Luận văn Quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ

MỞ ĐẦU. 1

CHưƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH

NHÀ NưỚC CẤP HUYỆN . 6

1.1 Tổng quan về chi ngân sách nhà nước cấp huyện. 6

1.1.1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước cấp huyện.6

1.1.2.Vai trò của chi ngân sách nhà nước cấp huyện.7

1.1.3.Nội dung chi ngân sách nhà nước cấp huyện.9

1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện. 10

1.2.1.Khái niệm, đặc điểm quản lý chi ngân sách cấp huyện .10

1.2.2.Sự cần thiết phải quản lý chi ngân sách cấp huyện .12

1.2.3.Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện.14

1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cấp

huyện .25

1.2.5. Phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện . .30

1.3. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện của một số địa

phương và bài học rút ra cho thành phố Cao Bằng. 32

1.3.1.Kinh nghiệm của một số huyện.32

1.3.2.Những bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Cao Bằng.37

Tóm tắt chương 1 . 39

CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ

NưỚC TẠI THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN

2015 – 2017. 40

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao

Bằng. 40

pdf110 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi, đảng bộ cơ sở được công nhận trong sạch vững mạnh, không có chi, đảng bộ yếu kém; trên 70% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, phấn đấu kết nạp 600 đảng viên mới trở lên. Sau chặng đường 5 năm tập trung đầu tư phát triển thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội đảng bộ Thành phố Cao Bằng khóa XVI nhiệm kỳ 2010- 2015, Kinh tế thành phố Cao Bằng đã được mức tăng trưởng khá, thương mại - Dịch vụ tiếp tục được khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố với tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao; Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ thương mại năm 2010 đạt 1.385 tỷ, đến năm 2014 đạt 1.940 tỷ đồng, ước năm 2015 đạt 2.050 tỷ, tăng trên 48% so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 4,15%; Hoạt động sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp của các hợp tác xã, hộ cá thể thuộc thành phố quản lý tăng trưởng khá ổn định, tổng giá trị sản xuất tăng 11,49%/năm ; tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đến năm 2014 đạt 66,7 triệu đồng/ha ; thu ngân sách tăng bình quân hàng năm đạt 18,54%; Tổng chi ngân sách cả nhiệm kỳ tăng 29,2%/năm; Tổng mức đầu tư xây dựng trên địa bàn trong 04 năm qua ước đạt trên 1.400 tỷ đồng, tăng trưởng giá trị xây dựng bình quân đạt 25,4% (Chiếm 38,2% cơ cấu kinh tế ngành Công nghiệp - Xây dựng, đưa Công nghiệp - Xây dựng chiếm 38,26% tỷ trọng kinh tế ngành của thành phố); Văn hóa – xã hội có bước phát triển bề vững, hệ thống trường lớp đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Số hộ nghèo giảm từ 1,25% năm 2010 xuống còn dưới 1,07% năm 2015. 42 Với thành phần chủ yếu là dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn, trình độ dân trí của nhân dân và đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế và có khoảng cách khá lớn so với các tỉnh miền xuôi nên ảnh hưởng đến việc phổ cập giáo dục trẻ năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và đến việc tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức và làm ảnh hưởng đến công tác phân bổ chi ngân sách ở sự nghiệp giáo dục và công tác quản lý chi ngân sách của thành phố. Với địa hình đồi núi phức tạp, dân cư thưa thớt và không tập trung, hơn nữa lại xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước nên hệ thống cơ sơ hạ tầng kỹ thuật còn chưa được đầu tư hoàn thiện: điện lưới sinh hoat, điện chiếu sáng, trường lớp học, trạm y tế, hệ thống giao thông nói chung nhất là giao thông nông thôn đến địa bàn một số xã còn khó khăn trong cả mùa mưa và mùa khô hoặc một số xóm của xã chưa có điện sinh hoạt, đường giao thông đến trung tâm xã chưa được đầu tư xây dựng, mở rộng đáp ứng các điều kiện phát triện kinh tế của địa phương. Những yếu tố đó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý chi ngân sách, nhất là các chính sách sách an sinh xã hội: Chế độ cho đồng bào dân tộc thiểu số; bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; cứu đói giáp hạt Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương cùng với sự lãnh đạo trực tiếp của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, sự phấn đấu của các cơ quan đơn vị đã nỗ lực phấn đấu thực hiện và dành được những thành tựu quan trọng, hoàn thành và vượt các chỉ tiêu đề ra: "Kinh tế có bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (thương mại - Dịch vụ tiếp là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố; tăng trưởng giá trị xây dựng bình quân hàng năm,); sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; phong trào xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ, an sinh xã hội được đảm bảo, quốc phòng được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hiệu lực hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền được nâng lên". 43 Ngoài ra chủ trương, chính sách của thành phố tập trung ưu tiên: Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thành phố Cao Bằng giai đoạn 2015 - 2020"; Phát triển đô thị gắn với phát triển dịch vụ thương mại; Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với xây dựng nông thôn mới; Tập trung thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật quan trọng cũng tác động đến hiệu quả quản lý chi ngân sách ở các lĩnh vực tương ứng. 2.1.2. Tình hình tổ chức quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Cao Bằng Trong những năm vừa qua tình hình chi ngân sách ở thành phố Cao Bằng về cơ bản đã thực hiện đúng nguyên tắc và nhiệm vụ chi đã được phân cấp: Căn cứ vào chỉ tiêu ngân sách tỉnh giao kế hoạch, thành phố Cao Bằng đã căn cứ vào tình hình cụ thể để bố trí phân bổ kinh phí cho các ban ngành, các trường học, các cơ quan thụ hưởng ngân sách trên cơ sở tiết kiệm theo định mức chi tiêu đạt hiệu quả cao. Trong công tác chi ngân sách do việc giao dự toán cho các đơn vị kịp thời và chi tiết, đã tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động được nguồn lên kế hoạch điều hành chi phục vụ hoàn thành các nhiệm vụ. Trong kế hoạch giao Thành phố dùng tiết kiệm dành để bổ sung cho các nhu cầu đột xuất ngoài dự toán giao, các khoản phát sinh trong năm, chủ yếu bổ sung cho đầu tư phát triển trên địa bàn Thành phố và các khoản phát sinh đột xuất khác. Hiện nay tất cả các ban ngành, cơ quan đoàn thể, tổ chức Đảng đều mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, thực hiện chi theo tiêu chuẩn định mức đã ghi trong dự toán, Luật ngân sách nhà nước năm 2015 được ban hành với nhiều nội dung được sửa đổi bổ sung cơ bản đã giúp cho công tác quản lý ngân sách có nhiều thuận lợi và phù hợp hơn với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội bây giờ. 44 Bảng 2.1: Tổng hợp chi ngân sách qua các năm 2015 - 2017 (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ Tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) TỔNG CHI NS HUYỆN 314.194 373.499 430.701 59.305 118,9 57.202 115,3 A Tổng chi cân đối NS huyện 253.380 279.801 337.673 26.421 110,4 57.872 120,7 I Chi đầu tƣ phát triển 31.991 30.832 60.461 -1.159 96,4 29.629 196,1 II Chi thƣờng xuyên 221.389 248.969 277.212 27.580 112,5 28.243 111,3 B Chi chuyển nguồn 16.042 41.312 48.206 25.270 257,5 6.894 116,7 C Chi BS cho NS cấp dƣới 31.312 32.592 35.514 1.280 104,1 2.922 109,0 D Nộp NS cấp trên 22 8.279 738 8.257 37.631 -7.541 8,9 E Các khoản chi đƣợc quản lý qua NSNN 13.435 11.513 8.568 -1.922 85,7 -2.945 74,4 Tổng thu NS xã 30.050 32.372 32.309 2.322 107,7 -63 99,8 Tổng chi NS xã 29.710 32.934 32.309 3.224 110,9 -625 98,1 (Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch thành phố Cao Bằng) 45 Qua bảng trên, phân tích tốc độ tăng quy mô và tăng trưởng chi NSĐP ta thấy tốc độ chi ngân sách Thành phố tăng dần qua các năm từ 2015 – 2017 đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố như sau: 314.194 triệu đồng năm 2015; 373.499 triệu đồng năm 2016; và 430.701 triệu đồng năm 2017  Chi đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng được Thành phố chú ý đầu tư năm 2017 tăng 29.629 triệu đồng tương ứng 196 % so với năm 2016. Chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong chi ngân sách Thành phố, nó tăng dần theo các năm: năm 2015 là 240.565 triệu đồng; năm 2016 là 247.779 triệu đồng; năm 2017 là 288.258 triệu đồng  Các khoản chi chuyển nguồn, chi bổ sung cho NS cấp dưới và các khoản chi được quản lý qua NSNN cũng có xu hướng tăng và tăng mạnh so với các năm trước. Nguyên nhân các khoản chi tăng so với kế hoạch và so với các năm trước đó thì do trong năm 2017 bên cạnh những khoản đã giao từ đầu năm thì còn phát sinh nhiều khoản ngoài dự toán như: chi hỗ trợ tiền tết Nguyên Đán; chi phục vụ 02 Tiểu đội dân quân thường trực; chi thực hiện chính sách giảm biên chế theo NĐ 108/2014/NĐ-CP và Nghỉ hưu 26/2015/NĐ-CP; Chi phục vụ Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020, bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021....từ đó dẫn đến chi vượt khỏi dự toán cũng như chi nhiều hơn các năm khác. Mặc dù tình trạng chi vượt dự toán cũng như tăng đều qua các năm nhưng nhờ công tác chỉ đạo nỗ lực quản lý của UBND thành phố, điều hành ngân sách theo quy định, bố trí kịp thời các khoản phát sinh; đồng thời việc điều hành chi của các cán bộ quản lý thành phố và sự đôn đốc thực hiện ở các xã,phường công tác quản lý thu chi ngân sách xã, phường cũng được tiến hành nghiêm túc, thu vượt chi không để tình trạng bội chi xảy ra. Điều đó thể hiện qua bảng 2.2 như sau: 46 Bảng 2.2: Bảng cân đối thu chi ngân sách qua các năm (Đơn vị: Triệu Đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Tổng thu NS huyện 314.545 374.504 431.982 2 Tổng chi NS huyện 314.194 373.499 430.701 3 Kết dư ngân sách huyện 351 1.005 1.280 (Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch thành phố Cao Bằng) 2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng 2.2.1 Tình trạng tổ chức bộ máy a. Hội đồng nhân dân thành phố Cao Bằng Quyết định ngân sách dự toán chi ngân sách địa phương từng năm, bao gồm chi ngân sách cấp mình và chi ngân sách địa phương cấp dưới, chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ; tổng mức vay của ngân sách địa phương, bao gồm vay để bù đắp bội chi ngân sách địa phương và vay để trả nợ gốc của ngân sách địa phương; Quyết định phân bổ dự toán chi ngân sách cấp mình Phê chuẩn quyết toán ngân sách năm trước do UBND Thành phố trình b. Ủy ban nhân dân thành phố Cao Bằng Có nghĩa vụ chấp hành các Nghị quyết của HĐND, chịu trách nhiệm báo cáo trước UBND Tỉnh và HĐND Thành phố. 47 Lập dự toán chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh chi ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. Lập quyết toán chi ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. Quyết định giao nhiệm vụ chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới và tỷ lệ phần trăm phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương đối với các khoản thu phân chia. Quyết định các giải pháp và tổ chức thực hiện dự toán chi ngân sách địa phương được Hội đồng nhân dân quyết định; kiểm tra, báo cáo việc thực hiện chi ngân sách địa phương. Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn. Báo cáo, công khai chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo cơ quan tài chính địa phương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ theo quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và chịu trách nhiệm về những sai phạm thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật. c. Phòng Tài Chính – Kế hoạch Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Cao Bằng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, NSNN, kế toán, kiểm toán độc lập tại địa phương theo quy định của pháp luật Tổng hợp tình hình thu chi NSNN, lập tổng quyết toán NSNN hàng năm của địa bàn thành phố báo cáo UBND trình HĐND thành phố phê chuẩn và báo cáo Sở Tài chính. 48 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy phòng Tài chính Kế hoạch thành phố Ghi chú: Quan hệ trực tuyến: Chỉ đạo điều hành. Quan hệ chức năng: Phối hợp công việc. d. Chi nhánh kho bạc nhà nước thành phố Cao Bằng Chi nhánh Kho bạc Nhà nước thành phố Cao Bằng là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước ở tỉnh Cao Bằng có chức năng thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố quản lý nhà nước về quỹ ngân sách, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ. e. Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách Quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mục đích và có hiệu quả. Trƣởng phòng Bộ phận phụ trách quản lý Tài chính, ngân sách xã, Đăng ký kinh doanh. Bộ phận phụ trách quản lý Tài chính, ngân sách huyện Bộ phận phụ trách công tác quản lý giá cả. Thủ quỹ. Bộ phận phụ trách kế hoạch và đầu tư, thẩm định và phân bổ vốn đầu tư, thẩm tra quyết toán vốn đầu tư. Phó trƣởng phòng Phó trƣởng phòng `Bộ phận phụ trách công tác kế toán. 49 2.2.2. Nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng Theo quy định của tỉnh, tại Nghị quyết số 18/2010/NQ-HĐND ngày 09/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách đại phương năm 2011, thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015 (cho phép kéo dài đến năm 2016), ta có phạm vi, nhiệm vụ chi của ngân sách Thành phố bao gồm: 2.2.2.1 Chi đầu tư phát triển a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng do cấp thành phố, cấp xã quản lý (trừ các công trình đã được phân cấp chi cho ngân sách xã): + Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn đường nội thành, điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước, vỉa hè (trừ các tuyến đường thuộc các dự án trọng điểm do ngân sách tỉnh đầu tư); + Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn các công trình vệ sinh công cộng, hệ thống nước sinh hoạt, công trình bảo vệ môi trường; công viên, khu vui chơi giải trí và các công trình phúc lợi công cộng khác; + Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn trụ sở xã, trạm y tế xã, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở; + Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa trụ sở, cơ sở làm việc, trang thiết bị chuyên môn các cơ quan thuộc thành phố; + Xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa lớn đường giao thông, đường điện, công trình thủy lợi. b) Đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trích lập quỹ phát triển đất; c) Chi chương trình 135 theo phân cấp của tỉnh; d) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật. 2.2.2.2 Chi thường xuyên a) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế: 50 - Sự nghiệp nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, lâm nghiệp, thủy lợi, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công; - Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình giao thông, cầu đường (trừ quốc lộ, tỉnh lộ), bến xe do thành phố quản lý; - Sự nghiệp thị chính: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống thoát nước, giao thông nội thị, công viên, cây xanh, vệ sinh đô thị và các sự nghiệp thị chính khác; - Quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết thành phố, cấp xã, phường; - Đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Duy tu, bảo dưỡng công trình phúc lợi công cộng và các sự nghiệp KT khác. b) Chi các hoạt động môi trường: - Quản lý các công trình vệ sinh công cộng; trang bị thiết bị, phương tiện thu gom rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường ở khu dân cư, nơi công cộng; - Xử lý chất thải, xử lý chất thải nguy hại, xử lý, chôn lấp chất thải; - Hoạt động quản lý về bảo vệ môi trường theo nhiệm vụ được phân cấp cho thành phố; - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường; đào tạo, tập huấn chuyên môn, quản lý về bảo vệ môi trường; khen thưởng việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; - Các hoạt động sự nghiệp môi trường khác. c) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề: - Hoạt động giáo dục mầm non (nhà trẻ, mẫu giáo), tiểu học, trung học cơ sở (kể cả dân tộc nội trú, bổ túc văn hóa); - Công tác xóa mù, phổ cập tiểu học, phổ cập trung học cơ sở; - Đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, dạy nghề tại các cơ sở thuộc thành phố quản lý; 51 - Đào tạo lại cán bộ, công chức thuộc biên chế Thành phố, xã, phường cán bộ không chuyên trách cấp xã, cán bộ thôn, làng, tổ dân phố; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở thuộc thành phố quản lý; - Bù miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ cho các trường do cấp thành phố quản lý; - Hỗ trợ cán bộ công chức trình độ cao mới được đào tạo hoặc mới được tiếp nhận ở các cơ quan cấp thành phố, xã, phường. - Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo khác. d) Hoạt động sự nghiệp y tế: - Phòng bệnh, chữa bệnh, và các hoạt động y tế khác tại bệnh viện đa khoa, thành phố; trung tâm y tế dự phòng thành phố; trạm y tế trung tâm và các trạm y tế xã, phường; - Hoạt động dân số và kế hoạch hóa gia đình; - Các hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác do cấp huyện quản lý. Riêng kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng cận nghèo do ngân sách tỉnh đảm bảo; - Hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh theo học tại các trường do thành phố quản lý (trừ trẻ em dưới 6 tuổi); - Các hoạt động sự nghiệp y tế khác. đ) Các hoạt động KHCN do thành phố quản lý. e) Các hoạt động sự nghiệp văn hóa thông tin (kể cả chi triển khai, sơ kết, tổng kết, khen thưởng và các nội dung hoạt động khác của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư), hoạt động sự nghiệp thể dục thể thao do thành phố quản lý. f) Chi hoạt động Đài truyền thanh, truyền hình. g) Các hoạt động sự nghiệp xã hội: 52 - Trợ cấp đối tượng XH cộng đồng, đối tượng nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi; - Mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP và Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ của các đối tượng do thành phố quản lý; - Cứu đói, cứu trợ, cứu tế xã hội thường xuyên và đột xuất; - Công tác quản trang; - Hỗ trợ đối tượng chính sách (thăm hỏi, sửa chữa nhà v.v...); - Các hoạt động xã hội khác. h) Các nhiệm vụ về quốc phòng: - Hội nghị, tập huấn nghiệp vụ và báo cáo công tác quốc phòng do cấp thành phố tổ chức; - Tổ chức và huy động lực lượng dự bị động viên; - Chế độ và hoạt động của đại đội dân quân cơ động, tiểu đội dân quân thường trực, trung đội dân quân súng máy phòng không 12,7 mm theo quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền; - Đảm bảo chế độ, chính sách đối với sĩ quan dự bị; - Đảm bảo công tác phòng không nhân dân; - Thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, hậu phương quân đội và chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương do thành phố thực hiện; - Tổ chức thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự, công tác tuyển quân; - Công tác giáo dục quốc phòng, huấn luyện quân nhân dự bị, dân quân tự vệ do thành phố thực hiện; - Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa các công trình chiến đấu, phục vụ chiến đấu, doanh trại, kho tàng của các cơ quan quân sự theo khả năng của ngân sách thành phố; - Các nhiệm vụ khác. 53 i) Các nhiệm vụ về an ninh và trật tự an toàn xã hội: - Phòng chống tham nhũng, chống buôn lậu, gian lận thương mại do thành phố thực hiện; - Chi công tác phòng cháy, chữa cháy (trừ công tác phòng cháy chữa cháy do Công an tỉnh thực hiện); - Chi phòng chống tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội; phòng, chống ma túy do thành phố thực hiện; - Công tác an toàn giao thông do thành phố thực hiện; - Sơ kết, tổng kết, khen thưởng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Chi cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo Chỉ thị 06/2008/CT-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ; - Công tác an ninh và trật tự an toàn xã hội khác. k) Hoạt động của HĐND và các cơ quan nhà nước thành phố. l) Hoạt động của cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam cấp mình; hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp không có vốn tham gia của nhà nước, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp. m) Hoạt động của các tổ chức CT - XH cùng cấp. n) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cùng cấp đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước và hỗ trợ các cơ quan, đơn vị cấp trên có tham gia thực hiện những nhiệm vụ của địa phương theo khả năng ngân sách. o) Chi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, rà soát văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan chuyên môn thực hiện. p) Hoạt động của các trung tâm cụm xã, phường trên địa bàn. q) Thực hiện các nhiệm vụ chi được NS cấp tỉnh bổ sung có mục tiêu. 54 r) Chi bổ sung cho ngân sách cấp xã. s) Chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau. t) Chi cho các nhiệm vụ đối ngoại với nước bạn. u) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật. 2.2.3 Thực trạng tổ chức thực hiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Cao Bằng 2.2.3.1 Lập dự toán chi ngân sách nhà nước  Căn cứ lập dự toán - Luật NSNN 2015; các văn bản hướng dẫn thi hành Luật - Quyết định dự toán thu, chi ngân sách hàng năm của UBND tỉnh - Các văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán hàng năm của Sở Tài chính - Báo cáo tình hình KT-XH những năm trước năm kế hoạch của Thành phố. - Sổ kiểm tra dự toán thu, chi NSNN của Thành phố do đơn vụ dự toán cấp trên thông báo. - Kế hoạch phát triển KTXH của thành phố Cao Bằng năm 2015, 2016, 2017; giai đoạn 2015-2020 và những văn bản liên quan khác. - Nghị quyết số 18/2010/NQ-HĐND ngày 09/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011, thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015 (cho phép kéo dài đến năm 2016).  Thực hiện lập dự toán Sau khi nhận được quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách hằng năm của UBND Thành phố, Phòng Tài chính - kế hoạch thành phố Cao Bằng chịu trách nhiệm lập dự toán thu chi NSNN trên địa bàn dựa vào những căn cứ trên, dự toán của những đơn vị cấp mình quản lý và tình hình thực tế của địa phương để báo cáo UBND Thành phố. Sau đó UBND Thành phố trình HĐND để thông qua nghị quyết về dự toán NSNN của HĐND Thành phố. Sau khi có 55 số dự toán chính thức được duyệt, UBND Thành phố sẽ phân bổ dự toán thu chi NSNN cho các phòng, ban, xã, phường trực thuộc. Nhìn chung, công tác lập và phân bổ dự toán của thành phố Cao Bằng thực hiện đúng thời gian quy định, đúng quy trình lập dự toán và giao dự toán của Luật NSNN. Tuy nhiên, chất lượng của công tác lập dự toán chưa cao, số liệu dự toán chủ yếu do các cơ quan, đơn vị, địa phương ước số thực hiện năm trước và tăng thêm tỷ lệ nhất định cho năm kế hoạch để lập dự toán cho năm sau trong thời kỳ ổn định ngân sách. Tình hình dự toán chi của thành phố Cao Bằng trong ba năm gần đây được thể hiện trong bảng 2.3 như sau: Bảng 2.3: Tổng hợp dự toán chi ngân sách STT NỘI DUNG ĐƠN VỊ NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 1 Dự toán Triệu đồng 189.587 236.168 252.578 2 Thực hiện Triệu đồng 314.194 373.499 430.701 3 Tỷ lệ TH/DT % 319 223 266 (Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch thành phố Cao Bằng) Chi NSNN đã thực hiện phân bổ có hiệu quả các nguồn lực, kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm. Tổng chi NSNN giai đoạn 2015 – 2017 có chiều hướng tăng lên qua các năm. Qua bảng 3 ta thấy, tỷ lệ giữa thực hiện ngân sách trong năm với dự toán ngân sách trước đó của các năm 2015, 2016, 2017 lần lượt là 319%, 223% và 266%. Từ đó ta có thể nhận định được tỷ lệ này rất lớn qua các năm. Trong đó, năm 2015 dự toán chi NSNN là 189.587 triệu đồng; năm 2016 dự toán chi NSNN cấp huyện là 236.168 triệu đồng, tăng 46.581 triệu 56 đồng tương ứng tăng 24,5% so với năm 2015; năm 2017 con số này là 252.578 triệu đồng, tăng 16.410 triệu đồng tương đương tăng 6,9% so với năm 2016. Chứng tỏ việc chi vượt kế hoạch vẫn đang diễn ra trong từng năm và có xu hướng tăng dần qua các năm. Về cơ bản, do tính lồng ghép trong hệ thống NSNN mà quy trình ngân sách khá phức tạp, thời gian xây dựng dự toán và quyết toán ngân sách dài. Chưa có quy định tiêu chí để xác định nhiệm vụ nào cấp bách được bổ sung từ dự phòng. Trách nhiệm xem xét tổng hợp dự toán còn phân tán chưa tập trung dẫn đến thiếu sự gắn kết giữa dự toán chi. Công tác lập dự toán ngân sách chưa sát với thực tế, cho thấy việc nhìn nhận và đánh giá tình hình chi tiêu còn hạn chế, không lườm trước được các khoản phát sinh có thể diễn ra trong năm đó. 57 Bảng 2.4: Tổng hợp chi ngân sách thành phố Cao Bằng năm 2017 (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ Tiêu DT Tỉnh DT Huyện Thực hiện Tỷ lệ (%) TH/DT DT tỉnh DT huyện Với 2016 Tổng chi NS Huyện 252.578 252.578 430.701 170 170 115,3 A Chi cân đối NS huyện 248.423 248.423 422.133 169,9 169,9 116,6 I Chi đầu tư phát triển 47.101 47.101 60.461 128,3 128,3 196 II Chi thường Xuyên 201.322 201.322 277.212 137,6 137,6 111,4 C Chi chuyển nguồn 48.206 D Dự phòng 4.155 4.155 E Chi BS cho NS cấp dƣới 35.514 F Các khoản chi đƣợc quản lý qua NSNN 8.568 58 2.2.3.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách  Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chi Dưới sự lãnh đạo và điều hành của UBND Thành phố, sự tập trung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_chi_ngan_sach_nha_nuoc_tai_thanh_pho_cao_ba.pdf
Tài liệu liên quan