LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN.ii
DANH MỤC BẢNG.vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ .viii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .ix
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN
CẤP HUYỆN . 8
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho
giáo dục đào tạo trên địa bàn cấp huyện . 8
1.1.1. Một số khái niệm . 8
1.1.2. Hệ thống quản lý chi ngân sách cấp huyện cho giáo dục đào tạo . 15
1.1.3. Tính cấp thiết của quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
cho giáo dục đào tạo trên địa bàn cấp huyện . 17
1.2. Nguyên tắc, nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường
xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn cấp huyện20
1.2.1. Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo
dục đào tạo trên địa bàn cấp huyện . 20
1.2.2. Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo
dục đào tạo trên địa bàn cấp huyện . 23
117 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2015-2017 tổng nguồn kinh phí thường
xuyên NSNN chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện là 1118,075
tỷ đồng, trong đó: chi từ nguồn thường xuyên NSNN cấp là 1063,471 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 95% tổng nguồn chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo, chi từ
nguồn thu sự nghiệp là 54,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5% tổng chi.
Nguồn kinh phí chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo có xu
hướng tăng trong các năm gần đây. Năm 2015, chi từ nguồn NSNN cho sự
44
nghiệp giáo dục đào tạo chiếm tỷ trọng 94,6% tổng chi thường xuyên cho
giáo dục đào tạo, tăng lên 95,4% vào năm 2017. Tốc độ tăng chi từ nguồn
NSNN bình quân khoảng 23%/năm. Bên cạnh nguồn vốn chi thường xuyên
NSNN, huyện đã chủ trương huy động nguồn thu sự nghiệp: học phí, huy
động đóng góp xây dựng trường.. để đầu tư cho giáo dục đào tạo. Tuy nhiên,
chi từ nguồn thu sự nghiệp hàng năm chỉ chiếm khoảng 5% tổng chi thường
xuyên cho giáo dục đào tạo, tốc độ tăng chi từ nguồn thu sự nghiệp bình quân
khoảng 7%/năm. Điều này thể hiện vai trò quan trọng của chi thường xuyên
NSNN đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo của huyện đồng thời cũng tạo ra
gánh nặng đối với ngân sách địa phương trong việc cân đối nguồn chi ngân
sách cho ngành giáo dục đào tạo.
Trên địa bàn huyện, nguồn thu sự nghiệp chủ yếu là khoản thu học phí
từ đóng góp của người học (chiếm khoảng 84% tổng số thu sự nghiệp). Căn
cứ vào nhu cầu phát triển giáo dục, tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn,
mức sống của người dân và khung học phí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Tài chính hướng dẫn, UBND huyện trình HĐND huyện quyết định mức thu
học phí trên địa bàn huyện đối với từng ngành học, cấp học. Năm học 2016-
2017, mức thu học phí trên địa bàn huyện Ba Vì như sau:
Bảng 2.4: Mức học phí áp dụng từ năm 2015-2017
Đơn vị: Đồng/HS/tháng
STT Ngành học
Khu vực
Thành thị
Khu vực
Nông thôn
Khu vực
Miền núi
1 Hệ công lập
a Mầm non
- Nhà trẻ 95.000 60.000 40.000
- Mẫu giáo 80.000 50.000 35.000
b THCS 75.000 40.000 30.000
(Nguồn: Phòng tài chính-kế hoạch huyện Ba Vì)
45
Hiện nay, theo quy định quỹ học phí được thu, chi theo quy định tài
chính hiện hành, đảm bảo nguyên tắc công khai dân chủ từ khâu lập kế hoạch,
tổ chức thu, dự toán chi và báo cáo quyết toán. Cơ quan tài chính các cấp thực
hiện ghi thu, ghi chi học phí cho các cơ sở giáo dục - đào tạo. Các cơ sở, đơn
vị giáo dục - đào tạo phải mở tài khoản tiền gửi tại KBNN để theo dõi, hạch
toán vào các khoản thu để lại chi qua NSNN.
2.2.4. Thực trạng cơ cấu chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo
huyện Ba Vì
Cơ cấu chi thường xuyên ngân sách địa phương cho các cấp học, bậc
học và ngành học trên địa bàn huyện đã có sự thay đổi theo hướng tăng chi ở
giáo dục và giảm chi ở đào tạo. Năm 2015, cơ cấu chi thường xuyên NSNN
cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo: cho giáo dục là 98,72% và cho đào tạo là
1,28% đến năm 2017 chi cho giáo dục giảm còn chiếm tỷ lệ 98,78% và chi
cho đào tạo 1,22%.
Trong lĩnh vực giáo dục, NSNN chi cho giáo dục mầm non chiếm tỷ
trọng khoảng 35% tổng chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo. Ba vì
là huyện có 31 xã với 37 trường mầm non, vì vậy đầu tư phát triển trường
mầm non tương đối lớn.
Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho các bậc học còn lại trong tổng chi
cho giáo dục nhìn chung phù hợp với xu hướng hiện nay. Tỷ trọng chi cho
giáo dục tiểu học tăng (do số lượng học sinh tiểu học tăng mỗi năm) trong khi
chi cho trung học cơ sở giảm do thực tế địa phương (do qui mô học sinh trung
học cơ sở giảm nhanh trong những năm gần đây).
Trong lĩnh vực đào tạo, chi thường xuyên NSNN cho dạy nghề còn ít,
hàng năm chỉ chiếm khoảng 1,3% tổng chi thường xuyên NSNN cho sự
nghiệp giáo dục - đào tạo.
46
Bảng 2.5: Chi NSNN cho giáo dục đào tạo phân theo cấp học
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng chi thường xuyên NSNN cho
giáo dục và đào tạo
100 100 100
Chi giáo dục: 98,72 98,61 98,78
Trong đó :
- Mầm non 33,77 33,1 34,1
- Tiểu học 36,47 36,2 35,8
- THCS 28,51 29,3 28,9
Chi Đào tạo: 1,28 1,39 1,22
(Nguồn : Phòng tài chính-kế hoạch huyện Ba Vì)
Như vậy, cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho giáo dục - đào tạo ở
huyện Ba Vì trong thời gian qua chưa có sự cân đối, chi ngân sách mới chỉ
chú trọng đến quy mô, mạng lưới các trường phổ thông nhằm giải quyết các
nhu cầu giáo dục trước mắt, chưa có sự đầu tư phát triển quy mô và mạng lưới
các trường đào tạo, dạy nghề nên nhìn chung quy mô đào tạo và dạy nghề còn
phát triển chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ
cho quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá tại địa phương.
Theo quy định của Nhà nước, để có thể đảm bảo đời sống của thầy cô
giáo thì định mức chi con người chiếm 70- 80% tổng chi giáo dục - đào tạo.
Đồng thời, để đảm bảo điều kiện cho dạy và học thì định mức chi khác ở
khung 20-30% tổng chi.
Số liệu phân tích từ năm 2015 đến 2017 của huyện Ba Vì cho thấy, tỷ
lệ chi cho con người khoảng 83,68% đến 84,28% còn chi khác từ 15,72% đến
16,32%. Điều này xuất phát từ những lý do sau:
- Hiện tượng vừa thừa vừa thiếu giáo viên ở các cấp học, bộ môn đã tạo
ra gánh nặng tiền lương đối với ngân sách địa phương. Trung ương giao biên
chế giáo viên cho địa phương theo dân số ở các độ tuổi. Thực tế địa phương
47
lại thừa giáo viên ở bậc tiểu học, trong khi lại thiếu giáo viên dạy nhạc hoạ,
thể dục ở cấp trung học cơ sở. Cơ cấu giáo viên giữa các môn mất cân đối,
nhiều môn còn thiếu giáo viên như môn Công nghệ, môn Sử, môn Địa, môn
Giáo dục công dân (khoảng 222 giáo viên); môn học có số lượng thừa nhiều
nhất là Ngữ văn (khoảng 310 giáo viên) và Toán học (khoảng 210 giáo viên).
Huyện vừa phải đảm bảo tiền lương cho số giáo viên thừa đồng thời vẫn phải
chi trả tiền dạy vượt giờ, tiền dạy thêm cho số giáo viên thiếu. Điều này đã
làm cho các khoản chi liên quan đến con người cao trong tổng chi thường
xuyên cho giáo dục - đào tạo.
- Một số khoản chi được ghi vào chi khác trong chi thường xuyên
NSNN cho giáo dục - đào tạo như: chi tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp (khoảng 7
tỷ/năm), chi đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ (khoảng 8 tỷ/năm) nhưng lại liên
quan đến con người đã làm cho tỷ trọng chi khác thực tế còn thấp hơn số liệu
trên, không đảm bảo được theo tỷ lệ quy định.
Mặc dù hàng năm ngân sách địa phương đã cố gắng bố trí các khoản
chi ngoài lương nhưng nhìn chung mức chi ngoài lương vẫn không đảm bảo
được yêu cầu tối thiểu theo quy định của Nhà nước. Nhằm đảm bảo tỷ lệ chi
ngoài lương, nhiều trường thu từ học sinh nhiều khoản quỹ như: quỹ xây
dựng trường, quỹ thi đua khen thưởng...
Thời gian gần đây do nhà nước thực hiện lộ trình cải cách tiền lương
nên mức lương bình quân hàng tháng của giáo viên tăng ở tất cả các cấp học
của khối giáo dục (bảng 2.8). Tuy nhiên đời sống của nhà giáo vẫn gặp nhiều
khó khăn, do tiền lương là khoản thu nhập duy nhất đối với đại bộ phận các
nhà giáo, chính sách tiền lương mới chưa tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm
công tác, chưa thực sự đúng vị trí coi giáo dục đào tạo là "Quốc sách hàng
đầu". Vì thế nghề dạy học chưa đủ sức thu hút người giỏi, nhà giáo chưa có
đủ điều kiện để thực sự toàn tâm toàn ý với nghề.
48
Bảng 2.6: Lương bình quân hàng tháng của giáo viên từ nguồn NSNN
trong các cơ sở giáo dục công lập
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Mầm non 3.089 3.908 4.280
Tiểu học 3.818 4.830 5.290
THCS 3.609 4.566 5.001
Trung tâm HNDN huyện 3.451 4.257 5.192
(Nguồn: Phòng tài chính-kế hoạch huyện Ba Vì)
2.3. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho
giáo dục đào tạo huyện Ba Vì
Giai đoạn 2015-2017, mô hình quản lý của ngành giáo dục - đào tạo
trên phạm vi cả nước đã thay đổi theo xu hướng phân cấp nhiều hơn cho các
đơn vị, cơ sở giáo dục. Để quản lý thống nhất và hiệu quả các khoản chi
thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, huyện Ba Vì đã xây
dựng mô hình quản lý với sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành.
2.3.1. Mô hình quản lý
* Về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo
- Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện
quản lý nhà nước về công tác giáo dục trên địa bàn và trực tiếp quản lý các
trường tiểu học, trường THCS, các Trung tâm dạy nghề thuộc huyện. UBND xã
trực tiếp quản lý trường mầm non, trung tâm học tập cộng đồng tại xã.
* Về phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách địa phương cho sự
nghiệp giáo dục - đào tạo giữa các cấp ngân sách chính quyền địa phương
Từ năm 2015-2017, phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách huyện Ba Vì chi
cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo như sau:
+ Ngân sách huyện chi hoạt động sự nghiệp giáo dục - đào tạo thực
hiện theo phân cấp của thành phố: Giáo dục phổ thông tiểu học và trung học
49
cơ sở, bổ túc văn hoá, nhà trẻ, mẫu giáo do cấp huyện quản lý; Trung tâm
Hướng nghiệp dạy nghề cấp huyện; Bồi dưỡng lý luận chính trị do cơ quan
cấp huyện quản lý.
+ Ngân sách xã, phường, thị trấn chi hỗ trợ các lớp bổ túc văn hoá, nhà
trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp chi sinh hoạt phí giáo viên mẫu giáo và cô
nuôi dạy trẻ do xã, phường, thị trấn quản lý. Tuy nhiên, ngân sách huyện vẫn
chi lương và những chế độ cho cô hiệu trưởng trường mầm non và hỗ trợ tiền
lương cho cô bảo mẫu khi học phí thu không đủ để bù đắp chi.
* Về phân cấp quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục - đào tạo
Phòng Kế hoạch Tài chính huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về mặt tài chính, phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo và các Phòng
nghiệp vụ liên quan ở cả 3 khâu lập, chấp hành và quyết toán ngân sách.
Phòng Kế hoạch Tài chính huyện có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND huyện
quản lý chi ngân sách cho các đơn vị trên địa bàn thuộc UBND huyện quản lý
theo nhiệm vụ được phân cấp.
* Mô hình quản lý, cấp phát chi thường xuyên NSNN cho giáo dục- đào tạo
Sơ đồ 2.1: Mô hình quản lý, cấp phát chi thường xuyên NSNN
cho giáo dục đào tạo
Phòng kế hoạch tài chính
Các đơn vị trực thuộc huyện
Khối
mầm
non
Khối
tiểu học
Khối
THCS
Trung
tâm
HNDN
huyện
Phòng
giáo dục
đào tạo
50
- Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường tiểu học, trung học cơ sở,
trung tâm hướng nghiệp dạy nghề của huyện là đơn vị dự toán cấp I của
Phòng Kế hoạch Tài chính đồng thời là đơn vị trực tiếp chi tiêu. Phòng Kế
hoạch Tài chính cấp trực tiếp kinh phí cho các trường và Phòng Giáo dục và
Đào tạo trực thuộc.
Mô hình quản lý trên đã phát huy hiệu quả quản lý tài chính ở địa phương:
+ Nguồn vốn chi thường xuyên NSNN cho giáo dục - đào tạo được cấp
trực tiếp cho các đơn vị thụ hưởng không qua cơ quan chủ quản ngành là
Phòng Giáo dục và Đào tạo ở cấp huyện, do đó làm giảm bớt các khâu trung
gian, tiết kiệm thời gian cho các đơn vị dự toán trong việc điều hành chi ngân
sách tại đơn vị.
+ Cơ quan Tài chính thực hiện xây dựng dự toán, điều hành, quản lý
thanh, quyết toán kinh phí với đơn vị nên chủ động nắm được kết quả, tình
hình tài chính các đơn vị.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, mô hình trên cũng còn hạn chế
như cơ quan chủ quản nếu không có phương thức, cách làm tốt sẽ dẫn tới
buông lỏng quản lý tài chính tại các đơn vị trực thuộc. Cơ quan chủ quản
không gắn nhiệm vụ chuyên môn với điều hành kinh phí nên vai trò của cơ
quan quản lý giáo dục bị hạn chế. Cơ quan chủ quản gặp nhiều khó khăn
trong việc tổng hợp, báo cáo các cơ quan chức năng tình hình sử dụng nguồn
kinh phí.
2.3.2. Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục-
đào tạo huyện Ba Vì
2.3.2.1. Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho giáo
đào tạo huyện Ba Vì
* Quy trình lập dự toán
51
Lập dự toán chi là khâu đầu tiên trong quá trình quản lý chi nhưng lại
có vai trò hết sức quan trọng. Dự toán chi sẽ là điều kiện đảm bảo việc sử
dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước một cách có hiệu quả.
Hàng năm căn cứ vào phương hướng và nhiệm vụ phát triển giáo dục
của HĐND - UBND huyện Ba Vì, tình hình dự toán chi năm trước, các định
mức, chế độ quy định, các trường (đơn vị dự toán cấp 3) hưởng kinh phí ngân
sách Nhà nước tiến hành xây dựng dự toán chi của mình gửi phòng Tài chính
- Kế hoạch huyện. Từ đó Phòng tài chính-kế hoạch huyện Ba Vì xem xét tính
hợp lý, hợp lệ của dự toán để lập dự toán cho toàn ngành giáo dục. Sau khi
lập xong phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Ba Vì gửi dự toán cho UBND
huyện để UBND và HĐND huyện phê duyệt. Sau khi huyện phê duyệt thì
phòng Tài chính - Kế hoạch huyện sẽ gửi dự toán này lên Sở tài chính thành
phố Hà Nội.
Từ đó Sở Tài chính kết hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục
xem xét và phê duyệt. Khi dự toán chi ngân sách của huyện được Chủ tịch
UBND thành phố duyệt thì UBND huyện trình HĐND huyện phê duyệt,
UBND ra quyết định cho Phòng Tài chính thông báo dự toán kinh phí cho các
trường, tài khoản của các trường tại Kho bạc Nhà nước huyện lúc này đều là
số tiền theo dự toán được duyệt.
Khi thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghi định 43/2006/NĐ - CP thì việc
lập dự toán của các trường sẽ được lập ổn định trong vòng 3 năm:
Căn cứ vào kết quả phân loại và Quyết định về giao quyền tự chủ tài
chính cho các trường trong giai đoạn 2015 - 2017; Tình hình thực hiện dự
toán năm 2015 và dự toán chi năm 2017 do đơn vị lập; Căn cứ vào dự toán
chi ngân sách nhà nước năm 2016 được Sở Tài chính thành phố Hà Nội
giao. Phòng tài chính thông báo dự toán kinh phí năm 2016 cho các trường
như sau:
52
Chi hoạt động thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước cấp: Dự
toán kinh phí ngân sách nhà nước giao năm 2016, phải bảo đảm chi phí hoạt
động thường xuyên của các các cơ sở giáo dục được ổn định trong 3 năm
(2015 - 2017) và được xác định như sau:
Kinh phí NSNN
giao năm 2016
=
Dự toán kinh phí NSNN
giao năm 2015 (1)
+
Mức kinh phí tăng
thêm năm 2016 (2)
Trong đó: (1) Dự toán kinh phí ngân sách nhà nước giao năm 2015 bảo
đảm chi phí hoạt động thường xuyên được ổn định 3 năm (2015 - 2017) theo
quyết định của cấp có thẩm quyền giao quyền tự chủ tài chính cho các trường.
(2) Mức kinh phí tăng thêm năm 2016 cho hoạt động thường xuyên từ
ngân sách nhà nước của từng trường do Sở tài chính quyết định, trong phạm
vi dự toán ngân sách nhà nước được giao và các nhiệm vụ tăng thêm trong
năm 2016 của các trường:
+ Chỉ tiêu học sinh, giáo viên tăng thêm trong năm học 2016 - 2017.
+ Các chỉ tiêu pháp lý khác có ảnh hưởng đến chi thường xuyên theo
các lĩnh vực hoạt động giáo dục.
+ Các yếu tố và nhiệm vụ khác được giao tăng.
Bảng 2.7. Dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp
giáo dục huyện Ba Vì giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị: Tỷ đồng
Ngành học
Năm học
Mầm non
(Trđ)
Tiểu học
(Trđ)
THCS
(Trđ)
Trung tâm
HNDN huyện
Tổng dự toán chi
thường xuyên
NSNN (Trđ)
Năm 2015 97,24 105,02 81,10 3,68 287,05
Năm 2016 116,23 127,12 102,89 4,88 351,14
Năm 2017 144,69 151,90 122,62 5,17 424,29
(Nguồn: Phòng tài chính-kế hoạch huyện Ba Vì)
53
Qua bảng 2.7 trên ta thấy được dự toán chi thường xuyên ngân sách
Nhà nước cho giáo dục tăng lên qua các năm. Điều đó thể hiện chủ trương
đường lối của Đảng và Nước trong việc phát triển một nền giáo dục toàn diện.
Giáo dục, Mầm non, Tiểu học và THCS và là cơ sở để tạo ra nguồn lực có
chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Nội dung lập dự toán chi cho giáo dục gồm:
- Đánh giá tình hình thực hiện chi năm trước
Việc đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm trước đóng vai trò rất
quan trọng cho việc lập dự toán năm kế hoạch. Biết được những hạn chế còn
tồn tại trong việc thực hiện dự toán năm trước từ đó có biện pháp để xây dựng
dự toán năm kế hoạch tốt hơn.
- Lập dự toán chi ngân sách năm kế hoạch theo mục lục ngân sách
hiện hành.
Với việc lập kế hoạch chi cho từng khoản chi thường xuyên được xác định
căn cứ theo từng đối tượng chi, định mức chi và thời gian chi.
Với kế hoạch mua sắm, sửa chữa, cải tạo phải có kế hoạch cho từng đối
tượng cụ thể và đơn giá thực hiện. Tại cơ quan tài chính khi xác định kế
hoạch chi mua sắm sửa chữa phải dựa vào thực trạng tài sản đang sử dụng tại
các cơ sở giáo dục và khả năng nguồn vốn ngân sách dự kiến có thể huy động
dành cho khoản chi này. Với các khoản chi được sử dụng một phần số thu để
chi, theo chế độ quy định các cơ sở giáo dục được ngân sách Nhà nước hỗ trợ
một phần kinh phí cũng phải lập dự toán đầy đủ các khoản thu - chi của đơn
vị mình và mức đề nghị ngân sách Nhà nước hỗ trợ.
Với các khoản thu ngoài ngân sách như học phí, các khoản thu đóng
góp xây dựng trường cũng cần phải lập dự toán thu, chi đầy đủ theo số học
sinh dự kiến có mặt trong năm và các định mức thu, chi theo qui định hiện
hành. Trên cơ sở đó mà phân bổ tỷ lệ đầu tư hợp lý giữa nguồn vốn ngân sách
Nhà nước cấp và nguồn vốn ngoài ngân sách.
54
Tổng quát lại các cơ sở giáo dục ở huyện Ba Vì đã nắm được cách lập
dự toán cho đơn vị mình, song vẫn còn một số đơn vị việc lập dự toán còn
chưa rõ ràng nên phải chỉnh sửa cho đúng. Điều này là do các cơ sở giáo dục
này chưa coi trọng công tác lập dự toán nên quá trình lập còn chưa nghiêm
túc không sát với thực tế đơn vị. Ngoài ra còn do trình độ đội ngũ kế toán của
các đơn vị này còn thấp nên không hiểu rõ được các qui định về lập dự toán;
nhiều lần phải sửa lại khiến cho việc hoàn tất dự toán đơn vị còn chậm. Vì
vậy trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa chất lượng của khâu lập dự toán
thì huyện Ba Vì cần có những biện pháp, khoá học đào tạo nhằm nâng cao
nghiệp vụ kế toán cho các trường để khắc phục được tình trạng trên.
2.3.2.2. Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho
giáo dục đào tạo huyện Ba Vì.
Trong quá trình chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà
nước cho giáo dục, thực hiện chi theo cơ cấu bốn nhóm mục sau: Nhóm chi
thanh toán cá nhân, nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn, nhóm chi mua sắm sửa
chữa, nhóm chi khác. Do nguồn thu của huyện vẫn còn giới hạn trong khi nhu
cầu chi tiêu thì ngày càng tăng. Nên vấn đề đặt ra là làm sao để đảm bảo cơ
cấu chi một cách hợp lý và có hiệu quả. Nếu muốn phát triển kinh tế - xã hội
bền vững và ổn định đòi hỏi huyện Ba Vì phải có chính sách chi cho giáo dục
phù hợp, tạo điều kiện phát triển ngành giáo dục và thực sự coi “ đầu tư cho
giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”.
Trong những năm qua số chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự
nghiệp giáo dục theo các nhóm mục chi ở huyện Ba Vì ngày càng được tăng lên
(Bảng 2.8). Điều đó chứng tỏ các cơ quan lãnh đạo, các cấp chính quyền ở
huyện Ba Vì đã quan tâm rất nhiều đến sự nghiệp giáo dục. Số chi thường xuyên
Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục ngày càng tăng cả về số kế hoạch
(KH) và số thực chi (TH). Số kế hoạch được lập tương đối sát với thực tế.
55
Trong các nhóm mục chi thì chi thanh toán cho cá nhân chiếm tỷ trọng
lớn nhất. Năm 2017 số chi thực tế cho sự nghiệp giáo dục là 424,323 tỷ đồng,
trong đó chi thanh toán cho cá nhân là: 297,959 tỷ đồng (chiếm 70,222 % so
với tổng chi thường xuyên của ngân sách cho sự nghiêp giáo dục). Điều này
cũng dể hiểu vì đây là khoản chi đảm bảo bù đắp sức lao động cho cán bộ
giáo viên và số lượng giáo viên ngày càng tăng lên qua các năm. Con người
đóng vị trí quan trọng hàng đầu và đội ngũ giáo viên là nền tảng để hình thành
nên nhân cách và kiến thức cho học sinh, giúp họ có một cách nhìn nhận đúng
đắn về trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước.
Bảng 2.8. Đánh giá thực hiện chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục
theo nhóm mục chi ở huyện Ba Vì giai đoạn năm 2015 - 2017
Đơn vị: Tỷ đồng
Nội dung chi
theo mục lục
NSNN
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
KH TH
TH/KH
%
KH TH
TH/KH
%
KH TH
TH/KH
%
Tổng chi
thường xuyên
287,05 287,971 100,3 351,14 351,177 100,01 424,290 424,323 100,007
I. Chi thanh
toán cá nhân
264,231 264,314 100,03 263,957 264,954 100,38 264,954 265,143 100,007
II. Chi nghiệp
vụ chuyên
môn
30,241 30,565 101,05 32,054 32,459 101,23 39,953 40,258 100,007
III. Chi mua
sắm, sửa chữa
14,958 15,160,4 101,39 21,053 21,537 102,28 22,059 22,159 100,48
IV. Chi khác 35,175 34,768 98,835 43,398 48,697 112,20 48,507 50,023 103,13
(Nguồn: Phòng tài chính-kế hoạch huyện Ba Vì)
56
Do đó chất lượng giáo dục muốn nâng cao trước hết phải quan tâm đời
sống của đội ngũ giáo viên, tạo cho họ tâm huyết với nghề, bên cạnh đó
không ngừng bồi dưỡng nâng cao về trình độ chuyên môn nghề nghiệp. Đây
là nguồn lực quan trọng trong việc đảm bảo việc nâng cao chất lượng giáo
dục. Do đó trong thời gian tới cần phải tăng cường hơn nữa nguồn lực chi cho
cán bộ giáo viên để họ an tâm hơn trong công tác giảng dạy.
Nhóm mục chi thứ hai là chi cho nghiệp vụ chuyên môn. Khoản chi
này cũng tăng dần qua các năm. Do nhu cầu học tập và giảng dạy ngày càng
cao nên đáp ứng tốt hơn phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy và nâng
cao nghiệp vụ hơn nữa cho cán bộ giáo viên thì việc tăng cường nguồn chi
cho mục này là hợp lý. Tuy nhiên, tỷ lệ chi cho nhóm mục này còn thấp (năm
2016 chiếm tỷ lệ 10,66% so với tổng chi thường xuyên) chưa thấy được vai
trò của chi cho nhóm mục này đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Nhóm mục chi thứ ba là chi mua sắm, sửa chữa: Đây là nhóm mục chi
nhằm tạo ra cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị sử dụng cho công tác dạy
và học, dùng để sửa chữa và duy tu lại các cơ sở vật chất đã xuống cấp là điều
kiện cần thiết để thúc đẩy giáo dục phát triển. Năm 2017 chiếm khoản 5,86 %
tổng chi thường xuyên cho giáo dục và tỷ lệ còn nhỏ chưa đáp ứng được nhu
cầu của các trường.
Nhóm mục thứ 4 là mục chi khác. Khoản chi này bao gồm các mục chi
chưa được xếp vào các nhóm mục chi trên nó bao gồm: chi kỷ niệm các ngày
lễ lớn; chi các khoản phí và lệ phí của các đơn vị dự toán; chi tiếp khách; các
khoản khác...Đây là những khoản chi cần thiết đảm bảo cho hoạt động của
công tác giáo dục. Tuy nhiên, so với chi mua sắm, sửa chữa thì khoản chi này
đang quá lớn (năm 2017 chiếm 13,2% tổng chi thường xuyên ngân sách Nhà
nước cho giáo dục Mầm non, Tiểu học và THCS). Điều đó cho thấy việc chi
tiêu của các trường cho nhóm mục chi này chưa thực sự tiết kiệm. Do đó
trong thời gian tới cần phải có biện pháp để giảm khoản chi này cho phù hợp
với tình hình hoạt động của từng đơn vị tránh sự lãng phí.
57
Cùng với sự phát triển chung nền kinh tế của huyện Ba Vì, tỷ trọng chi
ngân sách Nhà nước cho giáo dục ngày được tăng lên, thể hiện tỷ trọng của
từng nhóm mục chi trong tổng chi Ngân sách cho sự nghiệp cũng tăng lên. Sự
thay đổi đó do nhiều yếu tố: sự biến động về biên chế, giá cả thị trường, chế
độ chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên cơ cấu chi là chưa thực sự hợp lý có
mục chi còn quá cao, có mục chi còn quá thấp so với nhu cầu thực tế. Để tìm
hiểu được từng mục chi, để đánh giá được tình hình sử dụng kinh phí thường
xuyên từ ngân sách cho sự nghiệp giáo dục một cách sát thực hơn và để thấy
được thực trạng về nội dung, cơ cấu chi ngân sách cho sự nghiệp giao dục ta
phải xem xét, đánh giá từng nhóm chi cụ thể:
* Đánh giá tình hình chi thanh toán cho cá nhân
Đây là khoản chi nhằm đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy
nhà trường và đảm bảo đời sống vật chất của các cán bộ giáo viên. Nhóm chi
này bao gồm: Chi lương; phụ cấp; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp và kinh phí công đoàn; tiền công; thưởng và phúc lợi tập thể. Hiện
nay Nhà nước có những chính sách quan tâm hơn đến đời sống của cán bộ
giáo viên thể hiện bằng việc số chi thanh toán cho cá nhân chiếm tỷ trọng
tương đối lớn và không ngừng tăng lên. Tình hình chi cho con người qua các
năm được thể hiện chi tiết trong (bảng 2.9).
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy đối với nhóm chi cho con người thì chi
lương vẫn là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất, so với dự toán năm 2015 là
triệu đồng thì trong năm 2016 đã tăng thêm 644 triệu đồng và dự toán đưa ra
năm 2017 là 264.954,4 triệu đồng. Việc tăng lương này chủ yếu là do vào
cuối năm 2016 Nhà nước đã có sự điều chỉnh tăng mức lương cơ bản của cán
bộ công nhân viên chức từ 1.210.000 đồng/tháng. Điều này đã làm cho khoản
chi lương vào năm 2016 và năm 2017 tăng lên đáng kể. Chứ việc tăng số
lượng giáo viên trong các trường trong hai năm qua tăng là không nhiều. Điều
này cho thấy số lượng giáo viên đã đáp ứng tương đối đủ đáp ứng nhu cầu về
giáo viên cho công tác giảng dạy. Hiện nay với mức giá cả đang tăng cao thì
58
thì mức lương hiện tại cho giáo viên còn quá thấp do vậy nhiều giáo viên mức
thu nhập không đủ cho nhu cầu chi tiêu điều đó có thể làm cho nhiều giáo
viên không tâm huyết với việc dạy học. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng giáo dục. Vì vậy, việc tăng nguồn chi lương qua các năm là rất hợp lý
để góp phần nâng cao cuộc sống hàng ngày củacán bộ, giáo viên toàn ngành
giáo dục huyện Ba Vì.
Bảng 2.9. Tình hình chi cho con người
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_chi_thuong_xuyen_ngan_sach_nha_nuoc_cho_gia.pdf