Luận văn Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang

MỤC LỤC

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn . ii

Danh mục ký hiệu chữ viết tắt .iii

Danh mục các bảng .viii

Danh mục các biểu đồ. ix

MỞ ĐẦU . 1

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI

DưỠNG NĂNG LỰC LẬP KẾ HOẠCH CHO HIỆU TRưỞNG TRưỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .7

1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề . 7

1.1.1. Trên thế giới . 7

1.1.2. Ở Việt Nam . 8

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài . 11

1.2.1. Quản lý . 11

1.2.2. Quản lý giáo dục . 112

1.2.3. Hoạt động bồi dưỡng. 13

1.2.4. Năng lực . 14

1.2.5. Kế hoạch giáo dục. 15

1.2.6. Lập kế hoạch giáo dục. 16

1.3. Hiệu trưởng trường trung học phổ thông và năng lực lập kế hoạch

giáo dục của hiệu trưởng . 17

1.3.1. Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân. 17

1.3.2. Hiệu trưởng trường trung học phổ thông. 19

1.3.3. Các kế hoạch giáo dục của nhà trường . 23

1.3.4. Năng lực lập kế hoạch giáo dục của hiệu trưởng . 25

1.4. Hoạt động bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch giáo dục cho hiệu trưởng

trường trung học phổ thông . 27

1.4.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực lập kế

hoạch giáo dục . 27

1.4.2. Chủ thể, đối tượng bồi dưỡng . 29

1.4.3. Chương trình bồi dưỡng. 29v

1.4.4. Hình thức tổ chức bồi dưỡng. 29

1.4.5. Điều kiện thực hiện. 29

1.5. Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch giáo dục cho

hiệu trưởng trường trung học phổ thông. 30

1.5.1. Sở giáo dục và đào tạo trong vai trò chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng. 30

1.5.2. Phương pháp quản lý . 31

1.5.3. Chức năng quản lý. 33

1.5.4. Nội dung quản lý . 36

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng

lực lập kế hoạch giáo dục cho hiệu trưởng trường trung học phổ thông. 40

1.6.1. Yếu tố bên trong . 40

1.6.2. Yếu tố bên ngoài . 42

Kết luận Chương 1 . 45

CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DưỠNG NĂNG

LỰC LẬP KẾ HOẠCH CHO HIỆU TRưỞNG TRưỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG TỈNH TUYÊN QUANG.46

2.1. Đặc điểm về kinh tế - xã hội và giáo dục trung học phổ thông tỉnh

Tuyên Quang . 46

2.1.1. Đặc điểm về kinh tế - xã hội . 46

2.1.2. Giáo dục trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang. 47

2.2. Thực trạng năng lực lập kế hoạch giáo dục của hiệu trưởng các

trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang. 49

2.2.1. Thang điểm và cách đánh giá năng lực lập kế hoạch giáo dục của

hiêụ trưởng trườ ng trung học phổ thông. 49

2.2.2. Kết quả khảo sát, đánh giá năng lực lập kế hoạch giáo dục của

hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang . 50

2.3. Thực trạng bồi dưỡng NL LKHGD của hiệu trưởng . 52

2.3.1. Thực trạng nhu cầu bồi dưỡng. 52

2.3.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên/ báo cáo viên. 54

2.3.3. Thực trạng chương trình bồi dưỡng. 55

2.3.4. Thực trạng cách thức tổ chức bồi dưỡng . 57

2.3.5. Thực trạng điều kiện thực hiện. 58

2.3.6. Thưc̣ traṇ g kết quả bồi dưỡng . 60vi

2.4. Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NL LKHGD cho hiệu

trưởng trường THPT tại tỉnh Tuyên Quang trong những năm gần đây . 62

2.4.1. Thực trạng các phương pháp quản lý . 62

2.4.2. Thực trạng thực hiện các chức năng quản lý. 64

2.4.3. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý. 65

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng

năng lực lập kế hoạch giáo dục của hiệu trưởng. 67

2.6. Đánh giá chung về kết quả khảo sát thực trạng. 71

2.6.1. Thuâṇ lơị . 72

2.6.2. Khó khăn và thách thức. 72

Kết luận Chương 2 . 74

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DưỠNG NĂNG

LỰC LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHO HIỆU TRưỞNG TRưỜNG THPT

TỈNH TUYÊN QUANG. 75

3.1. Các yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng

trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang. 75

3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp. 76

3.2.1. Đảm bảo tính khoa học của các biện pháp . 76

3.2.2. Đảm bảo tính mục đích của các biện pháp . 76

3.2.3. Đảm bảo sự phù hợp với đối tượng bồi dưỡng . 76

3.2.4. Đảm bảo tính đồng bộ . 77

3.3. Các biện pháp cụ thể. 77

3.3.1. Quán triệt tư tưởng cho các bộ phận, cá nhân liên quan nhận thức

đúng về sự cần thiết phải tiếp tục bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi

dưỡng năng lực lập kế hoạch giáo dục . 77

3.3.2. Xây dựng cơ chế, hành lang pháp lý rõ ràng để thuận lợi trong

thực hiện quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch giáo dục

cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông . 78

3.3.3. Xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch cho hiệu trưởng

các trường trung học phổ thông giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến

năm 2025. 80

3.3.4. Quản lý đồng bộ các nội dung quản lý; đặc biệt chú trọng đến:

tiêu chí đội ngũ báo cáo viên, tiêu chí đánh giá năng lực lập kế hoạch

của hiệu trưởng, tăng cường tính thực hành kỹ năng khó. . 81vii

3.3.5. Tăng cường và đa dạng hình thức kiểm tra, đánh giá trong bồi dưỡng . 84

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp . 85

3.5. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp . 86

3.5.1. Mục đích khảo nghiệm . 86

3.5.2. Khách thể khảo nghiệm . 86

3.5.3. Nội dung khảo nghiệm. 86

3.5.4. Phương pháp khảo nghiệm. 86

3.5.5. Kết quả khảo nghiệm. 86

Kết luận Chương 3 . 90

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 94

PHỤ LỤC. 96

pdf58 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản lý, vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp nhà quản lý xác định được các chức năng còn lại nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra. Lâp̣ kế hoac̣h đươc̣ coi như là gốc rễ , trên cơ sở đó moc̣ lên các nhánh về tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Lâp̣ kế hoac̣h không phải là sư ̣kiêṇ đơn thuần có bắt đầu và kết thúc rõ ràng . Nó là một quá trình tiếp diễn phản ánh và thích ứng được với những biến động diễn ra trong môi trường của tổ chức . Như vâỵ, lâp̣ kế hoac̣h đươc̣ coi là quá trình thích ứng với sự không chắc chắn bằng viêc̣ xác điṇh các phương án hành đôṇg nhằm đaṭ đươc̣ muc̣ tiêu của tổ chức . Trong hoaṭ đôṇg của tổ chức , có 3 loại yếu tố không chắc chắn: (1) Môi trường; (2) Sư ̣ảnh hưởng của biến đổi môi trường ; (3) Hâụ quả của các quyết định. Lập kế hoạch là tiến trình mà thông qua đó kế hoạch được soạn thảo. Là quá trình đưa ra những định hướng lớn, thể hiện hình ảnh hiện thực trong tương lai mà nhà trường mong muốn đạt tới và các giải pháp chiến lược để đạt được trên cơ sở khả năng hiện tại. Lập kế hoạch là tiến trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó. Trong quá trình lập kế hoạch các câu hỏi cơ bản sau sẽ được trả lời: Chúng ta đang ở đâu? Chúng ta sẽ đi tới đâu? Chúng ta sẽ làm gì, làm như thế nào và bằng phương tiện nào để tới đó? Làm thế nào để biết chúng ta đi đúng hướng và tới đích? Lập kế hoạch còn có thể xem xét như là kỹ thuật quản lý nhằm xác định những điểm mạnh và yếu của tổ chức, các thách thức và thời cơ mà tổ chức đó đang phải đương đầu, tầm nhìn về tương lai của tổ chức và cách làm thế nào để đạt được tầm nhìn đó. Lập kế hoạch chú trọng vào các mục tiêu chung lâu dài của tổ chức, đánh giá năng lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu chung, đánh giá các nhân tố môi trường có thể ảnh hưởng đến tổ chức, và xác định các chiến lược nhằm đưa tổ chức tiến lên phía trước. 17 Vì vậy, ta có thể hiểu: Lập KHGD là quá trình xác định các mục tiêu giáo dục và lựa chọn những phương thức hành động để đạt được mục tiêu giáo dục đó . 1.3. Hiệu trƣởng trƣờng trung học phổ thông và năng lực lập kế hoạch giáo dục của hiệu trƣởng 1.3.1. Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân 1.3.1.1. Vị trí trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân Ngày 18/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân taị Quyết điṇh số 1981/QĐ-TTg. Theo đó h ệ thống giáo dục quốc dân gồm 4 cấp học: mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Tại Quyết định số 1981/QĐ-TTg đa ̃nêu rõ : Giáo dục THPT tiếp nhận học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục THCS. Trong thời gian học THPT, học sinh có thể chuyển sang học chương trình đào tạo trình độ trung cấp nếu có nguyện vọng và đáp ứng được yêu cầu của chương trình. Giáo dục THPT được thực hiện trong 3 năm học, từ lớp 10 đến hết lớp 12. Học sinh tốt nghiệp THPT có thể học lên đại học hoặc theo học các chương trình giáo dục nghề nghiệp. Nếu so với Luâṭ Giáo duc̣ số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 thì vị trí trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân không có thay đổi . Tại Điều 26, Luâṭ Giáo duc̣ số 38/2005/QH11 đa ̃nêu: Trường THPT nằm trong cấp hoc̣ giáo duc̣ phổ thông, Giáo dục THPT được thực hiện trong ba năm học, từ lớp 10 đến lớp 12. Học sinh vào học lớp 10 phải có bằng tốt nghiệp THCS, có tuổi là 15 tuổi. Trường THPT có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. 1.3.1.2. Mục tiêu của trường trung học phổ thông Trường THPT đáp ứng muc̣ tiêu chung của giáo dục phổ thông, đó là: Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [19]. Với vai trò riêng , thì t rường THPT (Giáo dục THPT) nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ 18 thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động [19]. Trong giai đoaṇ hiêṇ nay, cả nước đang chung tay thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Về phía Bô ̣Giáo duc̣ và Đà o taọ đa ̃tham mưu , xây dưṇg dư ̣thảo Chương trình giáo duc̣ phổ thông tổng thể, tại đó giáo dục THPT hướng đến mục tiêu: Giúp học sinh hình thành phẩm chất và năng lực của người lao động, nhân cách công dân, ý thức quyền và nghĩa vụ đối với Tổ quốc trên cơ sở duy trì, nâng cao và định hình các phẩm chất , năng lưc̣ đã hình thành ở cấp trung hoc̣ cơ sở ; có khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, có những hiểu biết và khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoăc̣ bước vào cuôc̣ sống lao đôṇg . Đây là muc̣ tiêu giáo dục THPT phù hơp̣ trong giai đoaṇ đổi mới hiêṇ nay , nó phù hợp với xu thế và đòi hỏi của xã hội đối với giáo dục và đào tạo, môṭ bước chuyển muc̣ tiêu từ năṇg về trang bi ̣ kiến thức sang trú trọng phát triển năng lực cho người học. 1.3.1.3. Nhiêṃ vu ̣của trường trung học phổ thông Nhiêṃ vu ̣của trường THPT đươc̣ quy điṇh chung theo nhiê ̣ m vu ̣của trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp hoc̣ taị Điều 3, Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: - Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục. - Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật. - Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công. - Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục. 19 - Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước. - Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. - Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục. - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 1.3.2. Hiệu trưởng trường trung học phổ thông 1.3.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông Điều 19, Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy điṇh nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng , đây cũng là nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường THPT : - Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; - Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường; - Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; - Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định; - Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; - Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh; - Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; - Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường; - Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường; 20 - Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. 1.3.2.2. Chuẩn hiêụ trưởng trường trung học phổ thông Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, như sau: * Yêu cầu về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp - Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích dân tộc; - Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; hiểu biết và thực hiện đúng pháp luật, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước, các quy định của ngành, địa phương; - Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội; - Có ý chí vượt khó khăn để hoàn thành nhiêṃ vu ̣đươc̣ giao; - Có khả năng động viên, khích lệ giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ; được tập thể giáo viên, cán bộ, nhân viên tín nhiệm. - Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; - Trung thực, tâm huyết với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường; - Ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực; - Không lợi dụng chức vu ̣hiêụ trưởng vì muc̣ đích vu ̣lơị , đảm bảo dân chủ trong hoạt động nhà trường; - Có lối sống lành mạnh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc trong xu thế hội nhập; - Có tác phong làm việc khoa học, sư phạm; - Có cách thức giao tiếp, ứng xử đúng mực và có hiệu quả. * Yêu cầu về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm: - Hiểu đúng và đầy đủ mục tiêu , yêu cầu , nội dung , phương pháp giáo dục trong chương trình giáo duc̣ phổ thông; - Đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; đạt trình độ chuẩn ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học; - Nắm vững môn học đã hoặc đang đảm nhận giảng dạy, có hiểu biết về các môn học khác đáp ứng yêu cầu quản lý; 21 - Am hiểu về lí luận, nghiệp vụ và quản lý giáo dục; - Có khả năng tổ chức, thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học và giáo dục tích cực; - Có ý thức, tinh thần tự học và xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập, sáng tạo; - Sử dụng được một ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc (đối với hiệu trưởng công tác tại trường dân tộc nội trú, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số); - Sử dụng được công nghệ thông tin trong công việc. * Yêu cầu về năng lực quản lí nhà trường - Hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương; - Nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách và quy định của ngành giáo dục ; - Phân tích tình hình và dự báo được xu thế phát triển của nhà trường; - Xây dựng được tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của nhà trường hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường; - Tuyên truyền và quảng bá về giá trị nhà trường; công khai muc̣ tiêu, chương trình giáo dục, kết quả đánh giá chất lươṇg giáo duc̣ và hê ̣thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường tạo được sự đồng thuận và ủng hộ nhằm phát triển nhà trường; - Xác định được các mục tiêu ưu tiên; - Thiết kế và triển khai các chương trình hành động nhằm thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường; - Hướng mọi hoạt động của nhà trường vào mục tiêu nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh , nâng cao hiệu quả làm việc của các thày cô giáo ; đôṇg viên , khích lệ mọi thành viên trong nhà trường tích cực tham gia phong trào thi đua xây dưṇg ”Trường học thân thiện, học sinh tích cực”; - Chủ động tham gia và khuyến khích các thành viên trong trường tích cực tham gia các hoạt động xã hội; - Có khả năng ra quyết định đúng đắn, kịp thời và dám chịu trách nhiệm về các quyết định nhằm đảm bảo cơ hội học tập cho mọi học sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường; - Tổ chức xây dựng kế hoạch của nhà trường phù hợp với tầm nhìn chiến lược và các chương trình hành động của nhà trường; 22 - Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường hoạt động hiệu quả; - Quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng và thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ và nhân viên; - Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ và nhân viên đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá, đảm bảo sự phát triển lâu dài của nhà trường; - Động viên đội ngũ giáo viên , cán bộ , nhân viên phát huy sáng kiến xây dựng nhà trường , thực hành dân chủ ở cơ sở , xây dựng đoàn kết ở từng đơn vị và trong toàn trường; mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo; - Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất của giáo viên, cán bộ và nhân viên; - Tuyển sinh, tiếp nhận học sinh đúng quy định, làm tốt công tác quản lý học sinh; - Thực hiện chương trình các môn học theo hướng phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm đạt kết quả học tập cao trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo các quy định hiện hành; - Tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên theo yêu cầu đổi mới, phát huy dân chủ, khuyến khích sự sáng tạo của từng giáo viên, của các tổ bộ môn và tập thể sư phạm của trường; - Thực hiện giáo dục toàn diện , phát triển tối đa tiềm năng của người hoc̣ , để mỗi học sinh có phẩm chất đạo đức làm nền tảng cho một công dân tốt, có khả năng định hướng vào một lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với tiềm năng sẵn có của mình và nhu cầu của xã hội; - Huy động và sử dụng hiệu quả, minh bạch, đúng quy định các nguồn tài chính phục vụ các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường, thực hiện công khai tài chính của trường theo đúng quy định; - Quản lý sử dụng hiệu quả tài sản nhà trường, thiết bị dạy học phục vụ đổi mới giáo dục phổ thông; - Xây dựng nếp sống văn hoá và môi trường sư phạm; - Tạo cảnh quan trường học xanh, sạch, đẹp, vệ sinh, an toàn và lành mạnh; - Xây dưṇg và duy trì mối quan hệ thường xuyên với gia đình học sinh để đạt hiêụ quả trong hoaṭ đôṇg giáo duc̣ của nhà trường ; - Tổ chức , phối hợp với các đoàn thể và các lực lượng trong cộng đồng xã hội nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng, tạo dựng niềm tin, giá trị đạo đức, văn hoá và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh; 23 - Xây dựng và cải tiến các quy trình hoạt động, thủ tục hành chính của nhà trường; - Quản lý hồ sơ, sổ sách theo đúng quy định; - Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua; - Động viên, khích lệ, trân trọng và đánh giá đúng thành tích của cá n bô,̣ giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường; - Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin phục vụ hiệu quả các hoạt động giáo dục; - Ứng dụng có kết quả công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học; - Tiếp nhận và xử lý các thông tin phản hồi để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường; - Hợp tác và chia sẻ thông tin về kinh nghiệm lãnh đạo , quản lý với các cơ sở giáo dục, cá nhân và tổ chức khác để hỗ trợ phát triển nhà trường; - Thông tin, báo cáo các lĩnh vực hoạt động của nhà trường đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định; - Tổ chức đánh giá khách quan , khoa học, công bằng kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, kết quả công tác, rèn luyện của giáo viên, cán bộ, nhân viên và lãnh đạo nhà trường; - Thực hiện tự đánh giá nhà trường và chấp hành kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định. 1.3.3. Các kế hoạch giáo dục của nhà trường 1.3.3.1. Vai trò của lâp̣ kế hoac̣h trong sư ̣phát triển của nhà trường - Làm rõ định hướng tương lai; xác định từ những mong muốn thay đổi (Mục tiêu). - Đề ra các ưu tiên. - Tâp̣ trung sức maṇh vào các ưu tiên. - Xây dưṇg và thưc̣ hiêṇ điều chỉnh chiến lươc̣ có hiêụ quả . - Xây dưṇg tổ, nhóm làm việc có tính chuyên nghiệp trong nhà trường . - Xây dưṇg và nâng cao tinh thần hơp̣ tác với cha me ̣hoc̣ sinh . côṇg đồng , các tổ chức bên ngoài. - Đánh giá sư ̣tiến bô ̣của nhà trường. - Nâng cao chất lươṇg quản lý nhà trường. - Thích nghi một cách sáng tạo, có hiệu quả trước sự thay đổi . 24 - Sử duṇg nguồn lưc̣ sẵn có và các nguồn lưc̣ hỗ trơ ̣môṭ c ách hiêụ quả và tối ưu để cải thiêṇ thưc̣ tiêñ giảng daỵ và hoc̣ tâp̣ cũng như tăng cường kiến thức , kĩ năng và thái đô ̣của trẻ em khó khăn về giáo duc̣ . - Chủ đôṇg về thời gian. - Thu hút tối đa sư ̣tham gia của moị người vào viêc̣ xây dưṇg cũng như thưc̣ hiêṇ kế hoac̣h để có cơ sở biết đươc̣ công viêc̣ có đaṭ kết quả hay không [5]. 1.3.3.2. Các kế hoạch giáo dục của nhà trường - Kế hoạch chiến lược: Là bản kế hoạch trong đó có những định hướng lớn, thể hiện hình ảnh hiện thực trong tương lai mà nhà trường mong muốn đạt tới và các giải pháp chiến lược để đạt được trên cơ sở khả năng hiện tại, đảm bảo cho nhà trường có được sự phát triển vượt bậc [4]. Lâp̣ kế hoac̣h chiến lươc̣ là một hoạt động có tính hướng đích nhằm xác định môṭ cách chính xác chúng ta muốn đến đâu và làm thế nào đến đó . Như vâỵ, lâp̣ kế hoạch chiến lược là xác định mục tiêu dài hạn và x ác định những cách thức đạt đươc̣ muc̣ tiêu đó trên cơ sở phân tích môi trường bên ngoài , điều kiêṇ bên trong , nhu cầu của tổ chức và các điều kiện tài chính , nguồn lưc̣ đa ̃có và có thể huy đôṇg đươc̣ để thực hiện các mục tiêu đa ̃xác điṇh [23]. - Kế hoac̣h trung haṇ : Thường đươc̣ xây dưṇg trong khoảng thời gian từ 3-5 năm, nó cụ th ể hóa kế hoạch chiến lược , đưa ra các thay đổi quan troṇg trong giai đoaṇ kế hoac̣h của nhà trường. - Kế hoac̣h năm học: Là định ra cho toàn bộ các mặt công tác, các hoạt động của nhà trường trong một năm học. Đây là kế hoạch chủ yếu nhất của nhà trường, được lập theo thời gian của năm học gối đầu vào hai năm dương lịch [4]. Kế hoac̣h năm học đi sâu vào các mặt dạy - học và giáo dục cùng các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với chủ trương chỉ đạo hằng năm của Bô.̣ Kế hoac̣h năm hoc̣ gồm các hoaṭ đôṇg thường xuyên và không thường xuyên nhằm thưc̣ hiêṇ muc̣ tiêu của nhà trường trong năm hoc̣ đó . Kế hoac̣h năm hoc̣ cũng phải được cụ thể hóa thành kế hoạch tác nghiệp , gắn với phaṃ vi trách nhiêṃ của từng bô ̣phâṇ, cá nhân với các nguồn lưc̣ đươc̣ xác điṇh. - Kế hoac̣h tác nghiêp̣ (hay còn goị là kế hoac̣h hành đôṇg ): Là kế hoạch đươc̣ lâp̣ cho môṭ thời kỳ ngắn (Quý, Tháng, Tuần, Ngày). Kế hoac̣h tác nghiêp̣ là 25 cầu nối giữa kế hoac̣h dài haṇ và các công viêc̣ triển khai thưc̣ hiêṇ . Các loại kế hoạch tác nghiệp: + Kế hoạch tháng: Là cầu nối giữa kế hoạch năm và các công việc triển khai thực hiện. Được phân biệt với kế hoạch năm học ở những điểm như sau: nó tập trung vào những hoạt động đặc biệt, các công việc chi tiết để thực hiện mục đích hay nhiệm vụ, thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành, các nguồn lực, người thực hiện và kết quả cụ thể của hoạt động đó + Kế hoạch chủ đề: Là sự cụ thể hóa các nội dung giáo dục nhằm đáp ứng với mục tiêu giáo dục theo các lĩnh vực phát triển, được thực hiện qua các hoạt động học, khám phá, trải nghiệm, vui chơi của người học trong 1 chủ đề cụ thể. + Kế hoạch tuần, ngày: Là sự sắp xếp các hoạt động học, khám phá trải nghiệm, vui chơi của người học (ở các lĩnh vực phát triển) vào các ngày trong tuần và các thời điểm trong ngày nhằm triển khai một, hai nội dung của tháng, của chủ đề. 1.3.4. Năng lực lập kế hoạch giáo dục của hiệu trưởng 1.3.4.1. Các thành tố của năng lực Như đa ̃trình bày ở "Mục 2.3" khái niệm năng lực đã đươc̣ rất nhiều các nhà nghiên cứu , nhà khoa học định nghĩa khác nh au. Tuy vâỵ , khi nó i về thành tố cấu thành lên năng lực thì đa số các nhà nghiên cứu , nhà khoa học đều đề cập đến 3 thành tố cơ bản cầu thành lên năng lực , đó là: (1) kiến thức; (2) kỹ năng, (3) những điều kiêṇ tâm lý để tổ chức và thực hiện tri thức, kỹ năng đó. Theo 3 thành tố nêu trên , ta có thể nêu cu ̣thể về các thành tố của năng lưc̣ LKHGD của hiệu trưởng: - Kiến thức về lâp̣ kế hoac̣h giáo dục: Là những thông tin, phương pháp làm việc, quy định, quy trình, thủ tục mà người hiêụ trưởng cần phải biết và hiểu để thực hiện công việc lâp̣ kế hoac̣h. - Kỹ năng trong lâp̣ kế hoac̣h giáo dục: Là những hành động, thao tác được thực hiện thuần thục, ổn định trên cơ sở tập luyện và vận dụng tri thức lâp̣ kế hoac̣h, để thực hiện và hoàn thành bản kế hoạch. - Những điều kiêṇ tâm lý để tổ chức và thưc̣ hiêṇ tri thức trong lâp̣ kế hoac̣h, kỹ năng trong lâp̣ kế hoac̣h: thái độ làm việc nghiêm túc, khoa học, có khả năng dự báo, xây dựng tầm nhìn, có tư duy đổi mới và có nỗ lực quyết tâm thực hiện đổi mới... 26 1.3.4.2. Các cấp độ của năng lực Với muc̣ đích đánh giá năng lưc̣ theo các cấp đô ̣ , có thể chia sự phát triển năng lực thành các mức độ như: Mức đô ̣ 1- Mới hình thành; Mức đô ̣ 2- Đạt; Mức đô ̣3 - Tốt; đồng thời dưạ theo các thành tố cấu thàn h của năng lưc̣ , có thể đưa ra các tiêu chí đánh giá cụ thể như sau: Tiêu chí 1: Đánh giá về nhâṇ thức , cách tiếp cận vấn đề trong lập kế hoạch . Ở tiêu chí này chủ yếu đánh giá cách tiếp cận vấn đề có duy lý hay không , đánh giá sư ̣sáng taọ trong lâp̣ kế hoac̣h , sư ̣phối hơp̣ của người hiêụ trưởng với các giáo viên, các tổ chức trong nhà trường, đánh giá quan điểm về quản lý kế hoạch. Tiêu chí 2: Đánh giá về kỹ năng , các bước trong lập kế hoạch của hiệu trưởng. Tiêu chí này tâp̣ trung vào đánh giá sư ̣thuần thuc̣ các kỹ năng , các bước trong lâp̣ kế hoac̣h như : Tìm hiểu thực tế và phân tích thực trạng ; xác định định hướng chiến luợc (sứ mạng, tầm nhìn, giá trị); xác định mục tiêu , chỉ tiêu , các ưu tiên; cách đánh giá tính khả thi, vạch hướng cho tuơng lai; thiết kế hành động, xác định các giải pháp và kế hoạch thực hiện; dự thảo kế hoạch, xác định các đề xuất tổ chức thực hiện; giám sát thực hiện kế hoạch... Tiêu chí 3: Đánh giá trưc̣ tiếp sản phẩm là bản kế hoạch năm học . Bản kế hoạch sẽ được đánh giá theo các tiêu chí như : Mục tiêu của kế hoạch ; nội dung các hoạt động; đối tượng thực hiện; các giải pháp hoặc phương pháp thực hiện ; tính khả thi của kế hoạch; sư ̣phù hơp̣ với đặc điểm của giáo viên , học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế... Ba tiêu chí trên cũng se ̃đươc̣ đánh giá theo 3 mức: Mới hình thành, đaṭ, tốt. Khi ấy : - Người hiêụ trưởng đươc̣ đánh giá ở "Mức đô ̣3 - Tốt" của NL LKHGD khi cả 03 tiêu chí đươc̣ đánh giá ở mức tốt. - Người hiêụ trưởng đươc̣ đánh giá ở "Mức đô ̣2 - Đạt" của NL LKHGD khi cả 03 tiêu chí được đánh giá ở mức đạt trở lên. - Người hiêụ trưởng đươc̣ đánh giá ở "Mức đô ̣ 1 - Mới hình thành" của NL LKHGD khi có bất kỳ môṭ tiêu chí nào đươc̣ đánh giá ở mức mới hình thành. Viêc̣ xây dưṇg các tiêu chí để đánh giá các cấ p đô ̣ NL LKHGD của hiệu trưởng nhằm taọ ra cơ sở lý luâṇ để triển khai khảo sát thưc̣ traṇg . Dưạ vào kết quả khảo sát thực trạng , thì những hiêụ trưởng đươc̣ đánh giá ở "Mức đô ̣1" thuộc diện 27 bắt buôc̣ phải tâp̣ huấn bồi dưỡng, những hiêụ trưởng đươc̣ đánh giá ở "Mức đô ̣2" thuôc̣ diêṇ khuyển khích tâp̣ huấn bồi dưỡng nâng cao năng lưc̣ . 1.4. Hoạt động bồi dƣỡng năng lực lập kế hoạch giáo dục cho hiệu trƣởng trƣờng trung học phổ thông 1.4.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch giáo dục Có nhà quản lý đã phát biểu "Lập kế hoạch làm gì? Tôi chẳng bao giờ mất thì giờ vào việc đó". Với phát biểu này, nhà quản lý đã phủ nhận tầm quan trọng, vai trò của lập kế hoạch trong quản lý. Nhà quản lý cho rằng không cần thiết phải lập kế hoạch trong quản lý. Theo tôi, đây là một cách nhìn nhận sai về công tác lập kế hoạch trong quản lý, bởi vì: - Nếu thật sự là một nhà quản lý được đào tạo bài b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf05050002883_975_2002914.pdf
Tài liệu liên quan