Luận văn Quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Cưjút, tỉnh Đăknông

MỞ ĐẦU.1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ

NƯỚC.6

1.1. Tổng quan về quản lý chi Ngân sách nhà nước .6

1.2 Quản lý chi Ngân sách nhà nước.18

1.3. Quản lý chi ngân sách ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm.39

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN

CƯJÚT, TỈNH ĐĂKNÔNG .43

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Cư Jút . 43

2.2. Phân tích quản lý chi Ngân sách huyện Cư Jút.47

2.3. Đánh giá chung về quản lý chi ngân sách của huyện Cư Jút. 69

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN

SÁCH HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐĂKNÔNG. 83

3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.83

3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách .87

3.3. Một số đề xuất, kiến nghị .97

KẾT LUẬN.101

pdf112 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Cưjút, tỉnh Đăknông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều kiện tự nhiên Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý huyện CưJút, tỉnh ĐăkNông 43 Huyện Cư Jút được thành lập theo Quyết định số 227/HĐBT ngày 19 tháng 6 năm 1990 trên cơ sở 5 xã: EaTLing, Tâm Thắng, Trúc Sơn, Ea Pô, Nam Dong của thị xã Buôn Ma Thuột (nay là thành phố Buôn Ma Thuột). Năm 2004, khi tỉnh Đăk Nông được thành lập trên cơ sở chia tách tỉnh Đăk Lăk, Cư Jút là một huyện biên giới thuộc tỉnh Đăk Nông, dọc theo Quốc lộ 14 về phía Nam cách thị xã Gia Nghĩa 100 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 350 km, về phía Bắc cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 20km. Cơ cấu hành chính gồm 07 xã và 01 thị trấn với 127 thôn, buôn, bon, tổ dân phố. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 72.069 ha, là huyện có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh, có đường biên giới trên 20 km tiếp giáp với Campuchia. Dân số tính đến cuối năm 2016 có trên 101.228 người, có 24 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 49,2%, có 03 tôn giáo chính là Thiên chúa, Phật giáo và Tin lành. [12] Hình 2.2: Bản đồ hành chính huyện CưJút, tỉnh ĐăkNông 44 Cư Jút là huyện có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển nông nghiệp nhờ vào điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, các nhóm đất đen trên đá Basalt, phân bố tại thung lũng các xã Đắk Drông, Cư Knia và phía Đông xã Đắk Wil, là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm của tỉnh Đắk Nông với diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt, cây hàng năm cao nhất tỉnh. Đặc biệt trên địa bàn huyện có dòng sông Sêrêpôk là chi lưu cấp I của sông Mê Kông. Sêrêpôk là dòng sông lớn nhất chảy qua tỉnh Đắk Nông với chiều dài khoảng 38km, do kiến tạo địa chất phức tạp, lòng sông trở nên hẹp và dốc, tạo thành những thác nước hùng vĩ, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và công nghiệp điện năng. Ngành công nghiệp trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu là công nghiệp chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sản xuất điện năng. 2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu Chỉ tiêu Đơn vị tính BQ 2011- 2015 Kế hoạch 2016 Thực hiện 2016 1. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế hàng năm (Giá so sánh 2010) - Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 8,2 >8,5 8,5 + Nông lâm nghiệp " 5,8 7,0 5,6 + Công nghiệp và xây dựng " 17,3 10,00 9,2 + Thương mại và dịch vụ " 20,8 9,00 11,6 - Cơ cấu kinh tế 100 100 100 + Nông lâm nghiệp % 28 26 30 + Công nghiệp và xây dựng " 42 41 36 + Thương mại và dịch vụ " 30 33 34 - Tổng giá trị sản lượng Tỷ. đồng 5.198 5.565 5.860 + Nông lâm nghiệp " 1.472 1.617 1.785 + Công nghiệp - Xây dựng " 2.166 2.287 2.109 + Thương mại-DV " 1.560 1.661 2.031 45 Chỉ tiêu Đơn vị tính BQ 2011- 2015 Kế hoạch 2016 Thực hiện 2016 - Thu nhập bình quân đầu người Tr.đồng >28 >32 >33 2. Sản xuất - Tổng diện tích gieo trồng Ha 39.000 40.000 40.905 Trong đó: đất trồng cây hàng năm Ha > 31.000 20.700 19.900 - Tổng sản lượng lương thực Tấn 70.000 114.500 141.712 3. Xây dựng cơ sở hạ tầng - Kiên cố hóa kênh mương % 80 80 40 - Đảm bảo nước tưới cho cây trồng % >50 100 80 - Nhựa hóa, bê tông đường GTNT % 40 80 60 - Số thôn, bon, buôn có điện. % 100 10 - Số hộ sử dụng điện 100 % 98 100 98 - Số trường học được xây kiên cố từ cấp IV trở lên % 100 >98 98 4. Tài chính - Tốc độ tăng thu Ngân sách: % 22 >15 15 - Huy động đóng góp của xã hội đầu tư xây dựng CSHT Tỷ đồng 25 50 50 5. Xã hội - Dân số người 95.000 101.000 101.228 - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,5 1,2 1,00 - Huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường. % 98 >98 98 - Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng % <20% <15 <18 - Giảm tỷ lệ nghèo % > 1% > 2% 1,03 - Số LĐ được giải quyết việc làm người 800-900 >500 450 - Đào tạo nghề người >6 0 >600 550 - Số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh % >95 98 >95 6. Quản lý đất đai - Tổng diện tích tự nhiên Ha 72.028,8 72.028,8 72.028,8 + Đất lâm nghiệp Ha 37.594,9 37.107,47 37.107,47 + Đất nông nghiệp a 26.857,6 25.760,82 + Đất chưa sử dụng2.679,34 Ha 858,8 479,85 1.057,09 + Đất chuyên dùng Ha 5.699,7 4.239,79 3.124,99 46 Chỉ tiêu Đơn vị tính BQ 2011- 2015 Kế hoạch 2016 Thực hiện 2016 + Đất ở Ha 1.071,8 1.245,04 778,02 Nguồn số liệu: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Cư Jút. Trong những năm qua, huyện Cư Jút đã đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 8,2%. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 42%; Thương mại - dịch vụ chiếm 30%; Nông nghiệp chiếm 28%. Cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển khá đồng bộ làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao có nhiều tiến bộ. Đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân các dân tộc được cải thiện đáng kể. 2.2 Phân tích quản lý chi Ngân sách huyện CưJút 2.2.1 Hệ thống các quy định của nhà nước về quản lý chi ngân sách Năm 2014-2016, công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện thực hiện theo các quy định của Luật NSNN năm 2002, Luật Xây dựng 2014, Luật Đầu tư công 2014, Luật đấu thầu 2013, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; các thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính và các quy định của tỉnh ĐăkNông: - Về phân cấp nhiệm vụ chi: Phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách huyện năm 2014-2016 thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 17/2010/NQ-HĐND ngày 15/10/2010 của HĐND tỉnh ĐăkNông và Quyết định 38/2010/QĐ-UBND ngày 23/11/2010 của UBND tỉnh ĐăkNông quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách các cấp thuộc tỉnh ĐăkNông giai đoạn 2011 – 2015 (thời kỳ ổn định ngân sách được kéo dài đến năm 2016) - Về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên: 47 Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách huyện năm 2014 -2016 thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 23/2010/NQ-HĐND ngày 15/10/2010 của HĐND tỉnh Đăk Nông và Quyết định số 42/2010/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 của UBND tỉnh ĐăkNông. - Về phân cấp quản lý đầu tư, nguồn vốn, điểm số phân bổ vốn đầu tư:: Tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước phân bổ cho cấp huyện năm 2014-2016 thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 20/2010/NQ-HĐND ngày 15/10/2010 của HĐND tỉnh ĐắkNông; Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 09/08/2011 của UBND tỉnh ĐắkNông về việc ban hành quy định về nguồn vốn, lĩnh vực phân cấp và điểm số phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách Nhà nước do tỉnh quản lý giai đoạn 2012-2015; Quyết định số 12/2009/QĐ-UBND ngày 23/6/2009 của UBND tỉnh ĐắkNông về việc phân cấp ủy quyền quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Quyết định số 32/2015/QĐ-UBND ngày 03/11/2015 của UBND tỉnh ĐăkNông ban hành quy định phân cấp, ủy quyền quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh ĐăkNông. - Thực hiện cơ chế tự chủ: Tiếp tục thực hiện giao quyền tự chủ cho các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc huyện theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính Phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biện chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan quản lý nhà nước; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập. 2.2.2 Bộ máy quản lý chi ngân sách ở địa phương 2.2.2 1 Ủy ban nhân dân huyện Quyết định giao dự toán ngân sách, giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, bảo đảm đúng với dự toán ngân 48 sách được HĐND huyện được phê chuẩn cả về tổng mức, về nguồn vốn và chi tiết theo từng lĩnh vực chi. Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch – Đầu tư và các cơ quan QLNN cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn. Chỉ đạo phòng Tài chính – Kế hoạch chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giúp UBND thực hiện nhiệm vụ quản lý ngân sách; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc phạm vi quản lý thực hiện tiếp nhận, quản lý và sử dụng NSNN đúng mục đích, đúng chế độ Nhà nước. 2.2.2.2 Phòng tài chính – Kế hoạch Có trách nhiệm xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị cùng cấp, dự toán ngân sách địa phương cấp dưới, thực hiện thẩm tra việc phân bổ dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách, có quyền yêu cầu cơ quan phân bổ ngân sách điều chỉnh lại dự toán đảm bảo đúng với chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Cân đối nguồn để đáp ứng các nhu cầu chi cho các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được giao. Thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các cơ quan, đơn vị, các chủ đầu tư sử dụng ngân sách. Có quyền yêu cầu KBNN tạm dừng thanh toán khi phát hiện các khoản chi vượt nguồn cho phép, sai chính sách, chế độ hoặc đơn vị không chấp hành chế độ báo cáo theo quy định. Thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách của các đơn vị cùng cấp và quyết toán ngân sách cấp dưới. Trong quá trình thẩm định quyết toán, cơ quan tài chính có quyền yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại số liệu cho đúng, yêu cầu cơ quan có trách nhiệm xuất toán, thu hồi các khoản chi không đúng chế độ và ra lệnh nộp ngay các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước đồng thời xử lý hoặc đề nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. 2.2.2.3 Kho bạc Nhà nước 49 Thực hiện việc thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước cho các đơn vị sử dụng ngân sách, căn cứ vào dự toán được giao, quyết định chi của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách và tính hợp pháp của các hồ sơ, tài liệu cần thiết thuyết minh cho các khoản chi theo quy định. Có quyền từ chối các khoản chi ngân sách không đủ điều kiện chi hoặc tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của cơ quan Tài chính và chịu trách nhiệm về các quyết định thanh toán, chi ngân sách hoặc từ chối thanh toán chi ngân sách của mình. Tổ chức công tác kiểm soát, thanh toán vốn theo quy trình, nghiệp vụ thống nhất, đơn giản thủ tục hành chính nhưng đảm bảo quản lý vốn chặt chẽ, thanh toán kịp thời, đầy đủ, thuận tiện cho chủ đầu tư, đơn vị sử dụng ngân sách. Thực hiện hạch toán kế toán ngân sách nhà nước; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước hữu quan. 2.2.2.4 Chủ đầu tư, đơn vị sử dụng ngân sách Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm đề ra những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ chi ngân sách, chịu trách nhiệm quyết định chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham ô; chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật tài chính. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả, chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, sự đúng đắn, hợp pháp của khối lượng dự án hoặc tiến độ thực hiện khi thanh toán, đảm bảo chính xác, trung thực, hợp pháp của các số liệu, tài liệu trong hồ sơ đầu tư XDCB. Người phụ trách công tác tài chính kế toán tại các đơn vị chủ đầu tư, đơn vị sử dụng ngân sách có nhiệm vụ thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính - ngân sách, chế độ kế toán nhà nước, chế độ kiểm tra nội bộ và có 50 trách nhiệm ngăn ngừa, phát hiện và kiến nghị thủ trưởng đơn vị, cơ quan tài chính cùng cấp xử lý đối với những trường hợp vi phạm trong quản lý, sử dụng NSNN. 2.2.3 Chu trình quản lý chi ngân sách huyện 2.2.3.1 Lập dự toán chi ngân sách huyện Năm 2014 - 2016 nằm trong thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của Luật NSNN 2002, dự toán chi ngân sách của huyện Cư Jút được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Dự toán chi đầu tư XDCB được xây dựng căn cứ vào quy hoạch, chương trình, dự án đầu tư đã có quyết định của cấp có thẩm quyền, ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện các chương trình, dự án. Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách của địa phương và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do HĐND tỉnh quy định. Căn cứ dự toán ngân sách được UBND tỉnh giao, Phòng Tài chính – kế hoạch chủ trì tổ chức làm việc với UBND cấp xã, các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách thuộc huyện về dự toán, tổng hợp, lập dự toán và phương án phân bổ dự toán ngân sách của huyện báo cáo UBND huyện trình HĐND quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp huyện. Về kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm của huyện được xây dựng trên cơ sở các quy định của Luật Đầu tư công, các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị của UBND tỉnh về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước và khả năng cân đối nguồn vốn của địa phương. Các dự án được giao kế hoạch vốn đảm bảo có đủ thủ tục đầu tư theo quy định, đúng với nội dung kinh tế được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu 51 vốn có trong danh mục và trong phạm vi tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn. Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, UBND huyện quyết định giao kế hoạch vốn cho các chủ đầu tư, dự toán chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và mức bổ sung cho ngân sách cấp xã. Dự toán chi ngân sách huyện được HĐND huyện quyết nghị năm 2014- 2016 như sau: Bảng 2.2: So sánh dự toán chi NS huyện năm 2014-2016 ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 % Tuyệtđối % Tuyệt đối Tổng chi 281.009 280.276 290.954 99,7 -733 103,8 10.678 Trong đó: I. Chi ĐT XDCB 15.423 18.324 23.401 118,8 2.901 127,7 5.077 II. Chi thường xuyên 260.951 257.802 262.653 98,8 -3.149 101,9 4.851 III. Dự phòng NS 4.635 4.650 4.900 100,3 15 105,4 250 Cơ cấu chi / Tổng chi 2014 2015 2016 BQ 100% 100% 100% 100% I. Chi ĐT XDCB 5,5 6,5 8,0 6,7 Tỷ trọng các lĩnh vực chi II. Chi thường xuyên 92,9 92,0 90,3 91,7 III. Dự phòng NS 1,6 1,7 1,7 1,7 Nguồn số liệu: Phòng tài chính – Kế hoạch huyện Cư Jút. Từ số liệu Bảng 2.2 ta thấy: - Tổng dự toán chi NSNN của huyện năm 2014 là 281.009 triệu đồng, bao gồm: Chi đầu tư XDCB là 15.423 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 5,5%). Chi thường xuyên 260.951 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 92,9%). Dự phòng ngân sách 4.635 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 1,6%). - Tổng dự toán chi NSNN của huyện năm 2015 là 280.276 triệu đồng, bằng 99,7% dự toán năm 2014, giảm tương ứng 733 triệu đồng. Chi đầu tư XDCB là 18.324 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 6,5%), tăng 18,8% so với năm 2014, tương ứng 2.901 triệu đồng. Chi thường xuyên 257.802 triệu đồng 52 (chiếm tỷ trọng 92%) bằng 98,8% dự toán năm 2014, giảm tương ứng 3.149 triệu đồng. Dự phòng ngân sách 4.650 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 1,7%), tăng 0,3% tương ứng 15 triệu đồng. - Tổng dự toán chi NSNN của huyện năm 2016 là 290.954 triệu đồng, tăng 3,8% so với dự toán năm 2015 (chiếm tỷ trọng 8%), tương ứng 10.678 triệu đồng. Chi đầu tư XDCB là 23.401 triệu đồng, tăng 27,7% so với năm 2015, tương ứng 5.077 triệu đồng. Chi thường xuyên 262.653 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 90,3%) tăng 1,9%, tương ứng 4.851 triệu đồng. Dự phòng ngân sách 4.900 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 1,7%), tăng 5,4% tương ứng 250 triệu đồng. Biểu đồ 2.1: Cơ cấu chi trong tổng dự toán chi 2014-2016 Từ những phân tích số liệu Bảng 2.2 và Biểu đồ 2.1 minh họa trên đây cho thấy, bình quân trong 3 năm 2014-2016. Chi đầu tư XDCB chiếm tỷ trọng 6,7%, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng 91,7%, dự phòng ngân sách chiếm tỷ trọng 1,7 %. Dự toán chi ngân sách huyện Cư Jút tương đối ổn định, không có biến động lớn về quy mô chi ngân sách, nguồn vốn bố trí chi đầu tư XDCB của huyện hàng năm rất thấp, chi ngân sách huyện chủ yếu là chi thường xuyên, chiếm tỷ lệ trên 90%, trích lập dự phòng ngân sách bình quân 1,7%/tổng chi ngân sách là chưa đảm bảo tỷ lệ (3%-5%) theo quy định. [14] 53 2.2.3.2 Chấp hành chi Ngân sách huyện Căn cứ các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và UBND tỉnh ĐăkNông, hàng năm phòng Tài chính – Kế hoạch đều tham mưu cho UBND huyện văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện dự toán ngân sách trên địa bàn huyện. Trong quá trình chấp hành, điều hành NSNN, phòng Tài chính – Kế hoạch, Kho bạc nhà nước thực hiện điều hành, kiểm soát chặt chẽ tình hình thực hiện rút dự toán, tình hình quản lý sử dụng ngân sách của các đơn vị đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức và phù hợp với khả năng ngân sách của huyện: - Đối với các nhiệm vụ chi có tính chất thường xuyên: Căn cứ dự toán ngân sách năm được UBND huyện giao, các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện rút dự toán chi theo chế độ, định mức chi và tiến độ, khối lượng thực hiện nhiệm vụ. Kho bạc thực hiện kiểm soát, giải ngân hàng tháng với mức rút dự toán bằng 1/12 dự toán chi thường xuyên cả năm của đơn vị (trừ lương, phụ cấp và các khoản trích nộp bảo hiểm..). Riêng các tháng trong quý I, tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ các đơn vị có thể rút dự toán chi thường xuyên cao hơn mức rút bình quân hàng tháng nhưng tổng số rút dự toán quý I không vượt quá 30% tổng dự toán cả năm. Các đơn vị dự toán, đơn vị thuộc sự nghiệp giáo dục, UBND các xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ chi trong phạm vi dự toán được giao phải triệt để tiết kiệm, đảm bảo các chế độ lương, phụ cấp, trích nộp các khoản đóng góp (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn..) kịp thời theo đúng quy định. Cắt giảm tối đa chi hội nghị, tổng kết, lễ kỷ niệm, công tác phí, chủ động sắp xếp lại các nhiệm vụ chi, ưu tiên cho các nhiệm vụ quan trọng, quản lý sử dụng kinh phí được giao đúng tiêu chuẩn chế độ, định mức theo quy định. Chủ động rà soát, sắp xếp để cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, cấp bách, các khoản chi mua sắm trang thiết bị; tiết giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu 54 - Đối với những khoản chi có tính không thường xuyên như mua sắm, sửa chữa và các khoản có tính chất không thường xuyên khác, thực hiện thanh toán theo tiến độ, khối lượng thực hiện và khả năng cân đối ngân sách của địa phương. - Đối với chi bổ sung cân đối cho ngân sách xã: Căn cứ dự toán bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được UBND huyện giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, hàng tháng UBND xã chủ động rút dự toán tại Kho bạc nhà nước để đảm bảo cân đối ngân sách cấp mình. - Đối với chi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách xã: UBND xã tổng hợp nhu cầu rút dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách huyện cho ngân sách xã gửi Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để rút vốn bổ sung có mục tiêu trên cơ sở dự toán giao, số vốn được tạm ứng theo chế độ và tiến độ thực hiện các chương trình, nhiệm vụ (bao gồm cả vốn đầu tư và kinh phí sự nghiệp), mức rút tối đa bằng dự toán giao cho các chương trình, nhiệm vụ có mục tiêu. - Chi bằng hình thức lệnh chi tiền : Phòng Tài chính – Kế hoạch thực hiện cấp phát bằng lệnh chi tiền đối với các nhiệm vụ chi: cấp vốn cho Ngân hàng chính sách để cho vay theo chính sách xã hội của nhà nước; chi cấp bù chênh lệch lãi suất chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số; chi hỗ trợ Công an, Quân đội phục vụ nhiệm vụ AN-QP địa phương, chi đảm bảo hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam; các khoản ghi thu, ghi chi ngân sách; các khoản chi khác theo chế độ - Phân bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu tư công đúng mục đích, có hiệu quả, đúng quy định của Luật đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành, thực hiện nghiêm chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30/04/2015 của Thủ tướng chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương. Ưu tiên bố trí vốn để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, bố trí vốn cho các dự án đã hoàn thành và các dự án chuyển tiếp theo tiến độ 55 được phê duyệt. Chỉ khởi công mới các dự án khi xác định được nguồn vốn, khả năng cân đối vốn và thật sự cần thiết, cấp bách. Thực hiện cắt giảm vốn đối với các dự án chậm thực hiện, chậm giải ngân vốn, đôn đốc các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện các thủ tục hồ sơ quyết toán gửi cơ quan tài chính thẩm tra, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng đúng quy định tại Thông tư 09/2016/TT-BTC về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước. - Chi thanh toán vốn chương trình mục tiêu, vốn đầu tư XDCB: Căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, trên cơ sở nguồn vốn bổ sung của ngân sách tỉnh và khả năng cân đối của ngân sách huyện, tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu và tiến độ hoàn thành của các dự án công trình, phòng Tài chính thông báo vốn chương trình mục tiêu và vốn xây dựng cơ bản cho các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện chương trình mục tiêu và các đơn vị chủ đầu tư. Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát, giải ngân thanh toán kịp thời các chương trình mục tiêu và vốn đầu tư XDCB cho các danh mục dự án theo thông báo của phòng Tài chính đảm bảo nguồn vốn các chương trình mục tiêu được quản lý, sử dụng đúng quy định, không để xảy ra tình trạng sử dụng nguồn vốn chương trình mục tiêu sai mục đích. Trên cơ sở kế hoạch vốn XDCB được UBND huyện giao, giá trị khối lượng công việc đã thực hiện chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán gửi KBNN kiểm soát và thực hiện thanh toán vốn đầu tư XDCB khi có đủ các điều kiện. - Điều chỉnh dự toán, điều chỉnh kế hoạch vốn XDCB + Trong quá trình chấp hành chi ngân sách, trường hợp cần điều chỉnh dự toán giữa các đơn vị sử dụng ngân sách mà không làm thay đổi tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi được giao, phòng Tài chính – Kế hoạch thực hiện kiểm tra số dư dự toán và điều chỉnh dự toán đồng gửi Kho bạc nhà nước làm căn cứ kiểm soát chi, cấp phát, thanh toán. 56 + Trường hợp đơn vị dự toán cấp I (Phòng Giáo dục và Đào tạo) được UBND huyện giao bổ sung dự toán để thực hiện nhiệm vụ phát sinh, phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo phải lập phương án phân bổ cho các đơn vị trực thuộc gửi cơ quan tài chính thẩm tra theo quy định làm căn cứ kiểm soát chi, cấp phát, thanh toán. + Các đơn vị cần điều chỉnh dự toán từ kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ sang kinh phí thực hiện chế độ tự chủ, kinh phí không thường xuyên sang kinh phí thường xuyên, điều chỉnh nhiệm vụ chi trong phạm vi dự toán kinh phí được giao đầu năm hoặc quyết định giao dự toán bổ sung trong năm của UBND huyện, phải được sự thống nhất của phòng Tài chính – Kế hoạch để đảm bảo việc phân bổ kinh phí thực hiện được các nhiệm vụ được giao. + Để đảm bảo cho các dự án thực hiện mục tiêu theo kế hoạch, hạn chế việc kéo dài thời gian thực hiện, căn cứ tình hình thực hiện thực tế, các chủ đầu tư rà soát tiến độ thực hiện, giải ngân và mục tiêu đầu tư của các dự án trong năm để trình UBND huyện điều chỉnh kế hoạch vốn XDCB; điều chuyển vốn từ các dự án không có khả năng thực hiện sang các dự án có khả năng thực hiện trong năm đảm bảo không được vượt quá tổng mức vốn kế hoạch đầu tư của từng dự án đã được UBND huyện quyết định. Trong chấp hành chi ngân sách phòng Tài chính – Kế hoạch, KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát chi chặt chẽ đảm bảo theo đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ nhà nước quy định, đảm bảo nguồn thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản chi theo đúng tiến độ thực hiện, trong phạm vi dự toán ngân sách được giao. Phòng Tài chính – Kế hoạch, KBNN có quyền từ chối các khoản chi không đủ điều kiện quy định, có quyền yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm đình chỉ chi ngân sách (trừ các khoản chi lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội, và một số khoản chi cấp thiết.. ) đối với các đơn vị không chấp hành đầy đủ, kịp thời chế độ báo cáo. KBNN định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán 57 chi ngân sách huyện cho phòng Tài chính – Kế hoạch; thực hiện báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất tình hình chi ngân sách, tồn quỹ ngân sách cho UBND huyện, phòng Tài chính kế hoạch để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ ngân sách. 2.2.3.3 Quyết toán chi Ngân sách huyện Căn cứ các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và UBND tỉnh ĐăkNông về thực hiện khóa sổ lập báo cáo quyết toán, hàng năm phòng Tài chính – Kế hoạch đã tham mưu cho UBND huyện văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác khóa sổ và lập quyết toán ngân sách trên địa bàn huyện. Hết kỳ kế toán (tháng, quý, năm) các đơn vị dự toán và ngân sách cấp xã thực hiện công tác khoá sổ kế toán, rà soát, đối chiếu các khoản chi ngân sách qua KBNN, kiểm tra dự toán còn lại chưa chi, số dư tài khoản tiền gửi của đơn vị tại KBNN và tồn quỹ tiền mặt tại đơn vị để chủ động thanh toán các nhiệm vụ chi chưa thực hiện. Sau khi kết thúc công tác khóa sổ kế toán cuối ngày 31 tháng 12, kế toán các đơn vị, các xã thị trấn phải đối chiếu số liệu trên sổ sách kế toán bảo đảm cân đối và khớp đúng với chứng từ chi ngân sách của đơn vị và số liệu của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước về tổng số và chi tiết, tiến hành lập báo cáo quyết toán năm gửi phòng Tài chính – Kế hoạch thẩm tra, xét duyệt quyết toán. Các chủ đầu tư thực hiện lập báo cáo quyết toán nguồn vốn ngân sách kèm báo cáo thuyết minh tình hình sử dụng vốn đối với các dự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_chi_ngan_sach_nha_nuoc_huyen_cujut_tinh_dak.pdf
Tài liệu liên quan