MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
3.1. Khách thể nghiên cứu 2
3.2. Đối tượng nghiên cứu 3
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5.1. Xác định cơ sở lý luận quản lý hoạt động dạy học thực hành
nghề ở hệ trung cấp nghề tại trường CĐCN Thái Nguyên 3
5.2. Đánh giá thực trạng quản lý dạy học thực hành nghề (hệ
trung cấp) ở trường CĐCN Thái Nguyên hiện nay3
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề (hệ
trung cấp) của trường CĐCN Thái Nguyên 3
5.4. Tổ chức lấy ý kiến thẩm định kết quả nghiên cứu 3
6. Phạm vi nghiên cứu 3
6.1. Khảo sát thực trạng công tác quản lý dạy học thực hành
nghề được thực hiện ở tất cả các lớp hệ trung cấp nghề đang
đào tạo tại trường CĐCN Thái Nguyên 3
6.2. Các biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề được đề xuất
để áp dụng cho Giám hiệu và các cán bộ quản lí đào tạo của
hệ trung cấp nghề ở trường CĐCN Thái Nguyên 3
7. Phương pháp nghiên cứu 3
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận 3
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4
7.3. Các phương pháp khác 4
8. Cấu trúc luận văn 4
Chương 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÍ DẠY HỌC THỰC
HÀNH NGHỀ Ở TRưỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP 5
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu 5
1.1.1. Đặc trưng đào tạo nghề ở một số nước 5
1.1.2. Tình hình đào tạo Việt Nam 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản 7
1.2.1. Quản lý và Quản lí giáo dục 7
1.2.2. Quản lý nhà trường và Quản lí dạy học 10
1.2.3. Dạy học thực hành và Quản lí dạy học thực hành 11
1.2.4. Đào tạo nghề và Dạy học thực hành nghề 13
1.3. Các yếu tố của quá trình đào tạo nghề 16
1.3.1. Mục tiêu đào tạo nghề 16
1.3.2. Nội dung đào tạo nghề 16
1.3.3. Phương pháp đào tạo nghề 18
1.3.4. Hoạt động học tập và hoạt động dạy học 19
1.3.5. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập 20
1.4. Đặc điểm và vai trò của dạy học thực hành nghề 21
1.4.1. Đặc điểm của dạy học thực hành nghề 21
1.4.2. Vai trò của dạy học thực hành 22
1.5. Nội dung quản lí dạy học thực hành nghề 25
1.5.1. Quản lí kế hoạch dạy học thực hành 25
1.5.2. Quản lí nội dung, kế hoạch, chương trình giảng dạy thực hành
1.5.3. Quản lí phương pháp dạy học thực hành 26
1.5.4. Quản lí hoạt động dạy học thực hành của giáo viên 27
1.5.5. Quản lí hoạt động học tập thực hành của học sinh 28
1.6. Kết luận chương 1 29
Chương 2- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ DẠY HỌC THỰC
HÀNH NGHỀ (HỆ TRUNG CẤP) Ở TRưỜNG CĐCN THÁI NGUYÊN 30
2.1. Khái quát về công tác dạy nghề ở nước ta. 30
2.2. Khái quát về công tác dạy nghề ở Tỉnh Thái Nguyên 33
2.3. Thực trạng quản lý dạy học thực hành nghề ở trường CĐCN Thái Nguyên34
2.3.1. Vài nét về quá trình hình thành, tổ chức và hoạt động của trường CĐCN Thái nguyên34
2.3.2. Thực trạng quản lý dạy học thực hành nghề ở trường CĐCN Thái nguyên39
2.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý dạy học thực hành nghề ở trường CĐCN Thái nguyên.48
2.4.1. Về quản lý mục tiêu, kế hoạch đào tạo và chương trình dạy học thực hành nghề48
2.4.2. Đội ngũ giáo viên của trường 49
2.4.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học thực hành nghề51
2.4.4. Tổ chức dạy học thực hành của trường 52
2.5. Kết luận Chương 2 52
Chương 3 - MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ DẠY HỌC THỰC HÀNH
NGHỀ Ở TRưỜNG CĐCN THÁI NGUYÊN 54
3.1. Yêu cầu chung đối với các biện pháp 54
3.1.1. Đáp ứng tinh thần cơ bản của Chiến lược phát triển nhà trường 2005 - 201054
3.1.2. Tập trung cải thiện 4 lĩnh vực quản lý chuyên môn 55
3.2. Các biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề ở trường CĐCN Thái nguyên.55
3.2.1. Biện pháp 1: Đổi mới mục tiêu chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề55
3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới công tác quản lý kế hoạch, nội dung chương trình dạy học.56
3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp đào tạo theo
hướng phát huy tính tích cực chủ đông của người học.59
3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới công tác quản lý hoạt động dạy học thực hànhcủa giáo viên.63
3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị.67
3.2.6. Biện pháp 6: Đổi mới công tác quản lý việc học tập, rèn luyện của học sinh hoạt động thực hành nghề.69
3.3. Khảo sát tính khả thi các biện pháp 72
3.3.1. Phương pháp tiến hành. 72
3.2.2. Kết quả khảo nghiệm. 72
3.4. Kết luận chương 3 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
1. Kết luận 75
2. Kiến nghị 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 80
108 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5518 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý dạy học thực hành nghề (hệ trung cấp) ở trường cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/01/2007.
- Điều lệ trường Trung cấp nghề ban hành kèm theo Quyết định số
03/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/01/2007
- Qui chế thi kiểm tra
Với chức năng nhiệm vụ của trường, từ các văn bản pháp qui nhà
trường đã xây dụng kế hoạch đào tạo toàn khóa, theo từng năm học. Trong đó
qui định rõ mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, tiến độ thực hiện kế hoạch đào
tạo, kế hoạch sử dụng trang thiết bị, kế hoạch giaó viên và lịch giảng dạy của
giáo viên. Trường thực hiện qui chế tuyển sinh, xét lên lớp, xét công nhận tốt
nghiệp theo đúng các qui định, hướng dẫn của Bộ giáo dục - đào tạo và Bộ
Lao động - Thương binh - Xã hội.
Trong quá trình quản lý hoạt động giảng dạy từ việc xác định mục đích
của quá trình quản lý và chỉ đạo quá trình dạy học là: đảm bảo mọi kế hoạch,
chương trình, nội dung đào tạo; đảm bảo mọi điều lệ và mọi qui định, nội qui
được thực hiện một cách nghiêm túc, làm cho mọi hoạt động giảng dạy của
nhà trường ngày một đi vào nền nếp. Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường
luôn luôn quán triệt nguyên lý và nguyên tắc lý luận dạy học trong suốt quá
trình thông qua các cuộc họp hoặc thông qua các buổi thảo luận chuyên đề.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Hình 2.1. Tổ chức dạy học thực hành của trƣờng
Tổ chức DH thực hành nghề
Đào
tạo lý
thuyết
Đào tạo
qua ban
Đào tạo
chuyên
nghề
Đào tạo
nâng cao
Tại
xưởng
trường
Tại cơ sở
sản xuất
2.3.2. Thực trạng quản lí dạy học thực hành nghề ở trƣờng CĐCN Thái Nguyên
2.3.2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng
a. Mục đích khảo sát
Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy thực hành nghề của
trường để đánh giá được thực tế và cách thức quản lý hoạt động dạy học thực
hành nghề làm căn cứ thực tiễn đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động
này trong quản lí đào tạo nghề hệ trung cấp.
b. Đối tượng, địa bàn khảo sát
- Nhóm 1: Gồm 38 cán bộ quản lý và giáo viên hướng dẫn thực hành
của trường.
- Nhóm 2: Gồm 64 học sinh hệ trung cấp nghề (trong đó có 30 học sinh
mới ra trường từ 1 đến 2 năm hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp)
- Mẫu khảo sát: Chúng tôi đã thực hiện điều tra khảo sát lấy ý kiến giáo
viên, cán bộ quản lí tại 3 khoa có dạy thực hành cho hệ trung cấp nghề với
tổng số phiếu là 102 . Cụ thể như ở bảng 2.4.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Bảng 2.4. Đối tƣợng và địa bàn khảo sát
TT Địa bàn khảo sát
Đối tƣợng khảo sát
Cán bộ quản lý
và Giáo viên
Học sinh
1 Ban Lãnh đạo 2
2 Khoa điện 14 20
3 Khoa cơ khí 17 25
4 Khoa may 5 14
5 Tổng 38 64
c. Nội dung khảo sát
- Một số đặc điểm về cá nhân, gồm: tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ đào
tạo sư phạm, thâm niên công tác.
- Nhận thức về sự cần thiết và đánh giá mức độ công tác quản lý hoạt
động dạy thực hành về:
+ Quản lý mục tiêu đào tạo.
+ Quản lý kế hoạch, nội dung, chương trình thực hành nghề.
+ Quản lý đội ngũ giáo viên.
+ Quản lý phương pháp giảng dạy thực hành nghề.
+ Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị.
+ Quản lý công tác đánh gía kết quả thực hành.
d. Phương pháp và Kĩ thuật khảo sát
- Dùng bộ phiếu hỏi để lấy ý kiến của các đối tượng có liên quan trực
tiếp đến công tác quản lý dạy thực hành trong nhà trường .
- Phỏng vấn một số trưởng chuyên môn, giáo viên.
- Kiểm tra hệ thống mẫu biểu sổ sách giáo vụ.
- Tiếp thu các ý kiến đóng góp về quá trình dạy thực hành trong khuôn
khổ các hội thảo.
2.3.2.2. Kết quả khảo sát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Chúng tôi đã thu về được 36 phiếu (của cán bộ quản lý và giáo viên) và
58 phiếu của học sinh, kết quả như sau.
1. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường về quản lý dạy học
thực hành nghề
Bảng 2.5. Nhận thức về sự cần thiết và đánh giá mức độ
thực hiện công tác quản lý dạy học thực hành nghề
TT Nội dung khảo sát
Nhận thức
về sự cần thiết
Đánh giá
mức độ thực hiện
Số ý
kiến
Tỷ
lệ(%)
Xếp
thứ
bậc
Số ý
kiến
Tỷ
lệ(%)
Xếp
thứ
bậc
1 + Quản lý mục tiêu đào tạo. 33 92,4 1 28 78,4 3
2
+ Quản lý kế hoạch, nội dung,
chương trình thực hành nghề.
30 84,0 2 32 89,6 1
3 + Quản lý đội ngũ giáo viên. 25 70,0 4 27 75,6 2
4
+ Quản lý phương pháp giảng
dạy thực hành nghề.
28 78,4 3 20 56,0 5
5
+ Quản lý cơ sở vật chất,
trang thiết bị.
18 50.4 6 25 70,0 4
6
+ Quản lý công tác học tập
của học sinh
22 61.5 5 19 53,2 6
Bảng 2.5 cho thấy:
- Nhận thức về sự cần thiết: Kết quả đánh giá về sự cần thiết về các
mặt quản lý dạy thực hành ở trường CĐCN Thái Nguyên: Quản lý mục tiêu
đào tạo được khách thể đánh giá là cần thiết, việc quản lý kế hoạch nội dung
chương trình thực hành, quản lý phương pháp giảng dạy là cần thiết.
- Đánh giá về mức độ thực hiện: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện các
mặt trong quá trình quản lý, các ý kiến đánh giá nghiêm túc, đúng với thực
trạng về quản lý đó là quản lý nội dung, kế hoạch, chương trình đào tạo trong
những năm qua nhà trường đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng nội dung
chương trình giảng dạy, tăng cường công tác quản lý đội ngũ giáo viên để
thực hiện mục tiêu đào tạo. Về Cơ sở vật chất được đánh giá ở mức khá do
nhà trường đã tích cực trong việc triển khai dự án xây dựng phát triển trường,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
đã giành được một nguồn kinh phí nhất định để mua sắm trang thiết bị. Tuy
nhiên đánh giá về mức độ thực hiện trong nhà trường việc đổi mới phương
pháp dạy học, đánh giá kết quả thực hành của học sinh còn bộc lộ yếu kém.
2. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường về quản lý nội dung,
chương trình, kế hoạch dạy thực hành
Bảng 2.6. Nhận thức về sự cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện công tác
quản lý nội dung, chương trình, kế hoạch dạy thực hành
TT Nội dung khảo sát
Nhận thức
về sự cần thiết
Đánh giá
mức độ thực hiện
Số ý
kiến
Tỷ lệ
(%)
Xếp
thứ
bậc
Số ý
kiến
Tỷ lệ
(%)
Xếp
thứ
bậc
1
Xây dựng nội dung chương
trình kế hoạch đào tạo từng
nghề phù hợp với qui định của
Bộ Lao động TBXH và yêu
cầu thực tế của xã hội.
32 89,6 1 19 53,2 3
2
Tổ chức thực hiện kế hoạch
đào tạo theo nội dung, thời
gian qui định trong kế hoạch.
29 81,2 2 25 70,0 1
3
Quản lý thực hiện qui chế đào
tạo (Qui chế tuyển sinh, xét lên
lớp, xét công nhận tốt nghiệp)
15 42,0 4 22 61,6 2
4
Quản lý Tổ chức KT, đánh giá
và rút kinh nghiệm việc tổ chức
thực hiện nội dung, chương
trình, kế hoạch giảng dạy.
23 64,4 3 16 44,8 4
Số liệu ở bảng 2.6 cho thấy:
- Nhận thức về sự cần thiết: Kết quả đánh giá về sự cần thiết về quản lý
nội dung, chương trình, kế hoạch dạy thực hành ở trường CĐCN Thái
nguyên: Quản lý việc xây dựng và tổ chức thực hiện nội dung chương trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
theo qui định của bộ là rất cần thiết, còn việc thực hiện qui chế đào tạo cho
rằng chưa quan trọng vì các qui chế đã được ban hành cho tất cả các trường.
- Đánh giá về mức độ thực hiện: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện
trong quá trình quản lý nội dung, chương trình, kế hoạch giảng dạy của
trường còn thể hiện khi xây dựng nội dung chương trình chưa cụ thể, còn
chung chung, tính chuyên ngành trong các ngành nghề đào tạo chưa thể hiện
rõ, công tác tổ chức rút kinh nghiệm để hiệu chỉnh, biên soạn mới và phát
triển chương trình còn chậm. Trong khi đó việc tổ chức thực hiện, điều chỉnh
kế hoạch đào tạo và thực hiện các qui chế đào tạo nhà trường làm tương đối
tốt. Chính vì vậy nhà trường phải có biện pháp chỉ đạo để xây dựng kế hoạch
đào tạo phù hợp, gắn với yêu cầu của thực tế sản xuất.
3. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường về quản lý phương
pháp dạy học thực hành
Qua số liệu ở bảng 2.7 ta thấy:
- Nhận thức về sự cần thiết: Đại đa số các ý kiến cho rằng muốn đổi
mới phương pháp dạy học thì phải kết hợp giữa phương pháp truyền thống
với phương pháp dạy học mới cùng với điều kiện là phải có phương tiện như
giáo án điện tử, máy chiếu mới phát huy được tính tích cực của học sinh qua
đó rèn luyện kỹ năng và tay nghề.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Bảng 2.7. Nhận thức về sự cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện công tác
quản lý phương pháp dạy học thực hành nghề
TT Nội dung khảo sát
Nhận thức
về sự cần thiết
Đánh giá
mức độ thực hiện
Số ý
kiến
Tỷ lệ
(%)
Xếp
thứ
bậc
Số ý
kiến
Tỷ lệ
(%)
Xếp
thứ
bậc
1
Đổi mới phương pháp đào
tạo nhằm phát huy tính tự
giác, tích cực của học sinh.
24 67,2 3 18 50,4 4
2
Sử dụng hợp lý các phương
pháp dạy học truyền thống
và phương pháp dạy học
mới.
28 78,4 1 20 56 3
3
Hướng dẫn và kiểm tra tự
học, tự rèn luyện của học sinh.
17 50,4 5 14 39,2 5
4
Phương pháp giảng thực
hành theo qui trình công
nghệ, thao tác mẫu để hình
thành kỹ năng nghề nghiệp
cho học sinh.
23 64,4 4 25 70,0 2
5
Sử dụng các phương tiện
kỹ thuật dạy học phù hợp,
trong đó có việc sử dụng
giáo án điện tử.
26 72,8 2 27 75,6 1
- Đánh giá về mức độ thực hiện: Các ý kiến đánh giá về kết quả thực
hiện công tác quản lý của trường đều đánh giá khả năng xây dựng chương
trình theo giáo án điện tử, thao tác mẫu, kết hợp giữa các phương pháp nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
trường đã làm tương đối tốt do đại đa số giáo viên trẻ, giáo viên thực hành có
tay nghề cao. Tuy nhiên các ý kiến đánh giá việc thực hiện kiểm tra về chế độ
tự học, tự nghiên cứu và đổi mới tư duy về phương pháp dạy học còn chậm.
Vì vậy trong công tác quản lý nhà trường cần phải tìm ra biện pháp để chỉ đạo
thực hiện.
4. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường về quản lý hoạt động
dạy học thực hành của giáo viên
Bảng 2.8. Nhận thức về sự cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện công tác
quản lý hoạt động dạy của giáo viên dạy học thực hành nghề
TT
Nội dung
khảo sát
Nhận thức
về sự cần thiết
Đánh giá
mức độ thực hiện
Số ý
kiến
Tỷ
lệ(%)
Xếp
thứ
bậc
Tốt
(SL/%)
Khá
(SL/%)
T.Bình
(SL/%)
Yếu
(SL/%)
1
Quản lý việc lập
kế hoạh kế hoạch,
nội dung, chương
trình giảng dạy.
24 67,2 2 15/42 10/28 8/22.4 3/7,6
2
Quản lý việc thực
hiện nội dung các
bước lên lớp:
Soạn giáo án, nội
dung, phương
pháp giảng dạy.
25
70,0
1 9/25,2 12/33,6 10/28 5/13,2
3
Quản lý việc thực
hiện ghi chép hồ sơ
mẫu biểu giáo vụ
22 61,6 3 11/30,8 13/36,4 8/22,4 4/10,4
4
Quản lý việc kiểm
tra đánh giá kết quả
học tập và rèn
luyện của học sinh.
21
58,8
4 12/33,6 10/28 12/33,6 2/4,8
5 Quản lý hoạt động 13 36,4 5 5/13,2 8/22,4 14/39,5 9/24,9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
tự học tập bồi dưỡng
nâng cao trình độ
của giáo viên.
Qua số liệu ở bảng 2.8 ta thấy:
- Nhận thức về sự cần thiết: Quản lý việc thực hiện nội dung các bước
lên lớp: Soạn giáo án, nội dung, phương pháp giảng dạy được các ý kiến đánh
giá là quan trọng và cần thiết nhất, quản lý tự học tập bồi dưỡng giáo viên là ít
cần thiết.
- Đánh giá về mức độ thực hiện: Các ý kiến đánh giá việc quản lý việc
lập kế hoạh kế hoạch, nội dung, chương trình giảng dạy của nhà trường trong
năm qua đã làm tốt, còn quản lý ngoài giờ lên lớp và việc tự học nâng cao
trình độ của giáo viên được đánh giá là yếu nhất (35,6%) đánh giá tốt, khá.
5. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường về quản lý cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ dạy học thực hành nghề
Bảng 2.9. Nhận thức về sự cần thiết và đánh giá mức độ thực hiện công tác
quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thực hành nghề
TT Nội dung khảo sát
Nhận thức
về sự cần thiết
Đánh giá
mức độ thực hiện
Số ý
kiến
Tỷ lệ
(%)
Xếp
thứ
bậc
Tốt
(SL/%)
Khá
(SL/%)
T.Bình
(SL/%)
Yếu
(SL/%)
1
Sử dụng hợp lý có
hiệu quả tài liệu, giáo
trình, CSVC, TB
25 70 4 8/22,4 7/19,6 18/50,4 3/8,3
2
Tăng cường huy
động các nguồn lực
kinh phí
28
78,4
1 6/16,8 11/30,8 16/44,8 5/14
3
Quản lý việc thực
hiện ghi chép hồ sơ
mẫu biểu giáo vụ
20
56 5 4/11,2 9/22,9 15/42 8/22,2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
4
Đầu tư, mua sắm
thiết bị theo hướng
hiện đại
26
72,8
3 8/22,4 12/33,6 12/33,6 4/11,2
5
Bồi dưỡng tay nghề
giáo viên .
27 75,6 2 12/33,6 14/39,5 9/24,9 5/14
Qua số liệu ở bảng 2.9 ta thấy:
- Nhận thức về sự cần thiết: các ý kiến cho rằng tăng cường huy động các
nguồn vốn và nâng cao tay nghề cho giáo viên là một trong những công việc rất
cần thiết còn việc ghi chép sổ sách là việc làm thường xuyên của các giáo viên.
- Đánh giá về mức độ thực hiện: Trình độ tay nghề của giáo viên thực
hành được đánh giá là tương đối tốt trong khi đó việc quản lý hồ sơ sổ sách
giáo vụ, theo dõi tình hình học tập của học sinh thể hiện chưa thường xuyên.
6. Đánh giá của học sinh về quản lý hoạt động dạy và học thực hành nghề
Bảng 2.10. Nhận thức về sự cần thiết và đánh giá mức độ
thực hiện công tác quản lý hoạt động học thực hành của học sinh
TT
Nội dung
khảo sát
Nhận thức
về sự cần thiết
Đánh giá mức độ thực hiện
Số ý
kiến
Tỷ lệ
(%)
Xếp
thứ
bậc
Tốt
(SL/%)
Khá
(SL/%)
T.Bình
(SL/%)
Yếu
(SL/%)
1
- Khối lượng kiến
thức môn chung,
các môn cơ sở và
chuyên ngành.
34 57,8 4 20/34 18/32 16/30,6 2/3,4
2
- Kiến thức được
trang bị đủ để làm
cơ sở cho việc tự
học hoặc học lên.
33 56,1 5 15/25,5 16/27,2 20/38,8 5/8,5
3
- Trình độ chuyên
môn của giáo viên
giảng dạy thực hành
chuyên môn nghề.
38 64,6 2 15/25,5 18/32 19/35,5 4/6,8
4
- Phương pháp
giảng dạy của giáo
viên phù hợp với
yêu cầu hiện nay.
36 61,2
3
12/20,4 17/28,9 21/39,9 6/10,8
5
-Thời lượng và nội
dung bài tập để luyện
43 73,1 1 15/25,5 18/30,6 15/25,5 8/18,4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
tập kỹ năng nghề.
6
- Điều kiện học tập
tại trường (Vật tự,
cơ sở vật chất) đáp
ứng được yêu cầu
học tập của học
sinh.
31 52,7 7 8/18,4 19/23,8 20/32,3 9/15,3
7
- Khả năng tự tạo
việc làm hoặc đáp
ứng yêu cầu của các
doanh nghiệp.
32 54,4 6 4/6,8 10/17,0 30/55,8 12/20,4
Qua số liệu ở bảng 2.10 ta thấy:
- Nhận thức về sự cần thiết: Ba nội dung được học sinh đánh giá là cần
thiết nhất là nội dung giảng dạy thực hành, trình độ chuyên môn và phương
pháp dạy của giáo viên.
- Đánh giá về mức độ thực hiện: Hai nội dung qua ý kiến của học sinh
ta thấy mặt yếu nhất của học sinh là khả năng tự tạo việc làm và sự thích ứng
với xã hội và nội dung bài tập thực hành của trường còn nghèo nàn, kinh phí
cho thực tập chưa nhiều, thực tập kết hợp với sản xuất còn yếu.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC THỰC
HÀNH NGHỀ Ở TRƢỜNG CĐCN THÁI NGUYÊN
Từ việc phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học thực
hành nghề cho học sinh Trung cấp nghề ở trường CĐCN Thái Nguyên có thể
nhận định một số ưu điểm và nhược điểm sau về quản lý, chỉ đạo hoạt động
dạy học thực hành nghề.
2.4.1. Về quản lý mục tiêu, kế hoạch đào tạo và chƣơng trình dạy học
thực hành nghề
2.4.1.1. Ưu điểm
- Trường đã xây dựng được toàn bộ chương trình các môn học và giáo
trình các môn học cho các ngành nghề nhà trường đang đào tạo, triển khai và
đưa vào giảng dạy đảm bảo mục tiêu đã đề ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
- Hàng năm tiến hành rà soát lại nội dung, chương trình đào tạo trên cơ
sở đó điều chỉnh mục tiêu đào tạo của các bậc học, ngành học và từng môn
học. Xây dựng mới hoặc chỉnh lý mục tiêu. Kế hoạch đào tạo sát với yêu cầu
sản xuất, tinh giản lý thuyết, tăng thời gian thực hành, thực tập cho học sinh,
tiếp cận với công nghệ tiên tiến và đảm bảo tính liên thông giữa các bậc học.
- Tích cực triển khai việc nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, đề tài
nghiên cứu ứng dụng vào giảng dạy, tự làm các mô hình học cụ, trang bị sách
giáo khoa, tài liệu tham khảo để phục vụ cho đào tạo.
2.4.1.2. Nhược điểm
- Việc phát triển chương trình còn chậm, do chưa có nhiều giáo viên có
đủ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để biên soạn hiệu chỉnh chương trình.
- Cơ sở vật chất còn thiếu, một số thiết bị đã cũ và lạc hậu, kinh phí cho
biên soạn giáo trình, nghiên cứu khoa học còn ít .
- Các điều kiện phục vụ cho giảng dạy còn thiếu, chưa đồng bộ nên
chưa phát huy được việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy.
- Một số chương trình còn nặng về lý thuyết. Đối tượng học sinh trình
độ văn hoá đầu vào một số còn ở mức thấp, không đồng đều giữa các vùng
miền nên khó khăn trong việc thực hiện chương trình.
- Ngày 04/1/2007 Bộ Lao động -Thương binh và xã hội ra quyết định
số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH về chương trình khung thay thế quyết định số
212/2003/QDD-BLĐTBXH ngày 27/02/2003 áp dụng cho học sinh học nghề
tuyển sinh trước tháng 6 năm 2007.
- Ngày 09/6/2008 quyết định số 58/2008/QĐ - BLĐTBXH thay thế
Quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/01/2007 của Bộ trưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định về chương trình khung
trình độ Cao đẳng nghề, chương trình khung trình độ Trung cấp nghề, 48
chương trình khung trình độ Trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
đẳng nghề đã được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ
theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/01/2007 vẫn tiếp tục có
hiệu lực thi hành. Từ 2 lý do trên, với thời gian rất ngắn để tiển khai công
việc trước khi tuyển sinh nhà trường còn lúng túng trong việc chỉ đạo và thực
hiện xây dựng mục tiêu, kế hoạch và nội dung chương trình đào tạo.
2.4.2. Đội ngũ giáo viên của trƣờng
Số lượng cán bộ, giảng viên và giáo viên, công nhân viên hiện nay là
185 người trong đó giảng viên và giáo viên là 136 chiếm tỷ lệ 73,5%. Trong
đó giáo viên trong biên chế là 106 người, giáo viên mới tuyển dụng hợp đồng
lao động là 30 người trong đó giáo viên hướng dẫn thực hành cho các nghề là
42 người. Căn cứ vào nhu cầu số lượng giáo viên giảng dạy các môn học,
ngành nghề đào tạo và trình độ chuyên môn, nhà trường ký hợp đồng dài hạn
và hợp đồng thỉnh giảng với 18 người trong đó có 5 giáo viên hướng dẫn thực
hành có tay nghề bậc 6, bậc 7 có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm tốt nghiệp Cao
đẳng và Đại học.
2.4.2.1. Ưu điểm
- Đại đa số giáo viên yên tâm công tác, tâm huyết với nghề xác định tốt
trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, quản lý học sinh, chấp
hành qui định của người giáo viên.
- Với 66,8% lực lượng giáo viên là giáo viên trẻ, đây là đội ngũ nòng
cốt, luôn nhiệt tình say với nghề nghiệp, ham học hỏi, nghiên cứu khoa học,
khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới nhanh.
- Về số lượng giáo viên hàng năm nhà trường tuyển mới và bổ xung để
giảm bớt khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch giảng dạy.
- Giáo viên tham gia dạy thực hành nghề đều là những giáo viên có bề
dày kinh nghiệm được đào tạo cơ bản từ các trường dạy nghề và trưởng thành
thực tế trong quá trình công tác tại các nhà máy xí nghiệp.
2.4.2.2. Nhược điểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
- Đội ngũ giáo viên trẻ chiếm đa số, hầu hết tốt nghiệp ở các trường đào
tạo khác nhau. Phần đông giáo viên chưa qua kinh nghiệm thực tế nên trong
quá trình giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn trong việc gắn liền giữa lý thuyết
và thực tế.
- Trình độ của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều về chuyên môn, năng
lực công tác thể hiện ở chỗ có một số giáo viên chỉ dạy được 1 đến 2 môn
trong chuyên ngành đào tạo nê khó khăn trong việc lập kế hoạch giảng dạy và
dẫn đến tình trạng giáo viên thiếu nhưng lại vẫn thừa. Đặc biệt là số giáo viên
trẻ chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục học sinh và các hoạt
động quản lý học sinh học ngoại khoá.
- Tuy 100% giáo viên đã học tại các trường dạy nghề, đại học sư phạm
hoặc học các lớp cấp chứng chỉ bậc 1, bậc 2 nhưng thực chất nắm các lý luận
cơ bản về giáo dục còn hạn chế cho nên còn gặp khó khăn trong công tác đổi
mới phương pháp dạy học.
- Việc áp dụng phương tiện dạy học mới như sử dụng các phần mềm,
sử dụng tin học, ngoại ngữ trong đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế, nhất là
số giáo viên cao tuổi do vậy ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường.
- Việc nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tự làm
các mô hình học cụ còn nhiều hạn chế. Do trưởng thành và phát triển từ
trường công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp và nâng cấp thành
trường Cao đẳng mới được gần 2 năm nên nhà trường chưa thực sự chú ý,
quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa học, mặt khác đội ngũ giáo viên trẻ
có khả năng nghiên cứu thì mới được bổ xung, kinh phí hoạt động chưa đựoc
đầu tư thoả đáng, mặt khác một số giáo viên thời gian giảng dạy quá nhiều
(Vượt giờ từ 500-700 tiết/năm học) và phải tham giai giảng dạy cho cả 3 cấp
đào tạo nên chưa có thời gian để nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
- Còn một số ít giáo viên chưa tìm ra phương pháp giảng dạy cho phù
hợp với đối tượng học sinh, chưa đầu tư thời gian, công sức cho việc học tập,
tự học tập nâng cao trình độ, trách nhiệm là người thầy trong việc giảng dạy
chưa cao thể hiện trong việc lên lớp, đôn đốc nhắc nhở quan tâm đến học
sinh, chưa quan tâm đến hoạt động giáo dục trong nhà trưòng.
2.4.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học thực hành nghề
Vê cơ sở vật chất thì căn bản còn yếu, các xưởng thực hành còn nhỏ,
chưa đủ tiêu chuẩn 6 m2/1 học sinh. Xưởng thực hành ngành điện: Các thiết bị
về thí nghiệm còn thiếu, nội dung thí nghiệm chưa phong phú. Kết hợp với
sản xuất để làm ra sản phẩm chưa nhiều mới dừng lại ở lắp đặt các công trình.
Xưởng thực hành ngành cơ khí: các thiết bị hầu hết là cũ, có những máy công
cụ đã hết thời gian sử dụng, công nghệ lạc hậu thiếu độ chính xác. Thời gian
dành cho học sinh đi thực tập 6 giờ/ngày. Xưởng hàn: Vật tư cho thực tập ít.
Định mức chỉ có 5 que hàn / 1ca thực tập/1 học sinh, hệ thống thông gió, làm
mát ở các xưởng còn yếu.
Đánh giá chung về cơ sở vật chất, thiết bị chưa đáp ứng được với yêu
cầu thực tập. Nguyên nhân do học phí thu thấp, giá cả thị trường tăng cao, nội
dung thực tập còn nghèo nàn, chưa được cải tiến. Điều kiện, phương tiện
giảng dạy còn hạn chế.
2.4.4. Tổ chức dạy thực hành của trƣờng
Với chức năng nhiệm vụ của trường, từ các văn bản pháp qui nhà
trường đã xây dụng kế hoạch đào tạo toàn khóa, theo từng năm học. Qui định
rõ mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo. Kế
hoạch sử dụng trang thiết bị, kế hoạch giáo viên và lịch giảng dạy của giáo
viên. Thực hiện qui chế tuyển sinh, xét lên lớp xét công nhận tốt nghiệp theo
đúng các qui định, hướng dẫn của Bộ giáo dục - đào tạo và Bộ Lao động -
Thương binh - Xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại là: quản lý giảng dạy của giáo viên
còn chưa sâu sát cụ thể kiểm tra quản lý sử dụng hệ thống mẫu biểu giáo vụ
dành cho giáo viên chưa thường xuyên, tiến độ giảng dạy, thời khoá biểu hay
bị thay đổi do thiếu giáo viên hoặc chưa cung ứng vật tư thiết bị kịp thời,
đánh giá kết quả dự giờ chưa sâu sát còn nể nang; đổi mới nội dung phương
pháp giảng dạy còn chậm, đầu tư kinh phí và kế hoạch bồi dưỡng giáo viên
còn yếu.
2. 5. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
2.5.1. Thực trạng đào tạo nghề và dạy học thực hành nghề ở hệ trung cấp của
trường tuy dựa trên nhiều kinh nghiệm truyền thống chắc chắn và được thực
hiện có hệ thống song vẫn còn nhiều khó khăn và có nhiều bất cập về nhiều
mặt: thiết kế chương trình, chất lượng giáo viên, tổ chức dạy học, cơ sở vật
chất-kĩ thuật v.v… Chính thực trạng đó đòi hỏi gay gắt về đổi mới hoạt động
quản lí dạy học thực hành nghề.
2.5.2. Hiện nay nhà trường cần phải tập trung quản lí dạy học thực hành nghề
trước hết ở chỗ hoàn thiện chương trình đào tạo với cơ cấu thực hành hợp lí,
phát triển kĩ năng dạy học thực hành của giáo viên, nâng cấp trang thiết bị và
nhà xưởng thực hành, và đặc biệt là tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp
dạy học thực hành nghề.
2.5.3. Trong chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học thực hành, chỗ yếu nhất
của trường là tổ chức học tập và khuyến khích tính tích cực, chủ động học tập
của học sinh, đồng thời là việc khắc phục thói quen dạy học thực hành chưa
triệt để của giáo viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Chƣơng 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ
Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN
3.1. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI CÁC BIỆN PHÁP
3.1.1. Đáp ứng tinh thần cơ bản của Chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng
2005 - 2010
Nghị quyết đại hội Đảng bộ nhà trường lần thứ X nhiệm kỳ 2005- 2010
và chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2005-2010 với mục tiêu sau:
3.1.1.1. Mục tiêu chung
Cụ thể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc (4).pdf