Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU .1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ CHI THƢỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN.8
1.1. Khái quát chung về chi ngân sách nhà nước. 8
1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước.8
1.1.2. Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước.9
1.1.3. Khái niệm chi ngân sách nhà nước .10
1.1.4. Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước.11
1.2. Chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện . 12
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp
huyện .12
1.2.2. Cơ cấu chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện.13
1.3. Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện . 18
1.3.1. Khái niệm.18
1.3.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý chi thường xuyên ngân sách
nhà nước cấp huyện.20
1.3.3. Nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện .21
1.3.4. Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp
huyện .26
114 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Gio linh, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả cao hơn, góp phần đ y nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế
của huyện. Theo đó, huyện đã triển khai thực hiện các quy hoạch, đề án của
tỉnh trên lĩnh vực CN-TTCN như Đề án tái cơ cấu ngành Công thương tỉnh
Quảng Trị giai đọan 2016-2020; Đề án củng cố, khôi phục và phát triển làng
nghề, ngành nghề TTCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, Chương trình
khuyến công tỉnh giai đoạn 2016-2020. Đặc biệt, huyện Gio Linh luôn chú
trọng phát triển các ngành CN-TTCN có khả năng cạnh tranh cao, có ý nghĩa
chiến lược đối với sự phát triển của huyện và phục vụ CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn như chế biến nông, lâm, thủy sản, thực ph m và thức ăn
chăn nuôi, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí và các sản ph m từ kim loại, ưu
tiên thu hút các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, công nghiệp sạch, sản ph m
có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị kinh tế lớn và đảm bảo môi trường
Đến nay, huyện Gio Linh có 1.158 cơ sở sản xuất CN-TTCN với 2.485 lao
động. Toàn huyện có 15 máy gặt đập liên hợp, 10 máy gặt lúa rải hàng, 165
máy kéo công suất dưới 34 mã lựcgóp phần quan trọng vào phát triển sản
xuất nông nghiệp toàn diện, bền vững. Tổng giá trị sản xuất CN-TTCN năm
2017 đạt 1.311,8 tỷ đồng. Hoạt động khuyến công được quan tâm chỉ đạo
thực hiện. Riêng trong năm 2017, UBND huyện có quyết định hỗ trợ 100
triệu đồng từ nguồn khuyến công cho 4 dự án; triển khai thực hiện đề án
khuyến công tỉnh với tổng kinh phí 75 triệu đồng. Ngoài ra huyện còn tích
cực triển khai hoạt động khuyến công theo Nghị định số 45 của Chính phủ,
Nghị quyết 09 của HĐND tỉnh, Quyết định 53 của UBND tỉnh. Tập trung hỗ
trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, làng nghề trên địa bàn
mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng, phát triển sản ph m mới trong lĩnh
vực chế biến nông, lâm, thủy sản.
Nhờ đó, những ngành nghề CN-TTCN cơ bản đã được sắp xếp phù hợp
với điều kiện của từng vùng, miền và phát triển đúng hướng quy hoạch chung
43
của tỉnh, huyện. Đặc biệt là các ngành nghề có thế mạnh về sử dụng tài
nguyên, nguyên liệu và nhân lực tại chỗ đã có bước phát triển tương xứng,
vừa mở rộng quy mô vừa nâng cao chất lượng và giá trị sản xuất như chế biến
thủy sản, sửa chữa và gia công cơ khí, sửa chữa và đóng mới tàu
thuyềnNhững năm gần đây, có thêm các ngành mới như sản xuất chất đốt
từ vỏ trấu, sản xuất tấm lợp, dao cạo mủ cao su... góp phần giải quyết việc
làm tại chỗ cho người lao động. Nhờ đó, sản ph m CNTTCN tăng mạnh qua
từng năm. Chế biến thủy sản đạt trên 15.000 tấn, bình quân mỗi năm nâng
cấp, cải hoán 100 tàu cá xa bờ, 8-10 tàu vận tảiCác ngành nghề truyền
thống được khôi phục, duy trì sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập cho
người lao động như nghề đan lát ở Lan Đình, Phước Thị, chằm nón ở Linh
Hải; hấp sấy cá, sản xuất nước mắm, ruốc ở các xã vùng biển. Trên cơ sở
khảo sát thực tế và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, Trung tâm
Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Gio Linh phối hợp với 2
xã miền núi là Vĩnh Trường và Linh Thượng tổ chức các lớp dạy nghề dệt thổ
c m cho hơn 20 phụ nữ người dân tộc Vân Kiều
Có thể khẳng định sản xuất CN-TTCN đã góp phần quan trọng trong
việc đ y nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải
quyết việc làm và nâng cao đời sống cho nhân dân ở huyện Gio Linh. Để CN-
TTCN phát triển theo đúng yêu cầu nhiệm vụ mới, trong năm 2017 UBND
huyện đã phê duyệt nhiệm vụ và dự toán lập quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm
công nghiệp Đông Gio Linh- khu vực Cửa Việt; nghiên cứu phương án triển
khai quy hoạch đầm sinh thái An Trung; điều chỉnh quy hoạch 13,8 ha đất tại
Gio Hải để ưu tiên phát triển công nghiệp. Trong đó ưu tiên phát triển các
ngành nghề có thế mạnh, sử dụng nguyên liệu, nhân lực tại chỗ của huyện tiếp
tục được duy trì, sản xuất có hiệu quả như chế biến lương thực, thực ph m,
lâm sản, thủy sản, khai thác vật liệu xây dựng, sửa chữa và gia công cơ khí,
44
sửa chữa và đóng mới tàu thuyền. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục phối hợp với
các ngành cấp tỉnh, trực tiếp là BQL Khu kinh tế tỉnh trong việc thu hút đầu
tư vào Khu công nghiệp Quán Ngang, gắn với mục tiêu giải quyết việc làm và
phát triển các vùng nguyên liệu có thế mạnh như gạo chất lượng cao, sắn
nguyên liệu, gỗ rừng trồng...Tăng cường công tác khuyến công, khuyến khích
và tạo điều kiện phát triển mới các cơ sở TTCN có thế mạnh, có nguồn
nguyên liệu tại chỗ như chế biến nông, lâm,thủy sản, sửa chữa đóng mới tàu
thuyền, mộc mỹ nghệ...Củng cố, khôi phục và phát triển các nghề truyền
thống, tìm tạo thị trường tiêu thụ sản ph m, giải quyết việc làm cho người lao
động, từng bước đưa CNTTCN trở thành ngành kinh tế chủ lực của huyện.
2.1.2.2. Cơ cấu kinh tế
Quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành 6 tháng đầu năm 2018 ước tính
đạt 12.352,49 tỷ đồng. Về cơ cấu kinh tế: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản chiếm tỷ trọng 21,68%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,12%;
khu vực dịch vụ chiếm 49,31%; thuế sản ph m trừ trợ cấp sản ph m chiếm
4,89% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2017 là: 23,03%; 23,32%;
48,77%; 4,88%). Các chỉ tiêu kinh tế- xã hội của huyện Gio Linh giai đoạn
2016- 2018 được thể hiện qua Bảng 2.1.
ảng 2.1: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 2016-2018
Chỉ tiêu
Đơn
vị
2016 2017 2018
1. Diện tích tự nhiên Km2 279,87 279,87 279,87
2. Dân số trung bình người 184.516 186.784 187.495
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,023 1,012 1,004
3. Tổng GTSX (GO)
(Giá thực tế)
tỷ. Đ 2.321,7 5.205,5 7.691,0
Dịch vụ " 936,8 2.210,0 3.167,4
Công nghiệp - xây dựng " 827,5 1.912,6 2.397,2
45
Nông, lâm, ngư nghiệp " 557,4 1.082,9 2.126,4
4. Tăng trƣởng kinh tế (GO)
(Giá so sánh 1994)
17,87 18,65 18,33
Dịch vụ % 24.8 24.9 26.2
Công nghiệp - xây dựng % 22.3 22.3 22.4
Nông, lâm, ngư nghiệp % 3.1 2.8 8.0
5. Cơ cấu kinh tế 100 100 100
Dịch vụ % 40,35 42,5 43,18
Công nghiệp - xây dựng % 35,64 36,7 36,19
Nông, lâm, ngư nghiệp % 24,01 20,8 20,63
6. Thu nhập/ngƣời/năm 24,32 27,88 39,600
(Triệu đ - giá hiện hành)
- Tương đương USD 1.355 1.360 1.800
7. Đầu tƣ toàn xã hội tăng thêm 1.150 1.394 1.918
(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Gio Linh 2016 , 2017, 2018)
2.2. Thực trạng chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại huyện Gio
Linh, tỉnh Quảng Trị từ năm 2016-2018
2.2.1. Khái quát tình hình ngân sách nhà nước tại huyện Gio Linh, tỉnh
Quảng Trị từ năm 2016-2018
Trong giai đoạn từ 2016 đến 30/6/2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình
quân của huyện đạt 18,28%/năm. Sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện tiếp
tục có bước phát triển, đặc biệt là các ngành dịch vụ, cơ cấu chuyển dịch kinh
tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp theo đúng định hướng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quy hoạch phát triển KT-XH của huyện đến
năm 2020.
46
ảng 2.2. Một số chỉ tiêu thu, chi NSNN huyện Gio Linh,
giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Nội dung
2016 2017 6t/2018
TỔNG THU 387.185 449.666 273.534
A. Tổng các khoản thu cân đối NSNN 93.309 101.475 48.996
Thuế khu vực ngoài quốc doanh 16.402 17.574 5.598
Thuế thu nhập cá nhân 1.472 1.507 746
Thuế chuyển quyền sử dụng đất 22.890 14.544 14.382
Phí và lệ phí 4.901 2.123 949
Lệ phí trước bạ 7.312 6.823 5.388
Thu hồi các khoản chi năm trước 48 29 465
Tiền bán tài sản nhà nước, thuê đất, mặt nước, lô, quầy 2.895 0 31
Thu khác 3.753 1.283 926
Thu kết dư ngân sách nhà nhà nước 3.818 3.806 10.829
Thu chuyển nguồn ngân sách năm trước 32.412 52.705 19.004
Tốc độ tăng thu cân đối ngân sách
B. Thu bồ sung từ ngân sách nhà nƣớc 293.876 348.191 213.709
C.Các khoản thu để lại quản lí qua ngân sách nhà nƣớc 250 470 0
TỔNG SỐ CHI 383.380 438.837 187.024
A. Chi cân đối ngân sách 251.226 327.574 138.565
1. Chi đầu tư phát triển, XDCB 37.474 51.628 13.392
2. Chi thường xuyên 213.752 275.946 125.174
- Chi sự nghiệp kinh tế 3.573 14.211 945
- Chi khoa học và môi trường 3.691 3.334 1.409
- Chi sự nghiệp y tế, dân số KHHGĐ 578 890 1.510
- Chi quản lí hành chính 27.581 30.012 12.071
- Chi an ninh quốc phòng 1.961 3.081 2.206
- Chi sự nghiệp giáo dục 143.153 191.025 90.903
47
- Chi sự nghiệp văn hóa thể thao 1.789 2.342 1.022
- Chi đảm bảo xã hội 24.188 27.100 14.098
- Chi khác 6.623 3.952 1.010
3. Chi chuyển nguồn năm sau 52.705 19.004 0
* Tốc độ tăng chi cân đối ngân sách
* Thu ngân sách trên địa bàn/chi thường xuyên 43% 36% 47%
B. Chi bổ sung ngân sách xã 78.713 88.362 47.903
C. Chi từ nguồn thu để lại quản lí qua NSNN 250 470 0
D. Chi theo các chƣơng trình, mục tiêu quốc gia
KẾT DƢ NGÂN SÁCH 3.806 10.829 0
(Nguồn: Báo cáo quyết toán huyện Gio Linh 2016 201 và 6t/ 2018)
Thành công bước đầu đó một phần có được do huyện đã thực hiện tốt
các hướng dẫn thực hiện Luật NSNN, bố trí hợp lý các khoản chi góp phần
tích cực cho đầu tư phát triển KT-XH, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, xóa
đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách, các chương trình, dự án của
huyện. Thường xuyên có chính sách khai thác và bồi dưỡng nguồn thu, tăng
thu đảm bảo nguồn tài chính cho ngân sách và nâng cao tính chủ động của địa
phương trong việc tự đáp ứng các nhu cầu chi tiêu. Bên cạnh đó là sự đổi mới,
nâng cao hiệu quả, ứng dụng ngày càng hợp lý thành tựu khoa học công nghệ
thông tin trong công tác quản lý NSNN. Tuy nhiên, thu - chi ngân sách còn
mất cân đối cao được nêu trong Bảng 2.2.
Thu ngân sách: Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2016, 2017 và 6
tháng của 2018 đạt 243,78 tỷ đồng, tăng bình quân 22,89%/năm. Riêng năm
2017 thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 101.475 tỷ đồng, tăng 20,24% so
năm 2016, trong đó thu ngoài quốc doanh 17,574 tỷ đồng, tuy nhiên thu cấp
quyền sử dụng đất năm 2017 giảm 8,346 tỷ đồng so với năm 2016 tỷ đồng,
nguồn thu từ phí của năm 2017 giảm hơn 50% so với năm 2016 (2016: 4,901
tỷ đồng, năm 2017: 2,123 và 6 tháng/2018 la 949 tỷ đồng: nguồn thu lệ phí
48
trước bạ 6 tháng năm 2018 tăng khá cao so với năm 2017 (2017: 6.823 tỷ
đồng, nhưng 6 tháng/2018 đã thu được 5.388 tỷ đồng). Riêng 2 nguồn thu kết
dư NSNN và chuyển nguồn NSNN 6 tháng đầu năm 2018 tăng khá cao vượt
cả năm 2016 và 2017.
- Chi ngân sách: Tổng chi ngân sách huyện 2016, 2017 và 6 tháng
2018 đạt 717,365 tỷ đồng, tăng bình quân 14,04%/năm; Trong năm 2017 đạt
327.574 tỷ đồng, tăng 13,03% so năm 2016. Nhìn chung chi ngân sách đảm
bảo cho bộ máy quản lý nhà nước và các đoàn thể, đáp ứng kịp thời cho hoạt
động của các ngành, lĩnh vực góp phần thực hiện các chương trình, dự án phát
triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện.
275.946
125.174
251.226
327.574
138.565
213.752
0
100
200
300
400
500
600
700
2016 2017 6 tháng/2018
Tổng Chi NSĐP cân đối
Chi thường xuyên
iểu đồ 2.1: iểu đồ chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách địa
phương giai đoạn 2016, 2017 và 6 tháng/2018
Nhìn chung trong những năm qua tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn
đều vượt kế hoạch đã đề ra trong Nghị quyết của HĐND huyện, góp phần hoàn
thành mục tiêu, nhiệm vụ KTXH của huyện trong giai đoạn 2016 đến 2020.
Về thực hiện dự toán chi NSNN, Bộ phận phụ trách Tài chính - Ngân
sách của huyện nhìn nhận, mặc dù NQ 11/NQ-CP của Chính phủ tập trung
vào việc cắt giảm chi tiêu công, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên, nhưng
49
tổng số chi thường xuyên vẫn vượt dự toán.
2.2.2. Tình hình chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Gio Linh,
tỉnh Quảng Trị từ năm 2016-2018
Trong giai đoạn 2016-2018, quy mô chi thường xuyên ngân sách tại
huyện Gio Linh không ngừng tăng lên. Trong đó đặc biệt huyện đã rất quan
tâm đầu tư chi cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, sự nghiệp kinh tế và
quản lý hành chính đây là các lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi
thường xuyên, cụ thể qua số liệu Bảng 2.3.
ảng 2.3. Cơ cấu chi ngân sách địa phương huyện Gio Linh giai đoạn
2016-2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Tổng chi
NSĐP quản
lí
Tổng chi
NSĐP trong
cân đối
Chi thƣờng xuyên
Số tiền
Tỷ trọng so
với chi trong
cân đối
2016 383.380 251.226 213.752 85%
2017 438.837 327.574 275.946 84%
6 tháng/2018 187.024 138.565 125.174 90%
(Nguồn: Báo cáo quyết toán chi NSNN )
Qua số liệu Bảng 2.3 và Biểu đồ 2.2, ta thấy chi NSĐP trong cân đối
của huyện tăng đều qua các năm về số tuyệt đối, cụ thể: chi thường xuyên
năm 2016 là 213.752 tỷ đồng, năm 2017 là 275.946 tỷ đồng và 6 tháng đầu
năm 2018 là 125.174 tỷ đồng. Về tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi
ngân sách địa phương năm 2016 là 85%, năm 2017 giảm xuống còn 84%, tuy
nhiên6 tháng đầu năm 2018 tỷ trọng chi thường xuyên NSNN so với chi
NSĐP trong cân đối là 90%, nhưng vẫn đạt kế hoạch đầu năm đã đề ra.
50
85%
84%
90%
81%
82%
83%
84%
85%
86%
87%
88%
89%
90%
2016 2017 6 tháng/2018
Tỷ trọng chi thường xuyên
iểu đồ 2.2: iểu đồ tỷ tr ng chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách
địa phương giai đoạn 2016-2018
Nhìn chung, chi NSĐP đã đáp ứng được yêu cầu về phát triển KT-XH
trên địa bàn và đạt kế hoạch đã đề ra. Song, về cơ cấu chi thường xuyên của
huyện bố trí chưa được phù hợp
2.3. Thực trạng quản l ý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại huyện
Gio Linh, tỉnh Quảng Trị từ năm 2016-2018
2.3.1. Thực trạng quản l ý lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà
nước tại huyện Gio Linh, Quảng Trị từ năm 2016-2018
* Căn cứ lập dự toán
Việc lập dự toán chi thường xuyên NSNN tại huyện huyện Gio Linh
dựa trên các căn cứ pháp lý sau đây:
- Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015.
- Luật Kế toán năm 2003.
- Nghị định 14/1998/NĐ-CP ngày 06/3/1998 của Chính phủ về quản lý
tài sản nhà nước.
- Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 5/6/2003 của Chính phủ.
- Nghị định số 73/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy chế xem
51
xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương.
- Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính.
- Nghị quyết của HĐND cấp huyện phê chu n dự toán thu, chi NSNN
hàng năm.
- Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách hàng năm của UBND cấp
huyện.
- Các văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán hàng năm của Sở Tài chính.
Việc lập dự toán chi thường xuyên ngân sách huyện Gio Linh được
thực hiện trên cơ sở quy định của Chính phủ, các hướng dẫn của tỉnh, huyện
và các chế độ, định mức theo hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện
đồng thời phải bám sát với tình hình và khả năng thực tế của huyện.
* Trình tự thực hiện:
- Căn cứ vào thông báo số kiểm tra dự toán chi thường xuyên NS cấp
huyện thông báo và thực hiện năm trước. Kế toán các đơn vị lập dự toán chi
thường xuyên NSNN, gửi báo cáo Thủ trưởng đơn vị trước ngày 30/6 năm
trước.
- Sau khi dự toán được Thủ trưởng đơn vị xem xét, kế toán các đơn vị
tham mưu giúp Thủ trưởng đơn vị mình gửi báo cáo tới phòng Tài chính-kế
hoạch trước ngày 05/7 năm trước.
Việc lập dự toán chi thường xuyên NSNN ở huyện Gio Linh được thực
hiện trên cơ sở quy định của Chính phủ, các hướng dẫn của tỉnh và các chế
độ, định mức theo hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đồng thời phải
bám sát với tình hình thực tế của từng đơn vị.
Trình tự lập dự toán chi thường xuyên NSNN huyện được quy định tại
thông tư số 59/2003/TT- BTC ngày 23/6/2003, các quy định về trình tự lập dự
toán chi thường xuyên NSNN được bộ phận kế toán phụ trách chi thường
xuyên NSNN các đơn vị thực hiện đúng và đầy đủ dưới sự chỉ đạo chặt chẽ
52
của UBND huyện và phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.
* Cách thức thực hiện: Thực hiện tại bộ phận ngân sách huyện của
Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện.
Với cách lập khoản chi dựa vào các căn cứ trên, thì các khoản chi ít
biến động như chi sự nghiệp văn hóa, thông tin hay chi hoạt động Đảng, đoàn
thể, chi an ninh quốc phòng áp dụng những căn cứ trên là khá phù hợp. Tuy
nhiên, những khoản chi có nhiều biến động như chi sự nghiệp kinh tế, chi
khác cần quản lý chặt chẽ do có sự lãng phí trong chi tiêu, thì tiến hành lập
dự toán chỉ dựa vào những căn cứ đó thì chưa đủ, dự toán được lập sẽ không
sát với thực tế và phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện gây ảnh hưởng đến
chất lượng quá trình chấp hành dự toán. Đối với khoản chi quản lý nhà nước,
nếu trong năm có cải cách tiền lương thì việc nâng lương và tăng chi lương là
điều tất yếu. Do vậy công tác lập dự toán của các đơn vị chưa thực sự linh
động và chặt chẽ.
Sau khi dự toán chi thường xuyên NSNN được HĐND phê chu n,
UBND huyện ra quyết định giao chỉ tiêu chi thường xuyên NNNS. Trong thời
gian chờ UBND huyện ra quyết định, Phòng Tài chính - Kế hoạch thông báo
cho các đơn vị số dự toán chi thường xuyên NSNN.
Nhìn chung quy trình và các bước tiến hành của việc lập dự toán chi
thường xuyên NSNN đều được các đơn vị thực hiện nghiêm túc. Về cơ bản,
dự toán chi đã được chi tiết đến từng chương, loại, khoản, mục, tiểu mục. Do
vậy, tác động tốt đến quá trình chấp hành dự toán, kiểm tra, kiểm soát các
khoản chi và kế toán quyết toán chi thường xuyên NS. Tuy nhiên, thực tế có
nơi có lúc việc lập dự toán chưa được nhận thức đầy đủ, số kiểm tra nhỏ hơn
so với nhu cầu thực tế nên dự toán được xây dựng chưa sát với thực tế của
năm kế hoạch. Điều đó gây khó khăn rất lớn cho khâu chấp hành dự toán và
khiến cho việc phân bổ kinh phí không đạt hiệu quả cao. Sự kết hợp giữa các
bộ phận chưa cao trong công tác lập và giao dự toán chi.
53
Hoạt động chi thường xuyên NSNN huyện hiện nay cũng có nhiều vấn
đề cần phải quan tâm giải quyết, nếu như thu NSNN đóng một vai trò quan
trọng ảnh hưởng đến các khoản chi NSNN, thì chi thường xuyên NSNN
huyện cũng đóng vai trò quan trọng không kém ảnh hưởng đến mọi hoạt động
của đơn vị thụ hưởng NSNN. Nếu các khoản chi kịp thời, đầy đủ và chính xác
đúng mục đích thì sẽ giúp bộ máy chính quyền ở địa phương hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao về quản lý kinh tế xã hội văn hóa, các chính sách xã hội
được thực hiện tốt. Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN
huyện Gio Linh đang là vấn đề rất được quan tâm.
Phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2018
- Quỹ lương: Giao trên số biên chế hiện có đổi với các đơn vị không
giao khoán (Văn phòng Huyện ủy); giao trên biên chế được giao đối với các
đơn vị giao tự chủ, đối với biên chế thiếu tính hệ số lương 2,34 có đầy đủ các
khoản đóng góp và phụ cấp (trừ phụ cấp theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP và
Nghị định 19/2013/NĐ-CP).
- Hoạt động định mức bố trí trên biên chế được giao: đối với đơn vị dưới 3
biên chế là 15 triệu đồng/biên chế/năm( Hội chữ thập đỏ; Trung tâm Môi trường
Đô thị). Đối với đơn vị từ 3 biên chế trở lên là 12 triệu/biên chế/năm (tỉnh giao
10,8 triệu đồng/biên chế/năm). Riêng sự nghiệp giáo dục ngoài định mức được
giao trên biên chế, phần hoạt động chung giao thêm trên đơn vị là 70 triệu
đồng/đơn vị quy định thu học phí, 100 triệu đồng/đơn vị không thu học phí.
- Hoạt động của các sự nghiệp giao đảm bảo theo Nghị quyết của
HĐND tỉnh sau khi trừ tiết kiệm 10% chi thường xuyên theo quy định và trừ
kinh phí khen thưởng.
- Kinh phí khen thưởng bố trí không quá 1% chi thường xuyên của các
sự nghiệp.
- Hoạt động ngoài định mức của sự nghiệp giáo dục: Dự kiến phân bổ
2.270 triệu đồng cho 15 đơn vị để nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất; 336,6 triệu
54
đồng cho 17 đơn vị trang bị phần mềm quản lí ngân hàng đề thi trực tuyến.
Chính sách học bổng trường dân tộc nội trú là 1.650 triệu đồng; chế độ khác
cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú theo Thông tư liên tịch số
109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT là 400 triệu đồng.
- Số tiết kiệm 10% chi thường xuyên tỉnh giữ lại để bố trí chi cải cách
tiền lương theo quy định là 4.379 triệu đồng.
- Chi sự nghiệp môi trường đã bao gồm chi hoạt động thu gom vận chuyển
và xử lí rác đường phố, cây xanh và hỗ trợ xử lí rác tại các bãi rác tập trung.
Cơ cấu phân bổ dự toán chi thường xuyên của huyện Gio Linh trong 3
năm 2016, 2017, 2018 cụ thể ở Bảng 2.4 như sau:
ảng 2.4. Cơ cấu phân bổ dự toán chi thường xuyên tại huyện Gio Linh
giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: triệu đồng
NỘI DUNG
2016 2017 2018
Dự
toán
Tỷ
trọng
Dự
toán
Tỷ
trọng
Dự
toán
Tỷ
trọng
Tổng chi NSĐP trong cân đối 271.321 100% 333.588 100% 349.214 100%
Chi thường xuyên, trong đó: 180.938 66,68% 222.234 66,61% 324.743 72,38%
- Chi sự nghiệp kinh tế 3.275 1.8% 5.735 2.5% 5.952 2.3%
- Chi khoa học công nghệ 3.124 1.7% 3.215 1.4% 3.522 1.4%
- Chi sự nghiệp y tế, DS,
KHHGĐ
477 0.26% 490 0.20% 502 0.20%
- Chi quản lí hành chính 22.450 12.4% 26.600 11.9% 28.659 11.3%
- Chi an ninh, quốc phòng 1.761 0.09% 2.453 1.1% 2.920 1.1%
- Chi sự nghiệp giáo dục, đào
tạo, dạy nghề
121.609 67.21% 153.426 69% 180.425 70%
- Chi sự nghiệp VHTT 1.162 0.06% 1.347 0.06% 1.163 0.05%
- Chi đảm bảo xã hội 21.474 11.8% 23.468 10% 25.754 10.1%
- Chi khác 5.606 3% 5.500 2.4% 5.846 2.3%
(Nguồn: Dự toán ngân sách - huyện Gio Linh năm 2016, 2017,2018)
55
Qua số liệu Bảng 2.4, cơ cấu phân bổ dự toán chi thường xuyên NSĐP
cho thấy dự toán chi thường xuyên chiếm tỷ trọng rất lớn. Dự toán chi thường
xuyên hàng năm đều có xu hướng tăng cao. Năm 2016 dự toán chi thường
xuyên 180.938 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 66,68% tổng chi cân đối NSĐP. Năm
2017 dự toán chi thường xuyên đã tăng lên là 222.234 tỷ đồng, chiếm 66,61%
tổng chi cân đối NSĐP. Năm 2018 dự toán chi thường xuyên đã tăng lên là
254.743 tỷ đồng, chiếm 72,38%. Trong đó dự toán các khoản chi cho sự
nghiệp kinh tế, giáo dục đào tạo dạy nghề, quản lý hành chính đều tăng. Dự
toán các khoản chi này tăng lên là do trong giai đoạn này Nhà nước đã ban
hành nhiều chế độ chính sách mới (chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp, công
tác phí, định mức kỹ thuật...).
Trong các khoản mục chi thường xuyên thì chi cho sự nghiệp giáo dục
- đào tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2016 là 121.609 tỷ đồng, chiếm
67,21% chi thường xuyên; năm 2017 là 153.426 tỷ đồng, chiếm 69,00%; đến
năm 2018 là 180.425 tỷ đồng, chiếm 70,00% chi thường xuyên.
Chi đảm bảo xã hội năm 2016 là 21.478 tỷ đồng, đến năm 2018 là
25.754 tỷ đồng, bình quân chiếm tỷ trọng 10,10% tổng số chi thường xuyên.
Chi quản lý hành chính năm 2017 là 22.450 tỷ đồng, đến năm 2018 là
28.659 tỷ đồng, bình quân chiếm tỷ trọng 11,30% tổng số chi thường xuyên.
Tuy nhiên vẫn còn một số khoản chi còn ở mức thấp như chi cho sự
nghiệp y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình: năm 2016 là 477 triệu đồng, chiếm
tỷ trọng 0,26% tổng số chi thường xuyên, đến năm 2018 là 502 triệu đồng, chỉ
chiếm tỷ trọng 0,20% tổng số chi thường xuyên.
Nhìn chung, quá trình lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách cơ bản
theo định mức chi của Nhà nước, phù hợp với định hướng phát triển KTXH
trên địa bàn, đảm bảo trình tự trong các khâu lập dự toán NSĐP.
56
2.3.2. Thực trạng quản l ý chấp hành dự toán chi thường xuyên tại huyện
Gio Linh, Quảng Trị từ năm 2016-2018
Chấp hành dự toán chi thường xuyên trong giai đoạn này tại huyện Gio
Linh, tỉnh Quảng Trị được quản lý theo chu trình ngân sách hay còn gọi là quản
lý chi thường xuyên ngân sách theo kế hoạch hàng năm. Bao gồm các giai đoạn:
- Cấp phát các khoản chi thường xuyên
- Kiểm soát chi thường xuyên
- Điều chỉnh dự toán chi thường xuyên (nếu có)
Việc quản lý NSNN theo kế hoạch hàng năm cho phép tính toán tương
đối sát nguồn lực tài chính có thể có được, từ đó giúp cho việc bố trí chi tiêu
tương ứng với năng lực thực tế. Cách làm đó có thuận lợi là dễ làm, ít phải
điều chỉnh dự toán và nếu có thì mức độ điều chỉnh không lớn so với khi xây
dựng dự toán. Song trong điều hành ngân sách khó khăn vì có nhiều công việc
kéo dài trong nhiều năm, nhưng kết thúc từng năm, phải quyết toán chi tiêu
năm đó trong khi công việc chưa kết thúc; mặt khác không cho phép tính toán
nguồn lực tương đối chính xác trong trung hạn vì không căn cứ vào dự báo vĩ
mô, điều đó gây khó khăn cho việc xây dựng chính sách chi tiêu trung hạn.
Quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên được thực hiện theo các
nội dung chi gắn với các chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thụ hưởng ngân
sách. Trong quá trình thực hiện, đơn vị được điều chỉnh các nội dung chi, các
nhóm mục chi trong dự toán chi được cấp có th m quyền giao cho phù hợp
với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên và
Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi, quản lý, thanh toán
và quyết toán. Kết thúc năm ngân sách, kinh phí do ngân sách chi hoạt động
thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết, đơn vị được
chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
Nhìn chung việc tổ chức thực hiện dự toán Ngân sách ở các cấp, đơn vị ở
57
địa phương trong lĩnh vực chi thường xuyên thời gian qua đã có nhiều bước biến
chuyển tích cực, bám sát dự toán và khả năng cân đối ngân sách, cơ bản đã đáp
ứng được nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà, đảm bảo an sinh xã
hội, phát triển đô thị, cải thiện tiền lương cho cán bộ công nhân viên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_chi_thuong_xuyen_ngan_sach_nha_nuoc_cap_huy.pdf