MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN.ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ.vii
MỞ ĐẦU.1
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Mục đích nghiên cứu .3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.3
4. Giả thuyết khoa học.3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .4
7. Phương pháp nghiên cứu .4
8. Cấu trúc luận văn.6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH
GIÁ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO CHUẨN
NGHỀ NGHIỆP.7
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.7
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu.9
1.2.1. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường .9
1.2.2. Đánh giá và đánh giá trong giáo dục.11
1.2.3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên .14
1.3. Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.16
1.3.1. Đánh giá giáo viên.16
1.3.2. Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.17
1.3.3. Nguyên tắc, yêu cầu đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.17iv
1.4. Quản lí hoạt động ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp của Hiệu
trưởng trường THCS .22
1.4.1. Hiệu trưởng trường THCS - Chủ thể quản lí hoạt động đánh giá
giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp .22
1.4.2. Hiệu trưởng trường THCS với công tác quản lý hoạt động đánh
giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp .22
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động ĐGGV theo Chuẩn
nghề nghiệp của Hiệu trưởng trường THCS .26
1.3.1. Các yếu tố chủ quan .26
1.3.2. Các yếu tố khách quan.26
Tiểu kết chương 1.28
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ GIÁO
VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THCS
THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH .29
109 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 75 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường Trung học Cơ sở Thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao nhất trong tiêu chuẩn này đạt 2.84 điểm, cao nhất trong 8 tiêu chí
của tiêu chuẩn này.
Mức độ đánh giá với tiêu chuẩn "Năng lực giáo dục", với 6 tiêu chí được
các khách thể đánh giá với mức điểm khá cao 2,64 điểm và xếp thứ 4 trong 6
tiêu chuẩn nghề nghiệp của GV, cụ thể với tiêu chí " Xây dựng kế hoạch các
hoạt động giáo dục"; ''Giáo dục qua môn học'', được các khách thể đánh giá cao
nhất với cùng mức điểm 2.68. Với tiêu chí " Giáo dục qua các hoạt động trong
cộng đồng" được đánh giá thực hiện tốt ở mức thấp nhất trong 6 tiêu chí với
mức điểm trung bình 2.56, qua tìm hiểu trực tiếp với CBGV các nhà trường
chúng tôi nhận thấy, để đáp ứng tiêu chí này, CBGV cần thực hiện một cách
linh hoạt, sáng tạo các hoạt động giáo dục trong cộng đồng, ứng xử kịp thời,
hợp lý với các tình huống xảy ra khác với kế hoạch đã thiết kế, tuy nhiên
CBGV các nhà trường thừa nhận mình thự sự chưa làm tốt công tác này, một
phần do GV mới chỉ tập chung vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường,
thời gian không cho phép, do vậy họ chưa dành nhiều thời gian quan tâm tới
các hoạt động giáo dục trong cộng đồng, địa phương nơi trường đóng.
Với tiêu chuẩn "Năng lực hoạt động chính trị, xã hội", có hai tiêu chí
được các khách thể đánh giá là thực hiện làm tốt ở mức thấp nhất trong 6 tiêu
chuẩn, với điểm đánh giá trung bình là 2.52. Qua trao đổi trực tiếp, Thầy giáo
Nguyễn Văn D, trường THCS Minh Thành cho biết: Việc trao đổi, phối hợp
với cha mẹ học sinh và với chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội của địa
phương trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh của GV
các nhà trường chưa được thường xuyên, nhà trường, GV thường chỉ tổ chức
gặp gỡ trao đổi 3 lần trong năm với CMHS hoặc khi có sự vụ xảy ra mới mời
42
CMHS đến trường để trao đổi chứ chưa thường xuyên đến gia đình HS hoặc
phối kết hợp với chính quyền địa phương để tìm hiểu hoàn cảnh của từng em,
do vậy họ đánh giá tiêu chuẩn này đã thực hiện không cao.
Với tiêu chuẩn ''Năng lực phát triển nghề nghiệp'', được các khách thể
đánh giá với điểm thực hiện tốt ở mức 2.59, với hai tiêu chí ''Tự đánh giá, tự
học và tự rèn luyện''; '' Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn
giáo dục'', CBGV các nhà trường cho rằng bản thân đã biết đánh giá những
điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó có kế hoạch và phương pháp tự học, tự
rèn luyện phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân và thực hiện kế hoạch,
việc phối kết hợp với đồng trong việc tổ chức nghiên cứu phát hiện và giải quyết
các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn các hoạt động giáo dục đã có, tuy nhiên
trong khi thực hiện đôi khi còn chưa thường xuyên và hiệu quả chưa rõ rệt.
Để tìm hiểu sâu hơn về việc thực hiện các nội dung trong đánh giá giáo
viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, qua
trao đổi trực tiếp, chúng tôi được cô Nguyễn Thị H - CBQL trường THCS Trần
Hưng Đạo đã nhận xét về kết quả thực hiện các nội dung trong Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên THCS như sau: Về Năng lực dạy học và phẩm chất, đạo đức
lối sống của CBGV các nhà trường luôn được các tổ chức trong nhà trường,
đặc biệt là CBQL các nhà trường, Phòng giáo dục quan tâm chỉ đạo một cách
sát sao, vì thế kết quả đánh giá trên theo tôi là phù hợp với thực tế đánh giá
giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp.
Như vậy qua khảo sát cho thấy, việc thực hiện các nội dung đánh giá
theo Chuẩn của CBGV các nhà trường đều được khách thể đánh giá tương đối
cao, song có sự chênh lệch kết quả đánh giá giữa các lĩnh vực. Do vậy, CBQL
các nhà trường cần coi trọng hơn nữa trong quản lý thực hiện các tiêu chí của
từng tiêu chuẩn của Chuẩn để tạo nên sự đồng bộ trong đánh giá kết quả thực
hiện Chuẩn nghề nghiệp của CBGV các trường THCS thị xã Quảng Yên trong
thời gian tới, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong những năm tiếp theo.
43
2.3.3. Kết quả đánh giá GV THCS thị xã Quảng Yên theo Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên THCS trong 3 năm gần đây (2015 - 2018)
(Nguồn Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Quảng Yên)
Bảng 2.8: Tổng hợp kết quả xếp loại GV các trường THCS
thị xã Quảng Yên do GV tự đánh giá
TT Năm học
Tổng
số GV
Xuất sắc Khá Trung bình Kém
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
1 2015-2016 559 234 41.9 290 51.9 35 6.2 0 0
2 2016-2017 550 242 44 280 50.9 28 5.1 0 0
3 2017-2018 525 255 48.6 252 48 18 3.4 0 0
Trung bình 44.8 50.3 4.9 0
Bảng 2.9: Tổng hợp kết quả xếp loại GV các trường THCS
thị xã Quảng Yên do Tổ CM đánh giá
TT Năm học
Tổng
số GV
Xuất sắc Khá Trung bình Kém
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
1 2015-2016 559 226 40.4 284 50.8 49 8.8 0 0
2 2016-2017 550 238 43.3 276 50.2 36 6.5 0 0
3 2017-2018 525 250 47.6 250 47.6 25 4.8 0 0
Trung bình 43.8 49.5 6.7 0
Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả xếp loại GV các trường THCS
thị xã Quảng Yên do Hiệu trưởng đánh giá
TT Năm học
Tổng
số GV
Xuất sắc Khá Trung bình Kém
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
1 2015-2016 559 220 39.4 280 50.1 59 10.5 0 0
2 2016-2017 550 228 41.4 272 49.5 50 9.1 0 0
3 2017-2018 525 246 46.9 245 46.7 34 6.4 0 0
Trung bình 42.5 48.8 8.7 0
44
Từ bảng số liệu cho thấy: đa số GV tự xếp loại hoặc được xếp loại ở mức
xuất sắc và khá (chiếm > 90%), mức trung bình chiếm tỉ lệ thấp (< 5%), không
có GV xếp loại kém trên cả ba nhóm đối tượng.
Cụ thể:
Phần lớn GV tự đánh giá có năng lực nghề nghiệp ở mức xuất sắc và khá
(chiếm 95.1%). Tỉ lệ GV tự đánh giá ở mức trung bình rất thấp (chỉ chiếm 4.9%).
Kết quả xếp loại GV của tổ chuyên môn cho thấy: Phần lớn GV được
đánh giá ở mức xuất sắc và khá (chiếm 93.3%). Tỉ lệ này thấp hơn so với tỉ lệ
do GV tự đánh giá. Nguyên nhân là do đối với những tiêu chí mang tính định
tính cao, ví dụ như các tiêu chí ở tiêu chuẩn 1, GV không có nguồn minh chứng
cụ thể phù hợp để đối chiếu. Vì vậy nhiều GV tự đánh giá mức điểm tối đa (4
điểm). Tỉ lệ GV được xếp loại ở mức khá chiếm 49.5% và mức trung bình là
6.7%. Như vậy, so với kết quả GV tự đánh giá, nhóm kết quả về năng lực GV
do tổ chuyên môn đánh giá có mức độ đáp ứng thấp hơn. Nguyên nhân có thể
do quan điểm nhìn nhận chủ quan của GV hoặc do tâm lý còn e dè, chưa dám
đánh giá thật khi đưa ra các quan điểm, nhận định của mình và chưa có thói
quen tự đánh giá bằng mức điểm cụ thể được xác nhận bằng các minh chứng rõ
ràng. Bên cạnh đó, những tiêu chí mang tính định tính như các tiêu chí về phẩm
chất chính trị, đạo đức, lối sống của người GV; hay các tiêu chí không có yêu
cầu rõ ràng dẫn đến việc GV khó xác định mức độ đáp ứng của mình. Những
khó khăn này đã được khảo sát và phân tích ở mục 2.3.2. Mức chênh lệch
chung giữa nhóm GV tự đánh giá và nhóm tổ chuyên môn đánh giá theo các
loại xuất sắc, khá, trung bình lần lượt là: 1%, 0.8 % và 2.2%. Trong số 3 năm
học thì chất lượng đánh giá GV đã được tăng dần theo chiều hướng tích cực.
Đánh giá của Hiệu trưởng có tính chất quyết định đối với việc xác định
mức độ đáp ứng Chuẩn của GV. Bảng tổng hợp trên cho thấy tỉ lệ GV được
hiệu trưởng đánh giá ở mức điểm tối đa thấp hơn khi GV hoặc tổ chuyên môn
đánh giá (hiệu số chênh lệch lần lượt là 2.3%, 1.5% và 3.8% so với tỉ lệ theo
45
kết quả GV tự đánh giá). Tuy nhiên tỉ lệ GV được hiệu trưởng đánh giá ở mức
khá lại thấp hơn so với kết quả do tổ chuyên môn đánh giá, dù hiệu số chênh
lệch không lớn (0.7%). Nhìn một cách tổng thể thì kết quả xếp loại GV của
hiệu trưởng và của tổ chuyên môn khá tương đồng. Phần lớn GV được xếp loại
ở mức xuất sắc và khá (chiếm > 90%), chỉ có một tỉ lệ nhỏ GV xếp loại ở mức
trung bình.
2.3.4. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng chuẩn nghề nghiệp để đánh
giá giáo viên THCS
2.3.4.1. Những khó khăn của GV trong quá trình tự đánh giá theo Chuẩn
Để tìm hiểu về những khó khăn của giáo viên trong quá trình tự đánh giá
bằng Chuẩn nghề nghiệp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của 75
giáo viên của 5 trường. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.11: Những khó khăn của GV trong quá trình tự đánh giá theo Chuẩn
TT Khó khăn
Số
lượng
Tỷ lệ
Thứ
bậc
1 GV chưa có thói quen tự đánh giá 45 60 2
2 GV không có cơ hội thể hiện để đạt điểm ở một số tiêu chí 25 33.3 4
3 Khó xác định mức điểm đạt được ở một số tiêu chí 32 42.7 3
4 GV không có nhu cầu tự giác đánh giá theo Chuẩn 48 64 1
5 GV tự nhận thấy mức độ đáp ứng của họ cao hơn Chuẩn 12 16 5
6 Ý kiến khác ..
Qua kết quả ở bảng khảo sát cho thấy:
Khó khăn chủ yếu của GV trong quá trình tự đánh giá theo Chuẩn là ở
chính quan điểm của GV, họ không có nhu cầu tự đánh giá do vậy có từ 60%
đến 64% cho rằng như vậy. Đây là tâm lý chung, đặc biệt là với đối tượng giáo
viên phần lớn là nữ với quan niệm mang tính truyền thống về vai trò của người
GV, coi GV chỉ là GV, chỉ là đối tượng thụ động của sự QL, lãnh đạo. GV
thường chỉ chú trọng làm tốt công việc của mình là giảng dạy và giáo dục học
sinh mà ít quan tâm tới việc tự đánh giá kết quả công việc và mức độ đáp ứng
46
mục tiêu do bản thân cũng như do yêu cầu của bậc học đặt ra với họ. Phần lớn
GV cho rằng việc đánh giá là của các cấp quản lý họ, như: Tổ chuyên môn, ban
giám hiệu, Phòng.
Tỷ lệ GV được khảo sát cho rằng họ không có nhu cầu tự đánh giá là
614%. Mục đích thiết thực của việc tự đánh giá là giúp GV phát huy những
điểm mạnh, khắc phục những hạn chế. Song thực tế cho thấy, kết quả đánh giá
GV hằng năm hầu như chỉ để làm cơ sở cho công tác thi đua, khen thưởng;
chưa đem lại quyền lợi đủ để kích thích GV phấn đấu, thậm chí có lúc, có nơi
còn gây nên sự mất đoàn kết. Chúng ta cần phải phấn đấu để GV muốn được tự
đánh giá, với mục đích thu nhận phản hồi để điều chỉnh, hoàn thiện nghề
nghiệp, phấn đấu đạt thành tích cao trong chuyên môn, để từ đó có quyền lợi
(quyền được làm việc, được nâng lương, được thăng tiến, được tôn vinh...).
Muốn vậy việc đánh giá GV qua đánh giá chất lượng học sinh là biện pháp có
thể khắc phục được tình trạng ngại đánh giá của GV, từ đó họ muốn được đóng
góp để hoàn thiện mình. Mặt khác, cũng cần hình thành “văn hóa làm theo
Chuẩn”, mong muốn sống và làm việc theo chuẩn mực, thể hiện tính chuyên
nghiệp của nghề.
Những khó khăn khác của GV trong việc tự đánh giá là bởi những tiêu
chuẩn, tiêu chí và mức điểm do Chuẩn qui định. 42.7% GV thấy gặp khó khăn
trong việc tự đánh giá điểm ở một số tiêu chí. Đặc biệt là những tiêu chuẩn thể
hiện phẩm chất của GV, đó là những yêu cầu mang tính định tính, không phải
định lượng và hầu như GV không tìm được nguồn minh chứng phù hợp. Một
vướng mắc khác đối với GV là có những tiêu chí trong Chuẩn GV không có cơ
hội thể hiện. Ví dụ như việc thực hiện tiêu chí 23 họ khó có cơ hội đạt 4 điểm
với yêu cầu "biết tuyên truyền vận động nhân dân tham gia vào việc phát triển
nhà trường, địa phương và xây dựng xã hội học tập", vì họ cho rằng ít có cơ hội
để tiếp xúc trực tiếp với nhân dân địa phương hoặc có thì với CMHS ở lớp
mình phụ trách, do vậy tiêu chí này họ khó có thể đạt điểm tối đa, hoặc với tiêu
47
chí 14 "Quản lý hồ sơ dạy học" cũng khó đạt mức điểm tối đa 4 điểm (với yêu
cầu có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng, lưu giữ và thu
thập tư liệu bổ sung thường xuyên vào hồ sơ dạy học, phục vụ tốt cho việc dạy
học) với một số giáo viên đặc biệt là với những GV lớn tuổi với tâm lý ngại
thay đổi và ngại tiếp thu những thao tác phức tạp ở máy tính. Ngoài ra theo họ,
nếu là đánh giá lao động, thi đua hằng năm thì có thể quy định việc làm khác
thay thế. Ví dụ như nếu GV không đủ giờ dạy theo Chuẩn thì có thể thay thế
bằng kết quả nghiên cứu khoa học, các tài liệu biên soạn được, các sáng kiến
kinh nghiệm... Còn Chuẩn là đánh giá năng lực nghề nghiệp, khả năng tác
nghiệp nên không thể thay thế được. Vì vậy, nếu muốn đo thì phải tạo ra tình
huống, hiện trường để GV có cơ hội bộc lộ những năng lực đó.
2.3.4.2. Những khó khăn của tổ chuyên môn trong việc đánh giá GV theo Chuẩn
Để tìm hiểu về những khó khăn của tổ chuyên môn trong quá trình đánh
giá GV bằng Chuẩn nghề nghiệp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến
của 10 tổ trưởng chuyên môn các trường. Kết quả khảo sát được thể hiện trong
bảng sau:
Bảng 2.12: Những khó khăn của tổ chuyên môn trong
quá trình đánh giá GV theo Chuẩn
TT Khó khăn
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Thứ
bậc
1 Tâm lý né tránh việc đánh giá đồng nghiệp công khai 7 70 1
2 Không đủ nguồn minh chứng ở một số tiêu chí 5 50 2
3 Lúng túng trong việc đánh giá 4 40 3
4 Mâu thuẫn với việc tự đánh giá của GV 3 30 4
5 Sợ ảnh hưởng đến thành tích chung của tổ 2 20 5
6 Ý kiến khác
Bảng trên cho thấy khó khăn chủ yếu của tổ chuyên môn khi đánh giá GV
theo Chuẩn là tâm lý né tránh việc đánh giá đồng nghiệp một cách công khai
48
(chiếm 70%). Thực tế cho thấy, khi áp dụng các hình thức đánh giá khác hằng
năm, các tổ chuyên môn đều gặp phải khó khăn này. GV quen với việc đánh giá
một cách chung chung mà không cần tới việc đưa ra những minh chứng cụ thể.
Mặt khác, do phạm vi đánh giá trong một tổ chuyên môn, nơi mà các GV hằng
ngày công tác, sinh hoạt chuyên môn cùng nhau, vì vậy họ không muốn những
đánh giá, nhận xét trực tiếp làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của những thành viên
trong tổ. Thay vào đó, phương pháp bỏ phiếu kín truyền thống khiến họ cảm thấy
có tâm lý thoải mái hơn trong nhận xét, đánh giá đồng nghiệp.
Việc áp dụng Chuẩn được hướng dẫn cụ thể tại Công văn số 660/
BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09 tháng 02 năm 2010 về việc hướng dẫn đánh
giá, xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày
22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, khi được triển
khai trong các nhà trường nhiều tổ chuyên môn còn gặp một số lúng túng trong
việc đánh giá GV và giải quyết những mâu thuẫn giữa việc tự đánh giá của GV
và cách đánh giá của tổ chuyên môn. Hơn nữa, khi áp dụng Chuẩn đòi hỏi sự
hiểu biết về các tiêu chuẩn, tiêu chí và minh chứng cụ thể. Tuy nhiên, 50% tổ
trưởng chuyên môn được hỏi lại gặp khó khăn vì không có đủ nguồn minh
chứng khi đánh giá GV dựa trên một tiêu chuẩn hay tiêu chí nào đó. Bên cạnh
những khó khăn cơ bản trên, một số ít tổ trưởng chuyên môn (20%) lo ngại
rằng việc đánh giá GV sẽ ảnh hưởng tới thành tích chung của tổ, vì vậy họ thấy
đó cũng là khó khăn trong việc đánh giá GV trong tổ.
2.3.4.3. Những khó khăn của Hiệu trưởng trong việc triển khai và áp dụng
chuẩn nghề nghiệp để đánh giá GV
Trong thực tế quản lý ở trường THCS, Hiệu trưởng gặp không ít những
khó khăn, để biết được những khó khăn của Hiệu trưởng trong việc triển khai
và áp dụng Chuẩn, tôi đã nêu câu hỏi trưng cầu ý kiến của 20 hiệu trưởng các
trường và 5 CBQL Phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên.
Mỗi khó khăn chúng tôi đưa ra 3 mức độ và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_hoat_dong_danh_gia_giao_vien_theo_chuan_ngh.pdf