Luận văn Quản lí và sử dụng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây ăn quả tại huyện Anh Sơn - Tỉnh Nghệ An

MỤC LỤC

 

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các từ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục hộp viii

Danh mục biểu đồ viii

Danh mục sơ đồ viii

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1. Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

2.1 Cơ sở lí luận của đề tài 4

2.1.1 Tổng quan về thuốc BVTV 4

2.1.2 Lí luận về Quản lí việc sử dụng thuốc BVTV 9

2.1.3 Sử dụng thuốc BVTV 14

2.2 Cơ sở thực tiễn 19

2.2.1 Tình hình quản lí và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới 19

2.2.2 Tình hình quản lí và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam 21

 

 

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 26

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 26

3.1.2 Điều kiện Kinh tế - xã hội 27

3.2 Phương pháp nghiên cứu 35

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 35

3.2.2 Thu thập số liệu 35

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 37

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38

4.1 Tìm hiểu thực trạng quản lí thuốc BVTV trên địa bàn huyện Anh Sơn 38

4.1.1 Thực trạng quản lý phân phối và lưu thông thuốc BVTV trên địa bàn huyện Anh Sơn 38

4.1.2 Tình hình quản lí sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Anh Sơn 47

4.2 Tìm hiểu thực trạng sử dụng thuốc BVTV cho sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Anh Sơn 52

4.2.1 Tình hình phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Anh Sơn 52

4.2.2 Tình hình cơ bản về các hộ điều tra 55

4.2.3 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV của người dân trồng cây ăn quả huyện Anh Sơn 58

4.2.4. Kết quả sử dụng Thuốc BVTV lên cây ăn quả của người dân huyện Anh Sơn 69

4.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả của người dân Anh Sơn 74

4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả trên địa bàn huyện Anh Sơn 82

4.3.1 Căn cứ để đề xuất giải pháp 82

4.3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả trên địa bàn huyện Anh Sơn 83

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90

5.1 Kết luận 90

5.2 Kiến nghị 92

5.2.1 Đối với hộ nôngdân 92

5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 92

5.2.3 Đối với nhà nước 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

 

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2288 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lí và sử dụng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây ăn quả tại huyện Anh Sơn - Tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c BVTV đến người dân một cách đầy đủ và hợp lí là điều thực sụ cần thiết. Tuy nhiên, do điều kiện Kinh tế - xã hội chưa phát triên nên hiện nay, trong toàn huyện không có cơ sở nào tham gia sản xuất thuốc BVTV, tất cả lượng thuốc tiêu thụ hàng năm đều được nhập về từ các cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh rồi bán lại cho người dân qua nhiều kênh phân phối khác nhau. Sự phân phối và lưu thông thuốc BVTV trên địa bàn huyện được thực hiện theo các kênh chủ yếu như sơ đồ 4.1. Các doanh nghiệp, các công ty sản xuất và kinhdoanh thuốc BVTV trong và ngoài tỉnh Kênh cấp I Kênh cấp II Kênh nhiều cấp Chi nhánh Đại lí cấp I Đại lí cấp II Điểm bán lẻ Điểm bán lẻ Điểm bán lẻ Người nông dân Sơ đồ 4.1: Các kênh phân phối thuốc BVTV trên địa bàn huyện Anh Sơn Các doanh nghiệp, các công ty sản xuất thuốc BVTV thường xuyên cung cấp thuốc cho địa bàn huyện như là Sygentar chi nhánh tại Nghệ An, bayer…Trong toàn huyện chỉ có một chi nhánh duy nhất của các công ty này đó là Trạm BVTV huyện, hàng tháng Trạm vẫn nhập về nhiều loại thuốc cần thiết và phù hợp với từng mùa vụ để cung ứng cho các đại lí cấp II hoặc là cung cấp trực tiếp cho người nông dân. Còn nữa, thuốc được phân phối chủ yếu thông qua các đại lí và các điểm bán lẻ trong huyện. Với nhu cầu sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng ngày càng nhiều của người dân thì các điểm kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn huyện Anh Sơn cũng ngày càng tăng lên đáng kể. Hiện nay toàn huyện có 55 điểm kinh doanh thuốc với nhiều quy mô khác nhau. Các điểm bán thuốc này được rải đều ở các xã trong địa bàn huyện. Chỉ riêng Thị trấn Anh Sơn và các xã lân cận như Phúc Sơn, Long Sơn, Thạch Sơn là không có điểm bán thuốc BVTV tư nhân, mà người dân ở đây chủ yếu mua thuốc từ Trạm BVTV huyện hoặc là do Ban khuyến nông của xã trực tiếp nhận về để cung cấp cho người dân. Tuy rằng số lượng cơ sở kinh doanh thuốc BVTV đã tăng so với trước đây, nhưng trước tình hình sâu hại và dịch bệnh ngày càng nhiều, số hộ làm nông nghiệp chiếm hơn 70% trong cả huyện thì việc cung ứng thuốc vẫn chưa thực sự đảm bảo. Có những nơi, để mua được thuốc, người dân phải đi mất cả 5km, có khi đến được điểm bán thuốc thì lại không có hoặc đã hết loại thuốc mà họ cần. Nhiều xã, số lượng thuốc không đủ để đáp ứng được nhu cầu của người dân. Theo số liệu từ Trạm BVTV huyện thì hiện nay trên toàn huyện có 55 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV, trong đó chỉ có 14 cơ sở có giấy phép đăng kí kinh doanh. Hằng năm, số lượng nhập về cho cả huyện ước tính lên đến 15 tấn, chưa kể lượng thuốc chưa kê khai hoặc không kê khai má các cơ quan chức năng không kiểm soát được. Trong số 55 cơ sở kinh doanh đó thì có 1 cơ sở là thuộc quản lí của Trạm BVTV và do cán bộ của trạm có nhiệm vụ bán thuốc cho người dân, vì thế yêu cầu về chuyên môn là đảm bảo. Còn trong 53 cơ sở còn lại thì có tới 20 cơ sở là do những cá nhân không có chuyên môn hoặc là chưa qua bất kì một khoá học nào về những kiến thức cơ bản của thuốc BVTV, chưa có chứng chỉ hành nghề kinh doanh, những cá nhân này chủ yếu bán theo kinh nghiệm hoặc là học hỏi từ người khác. Vẫn có tình trạng bán sai thuốc cho người dân. Trong các đợt kiểm tra, đoàn thanh tra liên ngành cấp huyện đã phát hiện được nhiều điểm bán thuốc BVTV lẫn với các hàng tạp hoá khác như bánh kẹo, mĩ phẩm mà không hề để ý đến tính độc hại của thuốc, số lượng cơ sở kinh doanh thuốc có kho chứa thuốc riêng là cònn rất ít. Nhiều chủ kinh doanh đã được cảnh cáo và nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục tái phạm. Có một điểm tích cực đó là trong năm 2008 vừa rồi, theo Báo cáo của Trạm BVTV, trong 55 cơ sở kinh doanh thì không có trường hợp nào bị phát hiện là có mua bán những loại thuốc cấm sử dụng trong danh mục, và những loại thuốc nhập lậu không qua đăng kí và được bán với giá thấp hơn so với mức giá quy định cho loại thuốc đó. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường thuốc taị huyện và các khu vực lân cận cũng như đối với việc sử dụng thuốc của người dân, đảm bảo an toàn cho cả người sử dụng thuốc BVTV và môi trường xung quanh. 4.1.1.2 Tình hình quản lí phân phối, lưu thông thuốc BVTV trên địa bàn huyện Anh Sơn Trong những năm gần đây, người dân trên địa bàn huyện sử dụng ngày càng nhiều thuốc BVTV để bảo vệ mùa màng của mình, nhất là đối với cây ăn quả, việc kinh doanh thuốc cũng từ đó mà ngày càng phát triển. Vì thế, vấn đề quản lí sao cho việc kinh doanh và lưu thông thuốc BVTV đảm bảo an toàn và hiệu quả cũng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Sau đây là những hoạt động chính trong việc quản lí phân phối và lưu thông thuốc BVTV trên địa bàn huyện. a. Tổ chức quản lí Trạm BVTV huyện là đơn vị trực tiếp và chủ đạo trong việc quản lí những vấn đề chung liên quan đến sản xuất kinh doanh cũng như sử dụng thuốc BVTV. Nhưng đồng thời Trạm cũng luôn phải phối hợp với các đơn vị và các ban ngành khác trong địa bàn huyện để tham gia quản lí cũng như thực hiện những chỉ đạo từ UBND huyện hay là từ Chi cục BVTV tỉnh Nghệ An.. Xác định được sự cấp thiết của việc quản lí phân phối thuốc BVTV, năm 2005, Đoàn thanh tra quản lí thuốc BVTV huyện Anh Sơn đã được thành lập theo quyết định số 51/2003/QĐ-UB ngày 9/6/2003 của UBND huyện. Đoàn thanh tra được lập nên gồm có 10 người, bao gồm cán bộ của các phòng ban khác nhau trong huyện. Cán bộ Trạm BVTV huyện Anh Sơn Cán bộ Phòng Nông nghiệp Tổ quản lí thị trường trên địa bàn huyện Cán bộ Phòng kinh tế huyện Lãnh đạo UBND huyện Đoàn Thanh tra thuốc BVTV Sơ đồ 4.2: Sự thành lập Đoàn thanh tra BVTV huyện Anh Sơn Hoạt động quản lí của Đoàn là dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trạm Bảo vệ thực vật, Đoàn phối hợp với chính quyền các xã, thị trong huyện sẽ tiến hành kiểm tra định kì các cơ sở kinh doanh trong địa bàn. Đồng thời Trạm BVTV sẽ hướng dẫn Đoàn thực hiện những văn bản chỉ thị từ UBND huyện hoặc từ Chi cục BVTV tỉnh về những vấn đề Bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Qua đó Đoàn sẽ trực tiếp áp dụng và phổ biến đến từng hộ kinh doanh trên địa bàn. được thể hiện theo như sơ đồ 4.3. UBND huyện Đoàn thanh tra Chi cục BVTV tỉnh Nghệ An Các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV Chính quyền các xã, thị. Trạm BVTV huyện Anh Sơn Phối hợp Chỉ đạo Chỉ đạo Phối hợp Kiểm tra, giám sát Sơ đồ 4.3: Hoạt động của Đoàn thanh tra BVTV huyện Anh Sơn * Nhiệm vụ và quyền hạn của Đoàn thanh tra thuốc BVTV Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV và thường xuyên thông báo kịp thời thực trạng và những số liệu cụ thể về cho UBND huyện hoặc xuống chi cục BVTV tỉnh. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật, chương trình, qui hoạch, kế hoạch sau khi được xét duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về kinh doanh thuốc BVTV. Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý phân phối thuốc BVTV ở cấp huyện và cấp xã. Trình lên UBND huyện và Chi cục BVTV tỉnh những phương hướng hoạt động, biện pháp để quản lí phân phối và lưu thông thuốc trên địa bàn hiệu quả. b. Công cụ quản lí * Pháp luật Đoàn thanh tra dựa trên khung khổ pháp luật và những quy định của Đảng và Chính phủ về Bảo vệ và kiểm dịch thực vật cũng như của Chi cục BVTV tỉnh Nghệ An áp dụng đối với những cá nhân, doanh nghiệp tham gia kinh doanh thuốc BVTV để quản lí. Yêu cầu tất cả các cơ sở kinh doanh thuốc trong địa bàn huyện phải nắm vững được những quy định đó và phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu sai phạm sẽ được xử phạt theo luật định của Nhà nước. * Kế hoạch Đoàn đưa ra những kế hoạch cụ thể cho từng năm để xác định những hoạt động cụ thể của mình trong năm đó. Cụ thể đó là chương trình hành động tháng hành động Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, tuyên truyền các cá nhân kinh doanh chấp hành nghiêm chỉnh. Có kế hoạch tập huấn riêng về các biện pháp phòng chống độc hại cộng đồng đối với chủ cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, nhất là đối với các cửa hàng tư nhân. Ngoài ra còn có một số công cụ khác như chính sách, Tài sản quốc gia phục vụ cho công tác quản lí, cơ sở vật chất kĩ thuật và kinh phí để phục vụ những khoá tập huấn cho những cá nhân tham gia kinh doanh thuốc BVTV trong địa bàn huyện. c. Hoạt động giám sát và quản lí phân phối thuốc BVTV trên địa bàn huyện Trong những năm qua, Đoàn đã tiến hành đi kiểm tra cảnh cáo và nhắc nhở các cơ sở trên đăng kí kinh doanh, đồng thời tuyên truyền cho các chủ cửa hàng nên tham gia vào các lớp học chuyên môn cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc BVTV do Chi cục BVTV tỉnh mở và cấp chứng chỉ. Trạm BVTV huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác Bảo vệ thực vật đến từng người kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật. Xử lý nghiêm minh và đúng trình tự các trường hợp vi phạm pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Trạm trực tiếp yêu cầu chính quyền địa phương các xã, thị phải giám sát và kiểm tra thường xuyên các điểm kinh doanh trong địa bàn của mình, nhắc nhở các chủ cửa hàng trong xã mình tiến hành đăng kí kinh doanh và nâng cao chuyên môn. Trạm BVTV huyện đã trực tiếp ra thông báo và gửi về các xã, thị trong huyện yêu cầu quản lí chặt chẽ hơn các điểm bán thuốc trong địa bàn của mình. Thông báo có quy định cụ thể về những điều mà người kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trách nhiệm thực hiện, cụ thể như sau: + Liên hệ với Chi cục Bảo vệ thực vật, Trạm Bảo vệ thực vật huyện để được cung cấp bản danh mục thuốc Bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam và nghiêm chỉnh thực hiện theo quy định của Nhà nước. + Tuyệt đối không mua bán, nhập về những loại thuốc Bảo vệ thực vật không có trong danh mục, thuốc Bảo vệ thực vật bị hạn chế sử dụng mà trên bao bì không ghi đầy đủ rõ ràng các nội dung quy định phải có trên nhãn theo đúng nguyên tắc. + Không mua bán những loại thuốc Bảo vệ thực vật không có trong danh mục thuốc Bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, thuốc quá hạn sử dụng, thuốc không rõ nguồn gốc, những quy định về an toàn trong lưu chứa, vận chuyển, bầy bán thuốc tại cửa hàng. + Không được bán thuốc BVTV lẫn với các hàng tạp hoá hay mĩ phẩm khác, đảm bảo đúng yêu cầu về cách ly, để xa tầm tay của trẻ em, cần có kho chứa thuốc riêng biệt với nơi sinh hoạt. + Cung cấp cho người mua những hiểu biết các quy định cụ thể, những thông tin cần thiết đối với từng loại thuốc Bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam khi bán những thuốc đó. + Không ngừng nâng cao kiến thức của mình về thuốc BVTV, yêu cầu những cá nhân đang kinh doanh thuốc mà không có chuyên môn hoặc chưa qua bất kì một lớp tập huấn nào về thuốc BVTV thì nhanh chóng liên hệ với Trạm BVTV huyện để được đăng kí theo học các khoá học cấp tốc do Chi cục BVTV tỉnh mở và cấp chứng chỉ hành nghề. Yêu cầu tất cả các cá nhân bán thuốc Bảo vệ thực vật phải am hiểu những kiến thức về chuyên môn Bảo vệ thực vật để tư vấn cho người mua phân biệt được các loại sâu, loại bệnh hại, sử dụng thuốc trên từng đối tượng sâu bệnh hại trên từng loại cây trồng an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo thời gian cách ly đối với từng loại thuốc trên các đối tượng cây trồng cụ thể, đảm bảo an toàn cho người sử dụng lương thực thực phẩm, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, môi trường môi sinh. + Yêu cầu các chủ cửa hàng kinh doanh phải liên tục cập nhật các loại thuốc mới, các loại thuốc có hiệu quả cao và nhập về để đảm bảo thị trường thuốc trong huyện ổn định, cung cấp đầy đủ thuốc đúng chủng loại đảm bảo chất lượng, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của sản xuất để bảo vệ mùa màng giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch hại gây ra. Sau khi gửi thông báo về các xã, Trạm yêu cầu Đoàn thanh tra trực tiếp theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện những quy định đó của các cơ sở kinh doanh trong địa bàn huyện. Để làm tốt công tác quản lý, lưu thông và phân phối thuốc Bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện, Trạm Bảo vệ thực vật mong được quan tâm, phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Trạm với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, với quản lý thị trường, y tế, công an và lãnh đạo các địa phương. Trạm BVTV huyện đã đề nghị các địa phương, các xã cần tăng cường công tác quản lý, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp kinh doanh buôn bán thuốc Bảo vệ thực vật trái phép trên địa bàn. Trạm BVTV đã đưa ra nhiệm vụ cấp thiết cho mình lúc này là cần đẩy mạnh thanh tra kiểm tra về kinh doanh, phân phối thuốc BVTV trên địa bàn huyện, kịp thời ngăn chặn việc nhập lậu thuốc từ các cửa khẩu và thuốc không nằm trong danh mục được phép sử dụng. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp lệnh BVTV. Gắn trách nhiệm của chính quyền cấp xã với việc bảo đảm an toàn và ổn định trong việc phân phối và lưu thông thuốc BVTV, vì xã có đủ điều kiện để kiểm soát và là nơi gần gũi, gắn bó với dân nhất. Ngoài ra, Trạm BVTV huyện cũng đã thường xuyên hợp tác với các công ty sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV trong và ngoài tỉnh như Sygentar. Bayer.. để có thể nhập về những loại thuốc mới đảm bảo chất lượng nhằm ổn định thị trường thuốc trong địa bàn huyện, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của ngưòi dân. Như vậy, công tác quản lí việc phân phối và lưu thông thuốc trên địa bàn huyện Anh Sơn hiện nay đang được thực hiện tương đối tốt, luôn theo dõi sát sao các kênh phân phối trên địa bàn, đã thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử phạt các hành vi vi phạm những quy định nêu trên, đảm bảo thị trường thuốc luôn ổn định và đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Kế hoạch cuối năm 2009 của Trạm BVTV đề ra là 100% cơ sở bán thuốc trong địa bàn mỗi xã đều phải có đăng kí kinh doanh và có chứng chỉ hành nghề kinh doanh, hàng năm nhập thuốc đảm bảo cả về mặt chất lượng và số lượng để phục vụ nhân dân. 4.1.2 Thực trạng quản lí sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Anh Sơn 4.1.2.1 Hoạt động quản lí sử dụng thuốc BVTV trên dịa bàn huyện Anh Sơn a. Tổ chức tham gia quản lí sử dụng thuốc BVTV Sử dụng thuốc BVTV đang ngày một phổ biến đối với người dân địa phương. Vì thế quản lí việc sử dụng thuốc của người dân cũng trở nên rất quan trọng. Để công tác theo dõi, giám sát kiểm tra và quản lí sử dụng thuốc BVTV đạt được hiệu quả trên toàn địa bàn thì đầu năm 2008, Trạm BVTV đã tổ chức chỉ đạo thành lập 15 Tổ khuyến nông Bảo Vệ thực vật tại 15 xã trọng điểm của huyện với sự phối hợp của nhiều tổ chức, đơn vị trong địa bàn. Tổ khuyến nông vừa có nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn và vừa có nhiệm vụ kiểm tra giám sát tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân. Mỗi thành viên của tổ khuyến nông được nhận mức phụ cấp là 200.000 đồng/tháng được trích từ nguồn ngân sách của tỉnh. Khuyến nông viên tham gia các hoạt động tại địa phương và được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn thông qua các lớp đào tạo, tập huấn do Trạm BVTV huyện tổ chức. Tổ khuyến nông có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc BVTV của người dân trong địa bàn xã của mình dưới sự chỉ đạo của Trạm BVTV huyện. Những hoạt động chính trong việc quản lí sử dụng thuốc BVTV của người dân trên địa bàn huyện Anh Sơn được thể hiện qua sơ đồ 4.3. Tổ khuyến nông có khả năng theo dõi sát sao mọi hoạt động sử dụng thuốc của người dân trong địa bàn xã mình quản lí. Ngoài ra, Đoàn thanh tra liên ngành, Đoàn thanh tra quản lí phân phối thuốc BVTV cũng trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lí giám sát người dân sử dụng thuốc BVTV với nhiều hoạt động cụ thể. Trạm BVTV huyện Phòng Nông nghiệp Trạm Khuyến nông Tổ Khuyến nông BVTV Nông dân Đài Phát thanh- truyền hình Hội phụ nữ HTX nông nghiệp Nông dân giỏi CLB khuyến nông UBND huyện Chi cục BVTV tỉnh Nghệ An Chú thích: Quan hệ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Quan hệ phối hợp Sơ đồ 4.4: Sơ đồ về tổ chức quản lí sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Anh Sơn b. Hoạt động quản lí sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Anh Sơn Trong những năm qua, Trạm BVTV huyện đã cùng phối hợp với các ban ngành có liên quan trong huyện và chính quyền cấp xã, tổ khuyến nông xã để liên tục mở các lớp tập huấn về sử dụng thuốc BVTV, nâng cao sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tế cho người dân. Trong các buổi tập huấn đó, ngoài những kiến thức mà cán bộ khuyến nông phổ biến thì người dân còn được trực tiếp giao lưu và học hỏi kinh nghiệm của nhau, được thực hành trên những hệ sinh thái đồng ruộng thực nghiệm. Hàng năm, vào tháng 10, Trạm BVTV tổ chức đi kiểm tra thực tế về tình hình sử dụng thuốc BVTV đối với tất cả các xã trên địa bàn huyện, thực hiện tháng hành động đảm bảo vệ sinh an toàn nông sản thực phẩm. Từ đó góp phần thống kê và đánh giá chung về thực trạng sử dụng thuốc của người dân. Đoàn kiểm tra gồm có cán bộ của Trạm phối hợp với lãnh đạo UBND xã và cán bộ khuyến nông xã. Nội dung kiểm tra là việc thực hiện theo nguyên tắc “bốn đúng” và thời gian cách li thuốc đối với nông sản. Mỗi năm một lần, đoàn thanh tra liên ngành của huyện tiến hành các cuộc điều tra trên diện rộng về hiểu biết của người dân cũng như thực trạng sử dụng thuốc BVTV của người dân. Để từ đó rút ra đựơc những mặt hạn chế hay tích cực nhằm đưa ra biện pháp phù hợp giúp người nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất và nhằm phát triển Kinh tế - xã hội của huyện nhà. Khi phát hiện ra các trường hợp vi phạm nguyên tắc sử dụng thuốc, đoàn thanh tra đã kịp thời có các biện pháp nhắc nhở, cảnh cáo và xử phạt khi cần thiết. Ngoài ra, từ năm 2001 thì huyện Anh Sơn cũng đã liên tục phối hợp với các công ty sản xuất thuốc BVTV trong tỉnh thực hiện chương trình Phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, khuyến khích người dân không chỉ dùng thuốc BVTV mỗi khi phát hiện vườn cây ăn quả của mình có sâu bệnh, mà có thể sử dụng nhiều biện pháp sinh học hữu hiệu khác, đặc biệt là biện pháp thảo mộc. 4.1.2.2 Khó khăn và thuận lợi trong công tác quản lí sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Anh Sơn * Thuận lợi - Luôn có được sự quan tâm của các cấp chính quyền, của Đảng bộ nhân dân huyện Anh Sơn. Trong những năm gần đây, huyện đã cố gắng đầu tư nhiều kinh phí cho những buổi tập huấn và chương trình IPM để khuyến khích mọi người dân tham gia, để chuẩn bị những thiết bị và phương tiện giảng dạy phù hợp, nâng cao hiệu quả tập huấn và khả năng tiếp thu của người dân về sử dụng thuốc BVTV. - Đội ngũ cán bộ luôn nhiệt tình, gần gũi với nông dân, luôn theo dõi và bám sát quá trình sản xuất của các hộ gia đình để nắm bắt rõ về tình hình sâu bệnh trên địa bàn. Từ đó Trạm BVTV có những thông báo và chỉ thị kịp thời hướng dẫn nông dân cách phòng trừ, bảo vệ mùa màng. Những thông báo và chỉ thị này, một mặt được Cán bộ trạm hướng dẫn cụ thể cho chính quyền xã, thị thực hiện và phổ biến tới người dân. Mặt khác, được tuyên truyền thông qua đài truyền hình huyện để đông đảo người dân được biết đến. - Có sự thống nhất giữa các cơ quan và tổ chức tham gia quản lí. - Đa số người nông dân có sự tin tưởng vào cán bộ khuyến nông, vì thế công tác tuyên truyền và quản lí cũng trở nên dễ dàng hơn. * Khó khăn Tuy có những thuận lợi như trên nhưng việc giám sát, kiểm tra và theo dõi tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân vẫn chưa thực sự có hiệu quả và không phản ánh hết được tình hình thực tế trên toàn huyện, những hậu quả nghiêm trọng do sử dụng thuốc không đúng vẫn thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống Kinh tế - xã hội – môi trường của huyện nhà. Như theo số liệu thống kê của huyện năm 2008 thì có tới 36 vụ ngộ độc do ăn nhằm nông sản có dư lượng thuốc BVTV lớn. Những nguyên nhân chính của việc không thể kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng thuốc của người dân địa phương đó là: - Do lực lượng cán bộ thanh tra, cán bộ chuyên ngành, các kĩ thuật viên và đội ngũ khuyến nông còn mỏng, năng lực lại không đồng đều nhau, trình độ văn hoá chỉ có 19,1% đại học, còn chủ yếu là Trung cấp. Bảng 4.1 : Tổng hợp trình độ văn hoá của cán bộ tham gia quản lí thuốc BVTV trên địa bàn huyện Anh Sơn Đơn vị Tổng số Trình độ TC CĐ ĐH SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Trạm BVTV 6 100 4 66,67 0 0 2 33,33 Phòng NN 21 100 7 33,33 3 14,29 11 52,38 Trạm khuyến nông 7 100 3 42,86 2 28,57 2 28,57 Nguồn: Số liệu điều tra - Ngoài ra do diện tích của huỵên lớn, địa hình lại không bằng phẳng, giao thông đi lại còn nhiều trắc trở gây nhiều khó khăn cho quá trình kiểm tra theo dõi, đội ngũ cán bộ không đủ nhiều để có thể kiểm soát chặt chẽ trên tất cả các xã. - Một nguyên nhân nữa đó là trình độ văn hoá của chính người nông dân còn quá thấp, nên quá trình điều tra không dễ dàng, và khả năng tiếp thu những quy định và kiến thức mà cán bộ chuyên ngành phổ biến là không cao. 4.2 Tìm hiểu thực trạng sử dụng thuốc BVTV cho sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện Anh Sơn 4.2.1 Tình hình phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Anh Sơn Anh Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, tổng diện tích đất tự nhiên là 60.299,2 ha. Trong đó có cây ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày và các loại cây ăn quả nói chung, nhưng đáng chú ý nhất là diện tích cây ăn quả có múi (cây Cam) trên 350 ha, tập trung nhiều nhất ở các xã Phúc Sơn, Cẩm Sơn…Ngoài ra có những loại cây chính khác như bưởi, nhãn, vải… Cây ăn quả là một thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của huyện Anh Sơn. Loại cây trồng này đã gắn bó với người dân từ nơi đây trong khoảng chục năm nay, và ngày càng chứng tỏ được khả năng tồn tại và phát triển mạnh mẽ, trở thành loại cây trồng chủ lực, tham gia vào quá trình “xoá đói giảm nghèo” cho người dân trong huyện. Thậm chí, nhiều hộ đã trở nên giàu có nhờ cây ăn quả. Với điều kiện về tự nhiên, thời tiết khí hậu của mình thì Anh Sơn thực sự là vùng đất tiềm năng có nhiều điều kiện phù hợp cho phát triển cây ăn quả, ngoại trừ có những thời điểm gặp phải hiện tượng thời tiết bất thường gây ảnh hưởng xấu đến cây ăn quả như đợt rét đậm, rét hại kéo dài trong mùa đông năm 2008, đợt khô hạn và nắng nóng sớm trong vụ cam 2006. Như vậy, có thể nói vùng đất Anh Sơn đã được thiên nhiên ưu đãi cho những điều kiện phù hợp dành cho sự phát triển các loại cây ăn quả, đặc biệt là cây có múi. Nắm được thế mạnh này, người dân nơi đây đã dần chuyển đổi từ trồng các loại cây rau màu sang trồng cây ăn quả, rất nhiều hộ nông dân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu trong trồng và chăm sóc cây ăn quả. Địa phương cũng đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển cây trồng hiệu quả này. Nhìn chung, tình hình trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện Anh Sơn hiện nay đang thực sự phát triển, nhưng cũng còn gặp nhiều vấn đề khó khăn, trong đó vấn đề nổi bật nhất đó là sâu bệnh và dịch hại thường xuyên hoành hành, nhưng thực trạng sử dụng thuốc BVTV lại còn nhiều yếu kém, sẽ ảnh hưởng không tốt tới năng suất, chất lượng sản phẩm, tới con người và tới môi trường sống. Để khắc phục được những khó khăn trên, lãnh đạo phòng Nông nghiệp huyện và các ban ngành có liên quan đã thường xuyên cử các cán bộ, các hướng dẫn viên nhiều kinh nghiệm trong sản xuất bám sát qúa trình sản xuất và trồng cây ăn quả của người dân. Trạm BVTV huyện cũng đã liên tục mở các lớp tập huấn kĩ thuật cho người dân về các kiến thức cơ bản về trồng cây ăn quả, đặc biệt là cây Cam. Ngoài ra cán bộ Trạm BVTV cũng thường xuyên bám sát địa bàn các xã kịp thời phát hiện các loài sâu bệnh dịch hại trên vườn cây ăn quả của người dân để hướng dẫn các hộ sử dụng đúng loại thuốc BVTV cần thiết hoặc là các biện pháp phòng trừ tổng hợp hiệu quả, bảo vệ sản lượng của vườn cam. Trong 3 năm gần đây, sản xuất Nông nghiệp nói chung và trồng cây ăn quả nói riêng thường xuyên bị các loại dịch hại, sâu bệnh phá hoại, vì thế nhìn chung sản lượng và kết quả thu được của người dân từ vuờn cây ăn quả có xu hướng giảm. Những loại sâu bệnh xuất hiện trên cây ăn quả ở huyện như bọ xít trưởng thành gây hại trên diện rộng; tỷ lệ bệnh sương mai, thán thư 5-7%, cao 15-20%, với diện tích nhiễm lớn..Ngoài ra còn các đối tượng khác như rệp muội, sâu đục thân, sâu đo, nhện lông nhung gây hại nhẹ. Dự báo với điều kiện thời tiết âm u, có mưa phùn là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh. Trước tình hình trên, trạm bảo vệ thực vật các huyện, các ban ngành liên quan cần tăng cường kiểm tra các vườn cây ăn quả, phát hiện và phòng trừ kịp thời những nơi có mật độ sâu bệnh cao. Trạm BVTV chỉ đạo cán bộ địa phương hướng dẫn người dân phun phòng trừ sâu bệnh bằng một số thuốc đặc trị như: bọ xít, rệp sử dụng thuốc Sherpa 25EC, Bestox 5EC; nhện lông nhung, sâu đo bằng Regent 800WP, Ortus 5SC; trừ bệnh sương mai bằng thuốc Daconil 72WP, Ridomil; bệnh thán thư Score 250EC... Toàn huyện đang có 750 ha được sử dụng để phát triển cây ăn quả, mà chủ yếu là các hộ nông dân làm trang trại với diện tích lớn, trong đó có những loại cây chủ yếu là Cam, bưởi, vải, xoài. Các xã trọng điểm và có diện tích cây ăn quả lớn nhất là xã Phúc Sơn, xã Long Sơn và Cẩm Sơn. Hiện nay, Trạm BVTV đang cùng với Phòng Nông nghiệp huyện đang tổ chức xây dựng đề án trồng mới và chăm sóc 300 ha cam sạch bệnh 2007- 2010 với mục tiêu sản lượng 2000 tấn, kết quả công tác quy hoạch đất và kế hạch chỉ tiêu trồng đã được phân bố cụ thể. Đến nay diện tích cam sạch còn lại trên địa bàn là 73 ha, tiếp tục trồng mới đến 2010 dự kiến đạt 300ha, sản lượng 260 tấn. Mục đích trên hết đó là, Cam sạch bệnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docIN bao cao cua Kieu.doc
Tài liệu liên quan