LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu . 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài . 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
5. Phương pháp nghiên cứu . 3
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn . 3
7. Kết cấu của luận văn. 4
CHưƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ ĐẦU Tư XÂY DỰNG
CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NưỚC.5
1.1. Tổng quan về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản . 5
1.1.1. Các khái niệm cơ bản.5
1.1.2. Đặc điểm, phân loại đầu tư xây dựng cơ bản.7
1.1.3. Trình tự đầu tư và tổ chức triển khai thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản9
1.1.4. Vai trò của các nhân tố đối với quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước .14
1.2.Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước19
1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
vốn ngân sách nhà nước.19
120 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại tổng cục thống kê, bộ kế hoạch và đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản
lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn NSNN và vốn nhà nước ngoài
ngân sách. Là quy định quan trọng trong việc quản lý chi phí đầu tư trong lĩnh vực
xây dựng sử dụng vốn Nhà nước.
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo
trì công trình xây dựng có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 thay thế Nghị định số
15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Nghị định này quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong
công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng; về bảo trì công trình xây dựng và giải
quyết sự cố trong công trình xây dựng.
- Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 về kế hoạch đầu tư công
trung hạn và hằng năm.
Nghị định này quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế
hoạch, tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế
hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của quốc gia, Bộ, ngành trung ương và
địa phương.
- Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 về hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật đầu tư công.
Nghị định này hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công về:
+ Phân loại chương trình, dự án đầu tư công;
+ Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư
công nhóm A, nhóm B và nhóm C;
+ Lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công nhóm
A, nhóm B và nhóm C;
+ Điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công;
+ Quản lý dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng
- Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016; Thông tư số 08/2016/TT-
BTC ngày 18/01/2016; Thông tư số 04/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài
chính: Các thông tư này hướng dẫn quy trình thẩm tra, thanh, quyết toán đối với các
công trình hoàn thành có sử dụng vốn NSNN.
47
- Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016; Thông tư số 16/2016/TT-
BXD ngày 30/6/2016; Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây
dựng: Các Thông tư này hướng dẫn các hình thức quản lý dự án, hướng dẫn về
thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán;
* Văn bản quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; TCTK:
Năm 2008, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành quyết định phân cấp
số 66/QĐ-BKH ngày 15/01/2008 về việc quy định hướng dẫn quản lý dự án đầu tư
xây dựng trụ sở Phòng Thống kê cấp huyện;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Luật Đầu tư công
số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của
Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định 42/2017/NĐ-CP ngày
05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 59/2015/NĐ-CP
ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số
32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Thông tư số 18/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết và hướng dẫn một
số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
Năm 2016, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành quyết định phân cấp
số 572/QĐ-BKHĐT ngày 06/5/2016 về việc phân cấp quyết định đầu tư dự án đầu
tư xây dựng sử dụng vốn ĐTPT nguồn ngân sách nhà nước cho Tổng cục trưởng
Tổng cục Thống kê được quyết định đầu tư đối với các DAĐT xây dựng nhóm B,
nhóm C sử dụng vốn ĐTPT nguồn NSNNthuộc phạm vi quản lý của TCTK, đảm
bảo phù hợp với quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án của Bộ trưởng.
Căn cứ vào quyết định số 572/QĐ-BKHĐT ngày 06/5/2016 và các quy định
hiện hànhTổng cục trưởng TCTK ban hành:
- Quyết định số 886/QĐ-TCTK ngày 30/12/2016 của Tổng cục trưởng Tổng
cục Thống kê về Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của Tổng cục
Thống kê;
- Quyết định số 888/QĐ-TCTK ngày 30/12/2016 của Tổng cục trưởng Tổng
cục Thống kê về Ban hành Quy chế quản lý tài chính của Tổng cục Thống kê;
- Quyết định số 889/QĐ-TCTK ngày 30/12/2016 của Tổng Cục trưởng Tổng
cục Thống kê về Ban hành Quy định thực hiện một số nội dung trong lĩnh vực quản
lý DAĐT xây dựng công trình sử dụng vốn ĐTPT nguồn ngân sách nhà nước do
Tổng cục Thống kê quản lý.
48
2.2.2. Công tác tổ chức bộ máy quản lý đầu tư xây dựng
2.2.2.1. Phân cấp quản lý đầu tư xây dựng
*) Giai đoạn 2013-2015:Các dự án đầu tư xây dựng cấp Chi cụcđược thực
hiện theo Quyết định phân cấpsố 66/QĐ-BKH ngày 15/01/2008 của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư Ban hành Quy định hướng dẫn quản lý dự án đầu tư xây dựng
trụ sở Phòng Thống kê cấp huyện (nay là Chi cục Thống kê cấp huyện). Theo đó:
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê phê duyệt chủ trương cho các dự án;
- Cục trưởng Cục Thống kê là người quyết định trong việc:giao nhiệm vụ cho
các Chi cục hoặc Phòng Tổ chức hành chính thuộc đơn vị làm Chủ đầu tư; phê
duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc thiết kế, dự toán cũng như điều chỉnh dự toán
công trình; phê duyệt quyết toán công trình;
- Chủ đầu tư (cấp Chi cục hoặc cấp phòng) được toàn quyền sử dụng nguồn
kinh phí được giao trong tổng mức đầu tư của dự án;phê duyệt thiết kế bản vẽ thi
công - dự toán, điều chỉnh dự toán trong phạm vi tổng mức đầu tư của công trình
được duyệt, phê duyệt hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, ký
kết hợp đồng vớicác đơn vị, nhà thầu thực hiện các gói thầu của dự án; tổng hợp
quyết toán dự án hoàn thành, tất toán công trình, lưu trữ, bảo quản hồ sơ sau khi có
quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.
Đối với các dự án cấp Cục:
- Tổng cục trưởng phê duyệt dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế và dự
toán công trình đồng thời giao cho đơn vị cấp Cục làm Chủ đầu tư dự án công trình;
- Cục Thống kê (được giao chủ đầu tư) có quyền và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về việc thực hiện toàn bộ các nội dung công việc thuộc thẩm quyền của
chủ đầu tư theo văn bản hiện hành của nhà nước.
*) Giai đoạn 2016-2017: Nhằm khắc phục và hạn chế những bất cập trong
việc quản lý dự án đầu tư của ngành thống kê đặc biệt là các dự án đầu tư trụ sở Chi
cục thống kê cấp huyện theo Quyết định số 66/QĐ-BKH ngày 15/01/2008.
- Căn cứ thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng của TCTK trong giai
đoạn qua, để bảo đảm sự quản lý thống nhất, toàn diện của Bộ đối với Tổng cục
Thống kê đồng thời phát huy vai trò, tính chủ động của Tổng cục trưởng, Thủ
trưởng các đơn vị trực thuộc, nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư từ nguồn
vốn NSNN;
- Ngày 06/5/2016 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành quyết định
phân cấp số 572/QĐ-BKHĐT về việc phân cấp quyết định đầu tư dự án đầu tư xây
49
dựng sử dụng vốn ĐTPT nguồn ngân sách nhà nước cho Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê.
Theo đó, việc lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương các dự án của TCTK
thực hiện theo đúng các quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày
18/6/2014; Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 về kế hoạch đầu tư công
trung hạn và hàng năm; Nghị định số 136/2015/NĐ- CP ngày 31/12/2015 về hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.
Việc phân cấp quản lý đầu tư xây dựng sẽ tạo điều kiện tăng cường tính chủ
động, linh hoạt cho TCTK trong cả quá trình đầu tư xây dựng công trình từ việc bố
trí kế hoạch, rà soát lựa chọn danh mục dự án cấp bách, phân bổ, điều chỉnh vốn
đến việc quản lý thực hiện dự án bảo đảm nâng cao hiệu quả đầu tư.
Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng đã giành quyền tự
quyết định và tự chịu trách nhiệm cho cấp dưới cũng như cho các chủ đầu tư;
Tạo điều kiện cho cấp dưới chủ động quyết định đầu tư các dự án thuộc thẩm
quyền được phân cấp. Giảm thủ tục hành chính đối với các cấp;
Giảm bớt công việc không cần thiết cho cơ quan trung ương;
Nâng cao trách nhiệm của cấp được phân cấp trong quản lý đầu tư và xây dựng.
2.2.2.2. Quy trình thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
nhà nước của Tổng cục Thống kê
* Mô hình quản lý đối với các dự án do Tổng cục trưởng TCTK quyết định
đầu tư:
Sơ đồ 2.3. Mô hình quản lý đầu tƣ XDCB của ngành thống kê
Chủ đầu tƣ
(BQLDA)
KBNN
Vụ KHTC Cơ quan chuyên
môn về xây dựng
Tổng cục trƣởng
TCTK
50
Chi chú:
: Chỉ đạo, điều hành.
: Tham mưu, tổng hợp.
: Phối hợp trong công việc.
Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị:
Tổng cục trưởng TCTK: là người quyết định đầu tư đối với các DAĐT xây
dựng nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ĐTPT nguồn NSNNthuộc phạm vi quản lý của
TCTKđồng thời có thẩm quyền:
*) Trong việc lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch đầu tư công
- Tổ chức lập kế hoạch đầu tư công trung hạn (5 năm), kế hoạch đầu tư công
hàng năm (kể cả kế hoạch điều chỉnh) của Tổng cục Thống kê theo quy định của
pháp luật trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, thẩm định, phê duyệt;
- Tổng hợp, lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư, kế hoạch điều chỉnh, kiến nghị
kéo dài thời hạn thực hiện và thanh toán vốn đầu tư sang năm sau cho các dự án đầu
tư trong phạm vi kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm được giao theo quy định của
pháp luật, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tổng hợp gửi cơ quan có thẩm
quyền quyết định;
- Thông báo danh mục và mức vốn của từng dự án đầu tư đủ điều kiện triển
khai trong năm kế hoạch cho các đơn vị sử dụng vốn của Tổng cục Thống kê theo
Thông báo kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(bao gồm cả vốn điều chỉnh, kéo dài kế hoạch);
- Tổng hợp, lập báo cáo quyết toán các nguồn vốn đầu tư công theo niên độ
ngân sách hàng năm, báo cáo quyết toán các nguồn vốn đầu tư công giai đoạn trung
hạn của các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng
hợp, báo cáo Bộ Tài chính theo đúng quy định;
- Thực hiện nhiệm vụ của đơn vị phân bổ ngân sách trong việc triển khai hệ
thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc tích hợp (được viết gọn là hệ thống
Tabmis) của Bộ Tài chính; quản lý, theo dõi việc phân bổ dự toán, thực hiện dự
toán chi đầu tư phát triển nguồn NSNN trong hệ thống Tabmis của các đơn vị thuộc
Tổng cục Thống kê;
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn
và hàng năm của Tổng cục Thống kê. Định kỳ hằng quý, hằng năm báo cáo tình
hình thực hiện và thanh toán kế hoạch vốn đầu tư công các dự án thuộc phạm vi
quản lý; định kỳ giữa kỳ, cả giai đoạn 05 năm báo cáo tình hình thực hiện và thanh
51
toán kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn trung hạn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng
hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo đúng quy định.
*) Trong quản lý dự án đầu tư
- Thẩm định sơ bộ, tổng hợp Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án đầu tư
của các đơn vị trực thuộc, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, phê duyệt chủ
trương đầu tư dự án theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư;
- Quyết định đầu tư xây dựng, quyết định điều chỉnh dự án đầu tư đối với các
dự án đầu tư nhóm B, nhóm C thuộc phạm vi quản lý. Tổ chức triển khai thực hiện
dự án đầu tư theo đúng tiến độ và kế hoạch vốn đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư
quyết định, thông báo;
- Quyết định chủ đầu tư của các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý (không
giao cấp Chi cục Thống kê làm chủ đầu tư xây dựng);
- Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình trong
trường hợp thiết kế hai bước đối với các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;
- Tổ chức thẩm tra và phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự
án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;
- Tổng hợp tình hình thực hiện, kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu tư xây dựng
và chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi quản
lý được phân cấp. Thực hiện việc báo cáo định kỳ và hằng năm về tình hình quản lý
hoạt động đầu tư xây dựng của Tổng cục Thống kê gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng
hợp, theo dõi và báo cáo Bộ Xây dựng;
- Giải quyết, phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật
về công tác quản lý các dự án đầu tư do Tổng cục Thống kê quản lý.
Vụ Kế hoạch tài chính có trách nhiệm xây dựng, rà soát, tổng hợp trình Tổng
cục trưởng xem xét, quyết định các nội dung nêu trên.
Cơ quan chuyên môn về xây dựng như Sở Xây dựng chuyên ngành: Chủ trì
thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật trong DAĐT; thực hiện chức năng nhà
nước về quản lý chất lượng công trình trên địa bàn tỉnh.
Chủ đầu tư xây dựng công trình do Tổng cục trưởng quyết định sau khi Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
52
Sơ đồ 2.4. Mô hình quản lý Chủ đầu tƣ
Ghi chú:
: Chỉ đạo, điều hành.
: Tham mưu, giúp CĐT quản lý.
: Phối hợp trong công việc.
Đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng cục Thống kê
hiện nay, có hai mô hình quản lý phổ biến:
1) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức đàm phán, ký kết hợp đồng ủy thác
quản lý dự án với Ban Quản lý dự án chuyên ngành, khu vực nơi thực hiện dự
ántheo quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng để quản lý thực hiện dự án.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức bộ phận chuyên môn trực thuộc để giám
sát việc thực hiện hợp đồng ủy thác quản lý dự án và phối hợp để thực hiện các
nhiệm vụ quản lý dự án của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật.
Mức chi phí ủy thác quản lý dự án được tính toán trên cơ sở việc phân giao
thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án giữa chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án chuyên
ngành, khu vực được ủy thác song không vượt quá mức chi phí quản lý dự án tính
theo định mức của Bộ Xây dựng.
trừ trường hợp không đủ năng
lực, Chủ đầu tư ký hợp đồng thuê tư vấn QLDA.
Kho bạc nhà nước tỉnh: Kiểm soát nguồn VĐT XDCB cấp phát qua Ngân
sách cấp tỉnh theo đề nghị của CĐT.
Nhìn chung, với mô hình quản lý dự án của Tổng cục Thống kê như hiện nay
cơ bản đãphân định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan quản lý dự án
chuyên ngành, khu vực về đầu tư xây dựng; nếu áp dụng triệt để thì công tác quản lý
dự án dần sẽ hình thành những cơ quan quản lý đầu tư xây dựng có tính chuyên môn
Chủ đầu tƣ
Ban QLDA
chuyên trách
Tổ giúp việc
cho Chủ đầu
tƣ
53
hoá cao; cải thiện được các thủ tục hành chính rườm rà qua nhiều cấp dần dần hình
thành nên một cơ cấu quản lý đồng bộ, thống nhất và mang lại hiệu quả cao.
2.2.3. Thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của cơ quan Tổng
cục Thống kê
2.2.3.1. Tình hình quản lý đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của Tổng cục Thống kê
trong những năm qua
Căn cứ Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg ngày 24/8/2010 của Thủ tướng
Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng
cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Quyết định số 65/2013/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 1 Điều 3 Quyết định số
54/2010/QĐ-TTg ngày 24/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TCTK trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu
tư thì TCTK là cơ quan trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo đó, TCTK được tổ
chức thành hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành
chính (cụ thể đến tận Chi cục Thống kê cấp huyện), bảo đảm nguyên tắc tập trung
thống nhất.
Được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và
chính quyền địa phương, cơ sở vật chất (trụ sở, trang thiết bị làm việc) của các đơn
vị thuộc TCTK từng bước được nâng cấp, tăng cường đáng kể và ngày càng phục
vụ tốt, đáp ứng với nhiệm vụ chuyên môn của công chức, viên chức, tạo điều kiện
cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của toàn ngành.
Từ năm 2008 trở về trước, nguồn vốn ĐTPT được giao hằng năm của TCTK
còn rất hạn hẹp. Cơ sở vật chất của các đơn vị trong toàn Ngành chật chội, xuống
cấp, chưa bảo đảm đủ định mức trụ sở làm việc cho công chức, viên chức trong đơn
vị theo đúng tiêu chuẩn, định mức quy định. Trong những năm đó, kế hoạch vốn
được giao hằng năm chỉ đủ để bố trí cải tạo, nâng cấp và mở rộng trụ sở làm việc
cho một số trụ sở các CTK cấp tỉnh đã quá xuống cấp, bên cạnh đó cũng đã bố trí
một phần nguồn vốn để xây mới trụ sở làm việc cho một số Phòng Thống kê (nay là
Chi cục Thống kê cấp huyện) song với quy mô rất hạn chế. Nhìn chung, do nguồn
VĐT khó khăn nên việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc cho các cơ quan Thống kê
cấp huyện ở địa phương chưa được quan tâm nhiều. Khi trở lại tổ chức, quản lý theo
ngành dọc, hầu hết các Phòng Thống kê cấp huyện (nay là các Chi cục Thống kê
cấp huyện) thuộc TCTK lúc đó có trụ sở làm việc tạm, ở nhờ trong các khu liên cơ
54
của UBND huyện và được bố trí chung với các phòng, ban khác với diện tích rất
chật chội. Một số ít Chi cục Thống kê cấp huyện có trụ sở làm việc độc lập, riêng
biệt song cũ kỹ, lạc hậu và hầu hết đã xuống cấp nghiêm trọng.
Theo Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg ngày 24/8/2010 của Thủ tướng Chính
phủ, các Chi cục Thống kê cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, có trụ sở
làm việc và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trên thực tế, hiện chưa có Văn bản quy định cụ thể, rõ ràng hay chương trình, đề
án, kế hoạch được phê duyệt về việc xây dựng trụ sở hoặc bố trí nơi làm việc cho
các Chi cục Thống kê cấp huyện. Từ khi thực hiện Luật Ngân sách, UBND cấp
huyện nhiều nơi muốn thu hồi diện tích làm việc cho mượn, có chủ trương cấp đất
riêng và yêu cầu TCTK bố trí nguồn VĐT để xây dựng trụ sở làm việc cho các Chi
cục Thống kê cấp huyện như các Bộ, ngành khác cũng được tổ chức theo hệ thống
ngành dọc như: Viện Kiểm sát, ngành Tòa án, Thi hành án, Kho bạc nhà nước, Hải
quan, Thuế.Xác định mức độ cấp thiết phải đầu tư, xây dựng trụ sở làm việc riêng
cho các Chi cục Thống kê cấp huyện để bảo đảm nơi làm việc, tạo điều kiện cho
công chức toàn ngành yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được
giao song do nguồn VĐT hàng năm rất hạn chế nên TCTK mới chỉ đầu tư xây dựng
được số ít các Chi cục Thống kê thuộc diện cấp thiết trước.
Hiện nay, rất nhiều đơn vị trực thuộc TCTK (nhất là các Chi cục Thống kê
cấp huyện) có cơ sở vật chất cũ kỹ, xuống cấp, không đảm bảo đủ diện tích làm việc
theo tiêu chuẩn, định mức của nhà nước đồng thời thiết bị làm việc lạc hậu. Thực
trạng cơ sở vật chất của các cơ quan thống kê ở địa phương cụ thể như sau:
- 63 CTK tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm:
+ 28 CTK đã và đang được đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng trụ sở làm
việc và cơ bản bảo đảm đủ diện tích làm việc cho công chức thuộc biên chế hiện tại
của các đơn vị;
+ 35 CTK xây dựng vào giai đoạn 1998-2000, được cải tạo từ những năm
2010 trở về trước, hiện chật chội, xuống cấp, gây mất mỹ quan với trụ sở làm việc
của cơ quan hành chính nhà nước, chưa đáp ứng yêu cầu về diện tích và chất lượng
trụ sở đối với nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị.
- 713 Chi cục Thống kê cấp quận, huyện:
+ 338 Chi cục Thống kê đã được bố trí trụ sở làm việc độc lập, riêng biệt.
Tuy nhiên, trong số đó có 89 Chi cục Thống kê được UBND cấp huyện bố trí từ
55
những khu nhà làm việc cũ với diện tích chật hẹp, cũ nát, đã xuống cấp nghiêm
trọng, không đảm bảo điều kiện an toàn cho công chức làm việc;
+ 09 Chi cục Thống kê thuộc diện mới chia tách huyện từ năm 2014 đến
tháng 8/2015 song Tổng cục và UBND huyện không bố trí được nơi làm việc);
+ 364 Chi cục Thống kê hiện đang làm việc nhờ trong khu liên cơ của
UBND cấp huyện, nhiều Chi cục thuộc miền núi, biên giới, hải đảo và các Chi cục
Thống kê nằm trong danh sách 61 huyện khó khăn nhất của cả nước thuộc diện
được hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết 30a ngày 27/12/2008 của Chính phủ. 60%
trong số các Chi cục này được bố trí diện tích làm việc dưới 50m2 hoặc ghép với
các phòng, ban khác cho định mức biên chế từ 06 - 08 công chức/Chi cục Thống kê
nhưng không cố định, thường xuyên phải thay đổi theo sự sắp xếp của UBND cấp
huyện. Nhiều UBND cấp huyện đang có chủ trương thu hồi lại diện tích đang cho
Chi cục Thống kê mượn để bố trí nơi làm việc cho các đơn vị trực thuộc của huyện.
Thực trạng cơ sở vật chất trên ảnh hưởng rất lớn đến công tác chuyên môn,
gây mất đồng bộ về cảnh quan kiến trúc giữa trụ sở làm việc của các đơn vị với trụ
sở của các ban, ngành xung quanh. Mặt khác, so với biên chế được giao, trụ sở làm
việc hiện nay của đa số các đơn vị có diện tích làm việc chưa đủ so với quy định về
tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự
nghiệp. Trụ sở làm việc cũ nát, chật chội chưa đáp ứng với nhiệm vụ chính trị được
giao đòi hỏi nhu cầu cấp thiết về xây dựng mới, cải tạo, mở rộng trụ sở làm việc cho
các CTK tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bên cạnh đó, do khó có thể bố trí trụ sở làm việc cho các Chi cục Thống kê
cấp quận, huyện và điều kiện ngân sách địa phương còn nhiều khó khăn, không hỗ
trợ được nguồn VĐT, song UBND tỉnh, các ban ngành địa phương luôn quan tâm,
tạo điều kiện bố trí đất để xây dựng trụ sở làm việc cho các Chi cục Thống kê mặc
dù quỹ đất của nhiều tỉnh cũng hạn hẹp. Tuy nhiên, do thời gian thỏa thuận cấp đất
quá lâu mà dự án chưa được bố trí VĐT nên một số tỉnh đã thu hồi lại đất cấp cho
đơn vị khác, đây thực sự là khó khăn rất lớn và TCTK chưa có cách xử lý.
2.2.3.2. Công tác quy hoạch tổng thể
Công tác quy hoạch tổng thể chưa được đầu tư thỏa đáng cả về nhân sự lẫn
kinh phí. Nhiệm vụ này tương đối phức tạp và tốn kém về thời gian cũng như trí lực
và vật lực nhưng có vị trí hết sức quan trọng trong điều kiện ngành thống kê còn rất
56
thiếu các quy hoạch chung, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành đặc biệt trong lĩnh
vực đầu tư xây dựng.
Trong giai đoạn 2013-2017, hầu hết các dự án đầu tư xây dựng không căn cứ
trên quy hoạch tổng thể mà được thực hiện đơn lẻ nên không tránh khỏi việc phải
điều chỉnh nhiều lần trong quá trình triển khai thực hiện, đồng thời hiệu quả khi đưa
và khai thác sử dụng công trình sẽ không cao.
Do ngành thống kê là một ngành dọc nên việc đầu tư dự án tại các địa
phương có sự ảnh hưởng không nhỏ từ công tác quy hoạch của các tỉnh, quy hoạch
theo vùng.
2.2.3.3. Công tác chuẩn bị đầu tư
Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, công tác lập dự án đầu tư
cũng rất quan tâm, chú trọng. Các dự án đầu tư được thông qua phải là các dự án
đáp ứng được yêu cầu có trong quy hoạch, định hướng của ngành.
Công tác bố trí vốn cho các dự án đầu tư trong giai đoạn gần đây của ngành đã
được chỉ đạo tập trung hơn, giảm bớt được tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém
hiệu quả.
Đồng thời với các dự án đã và đang triển khai thực hiện, một số dự án chuẩn
bị đầu tư cũng được tiến hành nhằm tiết kiệm thời gian và đáp ứng nhu cầu cấp
bách trong đầu tư xây dựng.
Sau khi được phê duyệt nhiệm vụ, các đơn vị đại diện chủ đầu tư đã phối hợp
với các đơn vị tư vấn và các Ban, đơn vị để khảo sát lập dự án theo đúng tiến độ,
các dự án được lập và phê duyệt đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo thời gian theo quy
định, các phòng ban, đơn vị đã có sự phối hợp tốt trong công tác thẩm định trình
phê duyệt dự án.
Tuy nhiên khâu chuẩn bị đầu tư còn nhiều hạn chế cả về mặt khách quan lẫn
chủ quan. Cụ thể:
- Việc xác định chủ trương đầu tư, quy mô và tính chất đầu tư chưa có sự
thống nhất giữa các đơn vị tham gia quản lý dự án, chưa có một mức chuẩn nào cụ
thể, vẫn phụ thuộc vào quy hoạch của các địa phương, phụ thuộc vào nguồn vốn
đầu tư được cấp hàng năm của ngành;
57
- Cán bộ của Ban quản lý dự án (đặc biệt là ban kiêm nhiệm) chưa đồng đều,
thiếu kiến thức về chuyên môn, nên việc nghiên cứu dự án trước khi trình duyệt rất
qua loa, hời hợt. Do đó có rất nhiều thiếu sót trong qua trình thực hiện dự án;
- Một số dự án chưa chọn được tư vấn làm việc có hiệu quả, có trách nhiệm,
hồ sơ tư vấn còn sơ sài, nội dung thiếu thực tế.
Có thể tổng hợp tình hình thực hiện, giải ngân vốn chuẩn bị đầu tư các dự án
đầu tư xây dựng của ngành Thống kê trong giai đoạn 2013-2017 như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Giai đoạn
2013 2014 2015 2016 2017
*) Chuẩn bị đầu tư:
- Số dự án
- Vốn theo kế hoạch
- Vốn thực hiện
0
0
0
7
2.000
2.000
7
2.200
2.200
21
3.700
1.173,08
17
1.645
0
Bảng 2.3: Tổng hợp các dự án chuẩn bị đầu tƣ giai đoạn 2013-2017
Nhiều nhà tư vấn không đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho công tác lập dự án
thiết kế, cụ thể:
- Khảo sát chưa đầy đủ, chính xác cả về địa hình và địa chất, số liệu khảo sát
địa hình không đầy đủ, thiếu chính xác, khảo sát địa chất và đánh giá kết quả và
đánh giá kết quả khảo sát địa chất không chuẩn dẫn đến việc khi thi công phát sinh
gia cố, bổ sung thêm hạng mục, nội dung đầu tư;
- Công tác thiết kế, tính toán kết cấu thiếu chuẩn xác dẫn tới thiếu, thừa hạng
mục, khối lượng, làm mất thời gian của công tác thẩm định, kéo dài thời gian thực hiện
dự án. Có những dự án thiết kế không hợp lý, thiếu thực tế làm suất đầu tư quá cao;
- Nhiều nhà thầu tư vấn tư duy kiến trúc chưa tốt khiến việc bố trí tổng mặt
bằng dự án và không gian kiến trúc của các công trình còn sơ sài, không hợp lý.
2.2.3.4. Công tác thực hiện dự án
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_dau_tu_xay_dung_co_ban_tu_ngan_sach_nha_nuo.pdf