Luận văn Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng giai đoạn 2001 - 2015

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN

HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ

VÀ AN NINH - QUỐC PHÒNG GIAI ĐOẠN 2001 - 2015

11

1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực 11

1.1.1. Bối cảnh quốc tế 11

1.1.2. Bối cảnh khu vực 14

1.2. Khái quát lịch sử mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga 15

1.2.1. Quan hệ Việt Nam - Liên Xô kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao

đến trước năm 1991. 15

1.2.2. Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn 1991 - 2001. 18

1.3. Vị trí, vai trò của Việt Nam, Liên bang Nga trong chính sách của mỗi

nƯớc.

23

1.3.1. Vị trí, vai trò của Liên bang Nga trong chính sách đối ngoại của Việt

Nam

23

1.3.2. Vị trí, vai trò của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Liên bang

Nga

26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG

NGA TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ VÀ AN NINH - QUỐC PHÒNG

GIAI ĐOẠN 2001 - 2015

30

2.1. Trong lĩnh vực chính trị 30

2.2. Trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng 46

pdf34 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng giai đoạn 2001 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông những vì lợi ích kinh tế mà còn nhằm ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc về mặt quân sự. Bài viết“Russia strengthens the ties with Vietnam” của tạp chí Fobres (12/2013); Russia rebuilds ties with Vietnam (2013), ASIA Times online; “Vietnam and Russia friends in need” (2014), the Economist, “Vietnam is Russia’s bridge to ASEAN” (2016), ASIA Times online, đã đề cập đến sự điều chỉnh chính sách của Liên bang Nga vào khu vực Đông Nam Á và khẳng định Việt Nam sẽ là lựa chọn trọng điểm. Các bài viết phân tích những nỗ lực của Liên Bang Nga trong việc mở rộng thị trường năng lượng tại Đông Nam Á và cân bằng quyền lực với Trung Quốc tại khu vực này. Với mục đích đó thì Việt Nam chính là cầu nối để Nga đến với ASEAN. Trong ấn phẩm “Vietnam and Great Power Rivalries” (2015), The Diplomat, của hai tác giả Nhina Le và Koh Swee Lean Collin đề cập đến vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế biển và an ninh quốc phòng của cảng Cam Ranh và mong muốn của các cường quốc như Mỹ, Nhật, Nga... đặt căn cứ quân sự tại vùng cảng này. Bài viết phân tích những lợi ích mà Liên bang Nga có được khi quay trở lại cảng Cam Ranh (lợi ích kinh tế biển và đối trọng về sức mạnh quân sự tại Biển Đông với Mỹ và Trung Quốc). Tuy nhiên, hai tác giả cũng nhấn mạnh đến lập trưởng quan điểm của Việt Nam về vấn đề này đó là Việt Nam sẵn sàng quan hệ với tất cả các nước một cách bình đẳng, cho phép các tầu chiến của tất cả các nước sử dụng các dịch vụ tại cảng Cam Ranh và luôn giữ nguyên tắc “ba không” của mình: không để nước ngoài thiết lập căn cứ quân sự tại Việt Nam, không quan hệ với nước này để chống nước kia và không cho nước khác sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại một nước khác. 13 Cuốn sách “Quan hệ Nga - Việt: Hiện tại và lịch sử - Cái nhìn từ hai phía” (2014) được xuất bản bằng tiếng Nga do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga phát hành. Cuốn sách tập hợp 23 bài viết về mọi mặt của mối quan hệ hữu nghị, hợp tác Nga - Việt trong giai đoạn từ khi cuộc kháng chiến cứu nước diễn ra đến năm 1991 và từ sự kiện Liên Xô tan rã năm 1991 đến năm 2013. Cuốn sách đi sâu phân tích mọi khía cạnh của quan hệ Nga - Việt trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và triển vọng mối quan hệ song phương này. Có thể thấy với các cách tiếp cận ở nhiều mức độ khác nhau, tất cả công trình trên đã phân tích những nội dung về mối quan hệ hai nước trong các lĩnh vực. Việc nghiên cứu một cách chuyên sâu về lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng kể từ khi Việt Nam và Liên bang Nga trở thành “đối tác chiến lược” từ năm 2001 đến năm 2015 để thấy rõ những thuận lợi, khó khăn, cũng như những hạn chế nhằm thúc đẩy mối quan hệ của hai nước trong tình hình mới là việc làm cần thiết và mang tính thời sự. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên là nguồn tài liệu quý giá cho tác giả tham khảo để hoàn thành luận văn của mình. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Luận văn làm rõ thực trạng quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng giai đoạn 2001- 2015. Đồng thời dự báo triển vọng quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng đến năm 2030. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Thứ nhất, phân tích làm rõ những nhân tố cơ bản tác động đến quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng. Thứ hai, phân tích những kết quả hợp tác giữa Việt Nam - Liên Bang Nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng giai đoạn 2001- 2015. Thứ ba, đánh giá những thuận lợi, khó khăn của quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng từ đó đưa ra các dự báo triển vọng 14 của mối quan hệ này đến năm 2030 cũng như đề xuất một số giải pháp để tăng cường mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong hai lĩnh vực trên. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài Luận văn nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng giai đoạn 2001 - 2015. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đề tài luôn bám sát các quan điểm nội dung về chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng từ đại hội VI đến nay. Tác giả sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, dự báo 6. Ý nghĩa của đề tài Về mặt lý luận: Thông qua phân tích sự vận động của quan hệ giữa hai nước hơn mười năm qua, đề tài khẳng định triển vọng về xây dựng, phát triển mối quan hệ hợp tác hai nước theo hướng “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong thế kỷ XXI” góp phần vì hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận, củng cố lập trường, tư tưởng, niềm tin khoa học về đường lối, chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Về mặt thực tiễn: Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về quan hệ quốc tế hiện đại, đồng thời có thể góp phần cung cấp cứ liệu cho công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: 15 Chƣơng 1: Những nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng giai đoạn 2001- 2015 Trong chương này, tác giả phân tích: bối cảnh quốc tế và khu vực; khái quát mối quan hệ lịch sử giữa Việt Nam và Liên Xô trong thời kỳ kháng chiến và thống nhất đất nước cũng như những giai đoạn thăng trầm của mối quan hệ Việt - Nga đến trước năm 2001; vị trí, vai trò của Việt Nam và Liên bang Nga trong chính sách đối ngoại của mỗi nước để từ đó thấy được những yếu tố tác động đến mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng giai đoạn 2001- 2015. Chƣơng 2: Thực trạng quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng giai đoạn 2001- 2015 Tác giả trình bày những thành tựu hợp tác mà hai nước đã được trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng (2001 - 2015) và những mặt hạn chế còn tồn tại trong mối quan hệ này. Qua đó, tác giả cũng đánh giá, so sánh mối quan hệ Việt - Nga với mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước lớn khác. Chƣơng 3: Triển vọng và giải pháp nhằm tăng cƣờng mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng đến năm 2030 Từ việc đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga, dự báo diễn biến tình hình thế giới, khu vực đến năm 2030, tác giả đưa ra những kịch bản dự báo triển vọng mối quan hệ này trong tương lai, đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ Việt - Nga trong hai lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng đến năm 2030. 16 CHƢƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ VÀ AN NINH - QUỐC PHÒNG GIAI ĐOẠN 2001 - 2015 1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực 1.1.1. Bối cảnh quốc tế Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga (Việt - Nga) giai đoạn 2001 - 2015 vận động trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động rất nhanh chóng và phức tạp, nhất là sau sự kiện nước Mỹ bị tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Nhìn chung, trong hơn hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, sự vận động và phát triển của thế giới chịu sự tác động mạnh mẽ của các xu hướng sau: Thế giới phát triển theo xu hướng đa cực: Sau khi Liên Xô và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, cơ cấu địa - chính trị và sự phân bố quyền lực toàn cầu bị đảo lộn, tương quan lực lượng thế giới nghiêng hẳn về phía có lợi cho chủ nghĩa tư bản, nhất là các nước tư bản phát triển hàng đầu. Quá trình hình thành trật tự thế giới mới chứa đựng nhiều yếu tố bất trắc, khó đoán định, trong đó nổi lên hai khuynh hướng đối nghịch: Mỹ chủ trương một thế giới đơn cực, trong khi các trung tâm quyền lực khác như Nga, Trung Quốc, EU, Nhật Bản lại đấu tranh cho một trật tự thế giới đa cực mà ở đó vị trí bá 17 quyền của Mỹ được kiềm chế, quyền lãnh đạo thế giới được chia sẻ cho các nước lớn. Những năm đầu thế kỷ XXI, Mỹ có được vị thế siêu cường quốc số một thế giới về kinh tế, quân sự và chính trị. Mỹ ra sức lợi dụng ưu thế trong so sánh lực lượng mưu toan thiết lập “trật tự mới”, thực chất là trật tự thế giới tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu. Bởi vậy, chính quyền Mỹ ráo riết thi hành một chính sách đơn phương mang nặng tính vị kỷ, bất chấp sự phản đối của nhiều nước lớn và cộng đồng quốc tế. Sau sự kiện 11/ 9/2001, chính sách của Mỹ được điều chỉnh theo hướng chú ý hơn đến hành động hợp tác đa phương nhằm giành sự ủng hộ quốc tế để phát động cuộc chiến tranh nhân danh chống khủng bố ở Afganistan. Tuy nhiên, sự sa lầy trong cuộc chiến ở Iraq và Afganistan, những sai lầm trong chính sách đối nội lẫn đối ngoại của Mỹ và khủng hoảng tài chính năm 2008 đã đưa nước Mỹ từ một siêu cường quốc duy nhất tới chỗ đánh mất vị thế gần như độc tôn. Do những khó khăn và hạn chế không nhỏ khiến Mỹ khó có thể thực hiện được tham vọng thiết lập một thế giới đơn cực, trong đó đáng chú ý là mâu thuẫn giữa âm mưu và hành động của Mỹ với lợi ích của các nước lớn, với lợi ích của hòa bình, độc lập và phát triển của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Sự trỗi dậy của Trung Quốc như một trung tâm kinh tế chính trị của Châu Á được biểu hiện một phần bằng sự chủ động tham gia của nước này vào các tổ chức đa phương của khu vực và thế giới trong giải quyết các vấn đề kinh tế - chính trị toàn cầu. Nhật Bản nỗ lực trở lại theo chiều hướng củng cố tiềm lực quốc phòng và nâng cao vai trò chính trị của mình trên trường quốc tế. Nhật Bản muốn nhanh chóng cường quốc hóa quân sự để có tiếng nói trọng lượng hơn trên trường quốc tế, nhất là các vấn đề an ninh ở Đông Á. Ngoài ra, sự phát triển của EU, sự trở lại của Nga, sự nổi lên của Ấn Độ, Braxin, Nam Phi đã làm nền kinh tế và chính trị thế giới chuyển biến theo hướng đa cực hóa, bắt đầu hình thành một trật tự thế giới mới, được biểu hiện rất rõ ở vai trò ngày càng quan trọng của G20 trong giải quyết các vấn đề toàn cầu, dần thay thế G7. Có thể nói cấu trúc chiến lược quốc tế đã phát triển từ “nhất siêu đa cường” sang “đa cực hóa” vừa có nhân tố trỗi dậy của EU, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ, vừa có sự gia tăng chủ nghĩa đơn cực và bá quyền của Mỹ. Trật tự này sẽ chi phối lại các định hướng quan hệ quốc tế. Theo các 18 nhà quan sát, trong bối cảnh đó, cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc phản ánh thực tế rằng một thế giới đa cực là một xu thế vận động tất yếu khách quan. Sự vận động này sẽ tiếp tục được duy trì và phát triển đa dạng, nhiều tầng nấc hơn trong thời gian tới. Xu thế toàn cầu hóa tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Toàn cầu hóa là xu thế khách quan vốn đã xuất hiện từ lâu, những năm đầu thế kỷ XXI, xu thế này tiếp tục được mở rộng từ kinh tế ra mọi lĩnh vực, bao gồm cả chính trị và an ninh, tác động nhiều chiều đến sự vận động và phát triển của thế giới, làm tăng đáng kể sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước trên thế giới dưới nhiều hình thức khác nhau, cả trên cấp độ toàn cầu và khu vực, đa phương và song phương. Tuy nhiên, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh. Đứng trước xu thế toàn cầu hóa, cả Việt Nam và Liên bang Nga đều phải chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tranh thủ cơ hội, tìm kiếm vị trí có lợi nhất cho mình, đồng thời hạn chế thấp nhất những nguy cơ thách thức. Phát triển mối quan hệ hợp tác chiến lược Việt – Nga giúp hai nước có thể bổ sung, hỗ trợ nhau trong quá trình tham gia toàn cầu hóa. Cách mạng khoa học và công nghệ, ngày càng nổi lên là một nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển và ổn định của thế giới, trong đó kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật. Việc xuất hiện những phát minh khoa học, làn sóng đổi mới công nghệ, những thành tựu trong các ngành mũi nhọn như điện tử - tin học, vật liệu mới, công nghệ sinh học, tự động hóakhông chỉ đóng vai trò quan trọng, yếu tố có tính chất quyết định như một lực lượng sản xuất trực tiếp trong phát triển kinh tế mà còn trực tiếp đưa đến sự phát triển, biến đổi trong toàn bộ đời sống chính trị - xã hội ở các quốc gia. Việt Nam và Liên bang Nga cũng như nhiều quốc gia khác đang phải chạy đua để gia tăng phát triển khoa học – công nghệ. Việt Nam quyết tâm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Để thực hiện nhiệm vụ này, việc phát triển quan hệ với Nga có một vị trí khá quan trọng, bởi tiềm năng to lớn của Nga về nhiều mặt, nhất là trên lĩnh vực khoa học – công nghệ hiện đại. 19 Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển. Chiến tranh lạnh kết thúc gắn liền với việc sụp đổ trật tự hai cực đã tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế nói chung và từng quốc gia nói riêng. Đặc trưng của thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh là chuyển từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác. Hòa bình, hợp tác và cạnh tranh đan xen là xu hướng chủ đạo trong quan hệ quốc tế. Sự thịnh vượng của quốc gia này chính là điều kiện, cơ hội phát triển của các quốc gia khác và ngược lại. Tuy nhiên, ở đâu có chiến tranh là xung đột vẫn đang xảy ra trong phạm vi cục bộ, bất công trong cách hành xử, xử lý trong các quốc gia vẫn tiếp tục tồn tại. Nhìn chung, trong vài thập kỷ tới, xu hướng hợp tác cùng phát triển vẫn là xu hướng chủ đạo. Các nước không kể lớn nhỏ, giàu nghèo, đều lấy nền tảng hòa bình để phát triển. Việt Nam và Liên bang Nga không nằm ngoài xu hướng đó. Nhân loại đang đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu hết sức bức thiết mà không một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự giải quyết được nếu không có sự hợp tác đa phương. Mặc dù xu hướng hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là chủ đạo trong mối quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI, nhưng những nhân tố bất ổn định lại có chiều hướng gia tăng ở các khu vực. Đó là sự nổi dậy của chủ nghĩa khủng bố, với việc tăng cường lực lượng và mở rộng địa bàn hoạt động. Sau khi gây ra sự kiện 11/9 /2001 ở Mỹ dẫn đến các cuộc chiến ở Afganistan và Iraq, các hoạt động khủng bố liên tiếp diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Nguy cơ khủng bố luôn thường trực trong cuộc sống hàng ngày với khả năng tinh vi hơn, nguy hiểm hơn. Xung đột sắc tộc tôn giáo gia tăng cường độ, đặc biệt với sự xuất hiện của nhà nước hồi giáo tự xưng IS. Tình hình này diễn ra đặc biệt nghiêm trọng đối với một số quốc gia Trung Đông và vùng Vịnh đã góp phần làm cho an ninh khu vực thế giới trở nên bất ổn hơn bao giờ hết. Xu hướng ly khai và tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên cũng có nguy cơ phát triển với cường độ cao. Bên cạnh đó, nguy cơ phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, trước hết là vũ khí hạt nhân, cũng đang là vấn đề đe dọa an ninh quốc tế. Vấn đề đặc biệt này gây lo ngại là nguy cơ các loại vũ khí này rơi vào các lực lượng khủng bố. Ngoài ra, còn hàng loạt các vấn đề nảy sinh từ các thách thức an ninh phi truyền thống khác nhau như buôn bán ma túy, rửa tiền, tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán phụ nữ và trẻ em, Sự xuống cấp của môi trường sống trên toàn cầu, dịch bệnh đối với con người và động vật lây lan với tốc độ nhanh cũng đang là các vấn đề lớn của thế 20 giới hiện nay và trong một vài thập kỷ mới như dịch bệnh Ebola. Thêm vào đó, các vấn đề khủng hoảng kinh tế, an ninh năng lượng và sự biến đổi môi trường, khí hậu toàn cầu cũng đang là vấn đề mà cả thế giới phải đối mặt. Những vấn đề có tính thách thức toàn cầu này đã làm cho tình hình an ninh, chính trị nhiều nơi biến chuyển theo một chiều hướng bất lợi cho sự phát triển, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thế giới. Tính chất nghiêm trọng và phức tạp của những vấn đề toàn cầu đang đòi hỏi các nước, nhất là các nước đang phát triển cần đóng góp tích cực hơn nữa trong sự phối hợp, hợp tác hành động một cách có hiệu quả thiết thực. Trong lĩnh vực này, Việt Nam và Liên bang Nga hoàn toàn có cơ sở và điều kiện thực tế để tăng cường các quan hệ hợp tác trong khuôn khổ song phương cũng như đa phương. 1.1.2. Bối cảnh khu vực Bước sang thế kỷ XXI, với đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và tiềm năng phát triển to lớn, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục trở thành trọng tâm địa chính trị toàn cầu. Hiện nay, Châu Á - Thái Bình Dương có vai trò đặc biệt quan trọng trên nhiều phương diện của đời sống thế giới, đã và đang là nơi hội tụ, giao thoa lợi ích chiến lược của tất cả các nước lớn. Đây cũng là khu vực tập trung nhiều nền kinh tế hàng đầu của thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ Vì thế, các cường quốc thế giới đều mong muốn tăng cường ảnh hưởng tại khu vực quan trọng này. “Chính sách hướng Đông”, “Chính sách xoay trục” và sự can dự ngày càng sâu của các cường quốc thế giới vào Châu Á - Thái Bình Dương đã đặt khu vực trước những cơ hội và thách thức an ninh mới, đồng thời nói lên vai trò chiến lược của khu vực này trong thế kỷ XXI. Liên bang Nga được lợi ích gì ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương? Khu vực này luôn chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Nga và cũng là nơi mà Nga có được nhiều lợi ích: Trong lĩnh vực kinh tế: Châu Á - Thái Bình Dương có vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế của Liên bang Nga nói chung, đặc biệt là vùng lãnh thổ châu Á rộng lớn của nước này. Đây là khu vực tập trung nhiều nền kinh tế hàng đầu của thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ Nhìn chung Châu Á -Thái Bình Dương là khu 21 vực có thị trường lớn và phát triển năng động, tăng trưởng kinh tế cao và là động lực cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Do đó, xác lập và tăng cường vai trò của Nga ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ là điều kiện cần nhằm phục vụ cho sự phát triển nước Nga. Hơn nữa, trong sự trỗi dậy của nhiều nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hiện nay, nhiều nước có nhu cầu nhập khẩu lớn về dầu mỏ và khí đốt và Liên bang Nga là nước có khả năng cung cấp nhu cầu này. Việc Mỹ và EU tiến hành trừng phạt kinh tế đối với Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine thì Châu Á - Thái Bình Dương sẽ là khu vực Liên bang Nga càng tập trung sự ưu tiên nhằm đáp ứng nu cầu phát triển kinh tế của nước Nga. Trong lĩnh vực chính trị - an ninh: Châu Á - Thái Bình Dương có vị trí quan trọng mang tính chiến lược đối với Liên bang Nga. Tuy là nước kế thừa vị trí của Liên Xô, song tiềm lực và sức mạnh quân sự của Nga hiện nay đã giảm đi đáng kể. Tiềm năng vũ khí hạt nhân và địa bàn triển khai của Nga cũng giảm đi đáng kể so với Liên Xô trước đây (do một số lượng vũ khí này được triển khai ở Ukraine, Belarut và Cadacstan). Cùng với việc giải tán khối quân sự Vacsava, Liên bang Nga không những mất đi khu vực đệm chiến lược giữa Nga và NATO mà còn mất đi nhiều căn cứ quân sự quan trọng ở phía Tây và Nam nước Nga, đặc biệt khi NATO đang mở rộng về phía Đông và tiến đến sát biên giới phía Tây và Tây - Nam nước Nga. Liên bang Nga là nước vốn có rất ít căn cứ quân sự ở nước ngoài so với các nước lớn khác, cho nên Châu Á - Thái Bình Dương là môi trường tốt nhất để Liên bang Nga, khi cần thiết, có thể triển khai lực lượng quân sự của mình nhằm bảo vệ lợi ích của nước Nga cũng như có thể can dự đến nhiều vấn đề quốc tế khác có liên quan. Nga cho rằng: “Sự hiện diện của hải quân Nga trên vùng biển quốc tế cần phải được mở rộng và chỉ trong trường hợp đó, các đối thủ sẽ tôn trọng nước Nga hơn”. Vấn đề này càng có ý nghĩa hơn đối với Nga, khi vấn đề tranh chấp biển đảo đang diễn ra gay gắt ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đông Nam Á nằm ở giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nối liền đại lục Châu Á với Châu Đại Dương, hình thành “ngã tư” giữa hai châu lục, không những là con đường tất yếu cho sự lưu thông giữa Châu Á, Châu Phi, Châu Âu và Châu Đại Dương, 22 mà còn là khu vực vận tải nhộn nhịp giữa Bắc Mỹ, Nam Mỹ với Nam Á. Nơi đây có nhiều eo biển quan trọng mang ý nghĩa chiến lược. Với tầm quan trọng của mình, Đông Nam Á trở thành một không gian địa chiến lược và địa chính trị vào loại nhạy cảm ở Châu Á - Thái Bình Dương. Đồng thời, khu vực này cũng là nơi mà sự đan xen và tương tác quyền lực giữa các nước lớn rất phức tạp, với trạng thái cạnh tranh quyết liệt, trong khi sự dung hòa lợi ích và quyền lực giữa họ cũng thiếu sự ổn định. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, khu vực Đông Nam Á phải đối diện với hai tình huống nổi bật. Về phương diện quốc tế, những thách thức do chủ nghĩa khủng bố và mối lo ngại an ninh phi truyền thống ngày càng gia tăng. Về phương diện khu vực, đó là sự nổi lên của Trung Quốc cả về kinh tế lẫn quân sự cùng với những hành động gây hấn của quốc gia này tại khu vực Biển Đông, sự can dự của các cường quốc trong và ngoài khu vực khiến các nước ASEAN phải đương đầu với những thách thức ở cấp độ quốc gia lẫn khu vực, bao gồm an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Sự can dự ngày càng một rõ ràng của các cường quốc, nhất là khi cả Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đều có chung mục tiêu lựa chọn là Đông Nam Á làm sân chơi thử nghiệm quyền lực vươn xa, xác lập vai trò thế lực toàn cầu. Tương tác quyền lực của các nước lớn chắc chắn sẽ nảy sinh va chạm hoặc sự thỏa hiệp có thể mang lại cho ASEAN cả thời cơ lẫn thách thức, đồng thời báo trước sự cạnh tranh ảnh hưởng của họ sẽ là một quá trình dài, có tính chất phức tạp, với nhiều cách thức và chiêu thuật khác nhau. Tất cả các đối tác lớn của ASEAN, như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, Nga, Liên Minh Châu Âu (EU).. đều đang thực hiện các chính sách hướng về Đông Nam Á với quy mô và cường độ mới, phù hợp với biến động nhanh chóng của tình hình quốc tế và khu vực, trong đó dành ưu tiên cao và củng cố thúc đẩy quan hệ với ASEAN, ủng hộ xây dựng cộng đồng ASEAN cũng như vai trò trung tâm của hiệp hội trong cấu trúc khu vực đang định hình, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác nhằm ứng phó các thách thức đang đặt ra. Cũng như nhiều cường quốc lớn trên thế giới đang chuyển hướng về Đông Nam Á, Nga không thể thờ ơ với việc hợp tác và đầu tư phát triển ở một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay. Đồng thời, sự xấu đi trong quan hê với Mỹ và phương Tây do vấn đề về Ukraine làm cho nhu cầu tăng cường hợp tác kinh tế thương 23 mại với các nước khu vực Đông Nam Á đang trở nên thiết thực với Nga. Ngoài các lợi ích về kinh tế, tiềm năng và lâu dài, thì vị thế chiến lược của ASEAN chắc chắn không nằm ngoài sự quan tâm của Nga. Các nước Đông Nam Á có tiềm năng đóng vai trò đáng kể trong sự phát triển của Xibiri và Viễn Đông. Đến lượt mình Nga có vai trò quan trọng đối với việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển trong khu vực tiến trình ASEAN hội nhập và phát triển cộng đồng chung, sự tham gia của Nga vào các diễn đàn khu vực do ASEAN đóng vai trò trung tâm đã làm tăng giá trị, tầm quan trọng của ASEAN. 1.2. Khái quát lịch sử mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga 1.2.1. Quan hệ Việt Nam - Liên Xô kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến trƣớc năm 1991 Quan hệ Việt Nam - Liên Xô được xây dựng và phát triển trên nền tảng quan hệ về chính trị giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Liên Xô. Hai bên đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 30/1/1950. Đây là một dấu mốc quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam. Với việc được Trung Quốc, Liên Xô là những nước đầu tiên và sau đó là các nước XHCN khác lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam đã phá được thế bao vây cô lập về mọi mặt của đế quốc thực dân, nhất là về chính trị. Tại các diễn đàn quốc tế như Liên Hợp Quốc, với tư cách là một cường quốc ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, một đồng chủ tịch Hội nghị Geneva về Việt Nam, Liên Xô đã quyết lên án hoạt động phá hoại Hiệp định của bọn đế quốc và tay sai, yêu cầu thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản của Hiệp định, tiến tới Tổng tuyển cử và thống nhất đất nước. Mối quan hệ chặt chẽ đặc biệt giữa hai nước được thể hiện trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, kỹ thuật, quân sự, giáo dục, đặc biệt nhân dân Việt Nam và thế giới đều biết đến Liên Xô là người anh cả, nhà viện trợ lớn đối với công cuộc kháng chiến giành độc lập và xây dựng đất nước của Việt Nam. Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Liê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004420_9713_2006736.pdf
Tài liệu liên quan