MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO 8
1.1. Tình hình thế giới và khu vực những năm 80 và đầu thập kỷ 90: 8
1.2. Tình hình Việt Nam, EU và quan hệ Việt Nam với một số nước Tây Âu: 9
1.2.1. Tình hình Việt Nam: 9
1.2.2. Tình hình EU: 10
1.2.3. Quan hệ Việt Nam với các nước Tây Âu: 12
1.3. Thiết lập quan hệ ngoại giao: 13
CHƯƠNG II. QUAN HỆ VIỆT NAM - EU QUA CÁC THỜI KỲ 18
2.1. Quan hệ Việt Nam - EU giai đoạn 1990 - 1995: bước đi ban đầu 18
2.2. Giai đoạn 1995 - 2010: xây dựng và phát triển một quan hệ toàn diện 30
2.2.1. Tình hình thế giới, khu vực, EU và Việt Nam: 30
2.2.2. Quan hệ Việt Nam - EU: 34
2.2.3. Một số vấn đề lớn, có tác động quan trọng đến quan hệ Việt Nam - EU: 55
CHƯƠNG III. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VIỆT NAM - EU ĐẾN NĂM 2020 74
3.1. Xu hướng phát triển của tình hình quốc tế đến năm 2020: 74
3.3. Đại hội XI, công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế của ta và nhu cầu đẩy mạnh quan hệ với các đối tác lớn, trong đó có EU : 88
3.4. Triển vọng quan hệ Việt Nam - EU đến năm 2020: 90
KẾT LUẬN 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
BẢN ĐỒ CHÂU ÂU 123
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO 7
1.1. Tình hình thế giới và khu vực những năm 80 và đầu thập kỷ 90: 7
1.2. Tình hình Việt Nam, EU và quan hệ Việt Nam với một số nước Tây Âu: 8
1.2.1. Tình hình Việt Nam: 8
1.2.2. Tình hình EU: 10
1.2.3. Quan hệ Việt Nam với các nước Tây Âu: 11
1.3. Thiết lập quan hệ ngoại giao: 12
CHƯƠNG II. QUAN HỆ VIỆT NAM - EU QUA CÁC THỜI KỲ 17
2.1. Quan hệ Việt Nam - EU giai đoạn 1990 - 1995: bước đi ban đầu 17
2.2. Giai đoạn 1995 - 2010: xây dựng và phát triển một quan hệ toàn diện 27
2.2.1. Tình hình thế giới, khu vực, EU và Việt Nam: 27
2.2.2. Quan hệ Việt Nam - EU: 31
2.2.3. Một số vấn đề lớn, có tác động quan trọng đến quan hệ Việt Nam - EU: 48
CHƯƠNG III. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VIỆT NAM - EU ĐẾN NĂM 2020 65
3.1. Xu hướng phát triển của tình hình quốc tế đến năm 2020: 65
3.2. Vai trò, vị thế của EU và xu hướng chính sách đối ngoại của EU: 67
3.3. Đại hội XI, công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế của ta và nhu cầu đẩy mạnh quan hệ với các đối tác lớn, trong đó có EU : 78
3.4. Triển vọng quan hệ Việt Nam - EU đến năm 2020: 80
KẾT LUẬN 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
154 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4989 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ Việt Nam - EU qua các thời kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu vì đây là những thị trường tiềm năng, có độ bảo hộ cao đối với những mặt hàng xuất khẩu của EU. Ngoài ra, Ấn Độ, Nga, Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh cũng là các đối tác EU quan tâm. Trung Quốc mặc dù đáp ứng các tiêu chí thiết lập FTA, tuy nhiên EU tỏ rất thận trọng vì cho rằng thị trường này có rất nhiều thách thức.
Xét về lợi ích kinh tế thuần túy, so với các đối tác lớn khác trong Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản thì ASEAN có vị trí không quan trọng bằng (Nhật Bản và Trung Quốc chiếm 55% thị trường tương lai của EU tại Châu Á). Nghiên cứu về tác động của FTA EU - ASEAN do EU đưa ra cho thấy kể cả trong trường hợp hai bên đạt được một FTA tham vọng (0% thuế quan cho tất cả các mặt hàng và giảm 50% các rào cản dịch vụ) thì GDP của EU chỉ tăng lên 0,1% và GDP của ASEAN tăng 2,2%. Theo Ngân hàng thế giới, từ năm 2005 - 2025, tiềm năng tăng trưởng hàng năm thị trường EU với Mỹ là cao nhất với 449 tỷ Euro (tăng 3,2%/năm), trong khi với Trung Quốc là 204 tỷ Euro (tăng 6,6%/năm), với Nhật Bản là 74 tỷ Euro (tăng 1,6%/năm) trong khi đó toàn bộ ASEAN chỉ chiếm 57 tỷ Euro (tăng 4,9%/năm). Vì vậy, có thể thấy tác động kinh tế của việc đạt được FTA với ASEAN đối với EU khá hạn chế, lợi ích chủ yếu nghiêng về ASEAN. Lợi ích kinh tế của EU trong FTA với Việt Nam cũng không quá lớn mặc dù Việt Nam được coi là một trong những thị trường tiềm năng và hứa hẹn nhất trong ASEAN với nền chính trị ổn định, hệ thống pháp lý đang được hoàn thiện phù hợp hơn với các quy định của WTO.
Như vậy, nhân tố chính trị đóng vai trò quan trọng hơn trong quyết định của EU đàm phán FTA với các nước ASEAN. Trước tình hình các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Ấn Độ đều đã thiết lập FTA song phương và khu vực với ASEAN. Mỹ và Canada cũng có bước đi cụ thể thắt chặt quan hệ với ASEAN thì EU cũng buộc phải tăng tốc tiến tới đàm phán FTA với ASEAN và sau khi đàm phán khu vực bị thất bại thì chuyển sang đề nghị đàm phán song phương.
Với việc đàm phán FTA với Việt Nam, EU còn nhắm đến những mục đích khác như thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư cho các nhà đầu tư Châu Âu, cho phép các doanh nghiệp EU tham gia vào lĩnh vực mua sắm công, thúc đẩy cải cách thể chế ở Việt Nam… Với việc ASEAN thiết lập các FTA với các nước Đông Bắc Á và một số nước đã tham gia đàm phán TPP như Singapore, Malaysia, Brunei và Việt Nam, việc đạt được FTA sẽ giúp hàng hóa từ Châu Âu bảo đảm được sức cạnh tranh trước các đối tác khác như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Mỹ tại thị trường ASEAN.
Bên cạnh đó, với một FTA với Việt Nam, các nhà sản xuất từ Châu Âu sẽ có điều kiện thuận lợi hơn thâm nhập các thị trường rộng lớn của Đông Bắc Á. Trên thực tế, việc cải thiện môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư Châu Âu cũng là một trong những quan tâm của EU khi đặt vấn đề đàm phán FTA với các nước ASEAN. EU tỏ ra rất quan tâm đến thị trường dịch vụ còn non trẻ và chưa được mở cửa hoàn toàn ở Việt Nam. Trong khi ngành dịch vụ luôn là thế mạnh của Châu Âu và đem lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp nước này. Với dân số đông và trẻ, Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng. Đặc biệt, EU cũng rất quan tâm đến các dự án mua sắm chính phủ, nhất là các dự án BOT của Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay khi ta vẫn đang trong quá trình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án này có thể một mặt đem lại lợi nhuận lớn cho các nhà thầu Châu Âu, mặt khác giúp ta nâng cao chất lượng đấu thầu các công trình. Việc đàm phán FTA, bên cạnh những lợi ích kinh tế, còn có thể giúp Việt Nam cải cách các thể chế kinh tế, từ đó hội nhập hiệu quả hơn vào nền kinh tế quốc tế.
Nếu đi vào đàm phán ký kết FTA với EU, Việt Nam sẽ gặp những thách thức nhất định tuy nhiên, các lợi ích kinh tế đạt được sẽ khá rõ ràng:
(i) ta hiện là nước xuất siêu sang EU. Việc tiếp tục dỡ bỏ các rào cản thương mại của EU sẽ là cú hích quan trọng để tiếp tục gia tăng xuất khẩu. EU là thị trường lớn với quy mô hơn 500 triệu dân. Hiện tại, xuất khẩu của ta sang EU mới đạt trên 10 tỷ USD, chỉ bằng 0,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của khối, vì vậy cơ hội và tiềm năng còn nhiều. Hơn nữa, chỉ 42% kim ngạch xuất khẩu của ta sang EU được hưởng mức thuế 0%, thấp hơn nhiều so với của Malaysia và Philippines là khoảng 80 - 85%;
(ii) ta nhập khẩu từ EU chủ yếu các loại máy móc, thiết bị, dược phẩm, hóa chất cơ bản… đa phần là các mặt hàng đã có thuế suất nhập khẩu bằng 0% hoặc rất thấp. Vì vậy, không làm ảnh hưởng nhiều đến thu ngân sách. Mặt khác, ta sẽ có lợi thế được nhập các mặt hàng công nghệ chất lượng cao từ EU;
(iii) với việc thiết lập FTA, đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam sẽ tăng lên;
(iv) FTA với EU sẽ giúp ta có mức thuế nhập khẩu tương đương với GSP. GSP là ưu đãi đơn phương, EU có thể dành cho hoặc rút lại. Nếu có FTA, mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0% sẽ được duy trì lâu dài, thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của ta.
Nhìn chung, đối với Việt Nam, triển vọng đạt được lợi ích kinh tế thiết thực từ FTA với EU là tương đối lớn.
e/ Thuế chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam:
Trong 10 loại hàng hóa của Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá giá của EU thì thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da đã gây ra nhiều tác động tiêu cực nhất không chỉ về kinh tế mà còn cả xã hội, việc làm, xóa đói giảm nghèo và tác động đến quan hệ Việt Nam - EU.
Tháng 7/2005, theo yêu cầu của các hiệp hội sản xuất giày da tại một số nước thành viên, Ủy ban Châu Âu đã khởi kiện chống bán phá giá đối với giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam (và Trung Quốc). Kết thúc quá trình điều tra, tháng 10/2006, Ủy ban Châu Âu quyết định áp thuế chống bán phá giá ở mức 10% thời hạn 2 năm đối với Việt Nam (16,5% đối với Trung Quốc). Trong thời gian 2 năm bị áp thuế, lượng giày mũ da của Việt Nam xuất khẩu vào EU đã giảm đáng kể, đồng thời gây tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp ngành da giày và tới đời sống của hơn nửa triệu lao động Việt Nam, trong đó chủ yếu là nữ. Mức thuế này cũng đẩy các doanh nghiệp quy mô nhỏ vào nguy cơ phá sản. Tác động đó càng nghiêm trọng hơn trong bối cảnh tháng 6/2008, EU đưa ngành da giày Việt Nam ra khỏi diện được hưởng ưu đãi GSP giai đoạn 2009 - 2011.
Trong khi đó, Việt Nam cung cấp các thông tin khẳng định không bán phá giá, các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao là do ngành công nghiệp da giày Việt Nam có công nghệ tiên tiến, có lợi thế giá nhân công rẻ; cho rằng quyết định của EU là không công bằng, không phản ánh đúng thực tế hoạt động sản xuất, xuất khẩu giày da của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần tự do hóa thương mại mà EU khuyến khích, trái với mục tiêu của các chương trình trợ giúp xóa đói, giảm nghèo mà EU và các nước thành viên dành cho Việt Nam, không phù hợp quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và EU. Việc áp thuế ngược lại còn ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của 450 triệu người tiêu dùng EU, ngăn cản họ mua hàng đúng với giá trị thực và tác động cả đến công ăn việc làm của nhiều nhà sản xuất giày Châu Âu.
Nếu không có yêu cầu rà soát cuối kỳ thì từ 7/10/2008, thuế chống bán phá giá mức 10% đối với giày mũ da của Việt Nam xuất khẩu vào EU sẽ tự động hết hiệu lực sau 2 năm (từ 6/10/2006 đến 6/10/2008) Từ 6/10/2006 đến 6/10/2008.
. Tuy nhiên, theo yêu cầu của một số nước có ngành công nghiệp đóng giày (chủ yếu là Italia), ngày 29/9/2008, Ủy viên Ủy ban Châu Âu về thương mại Peter Mandelson vẫn đề xuất Ủy ban Châu Âu tiến hành rà soát cuối kỳ. Mặc dù 15/27 nước thành viên phản đối song cuối tháng 12/2009, Ủy ban Châu Âu đã quyết định gia hạn áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam thêm 15 tháng, tới 31/3/2011.
Theo Hiệp hội da giày Việt Nam (Lefaso), sau hơn 4 năm phải bị áp thuế chống bán phá giá 10%, ngành da giày nước ta đã chịu nhiều thiệt hại do EU là thị trường chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam. Trên 50% số doanh nghiệp bị ảnh hưởng phải thu hẹp sản xuất với nhiều mức độ khác nhau, một số doanh nghiệp buộc phải chuyển sang sản xuất các mặt hàng giá trị thấp hoặc nhận gia công lại cho các doanh nghiệp khác để có thể phần nào duy trì sản xuất ở mức độ tối thiểu.
Trong suốt quá trình EU áp thuế chống bán phá giá, ta đã tích cực vận động, kể cả ở cấp cao, đề nghị chấm dứt việc áp thuế. Trong thời gian cuối trước khi hết hạn điều tra cuối kỳ, ta đã đẩy mạnh vận động ở các cấp với mục tiêu “hạn chế, giảm số hiệp hội, doanh nghiệp EU nêu yêu cầu điều tra cuối kỳ”. Ngày 21/1/2011, Ủy viên Ủy ban Châu Âu về thương mại Karel de Gucht đã gửi thư thông báo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam sẽ hết hạn kể từ ngày 31/3/2011. Ngày 16/3/2011, Công báo (số 2011/C82/01) của EU đã chính thức thông báo về việc chấm dứt áp dụng biện pháp chống bán phá giá 10% đối với giày mũ da nhập khẩu của Việt Nam từ ngày 31/3/2011. Tuy nhiên, Ủy ban Châu Âu sẽ áp dụng cơ chế giám sát nhập khẩu giày mũ da từ Việt Nam và Trung Quốc thêm 1 năm nữa để có sẵn số liệu áp dụng cho các biện pháp khẩn cấp nếu cần. Việc theo dõi này không tạo ra một nghĩa vụ bổ sung nào đối với các nhà xuất khẩu cũng như các nhà nhập khẩu và đây cũng có thể coi là động tác trấn an các nhà sản xuất giày dép của EU sau khi thuế chống bán phá giá được bãi bỏ.
Sau khi thuế chống bán phá giá được dỡ bỏ, số liệu của Hiệp hội da giày Việt Nam cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2011, kim ngạch của ngành đạt khoảng 4,18 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ 2010. Trong đó, một nửa lượng xuất khẩu là sang thị trường EU. Điều này tạo nên một lo ngại có thực về việc EU có thể tái áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam.
Vụ việc EU áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam trong 5 năm bất chấp thông tin và sự thật khách quan cho thấy thực tế chính sách bảo hộ mậu dịch của EU. Trong bối cảnh khó khăn kinh tế ngày càng tăng do khủng hoảng nợ công, xu thế bảo hộ thương mại của EU trong nhiều năm tới sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển. EU sẽ tăng các cuộc điều tra “đúp” cả chống bán phá giá và chống trợ cấp như đã áp dụng với một số nước (điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với dầu diesel của Mỹ). Trong thời gian ngắn 3 năm qua đã xảy ra 9 vụ kiện chống trợ cấp khởi xướng từ các công ty EU chống lại đối thủ cạnh tranh từ các nước thứ ba. Đây là nguy cơ có thực mà Việt Nam cần chú ý trong quan hệ thương mại với EU để có các biện pháp đồng bộ phòng ngừa, ngăn chặn. Việc EU chỉ chấp nhận bãi bỏ thuế chống bán phá giá giày mũ da sau 5 năm áp dụng (thời gian tối đa để có thể áp thuế chống bán phá giá) cho thấy công tác vận động của ta chưa thực sự đạt được kết quả nhanh như mong muốn, có nhiều nguyên nhân chủ yếu là do các lợi ích từ phía EU song về phía ta đây cũng là vấn đề cần nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá thực chất nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả vận động EU trong các cuộc áp thuế chống bán phá giá mà EU có thể áp dụng trong tương lai.
Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam - EU (PCA):
Bối cảnh:
Trong Chiến lược quan hệ với các nước Đông Nam Á (2003), EU nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu là thúc đẩy quan hệ đối tác với ASEAN. Tuy nhiên, Hiệp định hợp tác ASEAN - EU (1980) đã không còn phù hợp. Trước thực tế việc nâng cấp Hiệp định hợp tác với ASEAN không thể thực hiện vì vấn đề Myanmar, EU đã chủ trương đàm phán và ký kết các Hiệp định hợp tác song phương mới với từng nước trong khu vực. Từ năm 2007, EU lần lượt tiếp cận các nước ASEAN (trừ Lào, Campuchia, Myanmar) đề nghị đàm phán Hiệp định PCA, thay thế các hiệp định cũ. Bên lề cuộc họp Ngoại trưởng ASEM tại Hamburg ngày 28/5/2007, Ủy viên Ủy ban Châu Âu về đối ngoại Benita Ferrero-Waldner và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã nhất trí sẽ đàm phán Hiệp định PCA thay thế cho Hiệp định khung năm 1995. Ngày 10/10/2007, Ủy viên Ủy ban Châu Âu về đối ngoại đã gửi thư cho Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao ta chính thức đề nghị khởi động đàm phán PCA. Trước đó, EU đã đề nghị đàm phán PCA với Indonesia, Thái Lan, Singapore, Philippines, Brunei.
Về phía ta, trước những phát triển nhanh chóng của quan hệ hai bên và tác động tích cực của mối quan hệ này tới quá trình phát triển của Việt Nam, tháng 6/2005, trong Đề án tổng thể về phát triển quan hệ với EU tới 2010 và định hướng tới 2015, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao “làm việc với EU để đàm phán, ký kết Hiệp định hợp tác toàn diện Việt Nam - EU vào thời điểm thích hợp”. Tháng 12/2007, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jose Manuel Barroso và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định PCA.
Mục đích của EU trong đàm phán PCA với Việt Nam:
PCA là công cụ hiệu quả nhằm triển khai Chiến lược Đông Nam Á của EU với từng đối tác trong khu vực. Trong quan hệ với Việt Nam, việc đàm phán và ký kết PCA, thay thế Hiệp định khung 1995 là cần thiết nhằm “nâng cấp” quan hệ. Dự thảo PCA EU đề xuất và chuyển cho ta (10/2007) gồm 9 chương, 50 điều tập trung vào các vấn đề: Mục tiêu và nguyên tắc hợp tác chung, Thương mại và đầu tư, Tư pháp, Nội vụ, An ninh, các lĩnh vực khác và các quy định về thể thức kỹ thuật của Hiệp định. So với Hiệp định khung 1995, phạm vi PCA tổng quát hơn, coi quan hệ EU - Việt Nam là quan hệ đối tác, mở ra triển vọng hợp tác trên nhiều lĩnh vực mới. Có thể thấy PCA giúp EU: (i) mở rộng hợp tác Việt Nam - EU ra các lĩnh vực EU ưu tiên và có lợi ích, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh (chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt, chống khủng bố), nội vụ và tư pháp (di cư, tỵ nạn, buôn bán người, ma tuý, rửa tiền, tội phạm có tổ chức...); (ii) thúc đẩy các giá trị phương Tây như tôn trọng dân chủ, nhân quyền, nhà nước pháp quyền, kể cả ủng hộ và hợp tác với Toà án hình sự quốc tế, tăng cường vai trò của các xã hội dân sự với mục đích thúc đẩy Việt Nam cải cách, chuyển đổi, mở rộng dân chủ theo hướng có lợi đối với EU; (iii) đưa quan hệ Việt Nam - EU từ “hỗ trợ” là chính sang quan hệ “đối tác” là chính; duy trì ảnh hưởng và hợp tác của EU ở Việt Nam; tranh thủ vị thế, vai trò ngày càng tăng của Việt Nam phục vụ lợi ích nhiều mặt của EU, góp phần củng cố vị trí của EU với tư cách một thực thể lớn mạnh cả về kinh tế và chính trị ở Việt Nam, Đông Nam Á và trên thế giới; (iv) tạo khuôn khổ chung, lâu dài, ổn định cho quan hệ hợp tác của từng nước thành viên với Việt Nam.
Mục đích của Việt Nam trong đàm phán PCA:
Trên cơ sở Đề án tổng thể quan hệ Việt Nam - EU và triển khai chính sách đối ngoại độc lập, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Việt Nam có lợi ích trong đàm phán PCA nhằm: (i) nâng cấp, mở rộng quan hệ hợp tác với EU trên các lĩnh vực, hướng tới “quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện, lâu dài giữa Việt Nam và EU vì hòa bình và phát triển”, phục vụ mục tiêu phát triển của ta trong thời gian tới; (ii) tạo khuôn khổ hợp tác mới, rộng lớn và đa dạng hơn, hiệu quả hơn với EU, với vị thế và vai trò mới của Việt Nam ở khu vực và trên quốc tế, phù hợp với quy mô cũng như tầm vóc mới của mối quan hệ hợp tác hai bên; (iii) tiếp tục tranh thủ hỗ trợ hợp tác phát triển, ưu tiên hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, khai thác thế mạnh khoa học kỹ thuật của EU phục vụ quá trình chuyển đổi, cải cách và hội nhập quốc tế theo lộ trình của ta; (iv) nâng cấp quan hệ với EU làm đòn bẩy quan trọng trong quan hệ với một số đối tác lớn khác.
Tiến trình và kết quả đàm phán:
Từ tháng 6/2008 đến tháng 9/2010, hai bên đã tiến hành 9 vòng đàm phán luân phiên tại Hà Nội và Brussels và thoả thuận được toàn bộ nội dung của Hiệp định tại vòng đàm phán thứ 9 (9 - 14/9/2010 tại Brussels).
Hiệp định PCA gồm 8 chương, 65 điều được sắp xếp phù hợp với ưu tiên của ta trong hợp tác với EU là hợp tác phát triển, thương mại - đầu tư cũng như khẳng định vị thế đối tác với EU trong các vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế. Cụ thể: Chương 1. Đối tượng và phạm vi; Chương 2. Hợp tác phát triển; Chương 3. Hòa bình và an ninh; Chương 4. Thương mại và đầu tư; Chương 5. Hợp tác tư pháp; Chương 6. Hợp tác trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội và các lĩnh vực khác; Chương 7. Khung thể chế (1 điều về Ủy ban hỗn hợp); Chương 8. Các điều khoản cuối cùng. Phụ lục đính kèm Hiệp định gồm 3 tuyên bố chung và 1 tuyên bố đơn phương của EU Ba tuyên bố chung gồm tuyên bố về (1) Quy chế kinh tế thị trưởng của Việt Nam, (2) Giải thích cụm từ “vi phạm nghiêm trọng Hiệp định”, (3) Việc thiết lập danh sách các cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm trao đổi thông tin liên quan tới hợp tác chống rửa tiền. Một Tuyên bố đơn phương của EU về GSP.
(Xem Phụ lục về Nội dung chính của Hiệp định PCA).
Nếu như dự thảo ban đầu mà EU trao cho ta (10/2007) chỉ nêu các ưu tiên của EU, chưa thể hiện các quan tâm của ta (như hợp tác phát triển, tiếp cận thị trường trong thương mại và đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực trong hợp tác chuyên ngành...) thì văn bản PCA ký tắt ngày 4/10/2010 đã phản ánh cân bằng lợi ích của hai bên, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc mở rộng và nâng tầm quan hệ hợp tác. Lần đầu tiên trong Hiệp định PCA giữa EU với một đối tác, việc tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ được đưa thành nguyên tắc đầu tiên, lên trước “tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền”. EU cũng ghi nhận “cam kết tăng cường hợp tác để thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ” là “yếu tố thiết yếu” của quan hệ hai bên.
Nhằm bảo đảm lợi ích cao nhất trong quan hệ với EU theo hướng gắn kết đàm phán PCA với FTA, tạo thuận lợi cho đàm phán FTA sắp tới, ta cũng đã bổ sung nguyên tắc các hoạt động hợp tác phải phù hợp với quy định luật pháp và tính tới trình độ phát triển của mỗi bên. Theo đó, việc ký kết, thi hành hiệp định này không yêu cầu ta phải sửa đổi, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật. Đây là các nguyên tắc ưu tiên của ta, có tính chất nền tảng và sẽ tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho quá trình hợp tác với EU, đảm bảo chính sách độc lập tự chủ đồng thời khai thác mọi thế mạnh và sự hỗ trợ của EU và các nước thành viên trong quá trình hội nhập quốc tế toàn diện, mở rộng hợp tác Việt Nam - EU trong những năm tới.
Trong PCA, EU chấp nhận bổ sung một Chương riêng về Hợp tác phát triển, xác định rõ các nguyên tắc, mục tiêu và lĩnh vực hợp tác trong tương lai. Đặc biệt, EU cam kết tiếp tục hỗ trợ ta theo các chiến lược và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; xác định hợp tác phát triển là trọng tâm hợp tác, là chìa khóa để hỗ trợ Việt Nam đối phó với các thách thức phát triển.
Trong lĩnh vực thương mại, EU nhất trí với nguyên tắc tính tới chênh lệch trình độ phát triển, cũng như các cam kết về đãi ngộ đặc biệt và phát triển, GSP và đặc biệt là cam kết sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại với EU và đàm phán FTA với EU trong thời gian tới.
Trong lĩnh vực an ninh, chính trị mà EU đặc biệt ưu tiên trong các PCA, ta chỉ đồng ý cam kết hợp tác trong khuôn khổ LHQ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (không tạo ra nghĩa vụ mới) và phù hợp với trình độ phát triển, pháp luật và hoàn cảnh cụ thể của mỗi bên.
Về hợp tác chuyên ngành, ta bổ sung nhiều lĩnh vực mới, phù hợp với ưu tiên của ta trong quan hệ với EU như hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quy hoạch và phát triển đô thị, ngăn ngừa và giảm nhẹ thiên tai, khắc phục hậu quả sau chiến tranh, bình đẳng giới... Đặc biệt, trong các điều khoản trên và ở các điều khoản hợp tác chuyên ngành khác, một nội dung quan trọng xuyên suốt là sự cam kết hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực cho Việt Nam.
Ý nghĩa và tác động của Hiệp định tới Việt Nam và quan hệ Việt Nam - EU:
PCA thay thế Hiệp định khung 1995 làm khuôn khổ pháp lý mới cho quan hệ của ta với EU trong nhiều năm tới, đánh dấu bước phát triển quan trọng về chất của mối quan hệ Việt Nam - EU từ chỗ EU hỗ trợ Việt Nam phát triển, giảm nghèo, cải cách, chuyển đổi nền kinh tế sang mối quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện, sâu sắc hơn. Thực sự PCA đã phản ánh được những bước phát triển quan trọng trong quan hệ Việt Nam - EU và xây dựng khuôn khổ hợp tác mới cho quan hệ Việt Nam - EU phù hợp với vị thế của ta 20 năm sau khi đổi mới và hội nhập thành công cũng như mức độ liên kết chặt chẽ hơn của EU sau khi Hiệp ước Lisbon có hiệu lực, cho phép hai bên có thể ứng phó tốt hơn với các thách thức mới mang tính toàn cầu.
Các nguyên tắc trong quan hệ được quy định tại PCA (tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, sự hợp tác phải phù hợp với quy định luật pháp và tính tới trình độ phát triển của mỗi bên, cam kết tăng cường hợp tác để thực hiện các mục tiêu phát triển) cho phép ta giữ vững chính sách độc lập tự chủ trong quá trình hợp tác đồng thời có thể khai thác thế mạnh và hỗ trợ của EU và các nước thành viên phục vụ lợi ích của ta trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.
Về chính trị, an ninh: ta sẽ bước đầu thiết lập trao đổi thông tin với EU hoặc củng cố, tăng cường các trao đổi đã có giữa hai bên về các vấn đề chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; chống buôn bán bất hợp pháp súng nhỏ, vũ khí nhẹ; chống khủng bố; thúc đẩy các nỗ lực chung thực hiện các quyền con người, trừng phạt các tội ác chống nhân loại...
Về kinh tế, thương mại và đầu tư: tiếp tục thực hiện các nguyên tắc về thương mại quốc tế trong WTO, tính tới chênh lệch trình độ phát triển, cũng như các cam kết về đãi ngộ đặc biệt và phát triển, GSP và đặc biệt là cam kết sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, thúc đẩy tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại với EU và triển vọng mở đàm phán FTA với EU trong thời gian tới.
Về hợp tác phát triển và các lĩnh hợp tác chuyên ngành: EU cam kết về nguyên tắc tiếp tục viện trợ phát triển cho ta trong giai đoạn mới, phù hợp các chiến lược và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đây là cơ sở để ta tiếp tục tranh thủ các hỗ trợ cần thiết của EU và các nước thành viên EU trong tương lai, phục vụ các mục tiêu phát triển. PCA cũng mở rộng các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành mà EU có thế mạnh và ta có nhu cầu, tạo cơ sở cho ta khai thác các thế mạnh khoa học, công nghệ của EU, tận dụng tốt hỗ trợ của EU để triển khai thích hợp các yêu cầu cải cách, chuyển đổi và hội nhập quốc tế.
Nhìn chung, PCA cho phép ta tiếp tục mở rộng quan hệ đối tác với EU, nâng quan hệ với EU thành quan hệ đối tác toàn diện, lâu dài, khai thác tốt các lợi ích trong quan hệ với EU để phục vụ các nhu cầu của ta trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế trong những năm tới, đồng thời cho phép ta giữ vững chính sách độc lập tự chủ trong quá trình hợp tác.
Vấn đề dân chủ, nhân quyền:
Truyền thống dân chủ có cội nguồn từ lâu đời trong lịch sử Châu Âu. Các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền, các quyền cơ bản và nhà nước pháp quyền gắn chặt với đời sống chính trị Châu Âu và cũng là bản sắc của EU, phù hợp với lịch sử, văn hóa và trình độ phát triển của các nước này.
Chính sách về dân chủ, nhân quyền của EU được quy định tại các văn bản pháp lý. Thúc đẩy dân chủ, nhân quyền là một trong những mục tiêu trọng tâm của Chính sách đối ngoại và an ninh chung của EU Điều 21 Hiệp ước Maastricht: “hoạt động của EU trên trường quốc tế sẽ được dẫn dắt bởi các nguyên tắc đã trở thành nền tảng cho sự thành lập, phát triển và mở rộng của EU, và EU muốn thúc đẩy các nguyên tắc đó đối với bên ngoài: dân chủ, nhà nước pháp quyền, tính phổ cập và không chia cắt của nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, tôn trọng nhân phẩm, các nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết, tôn trọng các nguyên tắc của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế”; hoặc Điều 11 quy định mục đích của Chính sách đối ngoại và an ninh chung là “phát triển và củng cố dân chủ và nhà nước pháp quyền, tôn trọng nhân quyền và các quyền cơ bản”.
được thống nhất và triển khai xuyên suốt nhằm thúc đẩy ổn định, an ninh và thịnh vượng ở Châu Âu và trên thế giới. Thực chất, EU muốn thông qua dân chủ, nhân quyền để chuyển hóa các nước theo mô hình phương Tây.
Là nước XHCN có chế độ chính trị khác biệt, Việt Nam là một trong những nước EU có nhu cầu cần “chuyển hóa”. Ngay từ đầu cũng như trong quá trình phát triển quan hệ hai bên, EU luôn coi “thúc đẩy các quyền tự do cơ bản, dân chủ và tôn trọng nhân quyền” là trụ cột trong chính sách đối ngoại và nội dung quan trọng trong quan hệ với Việt Nam. Trong khi ta thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, mở cửa và hội nhập quốc tế sâu rộng, EU cho đây là cơ hội thuận lợi để thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, diễn biến hòa bình tạo thuận lợi cho việc mở rộng các giá trị phương Tây ở Việt Nam.
Thông qua hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, EU thúc đẩy triển khai các chương trình cải cách kinh tế và xã hội, tăng cường hội nhập quốc tế, ủng hộ Việt Nam chuyển đổi sang một xã hội mở dựa trên nền tảng quản trị tốt, nhà nước pháp quyền và tôn trọng nhân quyền. EU công nhận Việt Nam đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo vệ và thúc đẩy dân chủ, nhân quyền như phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo; công nhận những tiến bộ về tự do tôn giáo. Các vấn đề EU thường xuyên nêu như vận động ta bỏ án tử hình; tham gia Công ước chống tra tấn (CAT); tham gia Tòa án hình sự q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận án tiến sỹ- Triển vọng quan hệ việt nam - eu đến năm 2020.doc