MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN . 3
MỤC LỤC . 4
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT . 7
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ . 8
MỞ ĐẦU. 9
1. Lý do chọn đề tài . 9
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài . 10
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 11
4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 11
5. Giả thuyết khoa học . 11
6. Các phương pháp nghiên cứu . 12
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu . 14
8. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 14
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 16
1.1. Một số vấn đề lý luận về quản lý. 16
1.1.1. Khái niệm về quản lý . 16
1.1.2. Ba yếu tố của quản lý . 17
1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động quản lý. 19
1.1.4. Các phương pháp quản lý (PPQL) . 20
1.2. Cơ sở lý luận của quản lý dạy học môn Tiếng Việt. 22
1.2.1. Quản lý dạy học của nhà trường . 22
1.2.2. Quản lý dạy học môn Tiếng Việt các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số.25
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT TẠI
CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ XÊ ĐĂNG TỈNHKON TUM. 34
2.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum. 34
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên [53]. 34
2.1.2. Lịch sử hình thành, phát triển tỉnh Kon Tùm [05] . 345
2.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum . 35
2.2. Tình hình giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum . 38
2.2.1. Sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về giáo dục DTTS. 38
2.2.2. Thực trạng GD&ĐT Kon Tum giai đoạn 2001-2005 [48]. 39
2.3.Thực trạng dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học vùng Xê Đăng. 43
2.3.1. Đặc điểm giáo dục tiểu học vùng dân tộc thiểu số Xê Đăng . 43
2.3.2. Thực trạng dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học vùng Xê Đăng. 45
2.4. Thực trạng quản lý dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng
dân tộc thiểu số Xê Đăng tỉnh Kon Tum. 51
2.4.1. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp trò chuyện . 51
2.4.2. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp điều tra phiếu hỏi . 53
2.4.3. Nhận xét, đánh giá chung công tác quản lý dạy học môn Tiếng Việt tại các
trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số Xê Đăng tỉnh Kon Tum. 66
2.4.4. Thực trạng công tác quản lý dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc
thiểu số một số tỉnh trong khu vực. 69
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN
TIẾNG VIỆT TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
XÊ ĐĂNG TỈNH KON TUM. 71
3.1. Những căn cứ để đề xuất biện pháp . 71
34.1. Căn cứ phương hướng phát triển GD&ĐT tỉnh Kon Tùm 2006-2010 [61] . 71
3.1.2. Căn cứ vào mục tiêu đối với bậc học tiểu học . 72
3.1.3. Căn cứ vào thực trạng quản lý dạy học môn Tiếng Việt các trường tiểu học
vùng dân tộc thiểu số Xê Đăng . 73
3.1.4. Căn cứ kết quả trưng cầu ý kiến chuyên gia về các biện pháp tăng cường
quản lý dạy học tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng DTTS Xê Đăng. 73
3.2. Các biện pháp tăng cường quản lý dạy học môn Tiếng Việt tại các trường
tiểu học vùng dân tộc thiểu số Xê Đăng tỉnh Kon Tum. 74
3.2.1. Biện pháp thứ nhất: Tăng cường năng lực quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng..74
3.2.2. Biện pháp thứ hai: Nâng cao năng lực giảng dạy tiếng Việt cho giảo viên. 77
3.2.3. Biện pháp thứ ba: Quản lý việc thực hiện chế độ, chính sách đểphát triền đội
ngũ giáo viên. . 816
3.2.4. Biện pháp thứ tứ: Phát huy tác dụng của cơ sở vật chất, trang thiết bị trong
dạy học môn Tiếng Việt. . 82
3.2.5. Biện pháp thứ năm: Tăng cường quản lý việc học tiếng Việt của học sinh
tiếu học Xê Đăng. 84
3.3. Quan hệ giữa các biện pháp tăng cường quản lý dạy học. 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 89
1. KẾT LUẬN . 89
2. KIẾN NGHỊ . 90
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo . 90
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Kon Tum. 90
2.3. Đối với các phòng Giáo dục. 91
2.4. Đối với hiệu trưởng các trường tiểu học . 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 93
PHỤ LỤC . 98
104 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý dạy học môn tiếng việt tại các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số xê đăng tỉnh Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểu học vùng này rất lớn.
Vùng đồng bào DTTS Xê Đăng ở Kon Tum là căn cứ cách mạng trong thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nên tinh thần cách mạng cao, trung
thành với Đảng, với Bác Hồ. Đây là một đặc điểm thuận lợi trong công tác phát triển
giáo dục mà các nhóm dân tộc thiểu số khác ở Tây Nguyên ít có được. Giáo viên và
cán bộ quản lý (CBQL) là người Xê Đăng tại các trường chiếm tỷ lệ gần 10%, đây là
nền tảng để kết nối giữa học sinh và giáo viên, giữa giáo viên với cộng đồng.
2.3.1.2. Về học sinh tiểu học dân tộc thiểu số Xê Đăng
- Điều kiện sinh sống của học sinh: Học sinh tiểu học DTTS Xê Đăng sống cùng
với gia đình tập trung thành làng, bản ở các vùng kinh tế - xã hội kém phát triển; tập
trung chủ yếu ở các xã đặc biệt khó khăn thuộc các huyện Đak Hà, Đak Tô, Tu Mơ
Rông, Ngọc Hồi và một phần ở huyện ĐakGlei tỉnh Kon Tum. Các làng trong một xã
cách xa nhau, số dân trong mỗi làng rất ít cho nên tại các làng chỉ tổ chức các lớp đầu
bậc tiểu học. Học sinh các lớp cuối bậc tiểu học phải đến trường trung tâm tại xã để
học mà trường trung tâm thì xa nhà, học sinh đi học về trong ngày trở ngại.
Nhiều phong tục, tập quán lạc hậu còn tồn tại trong cộng đồng DTTS Xê Đăng
làm cản trở việc học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh nữ. Phần lớn cha mẹ học
sinh có trình độ học vấn thấp, không có khả năng trợ giúp con em mình trong việc
học tập. Kinh tế gia đình học sinh thấp, chủ yếu sống bằng nông nghiệp lạc hậu, chọc
tỉa trên nương rẫy, năng suất thấp. Nhiều gia đình thiếu lương thực để ăn, hàng năm
Nhà nước phải cứu trợ.
- Tâm lý của học sinh: Học sinh ít có cơ hội tiếp xúc với người Kinh; trình độ
văn hóa thấp nên có tâm lý tự ti không dám tiếp cận, giao lưu với người khác, ngay
cả trong lớp học. Nhiều lúc giáo viên hỏi những câu các em có thể trả lời được nhưng
các em không đưa tay trả lời; chỉ khi giáo viên gọi đúng tên thì các em mới trả lời.
- Khả năng sử dụng tiếng Việt của học sinh: Tiếng Việt được xem là tiếng phổ
thông, tiếng dùng chung cho cộng đồng các dân tộc Việt Nam “Tiếng và chữ phổ
45
thông là ngôn ngữ chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nó là phương tiện
giao lưu không thể thiếu được giữa các địa phương và các dân tộc trong cả nước,
giúp cho các địa phương và các dân tộc có thể phát triển đồng đều về các mặt kinh
tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, tăng cường khối đoàn kết dân tộc và thực hiện quyền
bình dẳng dân tộc"[47]. Dự án phát triển giáo dục tiểu học sinh có hoàn cảnh khó
khăn thống kê tháng 11-2004 với số liệu khảo sát tại 215 huyện của 40 tỉnh tham gia
Dự án cho thấy có 37% đến 49% học sinh dân tộc thiểu số các huyện chưa biết hoặc
biết rất ít tiếng Việt trước khi vào học lớp một. Học sinh DTTS Xê Đăng tỉnh Kon
Tum cũng trong tình trạng chung, vốn tiếng Việt hạn chế, vẫn còn tình trạng học sinh
vào học lớp một mà không nói được tiếng Việt.
2.3.1.3. Những thách thức trong việc dạy học môn Tiếng Việt
Thực tiễn tại các trường tiểu học cho thấy khả năng tiếng Việt của học sinh tiểu
học Xê Đăng trước khi đến trường thấp và không đồng đều giữa các vùng. Vì vậy,
việc xác định nội dung, phương pháp dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh DTTS Xê
Đăng cần xác định cụ thể cho từng đối tượng, từng xã, từng huyện.
Tiếng mẹ đẻ ảnh hướng không nhỏ đến quá trình học tiếng Việt của học sinh.
Khi đến trường các em đã sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, do đó các em dễ có sự
giao thoa về ngữ âm, cấu trúc ngôn ngữ, cách diễn đạt ngôn ngữ giữa tiếng mẹ đẻ và
tiếng Việt, gây hậu quả cho việc học tiếng Việt.
Môi trường dạy học tiếng Việt cho học sinh hạn chế, thiếu trang thiết bị dạy
môn Tiếng Việt cho đối tượng học sinh DTTS. Ngôn ngữ giữa người dạy và người
học không đồng nhất.
Cả nước đang áp dụng một chương trình giảng dạy thống nhất cho tất cả các đối
tượng học sinh; trong khi đó trình độ tiếng Việt, điều kiện kinh tế, văn hóa... của học
sinh DTTS Xê Đăng rất thấp nên dạy học khó khăn.
2.3.2. Thực trạng dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học vùng Xê Đăng
Đánh giá thực trạng dạy học là đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên và
tinh thần sẩn sàng học tập, điều kiện học tập, thái độ học tập của học sinh. Tác giả
46
nghiên cứu bằng phiếu hỏi dựa trên ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và
lực lượng xã hội.
2.3.2.1. Thực trạng năng lực giảng dạy môn Tiếng Việt của giáo viên
Điều tra tổng hợp về năng lực giảng dạy tiếng Việt của giáo viên tiến hành trên
53 khách thể là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, kết quả như sau:
Bảng số 2.4: Kết quả điều tra về năng lực giảng dạy tiếng Việt của giáo viên
TT Nội dung điều tra
Ý kiến đánh giá
Tốt Khá T.Bình Yếu
1 Trình độ chuyên môn được đào tạo
đối với nhiệm vụ
15
28,8%
22
41,5%
11
20,8%
5
9,4%
2 Năng lực đổi mới phương pháp dạy
học theo yêu cầu
10
18,8%
33
62,4%
10
18,8%
0
3 Năng lực vận dụng chương trình
của Bộ GD&ĐT vào địa phương
9
20%
31
58,5%
13
21,5%
0
4 Năng lực xây dựng chương trình
dạy môn Tiếng Việt cho học sinh
5
9,4%
29
54,7%
19
35,9%
0
5 Năng lực dạy môn Tiếng Việt cho
học sinh dân tộc thiểu số
4
7,5%
22
41,5%
21
39,6%
6
11,4%
6 Khả năng tích hợp trong giảng dạy
giữa tiếng Việt và tiếng Xê Đăng
5
9,4%
15
18,3%
25
47,2%
8
15,1%
7 Khả năng làm, vận dụng trang thiết
bị dạy học vào giảng dạy môn
Tiếng Việt
10
18,8%
15
18,3%
25
47,2%
2
3,7%
8 Năng lực tổ chức hoạt động ngoài
giờ đẻ tăng cường tiếng Việt cho
học sinh TDTS
2
3,7%
23
43,6%
24
45,2%
4
7,5%
9 Tinh thần, ý thức trách nhiệm trong
việc giảng dạy tại các trường vùng
DTTS
27
50,9%
20
37,8%
6
11,3%
0
Nguồn tư liệu: Tổng hợp từ các phiếu điều tra (PHIẾU SỐ: 2A)
Nhận xét năng lực giáo viên dựa vào kết quả điều tra:
Căn cứ số liệu điều tra cho thấy rằng có 5/53 CBQL (chiếm tỷ lệ 9,4%) đánh giá
năng lực dạy tiếng Việt của giáo viên hiện nay còn yếu kém; đây là nguyên nhân của
dạy học tiếng Việt vùng Xê Đăng chưa cao. Hầu hết CBQL cho rằng giáo viên đã
tiếp cận đổi mới phương pháp dạy học (Trong đó có 18,8% đánh giá là tốt; 62,4%
47
đánh giá giáo viên đạt mức khá và 18,8% đánh giá trung bình; không có trường hợp
đánh giá là yếu kém).
Giáo viên chưa tích hợp giảng dạy bằng tiếng Việt và tiếng Xê Đăng, giáo viên
không nói được tiếng Xê Đăng. Hiện nay các trường tổ chức giảng dạy môn Tiếng
Việt cho học sinh trực tiếp bằng tiếng Việt, đang còn khó khăn cho cả người dạy và
người học, nhất là các lớp đầu bậc tiểu học.
Năng lực tự làm đồ dùng dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên còn
yếu. Có 47,25% CBQL đánh giá năng lực làm và sử dụng thiết bị dạy học của giáo
viên chỉ đạt mức trung bình. Hầu hết giáo viên được đào tạo theo phương pháp truyền
thống, thầy giảng, trò ghi và trò tái hiện lại kiến thức tiếp thu; chưa thành thạo trong
việc sử dụng đồ dùng dạy học. Năng lực của giáo viên về tổ chức động ngoài giờ để
củng cố khả năng tiếng Việt cho học sinh rất thấp (45,2% ở mức trung bình, 7,5%
còn yếu kém).
2.3.2.1. Thực trạng học tập môn Tiếng Việt của học sinh DTTS Xê Đăng
Đánh giá thực trạng học tập môn Tiếng Việt của học sinh dựa vào phiếu điều tra
các trường tiểu học có học sinh DTTS Xê Đăng, số liệu báo cáo của Sở GD&ĐT Kon
Tum; phân tích đánh giá kết quả học tập, điều kiện học tập, thái động học tập của học
sinh, nguyên nhân của thực trạng.
Bảng số 2.5: Kết quả học tập môn Tiếng Việt giai đoạn
2001-2005 của học sinh tiểu học DTTS Xê Đăng tỉnh Kon Tum
Năm học
Số
Trườ
ng
điều
tra
Số học sinh
các trường
điều tra
Chất lượng môn Tiếng Việt hàng năm của học
sinh tiểu học DTTS Xê Đăng ỏ các trường
Khá, giỏi Trung bình Còn yếu
T.số DTTS
Xê
Đăng
T.số Tỷ lệ
%
T.số Tỷ lệ
%
T.số Tỷ lệ
%
2000-2001 25 10978 8010 1130 14% 5958 72% 1132 14%
- H . Đ a k H à 8 4044 2343 438 19% 1606 69% 229 13%
- H. Đak Tô 9 4167 2900 368 13% 2256 78% 296 10%
- H . Tu Mơ Rông 8 2767 2767 324 12% 2096 76% 537 19%
2001-2002 25 10932 8025 1272 15% 5881 72% 1102 13%
- H . Đ a k H à 5 3666 2125 453 21% 1450 69% 212 10%
- H. Đak TÔ 9 4244 2887 390 14% 2247 78% 490 08%
48
- H . Tu Mơ Rông 8 3013 3013 429 14% 2184 73 400 13%
2002-2003 25 10731 7967 1281 16% 5939 75% 747 09%
- H. Đak Hà 8 3464 2002 383 19% 1478 74% 141 07%
- H. Đak Tô 9 4217 2910 400 14% 2259 77% 251 09%
- H . Tu Mơ Rông 8 3050 3055 498 16% 2202 72% 355 12%
2003-2004 25 11588 8840 1339 15% 6411 73% 1090 12%
- H. Đak Hà 8 3701 2263 447 20% 1620 72% 196 8%
- H. Đak Tô 9 4396 3087 443 14% 2338 76% 306 10%
- H . Tu M ơ Rông 8 3489 3490 449 13% 2453 70% 588 15%
2004-2005 25 11294 8695 1365 17% 6507 75% 813 8%
- H . Đ a k H à 8 3508 2097 475 23% 1483 70% 139 7%
- H. Đak Tô 9 4153 2965 429 14% 2442 76% 304 10%
- H . Tu Mơ Rông 8 3633 3633 461 13% 2582 72% 570 15%
Nguồn tư liệu: Tổng hợp từ các phiếu điều tra (PHIẾU SỐ : 01)
Trong 3 huyện điều tra trên, huyện Đak Hà có điều kiện kinh tế xã hội cao hơn,
học sinh Xê Đăng có thể nói được tiếng Việt trước khi vào học tiểu học nên kết quả
học tập môn Tiếng Việt đạt tỷ lệ khá giỏi cao hơn và ổn định trong các năm học.
Huyện Đak Tô kinh tế chậm phát triển, đồng bào DTTS chiếm 52 % dân số toàn
huyện - mức trung bình cả tỉnh. Huyện có nhiều thành tích trong kháng chiến chống
Mỹ, đồng bào có quan tâm đến việc học tập của con em mình. Tuy nhiên, kết quả học
tập nói chung, kết quả môn Tiếng Việt nói riêng chưa cao, tỷ lệ học sinh DTTS khá
giỏi còn thấp, học sinh yếu còn nhiều.
Huyện Tu Mơ Rông có sự phân hóa kết quả học tập cao hơn giữa học sinh khá
giỏi và học sinh còn yếu. Đội ngũ giáo viên giảng dạy ở huyện Tu Mơ Rông hầu hết
là người Kinh từ nơi khác đến, không có khả năng giao tiếp bằng tiếng Xê Đăng với
học sinh; các trường ở huyện này trên 90% học sinh là người DTTS. Hàng ngày các
em sử dụng tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt nên việc học tập tiếng Việt khó khăn, nhất là
các lớp đầu bậc tiểu học. số lượng học sinh có kết quả học tập cuối năm môn Tiếng
Việt còn yếu nhiều. Điều này ảnh hưởng đến kết quả giáo dục hàng năm.
Tìm hiểu thực tế cho thấy, những trường bố trí học 2 buổi/ ngày, học sinh có
điều kiện tiếp cận với giáo viên nhiều hơn, rèn luyện tiếng Việt nhiều hơn thông qua
các hoạt động ngoài giờ và các môn học khác thì kết quả học tập môn Tiếng Việt tốt
hơn. Ở những trường tổ chức học bán trú, học sinh gồm nhiều nhóm DTTS khác
49
nhau, sinh hoạt chung với nhau, phải sử dụng ngôn ngữ chung để giao tiếp là tiếng
Việt cho nên các em sẽ học tập tốt hơn.
Bảng số 2.6: Kết quả điều tra về điều kiện học tập của học sinh
Điều tra điều kiện học tập của học sinh đối với môn tiếng Việt thực hiện trên
457 học sinh DTTS Xê Đăng lớp 4 và lớp 5, năm học 2005-2006 thuộc ba huyện:
Đak Hà, Đak Tô và Tu Mơ Rông. Cách điều tra là cho học sinh đọc bảng câu hỏi và
tự đánh câu trả lời vào bảng hỏi. Kết quả thu được là:
TT Môn học
Số học sinh đồng ý Tổng số
Đak Hà Đak Tô T.M.Rông Tần số Tỷ lệ
Tổng số HS điều tra 165 162 130 457
1
Tài liệu tham khảo, thiết
bị để học riêng môn
Tiếng Việt đầy đủ
89-54% 76-45% 50-38% 245 47%
2
PHƯƠNG TIỆN
THÔNG TIN BẰNG
TIẾNG VIỆT
-Có nghe đài Ra đi ô
42-25% 72-44% 36-28% 150 32,8%
-Có xem ti vi 105-64% 98-60% 48-37% 251 54,9%
3
Môi trường sử dụng
Tiếng Việt tốt
108-65% 102-63% 57-44% 267 58,4%
4
Có học bài, làm bài tại
nhà
129-78% 102-63% 15-12% 246 53,8%
50
Nguồn tư liệu: Tổng hợp từ các phiếu điều tra (PHIẾU SỐ : 2C)
Kết quả điều tra cho thấy học sinh tiểu học Xê Đăng thiếu dụng cụ, trang thiết bị
chuyên dùng, tài liệu tham khảo để học tiếng Việt (chỉ 47% HS có tài liệu, thiết bị)
Các phương tiện thông tin đại chúng bằng tiếng Việt đến với học sinh cũng hạn chế
(32,8% được nghe đài phát thanh; 54,9% học sinh được xem ti vi). Môi trường sử
dụng tiếng Việt không thuận lợi, chỉ có 58,4% học sinh có điều kiện sử dụng tiếng
Việt hàng ngày ngoài nhà trường. Tỷ lệ học sinh học bài, làm bài tại nhà thấp, chỉ có
53,8% học sinh DTTS Xê Đăng làm bài, học bài tại nhà. Ta có thể so sánh kết quả
điều ưa các huyện qua Biểu đồ 2.4 sau.
Biểu đồ 2.4: Đánh giá điều kiện học tập tiếng Việt của học sinh tiểu học Xê
Đăng
Bảng số 2.7: Kết quả điều tra thái độ của học sinh đối với môn học tiếng Việt
TT Môn học Số học sinh yêu thích môn học Tổng cộng
Đak Hà Đak Tô T.M.Rông Tần số Tỷ lệ
Tổng số HS điều tra 165 162 130 457
1 Toán 78-47% 105-65% 48-37% 231 50,5%
2 Kỹ thuật 45-27% 38-23% 15-12% 98 21,4%
3 Sức khỏe 18-11% 18-11% 9-7% 45 9,8%
4 Tiếng Việt 63-38% 57-35% 27-21% 147 32,2%
51
5 Mỹ thuật 87-53% 108-67% 72-55% 267 58,4%
6 Đạo đức 27-16% 33-20% 33-25% 93 20,4%
7 Tự nhiên xã hội 15-9% 36-22% 30-23% 81 17,7%
8 Hát nhạc 63-38% 111-69% 45-35% 219 47,9%
9 Thể dục 36-22% 93-57% 45-35% 174 38,1%
Nguồn tư liệu: Tổng hợp từ các phiếu điều tra (PHIẾU SỐ : 2C)
Qua số liệu điều tra cho thấy tần số học sinh yêu thích các môn học Toán, Mỹ
thuật, Hát nhạc cao hơn các môn học khác. Môn Tiếng Việt có 147/457 học sinh yêu
thích (chiếm tỷ lệ 32,2%) . Con số này nói lên tính khó khăn, phức tạp của tiếng Việt
đối với học sinh Xê Đăng. Xét riêng từng huyện thì học sinh huyện Đak Hà yêu thích
môn học Tiếng Việt với tỷ lệ 38%, cao hơn hai huyện còn lại. Học sinh huyện Tu Mơ
Rông có tỷ lệ học sinh yêu thích môn Tiêng Việt tháp nhát 21%. So sánh thái độ yêu
thích môn Tiếng Việt của học sinh DTTS Xê Đăng ở các huyện được minh họa bằng
Biểu đồ 2.5 sau:
Biểu đồ 2.5: Đánh giá thái độ của học sinh Xê Đăng đối với môn học Tiếng Việt
2.4. Thực trạng quản lý dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng
dân tộc thiểu số Xê Đăng tỉnh Kon Tum
2.4.1. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp trò chuyện
Trao đổi trực tiếp với một số Trưởng phòng Giáo dục và lãnh đạo các huyện
vùng dân tộc thiểu số Xê Đăng, tác giả thu được kết quả như sau:
52
■ Ông Nguyễn Bá Lý - Trưởng phòng Giáo dục huyện Đak Hà cho rằng: Để
quản lý tốt việc dạy học môn Tiếng Việt cho sinh DTTS nói chung, học sinh DTTS
Xê Đăng nói riêng, cán bộ quản lý cần chỉ đạo giáo viên quan tâm đến điều kiện cụ
thể của các em; điều kiện kinh tế gia đình, trình độ văn hóa của cha mẹ; khả năng
tiếng Việt của học sinh. Giáo viên cần nắm chắc tình hình học sinh để có biện pháp
giúp đỡ sát đối tượng, nâng cao hiệu quả giáo dục. Các trường thiếu trang thiết bị dạy
học môn Tiếng Việt, những khái niệm trừu tượng mà không có thiết bị minh họa học
sinh DTTS khó hiểu, tiếp thu chậm. Giáo viên biết tiếng DTTS có lợi thế trong việc
tiếp cận học sinh và cha mẹ học sinh. Từ đó họ có thể làm tốt công tác giáo dục.
Phòng Giáo dục Đak Hà đã thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn, trao đổi
kinh nghiệm về quản lý dạy học giữa các trường với nhau. Qua trao đổi giúp cho hiệu
trưởng bổ sung những bài học kinh nghiệm trong quản lý.
■ Ông Nguyễn Văn Châu - Trưởng phòng Giáo dục huyện Đak Tô tâm sự Chất
lượng giáo dục huyện Đak Tô đang khó khăn, vấn đề then chốt là khả năng tiêng Việt
cho học sinh DTTS. Các xã đồng bào DTTS mà học sinh được tiếp xúc với người
Kinh, nói được tiếng Việt thì chất lượng giáo dục cao.
Giáo viên dạy các xã vùng DTTS Xê Đăng hầu hết còn trẻ, là người Kinh từ các
nơi khác được điều động đến nên gặp không ít khó khăn cho các hiệu trưởng trong
việc sắp xếp, bố trí giảng dạy. Thiếu giáo viên có kinh nghiệm để dạy lớp một, giáo
viên không nói được tiếng DTTS khó khăn trong giao tiếp, truyền thụ kiến thức.
■ Ông Đỗ Thanh Quốc - Phó chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông nói rằng
Tôi xuất thân từ ngành Giáo dục nên hết sức trăn trở trong việc nâng cao chất
lượng dạy học đối với học sinh DTTS. Các cháu thiếu vốn tiếng Việt, nhiều cháu
nói tiếng Việt từng tiếng hiệt, không thể diễn đạt thành câu; khi đến trường các cháu
học chương tình thống nhất cả nước nên gặp trở ngại rất lớn. Huyện đã chủ trương
dạy tăng cường tiếng Việt cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi, chuẩn bị tâm thế cho các
cháu vào học tiểu học. Do đó, việc tổ chức cho học sinh học tập, ăn ở tại chỗ hiện
nay là rất can thiết. Khi sinh hoạt chung với nhau các nhóm DTTS khác nhau không
thể sử dựng tiếng mẹ đẻ của mình để giao lưu với học sinh nhóm DTTS khác. Như
53
vậy, các láu sẽ phải sử dụng ngôn ngữ chung trong sinh hoạt là tiếng Việt. Đây là cơ
hội để học sinh rèn luyện khả năng tiếng Việt.
2.4.2. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp điều tra phiếu hỏi
Đối tượng điều tra là hiệu trưởng, giáo viên, học sinh tại các trường; cha mẹ
học sinh và các lực lượng xã hội khác có liên quan. Phạm vi nghiên cứu là các
trường qểu học vùng DTTS Xê Đăng 3 huyện (Đak Hà, huyện Đak Tô, huyện Tu
Mơ Rông).
2.4.2.1. Kết quả điều tra nghiên cứu về quản lý việc giảng dạy của giáo viên
Điều tra quản lý việc giảng dạy của giáo viên thực hiện trên ý kiến của 53 cán bộ
quản lý và 133 giáo viên của cả 3 huyện. Nội dung điều tra là: quản lý theo mục tiêu
GD tiểu học do Luật Giáo dục quy định; quản lý thực hiện chương trình do Bộ
GD&ĐT ban hành; quản ly việc vận dụng chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành
vào địa phương ; quản lý việc soạn bài, chuẩn bị bài của giáo viên; quản lý việc dự
giờ lên lớp của giáo viên; quản lý việc bố trí thêm thời gian dạy tiếng Việt cho học
sinh DTTS; quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập cùa học sinh; quản lý
sử dụng trang thiết bị, tài liệu dạy học tiếng Việt; quản lý việc tổ chức hoạt động
ngoài giờ cho học sinh. Kết quả điều tra thể hiện tại bảng số 2.8 sau:
54
55
56
■ Quản lý theo mục tiêu giáo dục tiểu học Luật Giáo dục quy định Việc quản lý
theo mục tiêu giáo dục tiểu học do Luật Giáo dục quy định tại các trường đều được
giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá cao (17% CBQL và 28% giáo viên đánh giá tốt;
không có trường hợp nào cho rằng việc quản lý theo mục tiêu là yếu kém) ; không có
sự khác biệt ý nghĩa giữa hai lực lượng này (x 2 = 8,77). Điều đổ chứng tỏ tất cả giáo
viên và cán bộ quản lý đánh giá công tác quản lý theo mục tiịêu giáo dục tại các
trường tiểu học vùng Xê Đăng thực hiện tốt “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh
hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học THCS"[44]
■ Quản lý thực hiện chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành
Kết quả khảo sát trên tổng số 53 cán bộ quản lý và 133 giáo viên trực tiếp giảng
dạy cho thấy việc quản lý thực hiện chương trình ở các trường đều triển khai tốt (có
17% CBQL và 29% giáo viên đánh giá việc quản lý thực hiện chương trình do Bộ
GD&ĐT ban hành là tốt; trên 60% CBQL và giáo viên đánh giá thực hiện chương
trình khá; không có ý kiến nào đánh giá còn yếu kém) ; không có sự khác biệt ý nghĩa
về đánh giá của giáo viên và CBQL ( x2 = 5,36).
Trước đây có ba bộ chương trình bậc tiểu học khác nhau để các địa phương vận
dụng giảng dạy cho các đối tượng khác nhau (chương trình 165 tuần, chương trình
120 tuần, chương trình 100 tuần). Ba bộ chương trình này tuy còn những hạn chế,
nhưng đã tạo chủ động cho các địa phương. Từ năm học 2002-2003, thực hiện một
chương trình tiểu học thống nhất cả nước, đã bắt đầu nảy sinh những trở ngại, lúng
túng cho các cấp quản lý giáo dục. Tổ chức quản lý dạy học như thế nào cho bảo đảm
chương trình, phù hợp với đối tượng học sinh. Phương pháp dạy học mới khó áp
dụng cho đối tượng học sinh DTTS chưa nói được tiếng Việt.
Ngoài phân tích bằng số liệu ở trên, khi trao đổi. với giáo viên trực tiếp giảng
dạy, nhiều giáo viên mong muốn có bộ chương trình dành cho đối tượng học sinh có
hoàn cảnh khó khăn; mong muốn chủ trương giảm tải chương tình tiểu học của Bộ
GD&ĐT sớm được cụ thể hoa để các trường thực hiện.
■ Quản lý việc vận dụng chương trình Bộ GD&ĐT ban hành vào nhà trường
57
Quản lý việc vận dụng chương trình của Bộ GD&ĐT vào nhà trường là việc
hiệu trưởng tổ chức để hội đồng sư phạm nhà trường xây dựng nội dung vận dụng
chương trình khung của Bộ GD&ĐT vào nhà trường cho từng khối lớp. Khảo sát cho
thấy có 5/53 (chiếm tỷ lệ 9,4%) CBQL ở các trường đánh giá việc vận dụng chương
trình hiện nay tốt, có 33/133 giáo viên (chiếm tỷ lệ 24,8%) đánh giá tốt. Còn nhiều ý
kiến đánh giá việc vận dụng chương trình vào nhà trường ở mức độ trung bình ( 17%
CBQL và 12% giáo viên).
Đối với vùng DTTS Xê Đăng, chương trình tiểu học hiện hành còn nhiều bất
cập, chưa phù hợp đối tượng học sinh nên vận dụng, điều chỉnh chương trình là hết
sức cần thiết, đặc biệt là môn Tiếng Việt. Vấn đề tăng thời lượng dạy học môn Tiếng
Việt đã được các trường chủ động triển khai. Học sinh học tốt môn Tiếng Việt thì
mới có thể học tốt các môn học khác. Nhiều trường đã giảm giờ dạy các môn học
khác ở các lớp đầu bậc tiểu học để tăng thời lượng dạy môn Tiếng Việt.
■ Quản lý việc soạn bài của giáo viên
Có 13/53 CBQL (chiếm tỷ lệ 24,5%) và 62/133 giáo viên (chiếm tỷ lệ 46,5%)
đánh giá tốt; có 8/53 CBQL(chiếm tỷ 15,1%) cho việc quản lý soạn bài của giáo viên
còn yếu kém, trong khi đó không có giáo viên nào cho là yếu kém. Như vậy có sự
khác biệt đánh giá giữa giáo viên và CBQL, thể hiện qua trị số chi bình phương cũng
cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa này (x2 = 51,25 ). Dựa trên kết quả điều tra cho thấy
giáo viên chuẩn bị bài chưa tốt trước khi lên lớp. Một số giáo viên tỏ ra không có
động cơ phấn đấu, xem dạy học là nghề để kiếm sống, thiếu tâm huyết nghề nghiệp,
làm việc cầm chừng, khi có điều kiện thuận lợi thì họ sẩn sàng chuyển công tác khác.
Lý do nữa là các xã vùng DTTS kinh tế thấp là nơi cực kỳ khó khăn không còn nơi
nào khó hơn, nên giáo viên làm việc thiếu chuyên cần các cấp quản lý giáo dục cũng
không thể chuyển họ đi nơi nào khác. Đây là rào cản lớn trong công tác quản lý dạy
học của người hiệu trưởng.
■ Quản lý viềc dự giờ lên lớp
Có 13/53 CBQL (chiếm tỷ lệ 24,5%) và 53/133 giáo viên (chiếm tỷ lệ 40%) đánh
giá việc quản lý dự giờ lên lớp, thao giảng là tốt. Sự đánh giá này không đồng nhất,
có sự khác biệt cần quan tâm. Ngoài ra, còn có 34% CBQL đánh giá quản lý dự giờ
58
hiện nay ở mức trung bình, trong khi đó chỉ 9% giáo viên đánh giá trung bình. Sự
khác biệt có ý nghĩa cũng thể hiện qua tri số chi bình phương so sánh (x2= 17,85).
Hiệu trưởng các trường đã quan tâm chỉ đạo hoạt động dự giờ, thao giảng;
nhưng việc triển khai còn gặp khó khăn. Các trường có nhiều điểm trường khác nhau
nằm ở các làng xa trung tâm xã, mỗi làng có một vài lớp học với một vài giáo viên ăn
ở tại chỗ để dạy học, hầu hết các lớp học chỉ bố trí trong buổi sáng mỗi ngày. Giáo
viên dạy các lớp học ở làng về trường chính tại trung tâm xã dự giờ thì phải cho học
sinh nghỉ học.
■ Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Trên thực tế, học sinh học tốt môn Tiếng Việt mới tích cực học tập các môn
khác. Kết quả điều tra cho thấy hầu hết CBQL và giáo viên đánh giá việc quản lý
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở mức tốt và khá. Một điều khác với
các trường vùng thành thị là không có hiện tượng dạy thêm học thêm tràn lan. Mục
đích của dạy thêm giờ tăng buổi vì mục đích chính đáng, không có vụ lợi cá nhân
nào. Vì vậy, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là khách quan,
không bị chi phối bơi những động cơ cá nhân như các trường học ở đô thị.
■ Quản lý việc bồi dưỡng giáo viên
"Giáo viên là người quyết định chất lượng giáo dục", điều này đã được các nhà
khoa học giáo dục khẳng định từ nhiều thế hệ. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực giáo
viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chỉ
đạo; Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 40/TW; Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo
thực hiện nghị qụyết của Bộ Chính trị; Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo
ngành GD&ĐT triển khai bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên.
Đến nay giáo Viên tiểu học tỉnh Kon Tum cơ bản đã đạt chuẩn về bằng cấp.
Tuy nhiên, năng lực thực sự chưa tương ứng với bằng cấp được đào tạo. Nguyên
nhân là những năm cuối thập niên 90 thế kỷ XX, giáo dục phát triển quá nhanh,
nhiều xã vùng DTTS thiếu giáo viên nghiêm trọng; tỉnh đã tuyển và đào tạo giáo
viên bằng nhiều hình thức linh hoạt, không chính quy; có những người chưa tốt
nghiệp THCS vẫn tuyển vào trường sư phạm để đào tạo giáo viên tiểu học. Trong
59
quá trình công tác, số giáo viên này được bồi dưỡng, bổ sung kiến thức đến nay đã
đạt chuẩn bằng cấp nhưng năng lực giảng dạy thực sự vẫn còn thấp.
■ Quản lý việc sử dụng sách tham khảo, tài liệu, trang thiết bị phục vụ dạy học
tiếng Việt
Học sinh tiểu học Xê Đăng học môn Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai, cách phát
âm, từ ngữ, khái niệm, kết cấu câu... đều mới mẻ. Do vậy, trang thiết bị dạy học
phục vụ bộ môn, tranh ảnh minh họa, tài liệu tham khảo, sách đọc thêm bằng tiếng
Việt là hết sức cần thiết. Hiện nay thiết bị dạy học phục vụ môn Tiếng Việt cho học
sinh DTTS tại các trường chưa được trang bị, th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_11_13_5325293761_7942_1871628.pdf