Luận văn Quản lý chi phí theo dự toán đối với các công trình xây dựng tại công ty Cổ phần tư vấn xây dựng thuỷ lợi Hà Tây

Mục lục

Phần I: MỞ ĐẦU 1

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC QUẢN LÝ CHI PHÍ THEO DỰ TOÁN ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG. 1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Phạm vi không gian 3

1.4.2 Phạm vi thời gian 3

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

2.1 Đặc điểm chung của các doanh nghiệp xây dựng 4

2.1.1 Đặc điểm về sản phẩm của ngành xây dựng 5

2.1.2 Cáu trúc chi phí 6

2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất trong xây dựng 7

2.1.4 Đặc điểm về hạch toán chi phí 7

2.1.4.1 Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 8

2.1.4.2 Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 9

2.1.4.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung: 9

2.1.4.3 Phuơng pháp hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 11

2.1.4. Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. 14

2.1.5 Đặc điểm hạch toán theo phương thức khoán gọn trong xây dựng. 14

2.2 QUẢN LÝ CHI PHÍ TRONG LĨNH VỰC XÂY LẮP 16

2.2.1 Đặc điểm chi phí trong lĩnh vực xây dựng 16

2.2.2 Dự toán 17

2.2.2.1 Khái niệm 17

2.2.2.2 Căn cứ để lập dự toán công trình 19

2.2.2.3 Định mức dự toán 20

2.2.3 Quản lý chi phí theo dự toán đối với công trình xây dựng như thế nào? 21

2.2.3.2 Quản lý chi phí trong tình hình hiện nay. 22

 

2.2.3.3 Quản lý chi phí như thế nào? 23

2.3 Tổ chức sản xuất trong lĩnh vực xây dựng hiện nay 25

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG THUỶ LỢI HÀ TÂY. 28

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 28

3.1.2 Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh. 28

3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty; 29

3.1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty cổ phần tư vấn XDTL. 32

3.1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty. 32

3.1.5.1Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 32

3.1.5.2 Các chính sách kế toán của công ty. 34

3.1.6 Tình hình cơ bản của công ty trong thời gian qua. 36

3.2 Phương pháp nghiên cứu 42

3.2.1 Phương pháp chuyên môn kế toán 42

3.2.2 Phương pháp đối chiếu so sánh 42

3.2.3 Phương pháp chuyên gia. 42

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43

4.1 Tình hình quản lý chi phí tại công ty 44

4.1.1 Tình hình quản lý chi phí nguyên vât liệu, 44

4.1.2 Tình hình quản lý chi phí nhân công 51

4.1.3. Tình hình quản lý chi phí máy thi công. 60

4.1.5 Tình hinh quản lý chi phí sản xuất chung 63

4.2 Nhận xét và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí theo dự toán tại công ty. 65

4.2.1 Nhận xét 65

4.2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại công ty. 66

V. KẾT LUẬN 67

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5503 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý chi phí theo dự toán đối với các công trình xây dựng tại công ty Cổ phần tư vấn xây dựng thuỷ lợi Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động sản xuất kinh doanh của mình. Trước sự đi lên nhanh chóng như vậy, ngành xây dựng cũng đang từng bước thay da đổi thit, ngày càng có nhiều công trình xây dựng to lớn, mang tầm vóc quốc tế. Để có thể khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế mới các doanh nghiệp xây lắp nói riêng đang ngày một thay đổi để phù hợp với thời đại mới. Họ hiểu rằng trong cơ chế thị trường có tính cạnh tranh khắc nghiệt, yếu tổ quan trọng nhất để doanh nghiệp đó tồn tại là chất lương công trình xây lắp, thời hạn đưa sản phẩm vào sử dụng và giá thành sản phẩm. Để đạt điều này thì các doanh nghiệp phải làm sao để tổ chức một hệ thống sản xuất hiệu quả nhất để tạo ra được sản phẩm chất lượng tốt, tiến độ thi công nhanh, chi phí sử dụng là hợp lý nhất đúng với dự kiến thiết kế thi công. Các doanh nghiệp xây lắp khi nhận thầu công trình xây dựng nào thì họ phải có trách nhiệm trước chủ đầu tư về chất lượng công trình cũng như thời gián ban giao công trình hoặc hạng mục công trình đã ký kết với chủ đầu tư. Vì vậy để hoạt động sản xuất có hiệu quả và nâng cao được uy tín của mình nhà thầu tiến hàng tổ chức quản lý chi phí vì chi phí là cơ sổ để tạo nên chất lượng sản phẩm và là cơ sở để doanh nghiệp đó làm ăn có lãi. Ngày nay hầu hết các doanh nghiệp xây lắp được tổ chức sản xuất theo hình thức khoán gọn nên việc quản lý chi phí dự vào dự toán thiết kế thi công. Bởi dự toán xác định chi phí chi tiết cho từng đối tượng, từng khoản mục chi tiết. Dự toán được lập theo quy định của bộ xây dựng và chính phủ. Vậy nên dự toán chính là cơ sở pháp lý để quản lý chi phí công trình. 2.2.3.3 Quản lý chi phí như thế nào? Đối với người quản lý công trình tôt thì họ phải có khả năng kiểm soát được chi phí phát sinh và quản lý chi phí đó một cách hiệu quả, khoa học. Một công trình có thể đánh gía là thành công hay không thì ơ một góc độ nào đó người ta sử dụng chỉ tiêu số chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh cuối kỳ, so với dự toán. Kiểm soát chi phí tức là có thể duy trì kế hoạch chi tiêu cho phép trong dự toánbằng những cách thức, biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí. Kiểm soát chi phí bao gồm việc phân tích, dự tính, báo cáo tình hình phát sinh chi phí cùng những hoạt động cần thiết để điều chỉnh lại những sai sót và tình toán các chi phí. Người quản lý công trình phải trực tiếp nắm được về quản lý tài chính, lập kế hoạch và giám sát công trình thi công với mục tiêu giảm thiểu được chi phí phát sinh, hạn chế được thất thoát lãng phí tài nguyên. Để có thể quản lý công trình một cách hiệu quả, thì điều quan trọng là người quản lý phải biết phát huy sự sáng tạo, và khâu nối công việc của từng hệ thống nhỏ phụ trách từng mảng công việc khác nhau, đây chính là nền tảng cho một hệ thống quản lý công trình có hiệu quả. Những tổ đội nhỏ sẽ chịu trách nhiệm lên kế hoạch và dự thảo ngân sách và cung cấp thông tin lên cấp trên. Họ phải có trách nhiệm cụ thể về chất lượng cũng như tiến độ thi công trong phần hành mà họ phụ trách. Bộ máy quản lý bao gồm có nhiều phòng ban, mỗi phòng ban có những trách nhiệm trong quản lý công trình. Trong đó thì bộ phận kế toán đóng vai trò quan trọng nhất trong việc qủan lý chi phí. Do sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, quy mô lớn, thời gian thi công dài…và được tổ chức sản xuất tại các địa điểm khác nhau mà hầu hết các doanh nghiệp xây lắp hiện nay tổ chức theo hình thức khoán gọn nên không thể trực tiếp quản lý trực tiếp tại công trình cũng như theo dõi từng nghiệp vụ phát sinh tại công trường. Mọi chi phí sản xuất hầu hết được dự toán theo thiết kế thi công nên bộ phận kế toán chỉ có thể quản lý chi phí thông qua việc quản lý chứng từ dựa trên dự toán thiết kế công trình. Theo dự toán, chi phí công trình hay hạng mục công trình phải được bóc tách ra thành từng khoản mục chi tiết như: Chi phí NVL trực tiếp, CPNC, CP máy thi công, CPSXC. Kế toán sẽ phân loại theo từng loại chi phí và tổng hợp lai để so sánh với dự toán, để có thể kiểm tra vượt hụt so với dự toán, từ đó có những biện pháp quản lý cho hợp lý. Như vậy thông qua tình hợp lý của hoá đơn chứng từ so với dự toán mà kế toán có thể nắm bắt được tình hình phát sinh chi phí sản xuất sản phẩm là hợp lý hay không?, quản lý chi phí một cách chặt chẽ còn chống được lãng phí, thất thoát. 2.3 Tổ chức sản xuất trong lĩnh vực xây dựng hiện nay Khoán gọn là hình thức quản lý mới xuất hiện trong các doanh nghiệp xây lắp ở nước ta. Các đơn vị nhận khoán có thể nhận khoán gọn khối lượng, công việc hoặc hạng mục công trình. Giá nhận khoán gòn bao gồm cả chi phí tiền lương, vật liệu, công cụ, dụng cụ thi công, chi phí chung. Trên thực tế, không có một văn bản pháp quy nào quy định về hình thức khoán gọn này. Nhưng hầu hết các đơn vị xây lắp hiện nay để tổ chức sản xuất theo hình thức này. Bởi vì, hình thức này nâng cao được trách nhiệm của bên nhận khoán, làm cho chất lượng công trình được nâng cao cũng như tiến độ thi công nhanh hơn. Khoán gọn công trình cho các tổ đội thi công sẽ gắn liền trách nhiệm của người nhận khoán với công trình đên cùng, từ khâu đầu đến khâu kết thúc bàn giao công trình. Chính hình thức khoán gọn này đã làm tăng tính chủ động, sáng tạo, có ý thức với công việc, chính như vậy sẽ rút ngắn thời gian thi công, nâng cao chất lượng đồng thời lại tiết kiệm được chi phí. Mặt khác hình thức giao khoán cho các đội thi công sẽ giảm được chi phí quản lý, việc tổ chức quản lý sẽ hiệu quả. Do đặc thù của hình thức khoán gọn trong xây lắp nên mỗi doanh nghiệp có cách thức tổ chức hoạt động riêng, với mỗi hình thức tổ chức khác nhau thì cách thức quản lý chi phí cũng khác nhau. * Đối với trường hợp công ty tổ chức sản xuất theo hình thức như sơ đồ: Công ty Bộ phận kỹ thuật Bộ phận kế toán công ty Công trình đội thi công Theo hình thức này, công ty quản lý công trình thi công chủ yếu thông qua bộ phận kỹ thuật và bộ phận kế toán. Bộ phận kỹ thuật chịu trách nhiệm giám sát kỹ thuật, tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình. Bộ phận kế toán của công ty sẽ đảm nhiệm vai trò quản lý toàn bộ các vấn đề tài chính, chi phí công trình. Kế toán công ty không trực tiếp quản lý từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công trường mà quản lý dưới giác dộ hoá đơn chúng tư dựa vào dự toán thiết kế thi công. Kế toán quản lý chi phí theo chứng từ thông qua mục đích sử dụng các khoản tạm ứng của các đội thi công. Kế toán tiến hành tập hợp tất cả hoá đơn chứng từ của một công trình, tiến hành tập hợp chi phí. Để theo dõi một cách cụ thể thì toàn bộ chi phí sẽ phải được bóc tách chi tiết cho từng khoản mục và theo dõi theo từng đối tượng. * Trường hợp công ty tổ chức theo hình thức sơ đồ : Công trình đội thi công Công ty Bộ phận kỹ thuật Bộ phận kế toán công ty Kế toán đội Đối với công ty xây lắp tổ chức theo hình thức này thì quản lý chi phí được phân thành hai cấp: Kế toán cấp công ty, và kế toán cấp đội xây dựng. Công ty sau khi nhận thầu công trình xây dựng, bộ phận kỹ thuật sẽ bóc tách toàn bộ khối lượng thi công thực tế công trình theo dự toán, sau đó sẽ giao cho các đội tổ chức thi công. Ỏ cấp đội xây dựng sẽ tiến hành tập hợp các khoản chi phí cho công trình thi công hàng tháng, hàng quý lập báo cáo gửi lên công ty tiến hành kiểm tra và xét duyệt quyết toán cho các chi phí phát sinh. Tại công ty hàng tháng nhận báo cao từ kế toán của các tổ đội, kế toán công ty tiến hành tập hợp vào sổ sách của công ty và thanh toán, hoàn ứng những chi phí hợp lý. Đối với đơn vị nhận khoán nội bộc có tổ chức bộ máy kế toán riêng và phân cấp quản lý thì đơn vị nhận khoán có vai trò tập hợp chi phí theo từng khoản mục chi tiết như: 621,622,627. PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG THUỶ LỢI HÀ TÂY. 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty cổ phần tư vấn xây xây dựng thuỷ lợi Hà Tây tiền thân là công ty tư vấn xây dựng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây, được thành lập vào ngày 22/12/1969. Qua 7 lần đổi tên, đên ngày 28/09/2005 được thành lập cổ phần hoá theo quyết định 1328 QĐ/UBND đổi tên doanh nghiệp nhà nước thành Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Thuỷ Lợi Hà Tây. Tên công ty: CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG THUỶ LỢI HÀ TÂY. Tên bằng tiếng anh: Ha Tây Water Resources Engineering Consultant Tên giao dịch và viết tắt: HWRECC Địa chỉ giao dịch: Đường Lê Trọng Tấn - TX Hà Đông – Hà Nội 3.1.2 Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh. - Mục tiêu: Công ty hoạt động với mục tiêu huy động và sử dụng vốn có hiệu qủa, thu được lợi nhuận cao, tạo việc làm cho người lao dộng, tăng lợi tức cho cổ đông, đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách nhà nước, và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh. - Ngành nghề kinh doanh: + Khảo sát địa hình, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn + Thiết kế các công trình thuỷ lợi, giao thông công nghiệp, dân dụng, Nông Lâm nghiệp, Thuỷ Sản, cỏ sở hạ tầng, cấp thoát nước. + Tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát, thí nghiệm địa chất, vật liệu xây dựng, kiểm tra chất lượng công trình + Thiết kê thi công lắp đặt thiết bị cơ khí, hệ thống điện hạ thế, điện cao thế đến 35 KV, hệ thống điều khiển trạm bơm. + Thi công khoan phụt vữa gia cố chất lượng đê, đập, xử lý nền móng công trình + Thi công xây dựng các công trình thuỷ lợi, Nông Nghiệp, Lâm Nghiệp, Thuỷ Sản, Giao thông, Công nghiệp dân dụng, cơ sỏ hạ tầng, duy tu bảo dưõng đê kè, cấp thoát nước. + Nhập khẩu kinh doanh vật tổng hợp, máy móc thiết bị, phụ tùng phục vụ sản xuất. + Sản xuất gia công lắp đặt thiết bị và các sản phẩm cơ khí, điện + Kinh doanh xăng dầu, dịch vụ thương mại, du lịch + Sản xuất bột đất sét phục vụ công tác khoan phụt đê , đập + Sản xuất cung ứng nước tinh khiết. 3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty; Biểu 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN GIÁM ĐỐC Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng công trình Phòng kế toán tài vụ Đội địa hình Đội địa chất Đội gia cố đê ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG Chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau: - Đại hội cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyề n lực cao nhất của công ty. - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, toàn quyền quyết định những vấn đề có liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc lĩnh vực thẩm quyền của đại hội cổ đông. - Ban giám đốc của công ty + Giám đốc công ty là người được HĐQT bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, tổ chức và điều hành mọi hoạt động của công ty, là người đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ công nhân viên trong công ty trước pháp luật và cơ quan quản lý của nhà nước. + Phó giám đốc: Là người hỗ trợ cho giám đốc, phụ trách về kỹ thuật và kinh doanh, chịu trách nhiệm trước giám đốc. - Phòng tổ chức: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám Đốc trong việc thực hiện chính sách đối với cán bộ công nhân viên, sắp xếp bố trí mạng lưới điều hàng, điều động cán bộ công nhân viên phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, tổ chức hình thức công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu và tiếp khách đến giao dịch làm việc với công ty. - Phòng kế toán – Tài vụ: Xây dựng kế hoạch tài chính, giá cả cho các yêu cầu sản xuất, xây dựng cơ bản về sự nghiệp hành chính. Tổ chức triển khai và thực hiện các kế hoạch đó, tổ chức quản lý và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả ( quay vòng vốn nhanh và có lãi), quản lý tài sản cố định và lưu động. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn việc ghi chép ban đầu, mở sổ sách hạch toán kế toán và thống kê tổng hợp, tổ chức thanh toán và hạch toán kịp thời, đúng hạn mọi khoản thu, chi tài chính , xuất nhập vật tư,sản phẩm - Phòng kế hoạch - kỹ thuật: Có nhiệm vụ quản lý, sử dụng toàn bộ trang thiết bị, máy móc phục vụ cho công tác khoan phụt vữa và công tác xây dựng. Đi thực địa khảo sát địa hình, địa chất công trình, điều tra thu thập tài liệu phục vụ công tác thiết kế, thí nghiệm. Khảo sát khoan phụt vữa, thi công khoan phụt vữa và công trình xây dựng đảm bảo đúng đồ án, đúng quy trình, quy phạm, đạt chất lượng cao. - Các đội có nhiệm vụ: Có nhiệm vụ thi công và theo dõi thi công công trình do công ty bàn giao, các đội phải có trách nhiệm về chất lượng, kỹ thuật và tiến độ công trình. 3.1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty cổ phần tư vấn XDTL. Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản, nên giá trị của sản phẩm được xác định dựa trên định mức và giá trị dự toán công trình thông qua hợp đồng giữa chủ đầu tư công trình và bên nhận thầu công trình. Với mỗi công ty thì quy chế tổ chức mô hình quản lý cũng khác nhau để phù hợp với tình hình thực tế tại công ty mình, nhằm mục đích tiết kiệm chi phí, hạ giá thành công trình và tăng lợi nhuận. Với mô hình tổ chức của công ty là tương đối gọn nhẹ. Công ty áp dụng mô hình khoán gọn công trình cho các tổ đội thi công. Công ty trực tiếp hạch toán, tập hợp chi phí từng công trình cũng như từng hạng mục công trình. Các tổ đội sẽ trực tiếp tổ chức thi công thực hiện công trình. Tổ chức mặt bằng thi công cũng như chuẩn bị máy móc thiết bị vật tư để thi công. Các đội thi công có trách nhiệm thi công đúng tiến độ, đúng theo thiết kế và phải có đầy đủ chứng từ hoá đơn hợp lệ gửi về công ty. Khi công trình hoàn thành bàn giao, tổ đội phải tập hợp đầy đủ chứng từ để bàn giao đê hoàn ứng và nhận nốt số tiền còn lại của công trình. 3.1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty. 3.1.5.1Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Cổ phần tư vãn xây dựng Thuỷ Lợi Hà Tây được tổ chức theo hình thức tập trung. Tại phòng có 6 người , mỗi người phụ trách một khàu: Biểu 2 Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty Cổ Phần tư vấn XDTL Hà Tây. KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán lương kế toán chi phí và giá thành Kế toán kho kế toán bán hàng Thủ quỹ * Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán, có trách nhiệm kiêểm tra, giám sát mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình kinh doanh, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác thống kê kế toán đồng thời tồng hợp số liệu kế toán, lập báo cáo tài chính, lưu giữ hồ sô theo quy định. * Kế toán lương: Có nhiệm vụ theo dõi chấm công, tính toán lương và các khoản trích theo lương một cách đầy đủ chính xá, kịp thời của toàn bộ cán bộ công nhân viên. * Kế toán kho: Có nhiệm vụ theo dõi xhi tiết hàng ho, tình hình nhập xuất tồn kho và thành phẩm cả về số lượng và chất lượng. * Kế toán bán hàng và xác định kết quả : Có nhiệm vụ ghi chép, theo dõi tập hợp và phản ánh đầy đủ các khoản chi phí bán hàng, các khoản làm giảm trừ doanh thu, chi phí quản lý phát sinh trong quá trình bán hàng và xác định kết quả. Định kỳ lên bảng kê và làm thủ tục về hoá đơn bán hàng. * Thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi cân đối tình hình tăng giảm toàn bộ các loại tiền mặt cũng như tiền gửi ngân hàng. Chịu trách nhiệm qủn lý số tiền có trong quỹ công ty. Phản ánh số liệu còn thông qua kiểm kê thường xuyên số tiền quỹ thực tế tiến hành đối chiếu với số liệu kế toán. * Kế toán chi phí và tình giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ ghi chép, và phân tích các khoản mục chi phí nhằm tính giá thành và kiểm soát chi phí lập dự toán cho kỳ kế hoạch , tập hợp chi phí, xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ, tính toán các loại giá theo định mức và giá sản phẩm. 3.1.5.2 Các chính sách kế toán của công ty. Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định 15/2006 ngày 20/03/2006 của bộ tài chính. Công ty áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khâu trừ Phương pháp kế toán hàng kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp tính giá vốn hang xuất kho theo phương pháp FIOFO( phương pháp nhập trước xuất trước) Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng Hệ thống sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Chứng từ ghi sổ - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái, các sổ thẻ kế toán chi tiết. Biểu 3: Sơ đồ hình thức nhật ký chứng từ Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chúng từ gốc Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ đăng ký chứng từ Chúng từ gôc Sổ cái Bảng cân đối phát sinh BCTC Bảng tôngr hợp chi tiết Ghi chú: ghi hằng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu kiểm tra: * Trình tự ghi sổ: Hằng ngày căn cứ vào chứng từ đã kiểm tra, kế toán ghi vào sổ các sổ nhật ký chứng từ. Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các đối tượng cần theo dõi chi tiết trên bảng kê, sổ chi tiết. Căn cứ vào chứng từ kế toán ghi vào bảng kế, sổ chi tiết, cuối tháng tổng hợp số liệu ghi vào sổ nhật ký chứng từ có liên quan. Đối với các khoản chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh cần tính toán phân bổ, căn cứ vào chứng từ gốc lập các bảng phân bổ, sau đó căn cứ vào bảng phân bổ để ghi bảng kê, nhật ký chứng từ. Cuối tháng đối chiếu số liệu giữa các nhật ký chứng từ với nhau, giữa nhật ký chứng từ với bảng kê, sau đó căn cứ vào nhật ký chứng từ ghi sổ cái. Căn cứ vào sổ thẻ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết Cuối tháng đối chiếu số liệu giữa bàng tổng hợp chi tiết, bảng kê và nhật ký chứng từ lập báo cáo tài chính. 3.1.6 Tình hình cơ bản của công ty trong thời gian qua. 1/ Tình hình lao động. Trong bất kỳ ngành sản xuất hay kinh doanh gì đểu cần có sự lao động của con người, lao động đó có thể là trí óc cũng có thể là lao động chân tay. Nhưng để có một doanh nghiệp tồn tại, phát triển đứng vững trên thị trường thì đội ngũ lao động giỏi, làm việc có khoa học và kế hoạch là điều không thể không nhắc tới. Nhận thức được vai trò quan trong của lao động, nên công ty luôn chú trọng tới chất lượng của đội ngũ lao động. Với đặc thù của ngành xây dựng, có những nét khác biệt về địa bàn hoạt động rộng, nên lao động của công ty có thể là lao động chuyên nghiệp được công ty huấn luyện nằm trong biên chế của công ty, cũng có cả lực lượng thuê ngoài, nhằm đáp ứng nhu cầu thời vụ. Do vậy việc tổ chức lao động trong công ty là tương đối phức tạp. Do vậy đặc thù riêng của ngành nên công ty chỉ tổ chức theo dõi tình hình lao động thuộc biên chế của công ty có hợp đồng dài hạn. Trong quá trình phát triển và hoạt động công ty cũng không ngừng cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Là một công ty nhà nước chuyển sang hoạt động trong cơ chế thị trường nên công ty luôn cố gắng, để nâng cao thu nhập cho lao động, bằng cách tích cực mở rộng ngành nghề kinh doanh, mở rộng liên doanh liên kết với các tỉnh bạn để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho nhân viên trong công ty. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất công ty thực hiện hình thức khoán sản phẩm với phương châm đảm bảo lợi ích cho người lao động Đối với khối gián tiếp công ty trả lương theo định kỳ và thực hiện tuần làm việc 40h. Ta có thể thấy tình hình lao động của công ty như sau: Biểu 4: Tình hình lao động của công ty Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh Số lượng Cơ cấu(%) Số lượng Cơ cấu(%) Số lượng Cơ cấu(%) 07/06 08/07 BQ Tổng số lao động 300 100 332 100 312 100 110,67 93,98 101,98 I. Theo trình độ chuyên môn Đại học, CĐ 40 13,33 44 13,25 42 13,46 110,00 95,45 102,47 Trung cấp 13 4,33 13 3,91 15 4,80 100 115,38 107,42 Công nhân kỹ thuật 247 82,33 275 82,83 255 81,73 111,34 92,73 101,61 II theo nghề nghiệp Lao động gián tiếp 52 17,33 55 16,56 54 17,30 105,77 98,18 101,90 Lao động trực tiếp 248 82,67 277 83,43 258 82,69 111,69 93,14 101,99 Nguồn số liệu: Phòng kế toán Qua bảng trên ta thấy số lượng lao động của công ty có xu hướng không biến động nhiều quan 3 năm. Năm 2006 tổng số lao động của công ty là 300 người trong đó công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất là 247 người chiếm 82,33% tổng số lao động. Số người có trình độ đại học là 40 người chiếm 13,33 % tiếp theo là số người có trình độ trung cấp là 13 người chiếm tỷ lệ là 4,33%. Xét theo nghề nghiệp thì số lao động trực tiếp là chính, trong tổng số 300 người lao động công ty thì lao động trực tiếp chiếm tới 248 người và đạt 82,67 %. Số người lao động gián tiếp là 52 người chỉ chiếm 17,33 %. Sang tới năm 2007 số người lao động của công ty tăng hơn so với năm 2006 và tăng 10,67%. Trong đó số người lao động có trình độ đai học, cao đẳng tăng lên đáng kể, tăng hơn 10% so với năm 2006. Tuy nhiên cơ cấu lao động so với năm 2006 cũng không có sự thay đổi nhiều. Số lao động có trình độ đại học chiếm 13,25%, lao động có trình độ trung cấp chiểm tỷ lệ là 3,91%. Số công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ 82,83% tăng không đáng kể so với năm 2006. Xét theo nghề nghiệp thì số lao động tăng qua 2 năm chủ yếu là lao động trực tiếp tăng hơn 11,69% tương ứng với tăng 29 người nhưng lao động gián tiếp tăng chỉ có 2 người. Mặc dù sang đến năm 2008 kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công ty. Ngày càng có nhiều công ty tham gia vào thị trường tư vấn xây dựng của Tỉnh giành được công trình thuộc địa bàn của công ty hoạt động. Cũng có nhiều chính sách kinh tế thay đổi trong năm 2008, đi cùng với nó là giá cả thị trường thay đổi thường xuyên, lạm phá làm ảnh hưởng trực tiếp tới công ty, nhưng dưới sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân trong công ty nên đời sống của lao động cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Tình hình lao động của công ty cũng không có nhiều biến động. Sang tới năm 2008 tổng số lao động của công ty giảm đi còn 312 người, giảm giảm 6,92% so với năm 2007. Trong đó cả lao động có trình độ đại học, cao đẳng và công nhân kỹ thuật giảm. Tong đó số người có trình độ đại học giảm 4,55% tương ứng với giảm đi 2 người, lao động là công nhân kỹ thuật giảm đi7,27%. Chỉ riêng có lao động có trình độ trung cấp tăng lên15,38%. Xét về nghề nghiệp lao động thì cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp đề giảm đi.1.92 % lao động trực tiếp và 6,86% lao động gián tiếp. Nhìn chung cơ cấu lao động của công ty như vậy là hợp lý cả về số lượng và chất lượng. Tin chắc rằng trong những năm tiếp theo, kinh tế trong nước ổn định, với sự cố gắng nỗ lực của toàn công ty, thì công ty sẽ đáp ứng ngày một tốt hơn với nhu cầu của thị trường và ngày một phát triển. 2/ Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong một vài vài năm qua Biểu: 5 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) 07/06 08/07 1. Tổng doanh thu. - Xăng, dầu - Khảo sát, thiết kế - Khoan, phụt vữa 12.306.652.000 10.050.181.000 751.214.000 1.060.257.000 15.454.542.000 11.818.181.000 2.272.725.000 1.363.636.000 17.424.044.000 13.103.154.000 2.471.778.000 1.849.112.000 125,58 117,59 302,54 128,62 112,74 110,87 108,75 135.60 2.Tổng chi phí 11.101.650.000 13.949.250.000 16.195.564.000 125,65 116,103 3.Lợi nhuận trước thuế 1.205.002.000 1.505.292.000 1.228.480.000 124,92 81,61 4. Thuế thu nhập doanh nghiệp 337.400.560 421.481760 343.974.400 5. Lợi nhuận sau thuế 867.601.440 1.083.810.240 884.505.600 125.92 81.62 Nguồn số liệu: Phòng kế toán Nhìn vào bảng kết quă sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm ta có một số nhận xét như sau: Trong cả 3 năm nghiên cứu thì doanh thu năm 2008 đạt cao nhất đạt 17.424.044.000đ tuy nhiên xét lợi nhuận trước thuế cũng như sau thuế thì lợi nhuận của năm 2007 đạt cao nhất. Mặc dù doanh thu của năm 2008 là cao nhất nhưng lợi nhuận mà công ty đạt được lại thấp hơn năm 2007 và tương đương năm 2006. Lý do là bởi ngành nghề kinh doanh của công ty có kinh doanh xăng dầu, mà giá xăng dầu năm 2008 tương đối không ổn đinh, trong tổng doanh thu các ngành mà công ty kinh doanh thì ngành xăng dầu chiếm tỷ lệ doanh thu cao nhất, nên đi cùng với nó thì chi phí cũng tăng lên đáng kể do vậy doanh thu có tăng nhưng lợi nhuận đem lại không cao. Đối với những những ngành nghề kinh doanh khác, ngày càng có đơn vị tham gia kinh doanh, thị trường cạnh trang ngày càng mạnh mẽ. Để tạo thị trường, công ty nhận thầu các công trình với giá dự thầu tương đối thấp, để nhận thầu được các công trình nhằm tạo thêm công việc cho người lao động. Tuy nhiên do biến động giá cả xây dựng trong năm 2008 bất thường, thay đổi thường xuyên và giá cả tương đối cao so với những năm trước nên tuy doanh thu có tăng so với năm 2007 nhưng lợi nhuận đem lại thì thấp hơn 8,39% chỉ đạt có 884.505.600đ. 3/ Tình hình tăng giảm tài sản cổ định của công ty trong năm 2008 Do chuyển đổi từ công ty nhà nước sang cổ phần hoá mới được 4 năm nên tài sản cố định của công ty còn thiếu, còn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của công ty, nên khi có nhu cầu cao thì công ty còn phải thuê ngoài một số máy móc, phương tiện làm hạn chế lợi nhuận, do vậy trong năm 2008 công ty đã đầu tư một số máy móc thiết bị, để đáp ứng nhu cầu gia cố đê điều, mua thêm một số máy móc, phương tiện vận chuyển phục vụ cho công tác xây dựng. Biểu: 6 Tình hình tăng giảm tài sản cố định năm 2008 chỉ tiêu Nhà cửa Máy móc, thiết bị PTiện vận tải TSCĐ khác TSCĐ vô hình Tổng cộng I. Nguyên giá TSCĐ 1. Số dư đầu kỳ 8.055.944.800 2.423.819.760 7.845.226.207 2.391.489.373 20.716.480.140 2.Số tăng trong kỳ: 0 82.216.904 90.000.000 300.000.000 472.216.904 3.Số giảm trong kỳ 4.090.000.000 4.637.650 4.094.637.650 - chuyển nhượng 4.090.000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc51. Đề cương sơ bộ.doc
Tài liệu liên quan