MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH, DANH THẮNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản 7
1.2. Vai trò của di tích, danh thắng đối với phát triển du lịch 25
1.3. Một số kinh nghiệm quốc tế trong bảo tồn di tích, danh thắng và phát triển du lịch 28
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH, DANH THẮNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở QUẢNG BÌNH THỜI GIAN QUA 34
2.1. Tổng quan về địa lý, lịch sử và văn hóa Quảng Bình 34
2.2. Đặc điểm và những giá trị tiêu biểu về di tích, danh thắng của Quảng Bình 37
2.3. Thực trạng công tác quản lý di tích, danh thắng gắn với phát triển du lịch ở Quảng Bình thời gian qua 56
2.4.
Đánh giá sự phối hợp giữa văn hóa và du lịch trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di tích, danh thắng phục vụ phát triển du lịch ở Quảng Bình 69
Chương 3: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH, DANH THẮNG NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở QUẢNG BÌNH 74
3.1. Những dự báo về nhu cầu phát triển du lịch 74
3.2. Quan điểm định hư¬ớng công tác quản lý nhằm bảo tồn, tôn tạo và nâng cao chất l¬ượng, hiệu quả của di tích, danh thắng gắn với phát triển du lịch bền vững ở Quảng Bình 78
3.3. Một số giải pháp để nâng cao chất l¬ượng và hiệu quả của công tác quản lý di tích, danh thắng nhằm phát triển du lịch bền vững ở Quảng Bình 82
KẾT LUẬN 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
PHỤ LỤC 127
142 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 10905 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý di tích, danh thắng gắn với phát triển du lịch ở Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấp, ngược lại không có chính sách, việc xây dựng các giải pháp chỉ mang tính chất tình thế, thiếu cơ sở khoa học và việc Bảo tồn, tôn tạo và phát huy di tích sẽ mang tính chất chắp vá, thiếu đầu tư tập trung, di tích sẽ có nguy cơ bị xuống cấp nhanh...
Nội dung cơ bản và thực trạng của một số chính sách kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm bảo tồn, tôn tạo và nâng cao hiệu quả khai thác di tích.
* Chính sách quản lý:
Về đại thể các loại chính sách sau đây được xem là chính sách quản lý.
- Chính sách công nhận di tích
Chính sách công nhận di tích là một tập hợp những nguyên tắc, biện pháp, công cụ của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu pháp luật hóa những công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật thuộc công trình, địa điểm đó được sáng tạo ra trong quá khứ cần được bảo vệ.
Luật Di sản văn hóa Việt Nam quy định cụ thể các tiêu chí để xem xét công nhận di tích như: Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp anh hùng của dân tộc, danh nhân của đất nước; công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến; địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ; quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.
Luật và các văn bản dưới Luật quy định thì đã rõ ràng, tuy nhiên trong thực tế không phải mọi việc, các cung đoạn để công nhận di tích là hoàn toàn thuận lợi, nó còn tùy thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách quan, tùy vào thực tiễn của từng địa phương cơ sở.
Việc công nhận di tích và danh thắng ở Quảng Bình trong một thời gian dài nhất là giai đoạn sáp nhập với tỉnh Bình Trị Thiên chưa được quan tâm đúng mức, với một hệ thống di tích trong đó nhiều di tích thuộc hệ thống di tích đường Hồ Chí Minh chưa được công nhận đang còn nhiều. Sau gần 20 năm từ khi tách tỉnh, việc công nhận di tích, khoanh vùng bảo vệ di tích mới được đặt ra nghiêm túc hơn, có hệ thống và chặt chẽ hơn (ví dụ như năm 1986 Sở Văn hóa, Thông tin, thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế công nhận di tích đường 12 A chỉ ghi: Di tích lịch sử đường 12 A bao gồm Cổng Trời, Khe Ve, La Trọng, Đèo Mụ Giạ..., nhưng thực chất các di tích trên Đường 12A còn rất nhiều trọng điểm ác liệt khác cần phải được bổ sung vào hệ thống di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh. Các di tích trên đường 20 Quyết thắng, đường 10, đường 16 thuộc di tích đường Trường Sơn cũng nằm chung tình trạng nêu trên...).
Bên cạnh nguyên nhân chủ quan, một thực tế đặt ra cần được tháo gỡ đó là việc lập hồ sơ di tích, nhất là đối với những di tích danh nhân lịch sử, hiện tại Cục di sản Văn hóa yêu cầu phải có thẩm định của một tổ chức chuyên môn (như Viện Sử học, Hội khoa học lịch sử Việt Nam chẳng hạn...). Đây là yêu cầu bắt buộc xem ra có vẻ chặt chẽ nhưng trong thực tế các địa phương ở xa trung tâm Hà Nội như Quảng Bình thì việc thẩm định để được công nhận các di tích thuộc lĩnh vực trên cũng đã gặp không ít khó khăn nhất định.
Một áp lực hiện nay là nhiều địa phương, đơn vị đòi hỏi việc công nhận di tích ngày càng nhiều song đội ngũ lại vừa thiếu vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ, tỷ lệ nữ cán bộ đào tạo trong ngành Bảo tàng, Bảo tồn lại chiếm phần đông... do vậy việc đi điều tra, khoanh vùng bảo vệ di tích, lập hồ sơ di tích ở những vùng xa, vùng sâu gặp không ít khó khăn, chậm hoàn chỉnh hồ sơ để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt...
- Chính sách tổ chức quản lý di tích
Chính sách tổ chức quản lý di tích là một tập hợp những cách thức, biện pháp Nhà nước sử dụng để quản lý di tích, bao gồm các nội dung: xác định mô hình tổ chức quản lý các di tích và phân cấp trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ cho các tổ chức được giao quản lý di tích.
Như trên đã trình bày, hiện nay về cơ bản Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những hướng dẫn khá cụ thể trong mô hình quản lý di tích, danh thắng. Tuy vậy về thực chất vẫn chưa thống nhất được một mô hình chung, tùy thuộc vào yếu tố chủ quan của từng địa phương là cơ bản, ngay cả nhưng di tích, danh thắng đặc biệt quan trọng như Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Mỹ Sơn... cũng tồn tại nhiều mô hình quản lý khác nhau. Nhiều địa phương chưa phân định rõ chức năng của cơ quan quản lý nhà nước và chức năng hoạt động sự nghiệp.
Ở cấp tỉnh, hầu hết các địa phương đều thành lập Ban Quản lý Di tích, nhưng chức năng, nhiệm vụ của các Ban quản lý vẫn không thống nhất; có địa phương giao luôn cả phần khai thác cho Ban quản lý như Quảng Trị, Hà Tĩnh là hai tỉnh sát với Quảng Bình, nhưng nhiều tỉnh Ban Quản lý Di tích chỉ làm nhiệm vụ giúp Sở quản lý di tích về mặt hành chính, lập hồ sơ di tích, chống xuống cấp di tích, phối hợp với các địa phương trong việc bảo tồn di tích... Quảng Bình hiện tại cũng theo mô hình này.
Từ giữa năm 1995, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã có quyết định thành lập quản lý di tích, nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước giúp tỉnh làm tốt hơn việc quản lý, bảo vệ di tích trong thời kỳ mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song vấn đề đáng nói ở đây là vẫn chưa có được sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất cao giữa các cấp, các ngành để biến các di sản văn hóa thực sự trở thành những sản phẩm du lịch, nhằm đưa du lịch vào hoạt động, tạo buớc phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Bình. Công tác quy hoạch phát triển du lịch Quảng Bình giai đoạn 2001 đến năm 2010 tuy đã được xây dựng và ban hành song chưa thật được chú trọng cũng như chưa hướng sự quan tâm của toàn xã hội, các ngành, các cấp đến việc bảo tồn và phát huy tác dụng của di tích trong phát triển du lịch. Vì thế các điểm du lịch ở Quảng Bình phát triển còn mang nặng tính chất tự phát, công tác quản lý gặp nhiều lúng túng. Mặc dù việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa quản lý chuyên môn của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch với việc bảo vệ, trùng tu, khai thác của chính quyền địa phương là một vấn đề tế nhị, phức tạp, nhưng không phải là không thể giải quyết được. Hiện nay, lĩnh vực du lịch đã được thống trong một ngành, chắc chắn sẽ tạo được mối liên kết và phối hợp chặt chẽ. Trong quy hoạch mới về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 đến 2020 nói chung, phát triển du lịch nói riêng sẽ có những định hướng, tạo sự gắn kết trong công tác bảo tồn và phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế và văn hóa ngày càng cao.
- Chính sách đãi ngộ đối với những người trực tiếp quản lý di tích
Chính sách đãi ngộ đối với những người trực tiếp quản lý di tích là tập hợp những nguyên tắc, hình thức Nhà nước trả công cho những người trực tiếp được giao quản lý di tích.
Luật Di sản văn hóa mới quy định người có công trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích được nhà nước khen thởng, ghi nhận dưới các hình thức thích hợp. Đồng thời, nghiêm trị những nguời có hành vi vi phạm tới các giá trị của di tích. Còn chưa có chính sách đãi ngộ đối với những người trực tiếp quản lý di tích.
Không những thế, chính sách đãi ngộ còn quan tâm đặc biệt đến những cư dân sống gần di tích; đây là một chủ trương đúng đắn với phương châm xã hội hóa trong công tác bảo tồn di tích, bởi chính những cư dân khu vực này hơn ai hết họ hiểu thấu đáo giá trị đích thực của di tích.
Quảng Bình trong những năm qua đã quan tâm đến đội ngũ trực tiếp làm công tác quản lý di tích (số lượng biên chế, phương tiện công tác...). Đối với cư dân thuộc khu di sản Phong Nha - Kẻ Bàng, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã có chủ trương giải quyết công ăn việc làm cho đông đảo bộ phận cư dân này như thành lập các đội thuyền chở khách du lịch, đội chụp ảnh được bồi dưỡng nghiệp vụ và năng lực kỹ năng giao tiếp hàng năm.
Tuy vậy, nhìn chung chính sách đãi ngộ xem ra vẫn chưa ngang tầm, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách cũng như đội ngũ trực tiếp làm công tác quản lý di tích.
- Chính sách đối với vùng đệm của di tích
Vùng đệm của di tích là vùng bao bọc xung quanh di tích, ngoài khu vực I và II, khu vực bảo vệ nghiêm ngặt của di tích. Để giữ gìn cảnh quan, môi trường xung quanh di tích không thể không có chính sách đối với vùng đệm này.
Chính sách đối với vùng đệm của di tích là những quy định về quản lý các hoạt động tại vùng đệm của di tích nhằm bảo vệ các giá trị vốn có của di tích. Luật Di sản văn hoá có quy định: Đối với vùng đệm của di tích, trước khi tíchphê duyệt dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích mà xét thấy có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của di tích thì phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về Văn hóa.
Quảng Bình trong những năm qua, nhờ sự hỗ trợ đắc lực của các tổ chức quốc tế và trong nước đã quan tâm đặc biệt đến cộng đồng 8 xã vùng đệm Phong Nha - Kẻ Bàng, như Dự án Bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng hợp phần KFW, GTZ (hợp phần hỗ trợ kỹ thuật của Cộng hòa Liên bang Đức), nguồn vốn ODA trong việc giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề cho bộ phận cư dân 8 xã vùng đệm Phong Nha - Kẻ Bàng... Đến nay về cơ bản đã chuyển đổi được nhận thức trong đại bộ phận cư dân vùng Phong Nha - Kẻ Bàng. Bên cạnh đó, một bộ phận dân cư đã chuyển hướng canh tác, ngành nghề theo hướng dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, để chuyển đổi căn bản cho bộ phận cư dân này phải là một quá trình, vì từ bao đời nay cuộc sống của họ chủ yếu nhờ vào rừng là cơ bản, đòi hỏi cần phải có thời gian và lộ trình phù hợp, cũng như hết sức kiên trì và lâu dài mới có thể chuyển đổi được hoàn toàn.
Trong công tác khoanh vùng di tích, một thực tế hiện nay ở Quảng Bình là tình trạng khoanh vùng di tích trước đây quá rộng, nên khó cho việc quy hoạch lâu dài giữa quy hoạch di tích trong tổng thể quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây cũng là cơ sở và là nguyên nhân chính trong việc vi phạm di tích vẫn diễn ra hiện nay ở Quảng Bình. Do vậy, một thực tế đặt ra hiện nay là phải khoanh vùng lại di tích cho phù hợp với hiện trạng cũng như phù hợp với Luật di sản đã ban hành hiện nay.
* Chính sách về đầu tư cho di tích
Chính sách đầu tư cho di tích là sự can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực huy động, phân bổ vốn đầu tư theo những mục tiêu và thời hạn nhất định nhằm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng của di tích. Nội dung của chính sách này gồm:
- Huy động vốn đầu tư ngoài vốn ngân sách của Nhà nước
Nguồn vốn đầu tư huy động ngoài vốn ngân sách của Nhà nước gồm: vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, vốn đầu tư nước ngoài, vốn tài trợ và nguồn thu của di tích (xã hội hóa).
Nguồn đầu tư từ phương thức xã hội hóa chủ yếu là các di tích mang yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo. Quảng Bình trong những năm qua trên cơ sở chủ trương thông qua đề án xã hội hóa cũng như nhờ sự hỗ trợ tích cực của các thành phần kinh tế, các nhà hảo tâm, những người tâm huyết với di tích đã góp phần quan trọng trong việc đầu tư vốn cho trùng tu tôn tạo di tích. Cụ thể trong 8 năm (từ 2001 đến năm 2008) đã thu hút nguồn đầu tư trong công tác trùng tu tôn tạo di tích là hơn 40 tỷ đồng. Trong đó có di tích 100 % vốn tư nhân, như khu tái hiện di tích chiến tranh Vực Quành có trị giá gần 10 tỷ đồng; đình làng Ba Đồn 6 tỷ đồng...
So với các tỉnh bạn trong cả nước thì với mức đầu tư trên chưa phải là nhiều, song so với một tỉnh nghèo như Quảng Bình đó là cả một sự phấn đấu lớn.
- Về phân bổ và sử dụng các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho di tích
Phân bổ và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho di tích có ý nghĩa quan trọng. Việc sử dụng vốn có hiệu quả được thể hiện ở chỗ: với một nguồn lực có hạn vẫn tạo được hiệu quả đầu tư cao, sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, tránh được lãng phí vốn đầu tư.
Theo thống kê từ phòng Kế hoạch Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 6 năm, tính từ năm 2002 đến nay, với nguồn vốn chương trình mục tiêu của Chính phủ, vốn đầu tư phát triển du lịch và ngân sách địa phương đã đầu tư 110.404,9 tỷ đồng cho công tác trùng tu, tôn tạo di tích và danh thắng (trong đó đầu tư cho trùng tu tôn tạo di tích danh thắng Phong Nha là 42.404,9 tỷ đồng; các di tích còn lại là 68 tỷ đồng); ngân sách địa phương là 38.4 tỷ đồng); phục hồi và tôn tạo được 41 di tích cấp quốc gia và hầu hết các di tích cấp tỉnh; bình quân mỗi năm đầu tư tôn tạo, chống xuống cấp di tích là 13,8 tỷ đồng.
Với điều kiện xuất phát điểm là một tỉnh nghèo song đã tranh thủ các nguồn vốn và đầu tư có trọng điểm và khá đồng bộ nên hiệu quả mang lại tương đối khả quan (kể cả trên lĩnh vực kinh tế cả lĩnh vực giá trị bền vững của di tích)
Tóm lại, mục đích của chính sách đầu tư cho di tích là huy động được tối đa các nguồn vốn và phân bổ hợp lý nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và có nguồn gốc là Nhà nước để đẩy nhanh quá trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng của di tích.
* Chính sách đào tạo nguồn nhân lực
Là chính sách góp phần hình thành nên đội ngũ cán bộ và công nhân làm nhiệm vụ quản lý di tích, thực hiện đầu tư Bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng của di tích. Hoạt động đào tạo trước hết phải tạo ra những chuyên gia giỏi trong việc hoạch định các chính sách, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý di tích và cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề chuyên làm nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng của di tích.
Với ý nghĩa đó nhiều năm qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các ngành, địa phương đã quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ làm công tác bảo tồn, tôn tạo di tích danh thắng, nhất là đội ngũ trực tiếp quản lý di tích, cán bộ văn hóa, thông tin xã, phường, thị trấn.
Tuy vậy, song trước một thực tế đặt ra là công tác này chưa thực sự được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với sự cống hiến thầm lặng của chính những người làm công tác quản lý di tích danh thắng, nhất là những khu vực xa trung tâm như Phong Nha nên phần nào hạn chế đến số lượng cũng như chất lượng đào tạo.
2.3.3. Thực trạng về phát triển du lịch ở Quảng Bình
Xác định vị trí quan trọng của ngành du lịch là một trong những thế mạnh chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XIV đã định hướng: "Ưu tiên phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng có tính đột phá của tỉnh". Trên cơ sở đó, để khai thác tiềm năng to lớn của du lịch, cũng như thực hiện tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra Quyết định số 38 / QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2006 về việc ban hành Chương trình Du lịch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 - 2010. Những năm qua, nhờ sự quan tâm của giúp đỡ có hiệu quả của Chính Phủ, các Bộ, Ban, Ngành Trung ương mà trực tiếp là Tổng cục Du lịch; Sự lãnh đạo và chỉ đạo tập trung của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh..., công tác quản lý du lịch nói riêng, phát triển sự nghiệp du lịch nói chung của tỉnh Quảng Bình đã có những khởi sắc nhất định. Trong 8 năm, từ 2001 đến nay, lượng khách đến Quảng Bình tăng gần 3 lần, hệ số lưu trú tăng từ 1,14 lên 1,19 người / lần (Xem phụ lục 2 và 3).
Tuy vậy, hoạt động du lịch ở Quảng Bình vẫn còn nhiều yếu kém, bộc lộ nhiều khiếm khuyết cần khắc phục trong thời gian tới đó là:
Quy hoạch tổng thể du lịch Quảng Bình cũng như quy hoạch du lịch ở Phong Nha - Kẻ Bàng chậm được triển khai; sản phẩm du lịch còn nghèo; chưa mạnh dạn đầu tư vào những lĩnh vực du lịch mới lạ, hấp dẫn du khách khi tiềm năng và lợi thế của Quảng Bình đang sẵn có.
Mặt khác, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch triển khai chậm hoặc thiếu đồng bộ, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Quảng Bình có quy mô vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu; nguồn nhân lực làm du lịch đang còn thiếu và yếu, kể cả đội ngũ làm công tác quản lý du lịch... Đây cũng là bài toán nan giải cho du lịch Quảng Bình trong thời gian tới.
2.4. ĐÁNH GIÁ SỰ PHỐI HỢP GIỮA VĂN HÓA VÀ DU LỊCH TRONG CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH, DANH THẮNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở QUẢNG BÌNH
2.4.1. Những việc đã làm được
- Nhìn một cách tổng quan, giữa các ngành nói chung, văn hóa và du lịch nói riêng đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác trao đổi thông tin. Mối quan hệ đó trước hết được thể hiện trong các văn bản pháp lý của hai ngành. Pháp lệnh Bảo vệ di tích lịch sử văn hóa năm 1984 và Luật Di sản văn hóa năm 2001 cũng như Pháp lệnh Du lịch năm 1999 và Luật Du lịch năm 2005 đều đã quy định rõ trách nhiệm của các ngành phải phối kết hợp trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Mối quan hệ đó còn được thể hiện qua việc cán bộ ngành đã tham gia vào Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch ở Trung ương và ở địa phương như Quảng Bình, cùng hướng đến mục tiêu tổ chức khai thác các nguồn tài nguyên văn hóa quốc gia và của địa phương phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thông qua tiềm năng du lịch.
Những năm qua, tuy chưa có những chương trình lớn phối hợp chung giữa hai ngành văn hóa và du lịch, song trong quá trình hoạt động, hai ngành đã thường xuyên trao đổi thông tin và có phối hợp thực hiện một số chương trình nhỏ lẻ, như phối hợp tổ chức những chương trình văn hóa của các địa phương trên địa bàn tỉnh đều có phối hợp tổ chức các sự kiện văn hóa dân tộc, một mặt nhằm mục đích quảng bá xúc tiến du lịch, mặt khác tuyên truyền, quảng bá cho văn hóa mang đậm tính đặc trưng của địa phương.
Trên phương diện của mỗi ngành đều tự xúc tiến những công việc của ngành mình vì mục đích chung là bảo tồn di sản văn hóa và khai thác phát huy giá trị của chúng, cụ thể:
+ Ngành văn hóa: đã có sự chỉ đạo cụ thể về việc tổ chức khai thác các di sản phục vụ phát triển du lịch trong quá trình bảo tồn, tôn tạo di tích. Đã quan tâm đầu tâm cơ sở hạ tầng, đường đi lối lại thuận tiện cho khách tham quan khai thác các di sản phục vụ phát triển du lịch; tổ chức nghiên cứu xây dựng nội dung thuyết minh giới thiệu cho khách tham quan; tổ chức xúc tiến, quảng bá thông qua các ấn phẩm, mạng internet, bán hàng lưu niệm phục vụ khách …
+ Ngành du lịch: đã tổ chức phát triển sản phẩm du lịch văn hóa. Căn cứ vào Pháp lệnh Du lịch trước đây (nay là Luật Du lịch) và Chương trình phát triển du lịch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, đặc biệt là đầu tư cho Phong Nha - Kẻ Bàng, hệ thống di tích, danh thắng như đã nêu trên...
Những năm qua, một số sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc đã được xây dựng như tour du lịch "Con đường di sản miền Trung", tua du lịch "Hướng về cội nguồn", hiện nay tua du lịch " Hành lang Đông Tây" đã và đang được hình thành và xây dựng, đó là một lợi thế không nhỏ cho du lịch Quảng Bình…
Chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng đến các khu, điểm du lịch mà đối tượng của nó là các di tích và danh thắng. Chương trình có ý nghĩa rất lớn, có tác động trực tiếp đến việc thu hút các nguồn đầu tư khác để phát triển các điểm du lịch, gián tiếp góp phần quan trọng cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa nhất là các tỉnh nghèo như Quảng Bình.
2.4.2. Những bất cập, tồn tại
Vẫn còn có quan điểm cho rằng du lịch khai thác di sản của ngành văn hóa để hưởng lợi mà không chia sẻ đầu tư trong việc bảo vệ, tôn tạo di tích. Trong khi mọi người đều hiểu rằng du lịch đã đóng góp mọi nguồn thu cho ngân sách nhà nước theo luật định và Nhà nước là người điều tiết các nguồn thu đó để cấp vốn trở lại cho công tác bảo tồn di tích. Ngoài ra, Du lịch đã đưa du khách đến với các di tích, đây là điều kiện thuận lợi cho quảng bá văn hóa cũng như tăng nguồn thu từ di tích.
Chưa có sự phối hợp để xây dựng những chương trình, kế hoạch chung trong việc bảo tồn, khai thác các di sản phục vụ du lịch. Cụ thể:
+ Trước đây khi chưa thực hiện Nghị định 13 của Chính phủ, Bộ Văn hóa - Thể thao và Tổng cục Du Lịch chưa có văn bản pháp lý liên bộ chuyên về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch. Các ngành chỉ làm việc của mình, không có sự liên kết với nhau, ngành du lịch triển khai các quy hoạch tổng thể phát triển ngành và ngành văn hóa xây dựng quy hoạch tổng thể về bảo tồn di tích trong cả nước, nhưng trong quá trình xây dựng, cả hai ngành đều không tranh thủ trao đổi ý kiến lẫn nhau. Ngành văn hóa có chuơng trình mục tiêu về bảo tồn di tích, trong khi đó ngành du lịch cũng có chương trình hành động quốc gia về du lịch và chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, nhưng hai ngành đã không có được những phối hợp cần thiết để tập trung đầu tư hình thành những sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù, chất lượng cao cho mỗi vùng và địa phương; Quảng Bình trong những năm qua cũng nằm trong tình trạng chung đó.
Mặt khác, do không có được những văn bản hướng dẫn chung, thống nhất giữa hai ngành, nên dẫn đến những nhận thức lệch lạc trong quá trình bảo tồn và khai thác các di sản phục vụ du lịch. Có những di tích văn hóa quan trọng hàng năm thu hút hàng vạn lượt du khách như Phong Nha - Kẻ Bàng… nhưng đường vào và ra vẫn là độc đạo chưa có thiết kế lối đi thuận tiện cho khách, trong khi lại chú trọng vào phát triển lều quán bán hàng, lán trọ, làm mất mỹ quan khu di tích; hoặc việc bảo tồn không đạt chất lượng, hoặc chưa chú trọng đến nghiên cứu nội dung giới thiệu cho du khách, chỉ đơn thuần khai thác những giá trị sẵn có mà chưa hướng tới những giá trị độc đáo khác đòi hỏi sự tư vấn kinh nghiệm của các ngành chuyên môn khác.
+ Chưa có sự kết hợp trong việc bảo vệ ranh giới di tích. Trong thực tế, nhiều di tích đã bị xâm phạm nghiêm trọng vành đai bảo vệ. Rất nhiều trong số các vụ xâm phạm này đều liên quan đến hoạt động du lịch. Tình trạng khá phổ biến hiện nay tại nhiều di tích là hoạt động buôn bán đồ ăn, vàng mã, xây dựng kiốt, nhà hàng áp sát chân tường di tích, xâm phạm vành đai bảo vệ, xâm hại đến cảnh quan di tích, gây ô nhiễm môi trường tự nhiên và xã hội.
2.4.3. Nguyên nhân của những bất cập
- Nhận thức còn chưa thống nhất.
- Địa phương còn thiếu chủ động trong công tác bảo tồn, còn trông chờ nhiều ở Nhà nước.
- Công tác quy hoạch chậm.
- Việc kiểm tra, giám sát từ các cơ quan cấp trên còn chua được thường xuyên, đặc biệt trong việc giám sát chất lượng chuyên môn các công trình bảo tồn còn chưa sâu sát.
- Đội ngũ chuyên môn còn thiếu và yếu.
- Cơ chế, chính sách nhiều điểm thiếu đồng bộ...
Tiểu kết chương 2
1. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở nước ta nói chung, Quảng Bình nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. Đảng và Nhà nước đã có chủ trương đường lối đúng đắn chấn hưng nền văn hóa dân tộc, quan tâm đến công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản. Thể hiện ở việc ban hành các văn bản luật liên quan như Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịch, Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường và những văn bản, những Nghị định hướng dẫn chỉ đạo công tác bảo vệ các di sản cũng như môi trường tại các khu vực di sản trên cả nước; đã quan tâm hỗ trợ kinh phí đồng thời ban hành những cơ chế quản lý nguồn thu tại các di tích, di sản để đầu tư cho công tác bảo tồn và quản lý phát huy hiệu quả các di sản, các di tích phục vụ phát triển du lịch.
2. Công tác bảo tồn, tôn tạo các giá trị di sản văn hóa thời gian qua đã có được những thành quả đáng ghi nhận. Một bộ phận lớn di tích văn hóa lịch sử và nhiều giá trị văn hóa phi vật thể đã được đầu tư bảo vệ, tôn tạo và phục dựng. Đặc biệt là các di sản văn hóa thế giới, các di tích quốc gia quan trọng và những giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc...
3. Thời gian qua, các ngành Văn hóa và Du lịch cũng đã tích cực, chủ động triển khai các hoạt động tổ chức khai thác giá trị các di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch. Đã có một số hoạt động phối kết hợp giữa hai ngành, tuy nhiên, việc phối hợp còn chưa đạt hiệu quả, vẫn còn những quan điểm khác nhau trong vấn đề này. Đây cũng là nguyên nhân của việc phát huy thiếu hiệu quả giá trị các nguồn tài nguyên văn hóa phục vụ phát triển du lịch.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số bất cập, tồn tại như đã nói ở trên có thể thấy, việc đưa ra những quan điểm định hướng và giải pháp cho việc đẩy mạnh sự phối kết hợp liên ngành và sự đồng thuận của toàn xã hội trong thời gian tới nhằm bảo tồn di tích, danh thắng gắn với phát triển du lịch một cách bền vững là hết sức cần thiết và cấp bách.
Chương 3
QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH, DANH THẮNG NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở QUẢNG BÌNH
3.1. NHỮNG DỰ BÁO VỀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
3.1.1. Những dự báo về nhu cầu du lịch trên thế giới tác động đến Việt Nam
Thế giới đang trải qua một giai đoạn khó khăn về tài chính. Khủng hoảng kinh tế ở nhiều nước đã kéo theo sự đi xuống của ngành kinh tế du lịch toàn cầu. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, mức tăng trưởng của du lịch thế giới đã giảm 2% trong năm 2008 và sẽ quay lại con số 0 trong năm 2009 [61]. Geoffrey Lipman, Phó Tổng thư ký Tổ chức Du lịch Thế giới, nhận định: ngành du lịch thế giới đang trải qua một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử. Sự suy thoái tại các nước công nghiệp hóa với các lĩnh vực bất động sản, xây dựng