầu voi
đuôi chuột. Tượng Ganesa ở Bảo tàng Đà Nẵng có con chuột nhỏ bám trên mắt cá chân.
Theo nghiên cứu của Giáo sư Lương Ninh, tại vương quốc cổ Champa có ít nhất 19
hình tượng Siva: có Siva đứng (tiếc là đã gãy hai tay), có lẽ thuộc Hòa Lai, lại có Siva đứng
toàn thân, có bệ, thuộc phong cách Mĩ Sơn. Pho tượng tròn thứ ba là pho tượng Siva ngồi,
theo tư thế ngồi kiểu xếp bằng chân trái và co “bó gối” chân phải. Tiếp theo là 7 hình tượng
nữa tròn.
Ngoài ra là hình tượng thể hiện bằng phù điêu trên lá nhỉ. Có 7 phù điêu lá nhỉ thể
hiện Siva - vua vũ điệu đang múa, có 8, 10, đến 16 tay, nhiều khi có tới 10 thần tử nhỏ bé
đứng chắp tay dưới chân.
Siva ở Champa phong phú hơn và đẹp hơn nhiều ở Campuchia. Không thể so được
về giá trị thẩm mĩ với pho tượng đồng Siva múa và lễ kết hôn Siva - Parvati ở Ấn Độ đem
lại cho người xem niềm xúc động sâu sắc về sự thể hiện mãnh liệt những cảm xúc của con
người. Nhưng sự độc đáo thì thực sự là không kém.
Về mặt điêu khắc, pho tượng Siva ngồi ở Đồng Dương là một tuyệt tác điêu khắc thể
hiện thần Siva mà không ở đâu có được. Tượng Siva ngồi, chân phải xếp bằng, chân trái co
gối, mắt nhìn xuống, môi mỉm cười hết sức hiền lành. Tay trái để lên đầu gối, tay phải
chống xuống nền, không cầm vật gì. Người ta chỉ nhận được qua con mắt thứ ba - Siva ở
một thời Phật giáo thịnh hành. Vẻ bình dị và hiền lành quá đổi, ngồi nghỉ, cởi trần, Kanman
chun vào tới hán như hình ảnh một nông dân bình thường chứ không phải là một vị thần đầy
uy lực. Thông qua pho tượng, rõ ràng, các nghệ nhân đã hiểu thấu đáo thần tích Hindu giáo
và quy tắc nghệ thuật Hindu giáo để thể hiện thành công và biểu đạt sự tôn kính vị “hung
thần” này nhưng ở đây không toát lên sự cao cả, hùng vĩ giả tạo mà toát lên vẻ hiền lành,
bình dị quá đổi, thậm chí có vẻ hơi “e thẹn” (dường như muốn nói hung thần chỉ hủy diệt
cái vô ích, cái xấu chứ đâu phải hủy diệt hết tất cả!)
Ngoài ra các tác phẩm điêu khắc trong các tháp Chăm cũng tập trung thể hiện những
đề tài liên quan đến thần Siva như: đỉnh tháp mô phỏng hình tượng Linga, tượng trưng cho
cái “trục Vũ trụ” hay đỉnh Kalaisa - nơi ngự trị vĩnh cửu của thần Siva. Vị thần chủ được
người Chăm thờ trong tháp là Siva, còn các đề tài khác liên quan đến Siva đều được thể hiện
chi tiết bên ngoài bờ tường, trên các tầng tháp. Thần Brama được thể hiện rất mờ nhạt trong
điêu khắc và tôn giáo của người Chăm. Còn Visnu thì chỉ được xem như thần Bảo Vệ
(Dvapala) cho các đền tháp. Chính những yếu tố Siva khiến nhà nghiên cứu người Pháp là
Maspéro đã gọi những tháp Chăm là những “Vạn Thần Miếu của Siva giáo”. Các quốc
vương Champa thường tự đồng nhất mình với thần Siva. Thậm chí cả nữ thần Mẹ Pô Nagar
cũng được thờ như một Sakti (âm lực) của thần Siva.
Như vậy rõ ràng là hình tượng thần Siva có ảnh hưởng sâu đậm trong văn hoá Chăm,
chi phối đời sống tinh thần của người Chăm, thần được người Chăm đề cao và được coi là
vị thần linh tối cao. Khi nói đến văn hoá Chăm người ta chủ yếu đề cặp đến hình tượng thần
Siva như một chủ thể quyết định. Các đề tài về thần Siva luôn được thể hiện chủ đạo mọi
lĩnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5907.pdf